You are on page 1of 82

MỤC LỤC

MỤC LỤC............................................................................................................1
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU.............................................................................3
DANH MỤC CÁC BẢNG...................................................................................4
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ.............................................................................5
LỜI NÓI ĐẦU......................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUANG VỀ NHÀ MÁY THIÊU KẾT-VÊ VIÊN VÀ
PHẦN MỀM ETAP.............................................................................................3
1.1. Tổng quan về nhà máy Thiêu kết – Vê viên........................................................................3
1.2. Tổng quan về phần mềm Etap và các tính năng..................................................................5
1.2.1. Tính toán phân bố công suất.........................................................................................5
1.2.2. Tính toán giá trị dòng ngắn mạch.................................................................................7
1.3. Tổng quang về đối tượng cần bảo vệ...................................................................................9
Chương 2: CÁC PHƯƠNG THỨC BẢO VỆ SỬ DỤNG TẠI NHÀ MÁY..11
2.1. Bảo vệ quá dòng điện cắt nhanh (50).................................................................................11
2.1.1. Nhiệm vụ....................................................................................................................11
2.1.2. Nguyên lý hoạt động..................................................................................................11
2.2. Bảo vệ quá dòng điện cắt nhanh thứ tự không (50N)........................................................12
2.2.1. Nhiệm vụ....................................................................................................................12
2.2.2. Nguyên lý hoạt động..................................................................................................12
2.3. Bảo vệ quá dòng điện có thời gian (51).............................................................................13
2.3.1. Nhiệm vụ....................................................................................................................13
2.3.2. Nguyên lý hoạt động..................................................................................................13
2.4. Bảo vệ quá dòng thứ tự không có thời gian(51N)..............................................................14
2.4.1. Nhiệm vụ....................................................................................................................14
2.4.2. Nguyên lý hoạt động..................................................................................................14
2.5. Bảo vệ so lệch....................................................................................................................15
2.5.1. Nhiệm vụ....................................................................................................................15
2.5.2. Nguyên lý hoạt động..................................................................................................15
Chương 3: GIỚI THIỆU CÁC TÍNH NĂNG VÀ THÔNG SỐ CỦA CÁC
RƠ LE SỬ DỤNG TẠI NHÀ MÁY.................................................................17
3.1. Rơ le số 7SJ62....................................................................................................................17
3.1.1. Giới thiệu tổng quan về Rơle 7SJ62...........................................................................17
3.1.2. Đặc điểm cấu trúc của Rơle 7SJ62.............................................................................18
SVTH: Nguyễn Thanh Nghị
Lớp: KTĐ - ĐT K38
3.1.3. Chức năng bảo vệ quá dòng có thời gian...................................................................19
3.2. Rơ le bảo vệ so lệch...........................................................................................................21
3.2.1. Giới thiệu chung về rơ le 7UT61................................................................................21
3.2.2. Nguyên lý hoạt động chung của Rơ le 7UT61...........................................................24
3.2.3. Chức năng bảo vệ so lệch máy biến áp của rơle 7UT61............................................24
Chương 4: TÍNH TOÁN CÁC THÔNG SỐ KHỞI ĐỘNG CỦA RƠLE VÀ
ỨNG DỤNG ETAP KIỂM TRA SỰ LÀM VIỆC CỦA BẢO VỆ................30
4.1. Tính toán ngắn mạch phục vụ bảo vệ rơ le........................................................................30
4.1.1. Khái quát về ngắn mạch trong hệ thống điện.............................................................30
4.1.2. Ứng dụng Etap tính toán ngắn mạch phục vụ bảo vệ rơ le........................................32
4.2. Tính toán giá trị khởi động cho các rơ le...........................................................................43
4.2.1. Tính toán chỉnh định rơ le xuất tuyến phân phối của trạm 10kV...............................43
4.2.2. Tính toán chỉnh định rơ le máy cắt nối trạm 10kV....................................................45
4.2.3. Tính toán chỉnh định rơ le nguồn đầu vào trạm 10kV...............................................48
4.2.4. Tính toán chỉnh định rơ le từ trạm 35 cấp cho các trạm 10kV...................................50
4.2.5. Tính toán chỉnh định rơ le máy cắt nối trạm 35kV....................................................52
4.2.6. Tính toán chỉnh định rơ le phía hạ áp MBA...............................................................54
4.2.7. Tính toán chỉnh định rơ le phía cao áp MBA.............................................................57
4.2.8. Bảo vệ so lệch biến áp................................................................................................58
4.3. Kiểm tra sự làm việc của các bảo vệ..................................................................................69
4.3.1. Kết quả mô phỏng khi có sự cố các xuất tuyến cấp cho phụ tải................................69
4.3.2. Kết quả mô phỏng khi có sự cố ở thanh cái...............................................................71
4.3.3. Kết quả mô phỏng khi có sự cố ở MBA.....................................................................74
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................77

