You are on page 1of 35

Gói thầu số 10: Giai đoạn 2A: Đầu tư xây dựng cầu Bến Nước tại Km263+820, cầu

Thi công xây dựng công trình Suối Cóc tại Km269+860 và 1,2km đường dẫn 2 đầu cầu

DANH MỤC HỒ SƠ
I. TỔNG QUAN CÔNG TRÌNH................................................................................3
I.1. Giới thiệu chung..................................................................................................3
I.1.1. Giới thiệu chung dự án.................................................................................3
I.1.2. Thông tin chung của công trình...................................................................4
I.1.3. Quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng..........................................................4
I.1.4. Các tiêu chuẩn kỹ thuật chủ yếu..................................................................4
I.1.5. Giải pháp thiết kế cầu Bến Nước.................................................................5
I.1.6. Giải pháp thiết kế cầu Suối Cóc...................................................................5
I.1.7. Các lớp địa tầng cầu Bến Nước....................................................................6
I.1.8. Các lớp địa tầng cầu Suối Cóc.....................................................................9
I.2. Khối lượng công việc thi công..........................................................................11
I.3. Các căn cứ để lập phương án và công nghệ thi công cọc khoan nhồi...............11
I.4. Các công trình tạm phục vụ thi công................................................................12
I.5. Thiết bị máy móc nhân lực và vật tư thi công...................................................12
I.5.1 Thiết bị máy móc........................................................................................12
I.5.2. Bố trí nhân lực thi công..............................................................................13
I.5.3 Vật liệu........................................................................................................13
II. BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THI CÔNG.................................................................15
II.1. Các công tác chuẩn bị......................................................................................15
II.2. Trình tự thi công và các yêu cầu về chất lượng...............................................16
II.3. Định vị hố khoan.............................................................................................16
II.4. Công tác khoan................................................................................................17
II.4.1. Trình tự công nghệ thi công lỗ khoan.......................................................17
II.4.2. Tiêu chuẩn vữa sét khi khoan...................................................................19
II.4.3. Tuần hoàn vữa sét.....................................................................................19
II.4.4. Các lưu ý trong quá trình khoan...............................................................19
II.5. Gia công chế tạo, hạ lồng thép và làm sạch lỗ khoan......................................20
II.5.1. Công tác gia công, chế tạo và hạ lồng cốt thép.........................................20
II.5.2. Làm sạch hố khoan...................................................................................21
II.6. Công nghệ đổ bê tông cọc khoan nhồi.............................................................22
II.6.1. Công tác đổ bê tông cọc khoan nhồi.........................................................22
II.6.2. Rút ống vách.............................................................................................25
II.7. Các sự cố và cách khắc phục...........................................................................26
II.7.1. Sập hố khoan.............................................................................................26
II.7.2. Tắc ống đổ bê tông....................................................................................27
II.7.3. Lồng thép bị trồi.......................................................................................28
II.7.4. Bê tông bị sụt dâng bất thường trong quá trình đổ bê tông......................29
III. KIỂM TRA VÀ NGHIỆM THU.......................................................................30
III.1. Chất lượng cọc................................................................................................30

Quy trình công nghệ thi công cọc khoan nhồi Trang 1
Gói thầu số 10: Giai đoạn 2A: Đầu tư xây dựng cầu Bến Nước tại Km263+820, cầu
Thi công xây dựng công trình Suối Cóc tại Km269+860 và 1,2km đường dẫn 2 đầu cầu

III.2. Kiểm tra dung dịch khoan..............................................................................30


III.3. Kiểm tra lỗ khoan...........................................................................................30
III.4. Kiểm tra cốt thép...........................................................................................31
III.5. Kiểm tra chất lượng bê tông thân cọc.............................................................31
III.6. Nghiệm thu cọc khoan nhồi............................................................................32
IV. BIỆN PHÁP ATGT, AN TOÀN LAO ĐỘNG, VỆ SINH MÔI TRƯỜNG
KHI THI CÔNG CỌC KHOAN NHỒI..................................................................32
IV.1. Biện pháp đảm bảo an toàn giao thông..........................................................32
IV.2. Biện pháp đảm bảo an toàn lao động.............................................................32
IV.3. Biện pháp đảm bảo vệ sinh môi trường.........................................................34

Quy trình công nghệ thi công cọc khoan nhồi Trang 2
Gói thầu số 10: Giai đoạn 2A: Đầu tư xây dựng cầu Bến Nước tại Km263+820, cầu
Thi công xây dựng công trình Suối Cóc tại Km269+860 và 1,2km đường dẫn 2 đầu cầu

THUYẾT MINH
QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ THI CÔNG CỌC KHOAN NHỒI
GÓI THẦU SỐ 10: THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH , GIAI ĐOẠN 2A:
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CẦU BẾN NƯỚC TẠI KM263+820, CẦU SUỐI CÓC
TẠI KM269+860 VÀ ĐƯỜNG DẪN 2 ĐẦU CẦU THUỘC DỰ ÁN ĐẦU TƯ
XÂY DỰNG ĐƯỜNG HỒ CHÍ MINH ĐOẠN CHỢ MỚI - NGÃ BA TRUNG
SƠN, TỈNH THÁI NGUYÊN VÀ TUYÊN QUANG, GIAI ĐOẠN 2 ĐOẠN CHỢ
CHU - NGÃ BA TRUNG SƠN

Hạng mục: Cọc khoan nhồi cầu Bến Nước tại Km263+820 và cầu Suối Cóc tại
Km269+860.
Chủ đầu tư: Sở Giao thông vận Tải Tỉnh Tuyên Quang.
Đại diện Chủ đầu tư: Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao
thông tỉnh Tuyên Quang.
Tư vấn thiết kế: Công ty Cổ phần Tư vấn thiết kế cầu đường.
Tư vấn giám sát: Liên danh Công ty cổ phần tư vấn xây dựng giao thông Hà Nội
và Công ty cổ phần tư vấn đầu tư giao thông Đường Lâm.
Đơn vị thi công: Liên danh Công ty Hiệp Phú – Công ty 68.

I. TỔNG QUAN CÔNG TRÌNH


I.1. Giới thiệu chung
I.1.1. Giới thiệu chung dự án
Tuyến đường Hồ Chí Minh đoạn đi qua địa bàn tỉnh Tuyên Quang có chiều dài
58,5Km, là tuyến đường hết sức quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo
anh ninh - quốc phòng cho tỉnh Tuyên Quang, toàn bộ tuyến đường Hồ Chí Minh qua
địa phận tỉnh Tuyên Quang đã được Quốc Hội, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy
hoạch đầu tư xây dựng nhưng chưa được đầu tư hoàn chỉnh. Cụ thể: đoạn từ
Km276+135 (ngã ba Trung Sơn) đến Km296+385 (ngã ba Phú Thịnh) đi trùng với
QL2C dài 20,25Km đã được xây dựng năm 2015; đoạn từ Km296+385 đến
Km309+306 dài 12,92Km thuộc Dự án đầu tư xây dựng cầu và đường dẫn cầu Bình
Ca đã thi công hoàn thành đầu năm 2019; Còn lại đoạn từ Km258+500 (Đèo Muồng)
đến ngã ba Trung Sơn dài 17,63Km, thuộc đoạn Chợ Mới - Ngã ba Trung Sơn đã
được Bộ GTVT phê duyệt dự án đầu tư tại Quyết định số 1288/QĐ-BGTVT ngày
26/4/2016, tổng mức đầu tư 2.727 tỷ đồng, dự án chia làm 02 giai đoạn. Giai đoạn 1,
xây dựng đoạn từ Chợ Mới đến Chợ Chu dài 17,42Km, tổng mức đầu tư 926,5 tỷ
đồng, đến nay đã thi công cơ bản hoàn thành.
Đoạn từ Chợ Chu - Ngã ba Trung Sơn dài khoảng 29,76Km (trong đó có đoạn
Km258+500 đến ngã ba Trung Sơn thuộc xã Hùng Lợi và xã Trung Sơn, huyện Yên
Sơn, tỉnh Tuyên Quang) thuộc giai đoạn 2, tổng mức đầu tư 1.800 tỷ đồng chưa triển
khai xây dựng, đoạn tuyến này hiện là đường đất, nền đường nhỏ hẹp, độ dốc lớn; tại
Km263+789 chưa có cầu qua sông Phó Đáy, người dân phải vượt sông bằng bè

Quy trình công nghệ thi công cọc khoan nhồi Trang 3
Gói thầu số 10: Giai đoạn 2A: Đầu tư xây dựng cầu Bến Nước tại Km263+820, cầu
Thi công xây dựng công trình Suối Cóc tại Km269+860 và 1,2km đường dẫn 2 đầu cầu

mảng, cầu tạm bằng tre nứa; tại Km269+891 hiện là đường tràn, vào mùa mưa giao
thông bị chia cắt, gây ách tắc, giao thông đi lại hết sức khó khăn, chưa phát huy được
hiệu quả đầu tư toàn bộ tuyến đường Hồ Chí Minh qua địa phận tỉnh Tuyên Quang và
tỉnh Thái Nguyên.
Theo quyết định số 1510/QĐ-BGTVT ngày 16/8/2019 của Bộ trưởng Bộ Giao
thông vận tải về việc giao nhiệm vụ chủ đầu tư xây dựng công trình đường Hồ Chí
Minh đoạn Chợ Mới - Ngã Ba Trung Sơn, giai đoạn 2 đoạn Chợ Chu - Ngã Ba Trung
Sơn tách thành 2 giai đoạn là giai đoạn 2A: Đầu tư xây dựng cầu Bến Nước tại
Km263+820, cầu Suối Cóc tại Km269+860 và 1,2km đường dẫn 2 đầu cầu; giai đoạn
2B đầu tư các đoạn còn lại của giai đoạn 2.
I.1.2. Thông tin chung của công trình
- Tên công trình: Đường Hồ Chí Minh đoạn Chợ Mới - Ngã Ba Trung Sơn, tỉnh
Thái Nguyên và Tuyên Quang. Phân đoạn: giai đoạn 2 đoạn Chợ Chu- Ngã ba Trung
Sơn. Giai đoạn 2A: Đầu tư xây dựng cầu Bến Nước tại Km263+820, cầu Suối Cóc tại
Km269+860 và 1,2km đường dẫn 2 đầu cầu.
- Loại, cấp, quy mô công trình: Công trình giao thông, cấp III miền núi.
- Chủ đầu tư: Sở Giao thông vận tải tỉnh Tuyên Quang.
- Đại diện Chủ đầu tư: Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao
thông tỉnh Tuyên Quang.
- Địa điểm xây dựng: Cầu Bến Nước tại Km263+820, cầu Suối Cóc tại
Km269+860 đường Hồ Chí Minh.
I.1.3. Quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng
- Đường Hồ Chí Minh phía Bắc đoạn Chợ Mới - Ngã Ba Trung đã được phê
duyệt dự án đầu tư tại quyết định số 1288/QĐ-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải
ngày 26/04/2016. Quy mô và tiêu chuẩn kỹ thuật của tuyến cụ thể như sau:
- Tiêu chuẩn áp dụng TCVN4054-2005;
- Cấp đường: Cấp III miền núi;
- Tốc độ thiết kế: 60Km/h;
- Bề rộng nền đường: Bn=9m;
- Bề rộng mặt đường: Bm=2x3=6m;
- Lề gia cố: bao gồm 02 lề gia cố, Blgc = 1.0m, kết cấu lề gia cố đồng bộ với kết
cấu mặt đường;
- Tần suất thiết kế: nền đường, cống, cầu nhỏ P=4%; cầu trung, lớn P=1%;
- Bề rộng cầu trên đường thẳng B=9.0m; trên đường cong B=10.0m;
02 làn xe cơ giới : 2 x 3.00 = 6.00m
02 lề gia cố : 2 x 1.00 = 2.00m
02 lề đất : 2 x 0.50 = 1.00m
I.1.4. Các tiêu chuẩn kỹ thuật chủ yếu
- Bán kính cong nằm tối thiểu Rmin = 125m, châm chước 60m;

Quy trình công nghệ thi công cọc khoan nhồi Trang 4
Gói thầu số 10: Giai đoạn 2A: Đầu tư xây dựng cầu Bến Nước tại Km263+820, cầu
Thi công xây dựng công trình Suối Cóc tại Km269+860 và 1,2km đường dẫn 2 đầu cầu

