You are on page 1of 116

 

 
 
LỜI NÓI ĐẦU

LỜI NÓI ĐẦU


Công ty thông tin di động (VMS) – MobiFone, đơn vị thành viên của Tập đoàn
Bưu chính Viễn thông Việt nam (VNPT) là Công ty hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp
dịch vụ thông tin di động tại Việt Nam. Năm 2010, MobiFone đã đạt được nhiều thành
tích to lớn và đóng góp phần lớn doanh thu trong kế hoạch của toàn bộ Tập đoàn.
Điều này đã chứng tỏ năng lực vượt trội của Mobifone trong đó có sự đóng góp công
sức không nhỏ của hàng nghìn cán bộ công nhân viên Mobifone.
Đi cùng với sự phát triển, Mobifone có kế hoạch bổ sung nhân sự thực hiện công
việc vận hành khai thác và ứng cứu thông tin (VHKT & ƯCTT) trong năm 2011. Do
vậy các cán bộ mới cần được đào tạo ngay các kiến thức, kỹ năng để có đủ khả năng
và trình độ vận hành khai thác quản lý và triển khai các dịch vụ Viễn thông một cách
an toàn và hiệu quả..
Chương trình “Bồi dưỡng kiến thức VHKT & ƯCTT cho cán bộ kỹ thuật của
Công ty VMS” được xây dựng với mục đích cung cấp kiến thức cơ bản liên quan tới
mạng di động 2G/3G, cấu trúc và hoạt động của trạm BTS/NodeB, kỹ năng và kinh
nghiệm thực tế trong VHKT & ƯCTT cho đội ngũ lao động, chuyên viên kỹ thuật trực
tiếp và quản lý chung VHKT & ƯCTT mạng tại địa bàn.
Cuốn tài liệu “Vận hành khai thác và ứng cứu thông tin” bao gồm 5 chương.
Chương 1 cung cấp cái nhìn tổng quan về mạng thông tin di động nói chung và mạng
VMS nói riêng. Phần đầu giới thiệu sơ lược về quá trình phát triển của mạng di động
1G, 2G, 3G và 4G. Tiếp theo mạng di động của VMS sẽ được trình bày. Chương 2 sẽ
giới thiệu về cấu tạo và nguyên lý hoạt động các trạm BTS/NodeB của một số hãng
cung cấp thiết bị viễn thông mà VMS sử dụng trên mạng lưới. Ngoài ra, một số lưu ý
về cảnh báo sự cố trên thiết bị khi tham gia vận hành khai thác và ứng cứu thông tin
cho trạm BTS/NodeB cũng được giới thiệu trong chương này. Chương 3 đi sâu phân
tích cấu tạo và nguyên lý hoạt động của thiết bị truyền dẫn viba và một số thiết bị
truyền dẫn khác. Đo kiểm là một trong những việc quan trong công tác VHKT&ƯCTT.
Chương 4 giới thiệu về thiết bị đo và một số bài đo thông dụng phục vụ công tác đo
kiểm tra và bảo dưỡng thiết bị trên trạm BTS. Ngoài ra, để đưa một trạm BTS/NodeB
đi vào hoạt động thì cần thiết phải có một hệ thống các thiết bị đi kèm bao gồm cột
anten, cầu cáp, nguồn, chống sét, tiếp đất, truyền dẫn, nguồn dự phòng (ắc quy, máy
nổ) và một số thiết bị phụ trợ cho phòng máy như điều hòa, chiếu sáng,
PCCC,...Chương 5 trình bày cấu trúc, nguyên lý hoạt động và các tham số kỹ thuật
đối với các thiết bị phụ trợ và một số quy định về nhà trạm BTS/NodeB.
Trong quá trình biên soạn, mặc dù giáo viên đã rất cố gắng, tuy nhiên không thể
tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các bạn đọc để
những lần xuất bản sau chất lượng của tài liệu được tốt hơn.

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG 1


1
MỤC LỤC

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU................................................................................................................1


MỤC LỤC ......................................................................................................................3
DANH SÁCH HÌNH......................................................................................................7
DANH SÁCH BẢNG .....................................................................................................9
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ MẠNG THÔNG TIN DI ĐỘNG .........................11
1.1 TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN DI ĐỘNG ..................................12
1.1.1 Cấu trúc, các thành phần chức năng hệ thống thông tin di động tổ ong
GSM/ GPRS ............................................................................................................13
Các dịch vụ cơ bản của mạng 2G và 2,5G ............................................................16
1.1.2 Cấu trúc, các thành phần chức năng hệ thống 3G .....................................16
1.2 TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG DI ĐỘNG VMS ..............................................18
1.2.1 Cấu trúc tổng quan của mạng thông tin di động VMS ...............................18
CHƯƠNG 2 CẤU TẠO VÀ NGYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA THIẾT BỊ BTS VÀ
NODEB .........................................................................................................................23
2.1 THIẾT BỊ BTS 2G ..............................................................................................24
2.1.1 Nguyên lý hoạt động của các khối trong BTS Alcatel ................................26
2.1.2 Nguyên lý hoạt động của các khối trong BTS Ericsson ..............................31
2.1.3 Nguyên lý hoạt động của các khối trong BTS Huawei ...............................35
2.2 THIẾT BỊ NODEB 3G .......................................................................................41
2.2.1 Nguyên lý hoạt động của các khối trong NodeB NSN ................................43
2.2.1.1. Giới thiệu hệ thống....................................................................................44
2.2.1.2. Khối System ...............................................................................................45
2.2.1.3. Khối RF .....................................................................................................47
2.2.1.4. Khối RRH ..................................................................................................49
2.2.1.5. Khối cấp nguồn FPMA (Flexi Power Module) .........................................50
2.2.2 Nguyên lý hoạt động của các khối trong NodeB Ericsson .........................50
2.2.3 Nguyên lý hoạt động của các khối trong NodeB Huawei ...........................53
CHƯƠNG 3 TRUYỀN DẪN ......................................................................................59
3.1 PHÂN LOẠI THIẾT BỊ......................................................................................60
3.2 CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC KHỐI TRONG THIẾT
BỊ TRUYỀN DẪN .....................................................................................................60
3.2.1 Thiết bị vi ba..................................................................................................60
3.2.2 Một số thiết bị truyền dẫn khác .....................................................................66
CHƯƠNG 4 ĐO KIỂM CHẤT LƯỢNG MẠNG ....................................................69

3
VẬN HÀNH KHAI THÁC VÀ ỨNG CỨU THÔNG TIN

4.1 ĐO SUY HAO ANTENNA VÀ FEEDER ......................................................... 70


4.1.1 Giới thiệu thiết bị đo Site Master.................................................................. 70
4.1.2 Một số bài đo sử dụng thiết bị Site Master ................................................... 71
4.2 ĐO LUỒNG ....................................................................................................... 74
4.2.1 Giới thiệu thiết bị đo Sunset MTT ................................................................. 74
4.2.2 Đo luồng Ethernet-FE-GE ............................................................................ 77
4.3 ĐO ẮC QUY ...................................................................................................... 79
4.3.1 Giới thiệu chung ........................................................................................... 79
4.3.2 Giới thiệu máy đo ắc quy Midtronics CTU-6000 ......................................... 81
4.3.3 Đo độ điện dẫn của ắc quy trên máy đo Midtronics CTU-6000 .................. 82
4.3.4 Một số lưu ý khi đo........................................................................................ 84
4.4 ĐO ĐIỆN TRỞ ĐẤT .......................................................................................... 85
4.4.1 Giới thiệu thiết bị đo Kyoritsu ...................................................................... 85
4.4.2 Bài đo sử dụng thiết bị Kyoritsu ................................................................... 86
CHƯƠNG 5 CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ CÁC THIẾT BỊ PHỤ TRỢ .......................... 89
5.1 NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC KHỐI TRONG HỆ THỐNG NGUỒN
ACQUI....................................................................................................................... 90
5.1.1. Cấu trúc ...................................................................................................... 90
5.1.2. Đặc tính....................................................................................................... 90
5.1.3. Nguyên tắc hoạt động ................................................................................. 90
5.1.4. Các tham số kỹ thuật liên quan................................................................... 91
5.2 HỆ THỐNG TIẾP ĐỊA ...................................................................................... 91
5.2.1. Yêu cầu kỹ thuật .......................................................................................... 91
5.2.2. Cấu trúc hệ thống tiếp đất .......................................................................... 92
5.2.3. Đấu nối hệ thống tiếp đất ........................................................................... 93
5.2.4. Điện trở tiếp đất .......................................................................................... 94
5.2.5. Mạng tiếp đất .............................................................................................. 94
5.2.6. Điện cực tiếp đất ......................................................................................... 95
5.3 CHỐNG SÉT ...................................................................................................... 95
5.3.1. Yêu cầu kỹ thuật .......................................................................................... 95
5.3.2. Cấu trúc hệ thống chống sét trạm BTS ....................................................... 96
5.3.3. Chống sét cột an ten.................................................................................... 96
5.3.4. Chống sét nhà trạm ..................................................................................... 97
5.3.5. Thiết bị chống sét lan truyền theo cáp tín hiệu........................................... 97
5.3.6. Thiết bị chống sét lan truyền theo đường dây tải điện ............................... 98
5.3.7. Chống sét cáp nguồn DC và các thiết bị RF lắp đặt ngoài trời ................. 99
5.4 ANTEN VÀ PHI ĐƠ ........................................................................................ 100
5.4.1. Chức năng ................................................................................................. 100
5.4.2. Yêu cầu kỹ thuật thiết bị............................................................................ 101
5.5 CỘT ANTEN ................................................................................................... 102
5.5.1. Phân loại ................................................................................................... 102
4
MỤC LỤC

5.5.2. Yêu cầu kỹ thuật ........................................................................................102


5.6 ĐIỀU HÒA, THÔNG GIÓ ...............................................................................104
5.6.1. Điều hòa ....................................................................................................104
5.6.2. Thông gió khẩn cấp ...................................................................................106
5.7 PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY.......................................................................107
5.7.1. Phòng cháy ................................................................................................107
5.7.2. Phương tiện chữa cháy tại chỗ .................................................................107
5.8 QUY ĐỊNH VỀ THIẾT KẾ NHÀ TRẠM ........................................................108
5.8.1. Phân loại nhà trạm BTS ............................................................................109
5.8.2. Diện tích phòng máy .................................................................................109
5.8.3. Vị trí đặt trạm ............................................................................................110
5.8.4. Kiến trúc phòng máy .................................................................................110
5.8.5. Phòng máy phát điện.................................................................................112
5.8.6. Phòng acqui ..............................................................................................113
5.8.7. Trạm BTS Shelter ......................................................................................113
THUẬT NGỮ VIẾT TẮT .........................................................................................115
PHỤ LỤC 1 QUY TRÌNH LẮP ĐẶT THIẾT BỊ ERICSSON RBS 2216 V2 VÀ
NGUỒN DELTA .......................................................................................................117
LẮP ÐẶT THIẾT BỊ INDOOR ...............................................................................117
LẮP ĐẶT THIẾT BỊ OUTDOOR ...........................................................................123
LẮP ÐẶT NGUỒN DELTA....................................................................................126
MỘT SỐ LỖI LẮP ĐẶT ..........................................................................................132
PHỤ LỤC 2 QUY TRÌNH LẮP ĐẶT THIẾT BỊ NODE B NSN .........................135
LẮP ĐẶT THIẾT BỊ INDOOR ...............................................................................136
LẮP ĐẶT THIẾT BỊ OUTDOOR ...........................................................................141
LẮP ĐẶT THIẾT BỊ FEEDERLESS ......................................................................142
PHỤ LỤC 3 VẬN HÀNH KHAI THÁC THIẾT BỊ TRUYỀN DẪN PASOLINK
V4 ................................................................................................................................144
CẤU TRÚC PHẦN CỨNG .....................................................................................145
CÀI ĐẶT PHẦN MỀM PNMT(PASOLINK NETWORK MANAGEMENT TERMINAL) 168
SỬ DỤNG PNMT ....................................................................................................174
PHỤ LỤC 4 QUY TRÌNH KIỂM TRA CSHT & THIẾT BỊ PHỤ TRỢ ............183
PHỤ LỤC 5 QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA .......................................186
THIẾT BỊ MẠNG, DỊCH VỤ THÔNG TIN DI ĐỘNG ..............................................186

5
DANH SÁCH HÌNH

DANH SÁCH HÌNH


Hình 1. 1 Tổng kết quá trình tiến hoá của các nền tảng thông tin di động từ thế hệ một
đến thế hệ ba. .................................................................................................................12
Hình 1. 2 Kiến trúc mạng GSM. ....................................................................................14
Hình 1. 3 Kiến trúc GPRS. ............................................................................................15
Hình 1. 4 Sơ đồ kết nối mạng lõi Mobifone khi triển khai 3G ......................................16
Hình 1. 5 Cấu trúc mạng thông tin di động của VMS ...................................................18
Hình 1. 6 Cấu trúc mạng thông tin di động 2G của VMS .............................................19
Hình 1. 7 Cấu trúc mạng thông tin di động 3G của VMS .............................................20
Hình 2. 1 Cấu trúc hệ thống thiết bị nhà trạm BTS.......................................................24
Hình 2. 2 Các loại trạm BTS ......................................................................................25
Hình 2. 3 Sơ đồ cấu trúc các khối BTS A9100 ..............................................................26
Hình 2. 4 Sơ đồ cấu trúc bên trong khối SUMA ............................................................27
Hình 2. 5 Sơ đồ cấu tạo khối TRE .................................................................................28
Hình 2. 6 Sơ đồ kết nối khối ANC..................................................................................29
Hình 2. 7 Sơ đồ khối bộ ghép nối ANY ..........................................................................31
Hình 2. 8 Các thiết bị BTS 2G dòng sản phẩm RBS 2000 của Ericsson.......................31
Hình 2. 9 Cấu trúc tủ RBS 2206 Ericsson .....................................................................32
Hình 2. 10 Cấu trúc tủ BTS 3012 ..................................................................................35
Hình 2. 11 Cấu trúc các khối chức năng trong thiết bị BTS3012 .................................36
Hình 2. 12 Mô hình NodeB ............................................................................................42
Hình 2. 13 Cấu trúc các thành phần chính cùa Flexi WCDMA BTS ............................44
Hình 2. 14 Cấu trúc khối system ...................................................................................45
Hình 2. 15 Sơ đồ chức năng của khối system ................................................................46
Hình 2. 16 Cấu trúc khối RF .........................................................................................47
Hình 2. 17 Sơ đồ chức năng của khối RF (Triple) ........................................................48
Hình 2. 18 Cấu trúc khối RRH ......................................................................................49
Hình 2. 19 Sơ đồ chức năng của khối RRH ...................................................................49
Hình 2. 20 Cấu trúc khối cấp nguồn FPMA..................................................................50
Hình 2. 21 Cấu trúc vật lý của RBS 3206E/F ...............................................................51
Hình 2. 22 Kết nối giữa MU và RRU ............................................................................52
Hình 2. 23 Các thành phần chính của Node B 3900 .....................................................53
Hình 2. 24 Sơ đồ kết nối giữa BBU3900 và các khối RRU ...........................................55
Hình 2. 25 Tủ nguồn APM30 .........................................................................................57
Hình 3. 2 Sơ đồ kết nối thiết bị viba MINI-LINK E .......................................................62
Hình 3. 3 MINI-LINK E RAU1 và RAU2 ......................................................................62
Hình 3. 4 RAU1 và RAU2 với các ăn-ten khác nhau. ...................................................63
Hình 3. 5 Các hộp module truy nhập. ...........................................................................64
Hình 3. 6 Khối đầu cắm bên trong của hộp 2U-3. ........................................................64
Hình 3. 7 Thiết bị VSAT sử dụng trong thông tin di động .............................................66

7
VẬN HÀNH KHAI THÁC VÀ ỨNG CỨU THÔNG TIN

Hình 4. 1 Site Master Model S332D ............................................................................. 70


Hình 4. 2 Sunset MTT .................................................................................................... 74
Hình 4. 3 Mô hình đo luồng .......................................................................................... 77
Hình 4. 4 Cấu trúc bình ắc quy ..................................................................................... 79
Hình 4. 5 Máy đo ắc quy Midtronics CTU-6000 .......................................................... 81
Hình 4. 6 Các phím chức năng của máy đo Midtronics CTU-6000 ............................. 82
Hình 4. 7 Cách đo điện dẫn ắc quy ............................................................................... 83
Hình 4. 8 Máy đo điện trở đất Kyoritsu ........................................................................ 86
Hình 5. 1 Hệ thống tiếp đất ........................................................................................... 93
Hình 5. 2 Hệ thống tiếp đất bên ngoài nhà trạm .......................................................... 94
Hình 5. 3 Chống sét trạm BTS....................................................................................... 97
Hình 5. 4 Thiết bị chống sét đường dây truyền tín hiệu ................................................ 98
Hình 5. 5 Tủ chống sét .................................................................................................. 99
Hình 5. 6 Phi đơ .......................................................................................................... 100
Hình 5. 7 An ten........................................................................................................... 101
Hình 5. 8 Thiết bị an ten phi đơ .................................................................................. 101
Hình 5. 9 Cột an ten .................................................................................................... 102
Hình 5. 10 Giá lắp cáp lắp anten ................................................................................ 104
Hình 5. 11 Điều hòa .................................................................................................... 106
Hình 5. 12 Phương tiện chữa cháy tại chỗ.................................................................. 108

8
DANH SÁCH BẢNG

DANH SÁCH BẢNG


Bảng 1. 1 Tổng kết các thế hệ thông tin di động ...........................................................13
Bảng 2. 1 Thiết bị BTS 2G của các hãng ......................................................................25
Bảng 2. 2 Mô tả biểu hiện của DDPU...........................................................................37
Bảng 2. 3 Mô tả biểu hiện của DTRU ...........................................................................39
Bảng 2. 4 Thiết bị NodeB 3G của các hãng ..................................................................42
Bảng 2. 5 LED trạng thái hoạt động của WMPT ..........................................................54
Bảng 2. 6 LED trạng thái hoạt động của WBBP...........................................................54
Bảng 2. 7 LED trạng thái hoạt động của WRFU ..........................................................55
Bảng 3. 1 Một số thiết bị vi ba PDH và SDH ................................................................61
Bảng 5. 1 Yêu cầu diện tích phòng máy BTS indoor ...................................................110

9
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ
MẠNG THÔNG TIN DI ĐỘNG

Từ khi ra đời cho đến nay thông tin di động đã trở thành một ngành công
nghiệp viễn thông phát triển nhanh nhất. Để đáp ứng các nhu cầu về chất lượng và
dịch vụ ngày càng nâng cao, thông tin di động không ngừng được cải tiến. Đến nay
thông tin di động đã trải qua nhiều thế hệ. Chương này sẽ giới thiệu về tiến trình phát
triển của mạng di động nói chung và sau đó đi sâu trình bày các mạng di động VMS.

Nội dung chương bao gồm:


‰ Tổng quan về hệ thống thông tin di động
‰ Tổng quan về hệ thống thông tin di động VMS.

11
VẬN HÀNH KHAI THÁC VÀ ỨNG CỨU THÔNG TIN

1.1 TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN DI ĐỘNG


Thông tin di động là hệ thống liên lạc thông qua sóng vô tuyến, có khả năng vừa di
chuyển vừa liên lạc được. Các dịch vụ của hệ thống thông tin di động cho đến đầu
những năm 1960 mới xuất hiện. Các hệ thống này chưa tiện lợi và dung lượng rất thấp
so với các hệ thống hiện nay. Cùng với quá trình phát triển của công nghệ, ứng dụng
khoa học kỹ thuật vào sản phẩm, hệ thống thông tin di động ngày càng hoàn thiện
mang lại nhiều dịch vụ nâng cao, phục vụ nhu cầu giao tiếp của con người, mang lại
nhiều tiện ích hơn cho người sử dụng. Tóm tắt quá trình phát triển từ các thế hệ thông
tin di động sơ khai đến hệ thống thông tin di động như ngày nay được trình bày trong
hình dưới đây.

CDMA1x EV-DO cdma 2000 1x EV-DV

Hình 1. 1 Tổng kết quá trình tiến hoá của các nền tảng thông tin di động từ thế hệ một
đến thế hệ ba.

12
CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN VỀ MẠNG THÔNG TIN DI ĐỘNG

Bảng 1. 1 Tổng kết các thế hệ thông tin di động

Thế hệ thông Hệ thống Dịch vụ chung Chú thích


tin di động
Thế hệ 1 (1G) AMPS, Tiếng thoại FDMA, tương tự
TACS, NMT
Thế hệ 2 (2G) GSM, IS-136 Chủ yếu cho tiếng thoại TDMA hoặc CDMA, số,
IS-95 kết hợp với dịch vụ bản băng hẹp (8-13 kbps).
tin ngắn.
Trung gian GPRS, Trước hết là tiếng thoại TDMA (kết hợp nhiều
(2,5) EDGE, có đưa thêm các dịch vụ khe hoặc nhiều tần số),
cdma2000 số liệu gói. CDMA, sử dụng chồng
1× lên phổ tần của thế hệ hai
nếu không sử dụng phổ
tần mới, tăng cường
truyền số liệu gói cho thế
hệ hai.
Thế hệ ba cdma2000, Các dịch vụ tiếng và số CDMA, CDMA kết hợp
(3G) W-CDMA liệu gói được thiết kế để TDMA, băng rộng (tới 2
truyền tiếng và số liệu đa Mbps), sử dụng chồng lấn
phương tiên lên thế hệ hai hiện có nếu
Là nền tảng thực sự thế hệ không sử dụng phổ tần
ba. mới.

1.1.1 Cấu trúc, các thành phần chức năng hệ thống thông tin di động tổ ong
GSM/ GPRS
Mạng di động GSM
GSM là mạng thông tin di động số đầu tiên được xây dựng trên phương pháp đa
truy nhập TDMA. Một hệ thống GSM được tổ chức thành ba phần tử chính: MS, hệ
thống con trạm gốc (BSS: base station subsystem) và hệ thống con chuyển mạch (SS:
switching subsystem ) như trên Error! Reference source not found.3.

• Trạm di động (MS):

MS chứa đầu cuối di động với SIM card. SIM là một thiết bị an ninh chứa tất
cả các thông tin cần thiết và các giải thuật để nhận thực thuê bao cho mạng. Để
nhận thực thuê bao cho mạng, SIM chứa một máy vi tính gồm CPU và ba kiểu nhớ.
ROM được lập trình chứa hệ điều hành, chương trình cho ứng dụng GSM và các
13
VẬN HÀNH KHAI THÁC VÀ ỨNG CỨU THÔNG TIN

giải thuật an ninh A3 và A8. RAM được sử dụng để thực hiện các giải thuật và nhớ
đệm cho truyền dẫn số liệu. Các số liệu nhậy cảm như Ki (khóa bí mật), IMSI
(international mobile station identity: số nhận dạng thuê bao di động), các số để
quay, các bản tin ngắn, thông tin về mạng và về thuê bao như TMSI (temporary
mobile station identity: số nhận dạng thuê bao tạm thời), LAI (location area
identity: nhận dạng vùng định vị) được lưu trong bộ nhớ ROM xóa được bằng điện
(EEPROM).

Hình 1. 2 Kiến trúc mạng GSM.


• Hệ thống con trạm gốc (BSS):

BSS bao gồm một số trạm thu phát gốc (BTS: base transceiver station: trạm thu
phát gốc) và một bộ điều khiển trạm gốc (BSC: base station controller). BTS điều
khiển lưu lượng vô tuyến giữa MS và chính nó thông qua giao diện vô tuyến Um.

• Hệ thống con chuyển mạch (SS):

MSC thực hiện tất cả các ứng dụng cần thiết để định tuyến cuộc gọi đến hoặc từ
các người sử dụng và các mạng điện thoại khác nhau như: ISDN, PSTN. HLR (home
location register: bộ ghi định vị thường trú) mang tất cả các thông tin về thuê bao trong
vùng của GMSC (gateway MSC: MSC cổng) tương ứng. VLR (visitor location
register: bộ ghi định vị tạm trú) chứa các chi tiết tạm thời về MS làm khách tại MSC
hiện thời. Nó cũng chứa TMSI. Trung tâm nhận thực (AuC: authentication center)
được đặt tại HLR và là một trong những nơi phát đi các thông số an ninh quan trọng
nhất vì nó đảm bảo tất cả các thông số cần thiết cho nhận thực và mật mã hóa giữa MS
và BTS. TMSI cho phép từ chối một kẻ xấu tìm cách lấy trộm thông tin về các tài
nguyên được người sử dụng sử dụng và không cho kẻ xấu theo dõi vị trí người sử dụng.
Mục đích của EIR (equipment identity register: bộ ghi nhận dạng thiết bị) là để ghi lại
nhận dạng số máy của thiết bị di động để chống mất cắp máy. Nói một cách khác EIR
chứa các số seri máy của tất cả các máy di động và đánh dấu số máy bị mất hoặc bị ăn

14
CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN VỀ MẠNG THÔNG TIN DI ĐỘNG

cắp mà hệ thống sẽ không cho phép. Các người sử dụng sẽ được nhận dạng là đen
(không hợp lệ) trắng (hợp lệ) hay xám (bị nghi ngờ).
Mạng di động GPRS
GPRS sử dụng lại mạng truy nhập vô tuyến của GSM để truyền số liệu gói bằng
cách ghép nhiều khe thời gian vào một kênh truyền. Kiến trúc của GPRS được cho trên
Hình 1. 34

Hình 1. 3 Kiến trúc GPRS.


MS gồm thiết bị đầu cuối (TE:Terminal Equipment) (máy tính PC cầm tay chẳng
hạn) và đầu cuối di động (MT). MS có thể hoạt động trong ba chế độ phụ thuộc vào
khả năng của mạng và máy di động.

