You are on page 1of 60

CÔNG TY CỔ PHẦN TỰ ĐỘNG HOÁ

TÂN PHÁT
Địa chỉ: Số 189 – Phan Trọng Tuệ - Thanh Trì – Hà Nội
Điện thoại: 04.3685.7776/ Fax: 04. 3685.7775
Website: www.tpa.com.vn - Email: tpa@tpa.com.vn

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG


TRẠM PHÂN LOẠI SẢN PHẨM TỰ ĐỘNG (SO)
Mã: TPAD.M4700

TP-TT31-BM05/Lsđ:00
Công Ty Cổ Phần Tự Động Hóa Tân Phát

MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU VAI TRÒ VÀ VỊ TRÍ ............................................... 5

CỦA TRẠM PHÂN LOẠI ........................................................................................... 5

1.1 Giới thiệu trạm phân loại ............................................................................................ 5

1.1.1 Nội dung đào tạo .................................................................................................. 5

1.1.2 Thông số kỹ thuật ................................................................................................. 6

1.1.3 An toàn khi vận hành ........................................................................................... 6

1.1.4 Vận hành .............................................................................................................. 7

1.2 Lắp đặt và vận hành trạm tay gắp ............................................................................... 9

1.2.1 Bàn thí nghiệm ..................................................................................................... 9

1.2.2 Tấm nhôm có rãnh ............................................................................................... 9

1.2.3 Bảng điều khiển .................................................................................................. 10

1.2.4 Module băng tải .................................................................................................. 11

1.2.5 Module máng trượt ............................................................................................. 12

1.2.6 Module gạt.......................................................................................................... 13

1.2.7 Hiệu chỉnh cảm biến........................................................................................... 13

1.2.8 Hiệu chỉnh valve tiết lưu .................................................................................... 15

1.2.9 Hiệu chỉnh cơ khí ............................................................................................... 16

1.2.10 Nối cáp ............................................................................................................... 17

1.2.11 Nối ống khí nén .................................................................................................. 18

1.2.12 Cấp nguồn điện .................................................................................................. 18

1.2.13 Nạp chương trình cho PLC ................................................................................ 18

1.3 Nguyên lý cấu tạo các phần tử thiết bị điện có sử dụng trong các trạm MPS. ......... 18

1.3.1 Nút ấn ................................................................................................................. 18


2
TPAM.C6100 MÔ HÌNH TRẠM ROBOT - HỆ MPS 2000
Công Ty Cổ Phần Tự Động Hóa Tân Phát

1.3.2 Rơ le (Rơ le kiếng) ............................................................................................. 19

1.3.3 Các loại cảm biến điện ....................................................................................... 20

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ PLC ................................................................... 32

2.1 Giới thiệu: ................................................................................................................. 32

2.1.1 Khái niệm hệ thống điều khiển PLC .................................................................. 32

2.1.2 Cấu trúc của PLC ............................................................................................... 32

2.1.3 Cấu trúc chung của PLC .................................................................................... 35

2.1.4 Cơ sở phát triển PLC .......................................................................................... 36

2.1.5 Điều khiển nối cứng và điều khiển lập trình ...................................................... 37

2.1.6 Đặc điểm ứng dụng của hệ thống điều khiển PLC trong công nghiệp .............. 38

2.1.7 Ứng dụng của hệ thống điều khiển PLC ............................................................ 39

2.1.8 Trình tự thiết kế hệ điều khiển logic ứng dụng PLC phục vụ các bài toán công
nghệ thực tế ...................................................................................................................... 39

2.2 Cách sử dụng PLC S7-1200 ...................................................................................... 40

CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH VẬN HÀNH TRẠM PHÂN LOẠI ......................... 41

3.1 Phân tích – nhận dạng thiết bị. .................................................................................. 41

3.2 Phân tích – Nối cáp ................................................................................................... 45

3.3 Phân tích – Địa chỉ cổng xuất/nhập .......................................................................... 47

3.4 Phân tích – Địa chỉ cổng nhập/xuất mở rộng ............................................................ 49

3.5 Vận hành – Hiệu chỉnh trên trạm .............................................................................. 50

3.6 Vận hành – Hiệu chỉnh trên trạm mở rộng ............................................................... 52

3.7 Vận hành – Nạp chương trình và chạy thử ............................................................... 56

3.8 Lập trình điều khiển ứng dụng trạm phân loại .......................................................... 57

a. Lập trình điều khiển trạm di chuyển về vị trí gốc ............................................... 57


3
TPAM.C6100 MÔ HÌNH TRẠM ROBOT - HỆ MPS 2000
Công Ty Cổ Phần Tự Động Hóa Tân Phát

b. Lập trình điều khiển băng tải ................................................................................ 57

c. Lập trình điều khiển băng tải mở rộng ................................................................. 57

d. Lập trình điều khiển trạm vận hành theo qui trình (đơn giản) ......................... 57

e. Lập trình điều khiển trạm vận hành theo qui trình (toàn bộ qui trình) ........... 59

4
TPAM.C6100 MÔ HÌNH TRẠM ROBOT - HỆ MPS 2000
Công Ty Cổ Phần Tự Động Hóa Tân Phát

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU VAI TRÒ VÀ VỊ TRÍ


CỦA TRẠM PHÂN LOẠI PHÔI
1.1 Giới thiệu trạm phân loại phôi
Trạm phân loại này được phát triển và sản xuất cho các mục đích đào tạo
trong lĩnh vực tự động hoá và công nghệ.
Phần băng tải có thể được rẽ nhánh để phân loại, nhờ có sự rẽ nhánh phân loại
khác nhau được chuyển mạch tuỳ theo chi tiết phôi. Chi tiết phôi phải được xử lý
riêng lẻ để cho không làm hỏng chức năng chuyển mạch của thiết bị rẽ nhánh. Trong
Trạm phân loại, các chi tiết phôi tượng trưng được phân loại theo màu sắc. Xilanh đã
được lắp được phân loại tuỳ theo màu.
Chức năng của trạm phân loại là: Phân loại các chi tiết phôi tuỳ theo đặc tính.
Trạm phân loại bao gồm các phần sau: Module băng tải phân loại, module máng
trượt.

1.1.1 Nội dung đào tạo


• Cơ khí
- Lắp đặt cơ cấu băng tải.
- Lắp đặt cơ cấu máng trượt.
- Lắp đặt cơ cấu gạt phôi.
- Cân chỉnh các cơ cấu hoạt động theo yêu cầu.
• Khí nén
- Lắp đặt hệ thống ống khí nén.
- Kỹ thuật truyền động thẳng.
- Kỹ thuật truyền động thẳng chuyển đổi chuyển động xoay.
• Cảm biến
- Cảm biến quang.
- Cảm biến tiệm cận.
- Cảm biến phản xạ khuyếch tán
• Điện
- Lắp đặt hệ thống dây tín hiệu các cảm biến.
- Lắp đặt hệ thống dây tín hiệu các valve điện khí nén.
• Lập trình PLC
5
TPAM.C6100 MÔ HÌNH TRẠM ROBOT - HỆ MPS 2000
Công Ty Cổ Phần Tự Động Hóa Tân Phát

- Khai báo phần cứng.


- Download và Upload chương trình.
- Lập trình các lệnh điều khiển logic.
- Lập trình các lệnh Timer và Counter.
- Lập trình cấu trúc.
• Vận hành
- Các quy định về vận hành hệ thống.
- Vận hành theo quy trình.
• Tìm lỗi và thay thế
- Tìm các lỗi xảy ra khi hệ thống gặp sự cố.
- Thay thế các thiết bị hư hỏng.

1.1.2 Thông số kỹ thuật

Thông số Giá trị

Áp suất làm việc 6 bar

Điện áp nguồn 24 VDC, 4.5 A

Tín hiệu vào số 24 VDC, SL: 08

Tín hiệu ra số 24 VDC, SL: 08

1.1.3 An toàn khi vận hành

• Điện:
- Khi lắp đặt hay tháo bất kỳ đầu nối điện nào phải ngắt nguồn điện.
- Sử dụng điện áp 24VDC.
• PLC

6
TPAM.C6100 MÔ HÌNH TRẠM ROBOT - HỆ MPS 2000
Công Ty Cổ Phần Tự Động Hóa Tân Phát

- Chỉ được tháo lắp cáp kết nối PLC với máy tính khi ngắt nguồn điện cho
PLC.
- Khi đang Download hoặc Upload chương trình từ máy tính thì không được
ngắt nguồn PLC.
• Cơ khí:
- Không được can thiệp bằng tay cho đến khi các cơ cấu đã dừng hoạt động
hoàn toàn.
- Các cơ cấu được lắp đặt với 02 đai ốc trên tấm nhôm có rãnh, mỗi đai ốc
đều có miếng đệm.
• Khí nén:
- Không được vượt quá áp suất cho phép 8 bar (800 kPa).
- Không được bật nguồn khí nén cho đến khi hoàn thành lắp ráp tất cả các
đầu nối khí.
- Không được tháo các đường ống dẫn khí khi có áp suất.
- Đặc biệt chú ý cẩn thận khi bật công tắc nguồn khí nén, các xilanh khí nén
có thể đi ra hoặc co vào ngay lập tức sẽ gây nguy hiểm.
1.1.4 Vận hành
Điều kiện tiên quyết khởi động:
• Chi tiết phôi ở phía đầu khởi động của băng tải.
Vị trí ban đầu:
• Cữ chặn vươn ra.
• Nhánh gạt phôi màu đen co vào
• Động cơ băng tải tắt.
Trình tự:
1) Phát hiện chi tiết phôi.
2) Động cơ băng tải bật.
3) Xác minh màu sắc, (TH1: phát hiện chi tiết phôi màu đen, TH2: phát hiện
không phải phôi màu đen)
4) Cữ chặn co vào.
TH1:
5) Chi tiết phôi được đẩy ra.

7
TPAM.C6100 MÔ HÌNH TRẠM ROBOT - HỆ MPS 2000
Công Ty Cổ Phần Tự Động Hóa Tân Phát

6) Rẽ nhánh vươn ra. (Phát hiện chi tiết phôi màu đen, chuyển vào máng trượt
của băng tải).
7) Có phôi xuống máng
8) Động cơ băng tải tắt
9) Cữ chặn vươn ra.
10) Chi tiết phôi co lại.
TH2:
11) Chi tiết phôi được co vào
12) Đợi 2s
13) Cữ chặn vươn ra.
14) Động cơ băng tải tắt

8
TPAM.C6100 MÔ HÌNH TRẠM ROBOT - HỆ MPS 2000
Công Ty Cổ Phần Tự Động Hóa Tân Phát

1.2 Lắp đặt và vận hành trạm phân loại phôi


1.2.1 Bàn thí nghiệm
Bàn thí nghiệm được thiết kế dạng tủ đứng có các bánh xe để di chuyển và tay
cầm để nâng hạ, với kích thướt là 700 * 700 * 350 mm.

1.2.2 Tấm nhôm có rãnh


Tấm nhôm được thiết kế với dạng có rãnh chạy theo chiều dọc, bằng cách
ghép các thanh nhôm với nhau sẽ tạo ra được diện tích như mong muốn. Khi lắp đặt
thiết bị lên tấm nhôm sẽ dễ dàng dịch chuyển theo vị trí mong muốn.

9
TPAM.C6100 MÔ HÌNH TRẠM ROBOT - HỆ MPS 2000
Công Ty Cổ Phần Tự Động Hóa Tân Phát

1.2.3 Bảng điều khiển


Trên bảng điều khiển có các thiết bị cơ bản phục vụ cho điều khiển một cụm
chi tiết máy với các tính năng như sau:
- Công tắc chọn chế độ làm việc Auto/Man.
- Các nút nhấn điều khiển Start, Stop, Reset.
- Các đèn báo tín hiệu.

