ôn tập HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ

You might also like

You are on page 1of 11

CÂU HỎI ÔN TẬP – HỒI THỨ 14 (HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ)

Câu 1. Vẽ sơ đồ tư duy khái quát 5 phẩm chất tốt đẹp của người anh hùng Quang Trung -
Nguyễn Huệ.
Câu 2. Tóm tắt diễn biến cuộc “hành quân thần tốc” của nghĩa quân Tây Sơn (dưới dạng gạch
ý).
Câu 3. Hồi thứ 14 “Hoàng Lê nhất thống chí” có đoạn:
“Ngày 20 tháng ấy, Sở lui về Tam Điệp… năm Mậu Thân (1788)”.
1. Hãy giải thích nhan đề “Hoàng Lê nhất thống chí” và nêu thể loại của tác phẩm.
2. “Bắc Bình Vương” và “ngôi chí tôn” trong đoạn trích dùng để chỉ ai?
3. Đoạn trích viết về sự việc gì? Sự việc đó cho ta thấy phẩm chất tốt đẹp nào của nhân vật “Bắc
Bình Vương”?
4. Viết đoạn văn khoảng 1 trang giấy có sử dụng câu văn chứa khởi ngữ và phép thế phân tích
hình ảnh người anh hùng Nguyễn Huệ trong hồi thứ 14 trích tác phẩm “Hoàng Lê nhất thống
chí” của Ngô gia văn phái để chứng minh rằng: “Cảm xúc yêu nước và lòng tự hào dân tộc đã
lấn át cả thái độ thiên vị triều Lê của tác giả và điều đó đã mang lại những trang viết chân thực,
hấp dẫn”. trình bày cảm nhận về nhân vật “Bắc Bình Vương” trong Hồi thứ 14, “Hoàng Lê nhất
thống chí” của Ngô gia văn phái.
Câu 4. Dưới đây là lời phủ dụ của vua Quang Trung với quân lính trong buổi duyệt binh ở Nghệ
An:
“- Quân Thanh sang xâm lấn nước ta, hiện ở Thăng Long, các người biết chưa? Trong khoảng
vũ trụ, đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai
trị. (…) Chớ có quen theo thói cũ, ăn ở hai lòng, nếu như việc phát giác ra, sẽ bị giết chết ngay
tức khắc, không tha một ai, chớ bảo ta không nói trước.”
1. Em hiểu thế nào là “lương tri, lương năng”?
2. Nhà vua nói “đất nào sao ấy, đều đã đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia
nhau mà cai trị” nhằm khẳng định điều gì? Hãy chép 2 câu trong bài thơ “Sông núi nước Nam”
có nội dung tương tự.
3. Đọc đoạn văn này em thấy giống thể loại gì trong văn học cổ? Đặc biệt đọc đến hai câu cuối,
em liên tưởng đến những lời văn trong bài nào của văn học cổ? Do ai viết? Mục đích viết?
4. Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 12 câu) có sử dụng câu văn chứa khởi ngữ và phép nối trình
bày suy nghĩ về lời phủ dụ của vua Quang Trung.
5. Từ đoạn trích trên, với những hiểu biết xã hội, em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng nửa trang
giấy thi) về hình ảnh những người chiến sĩ ngày đêm bảo vệ biển đảo thiêng liêng của dân tộc.
Câu 5. Kể về một trận đánh quân xâm lược, một nhóm tác giả từng viết:
“Vua Quang Trung lại truyền lấy sáu chục tấm ván… quân Thanh đại bại”.
1. Đoạn văn trích trong tác phẩm nào, tác giả là ai?
2. Nhận xét nghệ thuật đặc sắc trong đoạn trích trên.
3. Theo em, nguồn cảm hứng nào đã chi phối ngòi bút của tác giả khi tạo dựng hình ảnh người
anh hùng dân tộc Quang Trung?
4. Nhận xét sự thất bại thảm hại của quân tướng nhà Thanh và số phận bi đát của vua tôi Lê
Chiêu Thống trong “Hoàng Lê nhất thống chí” của Ngô gia văn phái.
5. Dựa vào đoạn trích trên, hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng 12 câu theo cách lập luận
tổng – phân – hợp nêu cảm nhận về người anh hùng Quang Trung – Nguyễn Huệ. Trong đoạn có
sử dụng hợp lí một phép lặp để liên kết và một câu phủ định (gạch chân và chú thích rõ).
Câu 6. “Các ngươi đem thân thờ ta …… sau hỏi Văn Tuyết thì quả đúng như vậy”.
