You are on page 1of 5

ĐỀ ÔN TẬP THI HỌC SINH GIỎI LỚP 11

Năm học 2018-2019


Đề ôn tập số 6 Môn thi: HÓA HỌC
Thời gian làm bài: 150 phút
(Đề thi có 02 trang) (Không kể thời gian phát đề)

Câu 1 (2,0 điểm):


Nêu hiện tượng và viết các phương trình phản ứng xảy ra khi tiến hành các thí nghiệm sau:
a) Cho đồng kim loại vào dung dịch hỗn hợp NH4NO3 và H2SO4 loãng.
b) Sục từ từ khí NH3 đến dư vào dung dịch ZnCl2.
c) Sục NO2 từ từ đến dư vào dung dịch KOH có pha quỳ tím.
d) Cho 3 giọt dung dịch AgNO3 vào 6 giọt dung dịch Na3PO4 trong ống nghiệm, cho tiếp dung
dịch HNO3 loãng vào đến dư.

Câu 2 (2,0 điểm):


a) Nêu phương pháp hóa học nhận biết các hợp chất hữu cơ sau, ở các bình riêng biệt: (không cần
viết phương trình hóa học)
Cl OH CH =O CH2Cl COCH3 CH(OH)CH3

; ; ; ; ;
b) So sánh tính axit của hai axit: CH2(COOH)2 và (COOH)2. Giải thích.

Câu 3 (2,5 điểm):


Sục từ H 2S vào dung dịch chứa Ag+ 0,10 M; Zn2+ 0,10 M và Ni2+ 0,10 M cho đến bão hòa thu
được dung dịch A.
Biết: pKs của Ag2S: 49,2; ZnS: 21,6; NiS: 18,5.
pKa của H2S: 7,02 và 12,9; nồng độ phân tử H2S bão hòa lúc cân bằng là 0,10 M.
a) Tính pH và nồng độ S2- của dung dịch H2S bão hòa trong nước.
b) Hỏi ion nào kết tủa trước và ion nào kết tủa sau cùng. Giải thích cụ thể.

Câu 4 (2,0 điểm):


Đốt cháy etan (C2H6) thu sản phẩm là khí CO2 và H2O (lỏng) ở 25°C.
a) Viết phương trình nhiệt hoá học của phản ứng xảy ra. Hãy xác định nhiệt hình thành etan và
năng lượng liên kết C=O. Biết khi đốt cháy 1 mol etan toả ra lượng nhiệt là 1560,5KJ.

∆Hht ( KJ.mol-1) Liên kết Năng lượng liên kết


( KJ.mol-1 )
CO2 -393,5 C–C 347
H2O (l) -285,8 H–C 413
O2 0 H–O 464
O=O 495

b) Phản ứng có ∆G° = -1467,5 ( KJ.mol -1). Hãy tính độ biến thiên entropi của phản ứng đã cho
theo đơn vị J.mol-1.K-1.

Câu 5 (2,5 điểm):


Cho 14,4 gam hỗn hợp Fe, Mg, Cu (số mol mỗi kim loại bằng nhau) tác dụng hết với m gam dung
dịch HNO3 24% thu được dung dịch X và 2,688 lít (đktc) hỗn hợp gồm 4 khí N 2, NO, N2O, NO2 trong
đó 2 khí N2 và NO2 có số mol bằng nhau. Cô cạn cẩn thận dung dịch X thu được 58,8 gam muối khan.
Tìm giá trị của m. Biết lượng HNO3 lấy dư 20% so với lượng cần thiết.
Câu 6 (2,0 điểm):
Hỗn hợp X gồm Zn và Fe. Cho 18,6 gam hỗn hợp X vào 500 ml dung dịch HCl x M, cô cạn dung
dịch sau khi phản ứng hoàn toàn thu được 34,575 gam muối khan. Nếu cho 18,6 gam hỗn hợp X tác
dụng với 800 ml dung dịch HCl x M, cô cạn dung dịch sau khi phản ứng hoàn toàn thu được 39,9 gam
muối khan. Tính x và thành phần % khối lượng mỗi kim loại trong X.