SVTH: Nguyễn Thanh Nghị


Lớp: KTĐ - ĐT K38
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU

Kí hiệu Ý nghĩa
MBA Máy biến áp
MCN Máy cắt nối
TK1 Thiêu kết 1
TK2 Thiêu kết 2
KHUS Khử Lưu Huỳnh
MN Mạng ngoài
VV Vê viên
HV High voltage
HTPP Hệ thống phân phối
BVRL Bảo vệ rơle
HT Hệ thống
MBA Máy biến áp lực
TBA Trạm biến áp
TTT Thứ tự thuận
TTN Thứ tự nghịch
TTK Thứ tự không
MC Máy cắt
TI Máy biến dòng điện

SVTH: Nguyễn Thanh Nghị


Lớp: KTĐ - ĐT K38
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 4.1 Ký hiệu và xác xuất xảy ra các dạng ngắn mạch..................................30
Bảng 4.2 Bảng tổng hợp giá trị dòng ngắn mạch................................................39
Bảng 4.3 Thông số tính toán rơ le bảo vệ MBA và MCN...................................60
Bảng 4.4 Thông số tính toán rơ le trạm 10kV Thiêu kết 1..................................60
Bảng 4.5 Thông số tính toán rơ le trạm 10kV Thiêu kết 2..................................62
Bảng 4.6 Thông số tính toán rơ le trạm 10kV Khử Lưu Huỳnh..........................63
Bảng 4.7 Thông số tính toán rơ le trạm 10kV Vê viên........................................64
Bảng 4.8 Thông số tính toán rơ le trạm 10kV Mạng ngoài.................................65
Bảng 4.9 Thông số tính toán rơ le trạm 10kV Vôi Xi Măng...............................66

SVTH: Nguyễn Thanh Nghị


Lớp: KTĐ - ĐT K38
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 1.1 Lưu trình công nghệ tại nhà máy Thiêu kết.....................................................4
Hình 1.2 Kết quả mô phỏng trào lưu công suất trên phần mềm ETAP..................6
Hình 1.3 Dòng ngắn mạch 3 pha khi mô phỏng trên phần mềm...........................8
Hình 1.5 Sơ đồ trạm biến áp 35/10.5kV Thiêu kết-Vê viên................................10
Hình 2.1 Vùng bảo vệ của bảo vệ quá dòng cắt nhanh........................................12
Hình 2.2 Đặc tính thời gian bảo vệ quá dòng có thời gian..................................13
Hình 2.3 Bảo vệ quá dòng bảo vệ đường dây với 2 đặc tính thời gian................14
Hình 2.4 Nguyên lý hoạt động bảo vệ so lệch.....................................................15
Hình 3.1 Rơ le 7SJ62..........................................................................................17
Hình 3.2 Cấu trúc phần cứng của 7SJ62..............................................................18
Hình 3.3 Các đường đặt tính phụ thuộc của bảo vệ quá dòng.............................20
Hình 3.4 Rơ le bảo vệ 7UT61.............................................................................21
Hình 3.5 Cấu trúc phần cứng của bảo vệ so lệch 7UT61.....................................24
Hình 3.6 Nguyên lý bảo vệ so lệch dòng điện rơ le 7UT61.................................25
Hình 3.7 Đặc tính hãm của rơ le 7UT61.............................................................26
Hình 3.8 Các vùng làm việc của rơ le 7UT61.....................................................27
Hình 4.1 Sơ đồ thay thế.......................................................................................32
Hình 4.2 Thành phần thứ tự thuận, nghịch và không..........................................32
Hình 4.3 Ngắn mạch 3 pha..................................................................................33
Hình 4.4 Ngắn mạch 1 pha chạm đất...................................................................33
Hình 4.5 Ngắn mạch 2 pha chạm đất...................................................................33
Hình 4.6 Ngắn mạch 2 pha..................................................................................34
Hình 4.7 Vị trí thẻ short-Ciruit trong Etap..........................................................34
Hình 4.8 Lệnh Study Case và cách chọn các thanh cái mô phỏng ngắn mạch.....35