1. Quang Trung đã nói những lời đó với ai, ở đâu, trong hoàn cảnh nào?
2. Nêu cảm nhận của em về nhân vật Quang Trung qua những lời nói trên?
Câu 7. Đọc đoạn văn:
“Lần này ta ra,… Chờ mười năm nữa, cho ta được yên ổn mà nuôi dưỡng lực lượng, bấy giờ
nước giàu quân mạnh, thì ta có sợ gì chúng?”
1. Quang Trung đã nói những lời trên với ai, ở nơi nào, nhằm mục đích gì?
2. Xét về ngữ pháp, câu văn in đậm thuộc loại câu nào? Từ “cho” trong câu thuộc từ loại nào?
3. Từ nhân vật Quang Trung – Nguyễn Huệ trong “Hồi thứ 14” (trích “Hoàng Lê nhất thống
chí”), nêu suy nghĩ về trách nhiệm của thanh niên trong việc bảo vệ chủ quyền Tổ quốc ngày
nay.
Câu 8. Đọc đoạn trích trong Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái:
...Tôn Sĩ Nghị sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp, dẫn
bọn lính kị mã của mình chuồn trước qua cầu phao, rồi nhằm hướng bắc mà chạy. Quân sĩ các
doanh nghe tin, đều hoảng hồn, tan tác bỏ chạy, tranh nhau qua cầu sang sông, xô đẩy nhau rơi
xuống mà chết rất nhiều. Lát sau cầu lại bị đứt, quân lính đều rơi xuống nước, đến nỗi nước
sông Nhị Hà vì thế mà tắc nghẽn không chảy được nữa.
(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục)
1. Nêu chủ đề của đoạn trích.
2. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn in đậm.
3. Một trong những yếu tố làm nên chiến công thần tốc đại phá quân Thanh là trí tuệ, tài năng
của vị vua anh minh Quang Trung – Nguyễn Huệ. Viết đoạn văn quy nạp khoảng 12 – 15 câu
với câu chủ đề: Như vậy, qua đoạn trích hồi 14 “Hoàng Lê nhất thống chí”, hình ảnh Quang
Trung – Nguyễn Huệ hiện lên là một vị vua anh minh, sáng suốt, nhạy bén. Trong đoạn văn có
sử dụng hợp lí 1 câu ghép và 1 lời dẫn trực tiếp (chú thích rõ).
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
Câu 1.
Câu 2.
- Ngày 24/11/1788: Nguyễn Huệ biết tin quân Thanh kéo vào Thăng Long, Ngô Văn Sở lui quân
về vùng núi Tam Điệp.
- Ngày 25/12/1788, Nguyễn Huệ lên ngôi lấy niên hiệu là Quang Trung, tự mình đốc suất đại
binh cả thủy lẫn bộ hành quân ra Bắc tiêu diệt quân Thanh.
- Ngày 29 đến Nghệ An:
+ Hỏi ý kiến La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp về việc đánh giặc
+ Tuyển thêm lính, cứ ba suất đinh thì lấy một người
+ Mở cuộc duyệt binh lớn ở doanh trấn, chia quân làm bốn doanh
+ Truyền lời phủ dụ nói về việc hành quân ra Bắc
- Ngày 30 đến Tam Điệp:
+ Tha tội Sở và Lân
+ Khen Ngô Thì Nhậm có kế sách hay
+ Mở tiệc khao quân, chia quân làm 5 đạo, hẹn mùng 7 Tết vào Thăng Long ăn mừng.
- Ngày 3/1/1789: hạ đồn Hà Hồi
- Mờ sáng mùng 5/1/1789:
+ Đánh đồn Ngọc Hồi, quân Thanh đại bại.
+ Tiến binh đến Thăng Long
Câu 3.
1.
- Ý nghĩa nhan đề tác phẩm: Ghi chép sự thống nhất của vương triều nhà Lê vào thời điểm Tây
Sơn diệt Trịnh, trả lại Bắc Hà cho vua Lê.
- Thể loại chí nhưng được xem là tiểu thuyết lịch sử.
2.
- “Bắc Bình Vương” chỉ Nguyễn Huệ
- “Ngôi chí tôn”: ngôi vị cao nhất, ở đây chỉ ngôi vua của Nguyễn Nhạc.
3.
- Đoạn trích trên kể về sự việc Nguyễn Huệ lập tức lên ngôi vua ngay sau khi biết tin quân
Thanh kéo vào Thăng Long.
- Sự việc đó cho thấy sự mạnh mẽ, quyết đoán trong hành động và trí tuệ sáng suốt của Bắc Bình
Vương – Nguyễn Huệ.
4. Cảm nhận về nhân vật:
 Trong mọi tình huống, Nguyễn Huệ luôn thể hiện là con người hành động với tính cách
mạnh mẽ, quyết đoán.