• Chế độ A, có thể xử lý đồng thời cả khai thác chuyển mạch kênh lẫn chuyển
mạch gói

• Chế độ B, cho phép MS hoặc ở chế độ PS hoặc ở chế độ CS nhưng không đồng
thời ở cả hai chế độ. Khi MS phát các gói, nếu kết nối CS được yêu cầu thì
truyền dẫn PS tự động được đặt vào chế độ treo

• Chế độ C, cho phép MS thực hiện mỗi lần một dịch vụ. Nếu MS chỉ hỗ trợ lưu
lượng PS (GPRS) thì nó hoạt động ở chế độ C.
Trong BSS, BTS xử lý cả lưu lượng CS và PS. Nó chuyển số liệu PS đến SGSN và
CS đến MSC. Ngoài các tính năng GSM, HLR cũng được sử dụng để xác định xem
thuê bao GPRS có địa chỉ IP tĩnh hay động và điểm truy nhập nào sử dụng để nối đến
mạng ngoài. Đối với GPRS, các thông tin về thuê bao được trao đổi giữa HLR với
SGSN.
SGSN xử lý lưu lượng các gói IP đến và từ MS đã đăng nhập vào vùng phục vụ
của nó và nó cũng đảm bảo định tuyến gói nhận được và gửi đi từ nó.
15
VẬN HÀNH KHAI THÁC VÀ ỨNG CỨU THÔNG TIN

GGSN đảm bảo kết nối với các mạng chuyển mạch gói bên ngoài như Internet hay
các mạng riêng khác. Nút kết nối với mạng đường trục GPRS dựa trên IP. Nó cũng
chuyển đi tất cả các gói IP và được sử dụng trong quá trình nhận thực và trong các thủ
tục mật mã hóa..
AuC hoạt động giống như mạng GSM. Cụ thể là nó chứa thông tin để nhận dạng
các người được phép sử dung mạng GPRS và vì thế ngăn chặn việc sự sử dụng trái
phép mạng.

Các dịch vụ cơ bản của mạng 2G và 2,5G


Phân loại thuê bao - Các sản phẩm chính :
9 Thuê bao trả sau (Postpaid):
ƒ MobiGold
9 Thuê bao trả trước (Prepaid):
ƒ MobiCard; MobiQ; Mobi 365; Q Student; Q Teen.
9 Dịch vụ thoại - Kết nối nhanh thời gian thực(realtime – online)
9 Dịch vụ nhắn tin ngắn Short Messages (SMS) : Lưu lại và chuyển đi - không
cần thời gian thực : Tmax = Ti
9 Dịch vụ truyền dữ liệu – Dạng gói (packet) : Email; FTP; Web; Wap; Fax;
MMS; Voice mail; Voice Messages; Voice chat

1.1.2 Cấu trúc, các thành phần chức năng hệ thống 3G


Cấu trúc hệ thống 3G sử dụng WCDMA của Mobifone khi triển khai từ GSM Æ
GPRS/EDGE Æ WCDMA pha đầu sẽ theo chuẩn 3GPP Release 4 như Hình 1. 45.

Hình 1. 4 Sơ đồ kết nối mạng lõi Mobifone khi triển khai 3G


16
CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN VỀ MẠNG THÔNG TIN DI ĐỘNG

Trong kiến trúc mạng 3G này, các phần tử mạng được phân thành 3 thành
phần: thiết bị người dùng (UE), mạng vô tuyến UMTS (UTRAN) và mạng lõi (CN).
Trong đó, UE và UTRAN đều bao gồm các giao thức hoàn toàn mới, việc thiết kế
chúng dựa trên nhu cầu của công nghệ vô tuyến WCDMA mới. Còn mạng lõi thì
ngược lại, có các thành phần được kế thừa từ mạng lõi GSM, GPRS/EDGE trước đó.

• Thiết bị người sử dụng (UE):


Thiết bị UE được dùng để giao tiếp với người sử dụng và giao diện vô tuyến. Nó
gồm hai thành phần:
o Thiết bị di động (ME) là đầu cuối vô tuyến sử dụng để giao tiếp vô tuyến
qua giao diện Uu.
o Modul nhận dạng thuê bao UMTS (USIM) là một thẻ thông minh đảm
nhận việc xác nhận thuê bao, thực hiện thuật toán nhận thực, và lưu giữ
khoá mã mật, khoá nhận thực và một số các thông tin về thuê bao cần
thiết tại đầu cuối.
Các giao diện kết nối trong UE và giữa UE với UTRAN bao gồm:
o Giao diện Cu: Đây là giao diện giữa thẻ thông minh USIM và ME. Giao
diện này tuân theo tiêu chuẩn cho các thẻ thông minh.
o Giao diện Uu: Đây là giao diện vô tuyến WCDMA. Uu là giao diện nhờ
đó UE truy cập được với phần cố định của hệ thống, và đây có thể là
phần giao diện mở quan trọng nhất trong UMTS.
• Mạng truy nhập vô tuyến (UTRAN)
Mạng truy nhập vô tuyến UTRAN thiết lập tất cả các chức năng liên quan đến vô
tuyến. Nó đứng ở vị trí tương tự như hệ thống BSS ở GSM. Nó gồm 2 thành phần:
o Nút B: chuyển đổi dữ liệu truyền giữa giao diện Iub và Uu. Nó cũng
tham gia vào quản lý tài nguyên vô tuyến.
o Bộ điều khiển mạng vô tuyến (RNC): sở hữu và điều khiển nguồn tài
nguyên vô tuyến trong vùng của nó, bao gồm các Nút B kết nối với nó.
RNC là điểm truy cập dịch vụ cho tất cả các dịch vụ mà UTRAN cung
cấp cho mạng lõi.
Các giao diện kết nối mạng UTRAN bao gồm:
o Giao diện Iur: Giao diện mở Iur hỗ trợ chuyển giao mềm giữa các RNC
từ các nhà sản xuất khác nhau, và vì thế bổ sung cho giao diện mở Iu.
o Giao diện Iub: Giao diện Iub kết nối một Nút B và một RNC. Đây là
giao diện mở hoàn thiện giữa bộ điều khiển và trạm gốc đã được chuẩn
hoá. Giống như các giao diện mở khác, Iub thúc đẩy hơn nữa tính cạnh
tranh giữa các nhà sản xuất trong lĩnh vực này.
17
VẬN HÀNH KHAI THÁC VÀ ỨNG CỨU THÔNG TIN

o Giao diện Iu: Giao diện này kết nối UTRAN tới mạng lõi. Giao diện Iu
gồm: Iu-CS và Iu-PS tương ứng với các giao diện tương thích trong
GSM là giao diện A (đối với chuyển mạch kênh) và Gb (đối với chuyển
mạch gói). Giao diện Iu đem lại cho các bộ điều khiển UMTS khả năng
xây dựng được UTRAN và CN từ các nhà sản xuất khác nhau.
o Giao diện Iu-BC: Giao diện này kết nối RNC với miền quảng bá của
mạng lõi là trung tâm quảng bá cell (Cell Broadcast Center). Giao diện
Iu-BC được dùng để phát thông tin quảng bá tới người dùng di động
trong cell cần quảng bá.
• Mạng lõi (Core Network):
Mạng lõi thực hiện chức năng chuyển mạch và định tuyến cuộc gọi, điều khiển các
phiên truyền và kết nối dữ liệu đến các mạng ngoài.
Các thành phần của mạng lõi gồm nhiều các thành phần kế thừa từ mạng lõi GSM
và GPRS/EDGE bao gồm: MSC/VLR, G-MSC, SGSN, GGSN, HLR/EIR/AuC.

1.2 TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG DI ĐỘNG VMS

1.2.1 Cấu trúc tổng quan của mạng thông tin di động VMS

Hình 1. 5 Cấu trúc mạng thông tin di động của VMS

Qui mô mạng lưới của Công ty VMS Mobifone :

18
CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN VỀ MẠNG THÔNG TIN DI ĐỘNG

o Phủ sóng 64/64 Tỉnh, Tp và đã triển khai phu sóng (lắp trạm phát sóng) đến
cấp Huyện/Xã.
o MSC/STP: 64
o BSC: 225, RNC: 33
o BTS: 13.700, node B: 4.900
o CÁC HỆ THỐNG DỊCH VỤ: IN, GPRS, WAP, MMS, SMS, PRBT, MCA,
BGM, Voice SMS…
1.2.2 Cấu trúc mạng do các Trung tâm Thông tin di động khu vực quản lý:
Cấu trúc mạng 2G:

Hình 1. 6 Cấu trúc mạng thông tin di động 2G của VMS

Hình 1.6 trên mô tả cấu trúc kết nối dành cho thiết bị Alcatel. Mạng 2G của riêng các
Trung tâm VMS KV cũng có cấu trúc tương tự. Tuy nhiên, hãng thiết bị và số lượng
thiết bị tại các phân hệ mạng có thể khác nhau.

Cấu trúc mạng 3G:

19
VẬN HÀNH KHAI
KH THÁC VÀ
À ỨNG CỨU THÔNG
T TIN

Hình 1.
1 7 Cấu trú
úc mạng thôông tin di độ
ộng 3G củaa VMS

Số lượnng và chủngg loại thiết bị


b 2G/3G củủa Trung tââm VMS KV
V 1:

STT Loại thiết bị


b Hããng sản xuấất Số lượng
1 MSC HW
W; Ericssonn 5
2 BSC HW
W/Alu 44
3 RNC HW
W 8
4 BTS HW
W/Alu 27000
5 Node B HW
W 11000

Số lượnng và chủngg loại thiết bị


b 2G/3G củủa Trung tââm VMS KV
V 2:

STT Loại thiết bị


b Hããng sản xuấất Số lượng
1 MSC HW
W;Ericssonn 16
2 BSC Ericsson 32
3 RNC Ericsson 6
4 BTS Ericsson 15000
5 Node B Ericsson 13000

200
CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN VỀ MẠNG THÔNG TIN DI ĐỘNG

Số lượng và chủng loại thiết bị 2G/3G của Trung tâm VMS KV 3:

STT Loại thiết bị Hãng sản xuất Số lượng


1 MSC HW;Ericsson 7
2 BSC Eric; HW, Alcatel 42
3 RNC NokiaSimmen 6
4 BTS Eric; HW, Alcatel 2800
5 Node B NokiaSimmen 800

Số lượng và chủng loại thiết bị 2G/3G của Trung tâm VMS KV 4:

STT Loại thiết bị Hãng sản xuất Số lượng


1 MSC HW 6
2 BSC Ericsson; HW 34
3 RNC NokiaSimmen 6
4 BTS HW;Ericsson 2900
5 Node B NokiaSimmen 940

Số lượng và chủng loại thiết bị 2G/3G của Trung tâm VMS KV 5:

STT Loại thiết bị Hãng sản xuất Số lượng


1 MSC HW 2
2 BSC Alcatel 32
3 RNC HW 3
4 BTS Alcatel; HW 1755
5 Node B HW 718

Số lượng và chủng loại thiết bị 2G/3G của Trung tâm VMS KV 6:

STT Loại thiết bị Hãng sản xuất Số lượng


1 MSC HW 0
2 BSC Alcatel; Eric; HW 49
3 RNC Ericsson 4
4 BTS Ericsson; HW 2008
5 Node B Ericsson 464

21
CHƯƠNG 2
CẤU TẠO VÀ NGYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG
CỦA THIẾT BỊ BTS VÀ NODEB

Trạm BTS/Node B là một thiết bị quan trọng trong hệ thống vô tuyến di động
2G/3G. Chúng thực hiện chức năng cung cấp các kết nối vô tuyến để giao tiếp với
thiết bị người dùng, giúp người dùng truy nhập các dịch vụ mà hệ thống mạng
cung cấp. Chương này sẽ cung cấp thông tin về cấu tạo và nguyên lý hoạt động
các trạm BTS/NodeB của một số hãng cung cấp thiết bị viễn thông mà VMS sử
dụng trên mạng lưới.

Nội dung chương bao gồm:


‰ Thiết bị BTS 2G
‰ Thiết bị NodeB 3G

23
VẬN HÀNH KHAI THÁC VÀ ỨNG CỨU THÔNG TIN

2.1 THIẾT BỊ BTS 2G


Trạm BTS là một thiết bị quan trọng trong hệ thống vô tuyến di động. Trong hệ
thống GSM, nó nằm trong phân hệ BSS chịu sự giám sát, điều khiển từ BSC thực hiện
chức năng cung cấp các kết nối vô tuyến để giao tiếp với thiết bị người dùng, giúp
người dùng truy nhập các dịch vụ mà hệ thống mạng cung cấp.
Trạm thu phát gốc BTS truyền thống bao gồm các thiết bị: tủ trạm BTS, tủ nguồn
BTS, hệ thống cung cấp nguồn điện lưới AC, ắc quy, máy nổ; hệ thống anten, feeder,
cột anten, cầu cáp, hệ thống truyền dẫn, tiếp đất, chống sét, các thiết bị phụ trợ như
giám sát, cảnh báo, điều hòa, phòng cháy chữa cháy nhà trạm.

Hình 2. 1 Cấu trúc hệ thống thiết bị nhà trạm BTS

Thiết bị tủ trạm BTS là thành phần trung tâm của trạm, nó bao gồm các khối chức
năng như sau:

• Các khối thu phát (TRX);


• Khối ghép nối anten;
• Khối chức năng điều khiển chính;
• Các khối hỗ trợ như tủ cabinet, khối nguồn, khối quạt, lọc gió, tiếp đất, giao
diện đấu truyền dẫn, cảnh báo, ắc quy…
Tùy theo yêu cầu mà trạm BTS có thể có nhiều dạng kiến trúc vật lý và cấu hình
khác nhau. Theo loại tủ trạm thiết bị trong nhà trạm, ngoài nhà trạm hay kết hợp mà ta
có thể phân làm: Trạm BTS trong nhà (Indoor cabinet), trạm BTS ngoài trời (Outdoor
24
CHƯƠNG 2 – CẤU TẠO VÀ
À NGUYÊN LÝ
Ý HOẠT ĐỘNG
G CỦA THIẾT
T BỊ BTS VÀ NO
ODEB

cabineet), trạm BTS phân bốố (DBS) (H Hình 2. 2). Theo vùngg phủ sóngg ta có các loại:
trạm macro,
m trạm
m mini, trạmm micro, trrạm pico…, với cấu hhình trạm seector hay omni.
o
Trongg đó, trạm macro
m đặc trưng
t cho vvùng phủ rộộng, thườngg dùng với cấu
c hình seector.
Các looại trạm miini, micro, pico là các trạm thườ ờng được ápp dụng để bổ
b trợ cho vvùng
phủ só óng của trạạm macro tạại những địịa điểm màà sóng từ trrạm macro không tới đđược
hoặc rất
r thấp khô ông thể thự
ực hiện dịchh vụ. Các hệ
h thống trạạm này thườ ờng tập truung ở
các th
hành phố lớ ớn, mật độ nhà
n cửa dàyy đặc và dùn ng trong cácc hệ thống tòa
t nhà lớnn (In-
buildiing).

Hình 2. 2 Các loại trạm


t BTS

Một số
s thiết bị BTS
B điển hìnnh được liệt kê trong bảng
b sau.

Bảngg 2. 1 Thiếtt bị BTS 2GG của các hããng


STT Hãng cun ng cấp Tên
T chủng lloại Loạii thiết bị
1 Alcatel Ev
volium A91100 - Inddoor: MBI3, MBI5
- Ouutdoor: MBO O, CBO
2 Huawei BT
TS 3012 - Inddoor
3 Motorola Hoorizon - Inddoor
4 Ericsson RB
BS 2000 • Macro
M Indooor: RBS 22002, 2206,
22216

25
VẬN HÀNH KHAI THÁC VÀ ỨNG CỨU THÔNG TIN

• Macro Outdoor: RBS 2101,


2102, 2103, 2106, 2116
• Micro Outdoor: RBS 2301,
2302, 2308
• Pico Outdoor: RBS 2401
5 Nokia Siemens BS-240 - Indoor: BS-240

2.1.1 Nguyên lý hoạt động của các khối trong BTS Alcatel
Alcatel cung cấp sản phẩm thiết bị BTS 2G có tên Evolium A9100. BTS Evolium
A9100 có khả năng hoạt động ở các băng tần GSM 900, 1800 và 850, 1900 MHz. Cấu
trúc các khối trong BTS A9100 được trình bày như trong Hình 2. 3.Tùy theo vị trí đặt
và cấu hình mà các BTS được phân loại indoor, outdoor với kích thước tủ khác nhau.

Hình 2. 3 Sơ đồ cấu trúc các khối BTS A9100

26
CHƯƠNG 2 – CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA THIẾT BỊ BTS VÀ NODEB

2.1.1.1 Cấu trúc khối SUMA

Hình 2. 4 Sơ đồ cấu trúc bên trong khối SUMA


™ Các giao diện:

• XCLK (External clock): là đồng hồ bên ngoài

• CLKI: là hệ thống đồng hồ chủ được phân phối tới khối thu phát TRE và
anten AN

• MMI: thông qua serial link để kết nối tới BTS – Terminal, thực hiện
quản lý lỗi…, tác động trực tiếp đến hệ thống bằng một số lệnh đơn giản.

• XBCB: External BTS control bus

• BCB: BTS control bus: bus điều khiển mang các thông tin trạng thái, cấu
hình, cảnh báo…

• BSII: mang thông tin TCH, RSL, OML, IOM-CONF

• SUMA: là khối trung tâm của một BTS, một BTS chỉ có một SUMA bất kể
số sector và TRX là bao nhiêu
™ Chức năng SUMA:

• Quản lý link truyền dẫn Abis

• Tạo xung đồng hồ cho tất cả các modul BTS, các đồng hồ này có thể được
đồng bộ từ một đồng hồ tham chiếu bên ngoài: Abis link, GPS, BTS khác,
có thể được tạo ra trong kiểu xung rỗi bởi một bộ phát tần số bên trong.

• Thực hiện chứng năng vận hành và bảo dưỡng cho BTS

• Quản lý ghép các dữ liệu TCH, RSL, OML, QMUX

27
VẬN HÀNH KHAI THÁC VÀ ỨNG CỨU THÔNG TIN

• Điều khiển chức năng AC/DC khi chúng được tích hợp bên trong BTS

• Điều khiển nguồn (dung lượng, điện áp, nhiệt độ)

• Thiết lập điện áp và dòng cho việc nạp pin.


2.1.1.2 Khối TRE

Hình 2. 5 Sơ đồ cấu tạo khối TRE


™ Các giao diện:

• RFI: giao diện này được sử dụng để loop vòng

• PSI: giao diện này để cung cấp nguồn

• PRI: Power Supply & Remote Interface được sử dụng để phân phối nguồn.

• CUI: giao diện này được sử dụng để thâm nhập trực tiếp đến các thành phần
khác nhau của TRE (truyền dữ liệu điều khiển, cấu hình giữa TRED và
TREA)

• CUI cũng mang những tín hiệu đồng hồ tham chiếu đến các thành phần của
TRE

• I2CE: giao diện này được sử dụng để TRED nhận dữ liệu được lưu trữ trên
TREA

• RCD: giao diện này được sử dụng để thông báo việc kiểm tra tín hiệu DC từ
giao diện RFI (TREA) đến TRED

• ADR (Addressing)

• DEBUG: giao diện này được sử dụng trong suốt quá trình phát triển để kiểm
tra các TRE (từ MMI)
™ Chức Năng Các Khối Trong TRE

28
CHƯƠNG 2 – CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA THIẾT BỊ BTS VÀ NODEB

1) TRED: Thực hiện các chức năng về phần xử lý số của TRE

o Xử lý điều khiển và báo hiệu, nó chịu trách nhiệm quản lý


các chức năng O&M của TRE
o Ghép kênh, nhảy tần, mật mã và giải mật mã
o Mã hoá (DEC)
o Giải điều chế (DEM)
o Mã hoá và phát (ENCT)
o Đầu cuối BCB
2) TREA: Thực hiện các chức năng

o Điều chế
o Điều khiển và biến đổi cao tần phần phát (TXRFCC)
o Tổng hợp phần phát (TXSYN)
o Biến đổi trung tần phần thu (RXIF)
o Tổng hợp phần thu (RXSYN)
o Giải điều chế trung tần (ISD)
o RF loop
o TRE PA board bao gồm bộ khuếch đại công suất, nó đảm nhiệm
khuếch đại công suất tín hiệu cao tần bởi TXRFCC. Nó cũng cung
cấp VSWR và kiểm tra nguồn, RF loop
3) TREP: Cung cấp nguồn cho TRE (DC/DC)

2.1.1.3 Khối ANC

Hình 2. 6 Sơ đồ kết nối khối ANC


29
VẬN HÀNH KHAI THÁC VÀ ỨNG CỨU THÔNG TIN

Khối ghép nối anten ANC thực hiện chức năng:


• Ghép nối 4 máy phát đến 2 anten.

• Phân phối tín hiệu nhận được từ mỗi antenna đến 4 máy thu (thu thường và
thu phân tập)
Modul này bao gồm 2 cấu trúc giống nhau, mỗi cấu trúc bao gồm:
• Antenna: nó có chức năng là phát sống ra môi trường vô tuyến và thu sóng
từ máy di động phát đến.
• Khối ghép đôi duplexer: dùng để kết hợp hai hướng phát và thu trên cùng
một anten.

• Khối khuếch đại tạp âm thấp LNA: có chức năng khuếch đại tín hiệu mà
anten thu được lên mức đủ lớn để cho TRE có thể xử lí được.

• Hai khối Spliter: khối này có chức năng tách tín hiệu thu của 2 TRE.

• WBC: bộ này có chức năng kết hợp hai đường phát lại với nhau để đi trên
cùng một đường đến bộ duplexer. Thực tế ta chỉ dùng bộ này khi ta dùng
hơn

• 2 TRX trên cùng một sector, nếu không dùng kết hợp thì ta phải gỡ cầu ra
và kết nối trực tiếp với duplexer mà không thông qua bộ WBC.
Khi qua bộ ANC như trên, mức tín hiệu sẽ bị suy hao là khoảng 3.3dBm
Ngoài ra, với những module bao gồm bộ kết hợp (ANY, ANC), sử dụng công
nghệ kết hợp băng rộng song song giống hệt nhau (twin).
• Module Antenna network combiner (ANC): kết nối 4 tín hiệu phát trên
2 anten và phân phối tín hiệu thu được từ mỗi anten lên 4 bộ thu (cho
anten chính và anten phân tập).

• Module Antenna Network Bi-TRX (ANB): kết nối 2 tín hiệu thu được
lên 2 anten và phân phối tín hiệu thu được từ mỗi anten lên 2 bộ thu
(cho anten chính và anten phân tập).

• Module Twin Wide Band Combiner (ANY): kết hợp 4 bộ thu phát thành
2 đầu phát và phân phối 2 tín hiệu thu được sang 4 bộ thu.

30
CHƯƠNG 2 – CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA THIẾT BỊ BTS VÀ NODEB

Hình 2. 7 Sơ đồ khối bộ ghép nối ANY

2.1.2 Nguyên lý hoạt động của các khối trong BTS Ericsson
Hãng Ericsson có thiết bị BTS 2G với dòng sản phẩm RBS 2000. Dòng sản
phẩm này bao gồm các loại BTS trong nhà và ngoài trời. Các dòng sản phẩm BTS
Macro Indoor được ký hiệu RBS 220x và các sản phẩm BTS Macro Outdoor được ký
hiệu RBS 21xx, các dòng sản phẩm Micro, Pico được ký hiệu RBS 23xx, 24xx.
Các thiết bị BTS loại 2x16 là dòng sản phẩm tiếp nối các hệ thống thiết bị 2x06
trước đó, đưa ra thương mại từ năm 2005 với ưu điểm là nhỏ gọn hơn nhiều, tiêu thụ
năng lượng ít hơn, cho phép linh hoạt trong việc thay đổi các cấu hình tương tự như
dòng sản phẩm 2x06.
Các sản phẩm RBS 2000 cho GSM:
• Macro Indoor: RBS 2202, 2206, 2216
• Macro Outdoor: RBS 2101, 2102, 2103, 2106, 2116
• Micro Outdoor: RBS 2301, 2302, 2308
• Pico Outdoor: RBS 2401

Hình 2. 8 Các thiết bị BTS 2G dòng sản phẩm RBS 2000 của Ericsson

31
VẬN HÀNH KHAI THÁC VÀ ỨNG CỨU THÔNG TIN

Dưới đây sẽ trình bày về thiết bị RBS 2206 là thiết bị được sử dụng nhiều trên
hệ thống mạng của VNPT.
Đặc tính kỹ thuật:
• Hỗ trợ đầy đủ các băng tần GSM. RBS 2206 loại trạm Macro Indoor với
kích thước tương tự như 2202 nhưng hỗ trợ tới 12 TRX, sử dụng
Combiner kép cho phép chuyển đổi linh hoạt với cấu hình 1 sector, 2
sector hoặc 3 sector với băng tần kết hợp GSM 900/1800 bằng cách thay
đổi CDU-F.
• RBS 2206 có khả năng hỗ trợ EDGE trên cả 12 bộ thu phát.
• RBS 2206 cho phép tối đa hiệu suất theo vùng phủ hoặc theo dung lượng
khi thay đổi chế độ của CDU-G.

