You are on page 1of 3

Ôn tập

Nội dung
Chương 1: Lấy mẫu và khôi phục tín hiệu
- Định lý lấy mẫu Nyquist;
- Vẽ phổ tín hiệu;
- Bài tập về tìm tín hiệu sau khôi phục lý tưởng, ya(t);
Chương 2: Lượng tử và mã hóa
- Các định nghĩa: tầm toàn thang R, khoảng lượng tử Q, số bit lượng tử B, giá
trị lượng tử xq…
- Các kiểu lượng tử: đơn cực tự nhiên, lưỡng cực offset, bù 2.
- Tìm từ mã từ 1 giá trị điện áp cho trước.
- Tìm SNR …
Chương 3: Hệ thống rời rạc (LTI)
- Kiểm tra tính tuyến tính bất biết của tín hiệu/ hệ thống.
- Áp dụng tính chất LTI để tìm ngõ vào ra của hệ thống.
- Áp dụng định nghĩa tích chập.
Chương 4: Tích chập
- Áp dụng phương pháp tính tích chập để tìm ngõ ra của hệ thống;
Chương 5: Biến đổi z
- Áp dụng biến đổi z để tính ngõ ra của hệ thống,
- Áp dụng biến đổi z để tính đáp ứng xung, ngõ vào, phương trình vào/ra
I/O…
Chương 6: Hàm truyền và thực hiện bộ lọc số
- Vẽ sơ đồ khối, vẽ biểu đồ đáp ứng biên độ của hệ thống
Chương 7: Biến đổi DFT và FFT
- Áp dụng để tính biến đổi DFT/FFT của tín hiệu cho trước.
Bài tập
Câu 1 (3đ): Cho tín hiệu x(t) = 5 + 4cos(20πt) – 3cos(80πt) (t tính bằng ms x: V).
Tín hiệu x(t) được lấy mẫu với tần số lấy mẫu fs = 40kHz. Tín hiệu sau khi lấy
mẫu được cho qua một bộ khôi phục lý tưởng.
a) (L.O.1) Vẽ phổ biên độ tín hiệu sau lấy mẫu trong phạm vi tần số từ 0kHz đến
40kHz.
b) (L.O.1) Tìm tín hiệu sau khôi phục ya(t) khi không có bộ tiền lọc.
c) (L.O.1) Tìm tần số lấy mẫu tối thiểu để tín hiệu sau khi lấy mẫu không xảy ra
hiện tượng chồng phổ.
Câu 2 (1.5đ): Cho hệ thống tuyến tính bất biến có tín hiệu ngõ ra y(n) = {1; 0 ; 0 ; 0 ; -1}
khi tín hiệu ngõ vào x(n) = {1; 0 ; 1}.

a) (L.O.2.2) Liệt kê tất cả các giá trị tín hiệu ngõ ra y1(n) khi tín hiệu ngõ vào x1(n) = {1;
1; 1; 1}.

b) (L.O.2.2) Liệt kê tất cả các giá trị tín hiệu ngõ vào x2(n) để tín hiệu ngõ ra y2(n) = {1;
0; 1; 0 ; -1 ; 0; -1}.

c) (L.O.2.1) Viết phương trình sai phân vào-ra của hệ thống.


Câu 3 (1.5đ): Cho hệ thống LTI có đáp ứng xung h(n) = {0↑; 2; 0; –1}.

a) (L.O.2.1) Liệt kê tất cả các giá trị tín hiệu ngõ ra y1(n) khi tín hiệu ngõ vào x1(n) =
3(n + 1) – (n – 3).

b) (L.O.2.1) Tìm giá trị của tín hiệu ngõ ra y2(n = 2) khi tín hiệu ngõ vào x2(n) = u(n) –
u(-n-1).

c) (L.O.2.1) Xác định tín hiệu ngõ vào x3(n) để tín hiệu ngõ ra y3(n) = {10↑; 0; –3; 0; –
1}.
Câu 4 (2đ): Cho hệ thống tuyến tính bất biến nhân quả có hàm truyền
1  z 1
H  z 
1  0.25 z 2

a) (L.O.3.1) Vẽ sơ đồ cực-zero và kiểm tra tính ổn định của hệ thống trên.

b) (L.O.3.3) Viết phương trình sai phân vào-ra và vẽ sơ đồ khối thực hiện hệ thống trên
với số bộ trễ là ít nhất.
c) (L.O.3.2) Vẽ phác họa đáp ứng biên độ và chỉ ra đặc tính tần số (thông thấp, thông
cao, thông dải hay chắn dải) của hệ thống trên.

d) (L.O.3.1) Tìm giá trị của mẫu đáp ứng xung h(n=4).
Câu 5 (2đ):
a) (L.O.3.3) Tìm DFT-4 điểm của tín hiệu x(n) = [2 ; 5 ; 2 ; 2].

b) (L.O.3.3) Tìm DFT-4 điểm của tín hiệu x(n) = [0 ; 5 ; 0 ; 1 ; 2 ; 0 ; 2 ; 1].

You might also like