- Nhận được tin giặc chiếm Thăng Long, ông không hề nao núng định thân chinh cầm quân đi
ngay.
- Trong vòng hơn một tháng (từ 24 tháng 11 đến 30 tháng chạp), Nguyễn Huệ đã làm được nhiều
việc lớn: tế cáo trời đất lên ngôi hoàng đế, tự mình đốc suất lại đại binh ra Bắc, gặp gỡ người
cống sĩ ở huyện La Sơn là Nguyễn Thiếp để hỏi kế sách, tuyển mộ quân sĩ và “mở cuộc duyệt
binh lớn” ở Nghệ An, đích thân phủ dụ tướng sĩ, hoạch định kế hoạch tấn công đúng vào dịp tết
Nguyên Đán … và cả kế hoạch đối phó với nhà Thanh sau chiến thắng.
 Con người có trí tuệ sáng suốt và nhạy bén trước thời cuộc:
- Sáng suốt trong việc lên ngôi. Trước biến cố lớn của đất nước, Nguyễn Huệ lên ngôi là điều
cần thiết để chính vị hiệu, dẹp yên kẻ phản trắc và giữ lấy lòng người, tập hợp sức mạnh đoàn
kết để đánh đuổi giặc Thanh. Nhà vua đã rất sáng suốt khi lấy dân làm gốc, làm điểm tựa để tạo
nên sức mạnh.
- Sáng suốt trong việc phân tích tình hình thời cuộc và thế tương quan chiến lược giữa ta và địch
qua lời dụ tướng sĩ trước lúc lên đường ở Nghệ An:
+ Quang Trung đã khẳng định chủ quyền của dân tộc ta và lên án hành động xâm lăng phi nghĩa,
trái đạo trời của giặc (“đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng”); nêu bật dã tâm của giặc
(“bụng dạ ắt khác… giết hại nhân dân, vơ vét của cải”).
+ Quang Trung đã khích lệ tướng sĩ dưới quyền bằng việc nhắc lại truyền thống chống giặc
ngoại xâm của dân tộc ta từ xưa qua những tấm gương chiến đấu dũng cảm chống giặc ngoại
xâm giành độc lập của cha ông từ ngàn xưa như: Trưng Nữ Vương, Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại
Hành…
- Quang Trung đã dự kiến được việc Lê Chiêu Thống về nước có thể làm cho một số người phù
Lê thay lòng đổi dạ với mình nên ông đã có lời dụ quân lính vừa chí tình, vừa nghiêm khắc:
“Các ngươi đều là những kẻ lương tri, hãy nên cùng ta hiệp lực để dựng lên công lớn. Chớ có
quen thói cũ, ăn ở hai lòng, nếu như việc phát giác sẽ bị giết ngay tức khắc, không tha một ai”.
→ Lời phủ dụ có thể xem như một bài hịch ngắn gọn mà ý tứ thật phong phú, sâu xa, có tác
động kích thích lòng yêu nước và truyền thống quật cường của dân tộc.
- Ông sáng suốt trong việc xét đoán, dùng người thể hiện qua cách xử trí vừa có lí vừa có tình
với các tướng sĩ dưới quyền.
+ Trong dịp hội quân ở Tam Điệp, qua lời nói của Quang Trung với Sở và Lân, ta thấy rõ: Ông
rất hiểu việc rút quân của hai vị tướng giỏi này. Đúng ra thì quân thua tại tướng nhưng ông hiểu
lòng họ, sức mình ít không địch nổi đội quân hùng tướng hổ nhà Thanh nên đành phải bỏ thành
Thăng Long rút về Tam Điệp để tập hợp lực lượng. Vậy Sở và Lân không bị trừng phạt mà còn
được ngợi khen. Quang Trung rất hiểu lẽ phải trái đúng sai.
+ Ông hiểu tường tận điểm mạnh, điểm yếu của từng người, khen chê đúng người, đúng việc.
Đối với Ngô Thì Nhậm, ông đánh giá rất cao và sử dụng như một vị quân sư đa mưu túc trí.
Việc Sở và Lân rút chạy, Quang Trung cũng đoán là do Nhậm chủ mưu, vừa là để bảo toàn lực
lượng, vừa gây cho địch sự chủ quan. Ông đã tính đến việc dùng Nhậm là người biết dùng lời
khéo léo để dẹp việc binh đao.
 Quang Trung là người có ý chí quyết thắng và tầm nhìn xa trông rộng:
- Mới khởi binh đánh giặc, chưa giành được tấc đất nào vậy mà Quang Trung đã nói chắc như
đinh đóng cột “phương lược tiến đánh đã có tính sẵn”, “chẳng qua mười ngày có thể đuổi được
người Thanh”.
