You are on page 1of 2

 Cơ sở khoa học:

- Phơi hoặc sấy cà phê dưới ánh nắng mặt trời hay thiết bị sấy nhằm giảm độ ẩm cà
phê xuống còn 10 -12%.
- Tách vỏ ra khỏi quả chín.
 Yếu tố, tiêu cực, khắc phục trong quá trình sản xuất:
- Phơi khô tự nhiên:
 Yếu tố thời tiết: thuận lợi, nắng đều
 Mức độ chiếu sáng của mặt trời phải trải khắp nơi đặt quả, phải đảm bảo
không có chỗ nào không được thiếu ánh sáng để tránh sự không đồng đều
màu sắc cũng như chất lượng của sản phẩm. Cần phải đảo trộn hạt liên tục
để ngăn ngừa sự phát triển của vi sinh vật và sự đọng lại của hơi nước. Ước
chừng thời gian phơi khoảng từ 3 – 4 tuần còn tùy thuộc vào độ chiếu sáng
của mặt trời.
 Lưu ý rằng, nếu cường độ nắng quá cao sẽ ảnh hưởng đến màu của cà phê,
các vi
 khuẩn, nấm mốc có thể phát triển trong giai đoạn đầu của quá trình. Nó phụ
thuộc từ nơi này đến nơi khác.
PHƠI CÀ PHÊ TRÊN GIÁ
Giá dùng để phơi cà phê được làm hoàn toàn thủ công từ nguyên liệu sẵn có là
tre. Những thanh tre này sẽ được đẽo, gọt theo một thiết kế giàn phơi nhất định sau đó
được phủ bạt lên phía trên. Nhiệm vụ của người nông dân lúc này là cho những hạt cà
phê vừa thu hoạch bỏ vào bạt đặt trên giá phơi sau đó giàn đều để đảm bảo những lớp
cà phê được phơi không xếp chồng lên nhau quá dày.
Độ dày của lớp cà phê phơi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian phơi cũng
như hương vị của cà phê.
Ưu điểm:
Giá thành nguyên liệu làm giàn phơi rẻ.
Ứng phó dễ dàng với điều kiện thời tiết thất thường: Trong trường hợp trời đổ
cơm mưa, người nông dân chỉ việc cuộn tròn những chiếc bạt trên giá phơi, tránh
được tối đa hạt cà phê dính nước và sức người.
PHƠI CÀ PHÊ TRÊN GIÁ CÓ SỬ DỤNG HIỆU ỨNG LỒNG KÍNH
Đây là cách phơi áp dụng tính vật lý cao. Bên cạnh việc thiết kế giàn phơi và
phơi như cách đầu tiên, cách này có sử dụng thêm tấm kính nhằm thu hút ánh sáng
mặt trời về phía giá phơi cà phê.
Cách áp dụng: Sau khi cho cà phê đã thu hoạch lên giá phơi, người nông dân
đậy tấm kính lên giá phơi trong khoảng 1 tiếng đầu. Hơi nóng của ánh sáng mắt trời
chiếu qua tấm kính sẽ khiến nhiệt độ bên trong giá phơi tăng gấp đôi so với nhiệt độ
thường từ đó khiến cà phê nhanh chóng được làm khô.
PHƠI CÀ PHÊ TRONG NHÀ KÍNH
Cách phơi cà phê này có hiệu quả cực kì cao, vừa tiết kiệm sức người lại có
thể rút ngắn thời gian phơi cà phê. Nếu phơi cà phê trên giá có hiệu ứng lồng kính
được xem là hướng đổi mới có tư duy thì phơi trong nhà kính được gọi là bước
chuyển đột phá trong quy trình sản xuất cà phê hiện đại. Nhà kính được thiết kế hình
ngôi nhà được bao phủ kính từ mái đến nền bê tông. Chính vì phủ toàn bộ bằng kính
nên người nông dân có thể tập trung tối đa sức nóng ánh sáng mặt trời để phơi khô cà
phê trong khoảng thời gian ngắn nhất.
Nhược điểm:
Chi phí cao. Để xây dựng nhà kính dành riêng cho phơi cà phê là một điều
không hề dễ dàng đối với người nông dân, vì vậy cách phơi này thực sự đang là nỗi
băn khoăn lớn trong việc áp dụng.
PHƠI CÀ PHÊ TRỰC TIẾP TRÊN NỀN
Cách phơi thủ công này đòi hỏi nhiều sức người ngay từ công đoạn đổ ra phơi
đến dọn lại sau khi trời tắt nắng. Đặc biệt trong những ngày mưa nắng thất thường,
khả năng rủi ro xảy ra đối với những hạt cà phê bắt đầu trở thành mối lo lớn. Thời
gian để những trái cà phê tươi chuyển sang khô là khá dài ảnh hưởng đến các công
đoạn sau dẫn tới việc xuất bán muộn.
Ưu điểm:
Sử dụng cách phơi này không mất chi phí
Hương vị cà phê đậm đà, ngon hơn so với các cách phơi trên. Chính vì điểm
cộng này mà hầu hết các nhà kinh doanh cà phê đều ưu tiên lựa chọn những hạt cà
phê được phơi trên nền và người nông dân thì vẫn trung thành với cách phơi thủ công
tốn sức người này.
- Phơi khô nhân tạo:
Phụ thuộc vào thiết bị: cấu tạo, nguyên lý vận hành.
Yếu tố tiêu cực: Máy sấy này thiếu linh hoạt trong điều tiết nhiệt độ và có
nguy cơ hỏa hoạn từ mảnh vỡ rơi, và cần giám sát liên tục bao gồm cả cào bằng tay.

You might also like