You are on page 1of 54

N TRONG

TH NG ĐIIỆN
HỆ THỐNG
CÔNG TRÌNH

M AI XUÂN QUANG 1
Nội dung
1. Giới thiệu tổng quan về hệ thống điện cho công trình
a. Các bộ phận cấu thành của hệ thống điện trong toà nhà, công trình
Trạm điện
Hệ thống truyền dẫn, phân phối
Hệ thống bảo vệ
b. Các thông số cơ bản của lưới điện
Lưới điện hạ áp
Phương pháp tính toán tổng công suất
c. Giơi thiệu về lưới hạ thế
Chất lượng điện áp nguồn cung cấp
Giới thiệu các cấu hình cung cấp điện hạ áp
Các biện pháp
2. Các Thiết bị đóng cắt/Bảo vệ
a. Giới thiệu chung về các thiết bị đóng cắt, bảo vệ
Khái niệm
Tiêu chuẩn
b. CB – Circuit Breaker
Khái niệm
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động
Tính chọn
c. Cầu chì
Khái niệm
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động
Tính chọn
d. Thiết bị bảo về dòng rò
Khái niệm
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động
e. Cầu dao
Khái niệm
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động
f. Công tắc
Khái niệm
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động
g. Contactor
Khái niệm
Cấu tạo nguyên lý hoạt động
h. Role điều khiển
Khái niệm
Cấu toạ và nguyên lý hoạt động
3. Các hệ thống phân phối và truyền dẫn
a. Tủ phân phối
Khái niệm ( E15)
Các loại tủ phân phối
b. Thang máng cáp, Ống điện
Các loại thang máng cáp
Các biện pháp thi công
c. Cáp và thanh dẫn
Cáp
Thanh dẫn
Thiết kế tính toán lựa chọn cáp ( Chương G )

Mai Xuân Quang HỆ THỐNG ĐIỆN TRONG CÔNG TRÌNH 2


1. Giới thiệu tổng quan về hệ thống điện cho công trình

a. Các bộ phận cấu thành của hệ thống điện trong toà nhà, công trình

Ngày nay cùng với sự phát triển của đô thị, Các toà nhà cao tầng đã phát triển rất nhiều kéo theo
sự phát triển của hạ tầng kỹ thuật như điện, nước , điều hoà không khí và phòng cháy chữa cháy.
Chúng ta sẽ đi xâu vào tìm hiểu về hệ thống điện cho các công trình dân dụng và công nghiệp nói
chung và hệ thống điện cho các toà nhà cao tầng nói riêng…

(Sơ đồ nguyên lý hệ thống điện)

Mai Xuân Quang HỆ THỐNG ĐIỆN TRONG CÔNG TRÌNH 3


1. Giới thiệu tổng quan về hệ thống điện cho công trình(tt)

a. Các bộ phận cấu thành của hệ thống điện trong toà nhà, công trình(tt)

Hệ thống điện của một toà nhà sẽ cung cấp điện năng đến tất cả các thiết bị trong toà nhà như
đèn, thiết bị máy móc, bơm nước, điều hoà…vì vậy nó có một tầm quan trọng vô cùng lớn trong
hoạt động của toà nhà. Ta có thể coi nó như hệ thống máu cung cấp cho cơ thể của con người.
Hệ thống điện sẽ bao gồm trạm điện, hệ thống truyền dẫn và hệ thống bảo vệ. Trong giới hạn của
chương trình chúng ta sẽ không đi xâu vào lưới điện và truyền tải điện ngoài nhà và các thiết bị
cao áp 35kv trở lên.

TỦ KHU VỰC
PUMP

Ổ CẮM

CHIẾU SÁNG TỦ KHU VỰC

TỦ TRUNG THẾ

TỦ MSB

MÁY BIẾN ÁP MÁY PHÁT ĐIỆN

(Sơ đồ khối)

Mai Xuân Quang HỆ THỐNG ĐIỆN TRONG CÔNG TRÌNH 4


1. Giới thiệu tổng quan về hệ thống điện cho công trình(tt)

a. Các bộ phận cấu thành của hệ thống điện trong toà nhà, công trình(tt)

Trạm điện sẽ bao gồm:

• Tủ điện cao áp
• Máy biến áp
• Tủ điện hạ áp
• Hệ thống cáp và phụ kiện đấu nối
• Trạm điện, có thể là trạm trong nhà hay ngoài nhà, trạm xây hay trạm treo

(Trạm trong nhà)

(Trạm treo)

(Trạm ngoài nhà)

Mai Xuân Quang HỆ THỐNG ĐIỆN TRONG CÔNG TRÌNH 5


1. Giới thiệu tổng quan về hệ thống điện cho công trình(tt)

a. Các bộ phận cấu thành của hệ thống điện trong toà nhà, công trình(tt)

Hệ thống truyền dẫn bao gồm:

• Các Tủ phân phối


• Các hệ thống cáp điện
• Các hệ thống giá đỡ
• Các thiết bị đầu cuối

(Hình ảnh tủ điện)

(Hình ảnh cáp điện)

(thang máng cáp) (thiết bị đầu cuối)

Mai Xuân Quang HỆ THỐNG ĐIỆN TRONG CÔNG TRÌNH 6


1. Giới thiệu tổng quan về hệ thống điện cho công trình(tt)

a. Các bộ phận cấu thành của hệ thống điện trong toà nhà, công trình(tt)

Hệ thống bảo vệ bao gồm:

• Các chủng loại thiết bị bảo vệ đặt trên mạch điện


• Các chủng loại thiết bị vận hành

(Hình ảnh MCB, Contactor, role…)

Mai Xuân Quang HỆ THỐNG ĐIỆN TRONG CÔNG TRÌNH 7


1. Giới thiệu tổng quan về hệ thống điện cho công trình(tt)

b. Các đặc tính cơ bản của Lưới điện

Lưới hạ áp
Chúng ta sẽ đi vào các định nghĩa và đặc tính của lưới điện, làm quen với các thông số cơ bản
cũng như các khái niệm liên quan đến hệ thống điện.
Lưới phân phối hạ thế là hệ thống truyền tải điện năng 3 pha từ 22kv (10KV/15KV) xuống dạng 1
pha/3 pha 230/400 V. Nguồn điện hạ thế phổ biến có cấp điện áp 240/415V 3 pha 4 dây . Tiêu
chuẩn quốc tế về điện áp cho lưới hạ thế 3 pha 4 dây điện áp 230/400V là IEC 60038. Tuy nhiên
tuỳ từng quốc gia sẽ có quy định cụ thể về điện áp và tần số cho lưới hạ thế. Tiêu chuẩn của lưới
điện hạ áp Việt nam theo TCVN 186-1981 là như sau 380/220V và tần số 50Hz

(Điện áp lưới điện hạ thế địa phương và sơ đồ mạch)


Khi nói đến lưới điện hạ áp có các yếu tố sau đây phải quan tâm:
• 3 pha hay 1 pha
• Cấp điện áp 400/230
• Tần số : 50Hz
• Cấu hình
Lưới điện hạ áp phải được thiết kế để đảm bảo mức độ điện áp phù hợp tại đầu vào của hộ tiêu
thụ là điều kiện cần thiết cho hoạt động an toàn và hiệu quả của thiết bị.
Chất lượng điện áp của nguồn cung cấp được thể hiện bởi các yếu tố sau:
• Tuân thủ các giới hạn quy định của biên độ và tần số
• Mức dao động nằm trong giới hạn nói trên
• Tính liên tục của cung cấp điện
Trong phần này chúng ta chỉ đề cập tới việc duy trì biên độ của điện áp, trong hầu hết các quốc
gia, ngành điện có bổn phận duy trì điện áp cho khách hàng ở mức +/- 5%. Theo Tiêu chuẩn IEC
và hầu hết các quốc gia khuyến cáo rằng các thiết bị hạ thế được thiết kế và thử nghiệm để hoạt
động tốt trong phạm vị +/- 10% điện áp định mức. Đây là giá trị ngưỡng theo điều kiện tồi tệ nhất

Mai Xuân Quang HỆ THỐNG ĐIỆN TRONG CÔNG TRÌNH 8


1. Giới thiệu tổng quan về hệ thống điện cho công trình(tt)

b. Các đặc tính cơ bản của Lưới điện(tt)

Phương pháp tính toán công suất của mạng điện hạ áp

Các loại phụ tải trong công trình

Khảo sát công suất thực của các phụ tải là bước bắt buộc cho công việc thiết kế một mạng hạ thế,
Trong toà nhà có rất nhiều loại phụ tải mà chúng ta phải tính đến, các phụ tải như đèn, các loại
thiết bị điện, các động cơ, các thiết bị điều hoà, thang máy…. Việc xác địn công suất tổng của cả
toà nhà sẽ giúp cho người thiết kế xác định được điện năng tiêu cần thiết cho toà nhà qua đó có
thể triển khai thiết kế các thành phần của mạng điện. Việc xác định phụ tải có thể áp dụng tiêu
chuẩn Việt nam 9206-2012

Các khái niệm cơ bản trong tính toán:.

Công suất đặt ( kw ) :

Công suất đặt là tổng công suất định mức của các thiết bị tiêu thụ điện trong lưới, đây không phải
là công suất thực được cung cấp. Hầu hết các thiết bị đều có nhãn ghi công suất định mức ( Pn).
Công suất đặt biểu kiến (KVA) là công suất có tính đế hiệu suất và hệ số công suất của hệ thống.