- Đang ngồi trên lưng ngựa, Quang Trung đã nói với Nhậm về quyết sách ngoại giao và kế hoạch
10 năm tới khi ta hòa bình. Đối với địch, thường thì biết là thắng việc binh đao không thể dứt
ngay được vì nỗi sỉ nhục của nước còn đó. Nếu chờ 10 năm nữa ta được yên ổn mà nuôi dưỡng
lực lượng, bấy giờ nước giàu quân mạnh thì ta có sợ gì chúng.
 Quang Trung là vị tướng có tài thao lược hơn người (tài dụng binh như thần)
- Cuộc hành quân thần tốc do Quang Trung chỉ huy đến nay vẫn còn làm chúng ta kinh ngạc.
Vừa hành quân, vừa đánh giặc mà Quang Trung hoạch định kế hoạch từ 25 tháng chạp đến
mùng 7 tháng giêng sẽ vào ăn Tết ở Thăng Long, trong thực tế đã kết thúc thắng lợi sớm 2 ngày.
- Hành quân xa, liên tục như vậy nhưng đội quân vẫn chỉnh tề cũng do tài tổ chức của người cầm
quân.
- Quang Trung có cách bày binh bố trận thông minh, tránh hao tổn sức lực:
+ Trận Hà Hồi: không cần đánh
+ Trận Ngọc Hồi: được thành
 Hình ảnh vị vua lẫm liệt trong chiến trận:
- Vua Quang Trung thân chinh cầm quân không phải chỉ trên danh nghĩa. Ông làm tổng chỉ huy
chiến dịch thực sự: vừa hoạch định chiến lược, sách lược vừa trực tiếp tổ chức quân sĩ, bài binh
bố trận, tự mình thống lĩnh một mũi tiến công, cưỡi voi đi đốc thúc, xông pha nơi trận tiền.
- Dưới sự lãnh đạo tài tình của vị tổng chỉ huy này, nghĩa quân Tây Sơn đã đánh những trận
thắng đẹp, thắng áp đảo kẻ thù.
- Hình ảnh người thủ lĩnh ấy làm nức lòng quân sĩ, tạo khí thế hào hùng cho đội quân, làm kẻ thù
phải khiếp vía, rơi vào cảnh đại bại nhanh chóng.
- Hình ảnh người anh hùng cũng được khắc họa oai phong lẫm liệt: Trong cảnh khói tỏa mù trời,
cách gang tấc không thấy gì, nổi bật hình ảnh nhà vua cưỡi voi đi đốc thúc với tấm áo bào màu
đỏ đã sạm đen khói súng.
 Nhận xét khái quát và khắng định: Hình ảnh người anh hùng được khắc họa khá đậm nét
với những nét phẩm chất hơn người. Các tác giả là cựu thần, chịu ơn sâu nặng của nhà Lê nhưng
họ đã không thể bỏ qua sự thực là vua Lê Chiêu Thống là một ông vua hèn yếu, đã “cõng rắn cắn
gà nhà” và chiến công lừng lẫy của Quang Trung là niềm tự hào lớn của dân tộc. Như vậy, với ý
thức tôn trọng lịch sử, cảm xúc yêu nước và lòng tự hào dân tộc đã lấn át cả thái độ thiên vị
triều Lê của tác giả và điều đó đã mang lại những trang viết chân thực, hấp dẫn.
Câu 4.
1.
- “lương tri”: khả năng phân biệt được tốt xấu, phải trái về đạo đức, lẽ sống.
- “lương năng”: năng lực tốt bẩm sinh của con người.
2.
- Nhà vua nói “đất nào sao ấy, đều đã đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia
nhau mà cai trị” nhằm khẳng định chủ quyền của đất nước và kín đáo bày tỏ niềm tự hào về chủ
quyền đất nước và quyền bình đẳng giữa phương Bắc và phương Nam

- 2 câu trong bài thơ “Sông núi nước Nam” có nội dung tương tự:
“Sông núi nước Nam, vua Nam ở,
Rành rành định phận ở sách trời”
(“Nam quốc sơn hà, Nam đế cư,
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.”
3.
- Đó là thể loại hịch.
- Văn bản “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn.
- Mục đích: cổ động, kêu gọi tướng sĩ đánh giặc (Mông – Nguyên).
4. Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 12 câu) có sử dụng câu văn chứa khởi ngữ và phép nối trình
bày suy nghĩ về lời phủ dụ của vua Quang Trung.
