You are on page 1of 12

Khoa Chương trình Đào tạo đặc biệt

Lớp Dân sự - Thương mại – Quốc tế 44E

BÀI TẬP SỐ 2
Bộ môn: Đại cương văn hóa

Giảng viên: TS. Lê Thị Hồng Vân

Nhóm: 06

Thành viên:
1 Mai Trần Thanh Thanh 1953801011254
2 Lê Đăng Bảo Ngọc 1953801015146
3 Phan Ngọc Khánh Nam 1953801011150
4 Trần Lê Minh Thư 1953801014221
5 Trịnh Thiên Trang 1953801015237
6 Nguyễn Hoàng Oanh 1953801011207
7 Nguyễn Đức Hoàng 1953801011087

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 13 tháng 05 năm 2020


Bài làm:
“Cuộc chiến” phòng chống dịch COVID – 19 vẫn đang diễn ra căng thẳng
trên toàn thế giới nói chung và đối với nước Việt Nam ta cũng không là ngoại lệ.
Dịch bệnh không của riêng ai, vì vậy để đẩy lùi dịch bệnh, trách nhiệm không chỉ
ở chính quyền, ngành y tế mà còn ở văn hóa ứng xử của mọi người. Ứng xử văn
hóa, văn minh, hòa nhã, thân thiện là nét đẹp vốn có của người Việt Nam và cần
phát huy, nhất là trong hoàn cảnh khó khăn hư thế này. Nhưng đâu đó vẫn còn
những mặt tiêu cực cần được chỉ ra, làm rõ, phân tích và khắc phụ để không chỉ
riêng Việt Nam ta mà còn đối với thế giới nhanh chóng đẩy lùi dịch bệnh, nhanh
chóng trở lại với guồng quay cuộc sống bình thường. Sau đây, trong bối cảnh cả
thế giới và đất nước đang gồng mình chống dịch, nhóm em sẽ tiến hành nhận diện
các hành vi ứng xử văn hóa ở mặt tiêu cực, biểu hiện từ cả hai phía: người dân và
nhà nước; phân loại các hành vi văn hóa tiêu cực từ đó tìm hiểu nguyên nhân, chỉ
ra hậu quả và đề xuất các giải pháp ngăn chặn/ chấm dứt các hành vi tiêu cực đó.
Theo GS.TS Đỗ Long: “Văn hóa ứng xử là hệ thống thái độ và hành vi được
xác định để xử lý các mối quan hệ giữa người với người trên các căn cứ pháp lý
và đạo lý nhằm thúc đẩy nhanh sự phát triển của cộng đồng xã hội.” Do đó, ta có
thể hiểu được rằng nhận diện hành vi từ phía người dân và nhà nước là bước đi
đầu tiên trong “cuộc chiến” này. Về phía người dân, chúng ta có thể nhận ra trong
đại dịch COVID - 19 vừa rồi, lực lượng công an, các y bác sĩ luôn là người trực
tiếp chiến đấu, đương đầu với con virus quái ác này. Nhưng bên cạnh đó, yếu tố
quyết định sống còn của quốc gia phụ thuộc rất lớn vào ý thức của người dân bởi
vì chỉ cần một hành động vô tình hoặc hoặc cố tính phớt lờ cảnh báo của cơ quan
chức năng cũng có thể dẫn đến hậu quả khó lường, gây hệ luỵ đến biết bao con
người. Kể từ khi dịch bệnh hoành hành, ta mới thấy ý thức của người dân bộc lộ
rõ nét, suy nghĩ nghĩ cho mình thôi mặc kệ những người xung quanh đã cho thấy
sự ích kỷ trong nhận thức, không có tính cộng đồng và dùng dịch bệnh này để
thương mại hoá, bán phá giá vật dụng y tế tiêu biểu là khẩu trang y tế. Họ vì cái
lợi nhuận trước mắt mà đánh rơi đồng bào của họ, nghĩ về sự sống còn của họ mà
đi vơ vét hết lương thực, thực phẩm một số lượng có thể dùng cho cả năm và
những điều đó thể hiện một thái độ vô văn hoá và ngấm sâu trong tiềm thức của
họ. Trong ba tuần cách ly xã hội được Thủ tướng chính phủ yêu cầu, cơ quan
chức năng đã phát hiện nhiều trường hợp và đã xử lý hành chính những trường
hợp tụ tập ăn nhậu, ca hát, sử dụng chất kích thích, phớt lờ những quy định trong
chỉ thị của Chính phủ. Hành động này cho ta thấy sự thiếu ý thức, ích kỷ vì chỉ