ࡼ࢔
Pa=
suất))
(hiệu suất x hệ số công suất

Hệ số sự dụng lớn nhất ( Ku):

Trong điều kiện vận hành bình thường, công suất tiêu thụ thực của thiết bị thường bé hơn công
suất định mức cuả nó. Do đó hệ số Ku thường được sử dụng để đánh giá giá trị công suất tiêu thụ
thực.
Hệ số sử dụng lớn nhất là tỉ số giữa công suất yêu cầu lớn nhất P(yc) và công suất định mức của
thiết bị tiêu thụ điện P(đm). Hệ số này được áp dụng cho từng loại phụ tải chủ yếu là động cơ vì ít
khi chúng chạy đầy tải. Trong lưới công nghiệp với động cơ ước chừng là 0.85 . Với đèn dây tóc
nó bằng 1…

Pyc: Công suất yêu cầu


ࡼ࢟ࢉ
Ku= ࡼࢊ࢓ Pdm: Công suất định mức của mỗi thiết bị

Hệ số đồng thời (Ks):

Thông thường thì sự vận hành đồng thời của tất cả các thiết bị điện trong lưới điện là khong bao
giờ xẩy ra. Hệ số đồng thời Ks được dùng để đánh giá phụ tải. Hệ số Ks thường được dùng cho
một nhóm tải ( được nói cùng một tủ phân phối)

Ptt∑: Công suất tính toán của nhóm thiết bị


ࡼ࢚࢚∑
Ks=
∑ࡼ࢟ࢉ ∑Pyc: Công suất yêu cầu của từng thiết bị

Mai Xuân Quang HỆ THỐNG ĐIỆN TRONG CÔNG TRÌNH 9


1. Giới thiệu tổng quan về hệ thống điện cho công trình(tt)

b. Các đặc tính cơ bản của Lưới điện(tt)

Phương pháp tính toán công suất của mạng điện hạ áp(tt)

Hệ số đồng thời (Ks) (tt)

Với chung cư có nhiều hộ tiêu thụ diện chúng ta dùng bảng sau:

This image cannot currently be display ed.

Với các tủ phân phối chúng ta sử dụng bảng như sau:

This image cannot currently be display ed.

Mai Xuân Quang HỆ THỐNG ĐIỆN TRONG CÔNG TRÌNH 10


1. Giới thiệu tổng quan về hệ thống điện cho công trình(tt)

b. Các đặc tính cơ bản của Lưới điện(tt)

Phương pháp tính toán công suất của mạng điện hạ áp(tt)

Hệ số yêu cầu Kyc:


Hệ số yêu cầu của nhóm thiết bị điện là tỉ số giữa công suất tính toàn của nhóm thiết bị với công
suất đặt của nhóm thiết bị đó.
Việc xác định của hệ số yêu cầu của nhóm thiết bị sẽ phụ thuộc vào các loại phụ tải, phụ tải đèn,
phụ tải bếp, phụ tải động cơ.
Cách tính phụ tải theo xuất phụ tải cho dự án:
Phụ tải thang máy
• Phụ tải bơm nước, bơm cứu hoà
• Phụ tải điều hoà
• Phụ tải bình nóng lạnh, hệ thống nước nóng..
• Phụ tải đèn
• Phụ tải ổ cắm
Trường hợp tính toán thiết kế tổng công suất cho toà nhà và dự án, chúng ta có thể chia ra các
trường hợp sau:
Trường hợp tính toán sơ bộ khi chưa có thiết kế chi tiết lúc đó chúng ta chỉ dựa vào công năng yêu cầu của
dự án ( chung cư, văn phòng , trường học….) và diện tích của bản vẽ kiến trúc mà tính toán. Lúc đó đơn
giản chỉ chọn suất phụ tải trên m2 và nhân với diện tích của dự án. Hoặc cũng có thể tính theo suất phụ tải
của từng loại phụ tải như đèn, ổ cắm và các loại phụ tải khác

Công suất tính toán cho nhà ở và công trình công cộng được tính bằng số lượng và công
suất của thiết bị điện dự kiến lắp đặt cho công trình áp dụng cho các hệ số sự dụng lớn
nhất, hệ số đồng thời và hệ số yêu cầu.
Tuỳ theo tính chất của phụ tải, vị trí trên mạng điện chúng ta có thể áp dụng các hệ số để tính toán
ra công suất đặt cần thiết trên từng tủ phân phối để lựa chọn hệ thống bảo vệ và truyền dẫn phù
hợp

Mai Xuân Quang HỆ THỐNG ĐIỆN TRONG CÔNG TRÌNH 11


1. Các đặc tính cơ bản của Lưới điện(tt)

b. Các đặc tính cơ bản của Lưới điện(tt)

Phương pháp tính toán công suất của mạng điện hạ áp(tt)

Các loại cấu hình hệ thống điện trong toà nhà:

Các mạch điện cung cấp cho toà nhà, các công trình nói chung cũng như các thiết bị nói riêng
được phân nhiều phương pháp tuỳ theo công năng, cũng như mục đích sử dụng, yêu cầu an toàn
của hệ thống. Chúng ta sẽ đề cập đến các cấu hình cơ bản được IEC và Việt nam công nhận. Về
cơ bản việc phân loại các cấu hình cấp điện phụ thuộc vào phương pháp nối đất hoặc tính liên tục
cấp điện.

Mục đích của việc nối đất trong toà nhà là nối điện cực đất và kết lưới các bộ phận kim loại, vỏ kim
loại của thiết bị điện để tránh xuất hiện các điện áp cao nguy hiểm giữa các phần kim loại được
tiếp xúc đồng thời.

Các khái niệm cơ bản như sau:

• Điện cực nối đất: vật dẫn hay nhóm vật dẫn điện được tiếp xúc với nhau và liên kết về
điện với đất.

• Đất : phần dẫn điện của đất có điện thế tại bất kỳ điểm nào cũng được quy ước là 0.
• Các điện cực nối đất độc lập: các điện cực nối đất đặt cách nhau một khoảng mà dòng
cực đại đi qua điện cực này không ảnh hưởng đáng kể đến điện thế của điện cực khác.
• Điện trở của điện cực nối đất: Điện trở tiếp xúc của điện cực với đất. Theo TCVN Điện
trở nối đất của hệ thống điện nhỏ hơn 4 Ôm. Điện trở nối đất của hệ thống chống sét
nhỏ hơn 10 Ôm.
• Dây bảo vệ: là dây để bảo vệ trống điện giật và dùng để nối các bộ phận sau

• Các bộ phận cần nối đất


• Điện cực nối đất
• Điểm nối đất của nguồn hoặc trung tính nhân tạo
• Điện cực nối đất.

Chọn lựa cách thức nối đất sẽ kéo theo các biện pháp để bảo vệ chống chạm điện, các sơ đồ nối
đất khác nhau ( tuỳ theo hệ thống điện hoặc cách bố trí hệ thống nối đất) được đặc trưng bởi
phương pháp nối đất của cuộ dây thứ cấp máy biến áp và cách thức nối đất của vỏ thiết bị lưới hạ
thế. Người thiết kế hoặc lắp đặt hệ thống điện sẽ lựa chọn sơ đồ nối đất theo các tiêu chí sau:
Các loại kết nối của hệ thống điện (Thường là dây trung tính) và các phần tiếp xúc với các điện
cực nối đất.

Dây bảo vệ riêng hoặc dây bảo vệ và dây trung tính cùng một dây
Việc sử dụng các thiết bị đóng cắt liên quan.

Mai Xuân Quang HỆ THỐNG ĐIỆN TRONG CÔNG TRÌNH 12


1. Các đặc tính cơ bản của Lưới điện(tt)

b. Các đặc tính cơ bản của Lưới điện(tt)

Phương pháp tính toán công suất của mạng điện hạ áp(tt)

Các loại cấu hình hệ thống điện trong toà nhà: (tt)

Các loại sơ đồ:

Sơ đồ TT

(Sơ đồ TT)

• Phương pháp nối đất: Điểm nối sao, trung tính của quận sơ cấp máy biến áp phân phối hay
máy phát sẽ được nối trực tiếp với đất. Các thiết bị hay lưới có hệ thống nối đất riêng. Hai
vùng ảnh hưởng của điện cực nối đât có thể bao trùm lẫn nhau mà không liên quan đến tác
động bảo vệ.

• Bố trí dây PE: Dây PE được bố trí riêng biệt với dây trung tính và được xác định theo dòng sự
cố lớn nhất

• Bố trí bảo vệ chống chạm điện gián tiếp do dòng điện sinh ra do hiện tượng chạm vỏ thiết bị
hay chạm đất không đủ lớn để tác động lên các thiết bị bảo vệ quá dòng nên người ta hay bố trí
RCD để bảo vệ an toàn.

