You are on page 1of 23

1.

Thướccặp:

_Có nhiều loại thước cặp với độ chính xác khác nhau:

 Thước cặp 1/10 độ chính xác 0,1 mm.


 Thước cặp 1/20 độ chính xác 0,05 mm.
 Thước cặp 1/50 độ chính xác 0,02 mm.
 Thước cặp kiểu đồng hồ và thước cặp hiện số kiểu điện tử có độ
chính xác 0,01mm
_ Dụng cụ đo thước cặp gồm 2 phần cơ bản:
 Thân thước mang thước chính gắn với đầu đo cố định
 Thước động mang thước phụ còn gọi là du xích gắn với đầu đo
động


_Nếu vạch 0 của du xích trùng với vạch nào đó trên thước chính thì vạch
này chỉ kích thước của vật cần đo theo số nguyên của mm
_ Nếu vạch 0 trùng với vạch nào đó trên thước chính thì vạch chia trên
thước chính ở phía bên trái gần nhất với vạch 0 của du xích sẽ chỉ số
nguyên của mm, còn phần phân số của mm sẽ được đọc theo du xích.
Vạch có số hiệu trùng với một trong các vạch chia của thang đo chính sẽ
cho phần phân số tương ứng của mm và nó được cộng với phần số
nguyên của mm
 Thước 1/10 trên du xích có 10 vạch giá trị chia độ là 0,1mm.
 Thước 1/20 trên du xích có 20 vạch giá trị chia độ là 0,05mm.
 Thước 1/50 trên du xích có 50 vạch giá trị chia độ là 0,02mm.
 Thước cặp đồng hồ: kim chỉ thị của đồng hồ trên bảng chia có giá
trị chia đến 0,01mm.


 Thước cặp hiện số kiểu điện tử: loại thước này có gắn với các bộ
xử lý điện tử để cho ngay kết quả chính xác tới 0,01mm.


2. Thước panme:
 Panme đo ngoài:


 Dùng để đo các kích thước: chiều dài, chiều rộng, độ dài đường
kính ngoài của chi tiết.
 Panme đo ngoài có nhiều cỡ, giới hạn đo của từng cỡ là : 0 – 25;
25 – 50; 50 – 75; 75 -100….500 – 600.
 Cách đo:
 Trước khi đo phải kiểm tra Panme có chính xác không. Khi hai mỏ
đo tiếp xúc đều và khít thì vạch 0 trên mặt côn ống trùng với vạch
chuẩn trên ống
 Khi đo tay trái cầm cân panme, tay phải vặn cho đều tiến sát đến
vật đo cho đến khi gần tiếp xúc thì vặn núm cho đầu đo tiếp xúc
với vật đúng áp lực đo

 Panme đo trong:
 Dùng để đo đường kính lỗ chiều rộng rãnh từ 50m trở lên


 Có thể đo được nhiều kích thước khác nhau: 75 – 175; 75 – 600;
150 – 1500.
 Khi đo cần chú ý giữ panme ở vị trí cân bằng, nếu đặt lệch kết quả
đo sẽ kém chính xác. Vì không có bộ phận giới hạn áp lực đo nên
khi vặn để tạo áp lực đo vừa đo vừa phải, tránh vặn quá mạnh.
 Cách đọc trị số trên panme: đo trong cũng như đo ngoài nhưng cần
chú ý, khi pan me có nắp trục nối thì kết quả đo bằng trị số đọc
trên panme cộng thêm chiều dài trục nối.

 Panme đo sâu:
 Dùng để đo chính xác chiều sâu các rãnh lỗ bậc và bậc thang.


 Đặt thanh ngang lên mặt rãnh hoặc mặt bậc, vặn núm cho đầu đo
tiếp xúc
 Cách đọc trị số đo giống như đọc trên panme đo ngoài nhưng cần
chú ý là số đo trên ống trong và ống ngoài đều ngược chiều so với
số ghi trên panme ngoài.