SVTH: Nguyễn Thanh Nghị


Lớp: KTĐ - ĐT K38
Hình 4.9 Lệnh chạy mô phỏng ngắn mạch và kết quả mô phỏng ngắn mạch trong
Etap......................................................................................................36
Hình 4.10 Thẻ Results chọn dạng ngắn mạch của lệnh Display options trong Etap
.............................................................................................................. 37
Hình 4.11 Cữa sổ xuất báo cáo trong modul tính toán ngắn mạch......................37
Hình 4.12 Etap xuất các giá trị dòng ngắn mạch theo dạng Viewer....................38
Hình 4.13 Xuất tuyến TK1.1HV05 khi mô phỏng trên Etap...............................43
Hình 4.14 Tủ cấp nguồn đầu vào TK1.1HV01 của lộ A trạm TK1.....................48
Hình 4.15 Rơ le phía hạ áp và cao áp của máy biến áp.......................................55
Hình 4.16 Thứ tự tác động của rơ le khi sự cố tại cuối xuất tuyến Phối Liệu 2-169
Hình 4.17 Các đường đặc tính phụ thuộc của rơ le TK2.2HV06, TK2.1HV01,
TK21 khi sự cố chạm đất 1 pha.........................................................70
Hình 4.18 Thứ tự tác động của các máy cắt khi sự cố ngắn mạch 3 pha tại thanh
cái B trạm Khử Lưu Huỳnh khi đang đóng máy cắt nối.....................71
Hình 4.19 Các đường đặc tính phụ thuộc của rơ le MCN trạm 10kV khử S,
KS.1HV01, KHUS11, HA SJ1, CA SJ1............................................72
Hình 4.20 Thứ tự tác động của các máy cắt khi sự cố ngắn mạch 3 pha thanh cái
A Thiêu kết 1 khi đóng máy cắt nối trạm 35kV.................................73
Hình 4.21 Các đường đặc tính phụ thuộc của rơ le TK1.1HV01, TK11,
MCN.35kV, HA SJ2 và CA SJ2........................................................74
Hình 4.22 Thứ tự tác động của các máy cắt khi sự cố ngắn mạch 2 pha tại đầu
cực cao áp MBA SJ1..........................................................................75
Hình 4.23 Thứ tự tác động của các máy cắt khi sự cố ngắn mạch 2 pha tại thanh
cái sau MBA SJ1...............................................................................75