Mai Xuân Quang HỆ THỐNG ĐIỆN TRONG CÔNG TRÌNH 13


1. Các đặc tính cơ bản của Lưới điện(tt)

b. Các đặc tính cơ bản của Lưới điện(tt)

Phương pháp tính toán công suất của mạng điện hạ áp(tt)

Các loại cấu hình hệ thống điện trong toà nhà: (tt)

Các loại sơ đồ: (tt)

Sơ đồ IT

(Sơ đồ IT)

• Sơ đồ này, trung tính nguồn sẽ được cách ly với đất ( không được nối với đất), hoặc thông
quan một bộ trở kháng hay bộ hạn chế quá áp. Vỏ các thiết bị sử dụng điện được nối tới hệ
thống nối đất riêng.

• Sơ đồ nay dùng cho các hệ thống đòi hỏi sự cấp điện liên tục, sơ đồ này tốt hơn nhiều so với
sơ đồ TT hay TN. Người ta hay dùng sơ đồ cấp điện này cho các tàu biển, giàn khoan,..y tế.

• Sơ đồ IT đòi hỏi trang bị hệ thống giám sát kiểm tra trạm đất để kịp thời xử lý. Yêu cầu các thiết
bị hay dây dẫn có mức cách điện cao hơn.

Mai Xuân Quang HỆ THỐNG ĐIỆN TRONG CÔNG TRÌNH 14


1. Các đặc tính cơ bản của Lưới điện(tt)

b. Các đặc tính cơ bản của Lưới điện(tt)

Phương pháp tính toán công suất của mạng điện hạ áp(tt)

Các loại cấu hình hệ thống điện trong toà nhà: (tt)

Các loại sơ đồ: (tt)

Trong mạng TN ,

• Nguồn được nối đất, và vỏ các thiết bị được nối đất thông qua dây nối đất và được chia làm
các sơ đồ sau đây:`

Sơ đồ TN-S : Đây là sơ đồ 3 pha 5 dây ( hình E14 124)

• Dây Trung tính và dây nối đất của thiết bị tách biệt nhau. Vỏ các thiết bị được nối đất an toàn
thông qua dây PE đó (Protective earth)

Sơ đồ TN-C : Đây là sơ đồ 3 pha 4 dây ( HÌnh E13 124)

• Dây Trung tính (N) và dây PE là một gọi tắt là dây PEN. Các bộ phận tiếp đất của thiết bị được
đấu với dây này.

Mai Xuân Quang HỆ THỐNG ĐIỆN TRONG CÔNG TRÌNH 15


1. Các đặc tính cơ bản của Lưới điện(tt)

b. Các đặc tính cơ bản của Lưới điện(tt)

Phương pháp tính toán công suất của mạng điện hạ áp(tt)

Các loại cấu hình hệ thống điện trong toà nhà: (tt)

Tiêu chuẩn lựa chọn các sơ đồ TT, TN và IT

Sự lựa chọn không phụ thuộc vào các tiêu chuẩn an toàn. Ba sơ đồ tương đương nhau về mức độ
bảo vệ con người, nếu mọi sự lắp đặt và nguyên tắc hoạt động theo đúng các tiêu chuẩn đã đề ra.
Tiêu chí chọn lựa sơ đồ tốt nhất phụ thuộc các yêu cầu kỹ thuật, tính liên tục cung cấp điện, điều
kiện hoạt động, kiểu mạng và phụ tải.
Hình

(So sánh các sơ đò nối đất)

Mai Xuân Quang HỆ THỐNG ĐIỆN TRONG CÔNG TRÌNH 16


1. Các đặc tính cơ bản của Lưới điện(tt)

b. Các đặc tính cơ bản của Lưới điện(tt)

Phương pháp tính toán công suất của mạng điện hạ áp(tt)

Các loại cấu hình hệ thống điện trong toà nhà: (tt)

Tiêu chuẩn lựa chọn các sơ đồ TT, TN và IT (tt)

(1) Khi sơ đồ nối đất không bị áp đặt bởi các quy định, thì lựa chọn chúng theo đặc tính vận hành (tính liên tục cung cấp
điện là bắt buộc vì lý do an toàn hoặc mong muốn để nâng cao hiệu suất, vv). Dù là sơ đồ nối đất nào, khả năng hư
hỏng cách điện sẽ tăng theo chiều dài của mạng. Nếu phân chia mạng thì dễ dàng xác định vị trí sự cố và có thể
thực hiện các sơ đồ khuyến cáo trên, đối với từng loại ứng dụng.
(2) Nguy cơ phóng hồ điện trên bộ hãn chế xung sét sẽ biến trung tính cách ly thành trung tính nối đất. Điều này hay
xảy ra với vùng có bão sấm sét thường xuyên hoặc hệ thống được tạo bởi đường dây trên không. Nếu sơ đồ IT
được lựa chọn để đảm bảo tính liên tục cấp điện ở mức độ cao hơn, người thiết kế hệ thống phải tính toán chính
xác các điều kiện tác động cho sự cố thứ hai.
(3) Nguy cơ tác động không mong muốn của RCD.
(4) Dù là bất kỳ sơ đồ nối đất nào, giải pháp lý tưởng là cách ly vùng nhiễu loạn, nếu nó dễ dàng xác định.
(5) Nguy cơ sự cố pha - đất ảnh hưởng đến sự đẳng thế.
(6) Cách điện không bền vững nếu có ẩm ướt và bụi.
(7) Sơ đồ TN không nên lựa chọn, vì gây nguy hiểm đến máy phát trong trường hợp sự cố bên trong. Hơn nữa, khi
máy phát cung cấp điện cho các thiết bị an toàn, sơ đồ phải không tác động đối với sự cố thứ nhất.
(8) Dòng rò có thể lớn hơn dòng định mức In vài lần, kéo theo nguy cơ gây tổn hại hoặc làm tăng sự lão hoá các cuộn
dây động cơ hoặc phá huỷ các mạch từ.

Mai Xuân Quang HỆ THỐNG ĐIỆN TRONG CÔNG TRÌNH 17


1. Các đặc tính cơ bản của Lưới điện(tt)

b. Các đặc tính cơ bản của Lưới điện(tt)

Phương pháp tính toán công suất của mạng điện hạ áp(tt)

Các loại cấu hình hệ thống điện trong toà nhà: (tt)

Tiêu chuẩn lựa chọn các sơ đồ TT, TN và IT (tt)

(9) Để kết hợp tính liên tục cung cấp điện và an toàn, đối với bất kỳ sơ đồ nối đất nào, cần tách phụ tải khỏi phần còn
lại của mạng điện (máy biến áp với đấu nối trung tính cục bộ).
(10) Khi chất lượng thiết bị không phải là tiêu chí thiết kế số một, thì điện trở cách điện sẽ nhanh chóng hư hỏng. Sơ đồ
TT với RCD là giải pháp tốt nhất để tránh mọi vấn đề.
(11) Các tải di động thường xuyên gây ra các sự cố (tiếp xúc trượt của các mối nối với vỏ kim loại). Đối với bất kỳ sơ đồ
nối đất nào, nên cung cấp cho các mạch này bằng máy biến áp với đấu nối trung tính cục bộ.
(12) Yêu cầu sử dụng máy biến áp với sơ đồ TN cục bộ để tránh rủi ro và tác động không mong muốn khi có sự cố đầu
tiên (TT) hoặc sự cố đôi (IT). (12 bis) Với sự ngắt đôi trong mạch điều khiển.
(13) Giới hạn quá mức dòng sự cố do tổng trở thứ tự 0 có giá trị lớn (ít nhất 4 đến 5 lần trở kháng thứ tự thuận). Sơ đồ
này cần thay thế bằng cách nối tam giác- sao.
(14) Dòng sự cố lớn làm sơ đồ TN trở nên nguy hiểm. Sơ đồ TN-C bị cấm sử dụng.
(15) Dù bất cứ sơ đồ nối đất nào, RCD phải được chỉnh định Δn ≤ 500 mA.
(16) Hệ thống cung cấp năng lượng với điện áp thấp cần sử dụng sơ đồ TT. Sơ đồ nối đất này có chi phí ít nhất để thay
đổi mạng hiện hữu (không cần cáp, thiết bị bảo vệ không cần sửa đổi).
(17) Có thể không cần nhân viên bảo trì kỹ thuật cao.
(18) Kiểu lắp đặt này yêu cầu phải chú ý đến sự an toàn. Trong sơ đồ TN do thiếu các giải pháp ngăn ngừa, có nghĩa là
luôn cần nhân viên kỹ thuật tay nghề cao để đảm bảo vấn đề an toàn.
(19) Nguy cơ đứt dây dẫn (cung cấp, bảo vệ) có thể gây ra sự mất đẳng thế đối với vỏ kim loại. Sơ đồ TT hoặc sơ đồ
TN-S nên lựa chọn RCD 30 mA. Sơ đồ IT có thể sử dụng trong trường hợp đặc biệt.
(20) Giải pháp này để tránh sự tác động nhầm do dòng rò bất thường.

