You are on page 1of 6

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

Câu 36: Lưu huỳnh tác dụng với dung dịch kiềm nóng theo phản ứng sau :
S + KOH  K2S + K2SO3 + H2O
Tỉ lệ số nguyên tử lưu huỳnh bị oxi hóa và số nguyên tử lưu huỳnh bị khử là :
A. 2 : 1. B. 1 : 2. C. 1 : 3. D. 2 : 3.
Câu 37: Kết luâ ̣n gì có thể rút ra được từ 2 phản ứng sau :
o o

H2 + S   H2S (1) S + O2   SO2 (2)


t t
;
A. S chỉ có tính khử. B. S chỉ có tính oxi hóa.
C. S vừa có tính khử, vừa có tính oxi hóa. D. S chỉ tác dụng với các phi kim.
Câu 38: Hơi thủy ngân rất độc, do đó phải thu hồi thủy ngân rơi vãi bằng cách :
A. nhỏ nước brom lên giọt thủy ngân. B. nhỏ nước ozon lên giọt thủy ngân.
C. rắc bột lưu huỳnh lên giọt thủy ngân. D. rắc bột photpho lên giọt thủy ngân.
Câu 39: Khi sục SO2 vào dung dịch H2S thì
A. Dung dịch bị vẩn đục màu vàng. B. Không có hiện tượng gì.
C. Dung dịch chuyển thành màu nâu đen. D. Tạo thành chất rắn màu đỏ.
Câu 40: Sục một khí vào nước brom, thấy nước brom bị nhạt màu. Khí đó là :
A. CO2. B. CO. C. SO2. D. HCl.
Câu 41: SO2 luôn thể hiện tính khử trong các phản ứng với
A. H2S, O2, nước Br2. B. dung dịch NaOH, O2, dung dịch KMnO4.
C. dung dịch KOH, CaO, nước Br2. D. O2, nước Br2, dung dịch KMnO4.
Câu 42: Hãy chọn phản ứng mà SO2 có tính oxi hoá
A. SO2 + Na2O  Na2SO3
B. SO2 + 2H2S  3S + 2H2O
C. SO2 + H2O + Br2  2HBr + H2SO4
D. 5SO2 + 2KMnO4 + 2H2O  K2SO4 + 2MnSO4 + 2H2SO4
Câu 43: Cho các phản ứng :
(1) SO2 + Br2 + H2O  (2) SO2 + O2 (to, xt) 
(3) SO2 + KMnO4 + H2O  (4) SO2 + NaOH 
(5) SO2 + H2S  (6) SO2 + Mg 
a. Tính oxi hóa của SO2 được thể hiê ̣n ở phản ứng nào ?
A. 1, 2, 3. B. 1, 2, 3, 5. C. 1, 2, 3, 5, 6. D. 5, 6.
b. Tính khử của SO2 được thể hiê ̣n ở phản ứng nào ?
A. 1, 2, 3. B. 1, 2, 3, 5. C. 1, 2, 3, 5, 6. D. 5, 6.
Câu 44: Kết luâ ̣n gì có thể rút ra từ 2 phản ứng sau :
SO2 + Br2 + H2O  H2SO4 + HBr (1)
SO2 + H2S  S + H2O (2)
A. SO2 là chất khử mạnh. B. SO2 vừa có tính khử, vừa có tính oxi hóa.
C. SO2 là chất oxi hóa mạnh. D. SO2 kém bền.
Câu 45: Xét cân bằng hoá học:
2SO2 (k) + O2 (k)  SO3 (k) H = –198kJ
Tỉ lệ SO3 trong hỗn hợp lúc cân bằng sẽ lớn hơn khi
A. tăng nhiệt độ và giảm áp suất. B. tăng nhiệt độ, và áp suất không đổi.
C. giảm nhiệt độ và tăng áp suất. D. cố định nhiệt độ và giảm áp suất.
Câu 46: Tác nhân chủ yếu gây mưa axit là :
A. CO và CH4. B. CH4 và NH3. C. SO2 và NO2. D. CO và CO2.
Câu 47: Trường hợp nào sau đây không xảy ra phản ứng hoá học ?