SVTH: Nguyễn Thanh Nghị


Lớp: KTĐ - ĐT K38
LỜI NÓI ĐẦU

Trong quá trình vận hành hệ thống điện nói chung và hệ thống điện của nhà máy
Thiêu kết – Vê viên thuộc Công ty cổ phần Thép Hòa Phát Dung Quất nói riêng có thể
gặp các sự cố là không thể tránh khỏi vì vậy cần có các hệ thống bảo vệ rơ le hoạt
động tin cậy để loại trừ các sự cố là hết sức cần thiết. Với đặc thù Nhà máy đang trong
quá trình chạy thử và lắp đặt thiết bị nhận thấy hệ thống bảo vệ rơ le của nhà máy hoạt
động chưa tin cậy, vì vậy em quyết định chọn đề tài “Ứng dụng phần mềm Etap tính
toán bảo vệ rơ le cho hệ thống điện của nhà máy Thiêu kết – Vê viên, Công ty cổ
phần thép Hòa Phát Dung Quất” để làm đồ án tốt nghiệp. Đồ án thực hiện tính toán
bảo vệ rơ le cho trạm 35kV và các trạm phân phối 10kV của nhà máy đồng thời ứng
dụng phần mềm Etap để mô phỏng lại lưới điện của nhà máy trong đó có các rơ le số
nhằm kiểm tra lại sự hoạt động của các bảo vệ rơ le khi xảy ra sự cố.
Đồ án về ứng dụng phần mềm Etap tính toán bảo vệ rơle giúp em - một sinh viên
kỹ thuật điện củng cố lại lại kiến thức được học và tiếp cận với một số loại rơle trong
thực tế và ứng dụng được công nghệ thông tin vào trong ngành học. Những kiến thức
này sẽ là nền tảng cho quá trình tiếp cận thực tế sau này.
Đề tài gốm những nội dung sau:
Chương 1: TỔNG QUANG VỀ NHÀ MÁY THIÊU KẾT - VÊ VIÊN VÀ PHẦN
MỀM ETAP
Chương 2: CÁC PHƯƠNG THỨC BẢO VỆ SỬ DỤNG TẠI NHÀ MÁY
Chương 3: GIỚI THIỆU CÁC TÍNH NĂNG VÀ THỐNG SỐ CỦA CÁC RƠ
LE SỬ DỤNG TẠI NHÀ MÁY

Chương 4: TÍNH TOÁN CÁC THÔNG SỐ CỦA RƠLE VÀ ỨNG DỤNG


ETAP KIỂM TRA SỰ LÀM VIỆC CỦA BẢO VỆ
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các thấy cô giáo trong bộ môn đặc biệt
là sự hướng dẫn tận tình của thầy Lê Ngọc Tiến đã giúp em hoàn thành đồ án này. Do
thời gian làm đồ án không nhiều, kiến thức còn hạn chế nên không thể tránh khỏi
những thiếu sót. Vậy em kính mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của các thầy cô cho
bài làm của mình hoàn thiện hơn.

Qui Nhơn, tháng 01 năm 2020


Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thanh Nghị


Chương 1: TỔNG QUANG VỀ NHÀ MÁY THIÊU KẾT-VÊ VIÊN
VÀ PHẦN MỀM ETAP

1.1. Tổng quan về nhà máy Thiêu kết – Vê viên


Nhà máy Thiêu kết - Vê viên thuộc Công ty cổ phần Thép Hòa Phát Dung Quất
được khởi công xây dựng vào tháng 1 năm 2017, đi vào hoạt động vào những tháng
đầu năm 2019. Là nhà máy đi vào hoạt động đầu tiên của khu Liên hợp. Nhà máy nhận
nguyên liệu từ nhà máy Nguyên Liệu sau đó tiến hành phối trộn và đưa vào lò điểm
hỏa để tạo ra quặng thiêu kết cấp cho các lò cao ở nhà máy Luyện Gang. Nhà máy
đóng một vài trò hết sức quan trọng trong dây chuyền công nghệ của khu liên hợp Hòa
Phát Dung Quất.