- Tầm nhìn tối thiểu khi xe chạy trên đường


+ Tầm nhìn hãm xe S1 = 75m;
+ Tầm nhìn trước xe ngược chiều S2 = 150m;
+ Tầm nhìn vượt xe S3 = 350m;
- Dốc dọc Imax = 7%, châm chước 8%;
- Chiều dài tối thiểu đổi dốc 150m;
- Bán kính đường cong đứng lồi tối thiểu Rlồi = 2500;
- Bán kính đường cong đứng lõm tối thiểu Rlõm = 1000;
- Tần suất thiết kế: p = 4% đối với nền đường, cống và cầu nhỏ;
p = 1% đối với cầu lớn và trung;
- Kết cấu mặt đường: Mặt đường BTN trên móng CPĐD, môđuyn đàn hồi Eyc ≥
140Mpa;
I.1.5. Giải pháp thiết kế cầu Bến Nước
- Từ Km263+380.00 ÷ Km264+300.00, tổng chiều dài toàn đoạn dự kiến đầu tư
dài 920m. Trong đó chiều dài cầu 211.226 m (tính đến đuôi mố). Chiều dài đường
dẫn hai đầu cầu 708.774m.
- Cầu được thiết kế với sơ đồ 33.507+4x34+33.519m, chiều dài toàn cầu tính
đến đuôi mố là Lc = 211.226m. Cầu có bề rộng B=10m.
- Kết cấu phần trên sử dụng 6 nhịp dầm chữ I bê tông cốt thép DƯL, chiều dài
dầm L=33m. Mặt cắt ngang cầu gồm 4 phiến dầm. Lớp bản mặt cầu dày 20cm bằng
BTCT 30MPa đổ tại chỗ. Lớp phủ bằng bê tông nhựa trên lớp phòng nước dạng
phun.
- Kết cấu phần dưới: mố A1 sử dụng dạng mố kiểu tường bằng BTCT, móng đặt
trên nền cọc khoan nhồi đường kính D=1.0m. Mố A2 sử dụng dạng mố liền bệ bằng
BTCT đổ tại chỗ, móng đặt trên nền cọc khoan nhồi đường kính D=1.0m. Trụ cầu
dạng trụ đặc bằng BTCT, 2 đầu vuốt tròn, trên xà mũ dạng hình nêm để đỡ dầm,
móng đặt trên nền cọc khoan nhồi đường kính D=1.0m.
I.1.6. Giải pháp thiết kế cầu Suối Cóc
- Từ Km269+600.00 ÷ Km270+156.60, tổng chiều dài toàn đoạn dự kiến đầu tư
dài 640m. Trong đó chiều dài cầu 80.36 m (tính đến đuôi mố). Chiều dài đường dẫn
hai đầu cầu là 456.49m.
- Cầu được thiết kế với sơ đồ 2x33m, chiều dài toàn cầu tính đến đuôi mố là Lc
= 80.20m. Cầu có bề rộng B=9m.
- Kết cấu phần trên sử dụng 2 nhịp dầm chữ I bê tông cốt thép DƯL, chiều dài
dầm L=33m. Mặt cắt ngang cầu gồm 4 phiến dầm. Lớp bản mặt cầu dày 20cm bằng
BTCT 30MPa đổ tại chỗ. Lớp phủ bằng bê tông nhựa trên lớp phòng nước dạng
phun.
- Kết cấu phần dưới: mố sử dụng dạng mố kiểu tường bằng BTCT, móng đặt
trên nền cọc khoan nhồi đường kính D=1.0m. Trụ cầu dạng trụ đặc bằng BTCT, 2
đầu vuốt tròn, móng đặt trên nền cọc khoan nhồi đường kính D=1.0m.

Quy trình công nghệ thi công cọc khoan nhồi Trang 5
Gói thầu số 10: Giai đoạn 2A: Đầu tư xây dựng cầu Bến Nước tại Km263+820, cầu
Thi công xây dựng công trình Suối Cóc tại Km269+860 và 1,2km đường dẫn 2 đầu cầu

I.1.7. Các lớp địa tầng cầu Bến Nước


Căn cứ Hồ sơ khảo sát địa chất công trình cầu Bến Nước và đường dẫn 2 đầu
cầu, phân chia từ trên xuống dưới như sau:
+/ Lớp 1: Đất phủ bề mặt, đất trồng trọt
Lớp đất có thành phần hỗn tạp là sét ít dẻo, màu nâu vàng, xám nâu, lẫn thực
vật, trạng thái dẻo mềm. Gặp tại lỗ khoan LK1, LK2, LK3, LK4, LK7 và ND1. Lớp
phân bố trên bề mặt địa hình từ Km263+228.040 đến Km264+456.435, cao độ mặt
lớp bằng cao độ thiên nhiên thay đổi từ +197.17m (ND1) đến +143.85m (LK4), bề
dầy lớp thay đổi từ 0.4m (LK1, LK2, LK3, LK4) đến 0.5m (LK7, ND1). Lớp không
có ý nghĩa và địa chất công trình.
TT Lỗ khoan Cao độ mặt lớp (m) Chiều dày lớp (m)
1 LK1 152.54 0.40
2 LK2 145.71 0.40
3 LK3 147.06 0.40
4 LK4 143.85 0.40
5 LK7 164.42 0.50
6 ND1 197.17 0.50

+/ Lớp 2: Sét ít dẻo, màu xám vàng, trạng thái dẻo cứng (CL)
Lớp đất có thành phần là sét ít dẻo, màu xám vàng, trạng thái dẻo cứng (CL).
Lớp phân bố cục bộ trong phạm vi cầu, gặp tại lỗ khoan LK2 và LK3, cao độ mặt lớp
thay đổi từ +146.66m (LK3) đến +145.31m (LK2), bề dày lớp thay đổi từ 3.10m
(LK2) đến 5.30 m (LK3). Lớp đất có khả năng chịu tải yếu đối với công trình cầu,
chịu tải tốt đối với nền đường. Thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn (SPT) cho giá trị N30= 10
÷ 12 búa.
Sức chịu tải qui ước,R’ = 1.43 (kG/cm2)
TT Lỗ khoan Cao độ mặt lớp (m) Chiều dày lớp (m)
1 LK2 145.31 3.10
2 LK3 146.66 5.30

+/ Lớp 3: Sỏi sạn cấp phối kém, màu xám vàng, xám nâu, đôi chỗ lẫn đá
tảng, kết cấu chặt – rất chặt (GP)
Lớp có thành phần là sỏi sạn cấp phối kém, màu xám vàng, xám nâu, đôi chỗ lẫn
đá tảng, kết cấu chặt – rất chặt (GP). Lớp phân bố cục bộ trong phạm vi cầu, gặp tại
lỗ khoan LK3, LK4 và LK5, cao độ mặt lớp thay đổi từ +138.12m (LK5) đến
+141.36m (LK3), bề dày lớp thay đổi từ 1.50m (LK5) đến 3.33m (LK3, LK4). Lớp
đất có khả năng chịu tải khá đối với công trình cầu chịu tải tốt đối với nền đường. Thí
nghiệm xuyên tiêu chuẩn (SPT) cho giá trị N30= 30-:- >50 búa.
Sức chịu tải qui ước, R’ = 2.0 – 4.0 (kG/cm2)

Quy trình công nghệ thi công cọc khoan nhồi Trang 6
Gói thầu số 10: Giai đoạn 2A: Đầu tư xây dựng cầu Bến Nước tại Km263+820, cầu
Thi công xây dựng công trình Suối Cóc tại Km269+860 và 1,2km đường dẫn 2 đầu cầu

TT Lỗ khoan Cao độ mặt lớp (m) Chiều dày lớp (m)


1 LK3 141.36 3.30
2 LK4 140.55 3.30
3 LK5 138.12 1.50

+/ Lớp 4: Đá tảng, cuội tảng, màu xám vàng, xám nâu, đá cứng
Lớp đất có thành phần là đá tảng, cuội tảng, màu xám vàng, xám nâu, đá cứng.
Lớp phân bố cục bộ trong phạm vi cầu, gặp tại lỗ khoan LK2 và LK4, cao độ mặt lớp
thay đổi từ +138.06m (LK2) đến +142m (LK3), bề dày lớp thay đổi từ 1.50m (LK3)
đến 2.00m (LK2). Lớp đất có khả năng chịu tải tốt đối với công trình cầu, chịu tải tốt
đối với nền đường.
Cường độ kháng nén dọc trục (trạng thái khô) = 945 kG/cm2.
Cường độ kháng nén dọc trục (trạng thái bão hòa) = 848 kG/cm2.
TT Lỗ khoan Cao độ mặt lớp (m) Chiều dày lớp (m)
1 LK2 142.21 2.00
2 LK3 138.06 1.50

+/ Lớp 5: Sét ít dẻo, màu nâu đỏ, xám vàng, đôi chỗ lẫn đá tảng, trạng thái
nửa cứng (CL)
Lớp có thành phần là Sét ít dẻo, màu nâu đỏ, xám vàng, đôi chỗ lẫn đá tảng,
trạng thái nửa cứng (CL). Lớp phân bố rộng từ Km263+228.040 đến
Km264+456.435, gặp tại lỗ khoan ND1 và LK7, cao độ mặt lớp thay đổi từ
+163.92m (LK7) đến +196.67m (ND1), bề dày lớp thay đổi từ 1.00m (ND1) đến
2.20m (LK7). Lớp đất có khả năng chịu tải tốt đối với công trình cầu. Thí nghiệm
xuyên tiêu chuẩn (SPT) cho giá trị N30 >50 búa.
Sức chịu tải qui ước, R’ = 1.40 (kG/cm2)
TT Lỗ khoan Cao độ mặt lớp (m) Chiều dày lớp (m)
1 LK7 163.92 2.20
2 ND1 196.67 1.00

+/ Lớp 6: Đá sét bột kết, màu xám đen phong hóa mềm bở, vỡ dăm, đá
mềm
Lớp có thành phần là đá sét bột kết, màu xám đen phong hóa mềm bở, vỡ dăm,
đá mềm, đôi chỗ phong hóa thành đất. Lớp phân bố khoảng từ Km 263+880 -:-
Km 264+456.435, gặp tại lỗ khoan ND1 và LK7, cao độ mặt lớp thay đổi từ
+161.72m (LK7) đến +195.67m (ND1), bề dày lớp thay đổi từ 3.30m (LK7) đến
4.50m (ND1). Lớp đất có khả năng chịu tải khá đối với công trình cầu chịu tải tốt đối
với nền đường. Thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn (SPT) cho giá trị N30 = 36 búa.
Cường độ kháng nén dọc trục theo kinh nghiệm (trạng thái khô) = 4.0 kG/cm2.

Quy trình công nghệ thi công cọc khoan nhồi Trang 7
Gói thầu số 10: Giai đoạn 2A: Đầu tư xây dựng cầu Bến Nước tại Km263+820, cầu
Thi công xây dựng công trình Suối Cóc tại Km269+860 và 1,2km đường dẫn 2 đầu cầu

TT Lỗ khoan Cao độ mặt lớp (m) Chiều dày lớp (m)


1 LK7 161.72 3.30
2 ND1 195.67 4.50

+/ Lớp 7: Đá sét bột kết, màu xám xanh, xám đen phong hóa nứt nẻ mạnh,
đá mềm
Lớp có thành phần đá sét bột kết, màu xám xanh, xám đen phong hóa nứt nẻ
mạnh, đá mềm. Lớp phân bố khoảng từ Km 263+880 -:- Km 264+456.435, gặp tại lỗ
khoan ND1 và LK7, cao độ mặt lớp thay đổi từ +158.42m (LK7) đến +191.17m
(ND1), bề dày lớp tại lỗ khoan (LK7) là 7.00m, tại lỗ khoan (ND1) chưa được xác
định do lỗ khoan kết thúc ở lớp này. Lớp đất có khả năng chịu tải tốt đối với công
trình nền đường.
Cường độ kháng nén dọc trục theo kinh nghiệm (trạng thái khô) = 6.0 kG/cm2.
TT Lỗ khoan Cao độ mặt lớp (m) Chiều dày lớp (m)
1 LK7 158.42 7.00
2 ND1 191.17 >4.00

+/ Lớp 8: Đá sét bột kết, màu xám xanh, xám đen phong hóa vỡ dăm, vỡ
cục, đá cứng
Lớp có thành phần đá sét bột kết, màu xám xanh, xám đen phong hóa vỡ dăm,
vỡ cục, đá cứng. Lớp phân bố khoảng từ Km 263+228.040 -:- Km 264+456.435, gặp
tại tất cả các lỗ khoan cầu, cao độ mặt lớp thay đổi từ +136.06m (LK3) đến
+145.54m (LK3), bề dày lớp thay đổi từ 1.50m (LK3) đến 5.00m (LK6). Lớp đất có
khả năng chịu tải tốt đối với công trình cầu và nền đường. Cường độ kháng nén dọc
trục theo kinh nghiệm = 7 -:- 15 kG/cm2.
Cường độ kháng nén dọc trục theo kinh nghiệm (trạng thái khô) = 150 kG/cm2.
TT Lỗ khoan Cao độ mặt lớp (m) Chiều dày lớp (m)
1 LK1 145.54 4.00
2 LK2 140.21 4.20
3 LK3 136.06 1.50
4 LK4 137.25 3.40
5 LK5 136.62 4.50
6 LK6 137.10 5.00
7 LK1 145.54 4.00

+/ Lớp 9: Đá sét bột kết, màu xám xanh, xám đen phong hóa nứt nẻ mạnh,
đá cứng
Lớp có thành phần là đá sét bột kết, màu xám xanh, xám đen phong hóa nứt nẻ
mạnh, đá cứng. Lớp phân bố khoảng từ Km 263+228.040 -:- Km 264+456.435, gặp

Quy trình công nghệ thi công cọc khoan nhồi Trang 8
Gói thầu số 10: Giai đoạn 2A: Đầu tư xây dựng cầu Bến Nước tại Km263+820, cầu
Thi công xây dựng công trình Suối Cóc tại Km269+860 và 1,2km đường dẫn 2 đầu cầu

tại tất cả các lỗ khoan cầu. Cao độ mặt lớp thay đổi từ +132.12m (LK5) đến +151.42m
(LK7), chiều dày lớp chưa xác định chiều dày lớp do lỗ khoan kết thúc ở lớp này.
Lớp đất có khả năng chịu tải tốt đối với công trình cầu.
Cường độ kháng nén dọc trục (trạng thái khô) = 340 kG/cm2.
Cường độ kháng nén dọc trục (trạng thái bão hòa) = 235 kG/cm2.
TT Lỗ khoan Cao độ mặt lớp (m) Chiều dày lớp (m)
1 LK1 141.54 >6.00
2 LK2 136.01 >6.30
3 LK3 135.06 >4.00
4 LK4 133.85 >5.00
5 LK5 132.12 >4.00
6 LK6 132.15 >5.00
7 LK7 151.42 >6.00

+/ Thấu kính TK: Cát cấp phối kém, màu xám vàng, kết cấu chặt vừa (SP)
Thấu kính có thành phần là cát cấp phối kém, màu xám vàng, kết cấu chặt vừa
(SP). Lớp phân cục bộ, gặp tại lỗ khoan LK4, cao độ mặt thấu kính tại lỗ khoan
+143.15m, bề dày lớp thấu kính tại lỗ khoan là 2.90m. Thấu kính không có ý nghĩa
về địa chất công trình đối với công trình cầu. Thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn (SPT) cho
giá trị N30 =13 búa.
Sức chịu tải qui ước, R’ = 1.30 (kG/cm2)
TT Lỗ khoan Cao độ mặt lớp (m) Chiều dày lớp (m)
1 LK4 143.15 2.90

I.1.8. Các lớp địa tầng cầu Suối Cóc


Căn cứ Hồ sơ khảo sát địa chất công trình cầu Suối Cóc và đường dẫn 2 đầu
cầu, phân chia từ trên xuống dưới như sau:
+/ Lớp MĐ: Bê tông nhựa, đá cấp phối và đất đắp nền đường cũ
Lớp đất có thành phần hỗn tạp là bê tông nhựa, đá cấp phối và đất đắp nền
đường cũ. Lớp phân bố trên bề mặt địa hình, khoảng từ Km269+415.440 đến
Km269+540 và Km270+110.860 đến Km270+267.770, cao độ mặt lớp bằng cao độ
thiên nhiên, bề dầy lớp thay đổi khoảng 1.0m đến 2.0m. Lớp có thể tận dụng làm nền
đường mới.
+/ Lớp 1: Đất phủ bề mặt, đất trồng trọt
Lớp đất có thành phần hỗn tạp là sét ít dẻo, màu nâu vàng, xám nâu, lẫn thực
vật, trạng thái dẻo mềm. Gặp tại lỗ khoan LK1 và LK2. Lớp phân bố trên bề mặt địa
hình từ Km269+540 đến Km270+110.860, cao độ mặt lớp bằng cao độ thiên nhiên
thay đổi từ +103.66 (LK2) đến +104.52m (LK1), bề dầy lớp thay đổi khoảng từ 2.0m
đến 0.4m (LK1, LK2). Lớp không có ý nghĩa và địa chất công trình.

