You are on page 1of 24

UNIT 1: HIGHER EDUCATION

Giáo dục đại học có đang làm chúng ta thất vọng?

Ở nhiều nơi trên thế giới, giáo dục đại học đang không đem lại kết quả như chúng
ta mong đợi. Thay vì được cung cấp những kiến thức cũng như kỹ năng cần thiết
cho công việc trong tương lai, học sinh đại học hầu như bị vùi đầu vào theoretical
knowledge (kiến thức mang tính lý thuyết), thiếu tính thực tiễn để có thể qua được
các bài kiểm tra trên trường. Mô hình học thông thường không còn phát huy tác
dụng, trong khi đó các hình thức interactive learning (việc học có tương tác cao)
không được phổ cập ở môi trường đại học.

Thời gian dành cho extracurricular activities (hoạt động ngoại khóa) từ đó cũng bị
hạn chế dần. Tuy rằng nhiều ngành nghề yêu cầu formal qualifications (bằng cấp)
tốt nhưng điều đó không có nghĩa những practical skills (kỹ năng thực tế) như kỹ
năng ứng xử, kỹ năng làm việc nhóm là không cần thiết. Chỉ có kiến thức sách vở
chứ không có kỹ năng mềm, học sinh không thể có career prospects (triển vọng
nghề nghiệp) tốt sau khi ra trường.

Knowledge-based society (xã hội đánh giá cao kiến thức – trí tuệ con người) hiện
nay cần những cá nhân toàn vẹn cả về kiến thức lẫn kỹ năng. Chính vì vậy, tertiary
education* cần có sự cải cách lớn để có thể đáp ứng được nhu cầu này của xã hội.

Tertiary education ('tə:ʃəri - edju:'keiʃn) dùng để chỉ tất cả các loại hình giáo dục
sau bậc trung học phổ thông, bao gồm các chứng chỉ hành nghề (certificate), bằng
cử nhân đại học (bachelor’s degrees) và các bằng cấp/chứng chỉ thạc sĩ (master’s
degrees) hay tiến sĩ (doctoral degrees). Tertiary education còn được gọi là “higher
education” và rất hay được dùng trong các bài viết thuộc chủ đề giáo dục đại học
hay gặp trong bài thi IELTS.

1
UNIT 2: TECHNOLOGY IN EDUCATION

Công nghệ hiện đại đang định hướng tương lai của giáo dục

Công nghệ thế kỷ 21 đang dọn đường cho sự xuất hiện của rất nhiều personalized
learning models (mô hình học tập được thiết kế riêng dành cho từng cá nhân học
sinh). Mỗi cá nhân học sinh tiếp thu kiến thức theo cách khác nhau, và công nghệ
ngày nay cho phép giáo viên có thể điều chỉnh chương trình để adapt to each
student’s skill level (thích nghi với năng lực của từng học sinh) và giúp họ có thể
học tập at their own pace (tốc độ học của chính họ). Tailor-made computer
programs (chương trình máy tính có thể điều chỉnh cho phù hợp với năng lực học
sinh) đang dần thay thế vai trò của sách giáo khoa trong lớp học trong việc hỗ trợ
học sinh học tập.

Thêm vào đó, với sự bùng nổ của Internet, online learning (việc học trực tuyến)
ngày càng thu hút được nhiều sự quan tâm từ tất cả mọi người. Học sinh có thể có
rất nhiều sự lựa chọn cho online courses (các khóa học trực tuyến) về tất cả các
chủ đề khác nhau của cuộc sống, từ những khóa học kiến thức chuyên ngành kinh
tế, tài chính đến những khóa học kỹ năng mềm như kỹ năng nấu ăn hay kỹ năng
thuyết trình. Đồng thời, để tham gia a virtual classroom (lớp học ảo) như vậy,
người học chỉ cần có một thiết bị thông minh, điện thoại hay máy tính, kết nối với
Internet và đăng ký môn học mà họ quan tâm. Chính vì những tiện ích này, rất nhiều
trường đại học trên thế giới đã đầu tư vào online learning platforms (các nền tảng
học trực tuyến) để sinh viên có nhiều sự lựa chọn hơn về hình thức học phù hợp
với hoàn cảnh cá nhân.

Tuy rằng việc học trực tuyến có nhiều bất lợi trước mắt như: học sinh không có
face-to-face interaction (tương tác trực tiếp) với thầy cô hay người tham gia học
trực tuyến sẽ khó có thể nhận được peer support (sự hỗ trợ từ bạn bè), đây là bước
đi đầu tiên đến với một kỷ nguyên giáo dục mới – kỷ nguyên của công nghệ giáo
dục.

2
UNIT 3: WORK LIFE
Cân bằng cuộc sống - công việc có nên là sự ưu tiên của giới trẻ không?

Chắc hẳn chúng ta đều quá quen thuộc về khái niệm “cân bằng cuộc sống – công
việc”, đặc biệt là khi truyền thông đều tập trung vào việc định hướng chúng ta làm
sao để achieve work – life balance (đạt được sự cân bằng cuộc sống – công việc).