nghĩ đến cuộc vui và sự sung sướng trước mắt của mình mặc dù ngoài kia, các y
bác sĩ, các chiến sĩ công an, quân đội đang gồng mình đấu tranh để mang lại cuộc
sống bình thường cho chúng ta nhưng mà họ vẫn quan tâm cuộc vui trước mắt và
không nghĩ tới hậu quả nếu lỡ một người trong số họ đã nhiễm virus thì con số
lây nhiễm sẽ tăng theo cấp số nhân và những cố gắng và sự hy sinh của lực lượng
tham gia chống dịch bệnh và đại đa số người dân cũng đang chung tay sẽ đổ sông,
đổ biển. Đó là những hành động bên ngoài xã hội còn trong khu cách ly, nơi cách
ly để theo dõi và điều trị cho đồng bào từ nước ngoài trở về để tránh dịch. Bên
cạnh những người về nước biết trân trọng sự cống hiến của lực lượng y tế và lực
lượng vũ trang, một vài hành động thiếu ý thức đã chê bai cơ sở vật chất, thái độ
phục vụ mà không biết ơn sự hy sinh của những người này. Điều đó thể hiện một
hành vi ứng xử thiếu văn hoá, thiếu ý thức đã sinh sôi từ bên trong nhận thức, nếu
đi đôi với những kiến thức họ học được trong môi trường quốc tế, ở những quốc
gia phát triển thì sẽ không phù hợp và không xứng đáng. Những sinh viên quốc tế
dù cho đã lớn nhưng do được nuông chiều bởi cha mẹ nên khi bị đi cách ly họ
hành xử chẳng khác gì những đứa trẻ đội lốt người lớn, luôn vòi vĩnh, yêu cầu
được đáp ứng theo đúng nguyện vọng của mình mà không quan tâm tới những
người đang bảo vệ và đang chăm sóc họ ngày đêm. Những hành động ứng xử
thiếu văn hoá ở bộ phận người trẻ hiện nay chủ yếu là do sự đùm bọc, nuông
chiều của phụ huynh và đây hầu như là suy nghĩ của người Châu Á – luôn muốn
mang cho con những điều tốt nhất nhưng những điều tốt nhất nhưng những điều
tốt mà con họ cần là những trải nghiệm với cuộc sống, những kiến thức xã hội và
những bài học để có những kinh nghiệm chứ không phải sự đùm bọc, sự bao che
và sự dễ dãi bởi vì đó là thứ vũ khí tâm lý có tính sát thương cao sẽ ảnh hưởng tới
tương lai của con cái và nó không thể va chạm với đời. Đó chỉ mới là hành vi tiêu
cực của một số người thiếu ý thức của nước ta. Ở các quốc gia khác, đặc biệt là ở
Mỹ và châu Âu, thiếu hiểu biết, thiếu kiến thức và không có lòng tin vào cơ quan
nhà nước của người dân là một trong những nguyên nhân lớn nhất dẫn đến sự
bùng nổ dịch khó kiểm soát được ở các nước này. Trong lúc đại dịch COVID –
19, giới trẻ nhiều nước phương Tây vẫn tụ tập vui chơi bất chấp lệnh cấm của
chính quyền, thậm chí gọi virus Corona là “kẻ hủy diệt người già”. Trong thời
gian Italya phong tỏa, một số người phải đối mặt với lựa chọn trở về với gia đình
hoặc là ở lại trong căn hộ của mình. Một sinh viên đến từ vùng Piemont, phía Tây
Bắc Italya, đã tiết lộ trong cuộc phỏng vấn là cô đã trốn ra khỏi căn hộ để đến dự
tiệc tối cùng bạn bè vì cảm thấy ức chế sau vài ngày ở nhà. Có nhiều ý kiến cho
rằng, phương pháp phong tỏa này sẽ không thể được chấp nhận ở các nước châu
Âu và Mỹ, “nơi tôn sùng chủ nghĩa cá nhân và tự do”. Thậm chí nhiều người còn
tổ chức biểu tình và không đeo khẩu trang để chống đối việc phải tự cách ly tại
nhà với ý nghĩ “Virus Corona chỉ là căn bệnh cảm cúm”. Ngoài ra, thái độ kì thị
người châu Á đeo khẩu trang cũng đáng lên án của các nước phương Tây. Tại
châu Á, việc đeo khẩu trang kể cả khi không bị bệnh là một điều khá bình thường.