Quy trình công nghệ thi công cọc khoan nhồi Trang 9
Gói thầu số 10: Giai đoạn 2A: Đầu tư xây dựng cầu Bến Nước tại Km263+820, cầu
Thi công xây dựng công trình Suối Cóc tại Km269+860 và 1,2km đường dẫn 2 đầu cầu

TT Lỗ khoan Cao độ mặt lớp (m) Chiều dày lớp (m)


1 LK1 104.52 0.40
2 LK2 103.66 0.40

+/ Lớp 2: Cát sét, màu xám nâu, kết cấu xốp (SC)
Lớp có thành phần là cát sét, màu xám nâu, kết cấu xốp (SC). Lớp phân bố cục
bộ trong phạm vi cầu, gặp tại lỗ khoan LK2, cao độ mặt lớp tại lỗ khoan là
+104.12m, bề dày lớp tại lỗ khoan là 3.00. Lớp đất có khả năng chịu tải kém đối với
công trình cầu và nền đường. Thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn (SPT) cho giá trị N 30= 9
búa.
Sức chịu tải qui ước, R’ < 1.0 (kG/cm2)
TT Lỗ khoan Cao độ mặt lớp (m) Chiều dày lớp (m)
1 LK2 104.12 3.00

+/ Lớp 3: Sỏi sạn cấp phối kém, màu xám vàng, xám nâu, kết cấu chặt – rất
chặt (GP)
Lớp có thành phần là sỏi sạn cấp phối kém, màu xám vàng, xám nâu, đôi chỗ
lẫn đá tảng, kết cấu chặt – rất chặt (GP). Lớp phân bố cục bộ trong phạm vi cầu, gặp
tại tất cả các lỗ khoan LK1, LK2 và LK3, cao độ mặt lớp thay đổi từ +101.12m
(LK1) đến +102.86m (LK3), bề dày lớp thay đổi từ 1.50m (LK5) đến 3.33m (LK3,
LK4). Lớp đất có khả năng chịu tải khá đối với công trình cầu chịu tải tốt đối với nền
đường. Thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn (SPT) cho giá trị N30= 30 ÷ >50 búa.
Sức chịu tải qui ước, R’= 2.0 ÷ 4.0 (kG/cm2)
TT Lỗ khoan Cao độ mặt lớp (m) Chiều dày lớp (m)
1 LK1 101.12 1.30
2 LK2 101.50 4.70
3 LK3 102.86 2.60

+/ Lớp 4: Sét rất dẻo, màu xám vàng, lẫn ít sạn trạng thái dẻo mềm (CH)
Lớp đất có thành phần là sét rất dẻo, màu xám vàng, trạng thái dẻo mềm (CH).
Lớp phân bố rộng từ Km269+415.440 đến Km270+267.770, gặp tại lỗ khoan LK1 và
LK3, cao độ mặt lớp thay đổi từ +99.82m (LK1) đến +100.26m (LK3), bề dày lớp
thay đổi từ 2.80m (LK1) đến 5.10m (LK3). Lớp đất có khả năng chịu tải yếu đối với
công trình cầu và nền đường đắp cao khoảng 5.0m. Thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn
(SPT) cho giá trị N30= 6 ÷ 7 búa.
Sức chịu tải qui ước, R’<1.0 (kG/cm2)
TT Lỗ khoan Cao độ mặt lớp (m) Chiều dày lớp (m)
1 LK1 99.82 2.80
2 LK3 100.26 5.10

Quy trình công nghệ thi công cọc khoan nhồi Trang 10
Gói thầu số 10: Giai đoạn 2A: Đầu tư xây dựng cầu Bến Nước tại Km263+820, cầu
Thi công xây dựng công trình Suối Cóc tại Km269+860 và 1,2km đường dẫn 2 đầu cầu

+/ Lớp 5: Đá vôi màu xám trắng, xám xanh nứt nẻ mạnh


Lớp có thành phần là đá vôi màu xám trắng, xám xanh nứt nẻ mạnh. Lớp phân
bố rộng từ Km269+415.440 đến Km270+267.770, gặp tại lỗ khoan LK1, LK2 và
LK3, cao độ mặt lớp thay đổi từ +95.16m (LK3) đến +97.02m (LK1), bề dày lớp thay
đổi từ 2.50m (LK3) đến 5.50m (LK1). Lớp đất có khả năng chịu tải tốt đối với công
trình cầu và nền đường.
Cường độ kháng nén dọc trục (trạng thái khô) = 387 kG/cm2.
Cường độ kháng nén dọc trục (trạng thái bão hòa) = 370 kG/cm2.
TT Lỗ khoan Cao độ mặt lớp (m) Chiều dày lớp (m)
1 LK1 97.02 5.50
2 LK2 96.80 5.30
3 LK3 95.16 2.50

+/ Lớp 6: Đá vôi màu xám trắng, xám xanh nứt nẻ ít


Lớp có thành phần là đá vôi màu xám trắng, xám xanh nứt nẻ ít. Lớp phân bố
rộng từ Km269+415.440 đến Km270+267.770, gặp tại lỗ khoan LK1, LK2 và LK3,
cao độ mặt lớp thay đổi từ +91.50m (LK2) đến +93.52m (LK1), bề dày lớp chưa
được xác định do các lỗ khoan kết thúc trong lớp này. Lớp đất có khả năng chịu tải
tốt đối với công trình cầu và nền đường.
Cường độ kháng nén dọc trục (trạng thái khô) = 486 kG/cm2.
Cường độ kháng nén dọc trục (trạng thái bão hòa) = 425 kG/cm2.
TT Lỗ khoan Cao độ mặt lớp (m) Chiều dày lớp (m)
1 LK1 90.52 >3.00
2 LK2 91.50 >3.00
3 LK3 92.66 >4.00

I.2. Khối lượng công việc thi công


TT Hạng mục Đơn vị Khối lượng
1 Cọc khoan nhồi đường kính 1m cầu Suối Cóc m 190.00
2 Cọc khoan nhồi đường kính 1m cầu Bến Nước m 366.00

I.3. Các căn cứ để lập phương án và công nghệ thi công cọc khoan nhồi
- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014 của Quốc hội khoá XIII
Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/06/2015 của Chính phủ về quản lý dự
án đầu tư xây dựng;
- Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về Quản lý chất
lượng Công trình xây dựng;
- Quy phạm kỹ thuật an toàn trong xây dựng TCVN 5308:1991.

Quy trình công nghệ thi công cọc khoan nhồi Trang 11
Gói thầu số 10: Giai đoạn 2A: Đầu tư xây dựng cầu Bến Nước tại Km263+820, cầu
Thi công xây dựng công trình Suối Cóc tại Km269+860 và 1,2km đường dẫn 2 đầu cầu

- Bản vẽ thi công và Chỉ dẫn kỹ thuật của dự án;


- Năng lực chuyên môn của Nhà thầu;
- Các tiêu chuẩn nằm trong khung tiêu chuẩn đã được phê duyệt cho dự án.
I.4. Các công trình tạm phục vụ thi công
Lán trại và các công trình phụ trợ phục vụ thi công gồm: Nhà ở, kho chứa vật tư,
thiết bị, trạm trộn BTXM, bể chứa nước cho sinh hoạt.
Bảng tổng hợp công trình phụ trợ
TT Hạng mục Đơn vị Khối lượng Ghi chú
1 Nhà ở văn phòng cái 01
2 Nhà ở cho công nhân cái 02
3 Kho để vật tư cái 02
4 Công trình phụ trợ khác toàn bộ 01

I.5. Thiết bị máy móc nhân lực và vật tư thi công


I.5.1 Thiết bị máy móc
- Nhà thầu bố trí đầy đủ các loại máy móc thiết bị cần thiết phục vụ thi công,
đảm bảo tiến độ đề ra.
Danh mục thiết bị:
Số
ST Đơn
Tên Thiết Bị lượn Thông số kỹ thuật
T vị
g
1 Thiết bị khoan cọc nhồi bộ 04
2 Cần cẩu các loại ≥16T cái 02
3 Ống đổ bê tông ống 02
4 Máy phát điện dự phòng cái 02
5 Máy cắt, uốn thép cái 02
6 Máy hàn cái 02
7 Máy xúc, đào ≥0.8m3 cái 02
8 Máy ủi ≥ 110CV cái 02
9 Trạm trộn bê tông 60m3/h cái 01
10 Máy bơm nước cái 02
11 Thước đo có quả dọi bộ 02
12 Thùng chứa bentonite cái 02
13 Sàn công tác cái 02
14 Ống vách D1100 m 240
15 Máy trộn bentonite cái 02

Quy trình công nghệ thi công cọc khoan nhồi Trang 12
Gói thầu số 10: Giai đoạn 2A: Đầu tư xây dựng cầu Bến Nước tại Km263+820, cầu
Thi công xây dựng công trình Suối Cóc tại Km269+860 và 1,2km đường dẫn 2 đầu cầu

Số
ST Đơn
Tên Thiết Bị lượn Thông số kỹ thuật
T vị
g
16 Xe bơm bê tông cái 01
17 Phễu đổ bê tông cái 02
18 Xe vận chuyển bê tông cái 02
19 Máy nén khí cái 02
20 Ống dẫn khí m 100
21 Máy toàn đạc, thủy bình cái 02

I.5.2. Bố trí nhân lực thi công


Số Ghi
STT Chức vụ Mô tả
lượng chú
1 Đội trưởng + Kỹ thuật Chỉ đạo thi công 4
2 Thợ khoan Điều khiển xe khoan 8
Gia công lắp dựng cốt
3 Thợ hàn, công nhân lành nghề 32
thép

I.5.3 Vật liệu


- Vật liệu chính gồm xi măng, cát, đá, nước, phụ gia, thép, ống siêu âm,
bentonite trước khi đưa vào công trường đệ trình tư vấn giám sát chấp thuận, mới
được đưa vào công trường.
- Các yêu cầu về vật liệu:
a. Bentonite
Sử dụng Bentonite SUPERGEL có các tiêu chuẩn, đặc tính kỹ thuật và chứng chỉ
chất lượng đảm bảo các yêu cầu thiết kế.
Dung dịch Bentonite đưa vào thi công phải đảm bảo các yêu cầu sau:
Các chỉ tiêu kỹ
TT Đơn vị Yêu cầu Phương pháp kiểm tra
thuật

1 Tỷ trọng g/cm3 1.05 ÷ 1.15 Phương pháp cân tỷ trọng đất

2 Độ nhớt giây 18 ÷ 45 Phương pháp phễu tiêu chuẩn

3 Hàm lượng cát % <6 Thiết bị đo hàm lượng cát


4 Tỷ lệ keo % >95 Phương pháp đo cốc

Quy trình công nghệ thi công cọc khoan nhồi Trang 13
Gói thầu số 10: Giai đoạn 2A: Đầu tư xây dựng cầu Bến Nước tại Km263+820, cầu
Thi công xây dựng công trình Suối Cóc tại Km269+860 và 1,2km đường dẫn 2 đầu cầu

Các chỉ tiêu kỹ


TT Đơn vị Yêu cầu Phương pháp kiểm tra
thuật
5 Độ PH 7÷9 Giấy thử độ PH
6 Lượng mất nước ml/phút <30ml/30phút Dùng dụng cụ đo độ mất nước
7 Độ dày áo sét ml/phút 1÷3mm/30phút Dùng dụng cụ đo độ mất nước
1 phút: 2030
8 Lực cắt tĩnh mg/cm2 Lực kế cắt tĩnh
10 phút: 50100
9 Tính ổn định g/cm2 < 0.03

b. Thép
- Thép sử dụng cho cấu bao gồm thép tròn trơn và thép có gờ tuân theo tiêu
chuẩn TCVN 1651-2008 "Thép cốt bê tông" hoặc tương đương.
- Thép sử dụng có chứng chỉ chất lượng và đảm bảo cường độ chịu kéo, chịu
uốn, thỏa mãn các yêu cầu kỹ thuật của dự án và được TVGS chấp thuận. Nhà thầu
phải trình Tư vấn giám sát các tài liệu chứng nhận xuất xứ của sản phẩm theo từng lô
hàng nhập về công trường, nội dung bao gồm:
+Nước sản xuất.
+Nhà máy sản xuất.
+Tiêu chuẩn thép.
+ Bảng chỉ tiêu cơ lý, thí nghiệm cho lô thép được sản xuất ra.
- Với mỗi loại đường kính, mỗi loại mác thép, một lô thép được quy định là ≤
50T. Mỗi lô thép khi chở đến công trường nếu có đầy đủ các chứng chỉ sẽ lấy 9 thanh
làm thí nghiệm: 3 mẫu kéo, 3 mẫu uốn, 3 mẫu thí nghiệm hàn theo mẫu hàn và
phương pháp hàn thực tế tại công trường.
- Cốt thép lưu kho tại công trường phải đặt trên sàn và được che kín.
Thép phải tuân theo tiêu chuẩn hiện hành TCVN 1651:2008
Giới hạn chảy nhỏ nhất Giới hạn bền nhỏ nhất
Loại thép Mác thép
fy (MPa) fu (MPa)
Thép tròn trơn CB240-T 240 380
Thép có gờ CB400-V 400 570

c . Bê tông
Bê tông sử dụng là loại C30(1), độ sụt từ 16÷20cm phù hợp với tiêu chuẩn kỹ
thuật dự án.
Các yêu cầu về vật liệu cho bê tông.
- Xi măng: Phải là loại xi măng pooc lăng PC40 phù hợp với TCVN2682:2009,
hoặc xi măng Pooc lăng hỗn hợp PCB40 phù hợp các yêu cầu của TCVN 6260:2009.