10
TPAM.C6100 MÔ HÌNH TRẠM ROBOT - HỆ MPS 2000
Công Ty Cổ Phần Tự Động Hóa Tân Phát

1.2.4 Module băng tải

Module băng tải được sử dụng để vận chuyển và đẩy các chi tiết phôi.Rẽ nhánh có thể
chuyển trạng thái bằng xi lanh hành trình ngắn được gắn vào, nhờ đó các chi tiết phôi
được phân loại theo màu sắc. Dẫn động của băng tải phân loại được hoạt động bằng động
cơ một chiều liền hộp số.
Cảm biến khuyếch tán phát hiện khi nào có chi tiết phôi ở phía đầu của băng tải. Đó
là nguyên nhân làm vòng chương trình khởi động và động cơ của băng tải bật lên.
Chi tiết phôi bị dừng lại bởi cữ chặn khí nén. Cảm biến khuyếch tán xác định màu của
chi tiết phôi.
Phụ thuộc vào chi tiết phôi được xác định, rẽ nhánh cho vật liệu phù hợp được tác
động. Mỗi khi chi tiết phôi màu đen được nhả ra khỏi cữ chặn, sau đó nó được vận
chuyển đến máng trượt. Con các chi tiết phôi khác sẽ được băng tải di chuyển thẳng đến
trạm kế bên.

11
TPAM.C6100 MÔ HÌNH TRẠM ROBOT - HỆ MPS 2000
Công Ty Cổ Phần Tự Động Hóa Tân Phát

1.2.5 Module máng trượt

Module máng trượt được sử dụng để vận chuyển hoặc lưu trữ các chi tiết phôi.
Module này có thể áp dụng tổng quát nhờ có độ nghiêng và chiều cao hiệu chỉnh thay đổi
được.
Module truợt được tận dụng trong Trạm phân loại. Các chi tiết phôi màu đen đi vào
từ module băng tải được lưu trữ trong module máng trượt. Cảm biến quang sợi quang,
phát hiện có phôi xuống máng trượt và báo đầy phôi.

12
TPAM.C6100 MÔ HÌNH TRẠM ROBOT - HỆ MPS 2000
Công Ty Cổ Phần Tự Động Hóa Tân Phát

1.2.6 Module gạt

Module gạt dùng để chuyển phôi từ băng tải xuống máng trượt, module này dùng
truyền động thẳng qua bộ phận truyền động chuyển thành cơ cấu xoay.

1.2.7 Hiệu chỉnh cảm biến


a) Cảm biến khuyếch tán (Băng tải, phát hiện chi tiết phôi)
Cảm biến khuyếch tán được dùng để phát hiện chi tiết phôi. Cáp quang sợi được nối
với thiết bị quang sợi. Thiết bị quang sợi phát ra ánh sáng hồng ngoại nhìn thấy được.
Cảm biến khuyếch tán phát hiện ra tin hồng ngoại phản xạ từ chi tiết phôi. Bề mặt và
màu sắc khác nhau làm thay đổi lượng ánh sáng phản xạ.
Điều kiện tiên quyết:
• Thiết bị quang sợi được lắp ráp.
• Thiết bị quang sợi được nối dây.
• Thiết bị nguồn điện được bật.
Thực hiện:
- Lắp đặt cáp quang sợi vào giá lắp cảm biến và khởi động băng chuyền.
- Nối cáp quang sợi vào thiết bị quang sợi.
- Đặt chi tiết phôi màu đen vào phía đầu khởi động băng chuyền.
13
TPAM.C6100 MÔ HÌNH TRẠM ROBOT - HỆ MPS 2000
Công Ty Cổ Phần Tự Động Hóa Tân Phát

- Hiệu chỉnh chiết áp của thiết bị quang sợi bằng tua-vit cho tới khi đèn hiển thị trạng
thái bật sáng.
Ghi chú: Chỉ có thể vặn được nhiều nhất 12 vòng của vít hiệu chỉnh.
- Đặt các chi tiết phôi vào phía đầu khởi động băng chuyền.
Ghi chú: Tất cả các chi tiết phôi phải được phát hiện chắc chắn.

b) Cảm biến khuyếch tán (Băng tải, phân biệt màu sắc)
Cảm biến khuyếch tán được dùng để phân biệt màu sắc của các chi tiết phôi. Cáp
quang sợi được nối với thiết bị quang sợi. Thiết bị quang sợi phát ra ánh sáng hồng ngoại
nhìn thấy được. Cảm biến khuyếch tán phát hiện ra ánh sáng phản xạ từ chi tiết phôi. Bề
mặt và màu sắc khác nhau làm thay đổi lượng ánh sáng phản xạ.
Điều kiện tiên quyết:
• Thiết bị quang sợi được lắp ráp.
• Cữ chặn được nối ống dẫn khí.
• Nguồn khí nén được bật.
• Thiết bị quang sợi được nối dây.
• Thiết bị nguồn điện được bật.
Thực hiện:
- Lắp đầu cáp quang sợi vào giá lắp cảm biến ở cữ chặn.
- Nối cáp quang sợi vào thiết bị quang sợi.
- Đặt chi tiết phôi màu đỏ tỳ vào cữ chặn.
- Hiệu chỉnh chiết áp của thiết bị quang sợi bằng tua-vit cho tới khi đèn hiển thị trạng
thái bật sáng.
Ghi chú: Chỉ có thể vặn được nhiều nhất 12 vòng của vít hiệu chỉnh.
- Đặt chi tiết phôi màu đỏ tỳ vào cữ chặn.
- Hiệu chỉnh chiết áp của thiết bị quang sợi bằng tua-vit cho tới khi đèn hiển thị trạng
thái tắt.
Ghi chú: Chỉ có thể vặn được nhiều nhất 12 vòng của vít hiệu chỉnh.
- Kiểm tra thiết lập của thiết bị quang sợi cho các chi tiết phôi màu đen, màu đỏ và kim
loại.
Ghi chú: Chi tiết phôi màu đỏ và kim loại phải được phát hiện chắc chắn, chi tiết phôi
màu đen thì không bị phát hiện.
14
TPAM.C6100 MÔ HÌNH TRẠM ROBOT - HỆ MPS 2000
Công Ty Cổ Phần Tự Động Hóa Tân Phát

c) Cảm biến tiệm cận (Băng tải, rẽ nhánh)


Các cảm biến tiệm cận được sử dụng để phát hiện vị trí cuối hành trình của xi lanh.
Cảm biến tiệm cận tác động bởi vòng nam châm được lắp trên piston của xi lanh.
Điều kiện tiên quyết:
• Cảm biến tiệm cận được lắp.
• Xi lanh được nối ống.
• Nguồn khí nén được bật.
• Cảm biến tiệm cận được nối dây.
• Thiết bị nguồn điện được bật.
Thực hiện:
- Sử dụng chốt ấn tay của van điện từ để đặt piston ở vị trí mà ta muốn có.
- Thay đổi cảm biến dọc theo thân xi lanh tới vị trí nó đóng, trạng thái chuyển mạch là
khi đèn (LED) sáng.
- Dịch chuyển cảm biến vài mm tiếp theo cùng hướng tới khi nó ngắt (đèn LED tắt).
- Đặt công tắc ở vị trí chính giữa hai vị trí ngắt và đóng.
- Xiết chặt vít kẹp của cảm biến bằng tua-vit 6 cạnh A/F 1.3.
- Khởi động chương trình chạy thử để kiểm tra xem cảm biến có đóng ở vị trí chính
xác không (piston xi lanh đi ra và co vào).

d) Cảm biến khuyếch tán (máng trượt, phát hiện chi tiết phôi)
Cảm biến khuyếch tán được dùng để phát hiện chi tiết phôi. Cáp quang sợi được nối
với thiết bị quang sợi. Thiết bị quang sợi phát ra ánh sáng hồng ngoại nhìn thấy được.
Cảm biến khuyếch tán phát hiện ra tin hồng ngoại phản xạ từ chi tiết phôi. Bề mặt và
màu sắc khác nhau làm thay đổi lượng ánh sáng phản xạ.
Điều kiện tiên quyết:
• Thiết bị quang sợi được lắp ráp.
• Thiết bị quang sợi được nối dây.
• Thiết bị nguồn điện được bật.
Thực hiện:
- Lắp đặt cáp quang sợi vào giá lắp cảm biến.
- Nối cáp quang sợi vào thiết bị quang sợi.

15
TPAM.C6100 MÔ HÌNH TRẠM ROBOT - HỆ MPS 2000
Công Ty Cổ Phần Tự Động Hóa Tân Phát

- Đặt chi tiết phôi màu đen vào phía đầu của máng trượt.
- Hiệu chỉnh chiết áp của thiết bị quang sợi bằng tua-vit cho tới khi đèn hiển thị trạng
thái bật sáng.
Ghi chú: Chỉ có thể vặn được nhiều nhất 12 vòng của vít hiệu chỉnh.
- Đặt các chi tiết phôi vào giữa 2 cảm biến.
Ghi chú: Tất cả các chi tiết phôi phải được phát hiện chắc chắn.
1.2.8 Hiệu chỉnh valve tiết lưu
Valve tiết lưu được dùng để hiệu chỉnh lưu lượng khí cho xilanh tác động kép, khi lượng
khí được hiệu chỉnh giảm sẽ làm tốc độ đi của piston sẽ giảm và chuyển động sẽ êm không
gây va đập mạnh.

Điều kiện tiên quyết:


• Xilanh được nối ống khí.
• Nguồn khí nén được bật.
Thực hiện:
- Đầu tiên vặn vít chỉnh của van tiết lưu một chiều vào hết rồi sau đó nới lỏng ra 1
vòng.
- Khởi động chạy để kiểm tra.
- Mở van tiết lưu từ từ đến khi đạt được tốc độ pittong cần thiết.

1.2.9 Hiệu chỉnh cơ khí


Khi lắp đặt các cơ cấu cơ khí trên bảng nhôm có rãnh, các cơ cấu được lắp đặt với 02
đai ốc có miếng đệm.
Để dòng sản phẩm đi qua các cơ cấu này được liên tục và không va chạm, các cơ cấu
được cân chỉnh về mặt phẳng, độ nghiêng, độ chính xác của các cơ khí khi vận hành.

16
TPAM.C6100 MÔ HÌNH TRẠM ROBOT - HỆ MPS 2000
Công Ty Cổ Phần Tự Động Hóa Tân Phát

1.2.10 Nối cáp


Kết nối PLC – Trạm: Nối cáp từ khối PLC vào I/O terminal trên trạm.
Kết nối PLC – Bảng điều khiển: Nối cáp từ khối PLC vào Terminal trên bảng điều
khiển.
Kết nối PLC – Nguồn điện: Kết nối PLC với nguồn điện. Tùy loại PLC mà ta sử dụng
áp 220VAC hoặc 24VDC. Thông thường dùng áp 24VDC.
Kết nối PC – PLC: Kết nối PC với PLC dùng cáp lập trình Ethernet

17
TPAM.C6100 MÔ HÌNH TRẠM ROBOT - HỆ MPS 2000
Công Ty Cổ Phần Tự Động Hóa Tân Phát

1.2.11 Nối ống khí nén

- Theo dõi các thông số kỹ thuật.


- Nối nguồn khí nén vào bộ lọc.
- Chỉnh áp suất khí cấp cho trạm ở giá trị 6 bar (600 Kpa)

1.2.12 Cấp nguồn điện

- Trạm được cấp nguồn 24 VDC (tối đa 5A) thông qua thiết bị cấp nguồn.
- Nối chân mass của tín hiệu plc và các tín hiệu trên trạm với nhau.

1.2.13 Nạp chương trình cho PLC


- Bộ điều khiển PLC với CPU 1214C và module truyền thông Ethernet, cấu hình
và lập trình cho PLC dùng phần mềm Tia Portal V15.1 hoặc cao hơn.
- Nối cáp lập trình giữa PC và PLC.
- Cấp nguồn điện cho PLC.
- Khởi động phần mềm lập trình PLC.
- Chọn project và chọn tên trạm.
- Nạp chương trình xuống PLC.

1.3 Nguyên lý cấu tạo các phần tử thiết bị điện có sử dụng trong các trạm MPS.
1.3.1 Nút ấn
Cấu tạo ký hiệu

Hình 1.1: Nút ấn nhấn nhả.


18
TPAM.C6100 MÔ HÌNH TRẠM ROBOT - HỆ MPS 2000
Công Ty Cổ Phần Tự Động Hóa Tân Phát

Cấu tạo ký hiệu

Hình 1.2: Nút nhấn kiểu chuyển mạch.