Nguyên liệu đầu vào của nhà máy thiêu kết bao gồm :
+ Quặng
+ Than cốc
+ Bụi
+ Đá dolomit
+ Đá vôi sống
+ Vôi sống
Các loại nguyên liệu này được chứa trong 21 silo liệu ở khu phối liệu, sau
đó được xả xuống các băng tải cân và từ băng tải cân đưa xuống băng tải chính,
tỉ lệ khối lượng các loại liệu được tính toán, giám sát một cách chặt chẽ từ nhà
điều khiển trung tâm, sau đó liệu đi qua trộn 1, ở đây nguyên liệu được trộn đều,
bổ sung nước, tăng độ ẩm, đưa qua trộn 2, tại đây cũng tiếp tục được bổ sung
nước tăng độ ẩm, sau khi trộn liệu được đưa lên nhà xưởng thiêu kết, liệu được
con thoi rải liệu thông qua máy bố liệu trục tròn rải đều lên xe gi. Xe gi đi qua lò
điểm hỏa, nguyên liệu được thiêu đốt ở nhiệt độ cao kết lại với nhau, liệu tiếp
tục đưa qua một máy nghiền trục đơn sau đó được đưa qua làm mát vòng, sau
khi qua làm mát vòng liệu được đưa đến trạm trung chuyển SJ1 sau dó đưa lên
sàng phân. Tại sàn phân liệu sau thiêu kết được phân ra thành các kích thước
<20mm, <10mm, và <5mm. Liệu có kích thước nhỏ hơn 5mm (tức chưa đạt yêu
cầu) được hồi về phối liệu để tiếp tục một chu trình mới, liệu có kích thước từ
5-10mm được hồi về lót liệu cho xe gi trước khi đổ liệu lên, liệu có kích thước
từ 10-20mm được được đưa qua lò cao của phân xưởng luyện gang hoặc chứa
trong các silo liệu thành phẩm. Song song thiêu kết lọc bụi tĩnh điện cũng hoạt
động vừa lọc bụi vừa cấp lại bụi cho nguyên liệu đầu vào cho phối liệu

Hình 1.1 Lưu trình công nghệ tại nhà máy Thiêu kết
1.2. Tổng quan về phần mềm Etap và các tính năng
ETAP là một giải pháp toàn diện cho việc thiết kế, mô phỏng, phân tích hệ thống
điện trong quá trình vận hành, truyền tải, phân phối. ETAP tổ chức công việc trên một
nền tảng dự án. Với mỗi dự án được tạo ra, ETAP cung cấp đầy đủ dụng cụ cần thiết
và hỗ trợ việc mô hình hóa phân tích một hệ thống điện. Với giao diện trực quan,
ETAP phù hợp cho tất cả các đối tượng học tập, nghiên cứu và vận hành.
Phần mềm ETAP được chia thành 2 mảng chính là ETAP Off-line và ETAP Real
Time. ETAP Off-line cung cấp cái nhìn đầu tiên, mô phỏng hệ thống điện cần quy
hoạch trên mô hình và kiểm tra trước khi thi công dự án. ETAP Real Time hướng đến
một hệ thống điện tự hành bao gồm thu nhận dữ liệu, giám sát và dự báo trước những
biến cố có thể xảy ra, quy hoạch động cũng như thao tác tập trung hệ thống đang vận
hành. Bên cạnh đó, các chức năng của ETAP can thiệp được trong tất cả các giai đoạn
của quá trình tính toán, giúp cho quá trình chuyển giao giai đoạn, ghép nối các khâu
hay bảo trì, vận hành dễ dàng do sử dụng chung một nền tảng.
Trong nội dung đồ án em sẽ tiến hành mô phỏng các bài toán sau đối với lưới
điện tại nhà máy:
Trào lưu phân bố công suất trên hệ thống.
Tính toán giá trị dòng ngắn mạch.
Phối hợp bảo vệ giữa các phần tử trong hệ thống điện.
Riêng tính năng phối hợp bảo vệ giữa các phần tử sẽ được trình bày riêng ở chương
cuối.
1.2.1. Tính toán phân bố công suất
Xét 1 ví dụ đơn giản đối với sơ đồ gồm các thông số như sau:
- Nguồn: U = 35kV, S = 3000MVA
- Máy biến áp S = 31,5 MVA, U = 35/10.5 kV,
Un = 9%, Io% = 0.12%
- Đường dây: R = 0.08 /km, X = 0.105 /km, L = 5km
- Phụ tải: S = 5MVA, cosφ = 0.85
Kết quả mô phỏng trên phần mềm ETAP như sau:
Hình 1.2 Kết quả mô phỏng trào lưu công suất trên phần mềm ETAP