Quy trình công nghệ thi công cọc khoan nhồi Trang 14
Gói thầu số 10: Giai đoạn 2A: Đầu tư xây dựng cầu Bến Nước tại Km263+820, cầu
Thi công xây dựng công trình Suối Cóc tại Km269+860 và 1,2km đường dẫn 2 đầu cầu

- Cốt liệu hạt mịn: Phải là cát tự nhiên có độ bền, độ cứng, độ rắn chắc cao. Cốt
liệu mịn có hàm lượng và được rửa sạch, không lẫn tạp chất, hạt sét, các chất hữu cơ
và các chất có hại khác, theo tiêu chuẩn TCVN 7570:2006.
Lượng sót tích lũy trên sàng, % khối lượng
Kích thước lỗ sàng
Cát thô Cát mịn
2.5mm 0÷20 0
1.25mm 15÷45 0÷15
630µm 35÷70 0÷35
315µm 65÷90 5÷65
140µm 90÷100 65÷90
Lượng qua sàng 140µm ≤10 ≤35

- Cốt liệu hạt thô: là loại cốt liệu đá nghiền dùng cho công tác bê tông cốt thép
và bê tông không cốt thép. Cốt liệu này phải có cấp phối đồng đều, đồng nhất, sạch,
không có vật liệu ngoại lai, đất, chất hữu cơ, kali và các chất có hại khác theo TCVN
7570:2006.
Lượng sót tích lũy trên sàng, % khối lượng, ứng với kích
Kích thước lỗ sàng
thước hạt cốt liệu nhỏ nhất và lớn nhất
mm
(5÷20mm)
40 0
20 0 ÷ 10
10 40 ÷ 70
5 90 ÷ 100

- Nước: Nước sạch không lẫn dầu, muối, axit, đường, thực vật hoặc các chất có
hại khác cho bê tông, thỏa mãn theo tiêu chuẩn TCVN 4506:2012 và các yêu cầu kỹ
thuật của dự án.
- Phụ gia: Phụ gia là loại được TVGS chấp thuận và tuân thủ các yêu cầu được
quy định trong TCVN 8826:2011. Phụ gia dùng cho cọc khoan nhồi có tính năng
chính là tăng độ dẻo và tăng độ chống thấm cho bê tông.
II. BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THI CÔNG
II.1. Các công tác chuẩn bị
- Trước khi thi công cọc khoan nhồi Nhà thầu chuẩn bị đầy đủ các tài liệu sau:
+ Hồ sơ tài liệu tọa độ của các cọc mố cầu.
+ Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công cọc khoan nhồi.
+ Hồ sơ thiết kế tổ chức thi công cầu.
+ Tài liệu về các công trình đã có gần vị trí khoan cọc (nguồn điện, nguồn nước,
các công trình ngầm, các chướng ngại...), nếu có.
+ Tổ chức việc cấp bê tông và các thiết bị khác.

Quy trình công nghệ thi công cọc khoan nhồi Trang 15
Gói thầu số 10: Giai đoạn 2A: Đầu tư xây dựng cầu Bến Nước tại Km263+820, cầu
Thi công xây dựng công trình Suối Cóc tại Km269+860 và 1,2km đường dẫn 2 đầu cầu

+ Biện pháp kỹ thuật thi công cho móng cọc.


+ Các vấn đề thí nghiệm mẫu cấp phối bê tông, các vật liệu dùng cho cọc khoan
và các công tác kiểm tra chất lượng cọc khoan.
+ Các mẫu biểu ghi chép theo dõi quá trình thi công cọc.
- Kiểm tra lại đường cơ tuyến, lập các cọc định vị tim móng, định vị khung dẫn
hướng.
- Kiểm tra lại việc thăm dò rà phá bom mìn khu vực làm móng, các vật chướng
ngại trong khu vực móng cọc để có biện pháp xử lý trước.
- Gia công ống vách bằng thép chiều dày ống vách 10mm. Đầu trên ống vách có
hàn gắn một mặt bích để có thể dùng bu lông liên kết búa rung với ống vách. Các mặt
bích chế tạo tại xưởng cơ khí theo một thiết kế phù hợp để liên kết với đầu ống vách.
Đầu dưới ống vách có gia cố để tăng độ cứng cho chân ống.
- Bố trí hệ thống điện từ trạm điện của công trường đến vị trí từng mố trụ khi thi
công.
- Bố trí hệ thống cung cấp nước ngọt từ bể chứa nước 5m 3 đến các vị trí thi công
cọc nhồi mố.
- Kiểm tra sự hoạt động của thiết bị khoan và các thiết bị đồng bộ kèm theo.
- San tạo mặt bằng, đắp đất ngăn nước hố móng.
II.2. Trình tự thi công và các yêu cầu về chất lượng
- Trước khi thi công cọc khoan nhồi phải có đầy đủ các tài liệu sau:
+ Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công mố.
+ Hồ sơ thiết kế tổ chức thi công tổng thể cầu.
+ Tài liệu thăm dò địa chất công trình ở từng vị trí mố.
+ Tài liệu về các công trình đã có gần vị trí khoan cọc (nguồn điện, nguồn nước,
các công trình ngầm, các chướng ngại…)
+ Tổ chức việc cấp bê tông tươi hoặc lắp đặt trạm trộn bê tông và các thiết bị
khác.
+ Các vấn đề thí nghiệm mẫu cấp phối bê tông, các vật liệu dùng cho cọc khoan
nhồi và công tác kiểm tra chất lượng cọc khoan.
+ Các biểu mẫu ghi chép theo dõi quá trình thi công cọc.
II.3. Định vị hố khoan
- Định vị căn cứ vào tài liệu thiết kế về bố trí mặt bằng cọc và dựa trên cơ sở hệ
lưới định vị quốc gia. Việc xác định vị trí tim cọc được thực hiện bằng máy toàn đạc
điện tử.
- Căn cứ vào mốc để xác định tim cọc.
- Có thể thiết lập các mốc phụ để xác định và gửi tim cọc khi thi công.
- Máy toàn đạc sẽ xác định 4 vị trí như trong hình, cố định 4 vị trí bằng cọc sắt,
lắp dựng ống vách sao cho khoảng cách từ 4 vị trí đến thành ống vách bằng nhau.

Quy trình công nghệ thi công cọc khoan nhồi Trang 16
Gói thầu số 10: Giai đoạn 2A: Đầu tư xây dựng cầu Bến Nước tại Km263+820, cầu
Thi công xây dựng công trình Suối Cóc tại Km269+860 và 1,2km đường dẫn 2 đầu cầu

§ IÓM 1

1500
1500 1500 M¸ Y TOµN § ¹ C § IÖN Tö
§ IÓM 2 § IÓM 4

è NG V¸ CH

1500
§ IÓM 3

II.4. Công tác khoan


II.4.1. Trình tự công nghệ thi công lỗ khoan
+/ Bước 1: Hạ ống vách
Sau khi định vị vị trí tim cọc, đưa máy khoan vào vị trí, điều chỉnh độ nằm
ngang của máy và độ thẳng đứng của cần khoan bằng máy trắc đạc hoặc nivo nước.
Sử dụng máy đào hoặc máy cầu nâng hạ ống vách rồi sử dụng búa rung, rung hạ
xuống cao độ thiết kế.
Căn cứ vào tình hình địa chất tại vị trí thi công chọn chiều dài ống vách là 4m và
6m. Ống vách được hạ thẳng đứng và kê chắc chắn để tránh bị xô, lệch, tụt trong quá
trình thi công.
Việc hạ ống vách phải đảm bảo yêu cầu:
+ Sai số về toạ độ: ≤ 100 mm
+ Sai số về độ thẳng đứng: 1%

Quy trình công nghệ thi công cọc khoan nhồi Trang 17
Gói thầu số 10: Giai đoạn 2A: Đầu tư xây dựng cầu Bến Nước tại Km263+820, cầu
Thi công xây dựng công trình Suối Cóc tại Km269+860 và 1,2km đường dẫn 2 đầu cầu

M¸ Y CÈU

Bó A RUNG

è NG V¸ CH

+/ Bước 2: Khoan tạo lỗ


Trước khi khoan kiểm tra lại độ thẳng đứng của cần khoan bằng máy trắc đạc.
Tiến hành quá trình khoan bằng phương pháp khoan xoay kết hợp với khoan giã.
Trong suốt quá trình khoan sẽ kết hợp bơm nước hòa tan đất đá và bơm tuần hoàn
vữa bentonite. Khoan theo từng đợt, xong từng đợt thì dùng gầu múc bùn và đất đá
được giã nát ra khỏi lỗ khoan.
Bentonite được bơm ngay vào lỗ khoan khi máy khoan bắt đầu khoan trong ống
vách và được cung cấp liên tục trong quá trình khoan để duy trì áp lực vào thành lỗ
khoan. Vữa bentonite được trộn đúng tỷ lệ đáp ứng các thông số tiêu chuẩn kỹ thuật
và phù hợp với địa chất khu vực khoan. Bể chứa vữa bentonit có dung tích >1,5 thể
tích lỗ khoan. Bentonit sử dụng trong quá trình khoan luôn được kiểm tra đảm bảo
các yêu cầu kỹ thuật và cao độ dung dịch trong lỗ khoan luôn duy trì cao hơn mực
nước ngầm ít nhất là 1,5 m.
Mùn khoan lấy lên được vận chuyển ngay ra xa khỏi vị trí hố khoan, tránh làm
ảnh hưởng đến chất lượng hố khoan.
Trong quá trình khoan luôn theo dõi, mô tả mặt cắt địa chất của các lớp đất đá
khoan qua và thể hiện bằng báo cáo chi tiết. Khoảng 2.0 m lấy mẫu một lần. Khi phát
hiện địa tầng khác với hồ sơ khảo sát địa chất công trình cần báo ngay cho Chủ đầu
tư để có biện pháp xử lý kịp thời..
+/ Bước 3: Công tác kiểm tra và làm sạch sơ bộ

Quy trình công nghệ thi công cọc khoan nhồi Trang 18
Gói thầu số 10: Giai đoạn 2A: Đầu tư xây dựng cầu Bến Nước tại Km263+820, cầu
Thi công xây dựng công trình Suối Cóc tại Km269+860 và 1,2km đường dẫn 2 đầu cầu

Sau khi khoan đạt độ sâu thiết kế và được tư vấn giám sát nghiệm thu, tiến hành
chờ lắng trong khoảng 15 ÷ 30 phút và dùng gầu vét làm sạch đáy hố khoan. Nếu lớp
mùn lắng ≤ 5cm cho phép hạ lồng thép. Nếu sau khi vét bùn mà kiểm tra vẫn thấy
lượng lắng cặn bùn vượt mức cho phép, tiến hành vét lắng tiếp và tiến hành thổi rửa.
+/ Bước 4: Công tác kiểm tra lỗ khoan
- Kiểm tra độ ôvan và độ lệch tim dọc lỗ khoan.
- Kiểm tra vị trí lỗ khoan sau khi khoan.
- Kiểm tra chiều sâu lỗ khoan.
- Kiểm tra tỷ trọng dung dịch để điều chỉnh dung dịch vữa sét trong quá trình
khoan, đảm bảo tiêu chuẩn vữa sét theo quy định.
- Kiểm tra hàm lượng cát trong dung dịch ở công đoạn rửa sạch lỗ khoan.
+/ Chỉ tiêu sai số cho phép khi kiểm tra, được quy định như sau:
- Sai số tim các cọc trong hàng so với thiết kế : ≤100 mm.
- Độ nghiêng của cọc không được vượt hơn 1:100 theo phương thẳng đứng.
- Sai số kích thước cọc không được vượt quá ±100mm theo chiều sâu và ±50mm
theo đường kính cọc.
II.4.2. Tiêu chuẩn vữa sét khi khoan
- Các chỉ tiêu tính năng ban đầu của dung dịch khoan phải tuân thủ theo yêu cầu
của TCVN 9395:2012.
- Bentonite được trộn hoàn toàn với nước sạch để tạo thành một thể vẩn, dung
dịch này sẽ duy trì sự ổn định cho thành lỗ khoan trong khoảng thời gian cần thiết
cho việc đổ bê tông và hoàn thành công tác thi công. Nhiệt độ của nước dùng để trộn
dung dịch bentonite và nhiệt độ dung dịch bentonite khi được đưa đến hố khoan
không được thấp hơn 5oC.
- Khi xuất hiện nước ngầm có nhiễm mặn hoặc hoá chất, cần đặc biệt thận trọng
để điều chỉnh bentonite hoặc phải thuỷ hoá bentonite trước trong nước sạch sao cho
thích hợp cho việc thi công cọc.
II.4.3. Tuần hoàn vữa sét
- Dây chuyền công nghệ tuần hoàn vữa sét bao gồm máy trộn vữa sét, bể chứa
vữa sét mới, bể trộn vữa sét mới với vữa sét đã lắng lọc sau tuần hoàn, bể chứa để cấp
cho cọc khoan bằng máy bơm và hệ thống đường ống thu hồi trong suốt quá trình
khoan gồm: Sàng rung để tách phôi khoan, máy lọc cát, bể lắng, đưa dung dịch sạch
chứa vào bể chứa hình thành một chu kỳ tuần hoàn.
II.4.4. Các lưu ý trong quá trình khoan
- Để đảm bảo ổn định vách lỗ khoan cần hạn chế đến mức tối đa các va đập hoặc
lực xung kích tác dụng vào hố khoan và phải luôn luôn bơm bù vữa sét vào lòng cọc,
khống chế giữ cho mức vữa sét luôn cao hơn mức nước ngầm ít nhất là 1,5m trong
suốt thời gian khoan cho đến khi đổ bê tông lòng cọc, kể cả lúc ngừng khoan không
để vữa sét bị tụt cao độ.