+ Các loại cấu hình tổng thể dựa trên:

(Đấu nối trung thế vào lưới của công ty điện)

Mai Xuân Quang HỆ THỐNG ĐIỆN TRONG CÔNG TRÌNH 18


1. Các đặc tính cơ bản của Lưới điện(tt)

b. Các đặc tính cơ bản của Lưới điện(tt)

Phương pháp tính toán công suất của mạng điện hạ áp(tt)

+ Các loại cấu hình tổng thể dựa trên: (tt)

(Cấu hình mạch trung thế)

(Ví dụ bố trí tập trung từ điểm đến điểm) (Ví dụ bố trí phân tán với hệ
thống thanh dẫn )

(Ví dụ một cấu hình hỗn hợp 1: Trục đơn, 2: Liên kết nội bộ các tủ đóng cắt, 3: cấp nguồn kép)

Mai Xuân Quang HỆ THỐNG ĐIỆN TRONG CÔNG TRÌNH 19


2. Các thiết bị đóng cắt và bảo vệ

a. Giới thiệu chung về các thiết bị đóng cắt và bảo vệ

Khái niệm:

Như Chương 1 đã trình bày về hệ thống cung cấp điện trong công trình, trên hệ thống đó để đảm
bảo vận hành an toàn cũng như điều khiển hệ thống hoạt động chúng ta dựa vào các thiết bị bảo
vệ, các thiết bị đóng cắt, thiết bị giám sát … được lắp đặt trên toàn tuyến. Các Thiết bị bảo vệ và
vận hành hệ thống điện bao gồm các thiết bị như cầu dao, công tắc,máy cắt ( CB), contactor, khởi
động từ, …. Được gọi chung là khí cụ điện. Do phạm vi bài học nên chúng ta chỉ quan tâm đến hệ
thống điện hạ áp nên chương này sẽ tập trung vào khí cụ điện hạ áp.

( Hình ảnh ACB, MCCB, MCB, Contactor, RCD,…)


Vậy thiết bị đóng cắt là gì theo tiêu chuẩn Việt Nam 6592-1-2009 định nghĩa – Thiết bị đóng cắt là
thiết bị được thiết kế để đóng hoặc cắt dòng điện trong một hoặc nhiều mạch điện. Nó bao gồm
thiết bị đóng cắt cơ khí hoặc bán dẫn.
Chức năng chính của thiết bị đóng cắt dùng để :
• Cách ly an toàn khỏi thành phần mang điện: Cách ly hoặc tách rời mạch điện hay thiết bị ra
khỏi lưới điện còn lại nhằm đảm bảo an toàn cho việc tiến hành sửa chữahay bảo dưỡng
• Bảo vệ điện : bảo vệ con người trong trường hợp hư hỏng cách điện, Bảo vệ hệ thống điện
trong các trường hợp sự cố như quá tải ngắn mạch, bảo vệ các thiết bị đấu nối vào lưới điện
như động cơ, các thiết bị sử dụng điện…
• Đóng cắt tại chỗ hay từ xa : Cho phép điều khiển vận hành hệ thống can thiệp vào hệ thống
mang tải ở bất kỳ thời điểm nào theo các yêu cầu khác nhau.
Sau đây là bảng chức năng của các khí cụ điện :

Chức năng được thực hiện của các thiết bị đóng cắt khác nhau

Mai Xuân Quang HỆ THỐNG ĐIỆN TRONG CÔNG TRÌNH 20


2. Các thiết bị đóng cắt và bảo vệ

a. Giới thiệu chung về các thiết bị đóng cắt và bảo vệ(tt)

Tiêu chuẩn:

Các Tiêu chuẩn hiện hành về các thiết bị đóng cắt:

Tiêu chuẩn áp dụng cho các thiệt bị đóng cắt hạ áp tại việt nam chủ yếu là sử dụng tiêu chuẩn Việt
Nam hoặc Tiêu chuẩn IEC

• Tiêu chuẩn Việt Nam 6592 -2009


• Tiêu chuẩn IEC 60947

Phân loại:

Việc phân loại các khí cụ điện hạ áp sẽ được phân loại theo rất nhiều tiêu chí,dựa trên cấu tạo, vị
trí, yêu cầu… mà chúng ta có thể chia ra làm các loại khí cụ điện hạ áp khác nhau…

• Phân loại theo cấu tạo, kết cấu: 1 cực, 2 cực, 3 cực 4 cực.
• Phân loại theo vị trí lắp đặt
• Phân loại theo tính chất dòng điện
• Phân loại theo phương pháp dập hồ quang

Mai Xuân Quang HỆ THỐNG ĐIỆN TRONG CÔNG TRÌNH 21


2. Các thiết bị đóng cắt và bảo vệ

b. Máy cắt ( Circuit Breaker )

Khái niệm chung:

Máy cắt là một thiết bị đóng ngắt mạch điện ( một pha, ba pha) có công dụng bảo vệ quá tải, ngắn
mạch, sụt áp…và các sự cố trong mạch điện.

Máy cắt có các loại khác nhau như MCB, MCCB, ACB..

Tiêu chuẩn áp dụng cho CB là TCVN 6592-2-2009

Các đặc tính cơ bản của máy cắt:

• Điện áp danh định Udm: Đó là giá trị điện áp mà thiết bị CB được thiết kế để vận hành trong
điều kiện bình thường
• Dòng điện danh định Idm: Đó là giá trị lớn nhất của dòng điện mà CB và các role bảo vệ quá
dòng có thể làm việc
• Dòng cắt ngắn mạch định mức I cu : Là giá trị lớn nhất của dòng ngắn mạch ( dòng giả định)
mà thiết bị có thể ngắt được mà không bị hư hỏng
• Số cực của máy cắt:
• Chủng loải của mày cắt là : MCCB, MCB hay ACB

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động

o Cấu tạo cơ bản của một máy cắt bao gồm các thành phần sau:

• Bộ phận cắt bao gồm các tiếp điểm cố định và di động cũng như buồng dập hồ quang
• Cơ cấu móc bảo vệ sẽ tác động khi phát hiện co dòng bất thường.
• Cơ cấu truyền động cắt của CB

Các cấu phần chính của máy cắt (CB)

Mai Xuân Quang HỆ THỐNG ĐIỆN TRONG CÔNG TRÌNH 22


2. Các thiết bị đóng cắt và bảo vệ (tt)

b. Máy cắt ( Circuit Breaker ) (tt)

Khái niệm chung: (tt)

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động (tt)

o Nguyên lý hoạt động của CB

Nguyên lý hoạt động của CB sẽ bao gồm nguyên lý hoạt động của CB dòng điện cực đại hay CB
điện áp thấp.

Với CB dòng cực đại khi xuất hiện dòng ngắn mạch sẽ chạy qua quận hút và tác động lên cơ cấu
cắt. Với trường hợp quá tải hay dùng thanh lưỡng kim để tác động cắt.

Hình trang 21/103

Với CB điện áp thấp cũng tương tự, khi điện áp giảm xuống mức nào đó sẽ tác động lên cuộn hút
làm tác động lên cơ cấu đóng cắt.

Mai Xuân Quang HỆ THỐNG ĐIỆN TRONG CÔNG TRÌNH 23


2. Các thiết bị đóng cắt và bảo vệ (tt)

b. Máy cắt ( Circuit Breaker ) (tt)

Phân loại va lựa chọn CB

Người ta có thể phân loại CB theo rất nhiều tiêu chí khác nhau như theo số pha của dòng điện qua
CB, Theo cấu tạo, Theo chức năng, thoe thời gian…

Theo cấu tạo hoặc số pha của mạch điện chúng ta có CB 1 pha, 3 pha, 1 cực, 2 cực, 3 cực và 4
cực…có loại MCB, MCCB hoặc ACB.

Theo công dụng có thể chia ra loại Cực đại dòng điện, Điện áp thấp, Dòng điện ngược

Thoe thời gian là loại tác động tức thời hoặc loại tác động không tức thời.

Việc lực chọn CB chúng ta phải chủ ý tơi các yếu tố sau:

• Chế độ làm việc của CB phải là chế độ định mức tức là phải đảm bảo điện áp, tần số và dòng
điện ở ngưỡng giá trị định mức để thiết bị có thể vận hành lâu dài và an toàn
• CB phải ngắt được trị số dòng điện ngắn mạch lớn nhất theo tính toán. Sau khi ngắt dòng điện
ngắn mạch CB đảm bảo vẫn làm việc tốt ở trị số dòng điện định mức.
• Chúng ta phải xác định được chủng loại và cấu tạo của máy cắt 1 pha hay 3 pha, số cực của
CB.
• Chúng ta cũng phải xác định được chủng loại của CB và mục đích sử dụng của CB trong hệ
thống điện với các CB dân dụng người ta chia làm các loại B,C,D với dòng quá độ theo bảng
sau

Dải dòng tác động bảo vệ quá tải và ngắn mạch cho CB hạ thế

Mai Xuân Quang HỆ THỐNG ĐIỆN TRONG CÔNG TRÌNH 24


2. Các thiết bị đóng cắt và bảo vệ (tt)

c. Cầu chì

Khái niệm và yêu cầu

Cầu chì là một loại khí cụ điện dùng để bảo vệ thiết bị và lưới điẹn tránh sự có ngắn mạch, thường
được dùng để bảo vệ cho đường dây dẫn, máy biến áp, động cơ điện, thiết bị điện…

Cầu chì có đặc điểm là đơn giản, kích thước bé, khả năng cắt lớn và giá thành hợp lý nên cũng
được sử dụng rộng rãi…nhưng nhược điểm là khi tác động phải thay thế cầu chì khác.

Ký hiệu cầu chì:

Các đặc tính của cầu chì:

• Cầu chì có đặc tính làm việc ổn định, không tác động khi có dòng khởi động và dòng định mức
lâu dài chạy qua
• Đặc tính A-s của cầu chì phải thấp hơn đường đặc tính của đới tượng bảo vệ
• Khi có sự cố ngắn mạch cầu chì tác động phải có tính chất chọn lọc
• Dẽ dàng thay thế.