- Lời phủ dụ tướng sĩ của vua Quang Trung – Nguyễn Huệ tại cuộc duyệt binh lớn ở Nghệ An có
thể xem như một bài hịch ngắn gọn với lập luận chặt chẽ, lời lẽ đanh thép, giọng điệu hào hùng
mà ý tứ thật phong phú sâu xa, có tác dụng kích thích lòng yêu nước và truyền thống quật khởi
của dân tộc. Lời phủ dụ là minh chứng sáng rõ cho trí tuệ sắc bén, sáng suốt của người anh hùng
áo vải:
+ Trước hết, ông khẳng định chủ quyền dân tộc: “Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy, đều đã
phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị”. Đó cũng là lời tuyên bố chủ
quyền lãnh thổ của dân tộc với sự nối tiếp ý thức tự chủ và niềm tự hào dân tộc đã có từ thời
“Sông núi nước Nam”,
+ Tiếp đến, ông nêu bật dã tâm, tội ác cũng như hành động xâm lược phi nghĩa, trái đạo trời của
giặc để thổi bùng lên ngọn lửa căm thù giặc trong lòng tướng sĩ.
+ Sau đó, ông nhắc lại truyền thống với những trang sử chống ngoại xâm hào hùng từ đời Hán,
đời Tống…
+ Để rồi cuối cùng, ông bày tỏ lòng tin vào binh lính và kêu gọi họ dốc lòng, dốc sức vì sự
nghiệp chung đánh đuổi kẻ thù để bảo vệ chủ quyền dân tộc. , đồng thời cũng tuyên bố kỷ luật
nghiêm của quân đội để răn đe những kẻ bạc nhược có ý ăn ở hai lòng.
→ Lời phủ dụ có thể xem như một bài hịch mà giọng điệu vừa chân thành, tha thiết, động viên
vừa kiên quyết, nghiêm khắc, răn đe đã tác động sâu sắc tới ý chí quyết chiến, quyết thắng của
binh sĩ và lay động lòng người.
5. Từ đoạn trích trên, với những hiểu biết xã hội, em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng nửa trang
giấy thi) về hình ảnh những người chiến sĩ ngày đêm bảo vệ biển đảo thiêng liêng của dân tộc.
- Giới thiệu:
+ “Nơi anh đến là biển xa, nơi anh tới ngoài đảo xa
Từ mảnh đất quê ta giữa đại dương mang tình thương quê nhà
Đây Trường Sa, kia Hoàng Sa
Ngàn bão tố phong ba đã vượt qua vượt qua” (Lời bài hát “Nơi đảo xa”)
+ Cùng với các chiến sĩ trên đất liền và trên không, các chiến sĩ biển đảo luôn chắc tay súng bảo
vệ chủ quyền biển đảo, góp phần vào công cuộc giữ vững nền hòa bình, độc lập của đất nước.
- Vẻ đẹp:
+ Kiên cường, dũng cảm vượt lên những khó khăn về vật chất cũng như tinh thần trong đời sống
sinh hoạt cũng như chiến đấu; bất chấp hiểm nguy trong công việc hàng ngày
+ Luôn lạc quan, phơi phới niềm tin, hi vọng…
+ Sống có lý tưởng
+ Gắn kết trong tình đồng chí, đồng đội thắm thiết...
- Bàn luận: Những năm gần đây, Trung Quốc âm mưu xâm phạm trái phép chủ quyền biển đảo
Việt Nam → các chiến sĩ luôn đề cao, cảnh giác, giữ vững tay súng tiếp tục chiến đấu nơi “đầu
sóng ngọn gió”.
- Bài học liên hệ: Trước tấm gương của các anh, thế hệ trẻ cần nỗ lực học tập, chung tay xây
dựng, bảo vệ quê hương, đất nước; lên án hành động xâm phạm chủ quyền lãnh thổ dân tộc;
thường xuyên thăm hỏi, động viên các chiến sĩ, yêu mến, trân trọng các anh...
Câu 5.
1. Đoạn văn trích trong tác phẩm “Hoàng Lê nhất thống chí”, tác giả: Ngô Gia văn phái.
2. Nghệ thuật đặc sắc:
- Trần thuật theo diễn biến sự việc; trần thuật xen lẫn miêu tả: tả việc làm – tả hình ảnh Quang
Trung, tả quân sĩ Quang Trung, tả quân Thanh, tả không gian chung của trận đánh.
- Vận dụng có hiệu quả biện pháp nói quá “Quân Tây Sơn thừa thế chém giết lung tung, thây
nằm đầy đồng, máu chảy thành suối…” → tô đậm sự thất bại thảm hại, nỗi nhục nhã của kẻ thù;
làm nổi bật chiến thắng vẻ vang của quân Tây Sơn.
