You are on page 1of 8

BÀI 2: OSC

 OSC100
Mạch dao động ba điểm điện dung (Colpitts)
IC548B: dùng để khuếch đại tín hiệu từ ngõ ra mạch cộng hưởng.
Điểm chung của các khối là đều có khối khuếch đại và khối hồi tiếp. Khối khuếch đại
đóng vai trò khuếch đại tín hiệu ngõ ra. Khối hồi tiếp sẽ chọn lọc tần số và phản hồi tín
hiệu ngõ ra của bộ khuếch đại về ngõ vào của bộ khuếch đại để cho dao động được duy trì.
Mạch tạo dao động Colpitts bao gồm một khối cộng hưởng được tạo thành bởi 2 tụ
điện C1, C2 mắc nối tiếp với nhau và song song với một cuộn dây L. Tần số dao động của
mạch Colpitts có thể được xác định thông qua tần số của mạch cộng hưởng này.
𝑓 = Với 𝐶 =

Đầu cực phát (cực E của transistor) được kết nối với đường giao nhau của 2 tụ C1 và
C2, được hoạt động như một bộ chia điện áp. Khi nguồn điện được cấp cho trans phân cực,
tụ C1 và C2 được nạp và sau đó xả qua cuộn dây L, khi đó mạch bắt đầu cộng hưởng ở tần
số cộng hưởng nhưng biên độ của tần số này rất thấp nên được hồi tiếp về ngõ vào của bộ
khuếch đại (cực B của transistor). Mạch khuếch đại này sẽ khuếch đại tín hiệu được phản
hồi và cứ lặp lại để duy trì dao động.

 OSC06
Mạch tạo dao động dùng thạch anh
Transistor 2N2369 dược sử dụng để khuếch đại các tín hiệu từ mạch công hưởng. Tín
hiệu đầu ra của bộ khuếch đại được phản hồi qua mạch cộng hưởng sau đó tạo dao động ở
tần số cộng hưởng rồi trở về quay lại ngõ vào tiếp tục khuếch đại để tạo dao động.
Khối khuếch đại: Cầu điện trở (100k và 47k) dùng để phân cực cho TR1 hoạt động ở
chế độ khuếch đại. Tín hiệu được lấy ra ở cực E và có hồi tiếp dương nên tín hiệu ở ngỏ ra
là tín hiệu không đảo.
Khối hồi tiếp: Tín hiệu ở ngõ ra được hồi tiếp dương về cực B của trans để điều chỉnh
tín hiệu dao động. Thạch anh ở cực B với mục đích chuẩn hóa tần số của tín hiệu dao động
vì khi tín hiệu hồi tiếp qua tụ C1 từ ngõ ra có sự thay đổi thì tần số chuẩn của thạch anh sẽ
điều chỉnh lại tín hiệu ngõ ra bằng với tần số dao động của thạch anh.
Tụ TC1 mắc nối tiếp với thạch anh với mục đích điều chỉnh tần số cộng hưởng tùy
theo tần số mà người sử dụng mong muốn.

 OSC07 (Mạch dao động Pierce)


BC548B: dùng để khuếch đại tín hiệu từ ngõ ra mạch cộng hưởng
Khối tạo dao động gồm: khối khuếch đại và khối hồi tiếp dương kết hợp đổi tần.
Khối khuếch đại: Điện trở R1 và R2 dùng để phân cực cho Q1 hoạt động ở chế độ
khuếch đại. Tín hiệu được lấy ra ở cực C và hồi tiếp âm nên tín hiệu ở ngõ ra là tín hiệu
được khuếch đại đảo.
Khối hồi tiếp: Tín hiệu hồi tiếp âm ở cực E để điều chỉnh điện áp của tín hiệu output.
Tổ hợp L, C1, thạch anh cộng hưởng nối tiếp với nhau tạo nên chu kỳ dẫn/ ngắt của trans.
Hay nói cách khác, transistor hoạt động với vai trò là một công tắc điện tử. Và với tần số
dẫn/ ngắt nhanh do cộng hưởng tạo ra sẽ làm tăng tần số gốc do thạch anh cố định ở cực
B. Ngoài ra. L, C cộng hưởng song song với nhau khi trans dẫn sẽ làm tăng cường biên độ
tín hiệu output.