Quy trình công nghệ thi công cọc khoan nhồi Trang 19
Gói thầu số 10: Giai đoạn 2A: Đầu tư xây dựng cầu Bến Nước tại Km263+820, cầu
Thi công xây dựng công trình Suối Cóc tại Km269+860 và 1,2km đường dẫn 2 đầu cầu

- Trong suốt quá trình khoan, dung dịch khoan (tại bể bơm) phải được thường
xuyên kiểm tra các chỉ tiêu lúc đầu ca, lúc giữa ca, sau khi mưa, sau vệ sinh lỗ khoan
để điều chỉnh kịp thời chất lượng dung dịch khoan, bằng cách pha thêm vữa bentonite
từ bể chứa vữa sét mới hoặc thêm các phụ gia thích hợp vào dung dịch tại bể chứa.
- Trong quá trình đổ bê tông dung dịch khoan được hút dần ra đưa về bể lắng.
Bố trí 1 tổ thí nghiệm được trang bị đủ thiết bị thí nghiệm dung dịch khoan, các thí
nghiệm viên phải thành thạo, luôn thường trực tại công trường để tiến hành công tác
thí nghiệm. Trường hợp vữa betonite chất lượng không đảm bảo, có biện pháp xử lý
hoặc loại bỏ.
II.5. Gia công chế tạo, hạ lồng thép và làm sạch lỗ khoan
II.5.1. Công tác gia công, chế tạo và hạ lồng cốt thép
- Sử dụng cốt thép đúng chủng loại đã được chấp thuận, gia công lắp đặt các
thanh cốt thép đúng theo bản vẽ thiết kế, đảm bảo chính xác số lượng, đường kính cốt
thép, khoảng cách cốt đai, cốt thép chịu lực và vành thép định vi lồng. Việc nối các
thanh cốt thép phải tuân theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật (mối nối hàn 5 ÷ 10D, mối nối
bu lông 40D).
- Cốt thép chịu lực và các vành thép đinh vị của lồng phải bố trí đúng cự ly
thẳng góc và liên kết thành khung vững chắc để không biến dạng, sai lệch vị trí khi
cẩu lắp. Các khung cứng phải được chế tạo chính xác tròn đều.
- Liên kết các con kê thép vào cốt thép chủ để đảm bảo chiều dày lớp bê tông
bảo vệ theo đúng thiết kế và hạn chế sự cọ sát của lồng thép với thành hố khoan.
- Các cốt thép vành định vị và cốt thép đai phải đảm bảo gia công, uốn thép đảm
bảo đúng đường kính và độ tròn đều của lồng thép và phân bố đều cốt dọc theo kích
thước thiết kế.
- Giá hàn lồng thép phải chắc chắn, không được lệch, các điểm đỡ phải thẳng
hàng và trên cùng một mặt phẳng.
- Lồng cốt thép và ống sắt thăm dò khuyết tật chế tạo thành từng đoạn được vận
chuyển đến gần lỗ khoan và lắp ráp vào lỗ khoan bằng cần khoan. Phải bảo đảm lồng
cốt thép ghép nối thẳng, các ống sắt thẳng và song song, độ gấp khúc không được lớn
hơn 1cm để sau này có thể thả các đầu dò được dễ dàng.
- Để bảo đảm lồng cốt thép khi hạ có đường trục trùng với đường trục của cọc
khoan và đảm bảo chiều dày lớp phòng hộ bê tông, trên mỗi đoạn lồng cốt thép phải
đặt sẵn các cữ kê có kích thước phù hợp, khoảng cách giữa các tầng con kê 2,0m.
- Lồng thép sẽ được dùng máy cẩu cẩu lắp vào lỗ theo thứ tự lồng mũi trước,
lồng thân sau. Sau khi lắp dựng lồng mũi rồi cẩu lắp lồng thân và tiến hành nối lồng
thép bằng bu lông.
- Công việc hạ lồng thép, nối các đoạn lồng thép phải thực hiện khẩn trương để
rút ngắn thời gian đến mức tối thiểu (không quá 2 giờ) để tránh lắng đọng cát làm bẩn
lỗ khoan.

Quy trình công nghệ thi công cọc khoan nhồi Trang 20
Gói thầu số 10: Giai đoạn 2A: Đầu tư xây dựng cầu Bến Nước tại Km263+820, cầu
Thi công xây dựng công trình Suối Cóc tại Km269+860 và 1,2km đường dẫn 2 đầu cầu

- Để tránh cốt thép bị tụt hoặc đẩy trồi, các mối nối thật đảm bảo (đặc biệt các
mối nối giữa các lồng thép phía trên), lồng thép sau khi hạ được liên kết chặt chẽ với
ống vách phía trên.
- Việc hạ lồng thép phải được thực hiện nhẹ nhàng tránh va đập vào thành lỗ
khoan.
- Khi hạ lồng thép đến cao độ thiết kế thì tiến hành treo cố định lồng cốt thép
vào ống vách và gông vào ống vách, tránh chuyển vị lồng trong quá trình đổ bê tông
để đảm bảo được đủ bề dày lớp bê tông bảo vệ. Trong quá trình đổ bê tông lồng thép
ko được chống vào đáy lỗ khoan mà phải treo trong suốt quá trình đổ.

CÇN CÈU H¹
Lå NG Cè T THÐP § O¹ N Lå NG
Cè T THÐP

GI¸ K£ T¹ M

è NG V¸ CH

Cä C KHOAN NHå I CDMC

II.5.2. Làm sạch hố khoan


- Trước khi đổ bê tông phải kiểm tra lại chiều sâu của hố khoan. Trường hợp độ
lắng ≤ 5cm thì hố khoan đạt yêu cầu về độ sạch và tiến hành đổ bê tông.
- Trường hợp độ lắng > 5cm thì phải làm sạch vệ sinh đáy hố khoan bằng
phương pháp thổi rửa đáy khoan. Làm sạch bằng việc hấp thụ cặn lắng bentonite.
Dùng máy nén khí bơm khí nén xuống đáy hố để thổi cặn lắng hòa tan với dung dịch
bentonite và tách các cặn lắng đó ra bằng máy sàng cát.
- Công việc thổi rửa được thực hiện bằng ống đổ bê tông kết hợp với ống dẫn
khí nén xuống. Áp lực khí nén được giữ thường xuyên là 1,5 lần áp lực cột dung dịch
tại đáy hố khoan và lưu lượng khí > 9m 3/phút. Bentonite hoà lẫn mùn khoan ở dưới
đáy lổ khoan được áp lực khí nén đẩy lên và ra khỏi lố khoan bằng ống D90. Cần bổ
sung dung dịch mới vào hố khoan cao hơn mực nước ngầm 1,5m khi dung dịch trong
hố tụt xuống.
- Sơ đồ cung cấp và tái sử dụng dung dịch bentonite:

Quy trình công nghệ thi công cọc khoan nhồi Trang 21
Gói thầu số 10: Giai đoạn 2A: Đầu tư xây dựng cầu Bến Nước tại Km263+820, cầu
Thi công xây dựng công trình Suối Cóc tại Km269+860 và 1,2km đường dẫn 2 đầu cầu

B¥ M DUNG DÞCH BENTONITE THIÕT BÞT¸ CH C¸ T


B¥ M § ÈY
Hç N Hî P BENTONITE Vµ Bï N C¸ T
M¸ Y TRé N BENTONITE
B¥ M Hó T
KHÝNÐN

CONTAINER CHø A CONTAINER CHø A


BENTONITE BÈN BENTONITE S ¹ CH
Hè CHø A
BENTONITE TH¶ I

Cä C KHOAN NHå I

CDMC

- Kiểm tra dung dịch bentonite đầu ra về độ nhớt, tỷ trọng và hàm lượng cát và
đo kiểm tra bằng thước về độ lắng cặn. Nếu độ lắng cặn ≤ 5cm và dung dịch
bentonite đầu ra đạt yêu cầu thì tiến hành tiếp công đoạn tiếp theo là đổ bê tông.
II.6. Công nghệ đổ bê tông cọc khoan nhồi
II.6.1. Công tác đổ bê tông cọc khoan nhồi
a. Phương pháp
- Bê tông được đổ trong dung dịch khoan theo phương pháp ống dẫn di chuyển
thẳng đứng.
b. Yêu cầu kỹ thuật về cốt liệu
- Xi măng, cát, đá và nước trước sử dụng để sản xuất bê tông phải được thí
nghiệm đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn kỹ thuật.
c. Yêu cầu kỹ thuật về bê tông dưới nước
- Trước khi đưa vào sử dụng, cần phải thí nghiệm và thiết kế cấp phối bê tông
đúng theo tiêu chuẩn kỹ thuật của vữa bê tông khi đổ bê tông dưới nước. Để cải thiện
đặc tính của bê tông cho phép sử dụng các loại phụ gia siêu dẻo và chậm ninh kết
nhằm tạo ra hỗn hợp bê tông có các tính năng phù hợp với yêu cầu công nghệ.
+ Độ sụt: 16 ÷ 20cm.
+ Thời gian duy trì độ sụt > 60 phút, không dưới 16 cm. Độ sụt khi đổ vào phễu
từ 16 ÷20cm.
+ Cường độ bê tông của cọc khoan nhồi 30Mpa
- Kết quả thí nghiệm tỷ lệ cấp phối phải được Kỹ sư tư vấn duyệt mới được đưa
ra sử dụng.
d. Chế tạo vữa bê tông
- Bê tông được trộn tại trạm trộn trên công trường. Thời gian trộn theo tính năng
máy trộn đảm bảo bê tông trước khi đổ ra khỏi thùng trộn phải có một độ sụt đồng
nhất.
- Phải có cán bộ thí nghiệm đặc trách việc theo dõi công tác trộn bê tông, tiến
hành kiểm tra thí nghiệm độ sụt của bê tông và ghi sổ theo dõi đầy đủ.

Quy trình công nghệ thi công cọc khoan nhồi Trang 22
Gói thầu số 10: Giai đoạn 2A: Đầu tư xây dựng cầu Bến Nước tại Km263+820, cầu
Thi công xây dựng công trình Suối Cóc tại Km269+860 và 1,2km đường dẫn 2 đầu cầu

- Phải xác định độ ẩm của cát, đá từ đó điều chỉnh lại tỷ lệ cho phù hợp với độ
ẩm, tiến hành trộn thử để kiểm tra và điều chỉnh phù hợp với độ sụt yêu cầu. Đảm
bảo tỷ lệ N/X và (cát + đá) không thay đổi so với tỷ lệ trong cấp phối thiết kế.
e. Đặt ống đổ bê tông
- Ống dẫn phải được làm sạch mặt trong ống, ống không được méo mó và chỗ
nối phải kín nước, ống gồm các đốt 3m, 2m, 1m và ống có đường kính trong 257
mm, tuỳ theo chiều dài ống mà tổ hợp, chiều dài ống căn cứ vào cao độ đáy hố khoan
và cao độ sàn kẹp cổ ống để tính toán. Thông thường đoạn ống cuối cùng (đoạn mũi)
bố trí đoạn ống đặc biệt 1m, các đoạn ống phía trên thường là đoạn ống 3m, đoạn trên
cùng tiếp giáp với phễu đổ có thể lắp một đốt 2.0m hoặc 1.0m.
- Lắp đặt các đoạn ống vào lỗ khoan gồm các bước sau:
+ Đánh dấu chiều cao ống.
+ Lắp đặt hệ dầm kê kẹp cổ trên sàn cứng, dùng cẩu lắp từng đoạn ống dẫn vào
cọc lỗ khoan theo tổ hợp tính toán, các ống lắp với nhau bằng ren, sử dụng cờ lê xích
xiết chặt hết vòng ren.
- Toàn bộ hệ thống ống dẫn được treo trên sàn kẹp thẳng đứng và được rút lên,
hạ xuống bằng cần cẩu. Sàn kẹp ống đổ là một khung thép có tác dụng như một cái
khoá để giữ ổn định vị trí cho ống đổ không bị kéo tụt xuống, hạn chế dao động của
ống đổ.
- Sau khi tổ hợp xong dùng cần cẩu nhấc ống cao trên đáy lỗ khoan 20 cm, định
vị đúng tâm lỗ, đảm bảo ống không chạm vào lồng thép và cố định dầm kẹp cổ dẫn
hướng để kéo lên và hạ xuống.
f. Kiểm tra lại cặn lắng của hố khoan
- Sau khi lắp đặt xong ống đổ thì nhất thiết phải kiểm tra lại cặn lắng của lỗ
khoan, nếu chiều dày cặn lắng ≤ 5cm thì tiến hành đổ bê tông, nếu chiều dày > 5cm
thì tiến hành công tác làm sạch như đã nói ở trên.
- Kiểm tra trực tiếp hoặc gián tiếp trước khi đổ bê tông cọc theo chỉ dẫn kỹ
thuật.
TT Thông số kiểm tra Phương pháp kiểm tra

- Kiểm tra bằng mắt và đèn rọi.


