You are on page 1of 1

BÀI TẬP LAB 3 FILTERING PERIODIC SIGNALS

Bài 1: Dùng bộ lọc thông thấp để lọc tần số với tín hiệu âm thanh từ file
castanets44m.wav. Sau khi nhận được kết quả rút ra nhận xét về phần phổ nhận
được so với tín hiệu ban đầu, phần âm thanh nghe được sau khi lọc so với ban đầu.

Bài 2: Cho tín hiệu x(t), sử dụng tần số cắt 20, x=repmat([zeros(1,99) 1], 1,5); sử
dụng bộ lọc thấp tạo ra tín hiệu y(t)

Vẽ cả hai tín hiệu x(t) và y(t) sử dụng câu lệnh subplot. Chúng phải được vẽ trên
trục thời gian. Dựa trên đồ thị giải thích điều gì xảy ra với hai tín hiệu

Bài 3: Phân tích tín hiệu âm thanh bằng bộ lọc thông cao. Biểu diễn kết quả sử
dụng bộ lọc thông cao với file castanets44m.wav. Bắt đầu với a= 2000*2*pi, sau
đó thử với các giá trị khác nhau. Cho chạy cùng lúc âm thanh ban đầu và âm thanh
sau khi lọc. Biểu diễn phổ tín hiệu ban đầu và phổ tín hiệu sau khi lọc. Nhận xét.

Bài 4: Từ tín hiệu âm thanh pha lẫn tiếng trống và tiếng kèn, được tạo ra từ hai file
bassdrum.wav và hatclosed.wav, sử dụng bộ lọc thông cao và thấp để phân tích
phổ tín hiệu với tần số cắt là 8000 Hz. Cố gắng tách tín hiệu trống ra khỏi tín hiệu
ban đầu, sau đó tách tín hiệu kèn ra khỏi tín hiệu ban đầu. Biểu diễn tín hiệu ban
đầu, tín hiệu lọc thông cao và thấp trong miền tần số trên một đồ thị sử dung
subplot. Nhận xét kết quả tín hiệu nhận được với lọc thông thấp và lọc thông cao

Bài 5: Tạo ra một tín hiệu từ hai file rainstick.m và shake.m với công thức
mixedsig=shake+10*rainstick, với tần số cắt là 8000Hz. Sau đó sử dụng bộ lọc
thông thấp và cao, biểu diễn tín hiệu ban đầu, tín hiệu bộ lọc thông thấp, cao trên
cùng một đồ thị, cho chạy phần âm thanh ban đầu, sau khi lọc với bộ lọc thấp, cao.
Nhận xét.

You might also like