BÀI 3: PLL
 PLL02
IC4046: dùng để so sánh tín hiệu input với tín hiệu chia tần với mục đích đồng bộ và
kiểm lỗi pha (IC này là khối đổi tần).
IC4017: thực hiện chia tần tín hiệu input (IC này chính là khối tổ hợp tần số).
IC74HC04: IC74HC04 được kêt nối với một mạch dao động tần số thấp (dùng thời
hằng nạp xả của R, C để tạo ra tín hiệu dao động với tần số gần 1KHz). Tín hiệu ngõ ra là
xung vuông.
Nguyên lý hoạt động của THTS khá giống với nguyên lý đổi tần. Tuy nhiên, điểm khác
biệt ở đây là mạch không dùng để giải điều chế tín hiệu mà được dùng để điều chế tần số
tín hiệu từ một tín hiệu ban đầu.
Tín hiệu input được qua một bộ đếm. Mod của bộ đếm chính là số chia của khối
Program counter. Tín hiệu output được chia tần bởi bộ chia lập trình trước số đếm
(Programable Counter). Bộ chia này sẽ tăng tần số của tín hiệu ban đầu lên N lần với N là
số đếm. Ta có: = 𝑓 = × 𝑓

Khi m (trạng thái đếm) = N (số chia) thì 𝑓 = 𝑓 (tần số ngõ ra bằng tần số ngõ vào).

 PLL100
IC565: Có cấu tạo là bộ khóa pha, dùng để dò pha của tín hiệu tin tức. Từ đó giải ra
tín hiệu tin tức, điều chỉnh tần số 𝑓 dựa vào điện áp 𝑉 .
Bộ so pha (phase detector): so sánh về pha giữa tín hiệu ngõ vào 𝑓 và 𝑓 . Bản chất bộ
so pha là bộ nhân nên ở ngõ ra của bộ so pha ta được 2 thành phần là 𝑓 +𝑓 và 𝑓 -𝑓 .
LPF: cho thành phần tần thấp đi qua (𝑓 -𝑓 ), triệu tiêu đi thành phần tần cao (𝑓 +𝑓 ).
Khuếch đại: khuếch đại tín hiệu.
VCO (Voltage Controlled Oscillator): điều chỉnh tần số ngõ ra 𝑓 dựa vào điện
áp ở ngõ vào 𝑉 .
Cả 3 khối Phase Detector, VCO và Amplifier được tích hợp trong IC565. Tín hiệu
ngõ vào ứng với tần số 𝑓 sẽ được đưa vào chân số 2. Tần số 𝑓 được đưa ra ở chân 4 để ta
quan sát, và được đưa lại vào chân số 5 để tiếp tục thực hiện so pha với 𝑓 . Ngõ ra bộ so
pha đi vào bộ lọc thông thấp để loại bỏ đi thành phần tần số cao, sau đó sẽ được khuếch
đại cho ra điện áp 𝑉 . Điện áp 𝑉 này sẽ đi vào bộ VCO để hiệu chỉnh rồi cho ra tần số 𝑓 .
Khi chế độ đồng bộ được thiết lập (𝑓 =𝑓 ) thì lúc đó hệ thống sẽ ở chế độ khóa pha.