Hình 2. 9 Cấu trúc tủ RBS 2206 Ericsson


Các khối trong RBS 2206:
• Đơn vị cấp nguồn PSU (power supply unit)
• Đơn vị chuyển mạch phân phối DXU (Distribution switch unit)
• Mô đun phân phối trong (Internal distribution module)
• Bộ thu phát kép dTRU (double transceiver unit)
• Bộ phận chuyển mạch cấu hình CXU (Configuration switch unit)
• Bộ phận phân phối và kết hợp CDU (Combiner and Distribution unit)
• Đơn vị đấu nối điện xoay chiều và một chiều ắC QUY/DCCU (AC or
DC connection unit)
32
CHƯƠNG 2 – CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA THIẾT BỊ BTS VÀ NODEB

• Khối điều khiển quạt FCU (Fan control unit)


• Bộ lọc điện một chiều (DC Filter)
• Khối khuyếch đại tùy chọn (TMA)
Đặc điểm lắp đặt:
• Tủ chỉ mở ở phần trước và phần nóc. Phần trước tủ là giao diện các card,
module thiết bị. Phần nóc tủ là cổng vào của feeder, cáp truyền dẫn, cáp
nguồn thuận tiện cho thao tác vận hành, bảo dưỡng.
• ắc quy dự phòng được đặt bên ngoài tủ RBS 2206. Các ắc quy dự phòng
được đặt trong các tủ nguồn lắp ngoài của Ericsson với thời gian lưu trữ
khác nhau.
2.1.2.1 Khối cấp nguồn PSU
• PSU biến đổi điện áp của nguồn cấp sang điện áp tiêu chuẩn của hệ
thống là 24VDC.
• PSU có thể hoạt động theo cấu hình có dự phòng N+1 (N khối phục vụ
và 1 khối dự phòng).
• Nếu sử dụng ắc quy dự phòng thì nên dùng thêm 1 PSU mở rộng để
phục vụ việc nạp ắc quy. Nếu RBS đã được gắn 1 PSU dự phòng rồi thì
không cần thêm PSU mở rộng để nạp ắc quy.
• RBS 2206 có gắn thiết bị bảo vệ chống đột biến điện áp, tuy nhiên vẫn
nên lắp thêm 1 bộ lọc sét và chống đột biến điện áp bên ngoài.
2.1.2.2 Khối chuyển mạch phân phối DXU
• DXU cung cấp khả năng giao tiếp của hệ thống RBS2206 với các đường
truyền 2Mbit/s hoặc 1,5Mbit/s và cung cấp các kết nối theo từng khe thời
gian tới chính xác từng TRX.
• DXU có nhiệm vụ tách tín hiệu mang thông tin đồng bộ hệ thống từ
đường truyền PCM và dùng tín hiệu này để kích hoạt bộ phận phát tín
hiệu định thời chuẩn cho RBS.
• DXU hỗ trợ tính năng ghép kênh lớp LAPD, chức năng hội tụ lớp LAPD
(LAPD concentration) và chức năng Multi Drop.
2.1.2.3 Mô đun phân phối trong IDM
• Phân phối điện áp hệ thống 24VDC tới các bộ phận của tủ RBS và đóng
vai trò là 1 cầu chì với điện áp tải là 24VDC
• Có 1 điểm kết nối trên IDM để kết nối vòng xuyến ESD với thiết bị tiếp
đất về điện.
2.1.2.4 Khối thu phát kép dTRU
• Mỗi tủ RBS2206 có thể gắn tối đa 6 dTRU (tương đương với 12 TRX)
• Có nhiều loại dTRU khác nhau được phân biệt bởi băng tần hoạt động và
khả năng hỗ trợ EDGE. Tất cả các loại dTRU đều hỗ trợ về phần cứng
cho các chức năng HSCSD và GPRS, riêng EDGE dTRU hỗ trợ về phần
cứng để nâng cấp lên các chức năng ECSD và EGPRS.

33
VẬN HÀNH KHAI THÁC VÀ ỨNG CỨU THÔNG TIN

• dTRU hỗ trợ nhiều chuẩn mã hoá khác nhau. dTRU có thể sử dụng
chuẩn A5/1 hoặc A5/2. Quá trình mã hoá được điều khiển thông qua
phần mềm.
• Một bộ ghép lai (hybrid combiner) được gắn bên trong dTRU. Bộ ghép
này có thể được sử dụng, là chức năng lựa chọn kết hợp với CDU-G để
tăng số lượng TRX cho mỗi anten. Cũng có thể bỏ qua bộ ghép lai này
bằng cách nối cáp vào mặt trước của dTRU.
• dTRU sẵn sàng về phần cứng để tăng cường hiệu năng hoạt động thông
qua việc nâng cấp phần mềm. Ví dụ: phân tập 4 nhánh thu và quá trình
triệt tiêu nhiễu mở rộng EIS.
2.1.2.5 Khối chuyển mạch cấu hình CXU
• Nhiệm vụ của CXU là kết nối chéo giữa CDU và dTRU tại đường thu.
CXU giúp việc nâng cấp hoặc cấu hình lại một tủ RBS được thuận tiện,
hạn chế việc di chuyển hoặc thay thế cáp RX.
• Các đầu vào và ra RX trên dTRU và CDU được đặt ở những vị trí để tối
thiểu hoá số loại cáp được sử dụng kết nối giữa CXU với dTRU/CDU.
2.1.2.6 Khối kết hợp và phân phối CDU
• CDU kết hợp các tín hiệu được phát đi từ các TRX và phân chia các tín
hiệu mà nó thu được từ anten.
• Các bộ lọc song công được đặt bên trong CDU. Một bộ nối đo đạc
(measuring coupler) đặt bên trong CDU cung cấp các phép đo công suất
tới và công suất phản xạ phục vụ việc tính toán hệ số sóng đứng điện áp
VSWR.
• Có 2 loại CDU khác nhau dùng cho GSM 900 và 1800 (CDU-F và
CDU-G) và một loại CDU dùng cho GSM 800 và GSM 1900 (CDU-G)
o CDU-G có tính năng ghép lai hỗ trợ nhảy tần băng cơ bản và
nhảy tần kết hợp.
o CDU-F có tính năng kết hợp lọc hỗ trợ các cấu hình lớn hỗ trợ
nhảy tần băng cơ bản. CDU-F được tối ưu hoá cho các cấu hình
lớn với công suất đầu ra tối đa trên số lượng anten tối thiểu.
• Các bộ lọc song công cho phép cả đường thu lẫn đường phát kết nối tới
cùng một anten. Các cấu hình song công cũng cho phép giảm thiểu số
lượng anten và feeder cần thiết cũng như hạn chế suy hao tại các bộ kết
hợp trên đường truyền.
• Cả CDU-G và CDU-F đều sẵn sàng về phần cứng để hỗ trợ EDGE.
2.1.2.7 Khối kết nối điện xoay chiều, một chiều ắC QUY/DCCU và bộ lọc điện
một chiều DC Filter
• ắC QUY/DCCU dùng phân chia và kết nối điện áp cung cấp 120-250
VAC (ắC QUY) hay -48/-60 VDC (DCCU) của nguồn vào tới các PSU.
• Bộ lọc điện 1 chiều dùng kết nối bộ cấp nguồn vào +24 VDC (PSU) với
bộ ắcquy dự phòng.
34
CHƯƠNG 2 – CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA THIẾT BỊ BTS VÀ NODEB

• Khối ắc quy dự phòng chỉ có khi điện áp nguồn cung cấp là 120-
250VDC.
2.1.2.8 Khối điều khiển quạt
• Khối FCU điều khiển các quạt gió bên trong tủ thiết bị. Môi trường làm
việc bên trong tủ được duy trì trong một khoảng giới hạn của nhiệt độ
nhờ vào việc điều khiển các quạt gió. Môi trường làm việc được điều
khiển bởi DXU thông qua FCU với sự hỗ trợ của các bộ cảm biến nhiệt
đặt bên trong các khối RU.
2.1.2.9 Khối khuếch đại TMA (Tower Mounted Amplifier)
• Là bộ khuếch đại TMA tùy chọn được sử dụng để bù lại suy hao do
anten - feeder và tăng cường hiệu năng cho tất cả các bộ thu.
(*) Quy trình lắp đặt BTS Ericsson trong Phụ lục 1

2.1.3 Nguyên lý hoạt động của các khối trong BTS Huawei
Thiết bị BTS 2G GSM của Huawei với các dòng sản phẩm đặc trưng BTS 3012,
BTS 3812 và BTS 3900 dùng trong indoor trong đó các dòng Outdoor là các dòng có
thêm đuôi A: BTS 3012A, BTS 3812A và BTS 3900A. Ngoài ra, hiện còn có thêm
dòng DBS 3900 là dòng BTS dạng phân phối, tách biệt phần xử lý tín hiệu băng cơ
bản BBU ra khỏi thành phần xử lý vô tuyến RRU.
Dưới đây sẽ trình bày cấu trúc BTS 3012 là thiết bị đã được triển khai trên
mạng lưới của VNPT

Hình 2. 10 Cấu trúc tủ BTS 3012

35
VẬN HÀNH KHAI THÁC VÀ ỨNG CỨU THÔNG TIN

Hình 2. 11 Cấu trúc các khối chức năng trong thiết bị BTS3012
2.1.3.1 Common subrack
Khung giá con tổng quát bao gồm các thành phần
o DTMU: khối truyền dẫn, định thời, quản lý: điều khiển và quản lý toàn
bộ BTS. Cung cấp các cổng cho nguồn đồng bộ tham chiếu, nguồn cấp,
chức năng bảo dưỡng, cảnh báo cụ thể như sau:

ƒ Cung cấp đầu vào tham chiếu GPS


ƒ Cổng đồng bộ vào BITS
ƒ Dự phòng giữa bảng mạch hoạt động và standby.
ƒ Cung cấp cổng mạng 10 Mbps cho vận hành, bảo dưỡng
ƒ Hỗ trợ đầu vào 4 hoặc 8 luồng E1
ƒ Điều khiển, vận hành, bảo dưỡng BTS
ƒ Download phần mềm BTS
ƒ Quản lý lỗi, cấu hình, năng lực và bảo mật
ƒ Hỗ trợ 8 đầu vào cảnh báo
ƒ Hỗ trợ 4 đầu ra tín hiệu điều khiển mở rộng.
ƒ Quản lý card điều khiển quạt và nguồn mở rộng
o DEMU: Khối theo dõi môi trường. Đảm bảo theo dõi môi trường xung
quanh hoạt động bình thường. Giám sát sự biến đổi của khói, nhiệt độ,
độ ẩm, hồng ngoại, cảm biến mở cửa, thu thập các thông tin cảnh báo và
gửi tới DTMU.
o DATU: Khối điều khiển Anten và TMA. Khối này chia sẻ cổng 2,3,4
hay 7 với khối DEMU. Khối này là tùy chọn và chỉ dùng nhiều nhất là 2

36
CHƯƠNG 2 – CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA THIẾT BỊ BTS VÀ NODEB

khối. Nó có chức năng điều khiển góc nghiêng điện (electric tilt) của
anten và feed TMA.
o DCSU: khối tổ hợp các kết nối tín hiệu trong tủ BTS: thực hiện chức
năng truyền tín hiệu đồng hồ, tín hiệu dữ liệu và điều khiễn giữa cabinet
chính và cabinet mở rộng; truyền tín hiệu từ DTMU tới DTRU, truyền
tín hiệu tại vị trí của DCOM, DDPU hay DFCU trong DAFU subrack tới
DCMB.
o DCCU: Khối quản lý cáp kết nối: truyền tín hiệu E1, tín hiệu điều khiển
quạt, tín hiệu đồng hồ từ DAFU subrack, cung cấp nguồn cho DCMB và
lọc EMI (nguồn -48VDC).
o DCMB: là khối bắt buộc, khối nền của cả common subrack gồm có 9
slot. Chức năng là truyền tín hiệu từ các khối trong common subrack tới
DCCU, truyền tín hiệu thông qua các cổng của nó tới các subrack khác,
cung cấp nguồn cho các bo mạch trong khối common subrack.

2.1.3.2 DAFU subrack


Khối DAFU bao gồm:
o DCOM: khối tổ hợp (combiner) có chức năng tổ hợp 2 đường tín hiệu
Tx từ DTRU và gửi tới DDPU. Một trạm hỗ trợ nhiều nhất 3 khối
DCOM.
o DDPU: khối Dual-Duplexer: khối này nhận các tín hiệu RF khác nhau từ
máy phát của DTRU và truyền lên anten. Trong lúc đó, nó nhận tín hiệu
ngược lại từ anten, khuếch đại và phân chia thành 4 luồng gửi đến bộ thu
của DRTU. Khối thực hiện các chức năng:
ƒ Bảo vệ chống sét
ƒ Phát hiện cảnh báo hệ số VSWR ở hệ thống anten
ƒ Nhận điều khiển tăng ích của bộ lọc thông thấp LNA
ƒ Truyền các tín hiệu RF từ bộ phát đến anten
ƒ Nhận các tín hiệu từ anten, khuếch đại và phân 4 luồng gửi đến bộ
thu DRTU

Bảng 2. 2 Mô tả biểu hiện của DDPU

Chỉ thị Màu Mô tả Trạng thái Ý nghĩa


RUN Xanh Cho biết ON Khi đèn xanh cho biết nguồn được
trạng thái cấp nhưng board ở trạng thái bị lỗi
hoạt động và
nguồn của OFF Khi đèn đỏ cho biết nguồn không
DDPU được cấp board ở trạng thái bị lỗi

Chớp chậm Board đang hoạt động


(1s on 1s
off)

37
VẬN HÀNH KHAI THÁC VÀ ỨNG CỨU THÔNG TIN

Chớp DTMU gửi cấu hình đến DDPU.


nhanh (0.2s
on 0.2s off)

ALM Đỏ Cho biết On (bao có cảnh báo sóng đứng và cả board


trạng thái gồm chớp lỗi
hoạt động nhanh)
Off Bình thường
Chớp chậm Board đang bắt đầu làm việc và tải
(1s on 1s chương trình ứng dụng
off)
VSWRA Đỏ Cho biết giao Chớp chậm cảnh báo sóng đứng mức A. Tạo ra
tiếp RF (1s on 1s cho kênh A.
off)
On cảnh báo sóng đứng mức A mức
động nghiêm trọng hơn. Trạng thái
cell vẫn hoạt động
Off Trạng thái bình thường
VSWRB Đỏ Cho biết giao Chớp chậm A cảnh báo sóng đứng mức. Tạo ra
tiếp RF (1s on 1s cho kênh B.
off)
On cảnh báo sóng tạo ra cho kênh B mức
động nghiêm trọng hơn. Trạng thái
cell vẫn hoạt động
Off Trạng thái bình thường

o DFCU: khối tổ hợp lọc thực hiện các chức năng


ƒ Truyền tín hiệu phát RF từ bộ phát DTRU tới anten qua khối
Duplexer sau khi tổ hợp
ƒ Truyền tín hiệu nhận được từ anten tới bộ Duplexer và LNA,
phân phối tín hiệu thành các luồng và gửi tới bộ thu của DTRU
ƒ Cung cấp tổ hợp 4 – 1 hoặc 6 – 1 luồng tín hiệu tổ hợp khi kết
nối với DFCB
ƒ Dò tìm tần số đầu vào và thực hiện quá trình tự cân chỉnh
ƒ Phát hiện cảnh báo VSWR của hệ thống anten và cung cấp chức
năng cảnh báo VSWR với mức ngưỡng điều chỉnh được.
o DFCB: khối tổ hợp lọc thực hiện chức năng:
ƒ Tổ hợp một hoặc 2 luồng tín hiệu phát RF từ bộ phát DTRU và
truyền đến anten thông qua bộ Duplexer
ƒ Truyền tín hiệu nhận được từ anten tới Duplexer và LNA, phân
phối tín hiệu thành các luồng và truyền đến máy thu DTRU

38
CHƯƠNG 2 – CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA THIẾT BỊ BTS VÀ NODEB

ƒ Phát hiện cảnh báo VSWR và cung cấp chức năng cảnh báo theo
mức ngưỡng điều chỉnh.

2.1.3.3 DTRU subrack:


Khối DTRU gồm DTRU và DTRB:
o DTRU: khối Double-Tranceiver gồm 2 khối TRX thực hiện các chức
năng: xử lý băng cơ bản, truyền tín hiệu RF, nhận tín hiệu RF
ƒ Quá trình xử lý băng cơ bản gồm xử lý tín hiệu: mã hóa, giải mã
hóa, mã hóa xen, giải xen, điều chế, giải điều chế. Hỗ trợ kiểm tra
vòng lặp RF, kiểm tra chuyển đổi khi lỗi vòng lặp khóa pha,
khuếch đại công suất ra.
ƒ Quá trình truyền RF gồm: điều chế tín hiệu băng cơ bản lên tín
hiệu RF và cung cấp nhảy tần RF. Phân tách tín hiệu RF nhận và
phân tập tín hiệu.
ƒ Quá trình nhận RF gồm: giải điều chế tín hiệu RF, thực hiện nhảy
tần RF, phân tách tín hiệu nhận và thực hiện phân tập thành 4
đường.

Bảng 2. 3 Mô tả biểu hiện của DTRU

Chỉ thị Màu Mô tả Trạng thái Ý nghĩa


RUN Xanh Cho biết ON Khi đèn xanh cho biết nguồn
trạng thái được cấp nhưng board ở trạng
hoạt động và thái bị lỗi
nguồn của
DTRU OFF Khi đèn đỏ cho biết nguồn
không được cấp board ở trạng
thái bị lỗi
Chớp chậm (2s Board đang bắt đầu hoạt động
on 2s off)
Chớp chậm (1s Board đang hoạt động
on 1s off)
Chớp nhanh DTMU gửi cấu hình đến
(0.2s on 0.2s off) DTRU.
ACT Xanh Cho biết On Cho biết board đang chạy
trạng thái (DTMU gửi cấu hình tới
hoạt động DTRU và cell đang bắt đầu).
TRX Tất cả kênh của 2 TRX có thể
làm việc bình thường.
Off Giao tiếp giữa DTRU và
DTMU không thiết lập
Chớp chậm (1s Chỉ có kênh logic đang làm
on 1s off) việc
39
VẬN HÀNH KHAI THÁC VÀ ỨNG CỨU THÔNG TIN

ALM Đỏ Cho biết On (bao gồm Khi đèn xanh cho biết nguồn
trạng thái chớp nhanh) được cấp nhưng board ở trạng
alarm thái bị lỗi
Off Board làm việc bình thường
RF_INF Đỏ Cho biết giao On cảnh báo sóng đứng
tiếp RF
Off Trạng thái bình thường
Chớp chậm (1s Cảnh báo vô tuyến
on 1s off)
Off E1 port 2 là bình thường khi
SWT out
E1 port 6 là bình thường khi
SWT on
On E1 port 2 cảnh báo về phía
cuối khi SWT out
E1 port 6 cảnh báo về phía
cuối khi SWT on
Chớp nhanh E1 port 2 cảnh báo về từ xa
(4Hz) khi SWT out
E1 port 6 cảnh báo về từ xa
khi SWT on
Off E1 port 3 là bình thường khi
SWT out
E1 port 7 là bình thường khi
SWT on
On E1 port 3 cảnh báo về phía
cuối khi SWT out
E1 port 7 cảnh báo về phía
cuối khi SWT on
Chớp nhanh E1 port 3 cảnh báo về từ xa
(4Hz) khi SWT out
E1 port 7 cảnh báo về từ xa
khi SWT on
Off E1 port 4 là bình thường khi
SWT out
E1 port 8 là bình thường khi
SWT on
On E1 port 4 cảnh báo về phía
cuối khi SWT out
E1 port 8 cảnh báo về phía
cuối khi SWT on
Chớp nhanh E1 port 4 cảnh báo về từ xa
(4Hz) khi SWT out
E1 port 8 cảnh báo về từ xa

40
CHƯƠNG 2 – CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA THIẾT BỊ BTS VÀ NODEB

khi SWT on

OFF Liu 1 tới Liu4 cho biết trạng


thái luồng từ port 1 tới 4
ON Liu 1 tới Liu4 cho biết trạng
thái luồng từ port 5 tới 8
OFF Không có cảnh báo phần cứng

ON Cảnh báo phần cứng.

o DTRB: Double – Transceiver Unit Backplane có 6 khe để cắm các board


DTRU, thực hiện chức năng:
ƒ Cung cấp đường kết nối giữa hệ thống Common Subrack và
DTRU subrack
ƒ Xác định số khe và rack của DTRU
ƒ Truyền tín hiệu tại vị trí của DTRU tới DCSU.

2.1.3.4 Top subrack


o DELC: E1 Signal Lightning-Protection Card được đặt ở slot 0, 1 hoặc 2
của Top Subrack. Ba khe này được chia sẻ giữa DELC và DMLC. Ít nhất
phải có một DELC. Chức năng chính cung cấp bảo vệ chống sét cho 4
luồng tín hiệu E1 (đối với 1 DELC), truyền tín hiệu E1 tới DCCU từ đó
tín hiệu được truyền tiếp đến DTMU để xử lý.
o DMLC: Monitor Signal Lightning-Protection Card là giao diện mở rộng
cho DEMU, bảo vệ chống sét cho tín hiệu giám sát cảnh báo.
o DSAC: Signal Access Card ở khe 3 của top subrack, là thành phần bắt
buộc, cung cấp 6 đầu vào cảnh báo, 2 tín hiệu ra CBUS3, bảo vệ chống
sét nguồn cấp, tín hiệu đồng bộ cổng BITS.
o DCTB: Cabinet Top Backplane cung cấp các kết nối tín hiệu giữa các
board trong top subrack, cung cấp cổng kết nối giữa 2 hay nhiều cabinet.

Ngoài ra cần có thêm các khối chức năng sau trong tủ cabinet để thiết bị hoạt động:
• Fan subrack: giám sát nhiệt độ không khí trong cabinet và nhiệt độ của quạt,
dựa vào đó điều chỉnh tốc độ quạt tương ứng; giao tiếp với DTMU để điều
chỉnh tốc độ quạt và đưa ra cảnh báo.
• Transmission subrack: thực hiện đấu nối truyền dẫn.
• Khối nguồn: cấp nguồn cho thiết bị.

2.2 THIẾT BỊ NODEB 3G


Trong UMTS trạm gốc được gọi là nút B và nhiệm vụ của nó là thực hiện kết nối
vô tuyến vật lý giữa đầu cuối với nó. Nó nhận tín hiệu từ RNC và chuyển nó vào tín
41
VẬN HÀNH KHAI THÁC VÀ ỨNG CỨU THÔNG TIN

hiệu vô tuyến. Nó cũng thực hiện một số thao tác quản lý tài nguyên vô tuyến cơ sở
như “điều khiển công suất vòng trong”. Tính năng này để phòng ngừa vấn đề gần xa;
nghĩa là nếu tất cả các đầu cuối đều phát cùng một công suất, thì các đầu cuối gần nút
B nhất sẽ che lấp tín hiệu từ các đầu cuối ở xa. Nút B kiểm tra công suất thu từ các đầu
cuối khác nhau và thông báo cho chúng giảm công suất hoặc tăng công suất sao cho
nút B luôn thu được công suất như nhau từ tất cả các đầu cuối.

Hình 2. 12 Mô hình NodeB


Hình 4.1 mô tả tổng quát cấu trúc của một NodeB. Thành phần chính bao gồm tủ
phát sóng RBS (tập trung hoặc phân tán) và ăng ten phát được đặt trên cột. Ngoài ra
trạm còn có các bộ phận phụ khác như nguồn, ắc qui, truyền dẫn, chống sét, báo động,
điều chỉnh nhiệt độ, … Các bộ phận được lắp đặt với nhau như trên hình vẽ.
Một số thiết bị NodeB điển hình được liệt kê trong bảng sau.
Bảng 2. 4 Thiết bị NodeB 3G của các hãng

STT Hãng cung cấp Tên chủng loại Loại thiết bị


1 Alcatel • Alcatel 9100 BTS Multi- • Indoor: MBI3, MBI5
Standard (2G/3G) • Outdoor: MBO, CBO

42
CHƯƠNG 2 – CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA THIẾT BỊ BTS VÀ NODEB

• UMTS Node B 9311 • Indoor


Macro Indoor (3G)
• UMTS Node B 9311 • Outdoor
Macro Outdoor (3G)

2 Huawei BTS 3900 • Indoor Macro NodeB


BTS3900
• Outdoor Macro Node B
BTS3900A
• DBS 3900
• Outdoor Mini Node B
BTS3900C
3 Ericsson RBS 3000 • Macro Indoor: RBS 3202,
3206, 3216,…
• Macro Outdoor: RBS
3102, 3106, 3116,…
• Micro: RBS 3301, 3302,
3303,..
• Indoor Mini: RBS 3401,
3402, 3412, 3418...
• Outdoor Mini: RBS 3501,
3502,..
4 Nokia Siemens Flexi BTS - Indoor
- Outdoor

2.2.1 Nguyên lý hoạt động của các khối trong NodeB NSN
Flexi WCDMA BTS là trạm thu phát gốc của hãng Nokia Siemens dành cho mạng
3G. Về mặt cài đặt và phần cứng, Flexi WCDMA BTS có thể cài đặt chung với các
trạm đang sử dụng mà không cần phải thêm tủ chứa thiết bị đặc biệt nào, do kích thước
nhỏ gọn dưới dạng các module có vỏ bảo vệ tốt nên nó có thể dễ dàng được lắp đặt ở
các vị trí khác nhau.
Các module Flexi WCDMA BTS có thể được sử dụng với cách cấu hình khác
nhau cho giải pháp tích hợp. Các module Flexi WCDMA BTS có thể được chứa trong
các tủ thiết bị đang sử dụng hoặc là chúng có thể được lắp đặt trên tường hay trên sàn.
Flexi WCDMA BTS bao gồm các khối RF, khối System và các khối truyền dẫn phụ.
Các khối có thể được lắp đặt cho cả môi trường indoor và outdoor.
Hệ thống Flexi WCDMA BTS hỗ trợ hai giải pháp lắp đặt: Feederless and
Distributed, giúp cho việc triển khai lắp đặt trở nên linh hoạt hơn so với các hệ thống
trước đây.

43
VẬN HÀNH KHAI THÁC VÀ ỨNG CỨU THÔNG TIN

- Feederless site: giải pháp này không sử dụng sợi feeder mà được thay thế bằng
sợi quang, do đó khoảng cách giữa khối System và khối RF hay RRH (Remote
Radio Head) lên tới 200 m.
- Distributed site: Giải pháp này cho phép khoảng cách giữa khối System và RF
hay RRH lên tới 15 km thông qua hệ thống truyền dẫn quang. Khi đó các thành
phần truyền tải và bộ thu phát được sử dụng để kết nối khối System với các
khối RF.
2.2.1.1. Giới thiệu hệ thống

Hình 2. 13 Cấu trúc các thành phần chính cùa Flexi WCDMA BTS
Flexi WCDMA BTS gồm có:
- Một khối system FSMx (Flexi System Module) được lắp chung với khối truyền dẫn
phụ (Transmission sub-module).
- Một khối system FSMx mở rộng (System Extension Module) không có khối truyền
dẫn phụ, giúp mở rộng cho việc xử lý tín hiệu băng gốc (baseband).
- Một tới ba khối RF hoặc RRH.
- Một khối cung cấp nguồn (FPMA), có thể chứa tối đa 4 khối phụ: 1 tới 3 bộ
chuyển đổi AC/DC (FPAA: Flexi Power AC/DC sub-module 200-240 V AC), 1 tới
3 bộ nguồn ắc qui (FPBA: Flexi Power Battery sub-module)
44
CHƯƠNG 2 – CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA THIẾT BỊ BTS VÀ NODEB

- Khối kết hợp đa sóng MRC (Multiradio Combiner): kết hợp tín hiệu GSM và
WCDMA, tuân theo chuẩn AISG/3GPP, cung cấp một đường DC giữa BTS và
anten.
- Ngoài ra khi các khối được lắp bên ngoài cabinet, cần có thêm các bộ phân: nắp
đậy bảo vệ phía trước/sau FMCA, FMCB (Flexi Mounting Cover for Back and
Front) và cabinet để lắp trên sàn, tường hoặc trên cột FMFA (Flexi Mounting Kit
for Floor, Wall, Plole)

2.2.1.2. Khối System


Khối system đảm nhiệm các chức năng: điều khiển, vận hành, duy trì hệ thống, xử
lý tín hiệu băng gốc, kết nối truyền dẫn, phân phối nguồn.
Gồm có 3 kiểu: FSMB (Rel. 1), FSMC (Rel. 2), FSMD (Rel. 2). Rel. 2 tăng cường
khả năng điều khiển, xử lý tín hiệu băng gốc hơn so với Rel. 1. Ngoài ra nó có thể họat
động như một khối system mở rộng.
Khối system cũng chứa bộ tạo xung clock để đồng bộ cho các khối khác của BTS,
các khối quạt. Nó lấy nguồn DC - 48 V và phân phối tới các khối RF, khối system mở
rộng.