1.3.2 Rơ le (Rơ le kiếng)


• Nguyên lý hoạt động:
Khi có dòng điện chạy qua rơ le, dòng điện này sẽ chạy qua cuộn dây bên trong và tạo ra
một từ trường hút. Từ trường hút này tác động lên một đòn bẩy bên trong làm đóng hoặc mở
các tiếp điểm điện và như thế sẽ làm thay đổi trạng thái của rơ le. Số tiếp điểm điện bị thay
đổi có thể là 1 hoặc nhiều, tùy vào thiết kế.
Rơ le có 2 mạch độc lập nhau hoạt động. Một mạch là để điều khiển cuộn dây của rơ le:
Cho dòng chạy qua cuộn dây hay không, hay có nghĩa là điều khiển rơ le ở trạng thái ON
hay OFF. Một mạch điều khiển dòng điện ta cần kiểm soát có qua được rơ le hay không dựa
vào trạng thái ON hay OFF của rơ le.
• Ứng dụng của rơ le:
Công dụng của Rơle trung gian là làm nhiệm vụ "trung gian" chuyển tiếp mạch điện cho
một thiết bị khác, ví dụ như bộ bảo vệ tủ lạnh chẳng hạn, khi điện yếu thì rơle sẽ ngắt điện
không cho tủ làm việc còn khi điện khỏe thì nó lại cấp điện bình thường.Trong bộ nạp ắc
quy xe máy, ô tô thì khi máy phát điện đủ khoẻ thì rơ le trung gian sẽ đóng mạch nạp cho ác
quy...
• Các loại rơ le trung gian:
Hiện nay trên thị trường có các loại rơle trung gian sau:
- Rơ le trung gian 12 VAC-24VAC, 12VDC-24VDC,…
- Rơle trung gian 220v
- Rơle trung gian 8 chân
- Rơ le trung gian 14 chân
• Cấu tạo của rơ le trung gian:
Thiết bị nam châm điện này có thiết kế gồm lõi thép động, lõi thép tĩnh và cuộn dây.
Cuộn dây bên trong có thể là cuộn cường độ, cuộn điện áp, hoặc cả cuộn điện áp và cuộn
cường độ. Lõi thép động được găng bởi lò xo cùng định vị bằng một vít điều chỉnh. Cơ chế
tiếp điểm bao gồm tiếp điểm nghịch và tiếp điểm nghịch.

19
TPAM.C6100 MÔ HÌNH TRẠM ROBOT - HỆ MPS 2000
Công Ty Cổ Phần Tự Động Hóa Tân Phát

Hình 1.3: Cấu tạo, ký hiệu rơ le trung gian.

1.3.3 Các loại cảm biến điện


• Giới thiệu
Cảm biến là thiết bị dùng để đo, đếm, cảm nhận… các đại lượng vật lý không điện thành
tín hiệu điện, tín hiệu của cảm biến sẽ được hồi tiếp thường xuyên về hệ thống điều khiển.
Cảm biến có thể kể tên các loại sau: công tắc hành trình, cảm biến quang, cảm biến cảm
ứng từ, cảm biến điện dung, cảm biến siêu âm, cảm biến áp suất….

Hình 1.4: Hình ảnh một số loại cảm biến thường dùng trong công nghiệp.
a) Công tắc áp suất chân không

Hình 1.5: Công tắc áp suất chân không.

20
TPAM.C6100 MÔ HÌNH TRẠM ROBOT - HỆ MPS 2000
Công Ty Cổ Phần Tự Động Hóa Tân Phát

Công tắc áp suất hay còn gọi là công tắc chân không, dùng để báo trạng thái của chân
không trong giác hút. Khi tín hiệu trên thân cảm biến báo thì phôi đã được hút và được nhấc
lên an toàn.

Hình 1.6: Ký hiệu công tắc áp suất chân không.


Lắp đặt điện cho cảm biến theo sơ đồ, sử dụng nguồn điện 24VDC và kết nối tín hiệu
OUT vào input của PLC.
• Điều kiện tiên quyết:
- Module vận chuyển đã được lắp ráp.
- Bộ tạo chân không, công tác chân không và giác hút chân không được nối ống.
- Nguồn khí nén được bật.
- Công tác chân không được nối dây.
- Thiết bị nguồn điện được bật.
• Thực hiện:
- Bật nguồn công tác khí nén để tạo chân không.
- Dịch chuyển phôi tới gần giác hút chân không tới khi nó được nhấc lên.
- Quay vít hiệu chỉnh của công tắc chân không theo chiều ngược chiều kim đồng hồ
đến khi đèn LED màu vàng sáng lên.
- Khởi động chạy thử để kiểm tra xem chi tiết phôi có được nhấc lên an toàn hay
không. Dịch chuyển dẫn động quay từ vị trí cuối này đến vị trí cuối kia. Chi tiêt
phôi không được rơi xuống.
b) Cảm biến hành trình
Ví dụ: Công tắc hành trình (micro):

Hình 1.7: Loại công tắc hành trình micro.

21
TPAM.C6100 MÔ HÌNH TRẠM ROBOT - HỆ MPS 2000
Công Ty Cổ Phần Tự Động Hóa Tân Phát

Công tắc hành trình là một dạng công tắc nhưng được tác động bằng các cam để xác định
hành trình của các cơ cấu chuyển động, chúng ta có thể sử dụng tiếp điểm thường hở và
thường đóng, tùy theo yêu cầu.
Ví dụ:
Cấu tạo Ký hiệu

Hình 1.8: cấu tạo chung ký hiệu chung công tắc hành trình (cảm biến hành trình).
Công tắc hành trình được sử dụng để xác nhận vị trí cuối hay hành trình của module tay
xoay. Công tắc này được tác động bởi cam hành trình, cam này được hiệu chỉnh trên trục
của xilanh xoay.
• Điều kiện tiên quyết:
- Module chuyển được lắp rắp, công tác micro được lắp sơ bộ.
- Xilanh quay được nối ống dẫn khí.
- Nguồn khí nén được bật.
- Công tắc micro được nối dây.
- Nguồn điện được bật.
• Thực hiện:
- Sử dụng chốt điều khiển tay trên van điện từ để đặt xilanh quay ở vị trí mà mình
muốn dừng.
- Thay đổi công tắc micro trong rãnh, lỗ của giá đỡ tới khi nó được tác động.
- Xiết chặt vít kẹp.
- Khởi động chạy thử để kiểm tra xem vị trí của công tác micro đặt có đúng vị trí hay
không (dịch chuyển đẫn động quay trái /quay phải).
c) Cảm biến tiệm cận
Cảm biến tiệm cận này được gắn trên thân của xilanh để xác định hành trình của xilanh.
Cảm biến tiệm cận tác động bởi vòng nam châm được lắp trên piston của xilanh. Hiệu chỉnh
vị trí bằng cách dùng lục giác để mở chốt và dịch chuyển đến vị trí mong muốn, sau đó cố
định lại.

Hình 1.9: Loại cảm biến tiệm cận.


22
TPAM.C6100 MÔ HÌNH TRẠM ROBOT - HỆ MPS 2000
Công Ty Cổ Phần Tự Động Hóa Tân Phát

Lắp đặt cho cảm biến hoạt động bằng cách cấp nguồn 24 VDC vào các chân màu nâu và
đen, chân tín hiệu out được kết nối về input của terminal hoặc trực tiếp vào PLC.
• Điều kiện tiên quyết:
- Module ổ chứa dạng xếp được lắp ráp, cảm biến tiệm cận được lắp ráp trước.
- Xilanh được nối ống dẫn khí.
- Nguồn khí nén được bật.
- Cảm biến tiệm cận được nối dây.
- Thiết bị nguồn điện được bật.
• Thực hiện:
- Sử dụng chốt ấn tay của van điện từ để đặt pittong ở vị trí mà mình muốn có.
- Thay đổi cảm biến dọc theo thân xi lanh tới vị trí nó đóng, trạng thái chuyển mạch
là khi đèn báo hiệu (LED) sáng.
- Dịch chuyển cảm biến vài milimet tiếp theo cổng hướng tới khi nó ngắt (đèn LED
tắt).
- Đặt công tắc chính ở vị trí chính giữa hai vị trí đóng & ngắt.
- Xiết chặt vít kẹp của cảm biến bằng tua-vít 6 cạnh A/F 1.3.
- Khởi động chương trình chạy thử để kiểm tra xem cảm biến có đóng ở vị trí chính
xác hay không (piston xi lanh đi ra & co vào).

d) Cảm biến từ trường


• Nguyên lý hoạt động:
Cảm biến từ trường có hai loại. Loại có tiếp điểm và loại không có tiếp điểm (tiếp điểm
điện tử). Khi có vật thể có từ tính đặt gần cảm biến sẽ làm cho cảm biến tác động và đưa ra
tín hiệu phía ngõ ra.

Cấu tạo: Ký hiệu:

Hình 1.10: Cảm biến từ trường có tiếp điểm.


• Ký hiệu:
Trong hệ thống MPS cảm biến từ trường là cảm biến gắn trên xi lanh (ví dụ như cảm
biến trên xi lanh đẩy phôi của trạm phân phối).

23
TPAM.C6100 MÔ HÌNH TRẠM ROBOT - HỆ MPS 2000
Công Ty Cổ Phần Tự Động Hóa Tân Phát

e) Cảm biến cảm ứng từ


• Nguyên lý hoạt động:
Khi có vật bằng kim loại đặt trong vùng của đường sức từ trường, trong kim loạ sẽ hình
thành từ trường xoáy. Như vậy năng lượng của bộ dao động sẽ giảm, dòng điện xoáy sẽ tang
khi vật cản nằm càng gần cuộn cảm ứng. Qua đó biên độ dao động của bộ dao động sẽ giảm
qua mạch so Triger sẽ thu được tín hiệu số, tín hiệu này sẽ được khuếch đại thành tín hiệu ra.

Cấu tạo: Ký hiệu:

Hình 1.11: Cấu tạo và ký hiệu cảm biến từ
• Ứng dụng:
Cảm biến cảm ứng thường được sử dụng để nhận biết các vật kim loại ở gần.
f) Cảm biến điện dung
• Nguyên lý hoạt động:
Nguyên tắc thay đổi dựa trên sự thay đổi của điện dung của tụ điện, khi có vật nằm bằng
kim loại hoặc phi kim nằm trong vùng đường sức của điện trường, điện dung của tụ điện sẽ
thay đổi. Như vậy bộ dao động tần số riêng sẽ thay đổi, sự thay đổi này được chuyển thành
sự thay đổi về điện áp qua bộ điều biên. Qua mạch Triger, mạch khuếch đại, ta sẽ thu được
tín hiệu số ở đầu ra.

Cấu tạo:
24
TPAM.C6100 MÔ HÌNH TRẠM ROBOT - HỆ MPS 2000
Công Ty Cổ Phần Tự Động Hóa Tân Phát

Ký hiệu:

Hình 1.12: Cấu tạo và ký hiệu cảm biến điện dung.
g) Cảm biến quang

Hình 1.13: Cảm biến quang.


