You are on page 1of 7

ĐỀ ÔN TẬP THI HỌC SINH GIỎI LỚP 11

Năm học 2019-2020


Đề ôn tập số 2 Môn thi: HÓA HỌC
Thời gian làm bài: 150 phút
(Đề thi có 02 trang) (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên thí sinh:……………………………………….. Số báo danh:……………………

Câu 1 (2,0 điểm):


Nêu hiện tượng và viết phương trình phản ứng xảy ra dưới dạng phương trình ion thu gọn khi nhỏ
từ từ dung dịch NaOH loãng đến dư vào các dung dịch FeCl 3; Al2(SO4)3 và CuSO4? Khi ta thay dung
dịch NaOH bằng dung dịch NH3 thì hiện tượng có thay đổi không? Giải thích?

Câu 2 (2,0 điểm):


 
Cho các phân tử và ion sau: NO 2, NO 2 và NO 2 . Hãy viết công thức Lewis của chúng, cho biết
trạng thái lai hóa của nguyên tử trung tâm, dự đoán dạng hình học của các phân tử và ion nói trên,
đồng thời sắp xếp các góc liên kết trong chúng theo chiều giảm dần. Giải thích.

Câu 3 (2,5 điểm):


Có 4 ống nghiệm, mỗi ống đựng một chất khí khác nhau trong các khí: HCl, NH 3, SO2, N2. Ban
đầu các ống nghiệm được úp trên các chậu nước (hình vẽ).

a) Xác định mỗi khí trong từng ống nghiệm, giải thích.
b) Mực nước trong ống nghiệm ở chậu B thay đổi như thế nào (so với mực nước trong ống
nghiệm của chậu B ban đầu) trong các trường hợp sau, giải thích:
- Trường hợp 1: Thêm vài giọt dung dịch NaOH vào chậu B.
- Trường hợp 2: Thêm vài giọt dung dịch H2SO4 vào chậu B.
- Trường hợp 3: Thay nước trong chậu B bằng thể tích tương đương dung dịch brom/H2O.
- Trường hợp 4: Thay nước trong chậu B bằng thể tích tương đương dung dịch brom/CCl4.

Câu 4 (3,0 điểm):


Một dung dịch A chứa hỗn hợp gồm Fe(NO3)3 0,001M và MnCl2 1M.
a) Cho biết kết tủa nào xuất hiện trước khi cho dư NaOH vào A. Tính khoảng pH cần thiết lập để
tách Fe3+ ra khỏi Mn2+ dưới dạng hiđroxit.
b) Nếu dung dịch A còn chứa thêm KF 1M thì có hiện tượng gì xảy ra khi cho từ từ dung dịch
KOH dư vào A. Biết hằng số thủy phân của Mn2+ và Fe3+ lần lượt là 10-10,6 và 10-2,17.
Tích số tan TMn(OH)2 = 10-12,35; TFe(OH)3 = 10-35,5. Hằng số cân bằng KFeF63- = 1016,1

Câu 5 (3,0 điểm):


Hòa tan hết 2,2 gam hỗn hợp kim loại A gồm sắt và nhôm trong 150 mL dung dịch HNO 3 2M thu
được dung dịch B và 448 mL (đktc) khí C gồm N 2O và N2 có tỉ khối so với không khí bằng 1,2414.
Thêm 13,6 gam NaOH nguyên chất vào dung dịch B thu được kết tủa D, lọc kết tủa D thu được dung
dịch nước lọc E.
a) Tính phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp A ban đầu.
b) Nung kết tủa D đến khối lượng không đổi thì thu được bao nhiêu gam chất rắn khan?
c) Tính thể tích dung dịch HCl 0,5M cần thêm vào dung dịch E để thu được 2,34 gam kết tủa.
Câu 6 (2,0 điểm):
Có 3 hidrocacbon cùng ở thể khí, nặng hơn không khí không quá 2 lần, khi phân huỷ đều tạo ra
cacbon, hidro và làm cho thể tích tăng gấp 3 lần so với thể tích ban đầu (ở cùng điều kiện nhiệt độ và
áp suất). Đốt cháy những thể tích bằng nhau của 3 hidrocacbon đó sinh ra các sản phẩm khí theo tỷ lệ
thể tích 5 : 6 : 7 (ở cùng điều kiện 1000C và 740mmHg).
a) Ba hidrocacbon đó có phải là đồng đẳng của nhau không? Tại sao?
b) Xác định công thức phân tử và công thức cấu tạo của chúng, biết rằng một trong ba chất đó có
thể điều chế trực tiếp từ rượu etylic, hai trong ba chất đó có thể làm mất màu nước brôm, cả ba chất
đều là hidrocacbon mạch hở.