Các trang báo mạng đều tràn ngập những bài viết khuyên chúng ta nên tìm kiếm
“công việc mơ ước” với favourable work environment (môi trường làm việc thuận
lợi) và nhiều promotion prospects (triển vọng thăng tiến). Vấn đề ở đây là liệu rằng
chúng ta – những người trẻ mới chân ướt chân ráo ra khỏi môi trường đại học có
quyền và khả năng chọn một công việc thỏa mãn tất cả các kỳ vọng của chúng ta
hay không?

Thực tế là chúng ta under intense pressure (phải chịu rất nhiều áp lực) từ công
việc chúng ta làm. Áp lực có thể đến từ heavy workload (khối lượng công việc
khổng lồ) hay đến từ những workplace conflicts (xung đột tại nơi làm việc) mà
chúng ta phải đối mặt hàng ngày. Chính vì vậy, cuộc sống cá nhân của chúng ta sẽ
bị ảnh hưởng rất nhiều nếu chúng ta muốn thực hiện tốt công việc. Như vậy, nếu
chúng ta chỉ tìm kiếm những job opportunities (cơ hội nghề nghiệp) cho phép
chúng ta có được sự cân bằng giữa cuộc sống cá nhân và công việc, liệu rằng
chúng ta có đang ảo tưởng quá hay không?

Theo nhiều nghiên cứu gần đây, việc nhân viên mới luôn có kỳ vọng và ưu tiên có
được sự cân bằng cuộc sống – công việc lại chính là nguyên nhân chính dẫn đến
việc nhảy việc, và về lâu về dài không thể có được job satisfaction (sự thỏa mãn
trong công việc). Trong một buổi phỏng vấn, Jeff Bezos – nhà sáng lập Amazon –
đã chỉ ra rằng khi chúng ta đã quyết tâm pursue a career path (theo đuổi một con
đường sự nghiệp) nào đó, đừng để sự cân bằng cuộc sống cá nhân và công việc
trở thành mối lưu tâm hàng đầu của mình, mà hãy tập trung vào việc học hỏi và
không ngừng phát triển năng lực bản thân, cho dù điều đó đồng nghĩa với việc phải
làm công việc mình không thích.

3
UNIT 4: BUSINESS

Có phải mục đích duy nhất của kinh doanh là tạo ra lợi nhuận?

Việc các businesses (doanh nghiệp) ưu tiên cho make a profit (tạo ra lợi nhuận)
là hoàn toàn hợp lý và chính đáng. Trong một competitive market (thị trường cạnh
tranh) ngày nay, hầu hết các công ty đều cần allocate budget (phân bổ ngân sách)
cho việc do marketing (làm marketing) nhằm maximize profit (tối đa hóa lợi
nhuận). Ví dụ, nhiều công ty thường có marketing campaigns (chiến dịch
marketing), giới thiệu sản phẩm mới nhằm boost sales (tăng doanh số).

Nếu doanh thu không đủ để cover the running costs (chi trả chi phí hoạt động)
như tiền lương cho nhân viên, chi phí thuê mặt bằng thì công ty có thể go bankrupt
(phá sản). Tuy nhiên, các công ty không nên chỉ có mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận
cho mình mà cần have social responsibilities (Có trách nhiệm với xã hội). Thứ
nhất, các công ty cần phải đối xử tốt với người lao động của mình để boost
productivity (gia tăng năng suất) của nhân viên. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng
cần đóng góp một phần thu nhập của mình để hỗ trợ các tổ chức nhân đạo của địa
phương hay các dự án về phát triển giáo dục, y tế. Do đó, mặc dù chính phủ đã
impose tax on (đánh thuế) lên các công ty đang hoạt động, những công ty này vẫn
cần đóng góp thêm cho xã hội.

4
UNIT 5: PROTECTING ENDANGERED SPECIES
Trách nhiệm của con người đối với động vật hoang dã

Ngày nay những gì con người đang làm chính là nguyên nhân lớn đẩy nhiều loài
động vật on the verge of extinction (trên bờ vực tuyệt chủng). Hoạt động công
nghiệp và nông nghiệp hiện đại đang gây ra những hậu quả tiêu cực lên hệ sinh thái
và hủy hoại the natural habitat (môi trường sống tự nhiên) của các loài động thực
vật trên toàn thế giới.

Không những vậy, poaching (săn bắn bất hợp pháp) diễn ra tràn lan trên nhiều lãnh
thổ khác nhau. Số lượng lớn các loài động vật như voi hay tê giác bị
hunted/poached (bị săn bắn) để lấy ngà và sừng, sư tử hay đười ươi thì held in
captivity (bị bắt giữ) rồi bán cho gánh xiếc để làm thú vui cho con người. Đã đến
lúc chúng ta cần phải có cái nhìn thực sự nghiêm túc về vấn đề này và thực hiện
những biện pháp quyết liệt để conserve (bảo tồn) động vật hoang dã.