Nó có thể tránh nắng, tránh bụi bẩn. Nhưng ở các nước phương Tây, mọi người
chỉ dùng khẩu trang khi bị ốm. Sự khác biệt trong cách nhìn nhận việc đeo khẩu
trang giữa văn hóa phương Đông và phương Tây dẫn đến nhiều vụ tấn công, kì
thị ảnh hưởng đến cộng đồng rất nhiều … v.v
Trong đại dịch viêm đường hô hấp cấp tính Covid – 19, Việt Nam nói riêng
và các nước trên thế giới nói chung có nhiều cách ứng phó khác nhau. Sự thành
công của một chính quyền trong việc làm phẳng “đường cong của dịch” là thành
quả của vai trò lãnh đạo và hệ thống điều hành chính phủ hiệu quả, bất kể trong
một thể chế nào. Chúng ta không nên chê trách một đất nước nào trong thời khắc
dịch bệnh này, mà chỉ nên đưa ra những ý kiến nhận xét về cách xử lí của các
nước khác mà từ đó rút kinh nghiệm cho chính đất nước mình. Việt Nam ta đã
sớm nhận thức rõ ràng về nguy cơ bùng phát của dịch bệnh có thể tàn phá một đất
nước đang phát triển và Việt Nam đã hành động mau lẹ, đưa ra những hành động
nhanh chóng và kịp thời. Nước ta đã khởi động một loạt sáng kiến để ngăn chặn
vius lây lan ngay từ ngày 01/02; tập trung các biện pháp nằm trong tầm kiêm soát
của mình và giành được sự tán dương từ cộng đồng quốc tế. Ngoài Việt Nam ra,
còn có các nước châu Á – Thái Bình Dương, bao gồm Úc, Trung Quốc, New
Zealand, Hàn Quốc, Đài Loan đã thông bảo giảm được tỉ lệ truyền nhiễm mà
không cần áp dụng biện pháp phong tỏa đại trà liên tục. Những nơi này nhanh
chóng và thành công trong việc dẹp bỏ các ổ dịch bệnh bằng cách cô lập những
người bị lây nhiễm và những ai tiếp xúc với họ rất có thể bị lây nhiễm. Vậy tại
sao các cường quốc hàng đầu như Mỹ, châu Âu cùng các nước khác lại có những
khởi đầu thất bại trong cuộc chiến này? Sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu. Đầu
tiên, ta có thể thấy ở vai trò lãnh đạo, các chính phủ sử dụng đại dịch COVID-19
để thâu tóm quyền lực, tấn công truyền thông và bịt miệng các nhà phê bình đã
thể hiện được sự phản ứng yếu kém, như vậy chỉ làm cho nhân dân mất thêm
niềm tin. Thứ hai là về sự minh bạch của chính quyền. Bất kì quốc gia nào cũng
phải nhận thức được rằng, đối với sức khỏe cộng đồng, minh bạch và giao thiệp là
đều hết sức cần thiết. Việt Namn và Singapore là hai quốc gia hình mẫu cho điều
này. Nếu như thiếu đi nó ta có thể thấy hậu quả không thể lường trước được. Như
ở Indonesia, đất nước này có nền dân chủ với sự tự do báo chí nhưng Tổng thống
lại xem nhẹ mối đe dọa dịch bệnh và sau này phải công khai thừa nhận, Bộ
trưởng Y tế cho rằng ban đầu ít ca nhiễm bệnh là do cầu nguyện. Các quan chức y
tế Thái Lan lại đổ lỗi cho làn sóng người nước ngoài và khẳng định chắc nịch
trong khi thủ tướng lại có khá nhiều mâu thuẫn trong mọi động thái phòng chống
cho người dân. Thứ ba, về sự kiên quyết trong công tác phòng dịch. Ta có thể đặt
câu hỏi vì sao khá lớn trước công tác phòng chống dịch ở các nước khác khá
thành công, thì ở Mỹ và các nước châu Âu lại bùng phát một cách mạnh mẽ, khó
kiểm soát? Các nước phương Tây miễn cưỡng thực hiện các biện pháp phong tỏa
hà khắc được thực hiện ở Trung Quốc trước đó, mà không triệt để áp dụng các
biện pháp phù hợp với hoàn cảnh đất nước mình. Còn đối với Mỹ hình như đang
đi lạc đường? Từ những trường hợp thành công trên, chính quyền Mỹ hoàn toàn
không rút ra được bài học gì cho chính mình. Chiêu bài nước Mỹ trên hết –
American First, đã đẩy nước Mỹ lên danh sách hàng đầu có nhiều ca tử vong nhất
trên thế giới, mất đi hàng chục ngàn sinh mạng. Những người mà Tổng thống
Donal Trump chỉ định nắm Bộ Y tế HHS, Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa
dịch bệnh CDC và cơ quan an ninh TSA đều đã thất bại trong vai trò lãnh đạo của
mình. Cuối cùng, nhà nước không nên lơi là cảnh giác chủ quan, phải luôn nhắc
nhở người thân ý thức là quan trọng nhất. Ta không thể nào lường trước nguy cơ
dịch bùng phát trở lại bất cứ lúc nào. Điển hình ở Singapore. Các ứng phó hàng
đầu đối với đại dịch Covid – 19 của Singapore đã nhanh chóng bị hủy hoại bởi
làn sóng bùng dịch lần hai. Nước này dường như đã bỏ qua các ca nhiễm bệnh
trong nhóm lao động nhập cư sống ở các ký túc xá chật chội và đánh giá tháp tốc
độ lây nhiễm trong thành phố không hề áp dụng các biện pháp phong tỏa. Đó là
một lời nhắc nhở virus không ràng buộc bởi sắc tộc, tôn giáo, giai cấp hay địa vị.