• Nguyên lý hoạt động:
Gồm hai bộ phận chính là bộ phận phát và bộ phận thu. Bộ phận phát đi tín hiệu là ánh
sáng gặp vật chắn sẽ phản hồi là bộ phận nhận, tín hiệu này sẽ được xử lý và khuếch đại
thành tín hiệu ở đầu ra

25
TPAM.C6100 MÔ HÌNH TRẠM ROBOT - HỆ MPS 2000
Công Ty Cổ Phần Tự Động Hóa Tân Phát

Cấu tạo: Ký hiệu:

Hình 1.14: Cấu tạo ký hiệu chung cảm biến quang.
Thân cảm biến và dây dẫn quang có hình dạng bên dưới, có 02 dây dẫn quang được lắp
đặt đối diện với nhau, một bên phát và bên còn lại thu. Lắp đặt điện cho cảm biến quang
hoạt động với nguồn cung cấp 24VDC và chân tín hiệu out kết nối về input của terminal
hoặc trực tiếp về PLC.
• Điều kiện tiên quyết:
- Thiết bị quang điện được lắp ráp.
- Thiết bị quang điện đã được nối dây.
- Thiết bị nguồn điện được bật.
• Thực hiện:
- Lắp đầu của dây Cáp quang sợi vào trong ổ chứa.
- Nối dây cáp quang sợi vào dây cáp quang điện.
- Hiệu chỉnh chiết áp của thiết bị quang điện bằng tuốc nơ vít tới khi đèn trạng thái
bật sáng. Ghi chú: Cho phép vặn tối đa 12 vòng để hiệu chỉnh.
- Cho chi tiết phôi vào trong ổ chứa chi tiết phôi. Đèn trạng thái phải chuyển sang
chế độ tắt.
• Có hai loại cảm biến:
Cảm biến loại 2 dây, cảm biến 3 dây:
Cảm biến loại PNP và cảm biến loại NPN
Loại PNP: có tác động là 1
Loại NPN: có tác động là 0
Thông thường:
- Mức 0: 0V
- Mức 1: tương đương điện áp nguồn của cảm biến (+12VDC ~ +30VDC)

26
TPAM.C6100 MÔ HÌNH TRẠM ROBOT - HỆ MPS 2000
Công Ty Cổ Phần Tự Động Hóa Tân Phát

Hình 1.15: Cảm biến đo mức chất lỏng dùng tiếp điểm NPN.
Trên là hình ảnh mô tả ngõ ra của cảm biến đo mức chất lỏng với tiếp điểm NPN. Khi
báo mức nước tức là chân ( 3 ) sẽ được đóng vào chân ( 4 ) , ở đây là nguồn 0V.

Hình 1.16: Cảm biến đo mức chất rắn có ngõ ra tiếp điểm PNP.
Hình ảnh mô tả thực tế cảm biến báo mức chất rắn dùng tiếp điểm PNP. Tiếp điểm có
dạng là thường mở khi có chất rắn thì tiếp điểm sẽ đóng lại lúc này chân (4) sẽ đóng vào
chân (1). Tín hiệu ngõ ra dạng dòng điện tương ứng với ngõ vào chân (1).
Tải sử dụng trong tiếp điểm PNP và NPN chỉ có hai loại là cuộn dây và điện trở. Ta
thường dùng hai tiếp điểm này để kích vào nguồn của rờle kiếng, rơ le kiếng chính là loại
cuộn dây.
Tiếp điểm PNP được kích hoạt sẽ mang điện áp dương tức là tải sẽ phải nhận nguồn
dương từ PNP, còn nguồn âm sẽ được đấu với nguồn.
Ngược lại tiếp điểm NPN khi được kích hoạt sẽ mang điện áp 0V, tức là chân dương của
tải sẽ kết nối với nguồn còn chân âm của tải sẽ được nối với tiếp điểm NPN.
h) Bộ điều áp
Cấu tạo:

Hình 1.17: Cấu tạo bộ điều áp.


Các thành phần quan trọng trong bộ điều áp:
- Trục điều chỉnh
- Lò xo chỉnh áp
- Mặt đế để xả khí
27
TPAM.C6100 MÔ HÌNH TRẠM ROBOT - HỆ MPS 2000
Công Ty Cổ Phần Tự Động Hóa Tân Phát

- Màng ngăn
- Ngăn bù lưu lượng
- Ống nối bù lưu lượng
- Van
- Vòng đệm bù áp suất
- Lò xo van
- Vòng đệm bù lưu lượng
Bộ điều áp dùng để giữ cho áp suất đầu ra không thay đổi, áp suất này có thể điều chỉnh
bằng núm vặn trên van, có thể được hiển thị bằng đồng hồ.
i) Xi lanh tác động kép có cơ cấu giảm chấn cuối hành trình

Hình 1.18: Cấu tạo xi lanh tác động kép có giảm chấn.
• Hoạt động:
Trong hành trình tiến, khi nguồn khí nén tác động sẽ đẩy pittong đi sang bên phải và
dòng khí sẽ được xả ra ngoài qua cửa xả. Cần piston có them pittong giảm chấn, khi piston
giảm chấn đi tới vị trí vòng giảm chấn sẽ khoá cửa thoát và khí sẽ không thể thoát ra ngoài
theo cửa này, lượng khí còn lại sẽ thoát ra ngoài theo cửa có van điều chỉnh lưu lượng. Van
điều chỉnh lưu lượng sẽ làm giảm lượng khí thoát ra và từ đó giảm tốc độ di chuyển của xy
lanh. Hành trình lùi diễn ra theo chiều ngược lại.
Sự giảm chấn có thể được điều chỉnh bằng ốc vít trên van điều chỉnh lưu lượng.
j) Xi lanh tác động đơn

Hình 1.19: Cấu tạo xy lanh tác động đơn.


• Hoạt động:
Xi lanh tác động đơn chỉ tạo lực đẩy theo 1 hướng duy nhất. Trục piston sẽ được trả hồi
ngược lại bởi lò xo gắn sẵn hoặc bằng 1 tác động bên ngoài nào đó như: tải trọng, chuyển
động cơ khi…Nó có thể là loại “kéo ra’ hoặc “đẩy vào”. Xi lanh tác động đơn được sử dụng
28
TPAM.C6100 MÔ HÌNH TRẠM ROBOT - HỆ MPS 2000
Công Ty Cổ Phần Tự Động Hóa Tân Phát

để giữ, đóng dấu, đẩy ra…So với xi lanh tác động kép cùng loại, mức tiêu thụ khí của nó
thấp hơn một chút vì nó không cần tạo ra lực hồi về do đã có lực hồi về bằng lò xo, tuy
nhiên nó có thể đòi hỏi lỗ xi lanh to hơn, đồng thời chiều dài và lực căng của lò xo phải phù
hợp
Xi lanh đẩy phôi trên trạm nạp phôi là xi lanh tác động đơn.

k) Xi lanh khí nén không trục

Hình 1.20: Cấu tạo và hình ảnh xi lanh khí nén không trục.
• Hoạt động:
Khi có khí nén tác động ở cửa vào sẽ làm cho pittong di chuyển nhờ kết cấu cơ khí làm
đế nâng tải di chuyển theo. Đai làm kín sẽ luôn ép vào thân xi lanh để khí nén không bị thoát
ra ngoài.
Xi lanh không trục được sử dụng trong trong trạm vận chuyển, mục đích để vận chuyển
phôi
j) Van điều khiển đảo chiều 5/2 hai cuộn dây có thể tác động bằng tay

Hình 1.22: Cấu tạo van điều khiển đảo chiều 5/2.

29
TPAM.C6100 MÔ HÌNH TRẠM ROBOT - HỆ MPS 2000
Công Ty Cổ Phần Tự Động Hóa Tân Phát

Hình 1.23: Chi tiết van điều khiển đảo chiều 5/2.
m) Van 2/2 điều khiển trực tiếp
Van điều khiển 2/2, có 2 cửa vào và 2 trạng thái, điều khiển trực tiếp bằng van điện từ
có phản hồi trạng thái về bằng lò xo. Khi có tín hiệu điện cửa P(1) sẽ được nối thông với cửa
A(2).

Hình 1.24: Ký hiệu van 2/2 điều khiển trực tiếp.

n) Van 3/2 điều khiển trực tiếp


Van điều khiển 3/2, có 3 cửa vào và 2 trạng thái, điều khiển trực tiếp bằng van điện từ
có phản hồi trạng thái về bằng lò xo. Khi có tín hiệu điện tại cửa vào P(1) nối thông với cửa
A(2), khi mất điện cửa R(3) nối thông với cửa A(2).

Hình 1.25: Ký hiệu van 3/2 điều khiển trực tiếp.
o) Van 3/2 điều khiển gián tiếp
Van điều khiển 3/2 điều khiển bằng van điện từ gián tiếp qua van phụ trợ. Khi có tín hiệu
điện được kích thì tại cửa P(1) nối thông với cửa A(2), khi cuộn van mất điện cửa P(1) bị
chặn thì cửa A(2) thông với cửa R(3) và có phản hồi về bằng lò xo.

Hình 1.26: Ký hiệu van 3/2 điều khiển gián tiếp.

30
TPAM.C6100 MÔ HÌNH TRẠM ROBOT - HỆ MPS 2000
Công Ty Cổ Phần Tự Động Hóa Tân Phát

p) Van 4/2 điều khiển gián tiếp


Van điều khiển 4/2 có 4 cửa và 2 trạng thái được điều khiển bằng van điện từ tác động ở
phía gián tiếp qua van phụ trợ, còn có nút nhấn bằng cơ. Ban đầu khi chưa có tín hiệu điện
kích cho cuộn dây bên trái cửa P(1) nối thông với cửa B(4), cửa A(2) nối thông với cửa
R(5). Khi có tín hiệu điện kích cho cuộn dây bên phải thì cửa P(1) nối thông với cửa A(2),
còn cửa B(4) nối thông với cửa R(5).

Hình 1.27: Ký hiệu van 4/2 điều khiển gián tiếp.

q) Van 5/2 điều khiển gián tiếp


Van điều khiển 5/2 có 5 cửa và 2 trạng thái được điều khiển bằng van điện từ tác động ở
2 phía gián tiếp qua van phụ trợ. Ban đầu khi chưa có tín hiệu kích cho van điện từ bên phải
cửa P(1) nối thông với cửa B(4), cửa A(2) nối thông với cửa R(5), cửa S(3) bị chặn. Khi kích
tín hiệu cho van điện từ bên trái thì cửa P(1) nối thông với cửa A(2), B(4) nối thông với
S(3), cửa R(5) bị chặn.

Hình 1.28: Ký hiệu van 2/2 điều khiển gián tiếp.
r) Van 5/3 điều khiển gián tiếp
Van điều khiển 5/3 có 5 cửa và 3 trạng thái được điều khiển bằng van điện từ tác động ở
hai phía, gián tiếp qua van phụ trợ. Ban đầu khi chưa có tín hiệu kích, cửa P(1) bị chặn lại,
cửa R(5) nối thông với cửa B(4). Khi kích tín hiệu cho van điện từ bên trái thì cửa P(1) nối
thông với của A(2), B(4) nối thông với S(3), cửa R(5) bị chặn. Khi kích tín hiệu cho van
điện từ bên phải thì của P(1) nối thông với B(4), A(2) nối thông với R(5), cửa S(3) bị chặn.

Hình 1.29: Van điều khiển gián tiếp 5/3.