Kết quả khi tính toán bằng tay:


- Điện trở, điện kháng và tổn hao không tải của MBA:

= 0.038 (MVAr)

- Điện áp và công suất tại Bus 10.5kV:


 Tổn thất điện áp và công suất trên MBA:

= = 0.278 (kV)

 Điện áp và công suất tại Bus 10.5 kV:


U10.5kV =

S10.5kV = S - - = 4.17 + 2.606j – 0.02272 – 0.038j – 0.003 – 0.069j

= 4.145 + 2.499j (MVA)


- Điện áp và công suất tại Bus 10.5 kV’:
 Tổn thất điện áp và công suất trên đường dây:

= = 0.28 (kV)

= = 0.08+ 0.11j (MVA)

 Công suất và điện áp tại bus 10.5kV’:


S10.5kV’ = S10.5kV - = 4.145 + 2.499j – 0.08 – 0.11j = 4.065 + 2.389j (MVA)
U10.5kV’ = U10.5kV - = 10.42 + 0.28 = 10.14 (kV)
So sánh 2 kết quả, ta nhận thấy kết quả khi tính bằng tay so với kết quả khi mô
phỏng trên phần mềm ETAP khác nhau không đáng kể. Do đó có thể áp dụng phần
mềm này để tính toán đối với lưới điện của nhà máy.
1.2.2. Tính toán giá trị dòng ngắn mạch
Xét 1 ví dụ đơn giản đối với sơ đồ gồm các thông số như sau:
- Nguồn: U = 35kV, S = 3000MVA
- Máy biến áp: S = 31.5MVA, U = 35/10.5kV,
Un=9%, Io% = 0.12%
- Đường dây: R = 0.08 /km, X = 0.105 /km, L = 5km
- Phụ tải: S = 5MVA, cosφ = 0.85
Để tính toán ngắn mạch, ta chọn phương pháp tính gần đúng trong hệ đơn vị tương
đối, chọn các đại lượng cơ bản như sau:
Scb = 31.5MVA, Ucb1 = 37kV, Ucb2 = 10.5kV. Khi đó ta có:
- Tính toán các tham số trong sơ đồ:

 Hệ thống: UHT =1, XHT =

 Máy biến áp: XBA =

 Đường dây: XĐZ =

- Dòng ngắn mạch 3 pha:


 Dòng ngắn mạch 3 pha khi ngắn mạch tại bus 35kV:

(kA)

 Dòng ngắn mạch 3 pha khi ngắn mạch tại bus 10.5kV:

= 17.23 (kA)

 Dòng ngắn mạch 3 pha khi ngắn mạch tại bus 10.5’kV:

Kết quả mô phỏng trên phần mềm ETAP như sau:

Hình 1.3 Dòng ngắn mạch 3 pha khi mô phỏng trên phần mềm
So sánh các kết quả tính toán với nhau, kết quả khi tính toán bằng tay so với kết
quả khi mô phỏng trên phần mềm sai số là rất ít do vậy ta có thể ứng dụng phần mềm
Etap vào tính toán lưới điện nhà máy Thiêu kết – Vê viên.
1.3. Tổng quang về đối tượng cần bảo vệ
Đối tượng cần tính toán bảo vệ là trạm biến áp 35kV TK-VV và 6 trạm phân phối
10kV xuống các nhà máy. Trạm 35kV được cấp điện từ trạm 110kV của khu liên hợp
thông qua 2 xuất tuyến 35kV 380 và 362. Các trạm 10kV nhận điện từ trạm 35kV và
phân phối cho các phụ tải tại nhà máy, trạm 35kV được đầu tư xây dựng với quy mô
như sau:
Kiểu trạm: Trạm trong nhà, có người trực thường xuyên.
Cấp điện áp: 35/10.5kV.
Công suất: Lắp 2 máy biến áp 35/10.5kV - 63MVA
HTPP 10.5kV: Hệ thống phân phối 10.5kV được thiết kế theo sơ đồ hệ thống 2
thanh cái có máy cắt nối bao gồm 8 ngăn 10.5kV trong đó có 8 lộ cấp cho các nhà máy
và 2 lộ dự phòng.
Hình 1.4 Sơ đồ trạm biến áp 35/10.5kV Thiêu kết-Vê viên
Chương 2: CÁC PHƯƠNG THỨC BẢO VỆ SỬ DỤNG TẠI
NHÀ MÁY