Ở nhiều quốc gia, chính phủ khuyến khích người dân hãy boycott (tẩy chay) các
sản phẩm được sản xuất từ động vật như ngà voi hay mật gấu. Nhiều policies and
regulations (chính sách và quy định) về việc săn bắn động vật hoang dã come into
force (có hiệu lực) nhằm tạo ra deterrent (rào cản) pháp lý hạn chế rampant
hunting (sự săn bắn đang diễn ra một cách không kiểm soát được). Thêm vào đó,
nhiều sanctuaries (khu bảo tồn) được xây dựng để shelter (nơi trú ẩn) các loài
động vật đang nằm trong the red list*, như koala hay gấu trúc. Tại những khi bảo
tồn đó, các cá thể động vật sẽ được chăm sóc và tạo điều kiện để reproduce (sinh
sản).

• Poaching mang nghĩa sự sắn bắn bất hợp pháp (illegal hunting) và sẽ không
đi với tính từ “illegal”. Động từ săn bắn bất hợp pháp là “poach” và danh từ thợ
săn động vật một cách bất hợp pháp là “poacher”.

• The red list được viết đầy đủ là “the red list of threatened species”.

5
UNIT 6: ENVIRONMENTAL PROBLEMS
Ô nhiễm môi trường sống

Human activities (hoạt động của con người) có ảnh hưởng đến môi trường ở nhiều
khía cạnh khác nhau. Ngoài những tác động liên quan đến climate change (biến
đổi khí hậu), con người còn gây ra rất nhiều loại ô nhiễm, ảnh hưởng trực tiếp đến
môi trường sống của chính chúng ta.

Air pollution (ô nhiễm không khí) ngày càng trầm trọng ở rất nhiều thành phố lớn
trên thế giới là nguyên nhân chính của sự bùng nổ các respiratory diseases (bệnh
đường hô hấp) hay thậm chí là ung thư phổi. Fossil fuel combustion (sự đốt cháy
năng lượng hóa thạch) trong hoạt động công nghiệp hay exhaust fumes (khí thải)
từ phương tiện giao thông vẫn hàng ngày thải ra một lượng lỡn air pollutants (chất
gây ô nhiễm không khí) như CO2. Nếu không có những chính sách bảo vệ bầu
không khí cứng rắn hơn, sức khỏe con người sẽ càng ngày trở nên tồi tệ hơn.

Một vấn đề nghiêm trọng khác mà chúng ta đang phải đối mặt đó là water pollution
(ô nhiễm nguồn nước). Industrial waste (chất thải công nghiệp) chưa được xử lý
trước khi thải ra sông, hồ cũng như overuse of fertilizers and pesticides (việc sử
dụng quá đà phân bón và thuốc trừ sâu) là những tác nhân chính gây ra tình hình ô
nhiễm nguồn nước như hiện nay. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến các
ecosystems (hệ sinh thái) và sự sống còn của aquatic animal species (các loài
động vật dưới nước) mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân sống ở vùng
lân cận.

Không chỉ chính phủ, từng người trong chúng ta đều có thể đóng góp cho công cuộc
bảo vệ môi trường qua những hành động đơn giản. Sử dụng phương tiện công cộng
hay đi xe đạp thay vì sử dụng xe hơi sẽ làm giảm carbon dioxide emissions (khí
thải CO2) trong không khí. Hạn chế sử dụng phân bón hay thuốc trừ sâu sẽ làm
giảm tình hình ô nhiễm nguồn nước, điều này cũng có lợi cho sức khỏe của chính
chúng ta. Bất cứ hành động làm giảm energy consumption (sự tiêu thụ năng
lượng) ở nhà đều có tác động tích cực lên bầu không khí chúng ta đang hít thở hàng
ngày.

6
UNIT 7: ENVIRONMENTAL IMPACTS OF TOURISM

Sự phát triển du lịch và hệ lụy đến môi trường?

The tourism industry (ngành công nghiệp du lịch) là một trong những ngành phát
triển nhanh nhất trên thế giới. Mặc dù du lịch play an important role in (đóng vai
trò quan trọng) trong việc boost the global economy (thúc đẩy kinh tế toàn cầu),
du lịch cũng pose a serious threat (đặt ra mối đe dọa nghiêm trọng) cho môi
trường, wildlife (động vật hoang dã) và marine species (loài sinh vật dưới biển).

An influx of tourists (dòng khách du lịch) vào các tourist destinations (địa điểm
du lịch) thường đi kèm với improper disposal of waste (việc xử lý chất thải không
đúng cách). Cụ thể, rất nhiều holidaymakers (khách du lịch) thường throw waste
such as bottles and plastic bags (vứt rác như chai lọ hay túi nhựa) tại các khu du
lịch họ đặt chân tới. Đây là one of main contributors to environmental pollution
(một trong những tác nhân gây ra ô nhiễm môi trường).

Ngoài ra, sự phát triển của du lịch còn đi kèm với excessive construction (sự xây
dựng quá đà) của tourist infrastructure (eg. Roads, hotels etc.) (cơ sở hạ tầng
ngành du lịch). Điều này dẫn đến sự suy giảm natural resources (tài nguyên thiên
nhiên) và destroy natural habitats (hủy hoại môi trường sống tự nhiên).