31
TPAM.C6100 MÔ HÌNH TRẠM ROBOT - HỆ MPS 2000
Công Ty Cổ Phần Tự Động Hóa Tân Phát

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ PLC


2.1 Giới thiệu:
• Mục đích:
- Phát biểu các khái niệm về điều khiển lập trình.
- So sánh ưu nhược điểm của điều khiển lập trình với các hình thức điều khiển khiển
cổ điển khác.
- Trình bày các ứng dụng của PLC trong thực tế.
- Giúp sinh viên hiểu có kiến thức cơ bản nhất, và hiểu về PLC để có thể tiến tới thực
hành trực tiếp trên Trạm MPS
2.1.1 Khái niệm hệ thống điều khiển PLC
PLC viết tắt của Programmable Logic Controller, là thiết bị điều khiển khiển logic lập
trình được (Bộ điều khiển khả trình) cho phép thực hiện linh hoạt các thuật toán điều khiển
logic thông qua một ngôn ngữ lập trình cụ thể.
Thông qua đó người sử dụng có thể lập trình để thực hiện một loạt trình tự các sự kiện.
Các sự kiện này được tác động bởi các nhân tố tác động phía (đầu vào) nhằm tác động vào
PLC thông qua các hoạt động có trễ như thời gian được định thời hay các sự kiện được đo
đếm. Một khi sự kiện được kích hoạt , nó sẽ được kích ON hay OFF thiết bị điều khiển bên
ngoài được gọi là thiết bị bị vật lý. Một bộ điều khiển lập trình sẽ liên tục “lặp” trong
chương trình do người sử dụng viết ra, chờ tín hiệu ở phía ngõ vào và xuất tín hiệu ở phía
ngõ ra tại các thời điểm đã được lập trình.
PLC là thiết bị điều khiển sử dụng một bộ nhớ có thể lập trình, bộ nhơ này sẽ lưu giữ các
cấu trúc lệnh (logic, thời gian, bộ đêm, toán học….) để thực hiện được các chức năng điều
khiển như mong muốn.
PLC được cấu thành lên từ hai phần cốt lõi:
Phần cứng: Được cấu tạo nên bởi vi xử lý, ROM, RAM.Phần mềm: Là một IDE dùng để
thực hiện các ngôn ngữ dịch để tạo ra ngôn ngữ lập trình gần nhất với con người và tối giản
nhất trong lập trình, nó có nhiệm vụ chỉ ra rằng các thiết bị được sử dụng với địa chỉ cụ thể
và chức năng với thông số cụ thể cũng như cách nối các thiết bị với nhau. Phần mềm này
cho phép ta lập trình được chương trình điều khiển theo công nghệ có thể thực hiện trên PC
hoặc trên máy lập trình PG sau đó chương trình này được chuyển qua bộ nhớ RAM.
Trong công nghiệp để đảm bảo độ tin cậy sau khi lập trình điều khiển chạy thử kiểm
nghiệm đảm bảo thì chuyển chương trình vào EPROM khi đó trong quá trình sử dụng
chương trình không bị thay đổi.
2.1.2 Cấu trúc của PLC
a) Cấu tạo PLC
Với PLC là một hệ vi xử lý có chức năng chuyên dụng hơn, chủ yếu giải quyết việc điều
khiển logic nhưng để tận dụng khả năng của vi xử lý còn có them một số chức năng như:
thực hiện các phép tính số học, thực hiện các phép so sánh và tạo nên các hàm trong điều

32
TPAM.C6100 MÔ HÌNH TRẠM ROBOT - HỆ MPS 2000
Công Ty Cổ Phần Tự Động Hóa Tân Phát

khiển quá trình và cũng có thể sử dụng tín hiệu vào dạng logic, dạng số mã nhị phân hoặc
dạng tương tự. Muốn vậy trong PLC có các khối cơ bản sau:

Hình 2.1: Sơ đồ cấu trúc chung của một hệ PLC
Khối xử lý trung tâm: CPU có nhiệm vụ điều khiển các hoạt động bên trong PLC. Khối
xử lý sẽ đọc kiểm tra chương trình được chứa trong bộ nhớ, sau đó sẽ thực hiện thứ tự từng
câu lệnh trong chương trình, sẽ đóng ngắt hay ngắt các đầu ra. Các trạng thái đầu ra được
phát tới các thiết bị liên kết để thực thi toàn bộ các hoạt động thực thi đó đều phụ thuộc vào
chương trình điều khiển được lưu giữ trong bộ nhớ.
Hệ thống BUS: Trong PLC những thông tin cần ghép nối như giữa các khối điều khiển
trung tâm CPU, cơ sở với các khối bên ngoài mở rộng hoặc giữa PLC với bộ nhớ cứng
EPROM cũng như giữa vi xử lý với các bộ nhớ ROM, RAM được thực hiện bằng các dây
nối, đó là cơ cấu hệ thống BUS. Qua đó hệ thống bus được phân biệt thành 3 nhóm chức
năng sau:
- BUS số hiệu: Tín hiệu được truyền trên đó theo 2 chiều.
- BUS địa chỉ: Tín hiệu chỉ truyền theo 1 chiều từ CPU tới (hoặc từ thiết bị điều
khiển trực tiếp – DMAC), bộ nhớ hoặc cửa vào ra.
- BUS các tín hiệu điều khiển: Gồm một số tín hiệu gửi từ CPU ngoài ra còn một số
là tín hiệu gửi từ ngoài CPU.
Hệ thống BUS là tuyến dùng để truyền tín hiệu, hệ thống gồm nhiều đường truyền tín
hiệu song song:
- Address BUS: BUS là địa chỉ dùng để truyền gửi địa chỉ đến các Module khác
nhau.
- Data BUS: BUS dùng để truyền dữ liệu.
- Control BUS: BUS điều khiển dùng để truyền các tín hiệu định thời và điều khiển
đồng bộ các hoạt động trong PLC
Trong PLC các số liệu được trao đổi giữa bộ vi xử lý các module vào, ra thông qua các
đường Data BUS. Address bus và Data bus gồm 8 đường, ở trong cùng một thời điểm chỉ
cho phép truyền 8 bit của 1 byte một cách đồng thời hay song song.
Nếu một module đầu vào nhận được địa chỉ của nó trên Address BUS, nó sẽ chuyển tất
cả các trạng thái đầu vào của nó vào Data BUS. Nếu một địa chỉ byte của 8 đầu ra xuất hiện

33
TPAM.C6100 MÔ HÌNH TRẠM ROBOT - HỆ MPS 2000
Công Ty Cổ Phần Tự Động Hóa Tân Phát

Address BUS, module đầu ra tương ứng sẽ nhận được dữ liệu từ Data BUS. Control BUS sẽ
chuyển các tín hiệu điều khiển và theo dõi chu trình hoạt động của PLC.
Các địa chỉ và số liệu được chuyển lên các BUS tương ứng trong một thời gian hạn chế.
Hệ thống BUS sẽ làm nhiệm vụ trao đổi thông tin giữa CPU, bộ nhớ I/O. Qua đó, CPU
được cung cấp một xung clock có tần số từ 18MHZ. Xung này quyết định tốc độ hoạt động
của PLC và cung cấp các yếu tố về định thời đồng hồ của hệ thống.
b) Bộ nhớ chương trình
PLC thường yêu cầu bộ nhớ trong các trường hợp sau:
- Làm bộ định thời cho các kênh trái thái I/O.
- Làm bộ đệm trạng thái các chức năng trong PLC như định thời, đếm, ghi các relay.
Mỗi lệnh của chương trình có một vị trí riêng trong bộ nhớ, tất cả mọi vị trí trong bộ nhớ
đều được đánh số, nhứng số này chính là địa chỉ trong của bộ nhớ.
Địa chỉ của từng ô nhớ sẽ được trỏ đến bởi một bộ đếm địa chỉ ở bên trong bộ vi xử lý.
Bộ nhớ bên trong PLC được tạo ra bởi các vi mạch bán dẫn, mỗi vi mạch này có khả
năng chứa 2.000-16.000 dòng lệnh, tuỳ theo loại mạch. Trong PLC các bộ nhớ như RAM,
EPROM đều được sử dụng.
Bộ nhớ ROM: Loại bộ nhớ này không thể thay đổi được, bộ nhớ này nạp được một lần,
nên ít được sử dụng như các loại bộ nhớ khác
Bộ nhớ RAM: Loại bộ nhớ này có thể thay đổi được, có thể nạp chương trình , thay đổi
hay xoá bỏ nội dung bất kỳ lúc nào. Dữ liệu của RAM sẽ bị mất nếu như nguồn điện bị mất.
Để tránh tình trạng này các PLC hiện nay đều được trang bị Pin.
Bộ nhớ EPROM: Loại bộ nhớ mà bình thường chỉ có thể đọc chứ không ghi nội dung
vào được. Nội dung của EPROM không bị mất khi mất nguồn điện, nó gắn sẵn trong máy,
đã được nhà sản xuất nạp và chứa sẵn trong hệ điều hành.
Bộ nhớ EEPROM: Loại này là sự kết hợp hai ưu điểm của RAM và EPROM, loại này có
thể xoá và nạp bằng tín hiệu điện. Tuy nhiên số lần nạp cũng có giới hạn.
c) Kích thước bộ nhớ
Các PLC loại nhỏ có thể chứa từ 300-1000 dòng lệnh tuỳ thuộc vào công nghệ chế tạo.
Các PLC loại lớn có kích thước 1K-16K, có khả năng chứa 2000-16000 dòng lệnh
Các ngõ vào I/O: Các đường tín hiệu từ bộ cảm biến được nối với các module vào, các
cơ cấu chấp hành được nối với các module đầu ra hầu hết các PLC đều có điện áp hoạt động
bên trong là 5V, tín hiệu xử lý là 12/24VDC hoặc 100/240VAC. Mỗi đơn vị I/O có duy nhất
một địa chỉ, các hiển thị trạng thái của các kênh I/O được cung cấp bởi các trạng thái LED
trên bộ PLC, các trạng thái này làm cho việc kiểm soát, kiểm tra hoạt động của xuất nhập
của PLC sẽ đơn giản hơn.

34
TPAM.C6100 MÔ HÌNH TRẠM ROBOT - HỆ MPS 2000
Công Ty Cổ Phần Tự Động Hóa Tân Phát

2.1.3 Cấu trúc chung của PLC

Hình 2.2: Sơ đồ cấu trúc chung của PLC.


Phần cơ bản của PLC là hệ vi xử lý trung tâm (CPU), cùng với các bộ nhớ, các thiết bị
ghép nối vào ra, biên dịch chương trình điều khiển. Bên ngoài PLC có một bộ các đầu vào
input và một bộ các đầu ra output để ghép nối với các thiết bị điều khiển, nhận các thông tin
điều khiển và cho ra các lệnh điều khiển hệ thống. Các tín hiệu vào, ra của PLC ngoài dạng
tín hiệu logic, đó có thể là tín hiệu số và tín hiệu vào ra tương tự, các tín hiệu tác động phía
đầu vào có thể là tín hiệu điều khiển từ các nút nhấn, giới hạn hành trình… Các tín hiệu
tương tự tác động PLC có thể là các tín hiệu từ các cảm biến, có thể là tín hiệu từ các tham
số hoá… Tín hiệu đầu ra output có thể được xuất ra để điều khiển đóng cắt các rơ le trung
gian, và cũng có thể là tín hiệu tương tự để điều khiển một hệ thống liên tục nào đó.

Hình 2.3: Mô hình hệ thống kết nối điều khiển PLC

35
TPAM.C6100 MÔ HÌNH TRẠM ROBOT - HỆ MPS 2000
Công Ty Cổ Phần Tự Động Hóa Tân Phát

2.1.4 Cơ sở phát triển PLC


Để khắc phục những nhược điểm của những vấn đề điều khiển truyền thống thông qua
những rơ le, dây nối truyền thống. Mục đích của việc sử dụng PLC nhằm đáp ứng các yêu
cầu sau đây:
Lập trình dễ dàng, ngôn ngữ lập trình dễ đọc.
Gọn nhẹ, dễ dàng bảo quản, sửa chữa.
Dung lượng bộ nhớ lớn để có thể chứa được những chương trình phức tạp.
Độ tin cậy cao, hoàn toàn có thể tin cậy khi sử dụng trong môi trường công nghiệp
Giao tiếp được với các thiết bị thông minh khác: như máy tính, nối mạng, các module mở
rộng….
Giá cả có thể có thể đáp ứng.
Sự khác nhau giữa hệ điều khiển bằng rơ le điện áp theo kiểu truyền thống và lập trình
nhớ, lưu trữ bằng PLC
Kiểu truyền thống khi đấu nối sử chữa sẽ phức tạp hơn hệ thống dây dẫn điểm nối sẽ
nhiều hơn gây ra nhiều khó khăn trong quá trình sửa chữa, khi có yêu cầu công cần thay đổi
thì các phần tử xử lý cũng cần phải thay đổi theo để đáp ứng được.
Ví dụ:
- Các bước thiết lập sơ đồ điều khiển bằng Rơle:
Xác định nhiệm vụ điều khiển

Sơ đồ mạch điện

Chọn phần tử mạch điện

Nối dây liên kết các phần tử

Kiểm tra chức năng


Hình 2.4: Lưu đồ điều khiển dùng Rơle
- Các bước thiết lập sơ đồ điều khiển bằng PLC:
Xác định nhiệm vụ điều khiển