A. Sục khí H2S vào dung dịch FeCl2. B. Cho Fe vào dung dịch H2SO4 loãng,
nguội.
C. Sục khí H2S vào dung dịch CuCl2. D. Sục khí Cl2 vào dung dịch FeCl2.
Câu 48: Trong các phản ứng sau đây, hãy chỉ ra phản ứng không đúng ?
 Na2S + 2HCl. B. 2H2S + 3O2  2SO2 + 2H2O.
A. H2S + 2NaCl
 PbS + 2HNO3. D. H2S + 4H2O + 4Br2  H2SO4 + 8HBr.
C. H2S + Pb(NO3)2
Câu 49: Hiện tượng gì xảy ra khi dẫn khí H2S vào dung dịch hỗn hợp KMnO4 và H2SO4 ?
A. Không có hiện tượng gì cả.
B. Dung dịch vẫn đục do H2S ít tan.
C. Dung dịch mất màu tím và vẫn đục có màu vàng do S không tan.
D. Dung dịch mất màu tím do KMnO4 bị khử thành MnSO4 và trong suốt.
Câu 50: Khí nào sau đây có trong không khí đã làm cho các đồ dùng bằng bạc lâu ngày bị xám
đen ?
A. CO2. B. SO2. C. O2. D. H2S.
Câu 51: Trong các nhận xét sau đây, hãy chỉ ra nhận xét đúng :
4Ag + 2H2S + O2  2Ag2S↓ + 2H2O
A. Ag là chất oxi hóa ; H2S là chất khử.
B. O2 là chất oxi hóa ; H2S là chất khử.
C. Ag là chất khử ; O2 là chất oxi hóa.
D. Ag là chất khử ; H2S và O2 là các chất oxi hóa.
Câu 52: Dung dịch H2S khi để ngoài trời xuất hiê ̣n lớp că ̣n màu vàng là do :
A. H2S bị oxi không khí khử thành lưu huỳnh tự do.
B. Oxi trong không khí đã oxi hóa H2S thành lưu huỳnh tự do.
C. H2S đã tác dụng với các hợp chất có trong không khí.
D. Có sự tạo ra các muối sunfua khác nhau.
Câu 53: Dãy chất và ion nào sau đây chỉ thể hiện tính khử trong các phản ứng hóa học ?
A. H2S và Cl-. B. SO2 và I-. C. Na và S2-. D. Fe2+ và Cl-.
 2 2
Câu 54: Cho các chất và ion sau Cl, Na2S, NO2, Fe2+, SO2, Fe3+, NO3 , SO 4 , SO3 , Na, Cu.
Dãy chất và ion nào sau đây vừa có tính khử, vừa có tính oxi hoá ?
2
A. Cl, Na2S, NO2, Fe2+. B. NO2, Fe2+, SO2, SO3 .

C. Na2S, Fe2+, NO3 , NO2. D. Cl, Na2S, Na, Cu.
Câu 55: Các chất của dãy nào chỉ có tính oxi hóa là :
A. H2O2, HCl, SO3. B. O2, Cl2, S8.
C. O3, O2, H2SO4. D. FeSO4, KMnO4, HBr.
Câu 56: Cho FeS tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, thu được khí A ; nếu dùng dung dịch
H2SO4 đă ̣c, nóng thì thu được khí B. Dẫn khí B vào dung dịch A thu được rắn C. Các chất A, B,
C lần lượt là :
A. H2, H2S, S. B. H2S, SO2, S. C. H2, SO2, S. D. O2, SO2, SO3.
Câu 57: Cách pha loãng H2SO4 đặc an toàn là :
A. Rót nhanh axit vào nước và khuấy đều. B. Rót nhanh nước vào axit và khuấy đều.
C. Rót từ từ nước vào axit và khuấy đều. D. Rót từ từ axit vào nước và khuấy đều.
Câu 58: Chất dùng để làm khô khí Cl2 ẩm là :