Câu 7 (2,5 điểm):


Hỗn hỗn X gồm propilen, axetilen, butan và hidro. Cho m gam X vào bình kín (có xúc tác Ni,
không chứa không khí). Nung nóng bình đến phản ứng hoàn toàn thu được hỗn Y. Đốt cháy hoàn toàn
Y cần V lít O2 (đktc) thu được hỗn hợp Z gồm khí và hơi. Cho Z lội từ từ qua bình đựng H 2SO4 đặc dư
thấy khối lượng bình tăng 3,96 gam. Biết hỗn hợp Y làm mất màu tối đa 50 ml dung dịch Br 2 1M
(dung môi CCl4). Cho 3,36 lít hỗn hợp X đi qua bình đựng dung dịch Br2 dư (dung môi CCl4) có 19,2
gam brom phản ứng. Tính V.

Câu 8 (2,5 điểm):


Hợp chất hữu cơ A có chứa 79,59%C; 12,25%H; còn lại là oxi (theo khối lượng). Trong phân tử
A chỉ có một nguyên tử oxi. Khi ozon phân A thu được HOCH 2CHO; CH3(CH2)2COCH3 và
CH3CH2CO(CH2)2CHO. Nếu cho A tác dụng với brom theo tỉ lệ mol 1:1 rồi mới ozon phân sản phẩm
chính sinh ra thì chỉ thu được 2 sản phẩm hữu cơ, trong đó có một xeton. Đun nóng A với dung dịch
axit thì dễ dàng thu được sản phẩm B có cùng công thức phân tử như A, nhưng khi ozon phân B chỉ
thu được một sản phẩm hữu cơ duy nhất.
a) Xác định công thức cấu tạo và gọi tên A.
b) Tìm công thức cấu tạo, gọi tên B và viết cơ chế phản ứng chuyển hóa A thành B.

Câu 9 (2,0 điểm):


Cho hỗn hợp A gồm một ankan, một anken và một ankin. Trong A có hai chất có cùng số nguyên
tử cacbon và số mol ankan nhiều gấp 2 lần số mol ankin.
Đốt cháy hoàn toàn 11,2 lít hỗn hợp khí A (đktc) thu được 26,88 lít CO 2 (đktc) và 23,4 gam H2O.
Xác định công thức phân tử của ba hiđrocacbon trong A.

----------Hết----------

(Học sinh được sử dụng bảng hệ thống tuần hoàn)


KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 11
Đề ôn tập số 6 Năm học 2018-2019

HƯỚNG DẪN CHẤM


MÔN: HÓA HỌC

Câu Nội dung Điểm


a Có dd màu xanh xuất hiện và khí không màu hóa nâu trong không khí. Viết pt. 0,5
1 b Có kết tủa trắng, sau đó kết tủa tan, tạo dd trong suốt. Viết pt. 0,5
(2,0 Có màu xanh sau đó nhạt màu và đến mất màu, khi NO 2 dư thì dung dịch lại có
c 0,5
điểm) màu đỏ. Viết pt.
d Có kết tủa màu vàng, sau đó khi cho HNO3 dư vào thì kết tủa bị tan. Viết pt. 0,5
Lấy mỗi lọ một ít làm mẫu thử
- Dùng dung dịch nước Brom nhận ra phenol (có kết tủa trắng)
- Dùng 2,4 - đinitrophenyl hiđrazin nhận ra hai hợp chất cacbonyl là metyl
phenyl xeton và benzanđehit. Sau đó dùng phản ứng idofom để nhận ra metyl
phenyl xeton ( do có kết tủa vàng).
a 1,0
2 - Cũng dùng phản ứng của idofom để nhận ra C 6H5-CH(OH)-CH3( vì trong môi
(2,0 trường I2/NaOH sẽ oxi hóa – CH(OH) – CH3 thành – CO – CH3.
điểm) - Còn hai hợp chất chứa clo, đun nóng với dung dịch NaOH, gạn lấy lớp nước,
axit hoá bằng HNO3 nhỏ vào đó dung dịch AgNO3. Mẫu thử nào cho kết tủa
trắng đó là benzyl clorua, còn phenyl clorua không phản ứng.
(COOH)2 (X) có tính axit mạnh hơn CH2(COOH)2 (Y) 0,5
b Giải thích: (Y) có mạch cacbon dài hơn ảnh hưởng lực hút giữa hai nhóm –
0,5
COOH yếu hơn (X).
Tính cân bằng trong dung dịch H2S theo sự phân ly 2 nấc, pH chỉ phụ thuộc nấc
thứ nhất.
a H2S  H+ + HS- K1 1,0
-  + 2-
HS H +S K2
 Tính được pH = 4,01 và [S2-] = 10-12,92M
Để biết ta tính nồng độ cần thiết của [S2-] để xuất hiện mỗi kết tủa:
- Để xuất hiện kết tủa Ag2S từ dung dịch Ag+ 0,10M:
[S2-] = KS(Ag2S)/[Ag+]2 = 10-47,2 M
3 - Để xuất hiện kết tủa ZnS từ dung dịch Zn2+ 0,10M:
0,5
(2,5 [S2-] = KS(ZnS)/[Zn2+]= 10-20,6 M
điểm) - Để xuất hiện kết tủa NiS từ dung dịch Zn2+ 0,10M:
[S2-] = KS(NiS)/[Ni2+]= 10-17,5 M
b → Thứ tự kết tủa có thể xuất hiện là: Ag2S, ZnS, NiS.
Khi Ag2S xuất hiện trước, ta có:
2Ag+ + H2S  Ag2S + 2H+ K = 1029,28 0,5
Vì cân bằng có K lớn  Xem như xảy ra hoàn toàn  pH = 1
Vì [H2S] = 0,1 M  ta có [S2-] = 10-18,92M > 10-20,6 M.
Vậy sau khi Ag+ kết tủa hoàn toàn thì Zn2+ vẫn bị kết tủa, còn Ni2+ thì không bị 0,5
kết tủa.
4 a 7