Thiết kế giải thuật

Soạn thảo chương trình

Kiểm tra chức năng


Hình 2.5: Lưu đồ điều khiển bằng PLC

36
TPAM.C6100 MÔ HÌNH TRẠM ROBOT - HỆ MPS 2000
Công Ty Cổ Phần Tự Động Hóa Tân Phát

Khi thay đổi nhiệm vụ điều khiển người ta cần thay đổi mạch điều khiển bằng cách lắp
lại mạch, thay đổi phần tử mới đối với hệ thống điều khiển bằng Rơle điện. Trong khi đó khi
thay đổi nhiệm vụ điều khiển ta chỉ cần thay đổi chương trình soạn thảo đối với hệ điều
khiển bằng lập trình có nhớ.
Như vậy một cách tổng quát có thể nói hệ thống điều khiển PLC là tập hợp các thiết bị và
linh kiện điện tử. Để đảm bảo tính ổn định, chính xác và an toàn trong quá trình sản xuất,
các thiết bị này bao gồm nhiều chủng loại, hình dạng khác nhau với công suất từ rất nhỏ đến
rất lớn. Do tốc độ phát triển quá nhanh của công nghệ và để đáp ứng được các yêu cầu điều
khiển phức tạp nên hệ thống điều khiển phải có hệ thống tự động hóa cao. Yêu cầu này có
thể thực hiện được bằng hệ lập trình có nhớ PLC kết hợp với máy tính, ngoài ra còn cần có
các thiết bị ngoại vi khác như: Bảng điều khiển, động cơ, cảm biến, tiếp điểm, công tắc tơ,...
2.1.5 Điều khiển nối cứng và điều khiển lập trình
Sự khác nhau giữa hệ điều khiển bằng Rơle điện và lập trình có nhớ có thể minh hoạ
bằng một ví dụ sau:
Điều khiển hệ thống 3 máy bơm nước qua 3 cấp khởi động từ K1, K2, K3. Trình tự điều
khiển như sau: Các máy bơm hoạt động tuần tự nghĩa là K1 đóng trước tiếp đến là K2 rồi
cuối cùng là K3 đóng.
Để thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu trên mạch điều khiển ta thiết kế như sau:
Trong đó các nút ấn S1, S2, S3, S4 là các phần tử nhập tín hiệu.
Các tiếp điểm K1, K2, K3 và các mối liên kết là các phần xử lý.
Các khởi động từ K1, K2, K3 là kết quả xử lý.

Hình 2.6: Sơ đồ điều khiển bằng Rơle


Nếu bây giờ nhiệm vụ điều khiển thay đổi ví dụ như các bơm 1, 2, 3 hoạt động theo
nguyên tắc là chỉ một trong số các bơm được hoạt động độc lập. Như vậy đối với mạch điều
khiển dùng Rơle ta phải tiến hành lắp ghép lại toàn bộ mạch điều khiển, trong khi đó đối với
mạch điều khiển dùng PLC thì ta lại chỉ cần soạn thảo lại chương trình rồi nạp lại vào CPU
thì ta sẽ có ngay một sơ đồ điều khiển theo yêu cầu nhiệm vụ mới mà không cần phải nối lại
dây trên mạch điều khiển.
37
TPAM.C6100 MÔ HÌNH TRẠM ROBOT - HỆ MPS 2000
Công Ty Cổ Phần Tự Động Hóa Tân Phát

Để khắc phục được nhược điểm ấy, PLC được ra đời


Các tín hiệu đầu vào là các nút nhấn được giữ nguyên
Các tín hiệu đầu ra là công tắc tơ được giữ nguyên
Phần tử xử lý được thay thế bằng PLC
Dây dẫn điểm nối sẽ ít hơn, chương trình điều khiển có thể thay đổi linh hoạt sao cho phù
hợp yêu cầu của bài toán, đáp ứng được yêu cầu công nghệ mới.

Hình 2.7: Sơ đồ điều khiển thay thế bằng PLC


Khi thực hiện bằng chương trình điều khiển có nhớ PLC ta chỉ cần thực hiện nối mạch
theo sơ đồ sau:

Hình 2.8: Sơ đồ nối dây thực hiện bằng PLC


Như vậy một cách tổng quát có thể nói hệ thống điều khiển PLC là tập hợp các thiết bị và
linh kiện điện tử. Để đảm bảo tính ổn định, chính xác và an toàn trong quá trình sản xuất,
các thiết bị này bao gồm nhiều chủng loại, hình dạng khác nhau với công suất từ rất nhỏ đến
rất lớn. Do tốc độ phát triển quá nhanh của công nghệ và để đáp ứng được các yêu cầu điều
khiển phức tạp nên hệ thống điều khiển phải có hệ thống tự động hóa cao. Yêu cầu này có
thể thực hiện được bằng hệ lập trình có nhớ PLC kết hợp với máy tính, ngoài ra còn cần có
các thiết bị ngoại vi khác như: Bảng điều khiển, động cơ, cảm biến, tiếp điểm, công tắc tơ,...
2.1.6 Đặc điểm ứng dụng của hệ thống điều khiển PLC trong công nghiệp
Đặc điểm:
Tóm tắt nhược điểm của hệ thống điêu khiển bằng Rơ le:
- Tốn kém rất nhiều dây dẫn.
- Thay thế phức tạp
38
TPAM.C6100 MÔ HÌNH TRẠM ROBOT - HỆ MPS 2000
Công Ty Cổ Phần Tự Động Hóa Tân Phát

- Cần công nhân sửa chữa tay nghề cao


- Công suât tiêu thụ lớn
- Thời gian sửa chữa lâu
- Khó cập nhật sơ đồ nên gây khó khăn cho công tác bảo trì cũng như thay thế.
Ưu điểm của hệ điều khiển bằng PLC
- Sự ra đời của hệ thống điều khiển liên quan tới PLC đã làm thay đổi hẳn hệ thống
điều khiển cũng như quan niệm thiết kế về chúng, hệ điều khiển PLC có nhiều ưu
điểm như sau:
- Giảm thiểu số lượng dây nối, điểm nối.
- Công suất tiêu thụ của PLC rất thấp.
- Có chức năng tự chuẩn đoán lỗi, giúp cho người sự dụng, cho công việc sửa chữa
được nhanh chóng và dễ dàng hơn.
- Chức năng điều khiển trong chương trình sử dụng không hạn chế.
- Thời gian hoàn thành một chu trình điều khiển rất nhanh, dẫn đến tang cao tốc độ
sản xuất.
- Chi phí lắp đặt thấp
- Độ tin cậy cao.
- Chương trình điều khiển có thể in ấn giúp thuận tiện cho các việc bảo trì bảo dưỡng
thiết bị trong nhà máy
2.1.7 Ứng dụng của hệ thống điều khiển PLC
Từ các ưu điểm đã nói bên trên thì hiện nay PLC đã và đang được sử dụng rất rộng rãi
trong nhiều lĩnh vực khác nhau trong công nghiệp chế tạo và sản xuất.
Ví dụ:
- Hệ thống nâng hạ, vận chuyển
- Hệ thống dây chuyền bằng tải đóng gói.
- Các hệ thống robot trong công nghiệp, liên quan đến việc lắp ráp các chi tiết sản
phẩm.
- Điều khiển các động cơ, các thiết bị chấp hành khác.
- Dây chuyền sản xuất, xử lý hoá chất
- Công nghệ xử lý nước thải….
2.1.8 Trình tự thiết kế hệ điều khiển logic ứng dụng PLC phục vụ các bài toán công
nghệ thực tế
Việc để có thể tạo nên một hệ điều khiển logic dùng PLC phải trải qua các bước sau đây:
Xuất phát từ yêu cầu công nghệ được đưa ra được các giải pháp công nghệ
Cấu hình được thông số bài toán, đối tượng tác đông và đối tượng cần điều khiển để tiến
hành việc chuẩn hoá
Việc cấu hình được thông số bài toán, việc tiếp theo đó là xác định được bao nhiêu đối
tượng cần tác động vào ra để chọn các loại PLC sao cho phù hợp với tiêu chí đề ra, từ đó xây
dựng giải thuật.
39
TPAM.C6100 MÔ HÌNH TRẠM ROBOT - HỆ MPS 2000
Công Ty Cổ Phần Tự Động Hóa Tân Phát

Tiến hành lập trình và chạy thử, có thể tạo ra các tín hiệu giả lập.
Khi hoàn thành tất cả các bước trên tiếp theo đến đấu nối các tín hiệu tác động vào ra với
PLC, tiến hành chạy thử nghiệm trên thiết bị thực tế, trong quá trình chạy thử với thiết bị
thực tế ta sẽ hiệu chỉnh các thông số cho phù hợp nhất.
Ghi chương trình đã viết và được hiệu chỉnh vào EPROM (với loại PLC có sẵn có cửa
cắm EPROM để lưu chương trình). Các hệ thống điều khiển logic có thể được phân theo sơ
đồ sau đây:

Hình 2.9: Sơ đồ phân phối hệ thống điều khiển

2.2 Cách sử dụng PLC S7-1200


(Xem phục lục 02)

40
TPAM.C6100 MÔ HÌNH TRẠM ROBOT - HỆ MPS 2000
Công Ty Cổ Phần Tự Động Hóa Tân Phát

CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH VẬN HÀNH TRẠM PHÂN LOẠI PHÔI


❖ Mục đích của chương học:
Giúp cho sinh viên phân tích hệ thống trạm MPS.
- Cấu hình thiết bị, thông số kỹ thuật thiết bị.
- Nhận dạng, tìm hiểu thiết bị đã có trong trạm
- Tiến tới thực hành trực tiếp trên trạm MPS
- Vận hành trạm phân loại phôi

3.1 Phân tích – nhận dạng thiết bị.


Trước khi tiến tới viết chương trình vận hành thiết bị ta thực hiện theo các bước sau:

Hình 3.1: Các bước thực hành trạm MPS.

41
TPAM.C6100 MÔ HÌNH TRẠM ROBOT - HỆ MPS 2000
Công Ty Cổ Phần Tự Động Hóa Tân Phát

1. Xác định yêu cầu bài toán của trạm (yêu cầu công nghệ).
- Trước khi đi đến thiết kế một hệ thống cụ thể nào đó thì việc nắm bắt công nghệ
theo yêu cầu, và yêu các bài toán dàn trải trong hệ thống đó là điều kiện để có thể
tạo lên giải pháp và từng bước tạo lên một hệ thống hoàn chỉnh, nếu như việc lắm
bắt công nghệ không thực sự rõ ràng thì khi lên giải pháp hoặc các bước sau đó sẽ
bị ảnh hưởng lớn tới xấu tới cả hệ thống.
2. Lên giải pháp:
- Khi thiết kế một hệ thống mới nào đó, thì việc lên giải pháp và phác thảo giải pháp
đó là rất quan trọng và cần thiết. Tiếp đến phác thảo sơ đồ khối công nghệ để có cái
nhìn tổng quan về hệ thống, sơ đồ một sợi là cái nhìn rõ hơn về hệ thống điện.
Những việc này là rất cần thiết để khi đi đến thiết kế có một cái nhìn rõ hơn về hệ
thống đang làm.
3. Tìm hiểu thông số kỹ thuật của từng thiết bị khí cụ điện có trong trạm cấp phôi:
- Hãy tìm hiểu xem thông số kỹ thuật điện của những thiết bị đó cấp nguồn thế nào,
điện áp, dòng điện, những thông số khác kèm theo…
4. Chức năng, cấu tạo, nguyên lý:
- Trước khi đi đến việc đấu nối, lập trình vận hành chạy thử, độc giả nên tìm hiểu thật
kỹ chức năng của tất cả thiết bị có trên trạm MPS đó có nhiệm vụ gì, cấu tạo,
nguyên lý hoạt động của tất cả thiết bị đó.
5. Cấu hình cài đặt phần cứng PLC:
- Thiết lập cấu hình phần cứng trạm cấp phôi.
- Lập bảng symbol table trạm cấp phôi.
- Vẽ, xác định sơ đồ kết nối phần cứng I/O trạm cấp phôi.
6. Soạn thảo chương trình
- Để có thể soạn thảo được chương trình, độc giả cần phải tìm hiểu đọc các tập lệnh
có trong tài liệu hoặc tài liệu của các tác giả khác, để tích luỹ kiến thức để việc soạn
thảo chương trình không gặp khó khăn.
- Thực hiện viết chương trình theo các bài tập đã được nêu trong tài lieu, thực hành
các bài tập từ dễ đến khó dần để hiểu rõ bản chất từng tập lệnh trong PLC
- Việc thực download đã được trình bày trong tài liệu, độc giả có thể xem lại và thực
hành theo cho rõ hơn.
7. Nạp và chạy thử chương trình.
- Khi đã viết chương trình mẫu, ta tiến hành nạp code xuống CPU và tiến hành chạy
thử, trong quá trình nạp và chạy thử nếu như chương trình chưa tối ưu, chúng ta có
thể thực hiện lại cho đến khi hoàn thiện hệ thống
8. Kết thúc quá trình.