Hình 2. 14 Cấu trúc khối system

45
VẬN HÀNH KHAI THÁC VÀ ỨNG CỨU THÔNG TIN

Các khối chức năng của khối system

Hình 2. 15 Sơ đồ chức năng của khối system


- Control block and timing block có các chức năng: là điểm kết thúc của phần ứng
dụng node B NBAP (Node B Application Part), chức năng điều khiển toàn bộ BTS
và các thiết bị khác bên ngoài, chức năng vận hành và bão dưỡng O&M. Tạo ra
xung clock và tần số chuẩn để đồng bộ với các BTS khác.
- External interface block: cung cấp các kết nối giao tiếp bên ngoài giúp thuận tiện
cho việc điều khiển thiết bị.
- MultiFlexing & Summing and Ethernet switching: định tuyến dữ liệu giữa các khối
vô tuyến và băng gốc.
- RF Interface block: cung cấp các kết nối input/output tới các khối RF.
- Baseband Extension Interface block: cấp các kết nối input/output tới các khối
system mở rộng.
46
CHƯƠNG 2 – CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA THIẾT BỊ BTS VÀ NODEB

- BB Processing block: xử lý tín hiệu băng gốc.


- Transmission sub-module: cung cấp các giao tiếp kết nối tới RNC với các chức
năng:
• Hỗ trợ ATM trên đường E1/T1/JT1, STM-1, Ethernet.
• Đồng bộ.
• Điểm kết thúc của giao diện Iub.
• Mặt phẳng điều khiển Iu-PS, mặt phẳng người dùng Iu-PS.
• Mặt phẳng điều khiển Iur, mặt phẳng người dùng Iur.
• Hỗ trợ các tính năng IP (DHCP,định tuyến, NTP, lọc gói)
• Đo hiệu năng truyền tải. 3.2.3 Khối RF
2.2.1.3. Khối RF
Khối RF hoạt động độc lập như một máy thu phát có tích hợp các bộ lọc anten.
Mỗi khối RF khác nhau có thể hỗ trợ từ 1 tới 3 sector, có chức năng xử lý tín hiệu vô
tuyến, điều khiển và cấp nguồn cho anten.
Khối RF gồm có 3 loại:
• Triple RF: 3 bộ thu phát
• Dual RF: 2 bộ thu phát
• Single RF: 1 bộ thu phát

Hình 2. 16 Cấu trúc khối RF


Khối RF bao gồm các thành phần:
47
VẬN HÀNH KHAI THÁC VÀ ỨNG CỨU THÔNG TIN

- Máy phát TX cho 2 carrier.


- Máy thu phân tập RX cho 2 carrier.
- Bộ khuếch đại tuyến tính.
- Bộ lọc RF hướng chính và hướng phân tập.
- Bộ cấp nguồn vào 48 V DC.
- Khuếch đại và cấp nguồn cho anten.
- Giao tiếp với khối system.
- Hai quạt tích hợp.
- Giao tiếp kết nối tới anten.
Các khối chức năng của khối RF

Hình 2. 17 Sơ đồ chức năng của khối RF (Triple)


Khối RF bao gồm các khối chức năng sau:
- RF control: Cung cấp giao tiếp kết nối quang để kết nối tới khối system. Thực hiện
điều khiển các khối khác và xử lý tín hiệu.
- TX RF: Chuyển đổi tín hiệu số sang dạng tương tự, nâng tần …
- PA (Power Amplifier): Khuếch đại công suất tới mức ngưỡng công suất phát.
- RX: Hạ tần số, chuyển đổi tín hiệu tương tự sang dạng số … Bao gồm 6 máy thu
(loại Triple), 3 cho hướng thu chính, 3 cho hướng thu phân tập.
- TX, RX filter: Các bộ lọc anten cho tín hiệu TX, RX.
- Bias-T: Chống sét.
48
CHƯƠNG 2 – CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA THIẾT BỊ BTS VÀ NODEB

- VSWR: Bộ đo tỉ số song đứng.


2.2.1.4. Khối RRH
Cũng như khối RF, RRH hoạt động độc lập như một máy thu phát có tích hợp các
bộ lọc anten. Mỗi khối RRH có thể hỗ trợ 1sector, có chức năng xử lý tín hiệu vô
tuyến, điều khiển và cấp nguồn cho anten. Khác với RF, RRH không có tích hợp quạt
nhưng có tích hợp bộ bảo vệ quá áp. Mỗi RRH chỉ hỗ trợ 1 máy phát TX 2 carrier và 2
máy thu, một cho hướng chính, một cho thu phân tập.

Hình 2. 18 Cấu trúc khối RRH


Các khối chức năng của khối RRH

Hình 2. 19 Sơ đồ chức năng của khối RRH


RRH bao gồm các khối cơ bản: Control, TX, RX, PA, Filter… có chức năng tương tự
khối RF.
49
VẬN HÀNH KHAI THÁC VÀ ỨNG CỨU THÔNG TIN

2.2.1.5. Khối cấp nguồn FPMA (Flexi Power Module)

Hình 2. 20 Cấu trúc khối cấp nguồn FPMA


Bao gồm 2 thành phần:
- Khối biến đổi AC/DC FPAA (Flexi Power AC/DC): biến đổi điện áp AC 200-240
V (1 phase hoặc 3 phase) thành nguồn DC 48 V cung cấp cho BTS.
- Khối ắc qui FPBA (Flexi Power Battery): cung cấp nguồn dự phòng cho BTS trong
thời gian ngắn.

(*) Chi tiết về quy trình lắp đặt NodeB NSN trong Phụ lục 2

2.2.2 Nguyên lý hoạt động của các khối trong NodeB Ericsson
Hãng Ericsson có các thiết bị BTS 3G (Node B) với dòng sản phẩm RBS 3000.
Dòng sản phẩm này bao gồm các thiết bị indoor và outdoor phục vụ cho các cấu hình
trạm macro, mini, micro với cách phân loại theo mã tương tự như các thiết bị BTS 2G.
• Thiết bị Macro Indoor: RBS 3202, 3206, 3216,…
• Thiết bị Macro Outdoor: RBS 3102, 3106, 3116,…
• Thiết bị Micro: RBS 3301, 3302, 3303,..
• Thiết bị Indoor Mini: RBS 3401, 3402, 3412, 3418...
• Thiết bị Outdoor Mini: RBS 3501, 3502,..
Dưới đây sẽ trình bày về thiết bị RBS 3206, là loại Macro Indoor đang triển khai
trên mạng lưới. Ericsson cung cấp 3 loại tủ với cấu hình dung lượng và tần số khác
nhau:
• RBS 3206F: hỗ trợ 6 khối RU, băng tần sử dụng 2100/900 MHz
• RBS 3206E: hỗ trợ 6 khối RU, băng tần 850/1900/17-2100 MHz
• RBS 3206M: là một dạng rút gọn của tủ RBS 3206F với 3 khối RU,
phục vụ 1-3 sector với nhiều nhất 2 sóng mang/sector.

50
CHƯƠNG 2 – CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA THIẾT BỊ BTS VÀ NODEB

Hình 2. 21 Cấu trúc vật lý của RBS 3206E/F


Các khối chính của RBS 3206 :
• Radio Unit (khối vô tuyến): bao gồm các chức năng chuyển đổi tín hiệu
từ số sang tương tự, điều chế và khuếch đại tín hiệu trên đường phát,
đồng thời biến đổi tương tự sang số và lọc tín hiệu thu được. Số lượng
khe cắm RU ở RBS 3206M, 3206F, 3206E lần lượt là 3, 6, 9 khe.
• Filter Unit (khối lọc): bao gồm bộ khuếch đại tạp âm thấp (LNA), thực
hiện việc tách sóng mang vô tuyến. Đường xuống bao gồm 1 LNA;
đường lên bao gồm 2 LNA. Số lượng khối này ở RBS 3206M là 1-3, ở
RBS 3206F/E là 1-6.
• Digital Subrack and Cassett: bao gồm 2 pool baseband riêng rẽ. Mỗi
baseband pool hỗ trợ lên đến 6 sector-carrier. Các board bên trong bao
gồm:
o Khối điều khiển chính (Control Base Unit) : là khối điều khiển
trung tâm của RBS, thực hiện một số chức năng điều khiển và các
yêu cầu về kết nối mạng (network connectivity).
o Khối phát (Transmitter board) : có khả năng hỗ trợ HSDPA và
R99 Channel Element (CE).
o Khối thu và truy nhập ngẫu nhiên (Random Access and
Receiver) : bao gồm các phần RX và thực hiện việc kết hợp

51
VẬN HÀNH KHAI THÁC VÀ ỨNG CỨU THÔNG TIN

(combination) cell để dùng cho chuyển giao mềm (soft handover),


giải mã, máy thu RAKE.
o Giao diện vô tuyến (Radio Unit Interface – RUIF): chứa các liên
kết point-to-point từ các cáp đến các khối RU. RUIF mang cả tín
hiệu cho đường phát và đường thu, các tín hiệu điều khiển số và
các tín hiệu định thời.
o Khối kết cuối tổng đài (Exchange Terminal Board – ETB) : gồm
các cổng kết nối mạng. Việc sử dụng ETB là tùy chọn vì CBU
cũng có thể hỗ trợ 4 cổng E1/T1. Tủ cũng có thể được trang bị
giao diện truyền dẫn tùy chọn: E1/T1/J1, E3/T3/J3, STM-1 và
Ethernet.
• Khối cấp nguồn (Power Supply Unit): khối cung cấp nguồn biến đổi điện
áp vào là AC hoặc DC sang điện áp hệ thống là -48V DC. PSU giao tiếp
với CBU thông qua bus EC.
• Khối liên kết nguồn ắC QUY hay DCCU: kết nối giữa nguồn cấp vào AC
hay +24 DC với khối PSU
• Khối phân phối nguồn (Power Distribution Unit): sử dụng phân phối
nguồn DC. Khối này gồm các cầu chì cho riêng từng kết nối và khối tụ
cấp nguồn hold-over cho các thiết bị số của RBS.
Ngoài các khối chính được nêu ở trên, RBS 3206 còn có các thiết bị tùy chọn khác
bên ngoài tủ thiết bị như: hệ thống nguồn và pin dự phòng, bộ điều khiển hệ thống
anten (Antenna System Controller), khuyếch đại TMA, điều chỉnh góc điện anten
(Remote Electrical Tilt).
Các sản phẩm thuộc dòng RBS 3206 đều hỗ trợ HSPA, dung lượng cho phép UL
và DL lớn nhất là 1536 CE.
Trên đây là giới thiệu về các đặc tính, chức năng, thành phần thiết bị Node B
Indoor trạm Macro dòng sản phẩm RBS 3206. Về cơ bản, các trạm macro khác có cấu
tạo, khối thiết bị tương tự. Các trạm micro và mini có sự tách biệt về thành phần Main
Unit và thành phần Remote Radio Unit.

Hình 2. 22 Kết nối giữa MU và RRU


52
CHƯƠNG 2 – CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA THIẾT BỊ BTS VÀ NODEB

2.2.3 Nguyên lý hoạt động của các khối trong NodeB Huawei
Thiết bị BTS 3G của Huawei là dòng sản phẩm 3900 series bao gồm:
• Indoor Macro NodeB BTS3900
• Outdoor Macro Node B BTS3900A
• DBS 3900
• Outdoor Mini Node B BTS3900C
Dòng sản phẩm NodeB 3900 được thiết kế theo kiến trúc module. Các module cơ
bản gồm có : khối băng cơ bản (baseband unit) BBU3900, khối RF indoor (WRFU),
và khối RF outdoor (RRU). BBU kết nối với RRU hoặc WRFU qua cổng CPRI và cáp
quang. Ngoài ra còn có các thiết bị hỗ trợ :
• Cabinet nguồn APM30
• Cabinet macro indoor
• Cabinet outdoor
• Cabinet mini outdoor

Hình 2. 23 Các thành phần chính của Node B 3900


BBU3900:
BBU 3900 được thiết kế với kiến trúc vỏ cứng; không gian lắp đặt tối thiểu là rộng
19 inches và chiều cao 2U. Nó có thể đặt trên tường, cầu thang, trong phòng hoặc
trong cabinet outdoor. Các khối cơ bản bên trong BBU3900 bao gồm:

53
VẬN HÀNH KHAI THÁC VÀ ỨNG CỨU THÔNG TIN

• Khối xử lý phát WCDMA (WMPT)


• Khối xử lý băng cơ bản WCDMA (WBBP)
• Khối quạt (UFAN)
• Khối nguồn

Bảng 2. 5 LED trạng thái hoạt động của WMPT


LED Màu Trạng thái Mô tả

RUN Xanh lá cây Sáng Có nguồn

Tắt Không có nguồn

1s Sáng, 1s Tắt Borad đang config

0.125s Sáng, 0.125s tắt Phần mềm đang được load vào
board hoặc board đang bị hỏng

ALM Đỏ Sáng Có cảnh bảo phần sứng

Tắt Board hoạt động bình thường

ACT Xanh lá cây Sáng Board đang ở chế độ active

Tắt Board đang ở chế độ standby

Bảng 2. 6 LED trạng thái hoạt động của WBBP


Label Màu Mô tả

RUN Xanh lá cây ON Có nguồn

OFF Không có nguồn hoặc hỏng

1s ON, 1s OFF Hoặc động bình thường

0.125s ON/OFF Load dữ liệu


ACT Xanh lá cây ON Hoạt động bình thường.

OFF Không sử dụng.

ALM Đỏ OFF Hoạt động bình.

54
CHƯƠNG 2 – CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA THIẾT BỊ BTS VÀ NODEB

ON Có cảnh báo phần cứng.

RRU:
RRU là khối điều khiển RF outdoor, có thể lắp đặt gần antenna. RRU được chia
thành RRU3804 và RRU3801C dựa theo công suất đầu ra và khả năng xử lý.
• RRU 3801C: công suất ra max 40W, hỗ trợ 2 sóng mang
• RRU3804: công suất ra max 40W, hỗ trợ 4 sóng mang

Hình 2. 24 Sơ đồ kết nối giữa BBU3900 và các khối RRU

WRFU :
WRFU được chia thành 40W WRFU và 80W WRFU dựa theo công suất đầu ra
và khả năng xử lý. Cả 2 có cùng cấu trúc vật lý, kích thước, khối lượng và các cổng
vật lý.
Bảng 2. 7 LED trạng thái hoạt động của WRFU
LED Trạng thái Ý nghĩa

RUN On Nguồn vào bình thường nhưng card bị lỗi

Off Khỗng có nguồn hoặc card hỏng.

Nhấp nháy 1s Hoạt động bình thường.

Nhấp nháy 0,125 Đang loading hoặc chưa khởi động

55
VẬN HÀNH KHAI THÁC VÀ ỨNG CỨU THÔNG TIN

ALM On Có cảnh báo

Off Không cảnh báo

ACT On Được kết nối tới BBU

Off Không được kết nối tới BBU.

On for 1 second and Trạng thái test


off for 1 second
VSWR Off (red) Không có cảnh báo sóng đứng VSWR

On (red) Có cảnh báo sóng đứng VSWR

CPRI0 On (green) CPRI bình thường


CPRI1
On (red) Lỗi trong việc nhân

Red LED on for 1 CPRI link out of lock


second and off for 1
second

APM:
Tủ nguồn APM: cung cấp nguồn -48 VDC và dự phòng cho các Node B. Tủ
nguồn này có 2 loại là APM30 và APM100, trong tủ có các khối sau:
• Power Supply Unit (PSU)
• Power Monitoring Unit (PMU)
• Power Distribution Unit (PDU)
• APM Power unit Interface Board (APMI)
• Temperature monitoring unit
• 24 Ah batteries

56
CHƯƠNG 2 – CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA THIẾT BỊ BTS VÀ NODEB

Hình 2. 25 Tủ nguồn APM30

57
CHƯƠNG 3
TRUYỀN DẪN
Thiết bị truyền dẫn thực hiện nhiệm vụ truyền dẫn trong suốt tín hiệu từ BSC hoặc
RNC về BTS hoặc NodeB và ngược lại. Để thực hiện nhiệm vụ đó có thể dùng các thiết
bị truyền dẫn để truyền tín hiệu từ BTS về BSC như cáp luồng (TDM/ ATM E1), cáp
mạng (FE), cáp quang (Modem quang), viba, VSAT. Chương này sẽ đi sâu phân tich
cấu tạo và nguyên lý hoạt động của thiết bị truyền dẫn viba, quang, leaseline.

Nội dung chương bao gồm:


‰ Phân loại thiết bị
‰ Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các khối trong thiết bị truyền dẫn.

59
VẬN HÀNH KHAI THÁC VÀ ỨNG CỨU THÔNG TIN

3.1 PHÂN LOẠI THIẾT BỊ


Có thể dùng các thiết bị truyền dẫn để truyền tín hiệu từ BTS về BSC như:
• viba
• cáp luồng (TDM/ ATM E1)
• cáp mạng (FE)
• cáp quang (Modem quang)
• VSAT
Thiết bị truyền dẫn thực hiện nhiệm vụ truyền dẫn trong suốt tín hiệu từ BSC hoặc
RNC về BTS hoặc NodeB và ngược lại.
Việc đấu nối thiết bị trạm BTS (BTS hoặc NodeB) với BSC hoặc RNS thông qua:
• Mạng truyền dẫn riêng của nhà khai thác hoặc
• Mạng của các nhà cung cấp dịch vụ truyền dẫn.
Trong trường hợp sử dụng mạng truyền dẫn riêng của nhà khai thác, các thiết bị
truyền dẫn cho BTS thường là vi ba, cáp quang.
Trường hợp sử dụng mạng của các nhà cung cấp dịch vụ truyền dẫn, thiết bị sử
dụng cho trạm BTS thường là cáp quang, modem quang, cáp mạng FE, cáp luồng
TDM/ ATM E1, VISAT thông qua các mạng truyền dẫn đường trục, liên tỉnh, liên
huyện, mạng MAN-E.
3.2 CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC KHỐI TRONG
THIẾT BỊ TRUYỀN DẪN

3.2.1 Thiết bị vi ba
3.2.1.1 Cấu trúc các thành phần
Cấu trúc các thiết bị truyền dẫn vi ba thông thường bao gồm các khối chức năng
chính :
ƒ Khối thu phát vô tuyến (RAU),
ƒ Khối ghép nối anten,
ƒ Anten, phi đơ,
ƒ Khối băng tần gốc, ghép nối chuyển mạch kênh (SMU),
ƒ Khối giao diện truyền dẫn (modem MMU),
ƒ Khối điều khiển giám sát.
Các khối chức năng này được tích hợp vào hai khối ODU treo trên cột cao anten
và khối IDU đặt trong phòng máy. Khối ODU bao gồm các khối thu phát, ghép nối
anten và anten phát xạ rời hoặc tích hợp. Khối IDU bao gồm các khối chức năng quản
lý cấu hình dung lượng, xử lý tín hiệu băng tần gốc, kết nối giao diện truyền dẫn.
Ngoài ra tại khối này còn có khối chức năng điều khiển giám sát, cảnh báo, kênh
nghiệp vụ, xử lý đấu chéo….

60
CHƯƠNG 3 – TRUYỀN DẪN

Thiết bị vi ba được lắp đặt riêng tại trạm BTS (hoặc trạm viễn thông dùng chung)
kết nối với thiết bị BTS thông qua cáp luồng E1 hoặc cáp mạng.
Một số thiết bị vi ba PDH và SDH thường dùng cho mạng truyền dẫn thông tin di
động BTS:
Bảng 3. 1 Một số thiết bị vi ba PDH và SDH
Tốc độ Tần số sóng
STT Tên thiết bị Tuyến đang sử dụng
truyền dẫn mang
PASOLINK
Các tuyến truyền dẫn
1 PDH 1~16*2Mbit/s 7, 13, 15, 18 GHz
BTS, thuê kênh
(Nec)
MINILINK Các tuyến truyền dẫn
2 1~16*2Mbit/s 7, 13, 15, 18 GHz
(Erission) BTS, thuê kênh
PASOLINK
2*STM1
3 SDH 15, 18 GHz
128Mbit/s
(Nec)

3.2.1.2 Cấu tạo thiết bị viba MINI LINK E


Thiết bị đầu cuối MINI-LINK E gồm 2 phần chính :
• Phần ngoài trời, độc lập hoàn toàn về dung lượng lưu lượng và hỗ trợ được cho
một số dải tần khác nhau. Phần này chứa một module ăngten, khối vô tuyến
(RAU) và các phần cứng lắp đặt phụ trợ. Module ăn-ten và khối vô tuyến có thể
được tích hợp hoặc lắp đặt rời. Với cấu hình bảo vệ (1+1), hai khối vô tuyến và
một hoặc 2 ăn-ten sẽ được sử dụng. Phần ngoài trời này được nối với phần
trong nhà bằng 1 dây cáp đồng trục.
• Phần trong nhà, module truy nhập, hoàn toàn độc lập về băng tần và hỗ trợ các
phiên bản khác nhau về dung lượng và cấu hình hệ thống. Nó bao gồm một
Khối Modem (MMU) và Khối Ghép kênh Chuyển mạch (SMU) tuỳ chọn. Với
cấu hình dự phòng, 2 khối modem và một khối ghép kênh chuyển mạch được
sử dụng. Một khối truy nhập dịch vụ (SAU) tuỳ chọn được dùng chung giữa 2
máy đầu cuối. Có thể sử dụng thêm một khối đấu chéo MINI-LINK (MXU) cho
cấu hình dự phòng ring. Tất cả các khối trong nhà được đặt trong một tủ máy
truy nhập chung (AMM-Access Module Magazine). Hệ thống giám sát và điều
khiển được tích hợp sẽ theo dõi liên tục chất lượng truyền dẫn và các tình trạng
cảnh báo.

61
VẬN HÀNH KHAI THÁC VÀ ỨNG CỨU THÔNG TIN

Hình 3. 1 Sơ đồ kết nối thiết bị viba MINI-LINK E


A: Khối ngoài trời
B: Khối trong nhà
C: Cáp radio

1) Phần ngoài trời (ODU)


Phần ngoài trời có cấu trúc tùy thuộc vào lựa chọn cấu hình trạm:
- Cấu hình đầu cuối 1+0, gồm một khối vô tuyến và một ăn-ten.
- Cấu hình 1+1 yêu cầu 2 khối vô tuyến và 2 ăn-ten. Thay vì sử dụng 2 ăn-ten, có thể
sử dụng một ăn-ten và một bộ chia tín hiệu.
Khối vô tuyến
Có 2 phiên bản khối vô tuyến: RAU1 và RAU2 có chung chức năng, nhưng khác
nhau về thiết kế cơ khí và công nghệ vi ba. RAU2 có độ tích hợp các mạch vi ba cao
hơn.
MINI-LINK E RAU1 và RAU2 là các khối vi ba có các bộ thu phát tín hiệu tần số
vô tuyến (RF). Các tín hiệu lưu lượng từ các khối trong nhà được xử lý và chuyển đổi
sang tần số phát và được truyền qua chặng vi ba.
Có các kết nối để đồng chỉnh ăn-ten, cáp vô tuyến và tiếp đất.

Hình 3. 2 MINI-LINK E RAU1 và RAU2

Khối vô tuyến được nối trực tiếp đến ăngten không qua ống dẫn sóng mềm.

62
CHƯƠNG 3 – TRUYỀN DẪN

Khối vô tuyến có thể lắp rời và kết nối qua một ống dẫn sóng dẻo đến bất kỳ
ăngten nào với giao diện ống dẫn sóng chuẩn 154 IEC-UBR.
Khối ăn-ten
Một số kiểu an ten tùy chọn dùng cho cho thiết bị viba này
• RAU1 có ăngten compact 0,3 mét
• RAU1 có ăngten compact 0,6 mét
• RAU1 có ăngten compact 0,6 mét tần số 7/8GHz
• RAU2 có ăngten compact 0,2 mét
• RAU2 có ăngten compact 0,3 mét
• RAU2 có ăngten compact 0,6 mét

Hình 3. 3 RAU1 và RAU2 với các ăn-ten khác nhau.


Khi lắp đặt rời, tất cả các ăngten sử dụng được với cả RAU1 và RAU2 qua ống
dẫn sóng mềm. Có thể chuyển đổi phân cực anten giữa dọc và ngang.
Khối ăngten được gắn chặt với giá đỡ và không cần phải tháo ra trong quá trình bảo trì
sau khi đồng chỉnh.
Góc nâng có thể chỉnh ±13o với ăngten 0,2m và ±15o với ăngten 0,3 và 0,6 m. Góc
phương vị có thể điều chỉnh ± 65o với ăngten 0,2m và ±40o cho ăngten 0,3 và 0,6 m.
2) Phần trong nhà (IDU)
Hộp module truy nhập (AMM Access Module Magazine)
Hộp này được thiết kế để lắp vào 1 rack 19” hoặc tủ máy nằm ngang. Có 3 loại độ
cao: 1U, 2U và 4U tương ứng dành cho 1, 3, 4 và 7 thiết bị theo danh sách dưới đây:
• AMM 1U có thể chứa 1MMU
• AMM 2U-1 có thể chứa 2 MMU + 1 SAU
• AMM 2U-2 có thể chứa 2MMU + 1 SMU
• AMM 2U-3 có thể chứa 2 MMU +1 SMU + 1 SAU
63
VẬN HÀNH KHAI THÁC VÀ ỨNG CỨU THÔNG TIN

• AMM 4U có thể chứa 4 MMU +2 SMU + 1 SAU


Có thể tuỳ chọn lắp MXU vào bất kỳ khe trống nào trong AMM 2U-3 và AMM
4U.