Cuối cùng, air pollution (ô nhiễm không khí) cũng một phần được gây ra bởi du
lịch. Điều này đến từ CO2 emissions (khí thải CO2) từ các phương tiện của khách
du lịch. The use of fossil fuels (việc sử dụng năng lượng hóa thạch) từ các phương
tiện cũng contribute to (gây ra) cho climate change (biến đổi khí hậu).

7
UNIT 8: CULTURAL IMPACTS OF TOURISM
DU LỊCH ẢNH HƯỞNG ĐẾN VĂN HOÁ VÀ XÃ HỘI NHƯ THẾ NÀO?

Mặc dù du lịch make a significant contribution to (có những đóng góp to lớn) nền
kinh tế và sự phát triển của địa phương, nó cũng có thể có ảnh hưởng khác nhau
cho the social and cultural aspects (khía cạnh văn hóa và xã hội) của host
communities (cộng đồng chủ nhà).

Ở mặt tích cực, sự phát triển của du lịch tại một địa phương sẽ giúp generate
revenue (tạo ra doanh thu) để đầu tư cho việc preserving the local heritage (bảo
tồn di sản địa phương) và providing better local facilities (cung cấp cơ sở hạ tầng
địa phương tốt hơn). Du lịch còn create more job opportunities for local
inhabitants (tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người dân địa phương) và điều này sẽ
giúp improve living standards (cải thiện mức sống) của họ. Ngoài ra, việc tiếp xúc
thường xuyên giữa người dân địa phương và khách du lịch đến từ diverse
backgrounds (lý lịch đa dạng) sẽ tạo ra cultural diversity (sự đa dạng văn hóa),
giúp cho người dân địa phương có cơ hội broaden knowledge (mở rộng kiến thức)
từ a more civilized society (một xã hội văn minh hơn).

Tuy nhiên, khi mật độ holidaymakers (khách du lịch) và các phương tiện giao thông
tăng lên quá nhanh, the infrastructure (cơ sở hạ tầng) có thể không đủ để đáp ứng
và do đó dẫn tới overcrowding (sự đông đúc) hay poor sanitation (điều kiện kém
vệ sinh). The intrusion of outsiders (sự thâm nhập của người ngoài) vào địa
phương nếu không có sự kiểm soát cũng có thể lead to a disease outbreak (dẫn
đến sự bùng phát của dịch bệnh). Ngoài ra, người dân địa phương có thể copy the
lifestyles of tourists (copy lối sống của du khách) mà quên đi các standards of
behavior (chuẩn mực hành vi) của địa phương, do đó dẫn đến the loss of local
traditions and customs (sự biến mất của truyền thống và tập quán địa phương).

Nhiều khách du lịch cũng không nhận thức được the local moral and religious
values (những giá trị tín ngưỡng và đạo đức ở địa phương) bằng việc dress
inappropriately (ăn mặc không phù hợp) khi đặt chân đến religious attractions
(địa điểm tín ngưỡng). Điều này khiến cho nhiều local residents (người dân địa

8
phương) hiểu nhầm rằng khách du lịch đang disrespect their customs and moral
values (thiếu tôn trọng tập quán và những giá trị đạo đức), dẫn đến tension (sự
căng thẳng) giữa khách du lịch và người dân địa phương

9
UNIT 9: PRIVATE AND PUBLIC TRANSPORTATION
PHƯƠNG TIỆN NÀO TỐT HƠN: CÁ NHÂN HAY CÔNG CỘNG?

Technological advancements (những tiến bộ công nghệ) đã đóng góp rất nhiều
cho the transport industry (ngành công nghiệp vận chuyển) bằng việc giúp con
người tạo ra more modern means of transport (nhiều phương tiện vận chuyển
hiện đại) như xe hơi, xe buýt, tàu điện ngầm.

Ngày nay mọi người có được cung cấp nhiều choices of transportation (sự lựa
chọn việc vận chuyển/di chuyển) hơn trước rất nhiều. Điều này giúp cho daily travel
(việc di chuyển hàng ngày) trở lên thuận tiện hơn. Trong quá khứ, mọi người thường
travel to work by personal vehicles (di chuyển bằng phương tiện cá nhân) bởi vì
nó time-saving (tiết kiệm thời gian) và offer people comfort and convenience
(giúp người ta có sự thoải mái và tiện lợi). Tuy nhiên, với better public transport
systems (hệ thống giao thông công cộng tốt hơn), nhiều car users (người sử dụng
xe hơi) đã trở thành bus and train passengers (khách đi xe buýt và tàu), mặc dù
việc sử dụng phương tiện công cộng cũng có nhiều bất tiện như có rất nhiều specific
stops (điểm dừng cụ thể), điều này có thể làm cho hành khách cảm thấy không thoải
mái khi di chuyển.