3. Nguồn cảm hứng chi phối ngòi bút của tác giả: Tôn trọng sự thật lịch sử và ý thức dân tộc.
Các tác giả là cựu thần, chịu ơn sâu nặng của nhà Lê nhưng họ đã không thể bỏ qua sự thực là
vua Lê Chiêu Thống là một ông vua hèn yếu, đã “cõng rắn cắn gà nhà” và chiến công lừng lẫy
của Quang Trung là niềm tự hào lớn của dân tộc. Họ vẫn có thể viết chân thực và ngợi ca người
anh hùng Quang Trung.
4. Nhận xét sự thất bại thảm hại của quân tướng nhà Thanh và số phận bi đát của vua tôi Lê
Chiêu Thống trong “Hoàng Lê nhất thống chí” của Ngô gia văn phái.
- Quân tướng nhà Thanh:
+ Thất bại thảm hại, nhục nhã: Tướng - thắt cổ tự vẫn, sợ mất mật, chuồn trước…; quân - giày
xéo lên nhau mà chết, máu chảy thành suối, xác rơi xuống làm tắc nghẽn song Nhị Hà…
+ Nghệ thuật: Nhịp kể nhanh, dồn dập với những hình ảnh tả thực được liệt kê liên tiếp
+ Thái độ của nhà văn: hả hê sung sướng của tác giả trước bọn xâm lược.
- Vua tôi Lê Chiêu Thống:
+ Chịu chung nỗi thảm bại, nhục nhã, không còn sự uy nghi, đường hoàng của một vị vua, mất
hết danh dự, nhân phẩm: cướp chèo sang bờ, ăn cùng bọn Quýnh, Hiến ở mâm dưới, oán giận
chảy nước mắt…
+ Nghệ thuật: Giọng điệu chùng xuống, trầm lằng, nhịp kể chậm, có chút ngậm ngùi
+ Thái độ: Nỗi xót xa của tác giả trước sự sụp đổ của vương triều mình từng phụng thờ
→ Kết cục xứng đáng cho những kẻ cướp nước và những kẻ “cõng rắn cắn gà nhà” ti tiện, đáng
khinh.
5. Dựa vào đoạn trích trên, hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng 12 câu theo cách lập luận
tổng – phân – hợp nêu cảm nhận về người anh hùng Quang Trung – Nguyễn Huệ. Trong đoạn có
sử dụng hợp lí một phép lặp để liên kết và một câu phủ định (gạch chân và chú thích rõ)
a. Hình ảnh người anh hùng Quang Trung – Nguyễn Huệ được thể hiện trong đoạn trích:
- Đọc đoạn văn trên, hình tượng người anh hùng áo vải Quang Trung – Nguyễn Huệ được miêu
tả trong trận Ngọc Hồi đã để lại trong lòng người đọc nhiều ấn tượng sâu sắc.
- Là vị tướng có trí tuệ thông minh, sáng suốt:
+ Ông đã lấy yếu tố bất ngờ để đánh giặc, chọn thời điểm tấn công hợp lí (sáng ngày 5/1/1789
âm lịch; chọn cách đánh sáng tạo với những phương tiện chiến đấu độc đáo:
++ cho binh lính dàn thành trận chữ nhất, ghép 3 tấm ván làm thành một bức, bên ngoài lấy rơm
dáp nước phủ tạo bình phong chắc chắn trước hỏa lực kẻ thù ,
++ dùng ống khói phun lửa và cho lính rút dao ngắn chém bừa để che mắt và làm rối loạn quân
giặc
- Là vị tướng lão luyện, có tài cầm quân và tổ chức trận đánh: bố trí quân lính, lúc thì sử dụng
binh khí, lúc thì đánh giáp lá cà.
- Quang Trung không những là một vị tướng có tài mà còn là một người anh hùng trực tiếp xông
pha chiến trận từ lúc bắt đầu trận đánh cho đến khi trận đánh kết thúc.
→ Hình ảnh vua Quang Trung hiện lên tuyệt đẹp.
→ Tài năng quân sự oai phong lẫm liệt của vua Quang Trung đã tạo sức mạnh đoàn kết, thổi
bùng ý chí của quân Tây Sơn đánh giặc, góp phần làm nên chiến thắng lừng lẫy của nghĩa quân
Tây Sơn.
Câu 6. “Các ngươi đem thân thờ ta …… sau hỏi Văn Tuyết thì quả đúng như vậy”.
1. Quang Trung đã nói những lời đó với , 2 tướng dưới quyền Ngô Văn Sở và Phan Văn Lân tại
núi Tam Điệp vào 30 tháng Chạp (1788) sau khi Sở và Lân rút quân khỏi thành Thằng Long
trước sự đổ bộ ồ ạt của giặc Thah.