Hình 3. 4 Các hộp module truy nhập.

• AMM 1U được sử dụng cho một trạm đầu cuối đơn có cấu hình 1+0.
• AMM 2U được dùng cho đơn hoặc đôi trạm đầu cuối
• AMM 4U được sử dụng cho các trạm có nhiều đầu cuối hợp thành
Các AMM cũng có thể được lắp đặt ngang hoặc dọc trên tường sử dụng các
thanh xà.
Trong các tủ máy với hệ thống làm mát, các khối được làm mát bằng luồng không
khí thổi giữa chúng.
Tất cả các khối được lắp vào hộp từ phía trước.
Tất cả các đèn chỉ thị, điều khiển và các giao diện đấu nối ngoài đều ở mặt trước
của các khối.
Các dây cáp được đi từ bên tay trái sang bên tay phải nhìn từ phía trước.
Các hộp có một tấm chắn ở phía trước để bảo vệ các dây cáp, các đầu nối và các hệ
thống điều khiển.
Có thể theo dõi các đèn chỉ thị qua tấm chắn này.
Các khối đầu cắm bên trong

Hình 3. 5 Khối đầu cắm bên trong của hộp 2U-3.


Có 3 loại khối đầu cắm bên trong:

64
CHƯƠNG 3 – TRUYỀN DẪN

™ Khối truy cập dịch vụ (SAU)


™ Khối Modem (MMU)
™ Khối ghép kênh chuyển mạch (SMU)
Khối Modem (Modem Unit - MMU)
Khối MMU là giao diện trong nhà đến khối radio và chứa các bộ điều chế và giải
điều chế. Mỗi khối vô tuyến cần một khối MMU. MMU có 4 phiên bản:
™ MMU 2x2 cho tốc độ 2x2 Mbit/s
™ MMU 4x2/8 cho tốc độ 4x2 hoặc 8Mbit/s (bao gồm một MUX 2/8)
™ MMU 2x8 cho tốc độ 2x8 Mbit/s (hoặc 8x2Mbit/s (với SMU))
™ MMU 34+2 cho tốc độ 34+2 Mbit/s (hoặc 17x2 Mbit/s (với SMU))
Khối Chuyển mạch/ Ghép kênh (SMU)
Khối SMU sử dụng với cấu hình dự phòng 1+1 để chuyển mạch và/hoặc ghép
kênh/tách kênh các luồng 2Mbit/s. SMU có 3 phiên bản:
• SMU Sw - Cho đầu cuối cấu hình 1+1
Dung lượng: 2x2, 4x2/8, 8x2 hoặc 34+2 Mbit/s
• SMU 8x2 - Cho cấu hình đầu cuối 1+0 hoặc 1+1
Dung lượng: 8x2 Mbit/s
• SMU 16x2 - Cho 2 cấu hình đầu cuối 1+0.
Dung lượng: Một cấu hình đầu cuối 1+0 với 17x2 Mbit/s và
một cấu hình đầu cuối 1+0 với 2x2, 4x2/8, 8x2 hoặc 34 +2
Mbit/s.
- Cho 2 cấu hình đầu cuối 1+0 : Dung lượng: 8x2 Mbit/s
- Cho một cấu hình đầu cuối 1+1: 17x2, 4x8+2 Mbit/s
Khối truy nhập dịch vụ (Service Access Unit- SAU)
Khối SAU hỗ trợ các tính năng mở rộng như kênh dịch vụ, giao diện vào/ra cho
người sử dụng và các cổng Kênh Cảnh báo ngoài (External Alarm Channel - EAC). Có
3 phiên bản:
• Basic: Với 2 cổng kênh cảnh báo ngoài, 8 giao diện vào và 4 giao diện
vào/ra.
• Exp 1: Với chức năng của cấu hình Basic cộng thêm 2 kênh dịch vụ số cho
mỗi terminal radio và Kênh cảnh báo từ xa (Remote Alarm Channel).
• Exp 2: Với chức năng của cấu hình Basic, thêm một kênh dịch vụ tương tự,
một kênh dịch vụ số cho mỗi máy đầu cuối vô tuyến và Kênh Cảnh báo từ xa
(RAC).
(*) Tài liệu về VHKT thiết bị viba Pasolink trong phụ lục3

65
VẬN HÀNH KHAI
KH THÁC VÀ
À ỨNG CỨU THÔNG
T TIN

3.2.2
3 Một số
s thiết bị truyền
t dẫn
n khác
Thiết bị VSSAT
Thiết bịị VSAT đư
ược lắp đặt riêng
r tại trạạm BTS (ho
oặc trạm viễễn thông dùùng chung)
kết
k nối với thiết bị BT
TS thông qua cáp luồngg E1 hoặc cáp mạng.

Hình 3.
3 6 Thiết bịị VSAT sử dụng
d trong thông
t tin dii động
Thiết bị cááp quang
Cáp quuang được lắpl đặt từ trrung tâm trruyền dẫn tới t BTS, quua thiết bị modem
m tại
trạm
t và đưưa vào thiết bị BTS trêên giao diệnn cáp luồng g (TDM E1, ATM E1)) hoặc cáp
mạng
m (FE)
Sử dụnng modem quang,
q hoặcc các switch có cổng quang để kkết nối BTS S với BSC
trực
t tiếp hooặc thông quua nút trungg tâm truyền dẫn khu vực.
v
Trong trường
t hợp thiết bị trạạm BTS sử dụng giao diện truyềnn dẫn FE cóó thể dùng
đ cuối là switch có cổng
đầu c quangg 100/1000.
Trong trường hợp p thiết bị trạạm BTS sử dụng giao diện truyềnn dẫn luồng E1 có thể
dùng
d đầu cu uối là modeem quang.
Các mo odem quangg có thể cun ng cấp truyyền dữ diệu tốc độ 1E11, 2E1, 4E11, 8E1 hay
16 E1 qua cápc quang vớiv khoảngg cách lên đđến 70 km. Một số loạii modem qu uang cũng

c thể cungg cấp ngoài các giao diiện truyền thống
t như V.35,
V V.36,, RS 232, X21
X còn có
các
c giao diệnd như E11 (G.703), Ethernet 110/100 BaseT với cácc chức nănng cầu nối
(bridge) hoặc định tuyyến (routingg).

H
Hình 3. 7 Modem
M quanng của hãngg Telindus

666
CHƯƠNG
G 3 – TRUYỀN
N DẪN

Thiếtt bị cáp luồồng


Cááp luồng E1
E (TDM , ATM) đượ
ợc lắp đặt trực
t tiếp từ
ừ trung tâm
m truyền dẫnn tới
thiết bị
b BTS

Hình
h 3. 8 Sơ đồồ kết nối giữ
ữa BTS và BSC
B

Thiếtt bị mạng MAN


M E
K sử dụng mạng MAN
Khi N E, thiết bbị truyền dẫẫn trong trạm
m BTS có thể
t là cáp luuồng
TDM, ATM, cápp quang/ cáp c Etherneet đấu vào khối BBU trực tiếp hoặc h thông qua
modem m quang vàà các thiết bị
b mạng như ư switch, Hub, router.. hoặc viba SDH.
Hiện tại mạnng MAN_E của VNPT T cung cấp khả năng trruyền dẫn tốt
t phù hợpp với
hệ thốống trạm NoodeB yêu cầuc băng thôông và chấtt lượng dịchh vụ cao. Mạng
M truyềnn dẫn
MAN N_E phù hợpp với các thhiết bị BTS 3G có trang g bị giao diện FE.
Sơ đồồ mạng truyyền dẫn BT TS/ NodeB – BSC/ RN NS qua mạạng MAN_E E có dạng điển
hình sau
s :

67
VẬN HÀNH KHAI
KH THÁC VÀ
À ỨNG CỨU THÔNG
T TIN

Hìn
nh 3. 9 Mạnng truyền dẫẫn BTS/ NodeB – BSC// RNS qua mạng MAN
N_E

688
CHƯƠNG 4
ĐO KIỂM CHẤT LƯỢNG MẠNG

Đo kiểm chất lượng mạng là một trong những bước quan trọng của quá trình
vận hành khai thác và ứng cứu thông tin mạng thông tin di động 2G/3G. Đo kiểm
giúp cho cán bộ kỹ thuật biết được tình trạng hoạt động của các đối tượng được đo,
từ đó đưa ra các giải pháp kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của thiết bị.
Chương này sẽ giới thiệu tính năng của các thiết bị đo và cung cấp một số bài đo
cơ bản thường được thực hiện khi lắp đặt, bảo dưỡng, vận hành khai thác và ứng
cứu thông tin.

Nội dung chương bao gồm:


‰ Giới thiệu thiết bị đo và các bài đo suy hao trên antenna và feeder
‰ Giới thiệu thiết bị đo và các bài đo luồng truyền dẫn E1, FE
‰ Giới thiệu thiết bị đo và các bài đo điện trở đất
‰ Giới thiệu thiết bị đo và các bài đo ắc quy

69
VẬN HÀNH KHAI THÁC VÀ ỨNG CỨU THÔNG TIN

4.1 ĐO SUY HAO ANTENNA VÀ FEEDER

4.1.1 Giới thiệu thiết bị đo Site Master


Site Master Model S331D là một thiết bị phân tích cáp và ăng ten loại cầm tay.
Thiết bị có các phím số để nhập số liệu và một màn hình tinh thể lỏng màu LCD để
hiển thị các kết quả đo dưới dạng đồ hình cho nhiều phép đo khác nhau.
Site Master có thể hoạt động liên tục trong vòng 1.5h với nguồn pin trong được sạc
đầy điện và có thể hoạt động từ nguồn điện 12.5V DC. Chức năng tiết kiệm năng
lượng của máy giúp cho kéo dài thời gian hoạt động của pin.
Site Master được dùng để đo SWR (hệ số sóng đứng), suy hao phản hồi, suy hao
trên cáp và định vị vị trí bị lỗi của các thành phần RF trên hệ thống ăng ten thu phát.
Site Master Model S332D còn có thêm tính năng phân tích phổ, phân tích tỷ số sóng
mang trên nhiễu.
Các vệt tín hiệu đo có thể được thay đổi mức hoặc được làm tăng thêm tính năng
bằng các marker tần số hoặc các đường giới hạn. Một lựa chọn menu sẽ làm cho thiết
bị phát ra một âm “beep” khi giá trị giới hạn bị vượt quá. Để cho phép người dùng sử
dụng thiết bị trong môi trường thiếu ánh sáng, màn hình LCD có tính năng cho phép
điều chỉnh độ tương phản và độ sáng tối.
Các phụ kiện chuẩn đi kèm theo máy:
- Va li mềm đựng thiết bị
- Pin tái xạc
- AC- DC Adapter và dây nguồn.
- Bộ dây nguồn sử dụng nguồn ắc qui trên ô tô (điện áp 12VDC)
- Phần mềm phân tích kết quả đo (Handheld Software Tool CD-ROM)
- Cáp kết nối máy tính (giao diện RS-232, 9 chân, loại null modem)
- Một năm bảo hành miễn phí (đối với Pin, phần cứng và phần mềm)
- Sách hướng dẫn sử dụng bằng tiếng Anh

Hình 4. 1 Site Master Model S332D

70
CHƯƠNG 4 – ĐO KIỂM CHẤT LƯỢNG MẠNG

4.1.2 Một số bài đo sử dụng thiết bị Site Master


Phép đo suy hao phản hồi hệ thống:
Phép đo suy hao phản hồi hệ thống xác nhận chất lượng của hệ thống đường truyền
dẫn cáp có ăng ten kết nối ở điểm cuối của đường truyền dẫn. Để đo suy hao phản hồi:
Yêu cầu về thiết bị:
o Máy đo Site Master Model S331D/S332D
o Presion Open/Short, Anritsu 22N50 hoặc Precision Open/Short/Load, Anritsu
OSLN50LF hoặc InstaCal Module ICN50
o Precison Load, Anritsu SM/PL
o Test Port Extension Cable, Anritsu 15NNF50-1.5C
o Optional 510-90 Adapter, DC to 7.5 GHz, 50 Ohm, 7/16 (F) – N(m)
o Thiết bị cần đo: Đường truyền dẫn cáp và Anten
Quy trình đo:
Bước 1. Nhấn phím MODE
Bước 2. Lựa chọn Freq-Return Loss sử dụng các phím mũi tên Lên/Xuống và nhấn
phím ENTER.
Bước 3. Thiết lập tần số bắt đầu và tần số cuối, chọn tự động băng một tín hiệu tiêu
chuẩn hoặc nhập bằng tay bằng cách sử dụng 2 phím mềm F1 và F2 (tham khảo hình
vẽ)
Bước 4. Thực hiện hiệu chuẩn thông số cho Site Master
Bước 5. Kết nối đường truyền cáp feeder vào Site Master. Một vệt tín hiệu đo sẽ hiển
thị trên màn hình khi Site Master ở chế độ quét.
Bước 6. Ấn phím SAVE DISPLAY, nhập tên cho vệt đo, và ấn ENTER.

Phép đo Suy hao cáp:


Phép đo suy hao trên cáp của hệ thống truyền dẫn (suy hao chèn thêm) xác nhận
mức suy hao tín hiệu của hệ thống cáp so với đặc tính quy định tham chiếu/ Chức năng
đo này có thể được thực hiện với Site Master ở chế độ Freq-Cable Loss.
Yêu cầu về thiết bị:
o Máy đo Site Master Model S331D/S332D
o Presion Open/Short, Anritsu 22N50 hoặc Precision Open/Short/Load, Anritsu
OSLN50LF hoặc InstaCal Module ICN50
o Precison Load, Anritsu SM/PL
o Test Port Extension Cable, Anritsu 15NNF50-1.5C
o Optional 510-90 Adapter, DC to 7.5 GHz, 50 Ohm, 7/16 (F) – N(m)
Thiết bị cần đo: Đường truyền dẫn cáp và bộ Short
Quy trình đo suy hao cáp:
Bước 1. Nhấn phím MODE
Bước 2. Chọn Freq-Cable Loss sử dụng phím mũi tên Up/Down và ấn ENTER
Bước 3. Lựa chọn Tần số bắt đầu và tần số kết thúc, hoặc bằng cách chọn một tín hiệu
tiêu chuẩn (chọn tự động) hoặc thao tác bằng tay với việc sử dụng phím mềm F1 và F2
Bước 4. Kết nối cáp kéo dài cổng đo vào cổng RF port và hiệu chuẩn máy Site Master.
71
VẬN HÀNH KHAI THÁC VÀ ỨNG CỨU THÔNG TIN

Bước 5. Lưu nhớ các thiết lập hiệu chuẩn


Bước 6. Kết nối đối tượng cần đo vào Site Master qua cáp nối dài cổng đo. 1 Vệt tín
hiệu sẽ xuất hiện trên màn hình ngay khi Site Master ở trong chế độ quét.
Bước 7. Suy hao cáp được hiển thị trong cửa sổ trạng thái
Bước 8. nhấn phím SAVE DISPLAY, tên đồ hình và nhấn ENTER

Phép đo xác định khoảng cách đến điểm lỗi của đường truyền dẫn:
Phép đo xác định khoảng cách đến điểm lỗi chứng nhận chất lượng của sự phối
ghép toàn tuyến truyền và các phần tử trên đó. Đồng thời phép đo xác định các vị trí
lỗi trong hệ thống đường truyền dẫn cáp. Phép đo xác định giá trị suy hao phản hổi cử
từng cặp kết nối connector, thành phần cáp để xác định các vị trí điểm lỗi. Chức năng
này có thể thực hiện trong chế độ DTF-Return Loss hoặc DTF-SWR. Đối với các ứng
dụng đo hiện trường, chế độ DTF – Return Loss được sử dụng, Để thực hiện phép đo
này, tháo antenna và kết nối bộ Tải (Load) và điểm cuối cáp.
Yêu cầu về thiết bị:
o Máy đo Site Master Model S331D/S332D
o Precision Open/Short, Anritsu 22N50 hoặc Precision Open/Short/Load, Anritsu
OSLN50LF hoặc InstaCal Module ICN50
o Precision Load, Anritsu SM/PL
o Test Port Extension Cable, Anritsu 15NNF50-1.5C
o Optional 510-90 Adapter, DC to 7.5 GHz, 50 Ohm, 7/16 (F) – N(m)
Thiết bị cần đo: Đường truyền dẫn cáp và bộ Load
Quy trình đo – Chế độ Suy hao phản hồi (Return Loss):
Để thực hiện một phép đo DTF trong chế độ Return Loss, thực hiện các bước sau:
Bước 1. Ấn phím MODE
Bước 2. Chọn DTF-Return Loss sử dụng phím mũi tên Up/Down và ấn phím ENTER
Bước 3. Kết nối cáp (Test Port Extension Cable) với cổng RF của Site Master và thực
hiện hiệu chuẩn Site Master theo quy trình.
Bước 4. Lưu các thiết lập thông số hiệu chỉnh.
Bước 5. Kết nối Đối tượng cần đo với Site Master qua cáp nối dài cổng đo (có khả
năng bù pha do uốn cong). Một vệt đo sẽ hiển thị trên màn hình khi Site Master ở chế
độ quét.
Bước 6. Ấn phím FREQ/DISP
Bước 7. Thiết lập các giá trị D1 và D2. Site Master thiết lập mặc định cho D1 là zero.
Bước 8. Ấn phím mềm DTF Aid là chọn Cable Type cần chọn để thiết lập chuẩn vận
tốc truyền lan và hệ số suy hao cho cáp.

Quy trình đo – Chế độ DTF-SWR (theo hệ số sóng đứng):


Thực hiện các bước như sau:
Bước 1. Ấn phím MODE
Bước 2. Chọn DTF-SWR bằng việc sử dụng các phím lên/ xuống và ấn ENTER
Bước 3. Thực hiện các quy trình giống như chế độ DTF-Return Loss đề cập ở trên.
72
CHƯƠNG 4 – ĐO KIỂM CHẤT LƯỢNG MẠNG

Độ phân giải:
Có sẵn 3 tập điểm dữ liệu (130, 259 và 517) trong Site Master. Hệ số mặc định của
nhà sản xuất là 259 điểm dữ liệu. Bằng cách tăng số điểm dữ liệu, độ chính xác phép
đo và khoảng cách đo đường truyền dẫn cáp tăng lên.
Tăng số điểm dữ liệu, làm tăng thời gian quét và tăng độ chính xác của phép đo.

Phép đo suy hao phản hồi Antenna:


Phép đo suy hao phản hồi của riêng ăng ten xác nhận chất lượng của các ăng ten
phát và ăng ten thu. Phép đo này có thể được sử dụng để phân tích chất lượng của ăng
ten trước khi lắp đặt vào hệ thống. Ăng ten có để được đo kiểm đối với toàn dải băng
tần, hoặc với một dải tần số cụ thể nào đấy. Phép đo tần số thu và phát được tiến hành
một cách riêng rẽ. Các bước tiếp sau đây sẽ giải thích cách đo suy hao ăng ten trong
chế độ suy hao phản hồi như thế nào.
Yêu cầu về thiết bị:
o Máy đo Site Master Model S331D/S332D
o Precision Open/Short, Anritsu 22N50 hoặc Precision Open/Short/Load, Anritsu
OSLN50LF hoặc InstaCal Module ICN50
o Precision Load, Anritsu SM/PL
o Test Port Extension Cable, Anritsu 15NNF50-1.5C
o Optional 510-90 Adapter, DC to 7.5 GHz, 50 Ohm, 7/16 (F) – N(m)
Thiết bị cần đo: Bộ ăng ten
Quy trình đo
Bước 1. Ấn phím MODE
Bước 2. Chọn Freq-Return Loss, sử dụng các phím mũi tên Up/Down và ấn phím
ENTER
Bước 3. Kết nối cáp Test Port Extension vào cổng RF và hiệu chuẩn thông số cho Site
Master theo quy trình hiệu chuẩn.
Bước 4. Ấn phím SAVE SETUP và lưu các thiết lập về hiệu chuẩn thông số
Bước 5. Kết nối đối tượng cần đo vào Site Master qua cáp nối dài cổng đo.
Bước 6. Ấn phím MARKER
Bước 7. Thiết lập các marker M1 và M2 với những tần số mong muốn.
Bước 8. Ghi lại mức suy hao phản hồi thấp nhất trên dải tần số thiết lập
Bước 9. Ấn phím SAVE DISPLAY, tên vệt đo và nhấn phím ENTER.
Tính giá trị ngưỡng và so sánh suy hao phản hồi nhỏ nhất ghi được với giá trị ngưỡng
tính toán:
Suy hao phản hồi (lớn nhất) = -20log(VSWR-1)/(VSWR+1)
Lưu ý: VSWR là thông số do nhà sản xuất ăng ten cung cấp
Nếu suy hao phản hồi đo được nhỏ hơn giá trị ngưỡng tính toán, phép đo không đạt và
ăng ten phải được thay thế.

73
VẬN HÀNH KHAI THÁC VÀ ỨNG CỨU THÔNG TIN

4.2 ĐO LUỒNG

4.2.1 Giới thiệu thiết bị đo Sunset MTT


SunSet MTT Basic Color là dạng máy đo cầm tay đa năng sử dụng cho việc đo
kiểm trạng thái vật lý và chất lượng truyền dẫn của mạng truy cập dịch vụ. Với cấu
trúc kiểu module hóa, SunSet MTT có khả năng mở rộng được nhằm đáp ứng hầu hết
các loại dịch vụ viễn thông hiện nay, khi được cắm các module tương ứng, máy đo
SunSet MTT-ACM có khả năng đo kiểm các dịch vụ viễn thông tương ứng như ADSL,
ADSL2, ADSL2+, VDSL, VDSL2, SHDSL, Ethernet, GigabitEthernet, Datacom, E1,
SDH, OTDR, OLS, DWDM/CWDM, VoIP, IPTV …
Có khả năng cung cấp nguồn không cần xạc lại hơn 4 giờ, có cảnh báo pin yếu, có
tính năng thiết lập thời gian tự động tắt máy.

Hình 4. 2 Sunset MTT

Menu chính của chức năng đo E1:

TEST CONFIGURATION : Cấu hình các bài đo 
TEST PATTERN : Chọn lựa mẫu thử 
MEASUREMENT RESULTS : Kết quả các bài đo 
OTHER MEASUREMENTS : Các bài đo khác (ví dụ đo jitter) 
VF CHANNEL ACCESS : Đo kênh âm tần 
OTHER FEATURES : Các đặc tính khác 
SYSTEM PARAMETERS: Các tham số của hệ thống 

Bước 1: Cấu hình các bài đo luồng E1


74
CHƯƠNG 4 – ĐO KIỂM CHẤT LƯỢNG MẠNG

TEST MODE 
9 E1SINGL : đo 1 luồng E1 
9 E1DUAL : đo 2 luồng E1 
Tx/INSERT 
9 Chọn đường line phát tín hiệu (L1‐
Tx) 
Rx/DROP 
9 Chọn  đường  line  thu  tín  hiệu  (L1‐
Rx) 
Tx SOURCE 
9 TESTPAT:  Mẫu  thử  sẽ  truyền  đi 
trên  đường  phát  của  line  1.  Lựa 
chọn này để đo kiểm tốc độ lôi bít 
ở chể độ đo out‐of‐service. 
9 LOOP:  Tín  hiệu  thu  được  tại 
đường  thu  Rx  sẽ  được  truyền  ra 
đường  phát  Tx.  Lựa  chọn  này  để 
đo  kiểm  chèn  và  tách  song  công 
trên đường dây in‐service.

Bước 2: Cấu hình các bài đo luồng E1

FRAMING: (Định dạng khung)
9 Có 4 kiểu định dạng khung: 
• Auto (ấn phím AUTO) 
• PCM31 
• PCM30 
• UNFRAME 
9 Tự động định dạng khung cho phép 
máy đo tự động đồng bộ định dạng 
khung trên luồng tín hiệu E1 thu được. 
9 Lựa chọn các loại định dạng khung nếu:
• Không biết kiểu định dạng khung 
trên mạch đo kiểm 
•  Một tín hiệu định dạng khung kiểu 
unframed được truyền tới máy đo 
• Đã có một thiết bị khác đã cấu hình 
kiểu định dạng khung tự động rồi. 
CRC‐4: 
9 Đo kiểm các lỗi CRC‐4 trên luồng tín 
hiệu thu được 
9 Phát đi các bít CRC‐4 trên luồng phát 
9 Tương thích với chỉ các định dạng 
khung PCM‐31và PCM‐30.   
9 Chọn NO nếu không chắc chắn. 
L1‐Rx Port / L2‐Rx Port 
9 Term: Chế độ đầu cuối 
9 Monitor: Chế độ giám sát 
9 Bridge: Chế độ cầu giám sát (cung cấp 
trở kháng cao trên thân máy) 
 

75
VẬN HÀNH KHAI THÁC VÀ ỨNG CỨU THÔNG TIN

Bước 3: Cấu hình các bài đo luồng E1

LED SOURCE 
9 LINE 1 
9 LINE 2 

TEST RATE :tốc độ đo 
9 2084K: đo luồng 2M 
9 Nx64K: lựa chọn khe thời gian để truyền 
mẫu thử 

Tx CLOCK: chọn nguồn đồng bộ 
9 RECEIVE : đồng hồ đồng bộ sẵn có của 
máy 
9 INTERN : đồng hồ đồng bộ lấy từ nguồn 
ngoài 
9 SHIFT : máy đo dùng các xung số để thay   
đổi tần số phát theo các bước nhảy 1, 10, 
100, 1000 Hz 

Bước 4: Thiết lập mẫu thử


9 Máy đo có sẵn các mẫu thử 
9 Lựa chọn các mẫu thử có 
sẵn của máy 
9 Có thể thiết lập được tới 10 
mẫu thử với nhãn do người 
dụng tự định nghĩa (chọn 
USER)

Bước 5: Chọn các bài đo cơ bản


9 Người dùng có thể đặt chế độ đo theo kiểu 
CONTINUOUS – đo liên tục hoặc TIMED – 
đo định thời 
9 PAGE‐DN : xem phần tiếp theo của bảng 
kết quả 
9 RESTART : thực hiện lại bài đo 
9 HOLDSCR : giữ nguyên màn hình đo để 
quan sát trong khi máy vẫn tiếp tục tiến 
hành đo 
9 LOCK : khóa máy 

76
CHƯƠNG 4 – ĐO KIỂM CHẤT LƯỢNG MẠNG

4.2.2 Đo luồng Ethernet-FE-GE

Hình 4. 3 Mô hình đo luồng

Bước 1: Kết nối máy đo như mô hình mạng trong bài đo.
- Phía node B kết nối vào port P1 trên máy đo, tương tự phía RNC kết nối
vào port P1 trên máy đo.