Sau khi đã nhận diện được các hành vi ứng xử văn hóa tiêu cực, chúng ta
tiến hành phân loại nó, bao gồm ba nhóm sau: văn hóa pháp luật, văn hóa lối sống
và văn hóa đạo đức. Văn hóa pháp luật đề cập đến hành vi của con người dưới sự
chi phối của pháp luật và cách thức xử xự của họ trong khung pháp lí, đồng thời
phát huy năng lực bản chất của con người trong các hoạt động pháp lí như phát
huy các quyền và nghĩa vụ của mình. Ví dụ như 452 trường hợp ở Bình Xuyên
(Vĩnh Phúc) vi phạm quy định cách ly xã hội có nhiều cơ sở kinh doanh dịch vụ
bất chấp lệnh cấm hoạt động theo chỉ thị 16/CT-TTg năm 2020 của Thủ tướng
chính phủ. Trong bối cảnh cả thế giới và cả nước đang chống chọi với đại dịch
Covid-19, chỉ thị 16 của Chính phủ là phương pháp rất hiệu quả để ngăn chặn khả
năng lây lan dịch bệnh trong cộng đồng dẫn đến mất kiểm soát giống như Mỹ và
các nước châu Âu. Những hành vi vi phạm khi không chấp hành chỉ thị 16 của
Chính phủ đã gây ra bức xúc rất lớn trong cộng đồng. Đây là một cách thức xử xự
tiêu cực đối với pháp luật. Văn hóa đạo đức là tập hợp các nguyên tắc, qui tắc,
chuẩn mực xã hội nhằm điều chỉnh, đánh giá hành vi con người. Như những vụ
việc về tung tin đồn sai sự thật về đại dịch Covid cụ thể là bà Nguyễn Thị Bình đã
đăng thông tin sai sự thật, không có căn cứ lên tài khoản Facebook của mình gây
hoang mang dư luận về một số bệnh nhân dương tính với Virus SARS-CoV-2.
Ngoài ra còn có trường hợp của anh V.Đ.D đã đăng tải lên mạng xã hội nội dung:
“Đã có thuốc trị Covid, chỉ cần anh em nhiệt tình là không lo bệnh tật”. Trong khi
cả nước đang gồng mình lên chống dịch thì những hành vi này đã gây ra hậu quả
rất lớn gây ảnh hưởng đến quá trình chống dịch của nước ta cụ thể là nó đã làm
hoang mang dư luận, ảnh hưởng đến tâm lí của người dân ngoài ra còn làm cho
người dân chủ quan với đại dịch. Lúc đầu khi những tin này được đăng tải lên
mạng xã hội thì được rất nhiều sự phản ứng của cộng đồng, nhưng sau khi có sự
đính chính thì cộng đồng rất bức xúc vì những hành vi vô đạo đức như vậy. Chỉ
vì sự ích kỉ của bản thân, ham muốn “câu like” tăng tương tác bán hàng online mà
làm ảnh hưởng đến cộng đồng, ảnh hưởng đến quá trình chống dịch của đất nước.
Còn văn hóa lối sống là những hành vi, cách ứng xử thể hiện phong cách, bản
chất của một cá nhân đối với xã hội. Hành vi này thể hiện rõ qua lối sống ích kỉ
của một số ít người trong khu cách ly tập trung: họ vì lợi ích, nhu cầu cá nhân mà
nhận đồ ăn bên ngoài từ gia đình hay chê bai chỗ cách ly không sạch sẽ, đòi hỏi
những người đang làm nhiệm vụ hậu cầu phải phục vụ theo đúng ý họ như đòi ăn
táo mỹ, nho New Zealand. Bên cạnh đó, điển hình là vụ việc của Vũ Khắc Tiệp,
một người của công chúng, nhưng lại thiếu ý thức tự giác trong việc cách li, nhiều
lần có ý trốn tránh cách li. Vậy mà những người chiến sĩ trong tuyến đầu chống
dịch cũng như những người phục vụ trực tiếp trong công tác chống dịch như bác
sĩ, quân nhân, công an… họ phải ăn những bữa ăn qua loa hay những giấc ngủ
tạm bợ “dùng trời làm chăn, lấy đất làm chiếu” để có sức tiếp tục làm việc. Ấy
vậy mà giờ họ còn phải bỏ công sức ra để phục vụ lợi ích cho những con người
ích kỉ kia. Điều này đã gây bức xúc rất lớn cho dư luận. Có những người rất là
giàu có về tiền bạc nhưng lại nghèo nàn về tư duy lẫn ý thức, đúng là “đồng tiền
không mua được tất cả, chẳng hạn như ý thức”.