Câu 7 (2,5 điểm):


Phân tích 1 terpen A có trong tinh dầu chanh thu được kết quả sau: C chiếm 88,235% về khối
lượng, khối lượng phân tử của A là 136 (đvC). A có khả năng làm mất màu dd Br 2 , tác dụng với Br2
theo tỉ lệ mol 1:2, không tác dụng với AgNO 3/NH3. Ozon phân hoàn toàn A tạo ra 2 sản phẩm hữu cơ :
anđehitfomic và 3-axetyl-6-on heptanal. Xác định công thức cấu tạo của A. Xác định số đồng phân lập
thể (nếu có).

Câu 8 (3,0 điểm):


Hai chất hữu cơ X và Y đều có công thức phân tử là C 5H6O4 và là đồng phân lập thể của nhau. X,
Y đều tác dụng với NaHCO 3 theo tỷ lệ mol 1:2 giải phóng khí CO 2. X có nhiệt độ sôi thấp hơn Y. Khi
hiđro hóa hỗn hợp X, Y bằng H 2 với xúc tác Ni được sản phẩm gồm hai chất là đồng phân đối quang
của nhau.
a) Xác định CTCT, công thức cấu trúc của X, Y.
b) Chọn một trong hai chất X hoặc Y cho phản ứng với dung dịch Br 2/CCl4. Viết cơ chế phản
ứng, viết công thức phối cảnh, công thức Fisơ của sản phẩm tạo thành.

----------Hết----------

(Học sinh được sử dụng bảng hệ thống tuần hoàn)

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 11


Đề ôn tập số 2 Năm học 2019-2020
HƯỚNG DẪN CHẤM
MÔN: HÓA HỌC

Câu Nội dung Điểm


Fe3+ + 3 OH   Fe(OH)3
Fe3+ + 3H2O + 3NH3  Fe(OH)3 + 3 NH 4

0,5
 Kết tủa nâu đỏ, không tan trong dung dịch NaOH và dung dịch NH3 dư.
Al3+ + 3 OH   Al(OH)3
Al(OH)3 + OH   AlO 2 + 2H2O

1 Al3+ + 3H2O + 3NH3  Al(OH)3 + 3 NH 4


 0,75
(2,0  Kết tủa keo trắng, tan trong dung dịch NaOH dư, nhưng không tan trong dung
điểm) dịch NH3 dư.
Cu2+ + 2 OH   Cu(OH)2
Cu2+ + 2H2O + 2NH3  Cu(OH)2 + 2 NH 4

Cu(OH)2 + 4NH3  [Cu(NH3)4]2+ + 2 OH  0,75


 Kết tủa xanh lam, không tan trong dung dịch NaOH dư, nhưng tan trong dung
dịch NH3 dư tạo dung dịch phức màu xanh thẫm.
NO2 NO2+ NO2
+
O N O O N O O N O

+ 1,5
N O N O N
2
(2,0 O O O O
1320 1150
điểm)
Lai hóa sp2 Lai hóa sp Lai hóa sp2
Dạng góc Dạng đường thẳng Dạng góc

Trong NO2 trên N có 1 electron không liên kết, còn trong NO 2 trên N có 1 cặp
electron không liên kết nên lực tương tác đẩy mạnh hơn.
 Góc ONO  0,5
 trong NO 2 nhỏ hơn trong NO2.
 