Bước 2:
9 Thao tác trên Tester 1.
- Từ ETHERNET MAIN MENU chọn BER/THROUGHPUT.


- Chọn BERT CONFIGURATION.
- Ở phần TEST chọn Layer 2.

- Ở phần # OF MAC ADDRS: chọn 1.


77
VẬN HÀNH KHAI THÁC VÀ ỨNG CỨU THÔNG TIN

- TRAFFIC SHAPING lần lượt chọn CONST, RAM và Bursty.


- Ấn ESC để thoát về ETHERNET MAIN MENU.
- Từ ETHERNET MAIN MENU chọn ADVANCED FEARURES.


- Từ ETHERNET MAIN MENU chọn ADVANCED FEARURES.
- Từ ADVANCED FEARURES MENU chọn RFC2544.
- Chọn SELECT FRAME FORMAT.

- Nhập địa chỉ MAC theo nguyên tắc, địa chỉ MAC nguồn của Tester
1 là địa chỉ MAC đích của Tester 2 và ngược lại.
- Ấn ESC để thoát ra Menu RFC2544.
- Chọn SELECT FRAME LENGTH.
- Lần lượt chọn 64, 128, 512, 1024, 1518 là YES còn 4096 là NO
như bài đo.
- Ấn ESC để thoát ra Menu RFC2544.
- Chọn SELECT FRAME SEQUENCE.
- Lần lượt chọn THROUGHPUT MEASUREMNET, LATENCY
MEASUREMENT, FRAME LOSS RATE là YES còn LOOP
BACK, BACK TO BACK , USER THRESHOLD là NO như bài
đo.
9 Cấu hình tương tự như trên cho Tester 2.
9 Sau đó cả 2 Tester Ấn ESC để thoát về Menu RFC2544 và ấn RUN
TEST.

Bước 3: Xem kết quả đo và điền vào bài đo.


9 Sau khi ấn RUN TEST thì màn hình sẽ xuất hiện RFC2544 TEST STATUS,
các chức năng không chọn thực hiện sẽ xuất hiện phía trước ký tự N/A ví dụ
78
CHƯƠNG 4 – ĐO KIỂM CHẤT LƯỢNG MẠNG

chức năng LOOP BACK, BACK TO BACK ở phần SELECT FRAME


LENGTH chọn NO thì sẽ không được tiến hành. Các chức năng hoàn thành
quá trình đo sẽ xuất hiện phía trước chữ DONE.
9 Để xem kết quả, ví dụ của THROUGHPUT MEASUREMNET di chuyển
con trỏ đến dòng này và ấn Enter sẽ xuất hiện THROUGHPUT TEST LOG.

9 Nhìn vào bảng này chọn tốc độ (RATE) cao nhất ở trạng thái (STATUS):
PASS điền vào ô MAX THROUGHPUT trong bảng kết quả 1 nếu nó lớn
hơn BW ± 5% thì ở ô kết quả sẽ điền đạt và ngược lại.
9 Để xem kết quả LATENCY, ấn ESC từ THROUGHPUT TEST LOG thoát
về RFC2544 TEST STATUS, di chuyển con trỏ đến dòng LATENCY
MEASUREMNET, ấn Enter, sẽ xuất hiện LATENCY TABLE nhìn vào
bảng này chọn LATENCY điền vào ô AVERAGE.
9 Để xem kết quả FRAME LOSS ấn ESC từ LATENCY TABLE thoát về
RFC2544 TEST STATUS, di chuyển con trỏ đến dòng FRAME LOSS, ấn
Enter sẽ xuất hiện FRAME LOSS TABLE.
9 Nhìn vào bảng này chọn kết quả LOSS điền lần lượt cho các Packet Length
là 64, 128,…1518, tương ứng với các tốc độ đầu vào là 150%...50% như bài
đo và điền kết quả.

4.3 ĐO ẮC QUY

4.3.1 Giới thiệu chung

Hình 4. 4 Cấu trúc bình ắc quy


Hiện nay các loại ắc quy thường có công xuất rất lớn từ 50A/h đến 2500A/h, điện
áp mỗi bình 2V với mỗi tổ gồm 24 bình có điện áp 48V, công nghệ ắc quy hiện nay
79
VẬN HÀNH KHAI THÁC VÀ ỨNG CỨU THÔNG TIN

chủ yếu có hai loại: ắc quy chì công nghệ kín VRLA và công nghệ AGM hay công
nghệ GEL (còn gọi là OPzV) đều là loại kín khí không cần bảo dưỡng.
* Các yêu cầu kỹ thuật chung của ắc quy chì dùng cho các trạm viễn thông:
Kích thước bao của ắc quy, vị trí các đầu điện cực và ký hiệu các đầu cực (+) và (-)
được quy định tiêu chuẩn cho từng loại ắc quy cụ thể và trong các tài liệu pháp quy kỹ
thuật.
Vỏ bình ắc quy phải chịu được axít, nhiệt độ cao và đảm bảo độ bền cơ học.
Nhựa gắn nắp của bình ắc quy kín phù hợp với TCVN 4472-87 (bình ắc quy phải
đảm bảo kín không thoát hơi ở quanh chân đầu điện cực và quanh nắp, đạt áp suất
chân không 21±1.33kPa (160±10mmHg). Nhựa gắn kín nắp của bình phải đồng nhất,
chịu được axit, không thấm nước và chịu được sự thay đổi về nhiệt độ từ (-30o) đến
60oC. Khi nhiệt độ thay đổi ở khoảng nhiệt độ trên, nhựa gắn kín nắp không được cháy,
rạn nứt hoặc bong làm tràn điện dịch ra ngoài.
Bề mặt tấm cực không được cong vênh quá 4% điện tích tấm cực, vết lõm sâu trên
mặt chất hoạt động cho phép không quá 2mm và không được quá 6 chỗ khác nhau.
Điện dịch dùng trong ắc quy cố định là dung dịch axít Sunfuric phù hợp với TCVN
138-64, tỷ trọng điện dịch khi ắc quy nạp điện no ở 25oC là 1,215 ± 0,005 g/cm3.
Dung lượng ắc quy cố định:
9 Dung lượng ắc quy cố định nạp điện khô ở chu kỳ 1 không được nhỏ
hơn 80% dung lượng danh định.
9 Dung lượng ắc quy nạp điện đầu không được nhỏ hơn 90% dung lượng
danh định trong 5 chu kỳ đầu.

Ắc quy phải chịu được dòng điện phóng xung kích gấp 1,3 lần dung lượng danh
định trong thời gian 5 giây mà các kết cấu ắc quy và bề mặt tấm cực không bị tan rã
hoặc biến dạng.
Tính phòng nổ (chỉ áp dụng cho ắc quy kín, thoát khí qua bộ lọc của nút).
Ngọn lửa không được tiếp tục cháy và tiếng nổ không xảy ra khi ắc quy gần tia lửa
điện.
Tính ngăn mù axít (chỉ áp dụng cho ắc quy kín, thoát khí qua bộ lọc của nút)
Tổn thất dung lượng: dung lượng không được giảm quá 15% và 21% tương ứng
(1,0% và 0,7%) sau 15 và 30 ngày đêm bảo quản.
Tuổi thọ quá nạp (tuổi thọ kiểm tra bằng phương pháp quá nạp) không được nhỏ
hơn 360 ngày đêm.
Điện trở tiếp đất:
9 ắc quy lắp ráp thành tổ ắc quy với điện áp 220V có điện trở tiếp đất
không được nhỏ hơn 100.000Ω.
9 ắc quy lắp ráp thành tổ ắc quy với điện áp 110V có điện trở tiếp đất
không được nhỏ hơn 50.000 Ω.

Tỷ trọng: Trị số Tỷ trọng của bình ắc quy khi được nạp đầy được quy ra ở 770F
(25oC) như sau:

80
CHƯƠNG 4 – ĐO KIỂM CHẤT LƯỢNG MẠNG

Loại bình ắc quy Tỷ trọng chất điện phân


Bình ắc quy tĩnh, hoặc dùng cho các ứng dụng dự
1,215
phòng (ví dụ: dùng cho các trạm viễn thông)

Dung lượng ắc quy: thường được tính bằng AMPE GIỜ (AH). AH đơn giản chỉ
là tích số giữa dòng điện phóng với thời gian phóng điện. Dung lượng này thay đổi tuỳ
theo nhiều điều kiện như dòng điện phóng, nhiệt độ chất điện phân, tỷ trọng của dung
dịch, và điện thế cuối cùng sau khi phóng.

4.3.2 Giới thiệu máy đo ắc quy Midtronics CTU-6000


Máy đo chất lượng ắc quy CTU-6000 là sản phẩm cao cấp trong dòng sản phẩm
về máy đo chất lượng Acquy của hãng Midtronic dùng cho lĩnh vực Viễn thông với
nhiều tính năng vượt trội hơn. CTU-6000 cho phép kiểm tra và quản lý chất lượng ắc
quy một cách nhanh chóng và hiệu quả. Máy đo được sử dụng công nghệ mới của
hãng Midtronics về đo kiểm chất lượng ắc quy bằng phương pháp đo độ dẫn điện.

Hình 4. 5 Máy đo ắc quy Midtronics CTU-6000


Chức năng : Đo kiểm chất lượng ắc quy.

9 Đo Volt.

9 Đo độ điện dẫn.

9 Tính % chất lượng bình

Các phím chức năng của máy

81
VẬN HÀNH KHAI THÁC VÀ ỨNG CỨU THÔNG TIN

Hình 4. 6 Các phím chức năng của máy đo Midtronics CTU-6000

1. Cổng kết nối để xạc pin của máy


2. Cổng phát tia hồng ngoại
3. Cổng nối cáp của kìm kẹp và kim đo
4. Màn hình hiển thị chính
5. Chọn các biểu tượng và chuyển tới các biểu tượng tiếp theo
6. Thanh cuốn dùng để chuyển tới các biểu tượng ứng dụng
7. Dùng để xóa hoặc trở lại biểu tượng trước đó.
8. Dùng để đặt tên cho các dữ liệu
9. Cài đặt lại thông số đo sau khi đã đo
10. Chuyển dữ liệu qua máy in qua cổng hồng ngoại
11. Dùng tắt, mở máy đo.
12.Dùng lưu giữ các kết quả đo
13.Serial connector – Cổng kết nối
14.Lớp bọc bảo vệ kim đo

4.3.3 Đo độ điện dẫn của ắc quy trên máy đo Midtronics CTU-6000


Bước 1: Cài đặt và tạo gói đo
- Kết nối dây đo
- Cắm thẻ nhớ vào khe nhớ của máy đo
- Bấm power để khởi động máy đo

Menu chính và các chức năng:

BAT. SETUP: cài đặt thông số đo 
TEST: kiểm tra ắc quy 
82
CHƯƠNG 4 – ĐO KIỂM CHẤT LƯỢNG MẠNG

REPORTS: xem lại các kết quả 
Utilities Set Up: cài đặt hỗ trợ cho qua trình đo 
DMM: đồng hồ đo (AC, DC, Scope Mode) 
BATT MANAGER: quản lý pin của máy đo 

Chọn BAT.SETUP để cài đặt thông số đo:

New string name để cài đặt tên cho kết quả đo 
Jars Per String là đo 1 tổ nhiều cell 
Volts Per Jar Chọn điện áp của bình 
Low Voltage chọn ngưỡng điện áp thấp 
Jars only chỉ lựa chọn nhiều cell 
Posts Per Jar chọn số cực trên bình 
Volt & Conductant lựa chọn đo độ dẫn điện và điện áp 
Temp để nhập nhiệt độ 
AC hoặc DC sau đó chọn Save and test 

Bước 2: Thao tác đo

Hình 4. 7 Cách đo điện dẫn ắc quy

Đo 1 cell
Gắn que đo màu đen vào cực âm (-) màu đen của cell
Gắn que đo màu đỏ vào cực dương (+) màu đỏ của cell

83
VẬN HÀNH KHAI THÁC VÀ ỨNG CỨU THÔNG TIN

Đo nhiều cell
Tách que đo màu đỏ ra khỏi cực dương của cell thứ nhất
Gắn que đo màu đỏ vào cực âm (-) màu đen của cell thứ hai

Nếu cell có nhiều bộ cực, thực hiện tuần tự các thao tác trên cho bộ cực tiếp theo

Bước 3: Nhận kết quả đo


Máy đo Micro Celltron đo và đưa ra giá trị độ dẫn điện bằng đơn vị Siemen. Trên
máy in, giá trị này được ghi vào cột "JAR--G“. Để kiểm tra những bình khác, máy đo
Micro Celltron cũng đo và hiển thị điện áp để kiểm tra trạng thái nạp của acquy. Cuối
cùng tỉ lệ (%) của giá trị đo được so sánh với giá trị độ dẫn điện chuẩn được đưa ra,
nếu giá trị chuẩn được đưa vào trong quá trình cài đặt.
Kết quả này cũng được in ra máy in HP. Máy in cũng hiển thị giá trị chuẩn do người
sử dụng đã nhập vào từ trước, nhiệt độ cũng được nhập vào và điện áp cho một bình
IR Transfer: Nhận dữ liệu về máy tính qua thiết bị hồng ngoại
Single Disk File: Load dữ liệu từ thẻ nhớ
Batch File Load: Load dữ liệu từ các thư mục mà đã lưu trữ trên máy

4.3.4 Một số lưu ý khi đo


9 Kiểm tra tình trạng máy trước khi sử dụng tránh bị tình trạng nhận máy bị hư.

9 Đọc kỹ HDSD, quy trình, tìm hiểu về nguyên tắc hoạt động của ACCU, nguồn AC,
DC.

9 Trước khi thực hiện đo phải đảm bảo ATLĐ khi làm việc với điện thế cao.

84
CHƯƠNG 4 – ĐO KIỂM CHẤT LƯỢNG MẠNG

9 Thiết đặt thông số cho máy thật chính xác trước khi đo.

9 Kết quả đo chỉ chính xác khi điểm tiếp xúc của máy và các ắc quy cùng một chỗ
cho tất cả các ắc quy

9 Không nên đo ắc quy trong quá trình xả rất có thể làm hư máy nếu không cẩn thận

9 Trong máy đo có cầu chì bảo vệ máy, nếu cầu chì bị hư ta thay mới phải chú ý
Ampe cầu chì nếu không có thể cháy máy.

9 An toàn được đặt lên hàng đầu đối với người và thiết bị.

9 Chú ý điện DC vẫn có thể bị giật (nhất là mấy dàn Ắc quy dùng cho UPS -
Inverter).

9 Nếu Ắc quy của MSC, BSC thường có Ah, Volt rất cao nên khung giá Ắc quy phải
nối đất trước khi thực hiện

9 Tránh để đầu cực âm ( - ) của dàn ắc quy trạm mass, khung giá thiết bị (cực kì
nguy hiểm)

9 Tất cả các công cụ, dụng cụ khi làm với ắc quy đều phải cách điện. (Một cái cơ lê
có thể bị chảy nếu xảy ra quá trình chập điện)

9 Ta nên siết chặt các đầu cọc bình trước khi đo để có kết quả chính xác.

9 Kết quả đo bằng máy + chỉ tiêu kỹ thuật do nhà sản xuất cung cấp ta đi tới đánh giá
chất lượng

9 Phương pháp xả thủ công tuy hơi lâu nhưng sẽ chính xác nhất để đánh giá chất
lượng ắc quy.

4.4 ĐO ĐIỆN TRỞ ĐẤT

4.4.1 Giới thiệu thiết bị đo Kyoritsu


Máy đo điện trở đất Teromét Loại KyOritsu Model 4105, nước sản xuất Nhật Bản,
dùng để xác định điện trở đất tại trạm điện, tiếp địa lặp lại đường dây mới lắp đặt hoặc
đang sử dụng. Điện trở đất đối với đường dây và trạm cần xác định và so sánh với
Tiêu chuẩn Việt Nam, để có kế hoạch củng cố bảo trì, nếu điện trở đất đo đạt vượt quá
quy định TTVN.
Thông số kỹ thuật:
9 Teromét Model 4105 loại hiển thị màn hình kỹ thuật số.
9 Teromét có 1 nút màu đỏ để kiểm tra và đo đạc, lấy thông số: Pess to
TEST.
9 Teromét có 1 nút điều chỉnh thang đo màu đen.
9 Thang đo 1: đến 20
9 Thang đo 2: đến 200
85
VẬN HÀNH KHAI THÁC VÀ ỨNG CỨU THÔNG TIN

9 Thang đo 3: đến 2000

Ngoài ra có bộ dây nối đất gồm:


9 Mỗi dây khoảng trên 10 mét: gồm dây màu đỏ, màu vàng và dây
màu xanh có chiều dài ngắn hơn, 2 thanh kim loại hình chữ T dài
20 cm dùng để đấu vào đầu cuối dây màu vàng và dây màu đỏ
9 Nguồn điện của máy hoạt động gồm 6 pin x 1,5V DC

Hình 4. 8 Máy đo điện trở đất Kyoritsu

4.4.2 Bài đo sử dụng thiết bị Kyoritsu


Bước 1: Kiểm tra nguồn Pin máy [Battery Voltage Check] bảo đảm tốt.
9 Nếu Pin yếu màn hình hiển thị biểu tượng hình 2 cục pin.

Bước 2: Đấu nối dây và kiểm tra kết nối [Test Load Connection]:
9 Công tắc đang vị trí OFF
9 Dây xanh đấu vào cực E của Teromét đầu còn lại đấu vào cọc đất.
9 Dây vàng đấu vào cực P của Teromét đầu còn lại đấu vào cọc chữ T số
1 đã được cấm xuống đất. Cọc chữ T cách cọc đất 5 đến 10 mét.
9 Dây đỏ đấu vào cực C của Teromét đầu còn lại đấu vào cọc chữ T số 2
đã được cấm xuống đất. Cọc chữ T số 2 cách cọc chữ T số 1 từ 5 đến
10 mét.

Bước 3: Kiểm tra điện áp của đất [Earth voltage check]


9 Chuyển nút chỉnh thang đo tại vị trí : Earth Voltage
9 Nhấn nút : Press to Test, màn hình hiển thị <10 volt
9 Tiếp tục sang trình tự 4.
86
CHƯƠNG 4 – ĐO KIỂM CHẤT LƯỢNG MẠNG

Bước 4: Thực hiện đo điện trở đất:


9 Nếu nhấn Press to Test màn hình hiển thị :
9 Đặt máy ở thang 2000
9 Đọc số chỉ thị trên màn hình.
9 Nên thực hiện 2 đến 3 lần bằng cách di chuyển 2 cọc chữ T về hướng
khác để kiểm tra độ chính xác số liệu đo tại vị trí đó.

Bước 5: Kết thúc:


9 - Tắt các công tắc về OFF và thu hồi máy đo và phụ kiện.

87
CHƯƠNG 5
CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ
CÁC THIẾT BỊ PHỤ TRỢ

Để một BTS/NodeB có thể phát sóng thì cần thiết phải có một hệ thống các thiết bị
đi kèm bao gồm cột anten, cầu cáp, nguồn, chống sét, tiếp đất, truyền dẫn, nguồn dự
phòng (ắc quy, máy nổ) và một số thiết bị phụ trợ cho phòng máy như điều hòa, chiếu
sáng, PCCC,...Chương 5 trình bày cấu trúc, nguyên lý hoạt động và các tham số kỹ
thuật đối với các thiết bị phụ trợ và một số quy định về nhà trạm BTS/NodeB.

Nội dung chương bao gồm:


‰ Nguyên lý hoạt động của các khối trong hệ thống nguồn acqui
‰ Hệ thống tiếp địa
‰ Chống sét
‰ Anten và phiđơ
‰ Cột anten
‰ Điều hòa, thông gió
‰ Phòng cháy, chữa cháy
‰ Quy định về thiết kế nhà trạm.

89
VẬN HÀNH KHAI THÁC VÀ ỨNG CỨU THÔNG TIN

5.1 NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC KHỐI TRONG HỆ THỐNG


NGUỒN ACQUI

5.1.1. Cấu trúc


• Giá, tủ: Có tủ giá chế sẵn hoặc không có tủ
• Các loại tổ acqui: nối tiếp các loại bình 2V, 6V, 12V để có được tổ acqui -
48V
• Vỏ bình: composit, thủy tinh, kết cấu kín/ hở
• Điện cực: Bản cực + Chất phủ hoạt hóa
• Dung dịch điện phân : H2SO4
• Đầu nối : loại 1 hoặc 2 cực nối/ bình acqui
• Sử dụng các thanh nối để liên kết các bình acqui riêng lẻ thành từng tổ acqui
48V có dung lượng theo thiết kế.
• Sử dụng dây dẫn acqui để kết nối các tổ acqui với tủ nguồn DC;

5.1.2. Đặc tính


• Dung lượng: 70; 100; 120; 150;180...AH (chế tạo sẵn và được chọn lựa
theo yêu cầu thời gian duy trì trạm sau mất điện)
• Điện áp bình: 2V, 6V, 12V
• Điện dẫn tiêu chuẩn (theo hãng sản xuất);
• Loại acqui nước, acqui kín;
• Chế độ nạp (đầy, bổ xung, đệm),
• Dòng nạp cực đại,
• Điện áp nạp đệm (thả nổi- floating voltage),
• Điện áp phóng tối thiểu;
• Nhiệt độ làm việc;
• Tỷ trọng dung dịch điện phân

5.1.3. Nguyên tắc hoạt động


Acqui tích lũy năng lượng dựa trên sự ion hóa điện cực khi có dòng điện nạp một
chiều chạy qua các bản cực và dung dịch điện phân. Acqui phóng điện với chiều
ngược lại khi có mạch tải đóng kín giữa các bản cực. Quá trình này thường gây ra sự
tỏa nhiệt mạnh làm nhiệt độ bình acqui tăng lên. Dòng nạp acqui phụ thuộc vào cấu
trúc bản cực, chất điện phân, công nghệ chế tạo của nhà sản xuất. Khi quá trình nạp

90
CHƯƠNG 5– CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ CÁC THIẾT BỊ PHỤ TRỢ

đã bão hòa, điện áp trên bản cực của acqui đạt tới một giá trị xác định (tùy thuộc công
nghệ của từng hãng sản xuất). Điện áp này thường được gọi là điện áp thả nổi.
Acqui cũng chỉ được phóng tới một giá trị điện áp xác định. Để bảo vệ acqui (duy
trì tuổi tho cao) người ta thường qui định chặt chẽ mức điện áp phóng tối thiểu này.
Dung lượng acqui chủ yếu phân bổ trong dải điện áp thả nổi đến điện áp phóng tối
thiểu.
Điện dẫn của acqui thay đổi theo nhiệt độ bình acqui hay nhiệt độ môi trường làm
việc. Chính vì vậy, dung lượng acqui phụ thuộc rất nhiều vào nhiệt độ môi trường làm
việc. Khi nhiệt độ tăng, dung lượng acqui giảm rất nhanh so với dung lượng danh định
của nó. Dung lượng acqui nhà sản xuất công bố tại nhiệt độ bình là ~25 độ C.
Điện áp nạp cho acqui cũng phụ thuộc nhiều vào nhiệt độ. Vì vậy cần phải lập trình
chế độ nạp cho từng loại acqui, từng môi trường nhiệt độ cụ thể của từng trạm BTS
(thực hiện trực tiếp trên tủ nguồn DC, hoặc quản lý nguồn từ xa)

5.1.4. Các tham số kỹ thuật liên quan


• Điện áp danh định 48V
• Nhiệt độ làm việc 25 độ C
• Dung lượng acqui : đảm bảo duy trì hoạt động toàn bộ thiết bị BTS và thiết
bị truyền dẫn sau khi mất điện lưới theo yêu cầu công suất trong trạm.
• Thời gian duy trì hoạt động trạm sau khi mất điện phải đảm bảo qui định
hiện hành và phù hợp với từng loại trạm cụ thể.
• Các thanh nối, dây nối acqui phải có tiếp xúc tốt, chắc chắn, có nắp bảo vệ
tránh chạm chập.
• Bôi chất chống ô xy hóa cho các thanh dẫn.
• Không đặt acqui dưới điều hòa hoặc nơi có thể bị nước mưa, ẩm.
• Vị trí đặt acqui phải đủ rộng để tiện việc kiểm tra bảo dưỡng thường xuyên.
• Sắp xếp các bình acqui sao cho phân đều tải trọng trên sàn.
• Sử dụng cùng một loại acqui cho từng tủ điện DC -48V.
• Có nhãn ghi tên bình, tên tổ để tiện theo dõi, sửa chữa.
5.2 HỆ THỐNG TIẾP ĐỊA

5.2.1. Yêu cầu kỹ thuật


Hệ thống tiếp đất cho trạm viễn thông BTS phải tuân thủ các tiêu chuẩn:
• QCVN 9:2010 /BTTTT : Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếp đất cho các
trạm viễn thông

91
VẬN HÀNH KHAI THÁC VÀ ỨNG CỨU THÔNG TIN

• TCVN 8071:2009 Công trình viễn thông – Quy tắc thực hành chống sét và
tiếp đất.
Hệ thống tiếp đất trạm BTS phải đảm bảo ba chức năng sau:
• Tiếp đất công tác
• Tiếp đất bảo vệ
• Tiếp đất chống sét
Tiếp đất công tác cho hệ thống vô tuyến được nối với:
• Cực dương của nguồn cung cấp một chiều;
• Cực đấu đất của anten, vỏ phi đơ;
• Điểm nối đất của thiết bị bảo vệ cáp đồng trục;
• Khung giá thiết bị vô tuyến.
Tiếp đất bảo vệ phải được nối tới:
• khung giá máy của thiết bị điện,
• thiết bị hỗ trợ,
• cầu cáp trong phòng máy.
Tiếp đất chống sét được nối với:
• cột anten và thiết bị anten, phiđơ,
• vỏ cáp đi từ bên ngoài vào nhà trạm,
• máng cáp, ống kim loại dẫn cáp
• các điện cực thu sét,
• các bộ phận kim loại của nhà trạm.