Với tiêu chí “Chống dịch như chống giặc” thì nguyên nhân chủ yếu và quan
trọng nhất để quyết định sự thành công hay thất bại của một đất nước trong bối
cảnh dịch bệnh bao vây đó là ý thức cá nhân của mỗi người dân và sự kiểm soát
chặc chẽ của các cơ quan thẩm quyền nhà nước. Khi dịch bệnh diễn ra ngày càng
phức tạp thì việc ảnh hưởng đến kinh tế người dân là việc tất yếu, do đó nhiều cá
nhân, tổ chức vì muốn bảo vệ lợi nhuận cá nhân nên đã thực hiện những hành vi
thiếu suy nghĩ, thiếu tình người. Cụ thể như những trường hợp “giải cứu” nông
sản, ngư sản, nhiều người đã lợi dụng lòng tin, sự thương người của người khác
mà trục lợi cho mình bằng cách mua nông phẩm giá rẻ từ các nông dân và bán lại
giá gấp đôi cho người dân nhưng vẫn treo biển cần “giải cứu”. Hành vi “treo đầu
dê bán thịt chó” đó xảy ra rất nhiều nơi gây hoang mang cho người dân không
biết mình đang giúp các nông dân khó khăn thật sự hay đang tiếp lợi cho những
người buôn gian bán lận. Đặc biệt khi dịch bệnh đang trong thời gian tâm điểm,
người dân bắt đầu đổ xô đi mua khẩu trang, nước rửa tay sát khuẩn, đồ ăn dự trữ,
… việc mọi người ý thức được tình hình dịch bệnh và mua đồ để bảo vệ bản thân
và gia đình thì chẳng có gì đáng nói. Tuy nhiên, với kiến thức hạn hẹp chưa hiểu
rõ về tình hình mà mọi người đã chen lấn, tranh giành nhau mua sản phẩm gây
sức ép về mặt “cung – cầu” trong sản xuất cho nhà nước và các nhà sản xuất.
Đồng thời, đứng trước tình hình dịch bệnh nghiêm trọng kéo dài, phó thủ tướng
Vũ Đức Đam đã kêu gọi mọi người dân hạn chế ra khỏi nhà khi không có việc
cần thiết, và đảm bảo có đủ lương thực thực phẩm cho mọi người. Tuy nhiên, hầu
như mọi người chỉ biết và nghe chứ mấy ai thực hiện, mặc dù nhận biết tình hình
nghiêm trọng nhưng một số nơi, một số thành phần vẫn thản nhiên buôn bán, tụ
tập đông người,… nguyên nhân chính của việc này là do ý thức người dân mặc dù
biết nguy hiểm nhưng vẫn làm, và đồng thời là do pháp luật chưa có các biện
pháp răn đe thích hợp. Ý thức người dân và sự lỏng lẽo của pháp luật trong mùa
COVID-19 không chỉ ở nước ta mà còn các nước lớn trên thế giới, đặc biệt là
nước Ý, mặc dù chính phủ đã kêu gọi các biện pháp hạn chế người dân đi lại,
thậm chí cấm ra khỏi nhà. Tuy nhiên, khoảng 40% dân số tức là khoảng 24 triệu
người dân Ý đã không ở nhà dựa trên các dữ liệu thu được từ các nhà mạng di
động. Trong mùa dịch bệnh nguy hiểm kéo dài thì ý thức trách nhiệm cá nhân đối
với cộng đồng là một điều quan trọng tất yếu, vì chỉ cần một sai sót nhỏ thì cả
nước có thể bị nhiễm bệnh. Tuy nhiên “một con sâu làm sầu nồi canh”, chỉ vì sự
ích kỉ cá nhân mà nhiều người đã làm ảnh hưởng đến cộng đồng, cụ thể như các
trường hợp ca nhiễm covid-19 thứ 17 trở đi. Vì sự ích kỉ cá nhân mà đã làm dịch
bệnh lây lan một cách nhanh chóng, gây hoang mang cho mọi người. Sự ích kỉ cá
nhân xuất phát từ chính con người mà ở đâu cũng có thể có, ví dụ như trường hợp
ở Hàn Quốc, cụ bà “siêu lây nhiễm” đã làm cho Hàn Quốc trở thành nước có số
ca nhiễm tăng cao đáng kể chỉ đứng sau Trung Quốc. Cụ thể hơn về hành vi ứng
xử văn hóa tiêu cực còn được thể hiện rõ rệt thông qua các du học sinh về nước
cách ly trong mùa covid-19. Hầu hết các du học sinh về nước khi bị cách ly đều
cảm thấy khó chịu, không đồng ý, tỏ vẻ chê bai, phủ nhận những điều tốt đẹp của
nhà nước ta đem đến và đặc biệt một số thành phần còn phủ nhận quê hương nơi
mình sinh ra và lớn lên. Cụ thể mới đây mạng xã hội lan truyền câu chuyện nữ du
học sinh Canada tên D.N đăng tải bài viết chê bai khu cách ly tại KTX trường ĐH
Quốc gia TP.HCM trên trang cá nhân. Trong đó người này dùng lời lẽ khá thô tục
và mang tính miệt thị khi viết: "Không thể sống nổi luôn á. Như này quá sức chịu
đựng của mình rồi mọi người ơi. Wifi không có, không có cái gì hết. Mọi người
làm ơn đặt trường hợp đang sống ở một nơi gọi là sạch sẽ đi. Xong về ở như thế
này thì cảm thấy như thế nào”. Nguyên nhân chính của việc hình thành cách ứng
xử như thế là do sự nuông chiều của các bậc phụ huynh đối với con cái. Do được
nuông chiều nên các “cậu ấm cô chiêu” đã quen với lối sống ăn ngon mặc đẹp,
cuộc sống đầy đủ sung túc dần hình thành nên những tính cách ứng xử tiêu cực.
