You are on page 1of 2

HÀNH VI ỨNG XỬ VĂN HÓA TIÊU CỰC TỪ PHÍA

NHÀ NƯỚC TRONG MÙA DỊCH COVID

Trong đại dịch viêm đường hô hấp cấp tính Covid – 19, Việt Nam nói riêng và các nước
trên thế giới nói chung có nhiều cách ứng phó khác nhau. Sự thành công của một chính
quyền trong việc làm phẳng “đường cong của dịch” là thành quả của vai trò lãnh đạo và
hệ thống điều hành chính phủ hiệu quả, bất kể trong một thể chế nào. Chúng ta không nên
chê trách một đất nước nào trong thời khắc dịch bệnh này, mà chỉ nên đưa ra những ý
kiến nhận xét về cách xử lí của các nước khác mà từ đó rút kinh nghiệm cho chính đất
nước mình. Việt Nam ta đã sớm nhận thức rõ ràng về nguy cơ bùng phát của dịch bệnh
có thể tàn phá một đất nước đang phát triển và Việt Nam đã hành động mau lẹ, đưa ra
những hành động nhanh chóng và kịp thời. Nước ta đã khởi động một loạt sáng kiến để
ngăn chặn vius lây lan ngay từ ngày 01/02; tập trung các biện pháp nằm trong tầm kiêm
soát của mình và giành được sự tán dương từ cộng đồng quốc tế. Ngoài Việt Nam ra, còn
có các nước châu Á – Thái Bình Dương, bao gồm Úc, Trung Quốc, New Zealand, Hàn
Quốc, Đài Loan đã thông bảo giảm được tỉ lệ truyền nhiễm mà không cần áp dụng biện
pháp phong tỏa đại trà liên tục. Những nơi này nhanh chóng và thành công trong việc dẹp
bỏ các ổ dịch bệnh bằng cách cô lập những người bị lây nhiễm và những ai tiếp xúc với
họ rất có thể bị lây nhiễm. Vậy tại sao các cường quốc hàng đầu như Mỹ, châu Âu cùng
các nước khác lại có những khởi đầu thất bại trong cuộc chiến Covid – 19? Sau đây
chúng ta sẽ cùng tìm hiểu.
Đầu tiên, ta có thể thấy ở vai trò lãnh đạo, các chính phủ sử dụng đại dịch Covid – 19 để
thâu tóm quyền lực, tấn công truyền thông và bịt miệng các nhà phê bình đã thể hiện
được sự phản ứng yếu kém, như vậy chỉ làm cho nhân dân mất thêm niềm tin.
Thứ hai là về sư minh bạch của chính quyền. Bất kì quốc gia nào cũng phải nhận thức
được rằng, đối với sức khỏe cộng đồng, minh bạch và giao thiệp là đều hết sức cần thiết.
Việt Namn và Singarpo là hai quốc gia hình mẫu cho điều này. Nếu như thiếu đi nó ta có
thể thấy hậu quả không thể lường trước được. Như ở Indonesia, đất nước này có nền dân
chủ với sự tự do báo chí nhưng Tổng thống lại xem nhẹ mối đe dọa dịch bệnh và sau này
phải công khai thừa nhận, Bộ trưởng Y tế cho rằng ban đầu ít ca nhiễm bệnh là do cầu
nguyện. Các quan chức y tế Thái Lan lại đổ lỗi cho làn sóng người nước ngoài và khẳng
định chắc nịch trong khi thủ tướng lại có khá nhiều mâu thuẫn trong mọi động thái phòng
chống cho người dân.
Thứ ba, về sự kiên quyết trong công tác phòng dịch. Ta có thể đặt câu hỏi vì sao khá lớn
trước công tác phòng chống dịch ở các nước khác khá thành công, thì ở Mỹ và các nước
châu Âu lại bùng phát một cách mạnh mẽ, khó kiểm soát? Các nước phương Tây miễn
cưỡng thực hiện các biện pháp phong tỏa hà khắc được thực hiện ở Trung Quốc trước đó,
mà không triệt để áp dụng các biện pháp phù hợp với hoàn cảnh đất nước mình. Còn đối
với Mỹ hình như đang đi lạc đường? Từ những trường hợp thành công trên, chính quyền
Mỹ hoàn toàn không rút ra được bài học gì cho chính mình. Chiêu bài nước Mỹ trên hết –
American First, đã đẩy nước Mỹ lên danh sách hàng đầu có nhiều ca tử vong nhất trên
thế giới, mất đi hàng chục ngàn sinh mạng. Những người mà Tổng thống Donal Trump
chỉ định nắm Bộ Y tế HHS, Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh CDC và cơ
quan an ninh TSA đều đã thất bại trong vai trò lãnh đạo của mình.
Cuối cùng, nhà nước không nên lơi là cảnh giác chủ quan, phải luôn nhắc nhở người thân
ý thức là quan trọng nhất. Ta không thể nào lường trước nguy cơ dịch bùng phát trở lại
bất cứ lúc nào. Điển hình ở Singapore. Các ứng phó hàng đầu đối với đại dịch Covid – 19
của Singapore đã nhanh chóng bị hủy hoại bởi làn sóng bùng dịch lần hai. Nước này
dường như đã bỏ qua các ca nhiễm bệnh trong nhóm lao động nhập cư sống ở các ký túc
xá chật chội và đánh giá tháp tốc độ lây nhiễm trong thành phố không hề áp dụng các
biện pháp phong tỏa. Đó là một lời nhắc nhở virus không ràng buộc bởi sắc tộc, tôn giáo,
giai cấp hay địa vị.

You might also like