2. Cảm nhận của em về nhân vật Quang Trung qua những lời nói trên:
- Quang Trung là người có trí tuệ sáng suốt nên ông rất hiểu việc rút quân của hai vị tướng giỏi
này. Đúng ra thì “quân thua tại tướng” nhưng ông hiểu lòng họ, sức mình ít không địch nổi đội
quân hùng tướng hổ nhà Thanh nên đành phải bỏ thành Thăng Long rút về Tam Điệp để tập hợp
lực lượng. Vậy Sở và Lân không bị trừng phạt mà còn được ngợi khen. Quang Trung rất hiểu lẽ
phải trái đúng sai.
Câu 7. Đọc đoạn văn:
“Lần này ta ra,… Chờ mười năm nữa, cho ta được yên ổn mà nuôi dưỡng lực lượng, bấy giờ
nước giàu quân mạnh, thì ta có sợ gì chúng?”
1. Quang Trung đã nói những lời trên với Ngô Thì Nhậm tại nùi Tam Điệp nhằm mục đích đưa
ra phương lược tiến đánh quân Thanh cũng như quyết sách ngoại giao và kế hoạch 10 năm sau
hòa bình.
2. Xét về ngữ pháp, câu văn in đậm thuộc loại câu ghép. Từ “cho” là quan hệ từ.
3. Suy nghĩ về trách nhiệm của thanh niên trong việc bảo vệ chủ quyền Tổ quốc ngày nay.
- Giải thích:
+ Trách nhiệm? phần việc được giao cho hoặc coi như được giao cho, phải đảm bảo làm tròn.
+ Biểu hiện cụ thể:
++ Xác định được tư tưởng, tình cảm, lý tưởng sống: yêu quê hương, đất nước, tự hào, tự tôn
dân tộc, có ý thức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, giữ gìn giá trị văn hóa truyền thống.
++ Lao động, học tập khẳng định bản thân, góp phần phát triển đất nước
++ Quan tâm, theo dõi tình hình chung của đất nước; chống lại những việc làm, thế lực sai trái,
đe dọa đến hòa bình của đất nước
- Vì sao phải có trách nhiệm:
+ Cuộc sống hòa bình mà ta đang có là kết quả của bao mồ hôi, xương máu của cha anh đi trước.
Chúng ta đã trải qua bao mất mát, đau thương trong công cuộc dựng nước và giữ nước.
+ Thế hệ trẻ là chủ nhân tương lai của đất nước, chúng ta cần biết tự hào và tiếp nối, phát huy
truyền thống dựng nước, giữ nước của dân tộc.
- Đưa dẫn chứng:
+ Ngày trước, đã có nhiều lực lượng tiên phong trong các phong trào đánh giặc cứu nước, luôn
là lực lượng nòng cốt của cách mạng, xả thân vì Tổ quốc mà không tiếc tuổi trẻ: Võ Thị Sáu,
Kim Đồng, Lê Văn Tám, Lý Tự Trọng…
- Những tấm gương tiêu biểu cho tuổi trẻ dựng nước và giữ nước ngày nay:
+ Những học sinh ưu tú, có thành tích trong các kì thi khoa học cũng như văn hóa, thể thao, góp
phần vào sự phát triển của đất nước…
- Bàn luận:
+ Phê phán thái độ sống ăn chơi, hưởng lạc, dựa dẫm, ỷ lại vào người khác hoặc tư tưởng phản
động, chống phá đường lối xây dựng, phát triển đất nước.
- Liên hệ:
+ Học sinh cần ra sức học tập, tu dưỡng đạo đức, rèn luyện sức khỏe… sống có ích, cống hiến
cho cộng đồng
Câu 8.
1. Chủ đề: Sự thất bại thảm hại của quân tướng nhà Thanh
2.
- Biện pháp nói quá
- Từ ngữ thể hiện: “nước sông Nhị Hà vì thế mà tắc nghẽn không chảy được nữa”
- Tác dụng: tô đậm sự tháo chạy vội vã, cuống quýt; nhấn mạnh sự hoảng loạn, hèn nhát, nhục
nhã của quân tướng nhà Thanh khi bại trận
3.
* Yêu cầu hình thức:
- Đoạn văn quy nạp với câu chủ đề cho sẵn, viết liền mạch, lưu loát, kết hợp phân tích, đưa dẫn
chứng với bình luận
- Có sử dụng và chú thích các yêu cầu Tiếng Việt: câu ghép, lời dẫn trực tiếp
* Yêu cầu nội dung:
- Sự sáng suốt của Nguyễn Huệ khi quyết định lên ngôi vua trước khi xuất quân ra Bắc:
+ nhằm chính ngôi vị, thu phục nhân tâm, dẹp yên lòng kẻ phản trắc
+ thể hiện tinh thần trách nhiệm của người với vận mệnh dân tộc đang ở thế “ngàn cân treo sợi
tóc”.