A. CaO. B. dung dịch H2SO4 đậm đặc.
C. Na2SO3 khan. D. dung dịch NaOH đặc.
Câu 59: Khí sau đây có thể được làm khô bằng H2SO4 đặc :
A. HBr. B. HCl. C. HI. D. Cả A, B và C.
Câu 60: Có thể làm khô khí CO2 ẩm bằng dung dịch H2SO4 đă ̣c, nhưng không thể làm khô NH3
ẩm bằng dung dịch H2SO4 đă ̣c vì :
A. không có phản ứng xảy ra. B. NH3 tác dụng với H2SO4.
C. CO2 tác dụng với H2SO4. D. phản ứng xảy ra quá mãnh liê ̣t.
Câu 61: Tính chất đặc biệt của dung dịch H2SO4 đặc, nóng là tác dụng được với các chất trong
dãy nào sau đây mà dung dịch H2SO4 loãng không tác dụng được?
A. BaCl2, NaOH, Zn. B. NH3, MgO, Ba(OH)2.
C. Fe, Al, Ni. D. Cu, S, C12H22O11 (đường saccarozơ).
Câu 62: Cho bột Fe vào dung dịch H 2SO4 đặc, nóng cho đến khi Fe không còn tan được nữa.
Sản phẩm thu được trong dung dịch sau phản ứng là :
A. FeSO4. B. Fe2(SO4)3. C. FeSO4 và Fe. D.FeSO4và Fe2(SO4)3.
Câu 63: Oleum là :
A. Dung dịch của SO3 trong H2SO4. B. H2SmO3m +1.
C. H2SO4.mSO3. D. Cả A, B và C.
Câu 64: Trong sản xuất H2SO4 khí SO3 được hấp thụ bằng :
A. Nước. B. Axit sunfuric loãng.
C. Axit sunfuric đặc, nguội. D. Axit sunfuric đặc, nóng.
Câu 65: Để phân biệt O2 và O3, người ta thường dùng :
A. nước. B. dung dịch KI và hồ tinh bột.
C. dung dịch CuSO4. D. dung dịch H2SO4.
Câu 66: Để phân biệt 2 khí SO2 và H2S, có thể dùng
A. dung dịch natri hiđroxit. B. dung dịch kali pemanganat.
C. dung dịch brom trong nước. D. dung dịch brom trong clorofom.
Câu 67: Có các lọ hoá chất không nhãn, mỗi lọ đựng một trong các dung dịch không màu sau :
Na2SO4, Na2S, Na2CO3, Na3PO4, Na2SO3. Chỉ dùng thuốc thử là dung dịch H2SO4 loãng, nhỏ trực
tiếp vào từng dung dịch thì có thể nhận được các dung dịch :
A. Na2CO3, Na2S, Na2SO3. B. Na2CO3, Na2S.
C. Na2CO3, Na2S, Na3PO4. D. Na2SO4, Na2S, Na2CO3, Na3PO4, Na2SO3.
Câu 68: Để phân biệt các khí CO, CO2, O2 và SO2 có thể dùng :
A. tàn đóm cháy dở, nước vôi trong và nước brom.
B. tàn đóm cháy dở, nước vôi trong và dung dịch K2CO3.
C. dung dịch Na2CO3 và nước brom.
D. tàn đóm cháy dở và nước brom.
Câu 69: Dãy gồm 3 dung dịch có thể nhận biết bằng phenolphtalein là :
A. KOH, NaCl, H2SO4. B. KOH, NaCl, K2SO4.
C. KOH, NaOH, H2SO4. D. KOH, HCl, H2SO4.
Câu 70: Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns2np4. Trong hợp
chất khí của nguyên tố X với hiđro, X chiếm 94,12% khối lượng. Phần trăm khối lượng của
nguyên tố X trong oxit cao nhất là :
A. 50,00%. B. 40,00%. C. 27,27%. D. 60,00%.
Câu 71: Để trừ nấm thực vật, người ta dùng dung dịch CuSO4 0,8%. Lượng dung dịch CuSO4
0,8% pha chế được từ 60 gam CuSO4.5H2O là :
A. 4800 gam. B. 4700 gam. C. 4600 gam. D. 4500 gam.
Câu 82: Cho 12,8 gam Cu tác dụng với H2SO4 đặc nóng dư, khí sinh ra cho vào 200 ml dung
dịch NaOH 2M. Hỏi muối nào được tạo thành và khối lượng là bao nhiêu gam ?