BÀI 4: ĐIÊU CHẾ/GIẢI ĐIỀU CHẾ AM


IC8038: có công dụng tạo ra tín hiệu Audio.
IC356: dùng để khuếch đại tín hiệu tin tức (giảm thiểu suy hao dẫn đến sai lệch
trong quá trình truyền).
IC1496: có chức năng nhân tín hiệu sóng mang với tín hiệu Audio. Ngoài ra IC
này còn có nhiệm vụ điều chế biên độ cho tín hiệu điều chế AM.
Khối Audio Generator (Khối tạo tín hiệu tin tức): IC8038 sẽ tạo ra tín hiệu sin và các
biến thể của tín hiệu gốc đó (vuông và tam giác). Cả 3 tín hiệu được nhân lại với nhau để
tạo ra tín hiệu audio. Tín hiệu được qua IC356 có vai trò để đệm đồng thời có thêm chức
năng điều chỉnh độ lợi (biên độ của tín hiệu tin tức) sao cho phù hợp với bài thực hành.
Khối RF OSC (Khối dao động tạo tín hiệu sóng mang): Mạch dao động RC chia tần
số thành nhiều lần để tạo ra tín hiệu cao tần. Tín hiệu cao tần được cụm trans BC548,
BC558 khuếch đại Push – Pull để tạo ra dạng sin ổn định đồng thời khuếch đại biên độ tín
hiệu.
Khối Balanced Modulator (Khối điều chế cân bằng): Tín hiệu Audio sau khi được
khuếch đại bởi BC548 thì vào chân 1 của IC1496. Sóng mang sau khi được khuếch đại bởi
BC548 thì vào chân 4. 2 tín hiệu này sẽ được nhân lại với nhau để tạo ra tín hiệu sin hỗn
hợp. Tín hiệu biên trên sẽ thu được ở chân 6 và tín hiệu đảo sẽ thu được ở chân 12. Nhờ
vào cơ chế của mạch khuếch đại đẩy kéo 2 tầng (gồm 2 cặp Trans BC548 và BC558) mà
2 phần biên trên và biên dưới được ghép lại ở ngõ ra.
BÀI 5: ĐIỀU CHẾ FM
 COM104
IC8038: có công dụng tạo ra tín hiệu sóng mang và tín hiệu tin tức.
IC356: dùng để khuếch đại tín hiệu tin tức (giảm thiểu suy hao dẫn đến sai lệch trong
quá trình truyền).
IC741: dùng để đệm tín hiệu sau khi lọc, giúp cho tín hiệu ổn định hơn.
IC565: với đặc điểm cấu tạo là một vòng khóa pha gồm 3 khối phase detector, VCO,
amplifier.
Khối Audio Generator (Khối tạo tín hiệu âm thanh):
IC8038 sẽ tạo ra tín hiệu sin và các biến thể của tín hiệu gốc đó (vuông và tam
giác). Cả 3 tín hiệu được nhân lại với nhau để tạo ra tín hiệu audio. Tín hiệu được
qua IC356 có vai trò để đệm đồng thời có thêm chức năng điều chỉnh độ lợi (biên
độ của tín hiệu tin tức) sao cho phù hợp với bài thực hành.
Khối VCO Modulator (Khối điều chế điều khiển bằng điện áp):
IC8038 tạo ra tín hiệu sin có tần số cao (song mang). Tín hiệu audio ở ngõ ra của
khối Audio Generator được đưa vào IC8038 để nhân với song mang từ đó tạo ra tín
hiệu FM. Tín hiệu sau điều chế được khuếch đại bởi IC356 để giảm suy hao và để
tín hiệu ổn định, ngoài ra còn để cách ly các khối với nhau để tránh tạo ra sai số cũng
như nhiễu.
Khối PLL FM Demodulator (Khối giải tín hiệu FM dùng vòng khóa pha):
IC565 thực hiện việc xác định vòng pha để bắt tần số tin tức. Mức điện áp ở ngõ
ra được đưa hồi tiếp về cho khối VCO để tạo ra tín hiệu sóng mang giống với sóng
mang tin tức giúp khối phase detector hoạt động chính xác. Tín hiệu ra của khối
phase detector được khuếch đại để bù đắp cho suy hao khi truyền bởi khối amplifier.
Khối LPF (Khối lọc thông thấp):
Khối có chức năng lọc lấy tín hiệu tin tức và loại bỏ sóng mang.

 COM 124TX
IC8038: có công dụng tạo ra tín hiệu tin tức.
IC356: dùng để khuếch đại tín hiệu tin tức (giảm thiểu suy hao dẫn đến sai lệch trong
quá trình truyền).
2N2369: hoạt động như bộ trộn kiêm bộ tạo dao động.
Khối Sinewave Generator: IC8038 tạo ra tín hiệu tin tức dạng sin có Vpp là 1V và tần
số 1KHz. Tín hiệu sau điều chế được khuếch đại bởi IC356 để giảm suy hao và để tín hiệu
ổn định, ngoài ra còn để cách ly các khối với nhau để tránh tạo ra sai số cũng như nhiễu.
Khối Audio OSC & Mixer: Dùng R4 (trở 10k) để phân cực cho Q2 (2n2369) hoạt động
ở chế độ khuếch đại. Tụ C7 để hồi tiếp tín hiệu ngõ ra về cho Q2 tạo tín hiệu dao động.
Thụ C6 và cuộn cảm L1 tạo thành mạch cộng hưởng L, C để thu tín hiệu thuộc tần số cộng
hưởng. Tần số truyền có thể điều chỉnh bởi tụ C6. Tín hiệu sau khi trộn, và khuếch đại bởi
transistor thì được truyền ra ăng ten để phát.
BÀI 6: SSB_FDM
 COM103
IC8038: có công dụng tạo ra tín hiệu sóng mang và tín hiệu tin tức.
IC356: dùng để khuếch đại tín hiệu tin tức (giảm thiểu suy hao dẫn đến sai lệch trong
quá trình truyền).
IC1496: có chức năng nhân tín hiệu sóng mang với tín hiệu Audio hoặc dùng để nhân
hai tín hiệu điều chế 1 và 2 với nhau. Ngoài ra IC1496 còn dùng để giải điều chế tín hiệu
bằng ứng dụng PLL.
Transistor:
Các trans BC548, BC547, BC558 đều được dùng để khuếch đại tín hiệu.
Tuy nhiên có một trans BC547 ở khối RF OSC được dùng để kết hợp với mạch dao
động RC tạo ra mạch tạo sóng.
Khối Audio Generator (Khối tạo tín hiệu âm thanh):
IC8038 sẽ tạo ra tín hiệu sin và các biến thể của tín hiệu gốc đó (vuông và tam giác). Cả 3
tín hiệu được nhân lại với nhau để tạo ra tín hiệu audio. Tín hiệu được qua IC356 có vai
trò để đệm đồng thời có thêm chức năng điều chỉnh độ lợi (biên độ của tín hiệu tin tức) sao
cho phù hợp với bài thực hành.