Hãy liệt kê tất cả các cảm biến và cơ cấu chấp hành thấy trên hình dưới (1–3). Tên của các
phần tử cùng với nhận dạng trên sơ đồ mạch điện và khí nén và miêu tả ngắn gọn về chức
năng của từng phần tử.

42
TPAM.C6100 MÔ HÌNH TRẠM ROBOT - HỆ MPS 2000
Công Ty Cổ Phần Tự Động Hóa Tân Phát

Thông tin
Hãy sử dụng tài liệu kỹ thuật, sơ đồ khí nén, sơ đồ điện. Hãy tham khảo các ví dụ (Ex.1 –
Ex.3) để liệt kê ra trong bảng các chức năng của thiết bị. Hãy làm theo các số (1-3) đã đánh
trên ảnh về trạm dưới đây. (Ex.1 không được chỉ ra trên ảnh)

GHI CHÚ:

Ex.1 or Ex.2.

Lập kế hoạch

Hãy lập kế hoạch cẩn thận trong toàn thể nhóm. Hãy sử dụng tài liệu kỹ thuật và trạm thực
tế cho bài tập. Hãy miêu tả chức năng chung của từng thiết bị trên trạm, không trong phạm
vi cổng và điều khiển vật liệu trên trạm. Tìm tài liệu cho từng phần tử, hãy xem danh sách
thiết bị đầu tiên sau đó kiểm tra mã số in trên thiết bị.

43
TPAM.C6100 MÔ HÌNH TRẠM ROBOT - HỆ MPS 2000
Công Ty Cổ Phần Tự Động Hóa Tân Phát

Thực hành/Tài liệu


Hãy hoàn thành danh sách theo các phần tử đã thấy và số trên hình ảnh trên.
STT Tên Kí hiệu Diễn tả Trang #
Ex.1 Nút ấn S1 Nút ấn có đèn trên bảng Không có tài liệu
Start điều khiển, là công tắc Bảng điều khiển:
thường mở, cổng nhập cho cổng nhập
PLC

Ex.2 Công tắc tiệm 2B4 Công tắc điện cảm, thường Trạm: cổng nhập
cận, điện cảm mở, được tác động bằng Trạm: khí nén
vòng nam châm trên đĩa PLC-board: cổng
pittong của xilanh ngắn 1, nhập
và gửi tín hiệu “pittong của
xilanh ở vị trí cuối hành
trình” đến PLC
Ex.3 Xilanh tác 3SV3 Xilanh tác động kép, có Trạm: cổng xuất
động kép nam châm để định vị trí, có PLC-board: cổng
bộ điều chỉnh tốc độ xuất

STT Tên Kí hiệu Diễn tả Trang #

44
TPAM.C6100 MÔ HÌNH TRẠM ROBOT - HỆ MPS 2000
Công Ty Cổ Phần Tự Động Hóa Tân Phát

3.2 Phân tích – Nối cáp


Hãy phân tích cáp nối trên trạm và hoàn thành hình vẽ trên trang sau (thực hành và tài liệu).

Hướng dẫn
Hãy điền vào tất cả các đầu nối trên ảnh. Dùng trạm thật để kiểm tra. Một trạm chuẩn không
có bảng dừng khẩn cấp, đó là không cần thiết. Do đó, tất cả bài tiếp theo đều được chỉ định
không có bảng này.

GHI CHÚ:

Lập kế hoạch
Hãy theo sự giải thích của giáo viên sau đó lập kế hoạch cho bạn theo từng bước. Sử dụng
trạm thật để tìm tất cả kết nối và nhận dạng. Sử dụng đồng thời tài liệu kỹ thuật.

45
TPAM.C6100 MÔ HÌNH TRẠM ROBOT - HỆ MPS 2000
Công Ty Cổ Phần Tự Động Hóa Tân Phát

Thực hành/ Lập tài liệu

46
TPAM.C6100 MÔ HÌNH TRẠM ROBOT - HỆ MPS 2000
Công Ty Cổ Phần Tự Động Hóa Tân Phát

3.3 Phân tích – Địa chỉ cổng xuất/nhập


Hãy hoàn thành danh sách cổng nhập/xuất của PLC đã kể ra bên dưới. Hãy định nghĩa các
cổng, sử dụng nhiều nhất 8 ký tự.

Thông tin
Để tìm ra cổng, hãy theo tài liệu kỹ thuật và sơ đồ điện của trạm và của bảng điều khiển.
Cổng nhập có thể kiểm tra trực tiếp tại đèn trên PLC, cổng xuất không biểu hiện trong
chương trình. Để dịch chuyển cơ cấu khí nén hãy đóng công tắc nguồn khí và dịch chuyển
bằng tay. Hãy thật cẩn thận, dịch chuyển cơ cấu chấp hành về cuối hành trình trước khi bật
nguồn khí trở lại. Một vài cơ cấu chấp hành khí nén và điện không thể dịch chuyển bằng
cách này vì thiết bị khí có thể chấp hành bởi nút thử tay trên van. (xem trên ảnh).

GHI CHÚ:

Ví dụ: ấn vào 1 = có nguồn chân không, ấn vào 2 = tắt nguồn chân không

Lập kế hoạch
Hãy lập kế hoạch trong cả nhóm. Đầu tiên kiểm tra cơ cấu chấp hành nào có thể dịch chuyển
bằng tay và cơ cấu chấp hành nào không, sử dụng tài liệu kỹ thuật – sơ đồ khí nén. Kiểm tra
cổng nhập trên sơ đồ điện và trên PLC.

47
TPAM.C6100 MÔ HÌNH TRẠM ROBOT - HỆ MPS 2000
Công Ty Cổ Phần Tự Động Hóa Tân Phát

Thực hành /Tài liệu


Hãy hoàn thành danh sách cổng nhập và cổng xuất trên trạm của bạn.

I/O trên Trạm


Cổng Ký hiệu Miêu tả
2B1 Cảm biến có phôi từu trạm trước sang
I0.1 2B2 Cảm biến có phôi màu đen
I0.2 2B3 Cảm biếNcó vật rớt xuống máng
I0.3 Cảm biến xi lanh 1 ở vị trí co lại
I0.4 2B5 Cảm biến xi lanh 1 ở vị trí đẩy ra
I0.7 2B7 Cảm biến phát tín hiệu quang cho trạm sau
3DCM1 Động cơ băng tải 1 quay thuận
Q0.1 3SV3 Van điều khiển xi lanh chặn phôi
Q0.2 Van điều khiển xi lanh gạt
Q0.7 3B1 Van chuyển tay quay đến ô trạm kế tiếp

I/O trên bảng điều khiển


Cổng Mã hiệu Ký hiệu Miêu tả
Nút Start
I1.1 STOP S2 Nút Stop
I1.2 AUTOMAN S3 Đóng mạch tự động hoặc điều
khiển tay
I1.3 RESET S4 Nút Reset
Q1.0 ĐÈN_START H1 Đèn bên trong nút Start
Q1.1 ĐÈN_RESET H2 Đèn bên trong nút Stop

48
TPAM.C6100 MÔ HÌNH TRẠM ROBOT - HỆ MPS 2000
Công Ty Cổ Phần Tự Động Hóa Tân Phát

3.4 Phân tích – Địa chỉ cổng nhập/xuất mở rộng


Hãy hoàn thành danh sách cổng nhập/xuất của PLC đã kể ra bên dưới. Hãy định nghĩa các
cổng, sử dụng nhiều nhất 8 ký tự.

Thông tin
Để tìm ra cổng, hãy theo tài liệu kỹ thuật và sơ đồ điện cho trạm và cho bảng điều khiển.
Cổng nhập có thể kiểm tra trực tiếp tại đèn trên PLC, cổng xuất không biểu hiện trong
chương trình. Để dịch chuyển cơ cấu khí nén hãy đóng công tắc nguồn và dịch chuyển bằng
tay. Hãy thật cẩn thận, dịch chuyển cơ cấu chấp hành về cuối hành trình trước khi bật nguồn
khí trở lại. Một vài cơ cấu chấp hành khí nénvà điện không thể dịch chuyển bằng cách này vì
thiết bị khí có thể chấp hành bởi nút thử tay trên van. (xem trên ảnh)

GHI CHÚ:

Ví dụ: ấn vào 1 = có nguồn chân không, ấn vào 2 = tắt nguồn chân không

Lập kế hoạch

Hãy lập kế hoạch trong cả nhóm. Đầu tiên kiểm tra cơ cấu chấp hành nào có thể dịch chuyển
bằng tay và cái nào không sử dụng tài liệu kỹ thuật – sơ đồ khí nén. Kiểm tra cổng vòa trên
sơ đồ điện của PLC.
49
TPAM.C6100 MÔ HÌNH TRẠM ROBOT - HỆ MPS 2000
Công Ty Cổ Phần Tự Động Hóa Tân Phát

Thực hành /Tài liệu


Hãy hoàn thành danh sách cổng nhập và cổng xuất trên trạm của bạn
I/O trên Trạm
Cổng Ký hiệu Miêu tả
I0.0 2B1 Cảm biến có phôi từu trạm trước sang
Cảm biến có phôi màu đen
I0.2 2B3 Cảm biếNcó vật rớt xuống máng
I0.3 2B4 Cảm biến xi lanh 1 ở vị trí co lại
2B5 Cảm biến xi lanh 1 ở vị trí đẩy ra
I0.7 2B7 Cảm biến phát tín hiệu quang cho trạm sau
Q0.0 3DCM1 Động cơ băng tải 1 quay thuận
3SV3 Van điều khiển xi lanh chặn phôi
Q0.2 3SV2 Van điều khiển xi lanh gạt
Q0.7 Van chuyển tay quay đến ô trạm kế tiếp

I/O trên bảng điều khiển


Cổng Mã hiệu Ký hiệu Miêu tả
Nút Start
I1.1 STOP S2 Nút Stop
S3 Đóng mạch tự động hoặc điều
khiển tay
I1.3 RESET S4 Nút Reset
Q1.0 ĐÈN_START H1 Đèn bên trong nút Start
Q1.1 ĐÈN_RESET H2 Đèn bên trong nút Stop

3.5 Vận hành – Hiệu chỉnh trên trạm


Hãy kiểm tra và hiệu chỉnh lại tất cả các cảm biến và thiết bị cơ khí trên trạm để chuẩn bị
thử toàn bộ quá trình.

Thông tin
Tìm chức năng và vị trí của các cảm biến, hãy sử dụng tài liệu kỹ thuật. Cổng nhập cũng
50
TPAM.C6100 MÔ HÌNH TRẠM ROBOT - HỆ MPS 2000
Công Ty Cổ Phần Tự Động Hóa Tân Phát

kiểm tra trực tiếp tại đèn LED trên trạm. Để dịch chuyển cơ cấu khí nén hãy đóng công tắc
nguồn và dịch chuyển bằng tay. Hãy thật cẩn thận, dịch chuyển cơ cấu chấp hành về cuối
hành trình trước khi bật nguồn khí trở lại. Một vài cơ cấu chấp hành khí nén và điện không
thể dịch chuyển bằng cách này vì thiết bị khí có thể chấp hành bởi nút thử tay trên van. (xem
ảnh).