Ở nhiều quốc gia, chính phủ luôn promote the use of public transport (khuyến
khích việc sử dụng phương tiện giao thông công cộng), như tàu điện ngầm hay xe
buýt, nhằm ameliorate traffic congestion (cải thiện tình hình ách tắc giao thông)
gây ra bởi excessive car usage (sự sử dụng xe hơi quá nhiều). Lý do đơn giản bởi
vì tàu điện ngầm hay xe buýt có large capacities (sức chứa lớn) nên có thể chở
hàng trăm hành khách cùng một lúc. Ngoài ra, sử dụng phương tiện công cộng còn
giúp reduce traffic accidents (giảm tai nạn giao thông) do các phương tiện này
thường di chuyển ở dedicated lanes (làn đường riêng) của chúng, qua đó giúp
improve road safety (cải thiện an toàn giao thông).

Mặt khác, rất nhiều developed countries (các quốc gia phát triển) cũng allocate
their financial resources (phân bổ nguồn lực tài chính) để đầu tư phát triển và
khuyến khích việc sử dụng environmentally-friendly modes of transport (các

10
phương tiện giao thông thân thiện với môi trường) như là electric cars (xe điện) bởi
vì những phương tiện này thải ra ít exhaust fumes (khí thải) hơn là fossil fuel
vehicles*.

Fossil fuel vehicles là những loại phương tiện sử dụng nhiên liệu hóa thạch như
dầu, than v...v...

11
UNIT 10: TRANSPORT PROBLEMS
VẤN ĐỀ GÌ ĐANG GẶP PHẢI CỦA NGÀNH GIAO THÔNG?

The proliferation of private cars (sự bùng nổ của xe hơi cá nhân) trên đường phố
trong khi road infrastructure (hạ tầng đường bộ) chưa đủ để đáp ứng increasing
demand for mobility (nhu cầu đi lại ngày càng tăng) đã dẫn đến rất nhiều vấn đề
nghiêm trọng.

Excessive use of private cars (việc sử dụng xe hơi cá nhân quá độ) được đánh giá
là one of the main contributors to (một trong những tác nhân chính) dẫn đến traffic
congestion (ách tắc giao thông) ở hầu hết các thành phố trên thế giới. Quá nhiều
người commute to work during peak hours (di chuyển đi làm trong giờ cao điểm)
làm cho transport networks (hệ thống vận tải) không thể cope with heavy traffic
(đối phó với lưu lượng giao thông dày đặc) và dẫn đến tình trạng ùn ứ kéo dài.

Inadequate transport infrastructure (hạ tầng giao thông kém chất lượng) được coi
là the main culprit (thủ phạm chính) của rất nhiều traffic accidents (tai nạn giao
thông). Ngoài ra, tai nạn giao thông cũng được gây ra bởi bad driving habits (thói
quen xấu khi lái xe). Nhiều người thường violate traffic laws (vi phạm luật giao
thông) khi tham gia giao thông như là speeding*, driving under the influence of
alcohol* hay running a red light* gây ảnh hưởng đến sự an toàn của bản thân và
người khác. Do đó chính phủ nên ban hành stricter punishments (hình phạt nặng
hơn), như là heavy fines (phạt tiền nặng hơn), licence suspension* hay vehicle
confiscation*, lên những driving offenses (vi phạm khi lái xe) đó. Việc này sẽ act
as a deterrent (là một rào cản) cho các would - be driving offenders (những người
sẽ vi phạm luận giao thông) và góp phần giảm thiểu số lượng tai nạn giao thông
trong lương lai. Ngoài ra, chính phủ cũng cần tiến hành regular road maintenance
(bảo trì đường bộ thường xuyên) như lấp các ổ gà hay đầu tư thi công lại các đoạn
đường xuống cấp để improve road safety (tăng cường an toàn đường bộ).

The rapid growth of private vehicles (sự phát triển nhanh chóng của phương tiện
cá nhân) cũng pose a serious threat to (đặt ra mối đe dọa nghiêm trọng) môi
trường. Exhaust fumes (khí thải) là một trong những nguyên nhân chính gây ra air

12
pollution (ô nhiễm không khí), trong khi đó vehicle horns (còi xe) cũng là trong các
nguyên nhân của noise pollution (ô nhiễm tiếng ồn).

• Speeding (n) là lái xe vượt quá tốc độ cho phép

• Driving under the influence of alcohol (hoặc driving under the influence)
là lái xe khi đang uống hoặc đang chịu tác động của rượu bia

• Running a red light là lỗi vượt đèn đỏ khi tham gia giao thông

• License suspension là việc giữ bằng lái xe

• Vehicle confiscation là việc giữ phương tiện đi lại

13
UNIT 11: PERSONALITY TRAITS
A. Từ vựng

Bẩm sinh hay luyện tập?

