You are on page 1of 2

Năng Lượng ion Hóa

I.Bán kính Nguyên tử.


Bán kính nguyên tử có thể xem như là khoảng cách giữa hạt nhân nguyên tử với các electron ở
lớp ngoài cùng.
a.Trong
 Trong 1 chu kì nguyên tử của các nguyên tố khác nhau sẽ có cùng số lớp electron,do đó sự biến
đổi của bán kính nguyên tử của các nguyên tố chỉ phụ thuộc vào số electron ở lớp ngoài.Nếu số
lượng electron ngoài cùng càng lớn thì sẽ làm cho lực hút giữa hạt nhân nguyên tử và các electron ở
lớp ngoài cùng càng tăng,khi lực hút càng lớn thì khoảng cách giữa hạt nhân nguyên tử và các
electron càng giảm hay nói cách khác bán kính nguyên tử sẽ giảm.
Như vậy ta có thể kết Luận : “ Trong một chu kì khi chúng ta đi từ trái sang phải theo chiều tăng
của điện tích hạt nhân thì lực hút hạt nhân tăng lên làm cho bán kính nguyên tử giảm”.

II.Khái niệm Năng Lượng ion hóa :


Năng Lượng ion hóa thứ nhất (I1)của nguyên tử là năng lượng tối thiểu cần thiết để tách
electron thứ nhất ra khỏi nguyên tử ở trạng thái cơ bản.
Năng Lượng ion hóa được tính bằng KJ/mol.
Nếu Nguyên tử có từ 2 electron trở lên thì nó sẽ có các mức năng lượng ion hóa tương ứng
I1,I2,I3….
 Năng Lượng ion hóa thứ 2(I2) là mức năng lượng cần thiết để tách electron thứ hai ra khỏi ion
vừa mới được tạo thành :
VD :
Li Li+ 520KJ/mol
Li+ Li2+ I2
 Tương Tự Năng lượng ion hóa thứ 3 là mức năng lượng cần thiết để tách 1 electron ra khỏi ion
nguyên tử thứ 2.
Ta có thể tóm tắt như sau : Đối với những nguyên tử nhiều electron,gọi X là nguyên tử của
những nguyên tố đó .
X - e  X+ : Năng lượng cần thiết để tách electron ra khỏi nguyên tử X gọi là năng lượng ion hóa
thứ nhất (I1).
X+ - e  X2+ : Năng lượng cần thiết để tách electron ra khỏi ion nguyên tử X+ gọi là năng lượng ion
hóa thứ hai (I2).
X2+ - e  X3+ : Năng lượng cần thiết để tách electron ra khỏi ion nguyên tử X2+ gọi là năng lượng
ion hóa thứ hai (I3).
……………..
X(n-1)+ -e  Xn+ :Năng lượng cần thiết để tách electron ra khỏi nguyên tử X(n-1)+ gọi là năng lượng
ion hóa thứ n (In).
Và Ta Luôn có : In>….>I3>I2>I1.
II.Sự biến thiên Tuần hoàn năng Lượng Ion Hóa Theo Chu kì và theo Nhóm.
a.Trong một chu kì :
 Như chúng ta đã biết các nguyên tử của các nguyên tố trong một chu kì thì có số lớp electron
bằng nhau.
Số Thứ tự chu kì = Số lớp electron.
Ví dụ : Chu kì 3  có 3 lớp electron : 1s22s22p63sx; 1s22s22p63s23py….
Chúng chỉ khác nhau về số electron ở lớp ngoài cùng.Khi chúng ta đi từ trái sang phải theo
chiều tăng điện tích hạt nhân thì số electron ở lớp ngoài cùng cũng sẽ tăng theo,khi mà số electron ở
lớp ngoài cùng tăng lên thì bán kính nguyên tử giảm và lực hút giữa hạt nhân và các electron ở lớp
ngoài cùng tăng lên.
Do đó để có thể tách các electron ra ngoài nguyên tử thì sẽ cần phải có một mức năng lượng lớn
hơn.
Kết Luận : “ Trong một chu kì khi đi từ trái sang phải theo chiều tăng của điện tích hạt nhân,lực
liên kết giữa hạt nhân và electron ở lớp ngoài cùng tăng dần,làm cho năng lượng ion hóa cũng
tăng theo”.
b.Trong một nhóm.
 Như chúng ta đã biết các nguyên tử của các nguyên tố trong cùng một nhóm sẽ hơn kém nhau 1
hay nhiều lớp,nguyên tử nào có điện tích hạt nhân lớn hơn sẽ có số lớp lớn hơn,do đó khi chúng ta
đi từ trên xuống dưới theo chiều tăng điện tích,bán kính hạt nhân sẽ tăng do số lớp electron tăng
lên,khi đó lực hút giữa hạt nhân nguyên tử với các electron sẽ giảm,do đó năng lượng cần thiết để
có thể tách một electron ra khỏi hạt nhân sẽ giảm hay nói cách khác năng lượng ion hóa sẽ giảm
Kết Luận : “ Trong một nhóm khi đi từ trên xuống dưới theo chiều tăng của điện tích hạt thì năng
lượng ion hóa của nguyên tử các nguyên tố sẽ giảm “.

You might also like