- Quang Trung thể hiện được trí tuệ sắc bén qua sự đánh giá, nhìn nhận tình hình quân địch –
quân ta trong cuộc nói chuyện với hiền sĩ Nguyễn Thiếp.
+ Người biết rõ những thuận lợi, khó khăn của giặc cũng như những điểm mạnh của quân ta để
xác định đúng thời gian tiến quân ra Bắc – thời điểm hội tụ đủ các yếu tố “thiên thời – địa lợi –
nhân hòa”.
+ Nắm rõ tình hình quân cơ nên người còn tính trước được cả ngày thắng trận.
- Lời phủ dụ tướng sĩ của vua Quang Trung – Nguyễn Huệ tại cuộc duyệt binh lớn ở Nghệ An có
thể xem như một bài hịch ngắn gọn với lập luận chặt chẽ, lời lẽ đanh thép, giọng điệu hào hùng
mà ý tứ thật phong phú sâu xa, có tác dụng kích thích lòng yêu nước và truyền thống quật khởi
của dân tộc. Lời phủ dụ là minh chứng sáng rõ cho trí tuệ sắc bén, sáng suốt của người anh hùng
áo vải:
+ Trước hết, ông khẳng định chủ quyền dân tộc: “Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy, đều đã
phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị”. Đó cũng là lời tuyên bố chủ
quyền lãnh thổ của dân tộc với sự nối tiếp ý thức tự chủ và niềm tự hào dân tộc đã có từ thời
“Sông núi nước Nam”,
+ Tiếp đến, ông nêu bật dã tâm, tội ác cũng như hành động xâm lược phi nghĩa, trái đạo trời của
giặc để thổi bùng lên ngọn lửa căm thù giặc trong lòng tướng sĩ.
+ Sau đó, ông nhắc lại truyền thống với những trang sử chống ngoại xâm hào hùng từ đời Hán,
đời Tống…
+ Để rồi cuối cùng, ông bày tỏ lòng tin vào binh lính và kêu gọi họ dốc lòng, dốc sức vì sự
nghiệp chung đánh đuổi kẻ thù để bảo vệ chủ quyền dân tộc. , đồng thời cũng tuyên bố kỷ luật
nghiêm của quân đội để răn đe những kẻ bạc nhược có ý ăn ở hai lòng.
→ Lời phủ dụ có thể xem như một bài hịch mà giọng điệu vừa chân thành, tha thiết, động viên
vừa kiên quyết, nghiêm khắc, răn đe đã tác động sâu sắc tới ý chí quyết chiến, quyết thắng của
binh sĩ và lay động lòng người.
- Trí tuệ sắc bén, sáng suốt của Quang Trung còn được thể hiện ở khả năng xét đoán bề tôi và
nghệ thuật dùng người
+ Trong dịp hội quân ở Tam Điệp, qua lời nói của Quang Trung với Ngô Văn Sở và Phan Văn
Lân, ta thấy rõ: Ông rất hiểu việc rút quân khỏi Thăng Long của hai vị tướng này. Đúng ra thì
“quân thua chém tướng” nhưng ông hiểu lòng họ cũng như hiểu tình thế khi sức mình ít không
địch nổi đội quân hùng tướng hổ nhà Thanh nên đành phải bỏ thành Thăng Long rút về Tam
Điệp để tập hợp lực lượng. Vậy Sở và Lân không bị trừng phạt mà còn được ngợi khen. Quang
Trung rất hiểu lẽ phải trái đúng sai, ân uy rạch ròi, thưởng phạt phân minh.
+ Đối với Ngô Thì Nhậm, ông đánh giá rất cao và sử dụng như một vị quân sư “đa mưu túc trí”.
Việc Sở và Lân rút chạy, Quang Trung cũng đoán là do Nhậm chủ mưu, vừa là để bảo toàn lực
lượng, vừa gây cho địch sự chủ quan. Ông đã tính đến việc dùng Nhậm là người biết dùng lời
khéo léo để dẹp việc binh đao. Ông đặt Nhậm cạnh Sở và Lân vốn là hai võ tướng “hữu dũng vô
mưu” cũng để ba người họ có thể hỗ trợ lẫn nhau, từ đó phân đúng người đúng việc, phát huy tối
ưu sức mạnh, khả năng của từng tướng sĩ.
- Câu chủ đề cuối đoạn: Như vậy, qua đoạn trích hồi 14 “Hoàng Lê nhất thống chí”, hình ảnh
Quang Trung – Nguyễn Huệ hiện lên là một vị vua anh minh, sáng suốt, nhạy bén.

You might also like