C2H6 + O2 2CO2 + 3H2O ∆H = - 1560,5 KJ
(2,0 2 0,5
điểm) ( 2C2H6 + 7O2  4CO2 + 6H2O ∆H = - 3121 KJ)
∆Hpư = 4 ∆HhtCO2 + 6 ∆HhtH2O - 7∆HhtO2 - 2 ∆HhtC2H6 0,5
 ∆HhtC2H6 =
 4  393,5  6  285,8    3121 
= - 83,9 ( KJ.mol-1)
2
∆Hpư = 2 EC – C + 12 EC – H + 7EO=O - 8 EC = O - 12 EH – O
 EC = O =
 2x347  12x 413  7 x 495  12x 464    3121  0,5
= 833( KJ.mol-1)
8
DG° = DH° - TDS°
b   1560,5    1467,5  0,5
 DS° = = - 0,312 (kJ.mol-1K-1) = -312 J.mol-1.K-1
 25  273
Gọi x là số mol mỗi kim loại ta có: 56x + 24x + 64x = 14,4  x = 0,1
Khối lượng muối nitrat kim loại là: 242.0,1 + 148.0,1 + 188.0,1 = 57,8 < 58,8 (g)
 Có NH4NO3 và có khối lượng là: 58,8 – 57,8 = 1 (g) 0,5
 Số mol NH4NO3 = 0,0125 (mol)
Vì hỗn hợp 4 khí trên NO2, NO, N2O, N2 trong đó số mol N2 bằng số mol NO2 ta coi
2 khí này là một khí N3O2  NO.N2O cho nên hỗn hợp bốn khí được coi là hỗn hợp 2 0,5
khí NO và N2O với số mol lần lượt là a và b
5
(2,5 Tổng số mol e cho: 0,3 + 0,2 + 0,2 = 0,7 (mol)
0,5
điểm) Tổng số mol e nhận là: 3a + 8b + 0,1
Ta có hệ phương trình:
a  b  0,12 a  b  0,12 a  0,072 0,5
  