Khối RF OSC (Khối dao động tạo tín hiệu sóng mang):
Mạch dao động RC chia tần số thành nhiều lần để tạo ra tín hiệu cao tần. Tín hiệu cao tần
được cụm trans BC548, BC558 khuếch đại Push – Pull để tạo ra dạng sin ổn định đồng
thời khuếch đại biên độ tín hiệu.

Khối Balanced Modulator (Khối điều chế cân bằng):


Tín hiệu Audio sau khi được khuếch đại bởi BC548 thì vào chân 1 của IC1496. Sóng
mang sau khi được khuếch đại bởi BC548 thì vào chân 4. 2 tín hiệu này sẽ được
nhân lại với nhau để tạo ra tín hiệu sin hỗn hợp. Tín hiệu biên trên sẽ thu được ở
chân 6 và tín hiệu đảo sẽ thu được ở chân 12. Nhờ vào cơ chế của mạch khuếch đại
đẩy kéo 2 tầng (gồm 2 cặp Trans BC548 và BC558) mà 2 phần biên trên và biên
dưới được ghép lại ở ngõ ra.

Khối Band Pass Filter:


Lọc lấy tín hiệu tin tức SSB bằng cách cho qua các thành phần SSB có tần số thuộc dải tần
cho phép của BPF và làm suy hao tín hiệu sóng mang và các thành phần của biên còn lại.

Khối Product Detector:


Dùng IC1496 dò tín hiệu điều chế để tách lấy tin tức thô. Tin tức bị suy hao trong quá trình
truyền nên được khuếch đại cân bằng để giảm độ méo.
Khối Low Pass Filter:
Dùng để tách tin tức ra khỏi sóng mang cao tần bằng cách dùng R, C để tạo ra mạch lọc
thông thấp có tần số cắt lớn hơn tần số của tin tức. Sóng mang và các thành phần tần số
nhiễu sẽ bị chặn lại và bị làm suy hao.
 COM128
Khối Audio Generator (Khối tạo tín hiệu âm thanh):
IC8038 sẽ tạo ra tín hiệu sin và các biến thể của tín hiệu gốc đó (vuông và tam giác). Cả 3
tín hiệu được nhân lại với nhau để tạo ra tín hiệu audio. Tín hiệu được qua IC356 có vai
trò để đệm đồng thời có thêm chức năng điều chỉnh độ lợi (biên độ của tín hiệu tin tức) sao
cho phù hợp với bài thực hành.
Khối RF OSC (Khối dao động tạo tín hiệu sóng mang): Mạch dao động RC chia tần
số thành nhiều lần để tạo ra tín hiệu cao tần. Tín hiệu cao tần được cụm trans BC548,
BC558 khuếch đại Push – Pull để tạo ra dạng sin ổn định đồng thời khuếch đại biên độ tín
hiệu.
Khối Balanced Modulator (Khối điều chế cân bằng): Tín hiệu Audio sau khi được
khuếch đại bởi BC548 thì vào chân 1 của IC1496. Sóng mang sau khi được khuếch đại bởi
BC548 thì vào chân 4. 2 tín hiệu này sẽ được nhân lại với nhau để tạo ra tín hiệu sin hỗn
hợp. Tín hiệu biên trên sẽ thu được ở chân 6 và tín hiệu đảo sẽ thu được ở chân 12. Nhờ
vào cơ chế của mạch khuếch đại đẩy kéo 2 tầng (gồm 2 cặp Trans BC548 và BC558) mà
2 phần biên trên và biên dưới được ghép lại ở ngõ ra.
Khối Main Demodulator: Chia tín hiệu điều chế AM thành 2 thành phần tin tức. Để
chọn lọc ra được chính xác tin tức thì tín hiệu được cho qua 2 bộ lọc BPF ứng với tần số
của 2 tin tức.
LPF (Low Pass Filter): Loại bỏ tín hiệu cao tần nhờ mạch lọc R, C. Từ đó khôi phục tín
hiệu nhờ quá trình nạp xả của tụ.