1 Tình trạng lỗ - Dùng phương pháp siêu âm hoặc camera ghi
chụp thành lỗ khoan.
So sánh khối lượng lấy đất lên với thể tích hình
học của cọc.
- Theo lượng dung dịch giữ thành vách.
2 Độ thẳng đứng và độ sâu
- Theo chiều dài cần khoan.
- Dùng quả dọi.
- Máy đo độ nghiêng, phương pháp siêu âm.

Quy trình công nghệ thi công cọc khoan nhồi Trang 23
Gói thầu số 10: Giai đoạn 2A: Đầu tư xây dựng cầu Bến Nước tại Km263+820, cầu
Thi công xây dựng công trình Suối Cóc tại Km269+860 và 1,2km đường dẫn 2 đầu cầu

TT Thông số kiểm tra Phương pháp kiểm tra

- Mẫu, calip, thước xếp mở và tự ghi độ lớn nhỏ


của đường kính.
3 Kích thước lỗ - Theo đường kính ống vách.
- Theo độ mở của cánh mũi khoan khi mở rộng
đáy.

- Lấy mẫu và so sánh với đất, đá lúc khoan. Đo độ


sâu trong khoảng thời gian không nhỏ hơn 4 giờ.
Tình trạng đáy lỗ khoan
4 - Độ sạch của nước thổi rửa.
và độ sâu của mũi cọc
- Dùng phương pháp thả rọi rơi hoặc xuyên động.
- Phương pháp điện tử (điện trở, điện rung ..v..v...)

g. Đổ bê tông trong nước


* Giai đoạn đầu
- Đặt cầu ngăn nước: cầu chuyên dụng của ống dẫn bê tông là loại cầu đặc biệt
có dạng hình chậu cao su, ở giữa có móc để treo cầu bằng một sợi dây thép 2 ÷ 3 mm.
Cầu được đặt thăng bằng trong ống dẫn tại vị trí đáy phễu đổ, cầu phải tiếp xúc khít,
kín với thành ống dẫn.
- Có thể sử dụng quả cầu ngăn nước bằng xốp không thấm nước có tỷ trọng <1
để có thể tự nổi lên trên mặt dung dịch khoan. Trước khi đổ bê tông vào trong phễu
quả cầu được đặt cách đáy phễu khoảng 50 ÷ 80cm.
- Cầu ngăn nước đảm bảo kín khít để có thể đẩy dung dịch bentonite ra khỏi ống
đổ nhưng không bị kẹt lại trong ống khi đổ bê tông.
- Rót dần bê tông vào phễu, tránh bê tông rót trực tiếp lên cầu làm lật cầu. Khi
bê tông đầy phễu, thả sợi dây thép giữ cầu để bê tông ép cầu xuống, bê tông được cấp
liên tục vào phiễu.
- Ban đầu, đầu ống dưới đặt gần sát đáy lỗ khoan; khi bê tông đổ 3 ÷ 3.5 m 3,
nâng ống lên 25 ÷ 30 cm để vữa bê tông ép xuống đáy ống và tràn ra.
* Giai đoạn giữa:
- Trong quá trình đổ bê tông phải giữ đầu ống luôn luôn ngập trong bê tông
khoảng 2 ÷ 3m.
- Trong suốt quá trình đổ bê tông phải tránh không để bê tông tràn ra khỏi phễu
và rơi vào lòng cọc làm ảnh hưởng đến chất lượng bê tông của cọc và độ nhớt của
dung dịch bentonit.
- Cấm các chuyển động ngang của ống, khi dịch chuyển ống thẳng đứng phải
xác định chính xác mặt bê tông và đầu dưới của ống dẫn bằng cách dùng thước chính
xác để đo cao độ mặt bê tông hoặc có thể dùng thước dây và quả dọi nặng hơn 1.5 ÷
2kg, để tránh kéo ống lên quá quy định.

Quy trình công nghệ thi công cọc khoan nhồi Trang 24
Gói thầu số 10: Giai đoạn 2A: Đầu tư xây dựng cầu Bến Nước tại Km263+820, cầu
Thi công xây dựng công trình Suối Cóc tại Km269+860 và 1,2km đường dẫn 2 đầu cầu

- Vữa bê tông trước khi đổ phải được thí nghiệm viên kiểm tra chất lượng bằng cách
đo độ sụt, nếu độ sụt không đảm bảo quy định thì không được bơm vào cọc.
- Trong khi đổ bê tông ta phải đo đạc và ghi chép giữa lượng bê tông và cao độ
mặt bê tông để đánh giá tình trạng cọc (đường kính, sụt vách) tại các cao độ và đánh
giá chung của cọc bê tông sau khi đổ bê tông.
- Khi đổ bê tông ở chân lồng cốt thép cần chú ý giữ tốc độ đổ bê tông vừa phải
để giảm lực xung kích của bê tông tác dụng vào lồng thép.
* Giai đoạn cuối:
- Đầu cọc là một bộ phận quan trọng nối cọc với kết cấu bên trên, việc thi công đòi
hỏi thận trọng đặc biệt tránh bất kỳ điều kiện bất lợi nào cho việc đổ bê tông.
- Bê tông đầu đoạn cọc phải có cấp phối đồng nhất tốt, trong khi ở giai đoạn gần
cuối này thường có vữa nổi, phải tiếp tục đổ bê tông cao hơn cao độ mặt thiết kế một
đoạn là 1.2m, khi cường độ bê tông đạt 50kg/cm 2 sẽ đục bỏ đoạn bê tông xốp này, để
đảm bảo cho bề mặt bê tông có đầy đủ mật độ đá dăm lên đến cao độ thiết kế.
- Khi đổ vữa bê tông gặp sự cố phải xử lý kịp thời theo điều kiện có thể. Có thể
tham khảo các biện pháp sau:
- Mẻ vữa bê tông đợt đầu bị dò nước, phải hút hết phần bê tông đã đổ, tìm
nguyên nhân để sửa chữa rồi mới tiếp tục lại công việc đổ bê tông.
- Ống dẫn vữa bê tông bị tắc có thể dùng thanh thép dài để thông ống, dùng vồ
gỗ đập nhẹ thành ống, kéo ống lên hạ ống xuống nhanh để bê tông tụt ra. Muốn xử lý
theo phương pháp này phải xác định chính xác cao độ chân ống để tránh rút ống ra
khỏi mặt bê tông, ít nhất chân ống ngập trong bê tông 2m. Khi kéo ống cần lưu ý việc
kẹp cổ vào khung dẫn hướng để tránh lắc thành ống.
- Khi đang đổ bê tông gặp sự cố mà các biện pháp trên không khắc phục được
thì phải hút hết phần vữa bê tông đã đổ, rút cốt thép, rửa lại lỗ khoan để đúc lại bê
tông.
- Dùng các biện pháp khắc phục mà không được đạt yêu cầu phải báo cáo cơ
quan liên quan để tìm biện pháp xử lý hoặc phải khoan bổ sung cọc khác.
II.6.2. Rút ống vách
- Ống vách cần được rút lên trong thời gian bê tông còn đủ độ linh động để đảm
bảo bê tông không bị kéo theo khi rút ống và phá vỡ kết cấu ban đầu của bê tông.
- Trong quá trình rút ống vách phải đảm bảo ống chống giữ thẳng đứng đồng
trục với cọc.
- Sau khi ống vách được rút lên cần kiểm tra khối lượng bê tông và cao độ đầu
cọc nhằm đảm bảo tiết diện cọc không bị thu nhỏ và bê tông không bị lẫn bùn đất
xung quanh do áp lực của đất, nước, mùn khoan. Trong trường hợp cần thiết phải bổ
sung ngay bê tông trong quá trình rút ống.

Quy trình công nghệ thi công cọc khoan nhồi Trang 25
Gói thầu số 10: Giai đoạn 2A: Đầu tư xây dựng cầu Bến Nước tại Km263+820, cầu
Thi công xây dựng công trình Suối Cóc tại Km269+860 và 1,2km đường dẫn 2 đầu cầu

II.7. Các sự cố và cách khắc phục


II.7.1. Sập hố khoan
- Nhận biết của thợ lái máy khoan trong quá trình khoan: Đối với thợ kinh
nghiệm thì cảm giác gầu sẽ biết được (máy khoan không có cảm biến đo sâu). Đối
với máy khoan có cảm biến độ sâu thì sẽ hiển thị ngay trên màn hình khi sự cố xảy
ra.
- Sau khi sàng cát, trước khi hạ lồng, sau khi hạ lồng, trước khi đổ bê tông đều
cần phải đo lại độ sâu.
- Dựa vào gầu lấy đất (nếu khi đưa gầu xuống mà thành mới sập thì 1 lượng đất
sẽ nằm trên mặt gầu, dấu hiệu này sẽ nhận biết được ngay)
* Các nguyên nhân chủ yếu ở trạng thái tĩnh:
- Độ dài của ống vách tầng địa chất phía trên không đủ qua các tầng địa chất
phức tạp.
- Duy trì áp lực cột dung dịch không đủ.
- Mực nước ngầm có áp lực tương đối cao.
- Trong tầng cuội sỏi có nước chảy hoặc không có nước, trong hố xuất hiện hiện
tượng mất dung dịch.
- Tỷ trọng và nồng độ của dung dịch không đủ.
- Dung dịch không đáp ứng kịp thời
- Tại vị trí khoan không có chống thành vách thì có lớp địa chất nhão có tỉ trọng
lớn hơn tỉ trọng của bentonite.
- Sử dụng dung dịch giữ thành không thoả đáng.
- Do tốc độ làm lỗ nhanh quá nên chưa kịp hình thành màng dung dịch ở trong
lỗ.
* Các nguyên nhân chủ yếu ở trạng thái động:
- Ống vách bị biến dạng đột ngột hoặc hình dạng không phù hợp.
- Ống vách bị đóng cong vênh, khi điều chỉnh lại làm cho đất bị bung ra.
- Dùng gầu ngoạm kiểu búa, khi đào hoặc xúc mạnh cuội sỏi dưới đáy ống vách
làm cho đất ở xung quanh bị bung ra.
- Khi trực tiếp để bàn quay lên trên ống giữ, do phản lực chấn động hoặc quay
làm giảm lực dính giữa ống vách với tầng đất.
- Khi hạ khung cốt thép va vào thành hố phá vỡ màng dung dịch hoặc thành hố.
- Thời gian chờ đổ bê tông quá lâu (qui định thông thường không quá 24h) làm
cho dung dịch giữ thành bị tách nước dẫn đến phần dung dịch phía trên không đạt yêu
cầu về tỷ trọng nên sập vách.
- Rút gầu khoan quá nhanh tạo nên hiệu ứng piston làm giảm áp suất trong lỗ
khoan (phần dưới gầu khoan).
- Ngoài ra còn có một nguyên nhân khá quan trọng khác là áp dụng công nghệ
khoan không phù hợp với tầng địa chất.
* Các biện pháp đề phòng sụt lở thành hố:

Quy trình công nghệ thi công cọc khoan nhồi Trang 26
Gói thầu số 10: Giai đoạn 2A: Đầu tư xây dựng cầu Bến Nước tại Km263+820, cầu
Thi công xây dựng công trình Suối Cóc tại Km269+860 và 1,2km đường dẫn 2 đầu cầu

- Theo các nguyên trên, để đề phòng sụt lở thành hố phải chú ý các việc sau:
- Khi lắp dựng ống vách phải chú ý độ thẳng đứng của ống giữ.
- Công tác quản lý dung dịch chặt chẽ trong phương pháp thi công phải tuần
hoàn.
- Khi xuất hiện nước ngầm có áp, tốt nhất là nên hạ ống vách qua tầng nước
ngầm. Khi làm lỗ nếu gặp phải tầng cuội sỏi mà làm cho rò rỉ mất nhiều dung dịch thì
phải dừng lại để xem xét nên tiếp tục xử lý hay thay đổi phương án. Vì vậy công tác
điều tra khảo sát địa chất ban đầu rất quan trọng.
- Duy trì tốc độ khoan lỗ theo qui định tránh tình trạng tốc độ làm lỗ nhanh quá
khiến màng dung dịch chưa kịp hình thành trên thành lỗ nên dễ bị sụt lở.
- Cần phải thường xuyên kiểm tra dung dịch trong quá trình chờ đổ bê tông để
có giải pháp xử lý kịp thời tránh trường hợp dung dịch bị lắng đọng tách nước làm
sập vách.
- Khi làm lỗ bằng guồng xoắn, để đề phòng đầu côn quay khi lên xuống làm sạt
lở thành lỗ, phải thao tác với một tốc độ lên xuống thích hợp và phải điều chỉnh cho
vừa phải thành ngoài của đầu côn quay với cạnh ngoài của dao cắt gọt cho có cự ly
phù hợp.
- Khi thả khung cốt thép phải thực hiện cẩn thận tránh cho cốt thép va chạm
mạnh vào thành lỗ. Sau khi thả khung cốt thép xong phải thực hiện việc dọn đất cát bị
sạt lở, thường dùng phương pháp trộn phun nước, sau đó dùng phương pháp không
khí đẩy nước, bơm cát v.v... để hút bùn trộn lên, lúc này phải chú ý bơm nước áp lực
không đuợc quá mạnh tránh làm cho lỗ khoan bị phá hoại nhiều hơn.
* Biện pháp khắc phục:
- Nếu nguyên nhân sụt lở thành vách do dụng dịch giữ thành không đạt yêu cầu
thì biện pháp chung là bơm dung dịch mới có tỷ trọng lớn hơn vào đáy lỗ khoan và
bơm đuổi dung dịch cũ ra khỏi lỗ khoan. Sau đó mới tiến hành xúc đất và vệ sinh lỗ
khoan. Trong quá trình lấy đất ra khỏi lỗ khoan luôn luôn duy trì mức dung dịch
trong lỗ khoan đảm bảo theo qui định cao hơn mực nước thi công 1.5m.
- Nếu nguyên nhân do ống vách chưa hạ qua hết tầng đất yếu thì giải pháp duy
nhất là tiếp tục hạ ống vách xuống qua tầng đất yếu và ngập vào tầng đất chịu lực tối
thiểu bằng 1m.
- Nếu do lực ma sát lớn không hạ được ống vách chính thì dùng các ống vách
phụ hạ theo từng lớp xuống dưới để giảm ma sát thành vách. Số lượng ống vách phụ
phụ thuộc vào chiều sâu tầng đất yếu. Ống vách phụ trong cùng có chiều dài xuyên
suốt và đường kính bằng ống vách chính ban đầu. Các lớp ống vách phụ hạ trước đó
có chiều dài ngắn hơn một đoạn theo khả năng hạ được của thiết bị hạ ống vách chịu
ma sát trên đoạn đó và có đường kính lớn hơn 10 cm theo từng lớp từ trong ra ngoài.
II.7.2. Tắc ống đổ bê tông
* Nguyên nhân:
- Do quả cầu sai quy cách.