Việc ứng xử tùy tiện, thiếu suy nghĩ của các này đã gây không ít phiền hà cho
người dân và gây phẫn nộ, xôn xao dư luận làm cho mọi người và đặc biệt là nhà
nước thêm phần rối ren trong công cuộc chống dịch kéo dài.
Từ những nguyên nhân trên dẫn đến những hậu quả mà ta không thể nào
lường trước được, mà ta cần đề xuất ra những giải pháp ngăn chặn những hành vi
tiêu cực gây ảnh hưởng ít nhiều đến xã hội này. Chúng ta đã biết, không có một “
phép màu cổ tích" nào thay thế sự đồng tâm, hiệp lực của các tầng lớp nhân dân
ta sát cánh cùng Đảng, Nhà nước trong cuộc chiến đẩy lùi đại dịch. Hơn bao giờ
hết, lòng yêu nước, tính năng động, sáng tạo, trí tuệ và bản lĩnh của con cháu Lạc
Hồng cần được phát huy cao nhất trong thời kỳ đầy cam go, thử thách này, nhưng
sẽ mở ra tiền đồ tươi sáng của dân tộc Việt Nam ta. Với tinh thần bình tĩnh, tự tin,
các bộ, ban, ngành và cả hệ thống chính trị, các tầng lớp nhân dân ta từ nông thôn
đến thành thị, trong ba tháng qua đã khẩn trương "vào cuộc"; và đã đạt được
những kết quả bước đầu quan trọng:Theo thống kê đến từ ngày 12/5 hiện nay,
Điều đặc biệt là, Việt Nam là một trong ba nước chưa có ca nào tử vong. Lý giải
nguyên nhân thành công quan trọng này, rất nhiều tờ báo lớn ở châu Âu đã quan
sát, phân tích nhiều khía cạnh để đưa ra mấy nhận xét cơ bản sau đây: Thứ nhất,
Việt Nam đã thực hiện chiến lược "cách ly tập trung" (tờ Financial Time gọi là
chiến lược "chi phí thấp", "nghiêm ngặt" và "tấn công"). Theo tờ báo, khác với
nhiều nước, Việt Nam mở rộng tìm tất cả những người tiếp xúc ở vòng hai, vòng
ba, vòng bốn để cách ly hoặc hạn chế tiếp xúc. Mọi trường học, các khu du lịch,
giải trí... đều được đóng cửa.Dưới sự lãnh đạo sát sao của Bộ Chính trị, Ban Bí
thư; sự chỉ đạo điều hành quyết liệt của Thường trực Chính phủ và Ban Chỉ đạo
phòng, chống dịch quốc gia, từ ngày 01/04 đến nay, cả nước ta bước sang một
giai đoạn mới với nhiệm vụ hàng đầu là thực hiện giãn cách xã hội nhằm kiểm tra
và ngăn chặn quyết liệt sự lây lan của dịch COVID-19; kèm theo đó là hàng loạt
chủ trương, biện pháp rất cụ thể để thực hiện mục tiêu cao cả nói trên. Một giai
đoạn mới của cuộc chiến với bao nhiệm vụ cam go, đã và đang được triển khai
mạnh mẽ!
Thứ nhất, tăng cường giám sát ở mọi cấp độ với phương châm "đi từng ngõ,
gõ từng nhà" để phát hiện, sàng lọc những người bị lây nhiễm.
Thứ hai, Việt Nam đã nêu những khẩu hiệu có tính hiệu triệu, động viên,
phổ biến chủ trương, biện pháp, hướng dẫn nhân dân tự nguyện làm theo. Trong
việc này, chiếc loa ở các phường, xã có tác dụng cao. Họ nhấn mạnh, truyền
thông Nhà nước có vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động thông tin, tuyên
truyền, khơi dạy lòng yêu nước của nhân dân, biểu dương kịp thời những tấm
gương tập thể, cá nhân tham gia hỗ trợ chống dịch.