A. Na2SO3 và 24,2 gam. B. Na2SO3 và 25,2 gam.
C. NaHSO3 15 gam và Na2SO3 26,2 gam. D. Na2SO3 và 23,2 gam.
Câu 83: Đốt cháy hoàn toàn 8,96 lít H2S (đktc) trong oxi dư, rồi dẫn tất cả sản phẩm vào 50 ml
dung dịch NaOH 25% (D = 1,28). Nồng độ % muối trong dung dịch là :
A. 47,92%. B. 42,98%. C. 42,69%. D. 24,97%.
Câu 84: Hấp thụ toàn bô ̣ 3,36 lít SO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch NaOH được 16,7 gam muối.
Nồng đô ̣ mol của dung dịch NaOH là :
A. 0,5M. B. 1M. C. 2M. D. 2,5M.
Câu 85: Cho V lít hỗn hợp khí gồm H2S và SO2 tác dụng với dung dịch brom dư. Thêm dung
dịch BaCl2 dư vào hỗn hợp trên thì thu được 2,33 gam kết tủa. Giá trị của V là :
A. 0,112 lít. B. 2,24 lít. C. 1,12 lít. D. 0,224 lít.
Câu 86: Hoà tan 3,38 gam oleum X vào nước người ta phải dùng 800 ml dung dịch KOH 0,1 M
để trung hoà dung dịch X. Công thức phân tử của oleum X là :
A. H2SO4.3SO3. B. H2SO4.2SO3. C. H2SO4.4SO3. D.H2SO4.nSO3.

Câu 87: Số gam H2O dùng để pha loãng 1 mol oleum có công thức H 2SO4.2SO3 thành axit
H2SO4 98% là :
A. 36 gam. B. 42 gam. C. 40 gam. D. Cả A, B và C đều sai.
Câu 88: Có 200 ml dung dịch H2SO4 98% (D = 1,84 g/ml). Người ta muốn pha loãng thể tích
H2SO4 trên thành dung dịch H2SO4 40% thì thể tích nước cần pha loãng là bao nhiêu ?
A. 711,28 cm3.B. 621,28 cm3. C. 533,60 cm3.D. 731,28 cm3.
Câu 89: Trộn lẫn 500 ml dung dịch NaOH 0,1M với 400 ml dung dịch H 2SO4 0,1M được dung
dịch Y. Trong dung dịch Y có các sản phẩm là :
A. Na2SO4. B. NaHSO4.
C. Na2SO4 và NaHSO4. D. Na2SO4 và NaOH.
Câu 90: Trộn lẫn 500 ml dung dịch H2SO4 0,3M với 200 ml dung dịch hỗn hợp NaOH aM, sau
phản ứng thu được dung dịch X chứa 19,1 gam muối. Giá trị của a là :
A. 0,5. B. 1. C. 1,5. D. 2.
Câu 91: Trộn 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm H2SO4 0,05M và HCl 0,1M với 100 ml dung dịch
hỗn hợp gồm NaOH 0,2M và Ba(OH)2 0,1M, thu được dung dịch X. Dung dịch X có pH là :
A. 12,8. B. 13,0. C. 1,0. D. 1,2.
Câu 92: Để hoà tan hoàn toàn 2,32 gam hỗn hợp gồm FeO, Fe3O4 và Fe2O3 (trong đó số mol
FeO bằng số mol Fe2O3) cần dùng vừa đủ V lít dung dịch H2SO4 0,5M loãng. Giá trị của V là :
A. 0,23. B. 0,18. C. 0,08. D. 0,16.
Câu 93: Cho 21 gam hỗn hợp Zn và CuO vào 600 ml dung dịch H 2SO4 0,5M, phản ứng vừa đủ.