Quy trình công nghệ thi công cọc khoan nhồi Trang 27
Gói thầu số 10: Giai đoạn 2A: Đầu tư xây dựng cầu Bến Nước tại Km263+820, cầu
Thi công xây dựng công trình Suối Cóc tại Km269+860 và 1,2km đường dẫn 2 đầu cầu

- Bê tông trong ống đổ có độ sụt quá thấp.


- Ống đổ bê tông bị hở chỗ khớp nối nên nước vào làm bê tông phân tầng.
* Cách phòng ngừa:
- Quả cầu đúng quy cách.
- Kiểm tra độ sụt đúng theo cấp phối đã được phê duyệt.
- Trong quá trình nối lắp ống đổ phải vặn ren chặt đảm bảo không cho nước vào
ống đổ bê tông.
* Cách khắc phục:
- Cắt ống đổ đảm bảo ống đổ ngập trong bê tông ở mức tối thiểu để bê tông
thoát ra ngoài.
II.7.3. Lồng thép bị trồi
Do sụt lở hố khoan nên hạ xuống bị lồng thép bị trồi lên; khi quá trình liên kết
các lồng thép không chặt khi đổ bê tông sẽ bị tụt xuống; hay bị đứt lồng thép; do
trước khi đổ không kiểm tra nghiệm thu hố khoan kỹ; không nạo vét vệ sinh.
a. Trường hợp trồi cốt thép do ảnh hưởng của quá trình rút ống vách:
* Nguyên nhân:
- Thành ống bị méo mó, lồi lõm.
- Cự ly giữa đường kính ngoài của khung cốt thép với thành trong của ống vách
nhỏ quá, vì vậy sẽ bị kẹp cốt liệu to vào giữa khi rút ống vách cốt thép sẽ bị kéo lên
theo.
- Do bản thân khung cốt thép bị cong vênh, ống vách bị nghiêng làm cho cốt
thép đè chặt vào thành ống.
* Cách phòng ngừa:
- Kiểm tra kỹ thành trong ống vách nhất là ở phần đáy. Nếu bị biến dạng hoặc
méo mó thì phải nắn lại.
- Quản lý chặt chẽ cốt liệu bê tông. Cự ly giữa thành trong ống vách và thành
ngoài của cốt đai lớn đảm bảo gấp 2 lần đường kính lớn nhất của cốt liệu thô.
- Phải tăng cường độ chính xác ở khâu gia công cốt thép, đề phòng khi vận
chuyển bị biến dạng và kiểm tra độ thẳng đứng của ống vách trước khi thả lồng cốt
thép.
* Cách xử lý sự cố:
- Khi bắt đầu đổ bê tông thấy phát hiện cốt thép bị trồi lên thì phải lập tức dừng
việc đổ bê tông lại và kiên nhẫn rung lắc ống vách, di động lên xuống hoặc quay theo
một chiều để cẳt đứt sự vướng mắc giữa khung cốt thép và ống vách. Trong khi đang
đổ bê tông, hoặc khi rút ống lên mà đồng thời cố thép và bê tông cùng lên theo thì
đây là một sự cố rất nghiêm trọng: hoặc thân cọc với tầng đất không được liên kết
chặt, hoặc là xuất hiện khoảng hổng. Cho nên trường hợp này không được rút tiếp
ống lên trước khi gia cố tăng cường nền đất đã bị lún xuống.
b. Trường hợp cốt thép bị trồi lên do lực đẩy động của bê tông

Quy trình công nghệ thi công cọc khoan nhồi Trang 28
Gói thầu số 10: Giai đoạn 2A: Đầu tư xây dựng cầu Bến Nước tại Km263+820, cầu
Thi công xây dựng công trình Suối Cóc tại Km269+860 và 1,2km đường dẫn 2 đầu cầu

- Đây là là nguyên nhân nhân chính gây ra sự cố trồi cốt thép, lực đẩy động bê
tông xuất hiện ở đáy lỗ khoan khi bê tông rơi từ miệng ống xuống (thế năng chuyển
thành động năng ), chiều cao rơi bê tông càng lớn, tốc độ đổ bê tông càng nhanh thì
lực đẩy động càng lớn. Cốt thép sẽ không bị trồi nếu lực đẩy động nhỏ hơn trọng
lượng lồng thép.
- Vì vậy có thể giảm thiểu sự trồi cốt thép nếu hạn chế tối đa chiều cao rơi bê
tông và tốc độ đổ bê tông. Chiều cao này có thể không chế căn cứ vào trọng lượng
lồng thép.
- Mặt khác có thể coi bê tông rơi xuống đáy lỗ khoan là trên nền đàn hồi, vì vậy
việc giảm thiểu tốc độ đổ bê tông sẽ làm giảm thiểu phản lực đẩy ở đáy lỗ khoan.
II.7.4. Bê tông bị sụt dâng bất thường trong quá trình đổ bê tông
- Nếu thừa bê tông tức là hố khoan đã sập và không có chỗ cho bê tông xuống
nữa nên bị đầy; còn nếu nó thiếu so với mức quy định; chứng tỏ hố khoan bị sập về
hai phía tạo thành 1 khoảng không gian quá lớn.
- Yếu tổ chính ảnh hưởng đến khối lượng bê tông cọc khoan nhồi (mức độ hao
hụt bê tông) là:
* Yếu tố khách quan:
- Địa chất khoan là yếu tố quan trọng nhất. Nếu địa chất tốt như vào lớp sét thì
độ ổn định và kích thước lỗ khoan không bị thay đổi nên mức độ hao hụt ít. Còn địa
chất xấu vào những tầng cát, cát chảy, túi bùn... ảnh hưởng rất lớn đến kích thước lỗ
khoan thường gây ra sạt lở thành vách dẫn đến kích thước cọc bị phình ra cho nên
mức hao hụt bê tông sẽ lớn. Gặp mạch nước ngầm có dòng chảy qua. Dung dịch
bentonite thấm vào trong đất cũng có thể do dung dịch chất lượng không tốt nên nó
có thể thấm vào đất.
* Yếu tố chủ quan:
- Bê tông tắc trong ống đổ: đẩy ống đổ cao hơn mặt bêtông trong lỗ do độ sụt
của bê tông quá thấp dẫn đến bị kẹt trong ống dẫn bê tông, bê tông bị kẹt trong ống
không xuống được mà vẫn thi công
- Do dung dịch giữ thành lỗ khoan không đảm bảo đúng tiêu chuẩn về độ nhớt,
tỉ trọng, độ PH... dẫn đến sạt lở thành lỗ khoan.
- Kiểm soát kích thước dao cạnh của gầu khoan thường thì theo kinh nghiệm
cách này có thể làm tăng hoặc giảm kích thươc của lỗ khoan bằng cách chỉnh cho con
dao cạnh của gầu khoan lớn hoặc nhỏ hơn.
- Khoan quá nhanh cũng gây ra ảnh hưởng đến kích thước lỗ khoan (lỗ khoan
giống như tạo ren) và dễ gây ra sạt lở do dung dịch giữ thành chưa kịp tạo được màng
ngăn giữ ổn định vách.
- Hạ lồng thép không thẳng sẽ làm lồng thép trà vào vách lỗ khoan gây sạt lở.
- Kiểm soát quá trình thổi rửa, làm sạch đáy hố khoan trước khi đổ bê tông.
Khâu này được đánh giá là quan trọng nhất trong quá trình thi công cọc vì nó quyết
định đến chất lượng cọc, khả năng chịu tải của cọc.

Quy trình công nghệ thi công cọc khoan nhồi Trang 29
Gói thầu số 10: Giai đoạn 2A: Đầu tư xây dựng cầu Bến Nước tại Km263+820, cầu
Thi công xây dựng công trình Suối Cóc tại Km269+860 và 1,2km đường dẫn 2 đầu cầu

III. KIỂM TRA VÀ NGHIỆM THU


III.1. Chất lượng cọc
- Được kiểm tra trong tất cả các công đoạn thi công, ghi vào mẫu biên bản được
thống nhất giữa các bên tham gia nghiệm thu.
III.2. Kiểm tra dung dịch khoan
- Dung dịch khoan phải được chuẩn bị trong các bồn chứa có dung tích đủ lớn,
pha với nước sạch, cấp phối tuỳ theo chủng loại bentonite, điều kiện địa chất công
trình và địa chất thuỷ văn của địa điểm xây dựng, đảm bảo giữ thành hố khoan trong
suốt quá trình thi công khoan lỗ, lắp dựng cốt thép, ống kiểm tra siêu âm, ống đặt sẵn
để khoan lấy lõi đáy cọc (nếu có), cẩu lắp ống đổ bê tông và sàn công tác... Bề dày
lớp cặn lắng đáy cọc không quá 5 cm.
- Kiểm tra dung dịch khoan bằng các thiết bị thích hợp. Dung trọng của dung
dịch trộn mới được kiểm tra hàng ngày để biết chất lượng, việc đo lường dung trọng
nên đạt tới độ chính xác 0,005g/cm³. Các thí nghiệm kiểm tra dung dịch bentonite
tiến hành theo quy định. Việc kiểm tra, nghiệm thu dung trọng, độ nhớt, hàm lượng
cát và độ pH phải được kiểm tra cho từng cọc. Trước khi đổ bê tông nếu kiểm tra
mẫu dung dịch tại độ sâu khoảng 0,5m từ đáy lên có khối lượng riêng vượt quá
1,25g/cm³, hàm lượng cát lớn hơn 8%, độ nhớt quá 28s thì phải có biện pháp thổi rửa
đáy lỗ khoan để đảm bảo chất lượng cọc.
III.3. Kiểm tra lỗ khoan
- Kiểm tra tình trạng lỗ khoan theo các thông số, sai số cho phép của lỗ cọc do
thiết kế quy định.
Các thông số cần kiểm tra về lỗ cọc
Thông số kiểm tra Phương pháp kiểm tra
- Kiểm tra bằng mặt có đèn rọi
Tình trạng lỗ cọc
- Dựng siêu âm hoặc camera ghi chụp hình lỗ cọc
- Theo chiều dài cần khoan và mũi khoan
Độ thẳng đứng và độ - Thước dây
sâu - Quả dọi
- Máy đo độ nghiêng
- Calip, thước xếp mở và tự ghi đường kính
Kích thước lỗ - Thiết bị đo đường kính lỗ khoan (dạng cơ, siêu âm..)
- Theo độ mở của cánh mũi khoan khi mở rộng đáy
- Thả chuỳ (hình chụp nặng 1 kg)
- Tỷ lệ điện trở
Độ lắng đáy lỗ - Điện dung
- So sánh độ sâu đo bằng thước dây trước và sau khi vét, thổi
rửa

Quy trình công nghệ thi công cọc khoan nhồi Trang 30
Gói thầu số 10: Giai đoạn 2A: Đầu tư xây dựng cầu Bến Nước tại Km263+820, cầu
Thi công xây dựng công trình Suối Cóc tại Km269+860 và 1,2km đường dẫn 2 đầu cầu

Sai số cho phép về lỗ khoan cọc


Sai số vị trí cọc, cm
Sai số
Sai số đường độ Cọc đơn, cọc
Cọc dưới móng
Phương pháp tạo lỗ cọc kính cọc, thẳng dưới móng băng băng theo trục
cm đứng, theo trục ngang, dọc, cọc phía
% cọc biên trong
trong nhóm cọc
nhóm cọc
Cọc giữ thành bằng dung -0,1D
1 D/6 nhưng ≤ 10 D/4 nhưng ≤ 15
dịch D≤100cm và ≤ -5cm

III.4. Kiểm tra cốt thép


- Sai số cho phép về lồng cốt thép do thiết kế quy định.
Sai số cho phép chế tạo lồng thép
Hạng mục Sai số cho phép, mm
1. Khoảng cách giữa các cốt chủ ± 10
2. Khoảng cách cốt đai hoặc cốt lò xo ± 20
3. Đường kính lồng thép ± 10
4. Độ dài lồng thép ± 50

III.5. Kiểm tra chất lượng bê tông thân cọc


- Bê tông trước khi đổ phải lấy mẫu, mỗi cọc 3 tổ mẫu lấy cho ba phần, đầu,
giữa và mũi cọc, mỗi tổ 3 mẫu.
- Cốt liệu, nước và xi măng được thử mẫu, kiểm tra theo quy định cho công tác
bê tông. Kết quả ép mẫu kèm theo lý lịch cọc.
- Phương pháp siêu âm, tán xạ Gamma, phương pháp động biến dạng lớn... và
các phương pháp thử không phá hoại khác được sử dụng để đánh giá chất lượng bê
tông cọc đã thi công, tuỳ theo mức độ quan trọng của công trình, thiết kế chỉ định số
lượng cọc cần kiểm tra. Nếu còn nghi ngờ khuyết tật cần kiểm tra bằng khoan lấy
mẫu để khẳng định khả năng chịu tải lâu dài của cọc trước khi có quyết định sửa chữa
hoặc thay thế. Quyết định cuối cùng do tư vấn thiết kế kiến nghị, Chủ đầu tư chấp
thuận. Thí nghiệm siêu âm tiến hành theo TCVN 9396:2012. Thí nghiệm động biến
dạng lớn tiến hành theo TCVN 11321:2016.
- Phương pháp khoan kiểm tra tiếp xúc đáy cọc với đất tiến hành trong ống đặt
sẵn, đường kính 114mm cao hơn mũi cọc 1m, số lượng ống đặt sẵn để khoan lõi đáy
cọc theo quy định của thiết kế. Khi mũi cọc tựa vào cuội hòn lớn, có thể bị mất nước
xi măng ở phần tiếp xúc đáy cọc với cuội sỏi, cần thận trọng khi đánh giá chất lượng
bê tông cọc.