GHI CHÚ:

I/O trên Trạm


Cổng Ký hiệu Miêu tả
I0.0 2B1 Cảm biến có phôi từu trạm trước sang
I0.1 2B2 Cảm biến có phôi màu đen
I0.2 2B3 Cảm biếNcó vật rớt xuống máng
I0.3 2B4 Cảm biến xi lanh 1 ở vị trí co lại
I0.4 2B5 Cảm biến xi lanh 1 ở vị trí đẩy ra
I0.7 2B7 Cảm biến phát tín hiệu quang cho trạm sau
Q0.0 3DCM1 Động cơ băng tải 1 quay thuận
Q0.1 3SV3 Van điều khiển xi lanh chặn phôi
Q0.2 3SV2 Van điều khiển xi lanh gạt
Q0.7 3B1 Van chuyển tay quay đến ô trạm kế tiếp

Lập kế hoạch

Hãy lập kế hoạch làm việc trong cả nhóm. Đầu tiên kiểm tra cơ cấu chấp hành nào có thể
dịch chuyển bằng tay và cái nào không sử dụng tài liệu kỹ thuật – sơ đồ khí nén. Kiểm tra
cổng nhập trên sơ đồ điện của PLC. Kiểm tra sự hiệu chỉnh của cảm biến trước sau đó kiển
tra cơ cấu cơ khí.

Thực hành/tài liệu


Hãy viết ra các bước thực hiện và thông tin hữu ích. Viết ra các bước mà bạn đã tiến hành.
Sử dụng danh sách để tiến hành công việc.

51
TPAM.C6100 MÔ HÌNH TRẠM ROBOT - HỆ MPS 2000
Công Ty Cổ Phần Tự Động Hóa Tân Phát

I/O trên Trạm


Cổng Ký hiệu Miêu tả
I0.0 2B1 Cảm biến có phôi từu trạm trước sang
I0.1 2B2 Cảm biến có phôi màu đen
I0.2 2B3 Cảm biếNcó vật rớt xuống máng
I0.3 2B4 Cảm biến xi lanh 1 ở vị trí co lại
I0.4 2B5 Cảm biến xi lanh 1 ở vị trí đẩy ra
I0.7 2B7 Cảm biến phát tín hiệu quang cho trạm sau
Q0.0 3DCM1 Động cơ băng tải 1 quay thuận
Q0.1 3SV3 Van điều khiển xi lanh chặn phôi
Q0.2 3SV2 Van điều khiển xi lanh gạt
Q0.7 3B1 Van chuyển tay quay đến ô trạm kế tiếp

3.6 Vận hành – Hiệu chỉnh trên trạm mở rộng


Hãy kiểm tra và hiệu chỉnh lại tất cả các cảm biến và thiết bị cơ khí trên trạm để chuẩn bị
thử toàn bộ quá trình.

Thông tin
Tìm chức năng và vị trí của các cảm biến, hãy sử dụng tài liệu kỹ thuật. Cổng nhập cũng
kiểm tra trực tiếp tại đèn LED trên trạm. Để dịch chuyển cơ cấu khí nén hãy đóng công tắc
nguồn khí và dịch chuyển bằng tay. Hãy thật cẩn thận, dịch chuyển cơ cấu chấp hành về cuối
hành trình trước khi bật nguồn khí trở lại. Một vài cơ cấu chấp hành khí nén và điện không
thể dịch chuyển bằng cách này vì thiết bị khí có thể chấp hành bởi nút thử tay trên van. (xem
hình).

GHI CHÚ:

52
TPAM.C6100 MÔ HÌNH TRẠM ROBOT - HỆ MPS 2000
Công Ty Cổ Phần Tự Động Hóa Tân Phát

I/O trên trạm


Cổng Ký hiệu Miêu tả
I0.0 2B1 Cảm biến có phôi từu trạm trước sang
I0.1 2B2 Cảm biến có phôi màu đen
I0.2 2B3 Cảm biếNcó vật rớt xuống máng
I0.3 2B4 Cảm biến xi lanh 1 ở vị trí co lại
I0.4 2B5 Cảm biến xi lanh 1 ở vị trí đẩy ra
I0.7 2B7 Cảm biến phát tín hiệu quang cho trạm sau
Q0.0 3DCM1 Động cơ băng tải 1 quay thuận
Q0.1 3SV3 Van điều khiển xi lanh chặn phôi
Q0.2 3SV2 Van điều khiển xi lanh gạt
Q0.7 3B1 Van chuyển tay quay đến ô trạm kế tiếp

Cùng với học viên để từng bước lắp ráp. Điều kiện cho ví dụ này là:
• Bảng PLC được lấy ra
• Không có nguồn điện và khí
• Bảng điều khiển được lấy ra
1.
2.

3.

4.
5.
6.

7.
8.
9.

10.
11.
53
TPAM.C6100 MÔ HÌNH TRẠM ROBOT - HỆ MPS 2000
Công Ty Cổ Phần Tự Động Hóa Tân Phát

12.
13.

14.
15.

Lập kế hoạch

Hãy lập kế hoạch là việc trong cả nhóm. Đầu tiên kiểm tra cơ cấu chấp hành nào có thể dịch
chuyển bằng tay và cái nào không, sử dụng tài liệu kỹ thuật – sơ đồ khí nén. Kiểm tra cổng
nhập trên sơ đồ điện và trên PLC. Kiểm tra sự hiệu chỉnh của cảm biến trước, sau đó kiển tra
cơ cấu cơ khí.

Thực hành/Tài liệu


Hãy viết ra các bước thực hiện và thông tin hữu ích. Viết ra các bước mà bạn đã tiến hành.
Sử dụng danh sách để tiến hành công việc.
I/O trên Trạm
Cổng Ký hiệu Miêu tả
I0.0 2B1 Cảm biến có phôi từu trạm trước sang
I0.1 2B2 Cảm biến có phôi màu đen
I0.2 2B3 Cảm biếNcó vật rớt xuống máng
I0.3 2B4 Cảm biến xi lanh 1 ở vị trí co lại
I0.4 2B5 Cảm biến xi lanh 1 ở vị trí đẩy ra
I0.7 2B7 Cảm biến phát tín hiệu quang cho trạm sau
Q0.0 3DCM1 Động cơ băng tải 1 quay thuận
Q0.1 3SV3 Van điều khiển xi lanh chặn phôi
Q0.2 3SV2 Van điều khiển xi lanh gạt
Q0.7 3B1 Van chuyển tay quay đến ô trạm kế tiếp

54
TPAM.C6100 MÔ HÌNH TRẠM ROBOT - HỆ MPS 2000
Công Ty Cổ Phần Tự Động Hóa Tân Phát

TT Miêu tả Kiểm
bước tra
1

10

11

12

13

14

15

55
TPAM.C6100 MÔ HÌNH TRẠM ROBOT - HỆ MPS 2000
Công Ty Cổ Phần Tự Động Hóa Tân Phát

3.7 Vận hành – Nạp chương trình và chạy thử


Hãy nạp chương trình đầy đủ vào PLC và thử chạy một quá trình đầy đủ.

Thông tin
Hãy chắc chắn rằng PC đã nối với PLC bằng cáp truyền thông, nguồn điện của trạm bật,
nguồn khí đặt trong khoảng 5-6 bar là phù hợp.

GHI CHÚ:

Lập kế hoạch
Theo sự chỉ dẫn từng bước của giáo viên. Sử dụng bảng ghi chú để viết ra từng bước của quá
trình.

Thực hành/Tài liệu


Theo từng bước hướng dẫn. Viết ra các bước và các thông tin hữu ích vào phần GHI CHÚ

Viết ra các bước đã tiến hành:

1.

2.

3.

4.

5.

6.

7.

Quá trình chạy bị ngắt khi ấn nút dừng khẩn cấp (nếu dùng) hoặc nút STOP tại bất kỳ thời
điểm nào → Xuất phát lại từ bước 4 hoặc bước 5.
56
TPAM.C6100 MÔ HÌNH TRẠM ROBOT - HỆ MPS 2000
Công Ty Cổ Phần Tự Động Hóa Tân Phát

3.8 Lập trình điều khiển ứng dụng trạm phân loại phôi

a. Lập trình điều khiển trạm di chuyển về vị trí gốc


Vị trí gốc :
• Băng tải ở trạng thái dừng
• Xilanh gạt đóng lại
• Thanh chắn ở ngoài

Mô tả quy trình:
Nhấn nút Reset hệ thống quay về vị trí gốc:
• Băng tải ở trạng thái dừng
• Xilanh gạt đóng lại
• Thanh chắn ở ngoài

b. Lập trình điều khiển băng tải


Mô tả quy trình:
• Nhấn nút START: Băng tải di chuyển phôi, Sau 1 giây, thanh chắn thụt vào
cho phôi đi qua.
• Nhấn nút STOP: Băng tải dừng, thanh chắn thụt ra.

c. Lập trình điều khiển băng tải mở rộng


Mô tả quy trình:
• Nhấn nút START: Cảm biến phát hiện phôi, băng tải chạy. Thanh chắn thụt
vào, đến khi phôi xuống máng, băng tải dừng, thanh chắn thụt ra.
• Nhấn nút STOP: Băng tải dừng, thanh chắn thụt ra.

d. Lập trình điều khiển trạm vận hành theo qui trình (đơn giản)
Mô tả quy trình:
Nhấn nút START: Đèn Start sáng.
Hệ thống ở trạng thái sẵn sàng.

57
TPAM.C6100 MÔ HÌNH TRẠM ROBOT - HỆ MPS 2000
Công Ty Cổ Phần Tự Động Hóa Tân Phát

Đặt một chi tiết phôi vào đầu băng tải.


Băng tải di chuyển chi tiết phôi đến vị trí kiểm tra
Sau 2 giây, thanh chắn thụt vào, phôi đi qua (kiểm tra phôi)
- Nếu phôi đen: phôi vào máng
- Nếu phôi không đen: đi thẳng sang trạm kế bên
Khi phôi xuống máng: băng tải dừng, thanh chặn thụt ra
Tiếp tục với chu trình mới ( nhấn START )

Nhấn nút Stop hệ thống dừng lại.

Giản đồ Grafcet:
Begin

1
Nút Start

Step 2 Đèn báo Start sáng


Nút Stop
Part_AV

Step 3 Băng tải chạy

Sau 2 giây
Phôi đen Phôi không đen

- Thanh gạt đóng - Thanh gạt mở


Step 4 Step 5
- Thanh chắn thụt vào - Thanh chắn thụt vào

B3 Sau 2 giây

- Băng tải dừng


Step 6 - Thanh chắn thò ra
- Thanh gạt mở

Hồi tiếp

The end
1

58
TPAM.C6100 MÔ HÌNH TRẠM ROBOT - HỆ MPS 2000
Công Ty Cổ Phần Tự Động Hóa Tân Phát

e. Lập trình điều khiển trạm vận hành theo qui trình (toàn bộ qui trình)
Mô tả quy trình:
1. Nhấn nút Reset, hệ thống về vị trí gốc
2. Nhấn nút Start, đèn Start sáng
3. Phát hiện phôi ở đầu băng tải, băng tải di chuyển phôi đến vị trí kiểm tra
4. Sau 2 giây:
- Phôi đen: Vào máng
- Phôi không đen: đi thẳng sang trạm kế bên
5. Khi phôi xuống máng: băng tải dừng, thanh chặn thụt ra
Hệ thống tiếp tục quy trình khi có phôi mới được phát hiện ở đầu băng tải.
Nhấn nút Stop hệ thống dừng lại.
Giản đồ Grafcet:

Begin

Nút Start

Step 2 Đèn báo Start sáng


Nút Stop Part_AV
1

Step 3 Băng tải chạy

Sau 2 giây
Phôi đen Phôi không đen

- Thanh gạt đóng - Thanh gạt mở


Step 4 Step 5
- Thanh chắn thụt vào - Thanh chắn thụt vào

B3 Sau 2 giây

- Băng tải dừng


Step 6 - Thanh chắn thò ra
- Thanh gạt mở

Hồi tiếp

The end
1

59
TPAM.C6100 MÔ HÌNH TRẠM ROBOT - HỆ MPS 2000
Công Ty Cổ Phần Tự Động Hóa Tân Phát

Xin cảm ơn sự quan tâm của quý khách hàng về sản phẩm của chúng tôi, rất mong
nhận được góp ý của quý khách hàng về tài liệu, sản phẩm để chúng tôi nâng cao hiệu quả
khai thác, sử dụng thiết bị.
Người biên soạn tài liệu:
Địa chỉ email: doc.info@tpa.com.vn
Số điện thoại: 04.3685.7776.

60
TPAM.C6100 MÔ HÌNH TRẠM ROBOT - HỆ MPS 2000

You might also like