Bất cứ đứa trẻ nào sinh ra cũng inherit some personality traits (thừa hưởng một
vài nét tính cách) từ bố mẹ. Nếu bố mẹ là những người chịu khó và biết vượt lên
khó khăn, con cái của họ cũng sẽ trở thành resilient individuals (những cá nhân
chịu khó và biết vượt lên khó khăn). Nếu bố mẹ là người điềm đạm, nhã nhặn thì
con cái cũng là những người self – possessed (điềm đạm) và biết kiềm chế cảm
xúc cá nhân của mình khi cần thiết. nếu bố mẹ là người đầy nghị lực và quyết tâm
thì con cái cũng là người rất persistent (kiên trì). Việc con cái có những innate
characteristics (đặc điểm bẩm sinh) được thừa hưởng từ bố mẹ không phải điều
gì mới mẻ; tuy vậy, vẫn có nhiều những bài tranh luận rằng tính cách và năng lực
của một người hoàn toàn có thể bị thay đổi và chi phối bởi hoàn cảnh cuộc sống
hay luyện tập.

Ví dụ như năng lực lãnh đạo. Nhiều người vẫn cho rằng một người lãnh đạo tốt cần
là người có a strong sense of responsibility (có tinh thần trách nhiệm cao) và
high self – discipline (tính tự giác cao), và đây đều là những inborn qualities
(phẩm chất bẩm sinh). Tuy vậy, để trở thành một nhà lãnh đạo kiệt xuất, một người
cần có great charisma (sức hút lớn), nghĩa là người đó có khả năng làm cho người
khác lắng nghe và tin vào những gì mình nói. Muốn làm được điều đó thì người lãnh
đạo cần có quá trình luyện tập lâu dài.

Hay như khả năng âm nhạc, khi người ta nhìn vào những ví dụ kinh điển của những
musical prodigies (thiên tài âm nhạc) như Mozart, người ta hay có những
assumptions (ngộ nhận) rằng muốn sáng tác hay chơi nhạc cụ tốt thì cần có khả
năng bẩm sinh. Tuy vậy, rất nhiều nhạc sĩ hiện tại khi còn nhỏ chỉ là những đứa trẻ
bình thường, nhưng lớn lên lại là những nhạc sĩ có tầm.

14
Có vẻ như cuộc tranh cãi giữa bẩm sinh và luyện tập sẽ không có hồi kết. Những gì
chúng ta có thể chắc chắn đó là ngay cả những thiên tài bẩm sinh cũng cần non –
stop hard work (làm việc chăm chỉ không ngừng nghỉ) để trở nên thành công.

15
UNIT 12: RELATIONSHIPS
A. Từ vựng

Sự phát triển của công nghệ đã ảnh hưởng như thế nào đến các mối quan hệ
của chúng ta?

Với sự xuất hiện của Internet, our communication (sự giao tiếp) đã trở nên dễ
dàng hơn vì chúng ta có thể keep in touch with (giữ liên lạc) nhiều người ở bất cứ
nơi đâu trên thế giới. Và từ khi social media (mạng xã hội), như Yahoo hay
Facebook, ra đời và được nhiều người ưa chuộng, chúng ta có thể dễ dàng connect
(kết nối) với người khác, establish new relationships (tạo lập những mối quan hệ
mới) thông qua một mạng lưới chung. Chúng ta có thể interact (tương tác) với
những người có cùng tư tưởng hay sở thích cũng như chia sẻ những suy nghĩ và
cảm xúc của mình với những người quan tâm đến mình.

Tuy vậy, các nhà phê bình đã lên tiếng chỉ trích mạng Internet và social media về
những hệ lụy chúng gây ra cho our real – life relationships (mối quan hệ đời thực).
Rất nhiều người dùng mạng xã hội đang đắm chìm vào their virtual life (cuộc sống
ảo) mà quên đi thực tại và không cố gắng strengthen their real – life relationships
(củng cố những mối quan hệ đời thực). Trong khi đó, một mối quan hệ chỉ có thể
thực sự flourish (thăng hoa) qua face – to – face communication (giao tiếp trực
tiếp) cũng như mutual understanding (sự thấu hiểu lẫn nhau).

Không chỉ những mối quan hệ xã hội, quan hệ của các thành viên trong gia đình
cũng bị ảnh hưởng không kém. Family bond (mối quan hệ gia đình) bắt đầu có dấu
diệu rạn nứt và các thành viên quá đắm chìm vào cuộc sống ảo và dần dần drift
apart (xa cách), không còn dành thời gian cho nhau nữa. Bố mẹ không hiểu được
suy nghĩ và cảm xúc của con gái và điều này dần dần làm rộng hơn the generation
gap (khoảng cách thế hệ) và cuối cùng là sự đổ vỡ của hạnh phúc gia đình.

16
UNIT 13: MAKING LIFE DECISIONS AND CHOICES
A. Từ vựng

Chúng ta phải đưa ra những lựa chọn gì sau khi bước vào đại học?

Đối với hầu hết mỗi người, việc bước vào đại học là an important milestone (một
cột mốc quan trọng), không chỉ về việc thay đổi cách học và chương trình học mà
đây còn là thời điểm chúng ta phải đưa ra rất nhiều quyết định quan trọng. Một số
người chọn việc sống xa gia đình để có thể relish freedom (thưởng thức sự tự do)
và avoid constant criticism (tránh sự chỉ trích liên tiếp) từ những thành viên lớn
tuổi hơn trong gia đình, đồng thời có thể trở nên financially independent (độc lập
tài chính) vì họ có thể tự kiếm sống mà không phụ thuộc vào cha mẹ.