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động

Cầu chì bao gồm các thành phần sau:

• Phần tử ngắt mạch: Đây chính là thành phần chính của cầu chì, phần tử này có khả năng cảm
nhận được giá trị hiệu dụng của dòng điện qua nó, thường được cấu tạo bằng đồng , bạc hoặc
các vật liệu có điện trở suất rất bé.
• Thân của cầu chì : Thường bằng các vật liệu sứ, gốm, thuỷ tinh và phải đảm bảo được độ bền
cơ khí và độ bền về điều kiện dẫn nhiệt, chịu được sự thay đổi nhiệt độ đột ngột mà không hư
hỏng.
• Vật liệu lấp đầy là vật liệu bao bọc xung quanh phần tử ngắt mạch trong thân cầu chì thường là
vật liệu silicat ở dạng hạt, nó có khả năng hấp thụ được nhiệt lượng sinh ra do hồ quang nhưng
vẫn phải đảm bảo tính cách điện
• Các đầu nối

Nguyên lý hoạt động của cầu chì là khi có dòng ngắn mạch tạo ra một năng lượng rất lớn dẫn đến
phá huỷ cầu chì và qua đó ngắt mạch điện.

Mai Xuân Quang HỆ THỐNG ĐIỆN TRONG CÔNG TRÌNH 25


2. Các thiết bị đóng cắt và bảo vệ (tt)

c. Cầu chì (tt)

Phân loại và công dụng

Hai loại cầu chì ống hạ thế được sử dụng rộng rãi :

• Loại dân dụng ký hiệu gG


• Loại công nghiệp được ký hiệu gG, gM hoặc aM

Trong đó cầu chì loại g: cầu chì có khả năng ngắt mạch khi có sự cố ngắn mạch hoặc quá tải còn
cầu chì loại a chỉ có khả năng bảo vệ duy nhất trạng thái ngắn mạch trên tải

Trong đó gG được sử dụng cho các mạch thông dụng còn gM và aM sử dụng cho mạch động cơ.

(cầu chì ống và hộp đựng cầu chì ống)

Mai Xuân Quang HỆ THỐNG ĐIỆN TRONG CÔNG TRÌNH 26


2. Các thiết bị đóng cắt và bảo vệ (tt)

d. Thiết bi chống dòng điện rò

Khái niệm

Điện giật xẩy ra khi có dòng điện đi qua người và gây ra những hậu quả sinh học lên cơ thể người.
Dòng điện đi qua người sẽ ảnh hưởng đến cơ bắp thịt, chức năng tuần hoàn và hô hấp và có thể
gây bỏng nặng hoặc tử vong.

Tiêu chuẩn IEC 60479-1 2005 đã quy định tương quan giữa dòng điện, thời gian đến sức khoẻ
con người.

Dòng điện đến 30mA đưa đến tình trạng co thắt, ngạt thở và chết người. Khi thiết bị điện hư hỏng
và rò điện, người sủ dụng tiếp xúc vào sẽ nhận dòng điện đi qua người và xuống đất.

Trong việc tiếp xúc với nguồn điện người ta phân ra làm 2 loại tiếp xúc

• Tiếp xúc trực tiếp là người tiếp xúc với bộ phận dẫn điện trong trạng thái vận hành bình thường
• Tiếp xúc gián tiếp là người tiếp xúc với vỏ kim loại xuất hiện điện áp bất ngờ trong trường hợp
bình thường không có điện ( do hư hỏng cách điện, hay một sự cố nào đó)

( Chạm trực tiếp) ( Chạm gián tiếp)

Vậy thiết bị chống dòng điện rò là thiết bị đóng cắt phát hiện ra dòng điện rò ra các bộ phận kim
loại để bảo vệ con người khi tiếp xúc gián tiếp.

Các tên gọi của thiết bị chống rò như sau

• RCD : Residual Circuit Devides


• RCBO : Residual Circuit Breakers Over
• ELCB: Earth Leakage Circuit Breakers
• RCCB : Residual Current Circuit Breakers

Mai Xuân Quang HỆ THỐNG ĐIỆN TRONG CÔNG TRÌNH 27


2. Các thiết bị đóng cắt và bảo vệ (tt)

d. Thiết bi chống dòng điện rò (tt)

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động

Thiết bị chống dòng điện rò hoạt động trên nguyên lý bảo vệ so lệch, được thực hiện trên cơ sở
cân bằng giữa tổng dòng điện và và tổng dòng điện đi ra trên thiết bị tiêu thụ điện.

Khi thiết bị tiêu thụ điện bị rò điện, một phần của dòng điện sẽ bị rẽ nhánh xuống đất, đó là dòng
điện rò. Role so lệch sẽ tìm ra sự mất cân bằng này và điều khiển cắt mạch điện.

Các thông số của thiết bị rò cần quan tâm

• Điện áp định mức


• Dòng điện định mức
• Dòng rò định mức
• Số cực của thiết bị.

Lưu ý khi lựa chọn thiết bị bảo vệ thiết bị bảo vệ rò phía trên phải có trị số rò lớn hơn ở phía dưới
và thời gian tác động của RCD phía trên cũng phải lớn hơn phía dưới.

Mai Xuân Quang HỆ THỐNG ĐIỆN TRONG CÔNG TRÌNH 28


2. Các thiết bị đóng cắt và bảo vệ (tt)

e. Cầu dao

Khái niệm và công dung

Cầu dao phụ tải là khí cụ điện điều khiển bằng tay, không tự động và thường chỉ có 2 vị trí đòng
mở, nó được sử dụng để đóng cắt mạch điện trong điều kiện vận hành bình thường không có sự
cố.

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động

Cấu tạo của cầu dao khá đơn giản bao gồm lưỡi dao và hệ thống kẹp lưỡi ( tiếp điểm)

Nguyên lý hoạt động khá đơn giản, khi thao tác nhờ lưỡi dao và hệ thống kẹp mạch điện được
đóng ngắt. Khi đóng ngắt mạch điện thường xẩy ra hồ quang tại đầu lưỡi dao và tiếp điểm nên yêu
cầu người thao tác phải thực hiện một cách dứt khoát

Cầu dao cũng được phân loại dựa theo các yếu tố sau;
Theo số cực : 1 cực, 2 cực, 3 cực hoặc 4 cực
• Theo chức năng vận hành : cấp điện một mạch hoặc đảo chiều
• Theo vật liệu cách điện : loại sứ, nhựa,
• Theo điều kiện bảo vệ : Loại có nắp hay không có nắp.
Các thông số của cầu dao:
• Điệp áp định mức
• Dòng điện định mức
• Số lần thao tác
Thường cầu dao hay được lắp cùng với cầu chì bảo vệ trong các mạch đơn giản.

Mai Xuân Quang HỆ THỐNG ĐIỆN TRONG CÔNG TRÌNH 29


2. Các thiết bị đóng cắt và bảo vệ (tt)

f. Công tắc

Khái niệm và công dụng

Công tắc là khí cụ điện dùng để đóng cắt mạch điện công suất nhỏ, Công tắc thường dùng trong
dân dụng.

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động

Cấu tạo công tắc là hệ tiếp điểm đóng mở được gắn trên đế nhựa có lò xo.
Công tắc được phân loại theo số cực, số mạch và theo công năng.
Các thông số định mức của công tắc là Điện áp định mức và Dòng điện định mức.
Ngoài ra còn có một loại khí cụ điện dân dụng như nút nhấn, phích cắm và ổ cắm điện..

Mai Xuân Quang HỆ THỐNG ĐIỆN TRONG CÔNG TRÌNH 30


2. Các thiết bị đóng cắt và bảo vệ (tt)

h. Contactor

Khái niệm và công dụng

Contactor là một loại khí cụ điện dùng để đóng ngắt các tiếp điểm, tạo liên lạc trong mạch điện
bằng nút nhấn. Mục đích sử dụng của contactor chủ yếu trong việc điều khiển machj điện từ xa với
dải công suất từ bé tới lớn.

Việc phân loại contactor tuỳ theo các đặc điểm về nguyên lý hoạt động, dòng điện và số cực…
Ký hiệu:

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động

Cấu tạo của contactor bao gồm các thành phần:

• Nam châm điện


• Hệ thống dập hồ quang
• Hệ thống tiếp điểm

Nguyên lý hoạt động của Contactor khi có tín hiệu đóng cấp điện vào quận hút, quận hút sẽ tác
động đóng hệ tiếp điểm để đóng mạch điện

Mai Xuân Quang HỆ THỐNG ĐIỆN TRONG CÔNG TRÌNH 31


2. Các thiết bị đóng cắt và bảo vệ (tt)

h. Contactor (tt)

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động (tt)

Các thông số cơ bản cảu Contactor

• Điện áp định mức


• Dòng điện định mức
• Khả năng đóng cắt
• Tuổi thọ
• Tần số thao tác

Trong việc sử dụng Contactor người ta chia ra theo các điều kiện sử dụng và mục tiêu sử dụng.
Thông thường có 2 dạng chế độ AC và DC

Chế độ AC1, AC2, AC3,AC4

Chế độ AC1:

Dùng cho các thiết bị và khí cụ điện xoay chiều có hệ số công suất cos(..) lớn hơn 0.95 : chủ yếu
là các điện trở sưởi

Chế độ AC2,AC4:

Dùng cho các thiết bị mà động cưo dùng dòng ngược để hãm, hay có phụ tải làm việc gián đoạn
sử dụng động cơ không đồng bộ rotor dây quấn hay lồng sóc. Thường sử dụng trong các lĩnh vực
nâng hạ, thiết bị in, công nghiệp luyện kim

Chế độ AC3:

Dùng cho động cơ không đồng bộ rotor lồng sóc. Thường được sử dụng trong động cơ thang
máy, điều hoà nhiệt độ, máy nén.