Vậy góc liên kết: NO 2 > NO2 > NO2
3 Chậu A, B, C, D lần lượt là khí: N2, SO2, NH3, HCl
(2,5 Do độ tan trong nước tăng dần: N2 < SO2 < HCl < NH3: do khả năng phân cực của
điểm) phân tử và sự tạo liên kết H với H2O.
Khi tan trong nước xảy ra các phản ứng:
SO2 + H2O  H2SO3
H2SO3  H+ + HSO3-
a 0,5
HSO3-  2H+ + SO32-
 dung dịch SO2 thu được có pH < 7
HCl(dd)  H+ + Cl-
Do HCl tan nhiều hơn SO2 và phân li hoàn toàn  pH(HCl) < pH(SO2)
NH3 + H2O  NH4+ + OH-  pH > 7.
N2 không có phản ứng pH=7.
b TH 1: Thêm dung dịch NaOH vào có phản ứng: 0,5
OH- + H+  H2O
Làm cho cân bằng sau chuyển dịch sang phải
SO2 + H2O  H2SO3
H2SO3  H+ + HSO3-
HSO3-  2H+ + SO32-
Có nghĩa là quá trình hòa tan SO 2 thuận lợi và mực nước trong ống nghiệm sẽ
dâng cao hơn so với mực nước trong ống nghiệm của chậu B ban đầu.
TH 2: Thêm dung dịch H2SO4 vào có phản ứng:
H2SO4  2H+ + SO42-
Làm cho cân bằng sau chuyển dịch sang trái
SO2 + H2O  H2SO3
0,5
H2SO3  H+ + HSO3-
HSO3-  2H+ + SO32-
Có nghĩa là quá trình hòa tan SO2 không thuận lợi và mực nước trong ống nghiệm
sẽ thấp hơn so với mực nước trong ống nghiệm của chậu B ban đầu.
TH 3: SO2 tan mạnh trong nước Br2 nhờ phản ứng
SO2 + Br2 + 2H2O  H2SO4 + 2HBr
 Mực nước trong ống nghiệm dâng cao hơnso với mực nước trong ống nghiệm
của chậu B ban đầu. 0,5
TH 4: SO2 không phản ứng với Br2/CCl4
 Mực nước trong ống nghiệm giảm so với mực nước trong ống nghiệm của
chậu B ban đầu.
Fe3+ + H2O  Fe(OH)2+ + H+
Cân bằng (0,001- x) M xM xM
Ta có: x / (0,001-x) = 10 => x = 8,84.10 ; [Fe ] = 1,16.10-4 M
2 -2,17 -4 3+
0,5
Mn2+ + H2O  Mn(OH)+ + H+
Cân bằng (1 – y) M yM yM
2 -6 2+
Ta có: y / (1-y) => y = 5,01.10 => Sự mất mát Mn không đáng kể
Khi cho KOH vào thì:
a - Với Fe3+ , nồng độ OH- cần để xuất hiện kết tủa:
[OH-]3 = TFe(OH)3 / ([Fe3+]) ; [OH-] = 3.10-11
0,5
- Với Mn , nồng độ OH- cần để xuất hiện kết tủa:
2+

[OH-]2 = TMn(OH)2 / [Mn2+] ; [OH-] = 6,68.10-7


Vậy Fe(OH)3 kết tủa trước Mn(OH)2
4 - Để kết tủa hoàn toàn Fe(OH)3
(3,0 => [OH-]3 = (10-35,5) / (10-6) => [OH-] = 1,47.10-10 M. Vậy pH = 4,17
điểm) - Để Mn2+ bắt đầu kết tủa thì:
1,0
[OH-]2 = (10-12,35) / 1 = > [OH-] = 6,68.10-7 M
Vậy pH lúc này 7,83
Vậy khoảng pH để tách hoàn toàn Fe3+ khỏi Mn2+ : pH [4,17 ; 7,83]
Giữa quá trình tạo phức F- và quá trình hiđroxiro, nhận thấy quá trình tạo phức F-
ưu thế hơn, tạo được phức bền:
Fe3+ + 6F-  FeF63- (K=1016,1)
Cân bằng z 0,999 + z 0,001 – z
16,1
Ta có: ( 0,001 – z ) / (z ( z + 0,999) ) = 10
b 1,0
=> z = 7,95.10-20 (Rất nhỏ) => [Fe3+] = 7,95.10-20
Khi cho NaOH vào, nồng độ OH- để tạo kết tủa Fe(OH)3 là:
[OH-]3 = (10-35,5) / (7,95.10-20) => [OH-] = 3,41.10-6 (M)
Với Mn , nồng độ OH- cần để xuất hiện kết tủa là 6,68.10-7
2+

Vậy lúc đó Mn2+ sẽ kết tủa thành Mn(OH)2 trước.