Tuy nhiên, một số người vẫn lựa chọn việc sống với cha mẹ vì họ tin rằng việc living
under strict supervision (sống dưới sự giám sát khắt khe) của cha mẹ có thể giúp
họ tránh được những cám dỗ từ bên ngoài và tập trung nhiều hơn vào việc học ở
trường đại học. Ngoài ra, việc sống chung với gia đình còn làm giảm financial
burden (gánh nặng tài chính) lên sinh viên vì họ không cần thiết phải kiếm một công
việc làm thêm để cover their expenses (chi trả chi phí) như tiền học hoặc phí sinh
hoạt.

Bên cạnh đó, cuộc sống ở trường đại học còn đi kèm với những quyết định quan
trọng khác như liệu việc đi làm thêm hoặc tham gia các volunteer projects (dự án
tình nguyện), hay tập trung vào việc học sẽ tốt hơn. Sự lựa chọn đầu tiên sẽ mang
lại cho sinh viên nhiều hands - on experience (kinh nghiệm thực hành thực tế) vì
họ có thể come into contact with (tiếp xúc) nhiều người khác nhau trong quá trình
làm việc cũng như increase their knowledge (gia tăng kiến thức) về các khía cạnh
khác nhau của cuộc sống, nhưng điều này sẽ làm giảm sự tập trung của họ cho việc
học và nghiên cứu các kiến thức trên lớp. Ngược lại, dành toàn bộ thời gian cho
việc học sẽ giúp sinh viên có được academic success (thành công trong sự nghiệp
học hành) và sau đó tốt nghiệp với một tấm bằng giỏi, nhưng họ sẽ thiếu đi những
kinh nghiệm và kiến thức ở môi trường làm việc thực tế cũng như những kỹ năng
mềm.

17
Mỗi sự lựa chọn mà chúng ta đưa ra sau khi bước chân vào đại học đều có a huge
impact (ảnh hưởng lớn) đến tương lai. Vì vậy, mỗi người cần phải cân nhắc kỹ
những mục tiêu cá nhân của bản thân để đưa ra quyết định đúng đắn cho mình.

18
UNIT 14: HISTORY
Lịch sử đã dạy cho chúng ta những gì

Trong thời đại hiện nay, vai trò của lịch sử đang trở nên lu mờ dần đối với cuộc
giống của thế hệ trẻ. Tuy vậy, những bài học từ lịch sử lại có ý nghĩa rất lớn đối với
cuộc sống của mỗi người cho dù xã hội có phát triển như thế nào đi chăng nữa.

Lịch sử quốc gia chính là một phần của national identity (bản sắc dân tộc). Trong
quá khứ, our ancestors (tổ tiên của chúng ta) đã phải hy sinh rất nhiều để bảo vệ
the sovereignty of our country (chủ quyền quốc gia). Sự hy sinh đó đã dạy chúng
ta biết cách value những gì chúng ta đang có cũng như encourage patriotism
(khuyến khích lòng yêu nước) trong lòng tất cả người dân đất Việt. Khi chúng ta
take pride in our origin (tự hào về nguồn gốc của chúng ta), chúng ta mới cố gắng
học tập và làm việc để xứng đáng với những gì cha ông đã gây dựng trong quá khứ.

Lịch sử còn để lại những invaluable lessons (những bài học vô giá) về những sai
lầm của người xưa. Hiểu rõ những sai lầm đó chính là cách duy nhất để không
repeat the same mistakes (lặp lại những lỗi lầm như trước). Không những vậy, ông
cha còn đúc kết rất nhiều wisdom (kiến thức, sự thông thái) về các giá trị của sống
để truyền đạt lại cho người đời sau. Hiểu rõ những tri thức ấy chính là khóa để có
được cái nhìn sâu sắc hơn về cuộc sống của mình.

Đối với nhiều người, việc nghiên cứu về cội nguồn là điều rất thiêng liêng và cần
thiết, chính vì vậy genealogy (việc nghiên cứu lịch sử gia đình) cũng đã trở nên
thịnh hành hơn. Chúng ta bắt đầu có ý thức hơn về việc tìm hiểu our family tree
(gia phả) để hiểu rõ hơn our family heritage (di sản gia đình) và cũng là để
preserve our family traditions (bảo tồn truyền thống gia đình). Điều này đã trở
thành trách nhiệm của chúng ta vì chúng ta cần bày tỏ our gratitude (sự biết ơn)
đối với công ơn của tổ tiên bằng việc hiểu rõ, bảo tồn, và tiếp nối những truyền
thống lâu đời của gia tộc mình. Tìm hiểu về lịch sử của gia tộc cũng chính là tìm
hiểu về chính bản thân mình, để hiểu rõ về historical background (lý lịch) của bản
thân. Đây là một phần không thể thiếu nếu chúng ta muốn thực sự biết mình là ai.