Mai Xuân Quang HỆ THỐNG ĐIỆN TRONG CÔNG TRÌNH 32


2. Các thiết bị đóng cắt và bảo vệ (tt)

h. Contactor (tt)

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động (tt)

Chế độ DC1, DC2,DC3,DC4,DC5

Chế độ DC1:

Dùng cho các thiết bị điện hay khí cụ điện sử dụng nguồn một chiều mà hằng số thời gian nhỏ hơn
1ms.

Chế độ DC2:

Dùng cho các động cơ một chiều kích từ song song, hằng số thời gian khoảng 7.5 ms.

Chế độ DC3:

Dùng cho các động cơ một chiều dùng khởi động, phanh nhấp nhả hay phanh ngược. Hằng số
thời gian nhỏ hơn 2 ms.

Chế độ DC4:

Dùng cho động cơ một chiều kích từ nối tiếp. Hằng số thời gian 10 ms

Chế độ DC5:

Dử dụng để khởi động, hãm ngược, đảo chiều quay của động cơ một chiều kích từ nối tiếp. Hằng
số thời gian nhỏ hơn hay bằng 7,5 ms.
Contactor kết hợp với Role nhiệt người ta gọi là khởi động từ và thường được sử dụng trong các
mạch đóng cắt động cơ.

Mai Xuân Quang HỆ THỐNG ĐIỆN TRONG CÔNG TRÌNH 33


3. Các hệ thống phân phối và truyền dẫn

a. Tủ phân phối

Tủ phân phối là nơi nguồn cung cấp đi vào và được chia ra thành các mạch nhánh, mỗi mạch
được bảo vệ và điều khiển bằng các khí cụ điện hạ áp tuỳ theo chức năng của từng mạch. Tủ
phân phối bao gồm tủ hạ áp chính là thành phần quan trọng đối với độ tin cậy của một hệ thống
điện. Chúng phải hoàn toàn tuân thủ các tiêu chuẩn thiết kế và kết cấu của thiết bị chuyển mạch
hạ áp.

Tủ điện tuân thủ theo tiêu chuẩn IEC 60439-1 hoặc theo TCVN 7994-1

Tủ điện bao gồm các thành phần cơ bản như sau:

• Vỏ tủ: Có chức năng bào vệ khả năng chạm điện trực tiếp vè gián tiếp đồng thời bảo vệ các
thiết bị chuyển mạch, đồng hồ, rơ le …chống lại những tác động cơ học, rung và các tác động
ngoại lai ..có thể gây ảnh hưởng tới hoạt động của hệ thống
• Các cấu kiện điện, cơ bên trong như các MCCB,MCB, đồng hồ, các hệ thống thanh dẫn..

Các loại tủ phân phối:

Các tủ phân phối sẽ được phân loại dựa trên yêu cầu phụ tải và nguyên tắc thiết kế:

• Tủ phân phối hạ áp chính ( LVMSB/MSB )


• Tủ phân phối phụ (SDB/DB)
• Tủ phân phối cuối ( Tủ phòng)
• Các tủ điều khiển động cơ (MCC )

Một số Hình ảnh các chủng loại tủ :

Cấu trúc tủ phân phối được phân chia theo 2 dạng:

• Tủ phân phồi truyền thống là loại tủ các thiết bị đóng ngắt và cầu chì,vv được gắn trên một
khung nằm phía sau vỏ tủ, các thiết bị điều khiển và hiển thị ( đồng hồ, nút nhấn, đèn …) sẽ
được gắn ở mặt trước tủ
• Tủ phân phối chức năng là loại tủ được dùng cho các ứng dụng đặc thù, dựa trên thiết kế và
module.

Các tủ phân phối truyền thống thường được sử dụng cho các tủ phân phối phụ, tủ phân phối đầu
cuối hay các tủ điều khiển động cơ đơn giản. Còn các dự án lớn người ta thường sử dụng tủ phân
phối chức năng, được làm từ các module chức năng như các thiết bị chuyển mạch và phụ kiện
được tiêu chuẩn hoá để lắp và kết nối, đảm bảo độ tin cậy cao với các ưu điểm sau:
• Hệ thống module có thể tích hợp nhiều chức năng trong cùng một tủ
• Dễ dàng vận hành, bảo dường và nâng cấp
• Thiết kế nhanh chóng
• Chỉ số an toàn cao

Dựa theo tiêu chuẩn IEC60439-1 / TCVN7994-1 phân biệt 2 loại lắp ráp là loại TTA (type-tested
assemblies) và loại PTTA (Partialy type-tested assemblies)

Mai Xuân Quang HỆ THỐNG ĐIỆN TRONG CÔNG TRÌNH 34


3. Các hệ thống phân phối và truyền dẫn (tt)

a. Tủ phân phối (tt)

Và có quy định một số định dạng tiêu biểu của tủ điện dựa trên cấu trúc các khoang chức năng
được phân chia làm 4 dạng ( Form) trong đó có phia chia loại a,b

Dạng 1: Không ngăn các

Dạng 2: Ngăn cách thanh cái và các bộ phận chức năng

Dạng 3: Ngăn cách thanh cái và các bộ phận chức năng và ngăn cách tất cả các bộ phận chức
năng với nhau ngoại trừ đầu ra của chúng

Dạng 4: Ngăn cách giống như dạng 3 nhưng thêm cả đầu ra các bộ phận chức năng

Mai Xuân Quang HỆ THỐNG ĐIỆN TRONG CÔNG TRÌNH 35


3. Các hệ thống phân phối và truyền dẫn (tt)

b. Hào cáp, Thang máng cáp và ống đi dây

Một bộ phận quan trọng trong hệ thống truyền dẫn và hệ thống thang máng cáp và ống đi dây. Hệ thống
này nâng đỡ bảo vệ các tuyến dây và cáp để kết nối từ tủ điện đến tủ điện, từ tủ điện đến các thiết bị đầu
cuối, các ổ cắm, công tắc….

Chúng ta sẽ đi vào định nghĩa của từng loại;

• Hào cáp – Cable trench: là rãnh xây hoặc đúc bê tông dẫn cáp điện từ trong nhà ra ngoài trời bên trên
có năps đậ bê tông hoặc thép.

• Máng cáp – Cable Tray: là phương tiện để đựng cáp dưới dạng từng đoạn khay có đục lỗ, kích thước
phụ thuộc vào thiết kế phù hợp với số lượng cáp đặt trong khay và thường được chế tạo tiwf thép chịu
uốn, mạ kẽm nóng hoặc sơn chống gỉ, chiều dài tiêu chuẩn của các nhà sản xuất là khoảnh 2.4m và
được treo bằng quang treo và cố định bằng giá đỡ. Chiều rộng phổ biến từ 150mm đến 400mm và
được dùng cho các tủ SDB đến DB

• Thang cáp – Cable ladder: là phương tiện để đựng cáp dưới dạng từng đoạn thang dài có chiều rộng
phù hợp với số lượng cáp thiết kế đặt trong thang chiều dài thuận tiện cho việc lắp đặt. Thang cáp được
chế tạo từ thép chịu uốn, mạ kẽm nóng hoặc sơn chống gỉ, các thang cáp được kết nối thành tuyến dài
và được treo bằng giá đỡ. Thang cáp thường được sử dụng cho các tuyến cáp chính từ LVMSB đến
các SDB và MCC.
• Hộp cáp ( Trunking ) là phương tiện đựng dây và cáp điện hình hộp dài có nắm đậy có tiết diện hình
vuông hay hình chữ nhật. Trunking được chế tạo bằng thép chịu uốn, được mạ kẽm hoặc sơn và bằng
các vật liệu khác có sức bền cơ học cao. Kích thước của Trungkinh phổ biến từ 50mm đến 200. Chiều
dài tiêu chuẩn là 2,4 m và thường dùng từ các tủ DB ra thiết bị đàu cuối, hoặc kết nối giữa các tủ.
• Ống luồn dây điện ( Conduit) Là ống chuyên dụng bằng thép hay các vật liệu có độ bền cơ học cao để
dùng để luồn dây điện và cáp đi bên trong. Ống conduit được dùng từ tủ đến các thiết bị đầu cuối hoặc
kết nối giữa các hệ thống điện trong nhà ra ngoài nhà. Các kích thướng phổ biến của ống trong nhà là
20mm,25mm, 32mm, 40mm, 50mm, 63mm ngoài ra các ống lớn hơn dùng cho ngoài nhà.