5.2.2. Cấu trúc hệ thống tiếp đất


Bao gồm các dây dẫn đất, bảng tiếp đất chính trong phòng máy, bảng tiếp đất bên
ngoài phòng máy, bảng tiếp đất trên cột anten (nếu có), mạng CBN, tổ tiếp đất.

92
CHƯƠNG 5– CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ CÁC THIẾT BỊ PHỤ TRỢ

Hình 5. 1 Hệ thống tiếp đất

5.2.3. Đấu nối hệ thống tiếp đất


Trong nhà trạm BTS:
• Trang bị một tấm tiếp đất chính (MET). Tấm tiếp đất chính này đặt càng gần lối
vào của cáp nguồn và cáp viễn thông càng tốt; Nối tấm tiếp đất chính với tổ đấu
đất nhà trạm hoặc tổ đấu đất chung trạm BTS bằng dây dẫn đất riêng và được
cách ly về điện với hệ thống tiếp đất bên ngoài.
• Phải thiết lập mạng CBN bên trong nhà trạm bằng cách liên kết tất cả các phần
tử kim loại trong nhà trạm với nhau và với tấm tiếp đất chính (MET).
• Phải trang bị mạng tiếp đất (hệ thống tiếp đất) thỏa mãn điện trở tiếp đất quy
định mà các thiết bị trong nhà trạm yêu cầu.
• Dây bảo vệ PE của hệ thống nguồn AC phải được nối đến tấm tiếp đất chính;
• Tiếp đất cực dương nguồn DC, vỏ kim loại các tủ thiết bị, các thiết bị chống sét
tới tấm đấu đất chính.
• Tủ phân phối điện AC và thiết bị ổn áp có đường dây dẫn đất riêng nối tới bảng
đấu đất chính trong phòng.
• Tủ cắt lọc sét AC có đường dây dẫn đất riêng nối tới bảng đấu đất chính trong
phòng.
Bên ngoài nhà trạm:
• Trang bị một tấm đấu đất ngoài. Tấm đấu đất ngoài đặt bên ngoài nhà trạm,
ngay dưới lỗ nhập phi đơ và được nối trực tiếp với tổ tiếp đất nhà trạm và với
tấm đấu đất chính.
• Vỏ che chắn của tất cả các cáp đi vào nhà trạm phải được nối trực tiếp với tấm
tiếp đất ngoài;

93
VẬN HÀNH KHAI THÁC VÀ ỨNG CỨU THÔNG TIN

• Nối đất các dây dẫn sét từ các kim thu sét, thân cột anten bằng sắt, dây co,
móng cột anten, móng neo với tổ tiếp đất chống sét (hoặc tổ tiếp đất chung khi
trạm BTS chỉ có 1 tổ tiếp đất).
• Nối đất các điểm vỏ cáp phi đơ (tại điểm vào anten và điểm rời cột anten), vỏ
kim loại các thiết bị kỹ thuật đặt ngoài trời với tổ tiếp đất bảo vệ (hoặc tổ tiếp
đất chung khi trạm BTS chỉ có 1 tổ tiếp đất) thông qua các tấm đấu đất trên thân
cột an ten và dưới lỗ phi đơ vào phòng máy.
• Trang bị 3 tấm đấu đất bên ngoài phòng máy: trên đỉnh cột, nơi phi đơ rời cột
và dưới lỗ nhập phi đơ vào phòng máy. Trong trường hợp cột cao < 3m thì chỉ
cần 1 tấm đáu đất đạt tại giữa cột.

Hình 5. 2 Hệ thống tiếp đất bên ngoài nhà trạm

5.2.4. Điện trở tiếp đất


Điện trở tiếp đất phải thỏa mãn yêu cầu tiếp đất công tác của các thiết bị trong trạm
và yêu cầu chống sét, bảo vệ trạm BTS.
• Điện trở tiếp đất công tác trạm BTS phải có giá trị: không lớn hơn 4Ω.
• Điện trở bảo vệ trạm BTS phải có giá trị không lớn hơn 4 Ω .
• Điện trở tiếp đất xung cho cột anten và vỏ trạm BTS phụ thuộc vào điện trở
suất đất khu vực xây lắp trạm và trong mọi trường hợp phải đảm bảo không lớn
hơn 20Ω tại các vùng núi cao và không lớn hơn 10Ω tại các vùng khác.

5.2.5. Mạng tiếp đất


Mạng tiếp đất cho một trạm vô tuyến BTS có thể gồm một hoặc hai hệ thống tiếp
đất phụ thuộc vào khoảng cách từ phòng đặt thiết bị thu phát đến chân cột anten:

94
CHƯƠNG 5– CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ CÁC THIẾT BỊ PHỤ TRỢ

• Nếu cột anten cách nhà trạm một khoảng < 15m hoặc cột an ten lắp đặt ngay
trên nóc nhà trạm: Dùng một hệ thống tiếp đất chung cho cả chức năng tiếp
đất công tác, bảo vệ trạm và tiếp đất chống sét.
• Nếu cột an ten cách nhà trạm một khoảng ≥ 15m: Dùng 2 hệ thống tiếp đất
độc lập như sau: 1. hệ thống tiếp đất cho nhà trạm thực hiện chức năng tiếp
đất công tác, tiếp đất bảo vệ cho thiết bị và chống sét cho nhà trạm; 2. hệ
thống tiếp đất chống sét cho cột anten .
Khi dùng chung một hệ thống tiếp đất thì điện trở tiếp đất chung phải bằng hoặc
nhỏ hơn 4 Ω.
Khi dùng riêng hai hệ thống tiếp đất thì hệ thống tiếp đất công tác, bảo vệ trạm có
điện trở tiếp đất chung ≤ 4 Ω , hệ thống tiếp đất cột anten riêng và có trị số điện trở
tiếp đất như đã nêu ở trên. Ngoài ra phải có liên kết đẳng thế giữa hai hệ thống đất này
với nhau.

5.2.6. Điện cực tiếp đất


Điện cực tiếp đất phải được nối với các dây thoát sét để đảm bảo tản nhanh năng
lượng sét xuống đất, làm cân bằng điện thế giữa các dây thoát sét và tiếp đất công tác.
• Hệ thống điện cực tiếp đất gồm các điện cực thẳng đứng và nằm ngang thích
hợp với trường hợp dùng điện cực thu sét dạng thanh hoặc dây.
• Hệ thống điện cực tiếp đất dạng vòng thích hợp với hệ thống chống sét dạng
điện cực thu sét dạng lưới với nhiều dây thoát sét và trong trường hợp vùng đất
đỏ rắn, đồi trọc.Với điện cực tiếp đất dạng vòng, phải đảm bảo ít nhất 80%
chiều dài vòng được chôn trong đất.
• Các điện cực tiếp đất chôn sâu có hiệu quả trong trường hợp điện trở suất của
đất giảm theo độ sâu hoặc điện trở suất của tầng đất phía dưới nhỏ hơn so với
tầng đất ở độ sâu của cọc tiếp đất thông thường.
5.3 CHỐNG SÉT

5.3.1. Yêu cầu kỹ thuật


Hệ thống chống sét trạm BTS phải được thiết kế và lắp đặt theo:
• ‘TCVN 8071:2009 Công trình viễn thông - Quy tắc thực hành chống sét và
tiếp đất’,
• ‘ QCVN 9:2010 /BTTTT : Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếp đất cho các trạm
viễn thông’.

Điện cực thu sét có thể bằng các vật liệu: đồng, nhôm, thép và phải có tiết diện tối
thiểu tuỳ theo vật liệu được quy định trong các tiêu chuẩn. Điện cực thu sét phải được
nối với dây thoát sét theo đường thẳng nhất, bằng cách hàn hoặc bắt vít, đảm bảo điện
trở mối nối không lớn hơn 0,05 Ω.

95
VẬN HÀNH KHAI THÁC VÀ ỨNG CỨU THÔNG TIN

Dây thoát sét phải được bố trí theo các đường thẳng và ngắn nhất từ điện cực thu
sét và đảm bảo tính dẫn điện liên tục. Bán kính cong của dây thoát sét không được nhỏ
hơn 20 cm. Vật liệu và kích thước vật liệu làm dây thoát sét phải đảm bảo không bị hư
hỏng do ảnh hưởng điện, điện từ của dòng sét, ảnh hưởng của hiện tượng ăn mòn và
các lực cơ học khác. Dây thoát sét có thể bằng các vật liệu: đồng, nhôm, thép và phải
có tiết diện tối thiểu tuỳ theo vật liệu được quy định quy định trong các tiêu chuẩn.
Phải tiếp đất chống sét cho tất cả các bộ phận bằng kim loại trên hoặc dưới mặt đất
trong phạm vi trạm.

5.3.2. Cấu trúc hệ thống chống sét trạm BTS


Hệ thống chống sét trạm BTS bao gồm chống sét đánh trực tiếp vào cột anten, nhà
trạm và chống sét lan truyền qua đường dây tải điện và đường dây truyền tín hiệu.
Hệ thống chống sét đánh trực tiếp bao gồm các thành phần:
ƒ Kim thu sét trên đỉnh cột anten, thanh hoặc lưới thu sét đặt trên mái nhà
hoặc các bộ phận kim loại của nhà trạm.
ƒ Dây dẫn sét
ƒ Tiếp đất chống sét
Chống sét lan truyền bao gồm các thành phần:
ƒ Thiết bị cắt lọc sét cho đường dây tải điện, đường dây tín hiệu đi vào nhà
trạm như phi đơ, cáp tín hiệu điện hoặc cáp quang có lõi kim loại gia cường.
ƒ Dây dẫn sét
ƒ Tiếp đất chống sét

5.3.3. Chống sét cột an ten


- Điện cực chống sét: lắp trên đỉnh cột an ten, điện cực dạng thanh có đầu nhọn
và có đường kính không nhỏ hơn 10mm với điện cực bằng đồng hoặc thép,
không nhỏ hơn 13mm với với điện cực bằng nhôm.
- Dây dẫn sét: Phải sử dụng ít nhất 2 dây thoát sét nối với điện cực thu sét đỉnh
cột. Với cột anten bằng kim loại có thể sử dụng thân cột anten và một dây
thoát sét để dẫn sét cho điện cực. Khi dùng thân cột để thực hiện chức năng
dẫn sét, phải hàn nối về mặt điện khí các đốt cột với nhau qua tất cả các mặt
bích cột. Các thành phần kim loại của cột anten phải được liên kết điện liên tục
với nhau và với các thành phần vỏ kim loại của thiết bị kỹ thuật.
- Tiếp đất chống sét: Dây thoát sét cột an ten, dây co (nếu có) phải được nối với
tổ tiếp đất chống sét hoặc với tổ tiếp đất chung của trạm. Phải tiếp đất chống
sét cho tất cả các dây co của cột anten dây co và vỏ kim loại của thiết bị ngoài
trời.

96
CHƯƠNG 5– CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ CÁC THIẾT BỊ PHỤ TRỢ

Hình 5. 3 Chống sét trạm BTS

5.3.4. Chống sét nhà trạm


Hệ thống chống sét đánh trực tiếp nhà trạm BTS bao gồm các thành phần sau:
- Điện cực thu sét: Điện cực thu sét phải có dạng thích hợp (dạng thanh, dạng dây,
dạng lưới) được bố trí sao cho tạo ra vùng bảo vệ che phủ hoàn toàn công trình
cần bảo vệ. Có thể dùng các bộ phận bằng kim loại của công trình (ống máng,
rào chắn, các thành phần của cấu trúc mái, đường ống...) làm điện cực thu sét tự
nhiên nếu chúng không bị che phủ bởi các vật liệu cách điện và thoả mãn điều
kiện về tiết diện tối thiểu đối với điện cực thu sét.
- Dây thoát sét : Số lượng dây thoát sét phụ thuộc vào điện cực thu sét: Nếu hệ
thống điện cực thu sét gồm các thanh thu sét, cần ít nhất một dây thoát sét cho
mỗi thanh thu sét; Nếu hệ thống điện cực thu sét gồm các dây thu sét, cần ít
nhất 1 dây thoát sét cho mỗi đầu dây thu sét; Nếu hệ thống điện cực thu sét có
dạng lưới, cần ít nhất 2 dây thoát sét phân bố đều xung quanh chu vi cấu trúc
cần bảo vệ.
- Hệ thống điện cực tiếp đất: Tại vị trí nối với điện cực tiếp đất của mỗi dây thoát
sét, phải lắp một khớp nối phục vụ đo thử (trừ trường hợp dây thoát sét tự
nhiên). Khớp nối này phải được đóng kín trong điều kiện bình thường và có thể
mở ra bằng dụng cụ trong trường hợp cần đo thử điện trở tiếp đất.

5.3.5. Thiết bị chống sét lan truyền theo cáp tín hiệu
- Thiết bị chống sét phi đơ
Yêu cầu kỹ thuật:
Tiếp đất phi đơ tại 3 điểm: điểm trước khi vào anten, điểm trước khi khi rời cột và
điểm trước khi vào phòng máy. Nếu 2 điểm tiếp đất cách nhau quá 60m cần phải bổ
sung thêm 1 điểm tiếp đất ở giữa.
Phải lắp đặt thiết bị chống sét cho các dây phi đơ, cáp đồng trục tại các giao diện
dây-máy.
97
VẬN HÀNH KHAI THÁC VÀ ỨNG CỨU THÔNG TIN

Thiết bị chống sét cho phi đơ được lắp đặt tại vị trí trước dây nhẩy đấu vào thiết bị
vô tuyến, chống sét cho cáp đồng trục 75Ω lắp tại giá phối tuyến (DF).
Thiết bị chống sét phải được lựa chọn phù hợp với mức dòng sét bảo vệ và thiết bị
cần bảo vệ:
ƒ Thỏa mãn dải tần công tác của thiết bị vô tuyến;
ƒ Phù hợp với kích thước phi đơ cần bảo vệ
ƒ Bảo vệ được mức dòng xung cao cụ thể (xung sét tức thời...)
Các bộ lọc sét cho đường phi đơ ở một trạm BTS phải cùng chủng loại, được lắp
đặt chắc chắn trên cầu cáp.
Nối đất thiết bị chống sét phi đơ tới bảng đấu đất ngoài bằng dây đồng M35 bọc
PVC.
- Thiết bị chống sét đường dây truyền tín hiệu (nếu sử dụng)
Thiết bị chống sét phải được lựa chọn phù hợp với mức điện áp sét bảo vệ và cấu tạo
cáp cần bảo vệ:
Thiết bị chống sét qua đường tín hiệu 120Ω được lắp đặt trên giá phối tuyến (DF).
Dùng dây dẫn sét M6 có vỏ cách điện nối về bảng đấu đất chính của trạm.

Hình 5. 4 Thiết bị chống sét đường dây truyền tín hiệu

5.3.6. Thiết bị chống sét lan truyền theo đường dây tải điện
Yêu cầu kỹ thuật:
Để chống sét lan truyền trên đường dây điện lực hạ áp phải lựa chọn thiết bị chống
sét tuỳ theo sơ đồ cấp điện, điện áp yêu cầu bảo vệ.
Đường cấp nguồn AC chạy từ ngoài trời vào trạm đều phải được trang bị thiết bị
chống sét 2 cấp: cắt sét và lọc sét.

98
CHƯƠNG 5– CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ CÁC THIẾT BỊ PHỤ TRỢ

Thiết bị cắt lọc sét nguồn được đặt ở vị trí cáp nguồn nhập trạm, trước bảng phân
phối điện AC phòng máy, hoặc sau bảng phân phối phòng máy trước nguồn riêng cho
thiết bị BTS.
Thiết bị cắt lọc sét nguồn AC phải được đặt gần tấm đấu đất chính, dây nối ngắn
và thẳng.
Thiết bị :
Tuân thủ yêu cầu kỹ thuật trong tiêu chuẩn Thiết bị chống quá áp đường dây tải điện
TCN 68 167 1997 …….
Cấu trúc:
Thiết bị chống sét cho đầu vào nguồn AC bao gồm tủ chống sét nguồn AC, dây dẫn sét
và tiếp đất chống sét.
Tủ chống sét AC được lựa chọn tùy thuộc vào cấu hình nguồn AC, công suất tiêu thụ
trạm và đáp ứng được các tiêu chuẩn chống sét đã ban hành.
Về cơ bản tủ chống sét được cấu tạo gồm bộ cắt sét (mỏ phóng, MOV..) và bộ lọc sét
(cuộn cảm, tụ điện…) và các thanh dẫn, dây dẫn, đầu nối.

Hình 5. 5 Tủ chống sét

5.3.7. Chống sét cáp nguồn DC và các thiết bị RF lắp đặt ngoài trời
Trong trường hợp dây nguồn DC cấp cho các thiết bị nằm bên ngoài khu vực
phòng máy, trên cột anten có nguy cơ nhiễm sét cao phải lắp đặt thiết bị chống sét phù
hợp cho từng dây dẫn DC này.
Vỏ bọc kim dây dẫn nguồn DC ngoài trời phải được tiếp đất tại hai đầu cuối nơi
đấu nối với thiết bị RF ngoài trời và trước khi nhập trạm thông qua bảng đấu đất trên
cột và bảng đấu đất ngoài phòng máy.

99
VẬN HÀNH KHAI THÁC VÀ ỨNG CỨU THÔNG TIN

Các khối RF ngoài trời phải được tiếp đất thông qua bảng đấu đất trên cột anten
hoặc bảng đấu đấu đất ngoài trạm.
Thiết bị chống sét đường dây DC, cáp tín hiệu được lựa chọn phù hợp với từng
loại cáp và thiết bị.
Vị trí lắp đặt các thiết bị chống sét dây DC, tín hiệu phải đặt trong phòng máy gần
lỗ nhập cáp và có dây đấu đất bằng đồng M35 bọc PVC nối với bảng đất chính.

5.4 ANTEN VÀ PHI ĐƠ

5.4.1. Chức năng


An ten thực hiện chức năng biến đổi năng lượng điện trường từ phi đơ thành năng
lượng sóng điện từ truyền lan trong không gian (hướng phát) và ngược lại (hướng thu).
Các an ten phải đảm bảo hiệu suất phát xạ, chỉ tiêu búp sóng, định hướng bức xạ, tăng
ích trong dải tần băng thông hoạt động của thiết bị BTS theo yêu cầu thiết kế trạm cụ
thể. Có cấu trúc chắc chắn, chịu được điều kiện thời tiết khí hậu vùng lắp đặt trạm.
Phi đơ thực hiện chức năng: phối hợp trở kháng, truyền dẫn năng lượng sóng cao
tần giữa an ten thu phát và bộ phối ghép anten hoặc bộ thu phát vô tuyến TRx. Các phi
đơ phải đảm bảo dải tần băng thông hoạt động, suy hao, phản xạ cho phép phù hợp với
thiết kế thiết bị BTS. Có cấu trúc chắc chắn, chịu được điều kiện thời tiết khí hậu vùng
lắp đặt trạm.

Hình 5. 6 Phi đơ

100
CHƯƠNG 5– CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ CÁC THIẾT BỊ PHỤ TRỢ

Hình 5. 7 An ten

5.4.2. Yêu cầu kỹ thuật thiết bị


9 Phi đơ: Các loại ống dẫn sóng, cáp đồng trục, đầu nối, mặt bích tiêu chuẩn (v.d:
cáp 7/8’’ đường kính 22,2 mm, trọng lượng 0,5 kg/m).
9 Dây nhảy: Các loại cáp đồng trục, đầu nối tiêu chuẩn (v.d: cáp ½’’ đường kính
12,7 mm, trọng lượng 0,2 kg/m).
9 Anten viba: Kiểu dạng anten, giá đỡ lắp đặt, thước định vị (v.d: anten compact
đường kính 0,2m; 0,3m; 0,6m).
9 Anten thông tin di động: Kiểu dạng anten, giá đỡ lắp đặt, thước định vị
• Lắp đặt: Đảm bảo qui định lắp đặt thiết bị an ten phi đơ theo yêu cầu nhà sản xuất
thiết bị và qui định của nhà khai thác (đánh dấu nhãn, lắp đặt ngay ngắn trên cầu
cáp, bán kính uốn cong, kẹp cáp feeder, đấu nối bảng tiếp đất, bọc chống nước,…)
• Bảo vệ: chống sét, tiếp đất

Hình 5. 8 Thiết bị an ten phi đơ

101
VẬN HÀNH KHAI THÁC VÀ ỨNG CỨU THÔNG TIN

5.5 CỘT ANTEN

5.5.1. Phân loại


+ Kiểu cột anten có thể là cột tự đứng dạng giàn không gian, cột dây co hoặc cột
đơn thân được chế tạo theo tiêu chuẩn Việt Nam và Quốc tế.

Hình 5. 9 Cột an ten

5.5.2. Yêu cầu kỹ thuật


Khả năng chịu tải
+ Thiết kế cột phải đảm bảo ổn định tổng thể và ổn định cục bộ.
+ Cột an ten phải được xây dựng vững chắc chịu được tải trọng thiết bị theo yêu
cầu và áp lực gió lớn nhất theo vùng lắp đặt cụ thể.
+ Cột anten phải tính đến các tải sau đây:
• Anten thông tin di động (số lượng theo thiết kế trạm cụ thể)
• Anten vi ba (số lượng theo thiết kế trạm cụ thể)

102
CHƯƠNG 5– CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ CÁC THIẾT BỊ PHỤ TRỢ

• Bộ khuyếch đại thu phát (số lượng theo thiết kế trạm cụ thể)
• Sàn thao tác (chỉ áp dụng đối với cột cao >45m)
• Người làm việc trên cột (ít nhất 1người)
• Tải trọng bản thân cột (theo thiết kế cụ thể)
• Áp lực gió cực đại (tính theo vùng gió cụ thể)
• Cáp lắp đặt trên cột (số lượng theo thiết kế trạm cụ thể)
• Hệ thống thang, gá lắp cáp (theo thiết kế trạm cụ thể)
Vị trí lắp đặt
+ Theo thiết kế trạm cụ thể (tọa độ, độ cao, vùng phủ)
+ Đảm bảo cảnh quan môi trường,
+ Đảm bảo sức khỏe dân sinh
Bảo vệ: chống ăn mòn, chống rỉ, phá hoại, đèn báo không
ƒ Phải đảm bảo nước có thể thoát được ra ở tất cả các chi tiết của tháp ăng ten.
ƒ Toàn bộ chi tiết của cột anten được mạ nhúng kẽm. Không được gia công hàn,
cắt, khoan tại hiện trường và sau khi mạ (trừ các mối hàn tiếp đất). Bu lông
được mạ kẽm và sơn cùng cột ăng ten, bu lông có đủ 2 đệm, một đệm khóa và
hai êcu.
ƒ Bảo vệ dây co, tăng đơ bằng dầu, mỡ
ƒ Lắp đèn bảo vệ chân cột, đèn báo không, khóa chặt các bộ phận có thể bị phá
hoại như tăng đơ, móc cáp
Giá lắp cáp, lắp anten
ƒ Hệ thống lắp cáp có cấu trúc đảm bảo chịu tải và lắp đặt được cáp phi đơ trên
cột anten theo yêu cầu thiết kế trạm cụ thể về số lượng và kích thước.
ƒ Chủng loại cáp phi đơ thường lắp trên một cột anten gồm:
cáp 7/8’’ (đường kính 22,2 mm), trọng lượng 0,5 kg/m,
cáp ½’’ (đường kính 12,7 mm), trọng lượng 0,2 kg/m.
ƒ tối đa 2 sợi cáp được lắp trên một bộ gá.
ƒ Khoảng cách giữa 2 vị trí gá lắp cáp khoảng 0,8 đến 1,5m.
ƒ Đối với cột dạng giàn không gian: yêu cầu có thang lắp cáp dọc thân cột.
ƒ Đối với cột anten dây co, yêu cầu thang lắp cáp dọc thân cột hoặc sử dụng các
kết cấu ngang để lắp cáp nếu các kết cấu ngang này thỏa mãn điều kiện để lắp
cáp trên.

103
VẬN HÀNH KHAI THÁC VÀ ỨNG CỨU THÔNG TIN

Hình 5. 10 Giá lắp cáp lắp anten

Thang leo, giàn thao tác


ƒ Thang leo được thiết kế theo kiểu gồm nhiều thanh ngang, mỗi thanh ngang
không được cách nhau quá 300 mm
ƒ Trong trường hợp không sử dụng lồng bảo vệ, yêu cầu trang bị hệ thống leo an
toàn bao gồm 1 cáp thép lắp dọc thang và 1 khóa tự hãm trượt dọc cáp cho
người leo cột.
ƒ Đối với cột ăngten tự đứng cao trên 45 m hoặc cột anten tự đứng xây dựng tại
các khu đô thị, phải có một sàn thao tác ở phía dưới vị trí lắp đặt ăng ten.
Tiếp đất chống sét cột và anten
Thực hiện chống sét đánh trực tiếp, bao gồm: kim thu sét Flanking, 2 đường dẫn sét,
tổ tiếp đất chống sét, nối đất móng trụ, móng neo/ dây dẫn sét với tổ tiếp đất chống sét.