19
UNIT 15: ADVERTISING
Quảng cáo đã thay đổi cuộc sống của chúng ta như thế nào?

Không ai có thể phủ nhận được vai trò của quảng cáo trong competitive
commercial market (thị trường thương mại cạnh tranh) hiện nay. Để sống sót và
phát triển được, các doanh nghiệp buộc phải gia tăng competitiveness (tính cạnh
tranh) của mình bằng nhiều cách khác nhau, một trong số đó là thông qua các kênh
quảng cáo. Ngoài việc cung cấp các thông tin quan trọng về sản phẩm để attract
prospective customers (thu hút khách hàng tiềm năm), quảng cáo còn giúp
enhance the company’s image (nâng cao hình ảnh của công ty) trong mắt người
tiêu dùng nói chung. Ở tầm vĩ mô hơn, quảng cáo là một multibillion – dollar
industry (ngành công nghiệp tỷ đô) giúp cung cấp rất nhiều employment
opportunities (cơ hội nghề nghiệp).

Tuy vậy, quảng cáo cũng có những mắt trái mà gây ảnh hưởng tiêu cực đến người
tiêu dùng vì họ đang exposed to an increasing amount of advertising (tiếp xúc
với nhiều quảng cáo) từ nhiều doanh nghiệp khác nhau. Họ dùng nhiều advertising
techniques (kỹ thuật quảng cáo) để khiến người tiêu dùng có những impulsive
purchases (việc mua hàng trước khi suy nghĩ kỹ càng) trước khi suy nghĩ thấu đáo
mình có thực sự cần mua những sản phẩm đó hay không. Quảng cáo còn
manipulate (chi phối) người tiêu dùng, đặc biệt là giới trẻ, và khiến họ nghĩ rằng sử
dụng món đồ hay ăn mặc như trong quảng cáo là “xịn xò và hợp thời”. Đặc biệt, trẻ
em đã trở thành target audience (khách hàng mục tiêu) của nhiều loại quảng cáo
về đồ chơi hay đồ ăn. Đây là một hình thức child exploitation (khai thác trẻ em)
đáng bị lên án. Tệ hại hơn, chính trẻ em cũng đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi
sexually explicit advertisements (quảng cáo có nội dung phản cảm), một hình
thức quảng cáo đang rất thịnh hành ở xã hội ngày nay.

Chính vì vậy, bản thân người tiêu dùng cần phải rất tỉnh táo và tìm hiểu kỹ các thông
tin về sản phẩm để không bị rơi vào cạm bẫy quảng cáo.

20
Advertising (danh từ không đếm được) là quảng cáo nói chung. Advertisement
danh từ đếm được) là một bài quảng cáo.

Competition (danh từ không đếm được) là sự cạnh tranh. Competitiveness (danh


từ không đếm được) là tính cạnh tranh; những doanh nghiệp có tính cạnh tranh cao
thường là những doanh nghiệp thành công hơn các doanh nghiệp có tính cạnh tranh
thấp.

21
UNIT 16: GOVERNMENT SPENDING
Quá nhiều hay quá ít?

Một trong những chủ đề nóng hiện nay là liệu rằng government expenditures (tiêu
dùng của chính phủ) vào nhiều khía cạnh khác nhau của cuộc sống có tạo ra được
thành quả tương ứng hay không? Rất khó để tìm ra câu trả lời chung cho vấn đề
trên mà cần phải xem xét đến những yếu tố hoàn cảnh hiện tại và future prospects
(triển vọng tương lai) của những khoản đầu tư ấy.

Khi chính phủ invest a huge amount of state money (đầu tư một lượng lớn ngân
sách quốc gia) in sự phát triển của các môn khoa học công nghệ trong hệ thống
giáo dục quốc gia, chính phủ đang đầu tư vào future prosperity (sự thịnh vượng
tương lai) của đất nước. Đây là điều hoàn toàn dễ hiểu vì khoa học công nghệ chính
là chìa khóa cho the sustainable development (sự phát triển bền vững) của đất
nước.

Khi chính phủ allocate part of their budget (phân phối một phần ngân sách) để xử
lý các vấn đề ô nhiễm môi trường, chính phủ cũng đang đầu tư vào the well – being
(phúc lợi) của nhân dân. Nếu không có đủ government funding (chi tiêu của chính
phủ), các tổ chức môi trường không thể có đủ financial resources (các nguồn lực
tài chính) để thực hiện các biện pháp cải thiện tình hình ô nhiễm không khí hay ô
nhiễm nguồn nước.

Tuy vậy, không phải tất cả những khoản đầu tư nào của chính phủ cũng được đón
nhận như một khoản chi tiêu đúng đắn. Dư luận đã và đang rất phẫn nộ về những
massive money injections (những lần bơm tiền khổng lồ) cho việc phát triển vũ
khí hạt nhân trong khi vẫn còn những urgent financial priorities (các mối ưu tiên
tài chính cấp bách) khác cần sự đầu tư của chính phủ như đói nghèo hay tỷ lệ tội
phạm tăng cao.

22

You might also like