3.Đồng hồ so:
 Kiểm tra sai lệch hình dáng hình học của chi tiết gia công như: độ
côn; độ van; độ tròn; độ trụ..
 Kiểm tra vị trí tương đối giữa các bề mặt chi tiết như: độ song
song; độ vuông góc; độ đảo….
 Kiểm tra vị trí tương đối giữa các chi tiết chi tiết ghép nối với
nhau.
 Kiểm tra kích thước chi tiết bằng phương pháp so sánh.


 Độ chính xác là 1mm
 Khi sử dụng gá đồng hồ lên giá đỡ vạn năng hoặc phụ tùng riêng,
sau đó tùy theo từng trường hợp sử dụng mà điều chỉnh cho đầu đo
tiếp xúc với vật cần kiểm tra. Điều chỉnh mặt số lớn cho kim trở về
mặt số 0 , di chuyển đồng hồ so cho đầu đo của đồng hồ tiếp xúc
suốt trên bề mặt cần kiểm tra, vừa di chuyển đồng hồ, vừa theo dõi
chuyển động của kim. Kim đồng hồ quay bao nhiêu vạch tức là
thanh đo đã di chuyển bấy nhiêu phần trăm mm. Từ đó suy ra độ
sai của vật cần kiểm tra.
4.Máy đo chuyển vị

Máy đo chuyển vị dùng để đo vết nứt trong một toà nhà.


Phạm vi sử dụng:
Máy đo chuyển vị cơ khí đơn giản (như hình vẽ) được dùng trong
ngành kỹ thuật xây dựng dùng để đo sự di chuyển của nhà, móng,
và các cấu trúc khác.
Nguyên lý hoạt động:
Trong hình vẽ, 2 nửa của thiết bị được gắn chặt vào tường ở phía
bên đối diện so với vết nứt. Đường chỉ thị màu đỏ đang ở nửa
trong và lưới đang ở nửa đ ục. C ả sự di chuyển ngang và đứng đều
có thể được quan sát. Trong hình, có thể thấy vết nứt đã rộng ra
khoảng 0.3mm (không có sự di chuyển theo chiều thẳng đứng) kể
từ khi lắp máy đo.
Độ chính xác:
Nhiều máy đo chuyển vị cơ khí bù trừ sự thay đổi do nhiệt độ.
Những loại này có thể đo chuyển vị với độ chính xác 0.002mm.
Một số loại máy đo chuyển vị:

Máy đo chuyển vị bằng cảm biến điện trở.

Máy đo chuyển vị bằng laser.


5.Kính hiển vi đo lường:

Kính hiển vi đo lường sử dụng để đo không tiếp xúc hình học của
các thiết bị điện tử, các chi tiết cơ khí  với bàn đo có độ chính xác
cao. Kính hiển vi đo lường laze 3D có khả năng thực hiện các phép
đo với độ chính xác cỡ micron. Các ảnh 3D có độ nét cao thu nhận
được nhờ sử dụng công nghệ confocal cho phép thực hiện các phép
đo độ cao có độ chính xác cao, còn điểm laze có kích thước nhỏ
cho phép thực hiện các phép đo độ nhám không tiếp xác với điều
kiện bề mặt bất kỳ.

Thông số kỹ thuật kính hiển vi đo lường STM6-LM


Công nghệ quang học UIS2 (hiệu chỉnh vô
Hệ thống quang học
cực)
Quan sát vùng sáng BF/tối DF/quan sát nổi
Phương pháp quan sát
DIC/phân cực KPO*1
Phản xạ/Truyền sáng Phản xạ/Truyền sáng
Khung kính hiển Trắng: hiển thị ánh sáng phản xạ, Xanh lá
vi Nguồn chiếu sáng cây: cho đường truyền sáng với công suất
tiêu thụ cao nhất 10 W
Tiêu Điều chỉnh mô tơ /Điều
Điều chỉnh bằng Mô tơ
cự chỉnh tay
Khoảng tiêu cự 155mm
Tốc độ chỉnh thô mô tơ
4.8 mm/giây
theo trục đứng
Tốc độ tinh chỉnh mô tơ Có 4 bậc 800 µm/400 µm/200 µm/50 µm (Đủ
(Tùy biến) vòng quay của núm vặn)