5 a Ta có: nN2O = 0,01 mol ; nN2 = 0,01 0,5
(3,0 Đặt số mol Fe và Al lần lượt bằng x và y
điểm) Chất khử Chất oxi hóa
Fe - 3e  Fe 3+
10H + 2NO3- + 8e  N2O + 5H2O
+

3x x 0,10 0,08
Al - 3e  Al 3+
12H + 2NO3 + 10e  N2 + 6H2O
+ -
3y y 0,12 0,10
Vì n H  (pu )  0,22mol  n H (bd )  0,3mol nên axit dư, phản ứng không tạo Fe2+.

56 x  27 y  2,2x  0,02


Ta có:   0,5
 3x  3y  0,18  y  0,04
Vậy %mFe = 50,9% và %mAl = 49,1%
Thêm NaOH vào dung dịch B [H + (0,15.2-0,22 = 0,08 mol), Fe3+ (x = 0,02 mol),
Al3+ (y = 0,04 mol) và NO3-]
H+ + OH-  H2O (1)
0,5
Fe3+ + 3OH-  Fe(OH)3 (2)
Al + 3OH  Al(OH)3
3+ -
(3)
b Al(OH)3 + OH  AlO2 + 2H2O
- -
(4)
13,6
n OH  (1, 2,3, 4 )  n H   3n Fe3  4n Al3  0,3mol  n OH  ( bd )   0,34mol
40
 sau (1), (2), (3), (4) vẫn còn dư OH-, kết tủa D là Fe(OH)3 (0,02mol) 0,5
 mrắn = m Fe O  0,01  160  1,6g
2 3

Thêm HCl vào dung dịch E [Na+, OH- (0,04 mol), AlO2- (0,04 mol) và NO3-]
OH- + H+  H2O (5)
AlO2 + H + H2O  Al(OH)3(6)
- +

Al(OH)3 + 3H+  Al3+ + 3H2O (7)


2,34
n Al( OH )3   0,03mol
78
c 1,0
Trường hợp 1: Xảy ra (5), (6) và AlO2- dư
n H  n OH  n Al( OH )  0,04  0,03  0,07mol  V = 0,07/0,5 = 0,14L
 
3

Trường hợp 2: Xảy ra (5), (6), (7) n Al( OH )3 ( 7 )  0,04  0,03  0,01mol
n H   n OH   n AlO  3n Al( OH )3 ( 7 )  0,04  0,04  0,03  0,11mol
2