% khối lượng của Zn có trong hỗn hợp ban đầu là :
A. 57%. B. 62%. C. 69%. D. 73%.
Câu 94: Khi hoà tan b gam oxit kim loại hóa trị II bằng một lượng vừa đủ axit dung dịch H 2SO4
15,8% người ta thu được dung dịch muối có nồng độ 18,21%. Vậy kim loại hoá trị II là :
A. Ca. B. Ba. C. Be. D. Mg.
Câu 95: Hoà tan hết 7,74 gam hỗn hợp bột Mg, Al bằng 500 ml dung dịch hỗn hợp HCl 1M và
H2SO4 0,28M thu được dung dịch X và 8,736 lít khí H2 (ở đktc). Cô cạn dung dịch X thu được
lượng muối khan là :
A. 38,93 gam. B. 103,85 gam. C. 25,95 gam. D. 77,86 gam.
Câu 96: Cho 13,5 gam hỗn hợp các kim loại Al, Cr, Fe tác dụng với lượng dư dung dịch H2SO4
loãng nóng (trong điều kiện không có không khí), thu được dung dịch X và 7,84 lít khí H2 (ở
đktc). Cô cạn dung dịch X (trong điều kiện không có không khí) được m gam muối khan. Giá trị
của m là:
A. 42,6. B. 45,5. C. 48,8. D. 47,1.
Câu 97: Cho 2,13 gam hỗn hợp X gồm ba kim loại Mg, Cu và Al ở dạng bột tác dụng hoàn toàn
với oxi thu được hỗn hợp Y gồm các oxit có khối lượng 3,33 gam. Thể tích dung dịch H 2SO4 1M
vừa đủ để phản ứng hết với Y là :
A. 57 ml. B. 75 ml. C. 55 ml. D. 90 ml.
Câu 98: Nung nóng 11,2 gam Fe và 26 gam Zn với một lượng S dư. Sản phẩm của phản ứng cho
tan hoàn toàn trong dung dịch H2SO4 loãng, toàn bộ khí sinh ra được dẫn vào dung dịch CuSO4
10% (d = 1,2 g/ml). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Thể tích tối thiểu của dung dịch CuSO 4
cần để hấp thụ hết khí sinh ra là :
A. 700 ml. B. 800 ml. C. 600 ml. D. 500 ml.
Câu 99: Hoà tan 11,2 gam Fe bằng dung dịch H 2SO4 loãng (dư), thu được dung dịch X. Dung
dịch X phản ứng vừa đủ với V ml dung dịch KMnO4 0,5M. Giá trị của V là :
A. 40. B. 80. C. 60. D. 20.
Câu 100: Cho 0,01 mol một hợp chất của sắt tác dụng hết với H2SO4 đặc nóng (dư), thoát ra
0,112 lít (đktc) khí SO2 (là sản phẩm khử duy nhất). Công thức của hợp chất sắt đó là :
A. FeS. B. FeS2. C. FeO. D. Fe2O3.
Câu 101: Hòa tan hoàn toàn 10,44 gam một oxit sắt bằng dung dịch H 2SO4 đặc, nóng thu được
dung dịch X và 1,624 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Cô cạn dung dịch X, thu được
m gam muối sunfat khan. Giá trị của m là :
A. 29. B. 52,2. C. 58,0. D. 54,0.
Câu 102: Nung m gam bột sắt trong oxi, thu được 4,5 gam hỗn hợp chất rắn X. Hòa tan hết hỗn
hợp X trong dung dịch H2SO4 đặc nóng (dư) thoát ra 1,26 lít (ở đktc) SO2 (là sản phẩm khử duy
nhất). Giá trị của m là :
A. 3,78. B. 2,22. C. 2,52. D. 2,32.
Câu 103: Cho 6,72 gam Fe vào dung dịch chứa 0,3 mol H2SO4 đặc nóng, đến khi phản ứng xảy
ra hoàn toàn, thu được khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch X. Dung dịch X có thể
hoà tan tối đa m gam Cu. Giá trị của m là :