Chiều cao mẫu tối đa 205 mm*2, 150 mm*3

Khoảng đo theo trục


205 mm*2, 150 mm*3
đứng-Z

Vật kính Vật kính đo lường/Vật kính soi kim tương

Ống quan sát đơn cho ảnh xuôi, Ống quan


Ống quan sát sát kép nghiêng có cổng gắn máy ảnh số
cho ảnh xuôi (100:0/ 0:100)

Phẳng 250(X)x150(Y)mm
Bàn soi
Trục X:(3+5L/250)µm, Trục Y:(3+3L/150)µm
Đo lường chính xác
[L: Đo chiều dài(mm)]
Màn hình bộ
Độ chính xác 0.1 µm/0.5 µm (Có thể tùy chọn)
đếm
Bộ xứ lý dữ liệu/Tự động chỉnh tiêu cự/Dấu
Tùy chọn
định vị tiêu cự

Kích thước 684(rộng)x579(sâu)x843(cao)mm

Trọng lượng 170 kg (Cấu hình tiêu chuẩn)

*1: Quan sát ánh sáng phân cực đơn giản


*2: Với vật kính dùng cho kính hiển vi soi
Ghi chú kim tương
*3: Với vật kính dùng cho kính hiển vi đo
lường

6.Máy đo toạ độ:


Máy đo 3D hay còn gọi là máy đo toạ độ (Coordinate Measuring
Machine, viết tắt là CMM) hoạt động theo nguyên lý dịch chuyển một
đầu dò để xác định tọa độ các điểm trển một bề mặt của vật thể. CMM
thường thiết kế với 4 phần chính: Thân máy, Đầu do, Hệ thống điều
khiển hoặc máy tính, Phần mềm đo. 

Máy CMM có nhiều chủng loại khác khác nhau về kích cỡ, thiết kế và
công nghệ đo. Máy có thể chỉ có hệ điều khiển cơ (Manual), hoặc có hệ
điều khiển số CNC/PC. 

Các máy CMM thường được sử dụng để đo lường về kích thước, đo


kiểm mẫu, lược đồ góc, hướng hoặc chiều sâu, đo chép mẫu hoặc tạo
hình. 

Các tính năng chung của máy CMM là có hệ thống bảo vệ chống va đập,
khả năng lập trình offline, thiết kế ngược, phần mềm SPC và bù nhiệt
độ. Các thông số cơ bản được quan tâm của máy là các hành trình đo
theo trục X,Y,Z; độ phân giải và trọng lượng vật đo của máy

Máy CMM kiểu horizon đo các vật thể lớn 

Về kết cấu, máy CMM gồm nhiều loại: tay gấp (artigulated arm), kiểu
cầu (bridge), kiểu chìa đỡ (cantilever), kiểu giàn (gantry) hay trục ngang
(horizonal arm).

 - Kiểu tay gấp thường là loại máy nhỏ cầm tay, cho phép đầu dò xoay
đặt theo nhiều hướng khác nhau. 

- Máy kiểu cầu là loại có trục đo được lắp thẳng đứng với một dầm
ngang đặt trên 2 ụ đỡ. Máy đo kiểu cầu (theo trục X) giúp mở rộng phạm
vi của vật thể đo.

 - Với máy đo kiểu chìa đỡ, trục đo được đỡ bởi một kết cấu đỡ. 

- Máy kiểu giàn có kết cấu khung treo trên các ụ đỡ để có thể mở rộng
pham vị trên các vật được đo. Các máy đo kiểu giàn có cấu trúc tương tự
như thiết kế kiểu cầu.

 - Đối với máy đo kiểu trục ngang, trục lắp đầu dò được đặt ngang chìa
ra, một đầu gắn trên giá đỡ thẳng đứng có thể dịch chuyển được.