BÀI 1: MẠCH LỌC – FDM


 COM202 FDM
IC8038: có công dụng tạo ra các dạng tín hiệu sóng (sine, vuông, tam giác, và Audio).
IC741: Có công dụng tăng hệ số truyền đạt, tăng hệ số phẩm chất, đồng thời làm giảm
ảnh hưởng của tải
IC356: Có cùng công dụng với IC741. Nhưng với mạch lọc chắn dải thì tín hiệu sẽ dễ
bị suy hao nên cần điều chỉnh để tăng độ lợi của mạch giúp cho việc đo đạt kết quả dế dàng
hơn.
IC7815: Là ic ổn áp dương 15V. Giúp ngõ ra của khối nguồn luôn ổn định ở mức 15V.
IC 7805: Ngõ ra của IC7805 luôn ổn định ở mức 5V.
IC 7905: Ngõ ra của IC7805 luôn ổn định ở mức -5V.
IC 4052: Dùng để ghép các kênh tín hiệu lại với nhau.
IC 4046: IC này thực hiện công việc lấy mẫu và lượng tử tín hiệu thành các mức điện
áp.
IC 4013: Chuyển tín hiệu đã được lượng tử về lại IC4052.
Khối Generator (Khối tạo sóng)
Mạch được cấp nguồn đôi là ±5V (+V ở chân 6 và –V ở chân 11) do khối nguồn cung
cấp.
Mạch không có tín hiệu input. Mà sẽ dùng chu kỳ nạp xả của tụ (ở chân 8) kết hợp với
duty cycle (điều khiển bởi chân 4 và 5) để tạo ra các hình dạng sóng sin ở đầu ra chân 2.
Tín hiệu đâu ra được điều chế bởi các khối đệm tích hợp ở bên trong IC8038 sẽ ra thêm
chân 9 (sóng vuông) và chân 3 (sóng tam giác).
Để tăng thêm độ ổn định độ lợi cho tín hiệu bằng cách đệm và giảm nhiễu.
Khối Multiplexer/ Demultiplexer (Khối ghép/ tách kênh) và khối lấy mẫu (Sampling):
IC8038 hoạt động như các switch đóng cắt để biến tín hiệu rời rạc đươc điều khiển bởi
khối lấy mẫu. Khối lấy mẫu sẽ dò lấy tần số của tín hiệu input rồi dùng nó để điều khiển
khối ghép kênh.
Các tín hiệu rời rạc sau khi lấy mẫu của các kênh khác nhau sẽ được ghép lại theo các
khoảng thời gian khác nhau bởi IC8038.
Tín hiệu đã ghép được truyền qua khối Demultiplexer. IC8038 có nhiệm vụ thu tín
hiệu ghép kênh về. Các tín hiệu này được tách ra bằng cách cho qua các bộ lọc thông thấp
có tần số cắt tương ứng với với các kênh ngõ vào ban đầu.

 COM306
LPF: Tín hiệu input thu từ máy phát sóng, điện trở 10k dùng để phân cực điểm làm
việc cho mạch. Mạch lọc tích cực LPF sẽ chọn ra dải tần số thấp mong muốn và làm suy
hao các tín hiệu có tần số lớn hơn. Tín hiệu output thu được sẽ nằm trong khoảng từ từ 0
→ 𝑓 (tín hiệu có biên độ giảm đi √2).
HPF: Tín hiệu input thu từ máy phát sóng, điện trở 22k dùng để phân cực điểm làm
việc cho mạch. Mạch lọc tích cực HPF sẽ chọn ra dải tần số cao mong muốn và làm suy
hao các tín hiệu có tần số lớn hơn. Tín hiệu output thu được sẽ nằm trong khoảng từ từ tần
số cắt 𝑓 trở đi.
BPF: Tín hiệu input thu từ máy phát sóng, điện trở 22k dùng để phân cực điểm làm
việc cho mạch. Mạch lọc tích cực BPF sẽ chọn ra dải tần số mong muốn và làm suy hao
các tín hiệu có tần số nằm ngoài dải. Tín hiệu output thu được sẽ nằm trong khoảng từ 𝑓
cho đến 𝑓 .
BRF: Tín hiệu input thu từ máy phát sóng, mạch lọc tích cực BRF sẽ chọn ra dải tần
số mong muốn và cho tín hiệu có tần số nằm ngoài dải đi qua. Tín hiệu output thu được
nằm trong khoảng nhỏ hơn 𝑓 và lớn hơn 𝑓 .

You might also like