5.6 ĐIỀU HÒA, THÔNG GIÓ

5.6.1. Điều hòa


Phòng máy BTS phải được trang bị máy điều hòa có công suất lạnh phù hợp và lắp
đặt theo đúng hướng dẫn nhà sản xuất thiết bị.
Yêu cầu về thiết bị

104
CHƯƠNG 5– CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ CÁC THIẾT BỊ PHỤ TRỢ

ƒ Lắp đặt 02 máy điều hoà không khí với công suất lạnh từ 1800 BTU tới 24000
BTU tùy theo diện tích và số lượng thiết bị BTS.
ƒ Nên trang bị điều hòa có biến tần để giảm sự cố hỏng hóc bộ điều khiển tự động
và tiết kiệm năng lượng.
ƒ Hai điều hòa phải chạy trong chế độ luân phiên theo một thủ tục thời gian nhất
định.
ƒ Có bộ tự động tắt bật luân phiên điều hòa theo thời gian và theo tình trạng làm
việc của máy điều hòa.
ƒ Phải có hệ thống tự khởi động lại hoạt động của điều hòa trong trường hợp mất
điện.
ƒ Đảm bảo không khí lạnh lưu thông đều trong toàn phòng.
ƒ Duy trì độ ẩm trong phòng không lớn hơn 80%.
ƒ Có lọc không khí trong phòng máy;
ƒ Đối với những trạm nằm trong vùng thường có độ ẩm cao > 96% thì cần phải
trang bị thêm máy hút ẩm (công suất từ 200-300W), máy hút ẩm phải có ống
dẫn nước ra ngoài.
Lắp đặt
ƒ Chế độ điều khiển nhiệt độ đặt ở mức duy trì nhiệt độ trong phòng máy 25 ~ 28
độ C.
ƒ Vị trí lắp đặt điều hoà tốt nhất đối diện với tủ thiết bị; tuyệt đối không được lắp
đặt khối lạnh điều hòa phía trên nóc thiết bị (nếu sử dụng điều hoà hai cục thì
cục bên ngoài phải được gia cố chắc chắn, không bị ngập nước, đường dẫn ga
phải chọn đường đi ngắn nhất, không dài quá 10m)
ƒ Máy điều hoà không khí được lắp đặt ở vị trí toả đều không khí lạnh khắp
phòng nhưng không thổi trực tiếp không khí lạnh vào thiết bị gây đọng sương
trên vỏ thiết bị. Máy điều hoà không khí nên lắp ở độ cao 800cm cách sàn hoặc
600 cm dưới trần. Vị trí tối ưu để lắp đặt 2 khối lạnh của máy điều hoà không
khí và thiết bị điện tử nên cách nhau ít nhất là 1m trong trường hợp không có
che chắn bằng kim loại.
ƒ Phía dưới khối lạnh phải có máng hứng nước và đường thoát nước tốt. Lắp
đường thoát nước cho máy điều hoà không khí tới hệ thống thoát nước mưa của
vỏ trạm. Không được đi ống bảo ôn trên tường phía trong phòng máy, trong
trường hợp bất khả kháng, yêu cầu phải đi ống bảo ôn trong ống gen và nếu đi
qua thiết bị thì phải có máng hứng, ống thoát nước.
ƒ Hệ thống điều hoà lắp đặt trong trạm phải được lắp đặt thống nhất với các hệ
thống nguồn điện và các thiết bị khác , đảm bảo tính kỹ thuật, mỹ thuật, việc lắp
đặt không tạo thành các khe, lỗ hổng gây thất thoát nhiệt trong phòng máy, đối
105
VẬN HÀNH KHAI THÁC VÀ ỨNG CỨU THÔNG TIN

với những bộ phận của hệ thống điều hoà nằm ngoài trời phải được che chắn,
bảo vệ. Tại các vị trí lắp khối nóng của máy điều hoà không khí không đảm bảo
an toàn như nằm trên sân thượng có khả năng bị đột nhập, lắp ngoài vỏ trạm
độc lập, yêu cầu có mái che, lắp lồng bảo vệ có khoá.
ƒ Mỗi điều hoà phải có một MCB cấp nguồn riêng, phù hợp công suất. Các điều
hoà phải được dán nhãn tương ứng với nhãn của MCB.

Hình 5. 11 Điều hòa

5.6.2. Thông gió khẩn cấp


Các trạm không có máy phát điện dự phòng lắp cố định và là trạm không người trực,
phải lắp đặt quạt làm mát bằng gió khẩn cấp sử dụng nguồn DC dự phòng (quạt thông
gió DC) của trạm.
Yêu cầu cửa làm mát bằng gió khẩn cấp :
ƒ Hệ thống bao gồm 2 cụm : 1 cụm hút và một cụm thổi, cụm thổi được lắp cách
trần phòng máy khoảng 20 cm, cụm hút lắp cách sàn khoảng 20 cm để hút
không khí từ ngoài vào.
ƒ Dùng quạt chạy nguồn DC cùng điện áp với hệ thống acqui trạm, công suất
20~40W.
ƒ Quạt phải có cánh che kín khi không hoạt động tránh mất nhiệt phòng máy và
có bộ phận che chắn nước mưa và lưới chống côn trùng, gậm nhấm. Lắp đặt
cụm hút và cụm thổi ở hai tường đối diện.
ƒ Quạt vận hành thông qua bộ điều khiển chuyển đổi tự động theo cảm biến nhiệt
phòng máy chạy nguồn AC/DC riêng (hoặc tích hợp chung với bộ cảnh báo
điều khiển trạm chuyên dùng cho trạm BTS). Chế độ vận hành như sau:
Quạt hoạt động khi: nhiệt độ phòng tăng theo chiều lên tới ≥ 34 0C
Quạt dừng hoạt động khi nhiệt độ phòng giảm theo chiều xuống tới ≤ 32 0C.
Có thể bật tắt cưỡng bức hệ thống quạt bằng tay;
106
CHƯƠNG 5– CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ CÁC THIẾT BỊ PHỤ TRỢ

5.7 PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY


Trạm viễn thông BTS phải tuân thủ tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy
• Tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy nhà và công trình TCVN 2622: 2006
• Hệ thống báo cháy-Yêu cầu kỹ thuật TCVN 5738: 1993.

5.7.1. Phòng cháy


Để đề phòng hiện tượng cháy trạm BTS phải đảm bảo các tiêu chí sau:
- Trong phòng máy dùng các loại vật liệu, dụng cụ, trang bị khó cháy hoặc không
cháy;
- Lắp đặt hệ thống thiết bị, dây dẫn, khí cụ điện công suất theo đúng tiêu chuẩn,
tránh sự cố quá tải, chập điện gây cháy;
- Các MCB dùng cho các thiết bị điều hòa, ổ cắm, ánh sáng phải có dòng chịu tải
danh định không vượt quá 2,5 lần giá trị dòng tiêu thụ thực tế;
- Thực hiện chống sét, tiếp đất nhà trạm đúng tiêu chuẩn;
- Hạn chế các nguyên nhân cháy lan truyền đến từ môi trường xung quanh trạm
như dây cáp dẫn từ ngoài vào trạm; công trình liền kề v.v;
- Lắp đặt hệ thống báo cháy tự động theo yêu cầu sau:
ƒ Hệ thống báo cháy phải có đủ chức năng phát hiện sớm hiện tượng cháy
như khói, nhiệt và thông tin báo cháy.
ƒ Tín hiệu báo cháy tại chỗ như loa, còi, đèn báo cháy phải lắp đặt hướng ra
phía ngoài phòng trạm;
ƒ Một trạm BTS chỉ cần 1 hệ thống báo cháy chung ngay cả khi trạm đó có
nhiều loại thiết bị BTS của nhiều đơn vị khác nhau.
ƒ Yêu cầu tối thiểu đối với một trạm BTS cần 01 đầu báo nhiệt và 01 đầu
báo khói. Đầu báo cháy phải lắp sát trần, trên chính giữa các tủ thiết bị và
tránh luồng gió từ điều hòa và quạt thông gió.
ƒ Dây dẫn tín hiệu báo cháy và cấp nguồn đầu báo cháy phải đi trong gen
chống cháy.
ƒ Nguồn backup của hệ thống báo cháy phải riêng biệt và đảm bảo thời gian
duy trì ít nhất 02 ngày sau khi mất điện;
ƒ Thiết lập hệ thống thông tin báo cháy tới OMC và tới người có trách
nhiệm tại khu vực gần trạm nhất

5.7.2. Phương tiện chữa cháy tại chỗ


Trạm BTS phải được trang bị dụng cụ chữa cháy theo Tiêu chuẩn phòng cháy nhà
và công trình TCVN 2622.
107
VẬN HÀNH KHAI THÁC VÀ ỨNG CỨU THÔNG TIN

ƒ Tại mỗi phòng máy BTS phải có ít nhất 02~04 bình chữa cháy loại khí CO2, tại
mỗi phòng máy phát điện (nếu có) phải có ít nhất 02 bình bọt hoặc bột hệ MFZ.
Bình chữa cháy loại 4kg hoặc lớn hơn.
ƒ Bình chữa cháy cố định trên giá treo hoặc đặt trong tủ. Bình chữa cháy phải đặt
tại vị trí thoáng mát, dễ nhìn dễ lấy, thuận tiện khi sử dụng. Yêu cầu các tủ
đựng bình chữa cháy được sơn màu đỏ và có các ký hiệu dễ nhận biết.
ƒ Phải lắp bảng tiêu lệnh, nội qui phòng chữa cháy tại phía trước phòng máy hoặc
vị trí thích hợp, dễ thấy.
ƒ Các cầu dao đóng ngắt điện trạm phải được thiết kế tại vị trí thích hợp để đóng
mở khi có cháy.
ƒ Phải sử dụng khóa mã số tại các cửa ra vào trạm và phòng máy. Tại trạm phải
ghi địa chỉ của người hoặc đơn vị quản lý mã số khóa để nhanh chóng liên lạc
và thực hiện chữa cháy.

Hình 5. 12 Phương tiện chữa cháy tại chỗ

(*) Quy trình về kiểm tra CSHT & thiết bị phụ trợ trong phụ lục 4
(**) Quy trình về bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị mạng, dịch vụ thông tin di động trong
phụ lục 5
5.8 QUY ĐỊNH VỀ THIẾT KẾ NHÀ TRẠM
Cơ sở hạ tầng trạm BTS phải đảm bảo các yêu cầu hoạt động cần thiết của thiết bị
BTS của các hãng sản xuất, các yêu cầu tiếp đất, chống sét, phòng cháy chữa cháy
cũng như đảm bảo chất lượng dịch vụ viễn thông;
108
CHƯƠNG 5– CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ CÁC THIẾT BỊ PHỤ TRỢ

Nhà trạm BTS được thiết kế và xây dựng theo các tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam
liên quan, tiêu chuẩn kỹ thuật và các qui định về nhà trạm Viễn thông do tập đoàn Bưu
chính Viễn thông Việt Nam ban hành. Nhà trạm BTS phải tuân thủ các qui định cụ thể
sau đây.

5.8.1. Phân loại nhà trạm BTS


Để có thể áp dụng các qui định về HTCS nhà trạm BTS hiệu quả, cần phân loại nhà
trạm BTS theo các tiêu chí sau đây:
+ trạm đơn (chỉ đặt 01 BTS)
+ trạm đôi (có thể đặt 02 BTS)
+ trạm ba (có thể đặt 03 BTS)
+ trạm tại nút truyền dẫn (trạm có nhiều BTS đặt tại nút truyền dẫn nút truyền
dẫn. Trạm nút truyền dẫn có 2 loại : loại 1: nằm trên tuyến một trục truyền dẫn chính,
loại 2: giao điểm của 2 tuyến truyền dẫn chính trở lên)
Trong từng loại này còn được xem xét theo điều kiện thiết lập trạm như:
+ Trạm truyền thống (sẵn có của VNPT, xây dựng mới)
+ Trạm thuê, cải tạo (thuê nhà cơ quan, nhà dân cải tạo lại)
+ Trạm lắp ghép sẵn Shelter (Kết cấu khung thép, tường ghép tấm cách nhiệt)

5.8.2. Diện tích phòng máy


Diện tích mặt bằng trạm bao gồm mặt bằng phòng thiết bị BTS, thiết bị nguồn, mặt
bằng lắp đặt cột anten , giao thông nội bộ, các công trình ngầm như hệ thống tiếp đất,
cống cáp; tường rào...
Diện tích phòng máy phải đảm bảo ‘yêu cầu diện tích lắp đặt thiết bị BTS của các
hãng’ và thiết bị hỗ trợ thiết yếu khác; có đủ điều kiện cho các thao tác lắp đặt, bảo
dưỡng và tản nhiệt thiết bị.
Phòng thiết bị có thể lắp đặt chung các tủ BTS, tủ nguồn, giá acqui hoặc tách riêng
phòng acqui tùy theo điều kiện cụ thể.
Diện tích phòng máy BTS được xác định theo yêu cầu số lượng tủ BTS, tủ nguồn,
tủ acqui với cấu hình tối đa của các hãng sản xuất. Thiết bị trong các trạm đơn BTS
indor gồm có 01 tủ BTS, 01 tủ nguồn, 01 tổ acqui với diện tích lắp đặt mỗi tủ khoảng
800*1200 (mm) và các thiết bị phụ trợ. Diện tích tối thiểu để lắp đặt các thiết bị trên
cần từ 2,4 ~ 3m2. Điều kiện vận hành khai thác phải thỏa mãn: diện tích đặt máy/diện
tích phòng máy bằng 50%. Diện tích phòng máy tối thiểu cho một trạm BTS đơn phải
là 4,8m2~6m2.
Yêu cầu đối với từng loại nhà trạm BTS có thể khác nhau do phụ thuộc vào điều
kiện cụ thể.
Tuy nhiên, yêu cầu diện tích tối thiểu phòng máy BTS indoor phải đảm bảo như
bảng sau:

109
VẬN HÀNH KHAI THÁC VÀ ỨNG CỨU THÔNG TIN

Bảng 5. 1 Yêu cầu diện tích phòng máy BTS indoor


Trạm
Trạm Trạm nút nút
Trạm Trạm 03
Loại trạm 01 truyền dẫn truyền
02 BTS BTS
BTS loại 1 dẫn
loại 2
Shelter 4,8 m2 7,5 m2 12 m2 15 m 2
18 m2
Nhà trạm truyền thống 9 m2 9 m2 12 m2 18 m2 18 m2
Nhà trạm cải tạo 6 m2 9 m2 12 m2 15 m2 18 m2

Trường hợp trạm cải tạo nếu diện tích phòng máy quá lớn thì phải ngăn vách cách
nhiệt sao cho phù hợp với công suất của máy điều hòa không khí.

5.8.3. Vị trí đặt trạm


+ Phải đảm bảo đúng vị trí tọa độ đã thiết kế. Trong trường hợp khó khăn về vị trí lắp
đặt có thể điều chỉnh trong phạm vi sai số cho phép và được sự đồng thuận của cơ
quan chủ quản thiết kế.
+ Hạn chế tối đa đặt trạm BTS tại các vùng có nguy cơ bị lụt, bị lũ quét, khe gió mạnh,
sườn núi dốc, khu vực có nhiều hóa chất, ăn mòn kim loại, khu vực dễ có nguy cơ
cháy nổ.
+ Cao độ sàn đặt thiết bị tối thiểu so với cốt tự nhiên là 1m và phải cao ít nhất 1 m so
với mức ngập, lũ lịch sử.
+ Hạn chế đặt trạm gần các trạm biến thế điện lực lớn, đường dây cao thế.
+ Ưu tiên vị trí có giao thông thuận tiện cho việc lắp đặt bảo dưỡng, phòng cháy, chữa
cháy.
+ Khoảng cách từ vị trí đặt tủ thiết bị BTS tới anten không lớn hơn 80m;
+ Đảm bảo cảnh quan đô thị, sức khỏe dân cư xung quanh nơi lắp đặt trạm.
+ Phải có đủ thủ tục cấp phép lắp đặt trạm.

5.8.4. Kiến trúc phòng máy


+ Tải trọng:
Sàn phòng máy phải chịu được tải trọng của các thiết bị BTS, truyền dẫn, nguồn điện
và acqui. Cụ thể áp lực lên mặt sàn như sau:
phần sàn lắp đặt tủ thiết bị: ≥ 800 kg/m2
phần sàn lắp đặt ắc quy: ≥ 1000 kg/m2
Trong trường hợp lắp đặt chung thiết bị BTS, nguồn điện, acqui chung một sàn thì sàn
phải chịu được áp lực: ≥ 1000 kg/m2
+ Chiều cao phòng máy
Chiều cao phòng máy kể từ sàn tới trần tối thiểu là 2,6 m.
+ Chiều nhỏ nhất phòng

110
CHƯƠNG 5– CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ CÁC THIẾT BỊ PHỤ TRỢ

Chiều nhỏ nhất phòng không nhỏ hơn 2m, đảm bảo khoảng trống trước các tủ thiết bị
tối thiểu là 1~ 1,2 m đối với trạm BTS truyền thống, cải tạo và 0,8m đối với trạm
Shelter.
+ Độ phẳng của nền phòng máy
Độ phẳng của nền phòng máy: ± 0,2 %
+ Độ nghiêng của nền
Độ nghiêng của nền ≤ 0,3%.
Đối với trạm truyền thống mặt sàn cao hơn hành lang bên ngoài 2~3 cm. Trong trường
hợp không thể, phải xây thêm gờ chống tràn nước mưa cao 2~3 cm.
+ Lỗ phi đơ
Lỗ phi đơ cách nền nhà đặt thiết bị khoảng 2,4 -2,5m, kích thước lỗ phi đơ tối thiểu
250*250 mm2, lỗ phi đơ được bố trí gần với cầu cáp phía ngoài phòng máy. Lỗ phi đơ
phải được bịt kín phía ngoài. Tấm bịt lỗ phi đơ phải được gắn silicon xung quanh mép
đảm bảo chống nước vào phòng máy.
+ Tường:
Đối với trạm truyền thống: tường xây dày 20cm bằng vật liệu truyền thống;
Đối với trạm cải tạo nếu tường cũ dày 10cm và có cả tính năng che mưa nắng thì phải
ốp thêm lớp ván tường bằng vật liệu chống thấm nước, chống cháy, cách nhiệt (có thể
sử dụng bông thủy tinh hoặc vật liệu tương đương bổ xung thêm khả năng cách nhiệt).
Tường phòng máy phải được sơn màu sáng; không thấm nước, không bị hở, nứt..
+ Trần:
Đối với trần bê tông lợp mái tôn che mưa nắng (trạm truyền thống), làm trần giả bằng
vật liệu chống cháy, chống thấm, cách nhiệt để cách giữ nhiệt cho phòng máy.
Đối với trạm cải tạo nếu phòng máy đặt tại tầng trên cùng phải đảm bảo có trần bê
tông, trên lợp mái tôn và làm trần giả bằng vật liệu chống cháy, chống thấm, cách
nhiệt cho phòng máy. Đối với trạm cải tạo đặt tại các tầng giữa, khuyến khích làm trần
giả thạch cao cách sàn 2,6m. Trần phải được sơn màu sáng.
+ Sàn:
Sàn phòng máy phải lát sàn gạch men (đối với trạm truyền thống và cải tạo), không
được trải thảm.
+ Cửa ra vào:
Cửa ra vào phải có kích thước 0,9 m x 2,1 m
Đối với trạm truyền thống: gồm 2 lớp cửa: lớp ngoài bằng gỗ hoặc sắt, lớp trong bằng
nhôm kính hoặc sắt; có gờ cửa cao khoảng 30mm chống nước tràn từ ngoài vào; Có
thể làm cửa 1 lớp bằng vật liệu cách nhiệt, nhưng phải đảm bảo chắc chắn. Không sử
dụng cửa gỗ 1 lớp cho phòng máy.
Đối với trạm cải tạo có sẵn cửa ra vào bằng gỗ phải làm thêm cửa kính khung kim loại
hoặc gia cố thêm vật liệu chống cháy cho mặt trong cửa.
+ Khóa cửa :
Khóa cửa phải sử dụng loại khóa mã số, không rỉ sét. Khóa cửa phải đảm bảo an toàn
và dễ sử dụng.
+ Cửa sổ:
111
VẬN HÀNH KHAI THÁC VÀ ỨNG CỨU THÔNG TIN

Cửa sổ phải làm 2 lớp cửa, lớp trong bằng kính khung kim loại, giữa 2 lớp phải có
song sắt bảo vệ chống đột nhập. Nếu hướng cửa sổ bị chiếu nắng thì phải có rèm nhôm
bên trong hoặc kính phản quang chống nắng lớp ngoài.
+ Cửa sổ quạt thông gió khẩn cấp:
Các trạm không có máy phát điện dự phòng cố định và là trạm không người trực, phải
có hệ thống quạt thông gió khẩn cấp, quạt sử dụng nguồn DC dự phòng chung của
trạm.
Hệ thống bao gồm 2 cửa sổ quạt thông gió: 1 cửa sổ quạt hút không khí vào đặt cách
sàn khoảng 20 cm, 1 cửa sổ quạt đẩy không khí ra cách trần khoảng 20 cm, và được
lắp trên hai tường đối diện nhau để lưu thông không khí.
Quạt phải có cánh che kín khi không hoạt động và có bộ phận che chắn nước mưa và
lưới chống côn trùng, gậm nhấm.
Quạt vận hành theo bộ điều khiển chuyển đổi tự động và giám sát nhiệt độ phòng máy.
Ngoài ra cần có thêm bộ phận điều khiển quạt thông gió cưỡng bức bằng tay.

5.8.5. Phòng máy phát điện


Đối với trạm có trang bị máy phát điện dự phòng cố định phải có phòng đặt máy
nổ riêng, diện tích tùy thuộc vào từng loại công suất máy nổ, có cửa sổ thoát khí và
được bảo vệ chắc chắn, an toàn, chống cháy nổ.
Vị trí đặt máy phát điện phải có độ cao ít nhất 1 m so với cốt tự nhiên và phải cao
ít nhất 1 m so với mức ngập, lũ lịch sử.
Phòng máy phát điện xây mới phải có tường bao kiên cố.
Diện tích phòng máy phát điện tại trạm nút truyền dẫn: 2,8 m x 2,8 m, các loại
trạm còn lại: 2,5m x 2,8m.
Cửa phòng máy phát điện bằng thép, cánh mở ra ngoài kích thước cửa tối thiểu
1,4m x 2,1m đối với trạm nút truyền dẫn và 1m x 2,1m đối với các loại trạm còn lại;
có cửa thông gió diện tích nhỏ nhất 0,72 m2 ở gần sát trần và quạt thông gió công suất
trên 1000m3/h, các cửa thông gió, quạt phải có lưới chống chuột bọ; Tường không bả
matit, sơn vôi, nền xi măng cát vàng. Phải có biện pháp chống rung, chống ồn. Phòng
máy phát điện để ở tầng 1 thì phải có thiết kế thuận tiện cho các biện pháp di chuyển
máy phát điện khi cần thiết. Tải trọng sàn đảm bảo cho việc lắp đặt máy phát điện ở
trạng thái không làm việc và đang làm việc.
Nhà trạm cải tạo: sử dụng các kết cấu có sẵn để che chắn máy phát điện và thiết kế
bổ sung khung sắt bảo vệ, đảm bảo các biện pháp chống rung, ồn cho máy phát điện.
Máy phát điện loại dùng ngoài trời phải lắp đặt mái che mưa nắng cho máy phát điện
và người vận hành.
Máy phát điện loại dùng ngoài trời phải đặt trong phạm vi hàng rào bảo vệ của
trạm hoặc có hàng rào bảo vệ riêng.

112
CHƯƠNG 5– CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ CÁC THIẾT BỊ PHỤ TRỢ

5.8.6. Phòng acqui


Phòng acqui có thể tách riêng, nhưng vị trí tới phòng máy BTS không xa quá 30m
và phải có biện pháp đảm bảo nhiệt độ phòng theo điều kiện của nhà sản xuất. Đối với
loại acqui nước cần có hệ thống thông khí phù hợp.
Vị trí đặt acqui phải có độ cao ít nhất 1 m so với cốt tự nhiên và phải cao ít nhất 1
m so với mức ngập, lũ lịch sử.
Diện tích từ 4-8 m2: tùy theo loại, cấu hình lắp đặt ắc quy .
Phải có tải trọng sàn phù hợp với loại và cấu hình lắp đặt ắc quy.
Có thể đặt tại tầng1, nhưng phải thiết kế thuận tiện cho việc di rời ắc quy khi cần thiết.
Có kiến trúc như phòng thiết bị;
Có quạt thông gió và lưới chống chuột, bọ hoặc điều hòa nhiệt độ tùy theo yêu cầu của
loại acquy cụ thể.

5.8.7. Trạm BTS Shelter


Diện tích phòng trạm đảm bảo yêu cầu lắp đặt các thiết bị BTS, nguồn cung cấp,
thiết bị hỗ trợ như đã qui định trong mục diện tích phòng máy.
Vỏ trạm chế tạo sẵn có chất lượng tương đương hoặc cao hơn yêu cầu sau:
- Chiều cao trần tối thiểu 2,6m, có cửa ra vào 0,9 x 2,0m có khóa mã số chắc
chắn, chống thấm nước mưa.
- Khung sàn, tường bằng thép chữ C mạ kẽm.
- Mặt lót sàn được làm bằng tấm bê tông nhẹ, hoàn thiện bằng tấm Vinyl chống
tĩnh điện chống cháy hoặc các vật liệu tương đương
- Tường, trần, chống nóng sàn làm bằng tấm cách nhiệt chống cháy EPS
(polystyrene) hoặc PU (Polyurethan): chiều dày tấm cách nhiệt 5cm, 2 mặt phủ
tấm thép dầy 0,5mm mạ kẽm, sơn tĩnh tiện hoặc tấm thép colorbond.
- Mái che mưa làm bằng lớp tôn màu lượn sóng, độ dầy lớp tôn ≥ 0,46 mm. Phải
có biện pháp chống nước mưa ngấm vào trạm, chống rỉ chân trạm, chân vách
tường.
- Trong trường hợp trạm lắp trên mặt đất thì chân của Shelter phải bằng thép chữ
I cao 1-2m. Phải có thang đủ rộng, bậc từ cốt đất nền đến cao độ sàn tại cửa ra
vào.
- Trong trường hợp trạm lắp trên nóc nhà thì chân của Shelter phải bằng thép chữ
I cao ít nhất 0,3m. Phải có kết cấu để bắt chặt vỏ trạm với nóc nhà, thanh bê
tông;
- Không lắp đặt máng thoát nước mưa khi không có yêu cầu.
- Tải trọng mái không kể phần mái tôn: 300 kg/m2.
- Lỗ nhập phi đơ, nhập cáp điện, cáp tín hiệu có chống ngấm nước thoát nhiệt lắp
đặt theo yêu cầu chung của trạm BTS;
113
VẬN HÀNH KHAI THÁC VÀ ỨNG CỨU THÔNG TIN

- Phải có gờ cửa chống nước tràn.


- Phải có 02 cửa sổ lắp quạt thông gió khẩn cấp (kích thước 25x25 cm).
- Trang bị đồng bộ các phần sau cùng Shelter: Phần điện nội thất trong vỏ trạm,
hệ thống bảo vệ cảnh báo ngoài, điều hòa không khí và quạt thông gió khẩn cấp,
bộ chuyển đổi tự động và giám sát điều hòa; Bảng đồng tiếp đất chính và bảng
đồng tiếp đất phía ngoài vỏ trạm dưới lỗ nhập phi đơ, Bộ vào cáp có thể tương
thích với các loại cáp đồng trục 7/8” và 1/2”,
- Có lưới chống côn trùng, gậm nhấm, thấm nước mưa,
- Đảm bảo chống cháy,
- Lắp đặt dễ dàng.

114

You might also like