3a  8b  0,1  0,7 3a  8b  0, 6 b  0, 048
Tổng số mol HNO3 đã dùng là: 4a + 10b + 0,125 = 0,893 (mol)
0,893.63.100.120 0,5
 m= = 281,295 (gam)
24.100
Ta thấy: m rắn ở TN2 > m rắn ở TN1 nên sau TN1 kim loại dư, HCl phản ứng hểt.
1 0,5
Suy ra ở TN1: nH2 sinh ra = nHCl = 0,25x (mol)
2
Theo định luật BTKL: 18,6 + 0,5x.36,5 = 34,575 + 0,25x.2  x = 0,9 M 0,5
6 18, 6 18, 6
Ở TN2, ta có: < nhh <
(2,0 65 56 0,5
điểm) và nHCl = 0,8.0,9 = 0,72 mol > 2nhh nên sau phản ứng HCl dư.
Gọi a và b lần lượt là số mol của Zn và Fe trong 18,6 gam hỗn hợp
65a  56b 18, 6 a  0, 2
Hệ   0,5
136a  127b  39,9 b  0,1
 %mZn = 69,89% ; %mFe = 30,11%
Quy đổi hỗn hợp X gồm: C3H6 (a mol), C2H2 (b mol), H2 (c mol).
Đốt X hay Y cần số mol O2 như nhau và thu được cùng số mol CO2, cùng số 0,5
mol nước.
Do pứ hoàn toàn và Y làm mất màu dung dịch Br2  trong Y không có H2.
nH2O = 0,22 mol; nBr2 p/ứ với Y = 0,05.1 = 0,05 mol; nX = 3,36/22,4 0,5
= 0,15 mol; nBr2 p/ứ 0,15 mol X = 19,2/160 = 0,12 mol.
BT hidro: 6.a + 2.b + 2.c = 0,44 (1)
7
BT liên kết pi: số l/k pi trong X = số liên kết pi trong Y (bằng số mol Br2 phản 0,5
(2,5
ứng với Y) + số mol H2  a + 2.b = 0,05 + c (2)
điểm)
Ta có: a + b + c mol X phản ứng hết với a + 2.b mol Br2
0,15 mol X phản ứng vừa hết 0,12 mol Br2 0,5
 0,12.(a + b + c) = 0,15.(a + 2.b) (3)
Từ (1), (2), (3) ta có: a = 0,06; b = 0,01; c = 0,03 mol
BT cacbon  nCO2 = 0,06.3 + 0,01.2 = 0,2 mol
0,5
BT oxi  nO2 p/ứ = nCO2 + 1/2.nH2O = 0,2 + 1/2.0,22 = 0,31 mol
V = 0,31.22,4 = 6, 944 lít
8 a CTPT A là: C13H24O 0,5
(2,5 Từ giả thiết  A có thể có hai CTCT sau: 0,5
điểm) HOCH2CH=CH(CH2)2C(C2H5)=C(CH3)-CH2-CH2-CH3 (1)
HOCH2CH=C(C2H5)-CH2CH2CH=C(CH3)-CH2CH2CH3 (2)
Khi cho A tác dụng với Br2 theo tỉ lệ mol 1:1 rồi ozon phân sản phẩm chính
sinh ra thì thu được một xeton và một chất hữu cơ, vậy CTCT của A là (2)
A + Br2  HOCH2CHBr-CBr(C2H5)-CH2CH2CH=C(CH3)-CH2CH2CH3
0,5
Khi ozon phân thu được hai sản phẩm hữu cơ là: HOCH 2CHBr-CBr(C2H5)-
CH2CH2CHO và CH3CO-CH2CH2CH3
Tên của A: 3-etyl-7-metylđeca-2,6-đien-1-ol
B phải là hợp chất mạch vòng có chứa 1 nối đôi trong vòng. B sinh ra từ A do
phản ứng đóng vòng:

b HOH 1,0
CH2OH H+, to
- H2O
+ CH2 - H+
OH
+
(A) (B)
Gọi công thức của ankin là CnH2n – 2 ( n  2 ) có x (mol)
công thức của ankan là CmH2m+2 ( m  1 ) có y (mol)
công thức của anken là CkH2k ( k  2 ) có z (mol)
Ta có: nA = 0,5 mol ; nCO2 = 1,2 mol; nH2O = 1,3 mol 0,5
Lập hệ pt: x + y + z = 0,5 ; y = 2x
y – x = x = số mol H2O – số mol CO2 = 1,3 – 1,2 = 0,1 mol
9  y = 0,2 mol ; z = 0,2 mol
(2,0
Theo số mol CO2 ta có: xn + ym + zk = 1,2  n + 2m + 2k = 12
điểm)
TH1: nếu n = m  3m + 2k = 12  m = 2; k = 3 0,5
 3 hidrocacbon là C2H2; C2H6 và C3H6
TH2: nếu n = k  2m + 3k = 12  m = 3; k = 2
 3 hidrocacbon là C2H2; C3H8 và C2H4 0,5
TH3: nếu m = k  n + 4m = 12  n = 4; m = 2
 3 hirocacbon là C4H6; C2H6 và C2H4 0,5

---------Hết----------

You might also like