Máy CMM kiểu gantry 

Về hệ thống đầu do cho máy CMM, người ta có thể sử dụng loại đầu dò
tiếp xúc hay đo điểm rời rạc, hệ thống đầu đo laser, hoặc camera. Máy
đo CMM đa cảm biến có thể được trang bị một lúc nhiều hơn một cảm
biến, camêra hoặc đầu dò.
Về kết cấu, máy CMM gồm nhiều loại: tay gấp (artigulated arm), kiểu
cầu (bridge), kiểu chìa đỡ (cantilever), kiểu giàn (gantry) hay trục ngang
(horizonal arm).

- Kiểu tay gấp thường là loại máy nhỏ cầm tay, cho phép đầu dò xoay
đặt theo nhiều hướng khác nhau.

- Máy kiểu cầu là loại có trục đo được lắp thẳng đứng với một dầm
ngang đặt trên 2 ụ đỡ. Máy đo kiểu cầu (theo trục X) giúp mở rộng phạm
vi của vật thể đo.

- Với máy đo kiểu chìa đỡ, trục đo được đỡ bởi một kết cấu đỡ.

- Máy kiểu giàn có kết cấu khung treo trên các ụ đỡ để có thể mở rộng
pham vị trên các vật được đo. Các máy đo kiểu giàn có cấu trúc tương tự
như thiết kế kiểu cầu.

- Đối với máy đo kiểu trục ngang, trục lắp đầu dò được đặt ngang chìa
ra, một đầu gắn trên giá đỡ thẳng đứng có thể dịch chuyển được.

Về hệ thống đầu do cho máy CMM, người ta có thể sử dụng loại đầu dò
tiếp xúc hay đo điểm rời rạc, hệ thống đầu đo laser, hoặc camera. Máy
đo CMM đa cảm biến có thể được trang bị một lúc nhiều hơn một cảm
biến, camêra hoặc đầu dò.
Độ chính xác có thể đạt từ 0.04-0.01mm
7.Dụng cụ đo dùng khí nén:
Phương pháp đo lỗ kiểu đo khí nén dựa trên nguyên tắc: áp suất hoặc lưu
lượng của dòng khí chịu nén sẽ thay đổi khi xuất hiện sự thay đổi của
cản chắn trên dòng chảy của nó. Sự thay đổi của cản chắn là sự thay đổi
kích thước lỗ đo.
Nguyên tắc đo lỗ nhỏ bằng khí nén kiểu áp kế:
Áp suất dư H = const chảy qua đầu phun vào d1 = const rồi chảy qua lỗ
cần đo d2 gọi là đầu phun đo. Áp đo H chỉ phụ thuộc vào d2 theo công
thức:
H
h= 1+ ¿ ¿
Bằng phương pháp đo so sánh với lỗ mẫu d1, căn cứ vào sự thay đổi áp
đo ∆h có thể suy ra sự thay đổi đầu phun đo ∆d2:
∆h
∆d2 = k

Khi lỗ đo d2 lớn hơn 1 mm thường dù ng phương án b: người ta đặt vào


giữa lỗ phun đo một trục hoặc một bi có đường kính d0 làm giảm tiết
diện chảy qua đầu phun đo nhằm nâng cao độ chính xác khi đo.
Nguyên tắc đo lỗ có độ chính xác cao bằng khí nén: cản trở ở đầu ra tạo
bởi đầu phun d2 và mặt lỗ cần đo. Khi H, d1, d2 là cố định thì sự thay đổi
áp đo h chỉ phụ thuộc vào sự thay đổi của khe hở z theo công thức:
H
h= 16 d 22 z 2
1+
d 14

Bằng phương pháp đo so sánh với lỗ mẫu D0, căn cứ vào sự thay đổi ∆h
có thể xác định:
∆h
D = D0 + k

Phương pháp đo lỗ bằng đầu đo khí nén thích hợp để đo lỗ chính xác
cao, sản xuất hàng trong công nghệ ổn định, đặc biệt khi đo lỗ không
thông, lỗ ở vị trí khó đo, như là lỗ xilanh bơm cao áp, xilanh thuỷ lực,
thân vòi phun, van thuỷ lực…

You might also like