14-Dec-18 Mai Xuân Quang 36


3. Các hệ thống phân phối và truyền dẫn (tt)

c. Dây, Cáp điện và Hệ thống thanh dẫn

Hệ thống phân phối điện ngoài tủ điện, thang máng cáp thì một bộ phận rất quan trọng để chuyển
tải điện là dây, cáp điện. Mục này chúng ta sẽ nghiên cứu các loại dây cáp điện, thanh dẫn.

Dây và Cáp điện:

Dây dẫn bao gồm một lõi kim loại và có ( hay không có) một vỏ cách điện, Cáp là một hay nhiều
dây điện được bọc trong nhiều lớp cách điện hơn. Tiêu chuẩn chi tiết về dây cáp điện là tiêu chuẩn
TCVN 5935-1:2013 hoặc IEC 60502-1:2009.

Cách phân biệt và nhận biết cáp, dây dẫn:

Dây và cáp điện được nhận biệt theo các nguyên tắc sau:

Dây tiêp địa (PE-PEN) luôn có mầu Vàng Xanh lá cây/ Xanh lá cây
Dây pha thường được dùng màu Đỏ/Vàng/ Xanh lam
Dây trung tính thường mầu đen

Các kích cỡ tiết diện dây, cáp thông dụng như sau: 1.5 mm2, 2.5 mm2, 4mm2, 6mm2, 10mm2,
16mm2, 25mm2, 35 mm2, 50 mm2, 70 mm2, 95 mm2, 120 mm2, 150 mm2, ..240mm2, 300
mm2….Ngoài ra với chuẩn Mỹ còn có ký hiệu AWG
Các loại dây và cáp thông dụng trên thị trường:

Dây điện lõi đồng bọc cách điện PVC ký hiệu là Cu/PVC có cấu tạo lõi đồng 1 sợi, hay 7 sợi dùng
cho các mạch điện đầu cuối với các mầu đỏ, vàng, xanh lam, đen và vàng xanh. Các thông số
thông dụng là 1.5 mm2, 2.5 mm2, 4 mm2, 6mm2

Cáp điện 1 sợi hoặc nhiều sợi lõi đồng hoặc nhôm, bọc 2 lóp cách điện pvc hay XLPE ký hiệu như
sau : Cu/PVC/PVC; Cu/XLPE/PVC

Ví dụ 1c x35 sqmm Cu/XLPE/PVC được hiểu là cáp đồng 1 sợi tiết diện 35 mm2 bọc 2 lớp cách
điện XLPE và PVC. Thường cáp có mầu đen, nếu cáp nhiều sợi thì các sợi bên trong sẽ có mầu
để phân biệt pha.

Mai Xuân Quang HỆ THỐNG ĐIỆN TRONG CÔNG TRÌNH 37


3. Các hệ thống phân phối và truyền dẫn (tt)

c. Dây, Cáp điện và Hệ thống thanh dẫn (tt)

Cách phân biệt và nhận biết cáp, dây dẫn (tt):

Cáp điện 1 sợ hay nhiều sợi chống cháy lõi đồng bọc 2 lớp cách điện FR và PVC được ký hiệu
như sau: Cu/FR/PVC. Cáp này dùng cho các phụ tải có yêu cầu chống cháy được sự dụng cho
các hệ thống liên quan đến phòng cháy và chữa cháy như bơm chữa cháy, quạt tăng áp, thang
máy chữa cháy…Thường cáp chống cháy có mầu da cam

Cáp điện có bọc thép đây là cáp 1 sợi hoặc nhiều sợi có bọc thép ở ngoài để đảm bảo kết cấu bền
vũng và chống các tác động cơ học. Cáp này thường được sử dụng ngoài nhà và trôn trực tiếp
trong đất. Cáp này ký hiệu là Cu/ PVC/XLPW/SWA.

Mai Xuân Quang HỆ THỐNG ĐIỆN TRONG CÔNG TRÌNH 38


3. Các hệ thống phân phối và truyền dẫn (tt)

c. Dây, Cáp điện và Hệ thống thanh dẫn (tt)

Các phương pháp thi công lắp đặt dây cáp.

Các lắp đặt dây điện : Ngày nay dây điện thường được đi ngầm trong ống dẫn điện pvc hoặc kim
loại. Ống được lắp nổi hoặc chôn ngầm trong tường hoặc bê tông. Việc tính toán của kỹ sư trong
biện pháp lắt đặt chủ yếu xác định số dây điện đi trong ống làm sao có thể thi công được. Số
lượng dây tối đa đi trong các ống đã được quy định rất rõ trong tiêu chuẩn là tổng tiết tiện dây dẫn
không vượt quá 35% so với tiết diện ống, ở một số hướng dẫn lắp đặt nước ngoài có ghi cụ thể.

Cáp được lắp đặt theo nhiều phương pháp khác nhau và được quy định rõ trong tiêu chuẩn, có thể
lắp nổi trên thang cáp, trên khay cáp, trong ống …chôn ngầm và trong các môi trường khác nhau.

Trong tiêu chuẩn Việt nam cũng như trong Chuyển IEC việc lắp đặt cáp được chia thành các kiểu
phương pháp khác nhau và được ký hiệu như sau A1,A2, B1, B2, C, E, F, G, D.

Sau đây là bảng các phương pháp đi dây

Mai Xuân Quang HỆ THỐNG ĐIỆN TRONG CÔNG TRÌNH 39


3. Các hệ thống phân phối và truyền dẫn (tt)

c. Dây, Cáp điện và Hệ thống thanh dẫn (tt)

Các phương pháp thi công lắp đặt dây cáp (tt).

Các hình thức lắp đặt cáp trên thang máng cáp có thể lắp sát cạnh nhau hoặc cũng có thể được
sắp theo hình tam giác, các phương pháp lắp đặt khác nhau sẽ dẫn đến việc tính toán cáp khác
nhau.

Mai Xuân Quang HỆ THỐNG ĐIỆN TRONG CÔNG TRÌNH 40


3. Các hệ thống phân phối và truyền dẫn (tt)

c. Dây, Cáp điện và Hệ thống thanh dẫn (tt)

Phương pháp tính chọn cáp và các thiết bị bảo vệ

Việc tính toán lựa chọn cáp là công việc rất quan trọng để đảm bảo hệ thống vận hành an toàn và
hiệu quả. Trong việc tính toán chọn cáp các kỹ sư phải nắm được rất chắc để có thể thiết kế hoặc
tính kiểm khi cần thiết. Việc tính toán này sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố để đưa ra được một
thông số chính xác. Nó phụ thuộc vào các yếu tố về phương pháp lắp đạt như đã trình bày ở trên,
phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường, phụ thuộc vào chủng loại dây cáp điện…Chúng ta sẽ nghiên
cứu từng yếu tố một. Về cơ bản việc tính chọn các phần tử của mạch điện sẽ phải thoả mãn các
điều kiện vận hành bình thường và khi có sự cố.

Có nghĩa là:

• Có khả năng mang tải lớn nhất và chịu được qúa tải bình thường trong thời gian ngắn.
• Không gây giảm áp mạnh trong trường hợp khởi động động cơ.
• Bảo vệ cáp và thanh cái ở mọi cấp khỏi quá dòng, bao gồm cả dòng ngắn mạch.

Sau đây là sơ đồ khối tính chọn các phần tử của mạch điện:

Mai Xuân Quang HỆ THỐNG ĐIỆN TRONG CÔNG TRÌNH 41


3. Các hệ thống phân phối và truyền dẫn (tt)

c. Dây, Cáp điện và Hệ thống thanh dẫn (tt)

Phương pháp tính chọn cáp và các thiết bị bảo vệ (tt)

Việc tính toán chọn cáp sẽ phải tính toán 2 yếu tố quan trọng là
• Giá trị dòng điện lớn nhất
• Sụt áp cho phép

Vậy dòng làm việc lớn nhất của mạch điện Iz là giá trị dòng điện lớn nhất mà dây dẫn có thể tải
được không hạn định mà không giảm tuổi thọ làm việc. Việc xác định tiết diện của dây phụ thuộc
vào các yếu tố sau:

• Kết cấu của cáp và đường dẫn cáp ( Cáp Cu hay Al, cách điện pvc hay pvc/xlpe, FR… số sợi
cáp, cáp đơn hay cáp nhiều lõi)
• Nhiệt độ môi trường
• Phương pháp lắp đặt
• Ảnh hưởng của các mạch điện liền kề nhau

Đây là các bảng quy định các phương pháp lắp đặt cáp theo IEC 60364-5-52 tương ứng với các
loại cáp và dây

Mai Xuân Quang HỆ THỐNG ĐIỆN TRONG CÔNG TRÌNH 42


3. Các hệ thống phân phối và truyền dẫn (tt)

c. Dây, Cáp điện và Hệ thống thanh dẫn (tt)

Phương pháp tính chọn cáp và các thiết bị bảo vệ (tt)

Trong bảng dưới đây là các mã số để mô tả các phương pháp lắp đặt khác nhau theo IEC 60364-
5-52

Mai Xuân Quang HỆ THỐNG ĐIỆN TRONG CÔNG TRÌNH 43


3. Các hệ thống phân phối và truyền dẫn (tt)

c. Dây, Cáp điện và Hệ thống thanh dẫn (tt)

Phương pháp tính chọn cáp và các thiết bị bảo vệ (tt)

Việc tính chọn cáp có thể được thực hiện như sau: Từ công suất của thiết bị hay tủ điện ( Việc xác
định công suât này đã được nêu ra ở chương 1) chúng ta xác định được dòng định mức. Từ các
biện pháp lắp đặt chúng ta có thể “sơ bộ” chọn được kích cỡ cáp tương ứng và tra được dòng
chịu được lớn nhất của chủng loại cáp đó. Nhưng để xác định dòng làm việc thực tế của cáp
chúng ta còn phải tính đến các yếu tố ảnh hưởng qua các hệ số hiệu chỉnh.