V = 0,11/0,55 = 0,22L
6 CxHy  xC + y/2H2
0
t

(2,0 1V 3V
điểm) a VH 2  3VC x H y  y / 2  3  y  6 => CT của 3 hidrocacbon có dạng CxH6 0,5
3 hidrocacbon này không phải là đồng đẳng của nhau vì chúng có cùng số nguyên
tử H trong phân tử.
b Xác định CTPT:
52
M C x H 6  12 x  6  2.29  x   4,33
12
Với x phải nguyên dương nên x  4
Gọi x1, x2, x3 lần lượt là số nguyên tử C trong 3 hidrocacbon:
Cx1H6 + (x1 + 3/2) O2→ x1CO2 + 3H2O
Cx2H6 + (x2 + 3/2) O2→ x2CO2 + 3H2O
0,5
Cx2H6 + (x2 + 3/2) O2→ x2CO2 + 3H2O
Ở 1000C, H2O ở trạng thái hơi và trong cùng điều kiện t0 và p nên tỷ lệ số mol
cũng là tỷ lệ thể tích, ta có:
(x1 + 3) : (x2 + 3) : (x3 + 3) = 5 : 6 : 7
 x1 = 5 - 3 = 2; x2 = 6 - 3 = 3 ; x3 = 7 - 3 = 4
 CTPT của 3 hidrocacbon là C2H6 ; C3H6 ; C4H6
Comment: Theo mình nghĩ dữ kiện “…..Đốt cháy những thể tích bằng nhau
của 3 hidrocacbon đó sinh ra các sản phẩm khí theo tỷ lệ thể tích 5 : 6 : 7 (ở
cùng điều kiện 1000C và 740mmHg)” là thừa. Vì nếu như chúng ta đã xác định
có 6 nguyên tử H rồi thì chỉ cần điều kiện số nguyên tử C > 1 nữa là đủ. Mà 3
hidrocacbon cùng ở thể khí nên chọn được Số C = 2; 3; 4 như lời giải bên
dưới. An tâm vì điều này mình đã góp ý với giáo viên ra đề và đã được các giáo
viên tổ chấm ok
52
M C x H 6  12 x  6  2.29  x   4,33
12
Với x phải nguyên dương nên x  4
Mà trong hidrocacbon có 6 nguyên tử H nên x > 1
 x = 2; 3; 4 => CTPT của 3 hidrocacbon là C2H6 ; C3H6 ; C4H6
*Xác định CTCT:
+ C2H6 chỉ có 1 cấu tạo duy nhất: CH3 - CH3
+ C3H6 có thể có các cấu tạo: (loại) 0,5
CH2 = CH - CH3 là CT đúng của C3H6 (mạch hở, có liên kết đôi, làm mất màu
nước brôm)
+ C4H6 có thể có các cấu tạo sau:
CH2 = C = CH - CH3 (loại)
CH ≡ C - CH2 - CH3 (loại)
0,5
CH3 - C ≡ C - CH3 (loại)
CH2 = CH - CH = CH2 là CT đúng của C4H6 (mạch hở, làm mất màu nước brôm
và có thể điều chế trực tiếp từ rượu etylic)
Đặt A: CxHy
x : y = (88,235:12) : 11,765 = 10 : 16 Þ CT thực nghiệm (C10H16)n 0,5
MA = 136 Þ CTPT A : C10H16 (số lk p + số vòng = 3)
A tác dụng Br2 theo tỉ lệ mol 1:2 Þ A có 2 liên kết p và 1 vòng 0,5
7 A không tác dụng với AgNO3/NH3 Þ A không có nối ba đầu mạch 0,5
(2,5 Ozon phân hoàn toàn A tạo ra 2 sản phẩm hữu cơ : anđehitfomic và 3-axetyl-6-on
điểm) heptanal
Þ CTCT A:
1,0
* CH3

- X và Y đều tác dụng với NaHCO3 tỷ lệ 1:2 giải phóng khí CO2.
0,5
 X, Y là axit 2 chức.
- Khi hiđro hóa X, Y bằng H 2 (Ni/to) được hỗn hợp 2 đối quang của nhau  X, Y
a có cùng mạch cacbon và sản phẩm phải có mạch nhánh để có C*. 0,5
 X, Y là cặp đồng phân hình học HOOC-C(CH3)=CH-COOH
- X có nhiệt độ sôi thấp hơn Y nên trong Y có liên kết hiđro nội phân tử  X là
0,5
đồng phân cis còn Y là đồng phân trans.
Cơ chế phản ứng cộng electronphin (AE) và liên kết C = C:
HOOC COOH
 

HOOC Br+ COOH


8 + Br- Br
chËm + Br-
(3,0 H3C H H
H3C
điểm) 0,5
HOOC Br COOH
HOOC Br+ COOH
nhanh
C C
b H3C H H3C H
Br
Br-

Công thức phối cảnh: 0,5


CH3
CH3

Br HOOC
Br
H COOH H
Br Br

COOH
COOH
Công thức Fisơ:
COOH COOH

CH3 Br Br CH3
0,5
Br H H Br

COOH COOH

You might also like