Thứ ba, sự đồng lòng của các tầng lớp nhân dân thực hiện nghiêm các chỉ
thị của Thủ tướng Chính phủ. Theo họ, sự thành công bước đầu này, đã làm tăng
thêm lợi thế chính trị của đảng cầm quyền. Nhiều báo ca ngợi ý thức tự giác của
các doanh nghiệp, các đơn vị kinh tế... đã tự nguyện chấp nhận thiệt hại lợi ích
trước mắt để phục vụ nhiệm vụ chống dịch. Nhân dân cả nước hưởng ứng mạnh
mẽ Lời kêu gọi quyên góp của Chính phủ để mua sắm thêm thiết bị y tế chữa
bệnh cũng như trợ giúp cuộc sống khó khăn của những đối tượng yếu thế trong xã
hội.
Thứ tư, ít có nước nào, các lực lượng quân đội, công an tự nguyện, dũng
cảm chấp hành Chỉ thị của Thủ tướng, huy động tối đa lực lượng và phương tiện
hậu cần phục vụ có kết quả nhiệm vụ chống dịch. Ngành Y tế Việt Nam có đội
ngũ thầy thuốc tâm huyết với trình độ chuyên môn cao, đã cứu chữa nhiều người
khỏi bệnh.
Thứ năm, Việt Nam đã làm tốt việc chủ động công khai, minh bạch số
người bị nhiễm và phân loại cụ thể; đồng thời tăng cường hợp tác quốc tế, nhất là
hỗ trợ một nước láng giềng các thiết bị y tế phục vụ chống dịch.
Thủ tướng nhấn mạnh, một mặt tập trung cứu chữa người bệnh; mặt khác
đồng thời chăm lo duy trì, ổn định đời sống các tầng lớp nhân dân; giao các bộ,
ngành trình các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội ngay trong và sau kết thúc
dịch bệnh. Trong thời gian tới, trên tinh thần bám sát chỉ đạo của Thủ tướng
Chính phủ, các cơ quan chức năng của Việt Nam sẽ tiếp tục phối hợp với cơ quan
đại diện Việt Nam ở các nước rà soát và tổ chức các chuyến bay đưa công dân
Việt Nam về nước trên cơ sở nguyện vọng của công dân. Tất cả các hành khách
sau khi nhập cảnh đều phải cách ly tập trung 14 ngày theo quy định, để đảm bảo
không có sự lây nhiễm bệnh COVID-19 ra cộng đồng. Có thể trong thời gian tới
sẽ phát hiện thêm các trường hợp mắc trên các chuyến bay chở công dân về nước,
tuy nhiên người dân yên tâm vì những trường hợp này đều được cách ly ngay khi
nhập cảnh, nên không có nguy cơ lây lan dịch bệnh ra cộng đồng. Ngành y tế tiếp
tục kiện toàn năng lực cho các phòng xét nghiệm xác định COVID-19, đảm bảo
đầy đủ các điều kiện cần thiết phục vụ xét nghiệm. Tiếp tục theo dõi, cập nhật
tình hình dịch bệnh và các kỹ thuật/sinh phẩm chẩn đoán trên thế giới và tại Việt
Nam để điều chỉnh hoạt động xét nghiệm phù hợp với công tác phòng, chống
dịch. Tiếp tục nghiên cứu phác đồ điều trị, xây dựng các hướng dẫn và tập huấn
cho y tế cơ sở để thực hiện theo dõi, giám sát sức khỏe cho người dân tại cộng
đồng và hướng dẫn xử trí khi có các trường hợp nghi ngờ hoặc dương tính. Bên
cạnh đó, Việt Nam chúng ta hết sức răn đe, những hành vi cá nhân gây ảnh hưởng
đến cộng đồng Covid đã có những quy định mức phạt sau đây để mọi người cùng
nhau hợp tác trong công cuộc chống Covid-19:
1. Người không đeo khẩu trang nơi công cộng bị phạt tiền tối đa đến
300.000 đồng.
2. Người vứt khẩu trang đã sử dụng không đúng nơi quy định tại nơi công
cộng bị phạt tiền tối đa đến 5.000.000 đồng, nếu vứt ra vỉa hè, đường phố bị phạt
tối đa đến 7.000.000 đồng.
3. Người che giấu tình trạng bệnh của mình hoặc của người khác khi mắc
bệnh COVID-19 bị phạt tiền tối đa đến 2.000.000 đồng
4. Không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp tạm đình chỉ hoạt động
của cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống công cộng có nguy cơ làm lây truyền dịch
bệnh tại vùng có dịch thì bị phạt tiền tối đa đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân,
20.000.000 đồng đối với tổ chức.