Khối lượng kiểm tra chất lượng bê tông cọc

Quy trình công nghệ thi công cọc khoan nhồi Trang 31
Gói thầu số 10: Giai đoạn 2A: Đầu tư xây dựng cầu Bến Nước tại Km263+820, cầu
Thi công xây dựng công trình Suối Cóc tại Km269+860 và 1,2km đường dẫn 2 đầu cầu

Phương pháp kiểm tra Tỷ lệ kiểm tra tối thiểu, % số cọc


- Siêu âm cọc 20 cọc
- Phương pháp động biến dạng lớn (PDA) 3 cọc
- Khoan kiểm tra tiếp xúc mũi cọc với đất 8 cọc

III.6. Nghiệm thu cọc khoan nhồi


Nghiệm thu công tác thi công cọc tiến hành dựa trên cơ sơ các hồ sơ sau:
a) Hồ sơ thiết kế dược duyệt;
b) Biên bản nghiệm thu trắc đạc định vị trục móng cọc;
c) Kết quả kiểm định chất lượng vật liệu, chứng chỉ xuất xưởng của cốt thép và
các loại vật liệu chế tạo trong nhà máy;
d) Kết quả thí nghiệm mẫu bê tông;
e) Hồ sơ nghiệm thu từng cọc, thành phần nghiệm thu theo quy định hiện hành;
f) Hồ sơ hoàn công cọc có thuyết minh sai lệch theo mặt bằng và chiều sâu cùng
các cọc bổ sung và các thay đổi thiết kế đã được chấp thuận;
h) Các kết quả thí nghiệm kiểm tra độ toàn khối của cọc (siêu âm, thí nghiệm
biến dạng lớn (PDA)...) theo quy định của thiết kế;
g) Các kết quả thí nghiệm kiểm tra sức chịu tải của cọc.
IV. BIỆN PHÁP ATGT, AN TOÀN LAO ĐỘNG, VỆ SINH MÔI TRƯỜNG KHI
THI CÔNG CỌC KHOAN NHỒI
IV.1. Biện pháp đảm bảo an toàn giao thông
- Đường tránh và hệ thống báo hiệu đường bộ, đường thủy bảo đảm an toàn giao
thông phải được hoàn thành trước khi thi công công trình chính. Đường tránh phải
đảm bảo cho các loại phương tiện giao thông qua lại an toàn. Hệ thống báo hiệu bảo
đảm an toàn giao thông phải theo đúng quy định của Điều lệ báo hiệu đường bộ,
đường thủy hiện hành.
- Trong suốt thời gian thi công nhất thiết phải có người cảnh giới, hướng dẫn
giao thông; khi ngừng thi công phải có báo hiệu an toàn theo đúng quy định như: biển
chỉ dẫn, cờ và đèn đỏ vào ban đêm. Người cảnh giới hướng dẫn giao thông phải đeo
băng đỏ bên cánh tay trái, được trang bị cờ, còi và đèn vào ban đêm.
IV.2. Biện pháp đảm bảo an toàn lao động
- Phải tiến hành tổ chức hướng dẫn công nghệ cũng như hướng dẫn bảo đảm an
toàn cho mọi người làm việc trong công trường thi công cọc khoan nhồi. Người công
nhân phải có đầy đủ các dụng cụ bảo hộ lao động cần thiết như: mũ, giầy, găng tay,
mặt nạ phòng hộ, v.v... để làm việc, nếu thiếu thiết bị bảo hộ lao động không được
vào công trường. Phải bố trí người có trách nhiệm làm công tác an toàn. Tất cả mọi
người phải tuân theo lệnh của người chỉ huy chung.
- Trước khi thi công cọc phải nắm đầy đủ các thông tin về khí tượng thuỷ văn tại
khu vực thi công, không được đổ bê tông khi trời mưa và khi có gió trên cấp 5.

Quy trình công nghệ thi công cọc khoan nhồi Trang 32
Gói thầu số 10: Giai đoạn 2A: Đầu tư xây dựng cầu Bến Nước tại Km263+820, cầu
Thi công xây dựng công trình Suối Cóc tại Km269+860 và 1,2km đường dẫn 2 đầu cầu

- Các sàn công tác dành cho người làm việc, đường đi lại trên mặt đất (hệ nổi)
phải lát ván, bố trí lan can và lưới an toàn tại những chỗ cần thiết, ban đêm phải bố trí
ánh sáng đầy đủ. Các vị trí nguy hiểm phải có đèn, biển báo hiệu và người canh gác.
Phải dùng nắp đậy lỗ khi ngừng khoan.
- Trong quá trình thi công, mọi người phải làm việc đúng vị trí của mình, tập
trung tư tưởng để điều khiển máy móc thiết bị. Những người không có phận sự cấm
không được đi lại trong công trường.
- Tất cả các máy móc vận hành phải tuyệt đối tuân theo qui trình thao tác và an
toàn hiện hành. Hệ thống điện ở hiện trường phải bố trí hợp lý, nghiêm chỉnh chấp
hành các qui định an toàn sử dụng điện. Phải có công nhân chuyên môn phụ trách hệ
thống điện.
- Khi gặp sự cố như chất lượng bê tông không đảm bảo, khi tắc ống phải báo cáo
ngay chỉ huy khu vực để xử lý và chỉ xử lý theo lệnh của người chỉ huy chung.
- Phải tuân thủ mọi qui trình an toàn lao động hiện hành có liên quan.
- Kết thúc ca làm việc phải thu dọn và làm vệ sinh dụng cụ, làm vệ sinh cá nhân.
- Người lái xe cần cẩu phải hội đủ các điều kiện sau: 
+ Đã được đào tạo nghề nghiệp và được cấp bằng lái xe cần cẩu tương ứng.
Được huấn luyện BHLĐ.
+ Nắm vững và thực hiện nghiêm túc luật lệ giao thông.
+ Sử dụng đủ và đúng các phương tiện bảo vệ cá nhân được cấp phát theo chế
độ.
* Yêu cầu an toàn khi cẩu lắp:
- Người lái xe cần cẩu và người làm nhiệm vụ móc cẩu phải nắm vững các thông
tin cho nhau bằng tín hiệu qui ước.
- Chỉ được nâng những tải trọng phù hợp với sức nâng của cần cẩu (tải trọng
nâng cho phép ghi ở móc cần cẩu). Đối với các kiện hàng bị bám dính, bị đè lên bởi
các vật khác chỉ cho phép nâng chúng sau khi đã giải tỏa hoàn toàn sự đè, sự bám
dính đó. Cần cẩu chỉ được dùng để nâng chứ không dược dùng để kéo hàng (tải
trọng).
- Trước khi buộc móc hàng phải:
+ Kiểm tra để tin chắc cáp, xích, móc ở tình trạng hoàn hảo và phù hợp với tải
trọng nâng. Dây xích không có các mắt xích bị xoắn hay bị giãn do quá tải. Cáp
không bị xoắn, bị thắt nút hay bị đứt, sét rỉ làm mất khả năng chịu tải bình thường.
Các móc phải chịu lực bằng nhau (nếu là móc kép), không có vết nứt, không bị biến
dạng, khóa hãm móc hoàn hảo.
+ Xe cẩu phải đậu trên nền bằng phẳng vững chắc, không bị lún hoặc đã kê
chống lún bằng tà vẹt và được hãm bằng thắng tay, nếu cần phải chèn bánh. Nếu xe
cần trục có chân chống phải hạ chân chống xuống nền vững chắc, dưới chân chống có
đặt các tấm lót đúng qui cách. Phải tính toán để khi cần cẩu quay, đầu cần không
chạm vào các vật cản khác, đặc biệt là phạm vi hành lang an toàn điện cao thế.

Quy trình công nghệ thi công cọc khoan nhồi Trang 33
Gói thầu số 10: Giai đoạn 2A: Đầu tư xây dựng cầu Bến Nước tại Km263+820, cầu
Thi công xây dựng công trình Suối Cóc tại Km269+860 và 1,2km đường dẫn 2 đầu cầu

+ Nếu xe cần cẩu hoạt động trên nền đất mới, phải đầm nén kỹ nền đó và phải
đậu cách mép của các hố móng, đường hào một khoảng cách bảo đảm an toàn để
tránh hiện tượng sụt lở đất ở mép hố.
+ Không được dùng dây cáp (xích) có sức chịu tải khác nhau để cẩu cùng một
kiện hàng. Đối với các kiện hàng có mép sắc phải dùng đệm lót bảo vệ cáp. Không
cho phép buộc các kiện hàng khi dây cáp bị xoắn, bị lệch và có độ căng cáp không
đều nhau. Góc căng cáp không lớn hơn 60 độ và tối đa là 90 độ. Các mép buộc phải
chắc chắn . Đối với các vật cồng kềnh phải buộc thêm dây dẫn hướng để điều khiển
cho nó không bị lăng trong quá trình di chuyển.
+ Nâng tải trọng lên khỏi mặt đất chỉ được thực hiện khi dây treo móc ở thế
thẳng đứng, thoạt tiên phải nâng cách mặt đất 0,2 mét rồi dừng lại để klểm tra độ ổn
định của tải trọng. Nếu tải trọng không bị sút, bị lệch, bị lật, bị xoắn.... thì mới được
nâng lên đến độ cao cần thiết. Nếu muốn di chuyển theo chiều ngang thì phải nâng tải
trọng lên cao quá vật cản cao nhất gặp phải trên đường di chuyển một khoảng cách
tối thiểu là 0,5 mét.
- Khi dùng hai cần cẩu để cùng nâng một vật thì phải:
+ Đậu xe cần cẩu trên nền đất chịu tải như nhau.
+ Dùng móc, xích, cáp chịu tải như nhau.
+ Tốc độ nâng vật ngang nhau.
+ Phải có người chỉ huy bằng hiệu lệnh cho cả hai xe.
- Khi hạ tải trọng, chỉ được tháo mở dây buộc khi nó nằm yên trên mặt đất hay
trên mặt sàn qui định.
- Làm việc ban đêm phải có đèn chiếu sáng đầy đủ.
- Trong khi cần cẩu làm việc:
+ Mọi người không có phận sự phải đứng ngoài chu vi vạch ra bởi tầm với của
cần trục một khoảng cách tối thiểu là 3m.
+ Cấm việc vừa nâng tải trọng vừa quay cần.
+ Người điều khiển cần cẩu và người được giao làm tín hiệu phải luôn luôn có
mặt tại nơi làm việc.
- Khi di chuyển không tải xe cần cẩu phải hạ cần xuống, cố định móc cẩu lại và
quan sát các công trình xung quanh để đề phòng va chạm.
- Khi gió từ cấp 5 trở lên phải đưa máy cẩu vào nơi an toàn, hạ cần trùng với
hướng gió và hãm phanh, chèn bánh.
- Kết thúc ca làm việc phải đưa xe về đậu nơi qui định.
IV.3. Biện pháp đảm bảo vệ sinh môi trường
Đảm bảo các phương tiện chở vật liệu đến công trường và vận chuyển đất thải
không được quá tải trọng và chiều cao quy định. Khi chở mùn khoan và vữa benonite
bẩn phải dùng xe chuyên dụng về công việc này để tránh rơi vãi trên đường vận
chuyển ra bãi thải và xe trước khi ra khỏi công trường phải được rữa sạch sẽ.

Quy trình công nghệ thi công cọc khoan nhồi Trang 34
Gói thầu số 10: Giai đoạn 2A: Đầu tư xây dựng cầu Bến Nước tại Km263+820, cầu
Thi công xây dựng công trình Suối Cóc tại Km269+860 và 1,2km đường dẫn 2 đầu cầu

Đất thải sau khi khoan sẽ được tập hợp gọn gàng và được vận chuyển ngay đến
bãi thải, tuyệt đối không để tràn đất thải lấp dòng chảy của sông hiện có.
Bê tông thừa sau khi thi công và các loại chất thải rắn phải được xả đúng nơi
quy định, được cơ quan địa phương cấp phép.
Trong quá trình khoan tuyệt đối không để dung dịch bentonite chảy tràn ra khu
vực xung quanh, các bentonite không tái sử dụng lại được và cát lọc trong quá trình
lọc bentonite phải được gom lại nơi quy định và được vận chuyển vào bãi thải được
cấp phép.
Áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường đó được quy định trong hợp đồng và
theo luật bảo vệ môi trường.
NHÀ THẦU THI CÔNG

Quy trình công nghệ thi công cọc khoan nhồi Trang 35

You might also like