Mai Xuân Quang HỆ THỐNG ĐIỆN TRONG CÔNG TRÌNH 44


3. Các hệ thống phân phối và truyền dẫn (tt)

c. Dây, Cáp điện và Hệ thống thanh dẫn (tt)

Phương pháp tính chọn cáp và các thiết bị bảo vệ (tt)

Mai Xuân Quang HỆ THỐNG ĐIỆN TRONG CÔNG TRÌNH 45


3. Các hệ thống phân phối và truyền dẫn (tt)

c. Dây, Cáp điện và Hệ thống thanh dẫn (tt)

Phương pháp tính chọn cáp và các thiết bị bảo vệ (tt)

Mai Xuân Quang HỆ THỐNG ĐIỆN TRONG CÔNG TRÌNH 46


3. Các hệ thống phân phối và truyền dẫn (tt)

c. Dây, Cáp điện và Hệ thống thanh dẫn (tt)

Phương pháp tính chọn cáp và các thiết bị bảo vệ (tt)

I tinh toán tt = I đmc*(k1.k2.k3..)

Hệ số hiệu chỉnh nhiệt độ.

Khả năng chịu đựng dòng điện lớn nhất phụ thuộc vào nhiệt độ chịu đựng của vỏ cách điện. Với
các cách điện khác nhau tiêu chuẩn có quy định nhiệt độ khác nhau:

Trong tính toán chúng ta dựa vào điều kiện môi trường tiêu chuẩn ở 30 độ C. Khi các môi trường
làm việc khác nhau chúng ta sử dụng kệ số điều chỉnh dưới đây trong trường hợp không khí và
đất.

Mai Xuân Quang HỆ THỐNG ĐIỆN TRONG CÔNG TRÌNH 47


3. Các hệ thống phân phối và truyền dẫn (tt)

c. Dây, Cáp điện và Hệ thống thanh dẫn (tt)

Phương pháp tính chọn cáp và các thiết bị bảo vệ (tt)

Ngoài ra còn có một yếu tố nữa ảnh hưởng đến dòng điện thực tế trong cáp và dây dẫn đó là việc
số nhóm cáp và dây dẫn cùng chạy song song với nhau trên cùng một hệ giá đỡ:

Mai Xuân Quang HỆ THỐNG ĐIỆN TRONG CÔNG TRÌNH 48


3. Các hệ thống phân phối và truyền dẫn (tt)

c. Dây, Cáp điện và Hệ thống thanh dẫn (tt)

Phương pháp tính chọn cáp và các thiết bị bảo vệ (tt)

Hoặc hệ số hiệu chỉnh do phương pháp sắp cáp trên giá đỡ cáp

Mai Xuân Quang HỆ THỐNG ĐIỆN TRONG CÔNG TRÌNH 49


3. Các hệ thống phân phối và truyền dẫn (tt)

c. Dây, Cáp điện và Hệ thống thanh dẫn (tt)

Phương pháp tính chọn cáp và các thiết bị bảo vệ (tt)

Hoặc hệ số hiệu chỉnh do phương pháp sắp cáp trên giá đỡ cáp

Tính sụt áp cho hệ thống dây cáp:

Trong hệ thống cung cấp điện, tổng trở của đường dây dẫn tuy nhỏ nhưng cũng không thể bỏ qua
được, nó gây tổn thất năng lượng trên đường dây và khi dây mang tải nó luôn tồn tại sự sụt áp
giữa đầu và cuối đường dây. ở chế độ vận hành của tải ( động cơ, chiếu sáng…) sẽ phụ thuộc rất
lớn vào điện áp đầu vào của thiết bị và chúng đòi hỏi gía trị điện áp gần với giá trị định mức. Do
vậy phải chọn kích cỡ dây cáp sao cho khi mang tải lớn nhất, điện áp điểm cuối phải nằm trong
phạm vi cho phép.

Bảng dưới đây là công thức tính cho sụt áp trên 1 km đường dây trong đó

Ib là Dòng làm việc lớn nhất (A)

L : Chiều dài dây dẫn (Km)

R là điện trở của dây dẫn

Dây Đồng R= 22.5/S


Dây nhôm R= 36/S

Mai Xuân Quang HỆ THỐNG ĐIỆN TRONG CÔNG TRÌNH 50


3. Các hệ thống phân phối và truyền dẫn (tt)

c. Dây, Cáp điện và Hệ thống thanh dẫn (tt)

Phương pháp tính chọn cáp và các thiết bị bảo vệ (tt)

Thông thường các kỹ sư sẽ sử dụng bảng tính đơn giản để tra ra sụt áp. Dưới đây là bảng tính
đơn giản. Tra bảng G28 chúng ta có sụt áp trên cho 1 A và 1Km vậy độ sụt áp

Sut Áp U= Giá trị sụt áp cơ bản ( Delta U) X dòng làm việc ( I) và X độ dài dây dẫn (L)

Tính toán ngắn mạch, chọn lựa máy cắt.

Việc xác định dòng ngắn mạch 3 pha đối xứng (Isc) tại các điểm khác nhau của mạng là việc rất
cần thiết trong quá trình thiết kế mạng nhằm để chọn lựa thiết bị đóng cắt ( Theo dòng cự cố).

Ngày nay việc tính toán chủ yếu dựa vào phần mềm thiết kế nhưng trong phạm vi chương này
chúng ta sẽ nghiên cứu tính toán sơ bộ.

Tính toán dòng ngắn mạch tại thanh cái hạ áp của máy biến áp phân phối. ( G24 mục 4.1)

Trường hợp 1 máy biến áp:

Isc = In x 100 / Usc trong đó In = S x 1000/ (U20 X (√3)

P : Công suất định mức của máy biến áp (KVA)

U20 ; Điện áp dây thứ cấp khi không tải (V)

In : Dòng định mức (A)

Isc : Dòng ngắng mạch tính toán (A)

Usc : Điện áp ngắn mạch của máy biến áp (%)

Mai Xuân Quang HỆ THỐNG ĐIỆN TRONG CÔNG TRÌNH 51


3. Các hệ thống phân phối và truyền dẫn (tt)

c. Dây, Cáp điện và Hệ thống thanh dẫn (tt)

Phương pháp tính chọn cáp và các thiết bị bảo vệ (tt)

Dưới đây là bảng tra thông số của Usc theo công suất định mức của máy biến áp.

Trường hợp nhiều máy biến áp thì dòng ngắn mạch sẽ là tổng của các dòng ngắn mạch thành
phần.

Dòng ngắm mạch 3 pha của 1 điểm bất kỳ cảu lưới hạ thế:

Dòng 3 pha được tính bởi công thức :

Isc = U20 /( √3) Zt

U20 là điện áp thứ cấp khi không tải

Zt : Tổng trở trên mỗi pha tính đến điểm ngắn mạch.

Mai Xuân Quang HỆ THỐNG ĐIỆN TRONG CÔNG TRÌNH 52


3. Các hệ thống phân phối và truyền dẫn (tt)

c. Dây, Cáp điện và Hệ thống thanh dẫn (tt)

Phương pháp tính chọn cáp và các thiết bị bảo vệ (tt)

Xác định tổng trở

1. Tổng trở của hệ thống sơ cấp của máy biến áp : Công suất ngắn mạch 3 pha Psc ( KVA, MVA)
sẽ được ngành điện cung cấp và có thể xác định tương đương trong bảng sau:

2. Máy biến áp : Tổng trở của máy biến áp nhìn từ thanh cái thứ cấp sẽ được xác định theo công
thức

Ztr = U20 2 x Usc/ ( Pn x 100)

Trong đó:

U20 : Điện áp thứ cấp khi không tải (V)

Usc : Điện áp ngắn mạch của MBA (%)

Pn : Công suất định mức cảu máy biến áp (KVA)

Mai Xuân Quang HỆ THỐNG ĐIỆN TRONG CÔNG TRÌNH 53


3. Các hệ thống phân phối và truyền dẫn (tt)

c. Dây, Cáp điện và Hệ thống thanh dẫn (tt)

Phương pháp tính chọn cáp và các thiết bị bảo vệ (tt)

3. Máy cắt : Trong lưới hạ thế tổng trở của các CB phía trước vị trí sự cố cần được tính tới. giá trị
ước tính là 0.15 mÔM
4. Thanh cái : Tổng trở ước tính 0.15 mÔm trên 1 mét chiều dài.
5. Dây dẫn: Trở kháng của dây dẫn được tính theo công thức : R= rô. L/S

Dưới đây là bảng tóm tắt để tính tổng trở một mạch động cơ

Bảng ví dụ tích toán dòng ngắn mạch của lưới

Mai Xuân Quang HỆ THỐNG ĐIỆN TRONG CÔNG TRÌNH 54

You might also like