A. 3,84 B. 3,20. C. 1,92. D. 0,64.
Câu 104: Cho 6,72 gam Fe vào dung dịch chứa 0,3 mol H 2SO4 đặc, nóng (giả thiết SO2 là sản
phẩm khử duy nhất). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng muối thu được là :
A. 21,12 gam. B. 24 gam. C. 20,16 gam. D. 18,24 gam.
Câu 105: Hoà tan 19,2 gam kim loại M trong H 2SO4 đặc dư thu được khí SO2. Cho khí này hấp
thụ hoàn toàn trong 1 lít dung dịch NaOH 0,6M, sau phản ứng đem cô can dung dịch thu được
37,8 gam chất rắn. Kim loại M là :
A. Cu. B. Mg. C. Fe. D. Ca.
Câu 106: Hoà tan hết 14,4 gam kim loại M trong dung dịch H 2SO4 đặc, nóng, thu được SO2 là
sản phẩm khử duy nhất. Cho toàn bộ lượng SO 2 này hấp thụ vào 0,75 lít dung dịch NaOH 0,7M,
sau phản ứng đem cô cạn dung dịch được 31,35 gam chất rắn. Kim loại M đó là :
A. Ca. B. Mg. C. Fe. D. Cu.
Câu 107: Khi cho 9,6 gam Mg tác dụng hết với dung dịch H 2SO4 đậm đặc, thấy có 49 gam
H2SO4 tham gia phản ứng, tạo muối MgSO4, H2O và sản phẩm khử X. X là :
A. SO2. B. S. C. H2S. D. SO2, H2S.
Câu 108: Hòa tan hoàn toàn 2,52 gam hỗn hợp Mg và Al bằng dung dịch HCl thu được 2,688 lít
hiđro (đktc). Cũng lượng hỗn hợp này nếu hòa tan hoàn toàn bằng H 2SO4 đặc nóng thì thu được
0,12 mol một sản phẩm X duy nhất hình thành do sự khử S+6. X là :
A. S. B. SO2. C. H2S. D. S hoặc SO2.
Câu 109: Cho x mol Fe tan hoàn toàn trong dung dịch chứa y mol H2SO4 (tỉ lê ̣ x : y = 2 : 5), thu
được mô ̣t sản phẩm khử duy nhất và dung dịch chỉ chứa muối sunfat. Số mol electron do lượng
Fe trên nhường khi bị hoà tan là :
A. 3x. B. y. C. 2x. D. 2y.
Câu 110: Hòa tan hoàn toàn 2,44 gam hỗn hợp bột X gồm Fe xOy và Cu bằng dung dịch H2SO4
đặc nóng (dư). Sau phản ứng thu được 0,504 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dung
dịch chứa 6,6 gam hỗn hợp muối sunfat.
a. Phần trăm khối lượng của Cu trong X là :
A. 39,34%. B. 65,57%. C. 26,23%. D. 13,11%.
b. Công thức của oxit sắt là :
A. Fe3O4. B. Fe2O3. C. FeO. D. FeO hoặc Fe3O4.
Câu 111: Cho hỗn hợp gồm Fe và FeS tác dụng với dung dịch HCl dư, khí sinh ra có tỉ khối so
với hiđro là 9. Thành phần % theo khối lượng Fe trong hỗn hợp ban đầu là :
A. 40%. B. 50%. C. 38,89%. D. 61,11%.
Câu 112: Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp gồm a mol FeS2 và 0,06 mol Cu2S vào axit HNO3 (vừa
đủ), thu được dung dịch X (chỉ chứa hai muối sunfat) và khí duy nhất NO. Giá trị của a là :
A. 0,075. B. 0,12. C. 0,06. D. 0,04.
Câu 113: Cho m gam Mg vào dung dịch chứa 0,06 mol Fe 2(SO4)3. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn
toàn thu được 3,36 gam chất rắn. Giá trị của m là :
A. 2,88. B. 2,16. C. 4,32. D. 5,04.
……………………………………………
HẾT……………………………………………………

You might also like