5. Không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp hạn chế tập trung đông
người hoặc tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh, dịch vụ tại nơi công cộng để
phòng, chống dịch COVID-19 thì bị phạt tiền tối đa đến 10.000.000 đồng đối với
cá nhân, 20.000.000 đồng đối với tổ chức.
6. Người không thực hiện quyết định kiểm tra, giám sát, xử lý y tế trước khi
ra vào vùng có dịch bị phạt tiền tối đa đến 20.000.000 đồng.
7. Người nào trốn khỏi nơi cách ly; không tuân thủ quy định về cách ly; từ
chối, trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly, cưỡng chế cách ly để phòng,
chống dịch COVID-19 có thể bị xử phạt hành chính tối đa đến 10 triệu đồng hoặc
bị xử lý theo Điều 240 Bộ luật Hình sự trong trường hợp gây truyền dịch bệnh
cho người khác.
8. Hành vi trốn khỏi nơi cách ly, không tuân thủ quy định về cách ly; từ
chối, trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly, cưỡng chế cách ly mà làm gây
thiệt hại từ 100.000.000 đồng trở lên do phát sinh chi phí phòng, chống dịch bệnh
COVID-19 thì bị xử lý theo Điều 295 Bộ luật Hình sự.
9. Người nào khai báo y tế, khai báo không đầy đủ hoặc khai báo gian dối
gây lây truyền dịch bệnh COVID-19 cho người khác bị xử lý theo Điều 240 Bộ
luật Hình sự.
10. Người nào đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thông thông tin giả mạo,
thông tin sai sự thật, thông tin xuyên tạc về tình hình dịch bệnh COVID-19 có thể
bị phạt tiền tối đa đến 15 triệu đồng hoặc bị xử lý theo Điều 288 Bộ luật Hình sự.
11. Người có hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác
cản trở người thi hành công vụ trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19 thì bị
xử lý theo Điều 330 Bộ luật Hình sự.
12. Chủ cơ sở kinh doanh, người quản lý cơ sở kinh doanh dịch vụ (như
quán ba, vũ trường, karaoke, dịch vụ mát xa, cơ sở thẩm mỹ…) thực hiện hoạt
động kinh doanh khi đã có quyết định tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh để
phòng chống dịch bệnh COVID-19, gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng trở lên do
phát sinh chi phí phòng, chống dịch bệnh thì bị xử lý theo điều 295 Bộ luật Hình
sự.
13. Người có hành vi lợi dụng sự khan hiếm hoặc tạo sự khan hiếm giả tạo
trong tình hình dịch bệnh COVID-19 để mua vét hàng hóa đã được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền công bố là mặt hàng bình ổn giá hoặc hàng hóa được Nhà
nước định giá nhằm bán lại để thu lợi bất chính thì bị xử lý theo quy định tại điều
196 Bộ luật Hình sự.
Có thể bạn nghĩ mọi thứ sẽ rất dễ dàng bỏ qua, những tiêu cực có thể dễ
dàng biến mất. Nhưng mấy ai có thể nghĩ được rằng, những hành vi cá nhân của
chính mình đang gây ra một vấn đề nghiêm trọng đến mọi người xung quanh
mình. Sự ích kỉ, che dấu cũng như không khai báo rõ ràng, trốn tránh nội quy đã
có thể lây lan và ảnh hưởng nguy hiểm như thế nào. Bằng những việc làm tiêu
cực đó, chúng ta hãy cùng nhau vươn lên, cùng nhau phát triển, cùng nhau nghĩ
cho tất cả mọi người, cộng đồng xã hội để có thể đẩy lùi nhanh dịch bệnh đang
hoành hành. Những việc làm tuy nhỏ bé, nhưng đó là tấm gương, là hành động
đẹp, là sự chấp hành tuyệt đối để mọi người noi theo và học tập.
Rồi đây, cuối cùng, đại dịch Covid-19 sẽ bị đẩy lùi, nhưng cái giá phải trả vì
sự chủ quan, có thể nói là vô trách nhiệm của người cầm quyền ở các quốc gia
này là những bài học đắt giá không thể để lặp lại. Ngày nay, trên quả địa cầu mà
chúng ta đang sống, không chỉ con người sẽ tiếp tục có những bước tiến mạnh mẽ
nhờ những thành tự mới của khoa học công nghệ, mà thế giới tự nhiên xung
quanh chúng ta, cả thế giới vô cơ và hữu cơ đều đang thay đổi, mà những thay đổi
này còn nhanh và đa dạng hơn nhiều so với những tiến bộ của con người. Song,
những ảnh hưởng tác động của những thay đổi này đến con người thế nào, bản
thân con người còn chưa dự báo được. Bởi vậy, mọi thái độ chủ quan đều có thể
phải trả giá đắt, có thể đưa đến thảm họa. Quan trọng nhất vẫn là ý thức của mỗi
người !!!

You might also like