2.1. Bảo vệ quá dòng điện cắt nhanh (50)


2.1.1. Nhiệm vụ
Cắt nhanh (tức thời hoặc cỡ 0,1s) phần tử bị sự cố ra khỏi hệ thống đảm bảo cho
hệ thống an toàn và vẫn làm việc bình thường. Bảo vệ quá dòng có thời gian thường
được dùng làm bảo vệ chính cho máy biến áp có công suất bé và làm bảo vệ dự phòng
cho máy biến áp có công suất trung bình .
2.1.2. Nguyên lý hoạt động
Bảo vệ quá dòng cắt nhanh là loại bảo vệ đảm bảo tính chọn lọc bằng cách chọn
dòng điện khởi động của bảo vệ lớn hơn trị số dòng điện ngắn mạch lớn nhất đi qua
chỗ đặt bảo vệ khi có hư hỏng ở phần tử tiếp theo
Dòng điện khởi động của bảo vệ này được chọn theo điều kiện:

Trong đó: + Ilvmax: dòng điện làm việc lớn nhất cho phép đối với phần tử được
bảo vệ;
+ Inmin: dòng điện ngắn mạch cực tiểu đi qua bảo vệ đảm bảo cho
rơ le còn khởi động được;
+ Km: hệ số mở máy của phụ tải động cơ có dòng điện chạy qua chỗ
đặt bảo vệ, thường lấy Km=25;
+ Kat: hệ số an toàn, Kat = 1,11,2;
+ Kv: hệ số trở về, Kv = 1.
Thời gian làm việc của bảo vệ: đối với rơle số hiện nay có 2 loại đặc tính thời
gian độc lập và thời gian phụ thuộc nên có thể chọn 1 trong 2 đặc tính phù hợp với
điều kiện thực tế.
Vùng tác động: không bao trùm toàn bộ chiều dài đường dây được bảo vệ và thay
đổi theo dạng ngắn mạch, chế độ vận hành của hệ thống.
A B

D1 D2

N1 N2
I >> I >>
I

MAX
MIN
Ikđ

IN.ng.max

L (Km)
LCNmin
LCNmax
LAB

Hình 2.5 Vùng bảo vệ của bảo vệ quá dòng cắt nhanh

Bảo vệ quá dòng như trên không đảm bảo tính chọn lọc trong lưới điện phức
tạp nên để tăng tính chọn lọc ở đây người ta đặt thêm bộ phận định hướng công suất
hoặc tích hợp tính năng tự động đóng lập lại.
2.2. Bảo vệ quá dòng điện cắt nhanh thứ tự không (50N)
2.2.1. Nhiệm vụ
Cắt nhanh (tức thời hay cỡ 0,1s) phần tử bị sự cố ra khỏi hệ thống đảm bảo cho
hệ thống an toàn và vẫn làm việc bình thường khi có sự cố chạm đất.
2.2.2. Nguyên lý hoạt động
Tương tự như bảo vệ quá dòng cắt nhanh nhưng bảo vệ này hoạt động dựa trên
trị số dòng thứ tự không của đường dây được bảo vệ. Khi dòng này lớn hơn dòng hỏi
động của bảo vệ thì bảo vệ sẽ tác động.

Thông số khởi động:

Dòng điện khởi động: Ikđ50N = kat . I0Nngmax


Với kat = 1,2 ÷ 1,3
I0Nngmax: dòng ngắn mạch thứ tự không ngoài cực đại
Vùng tác động: cũng tương tự như vùng tác động của bảo vệ quá dòng cắt nhanh,
nhưng vùng tác động ổn định hơn khi chế độ vận hành hệ thống thay đổi.

2.3. Bảo vệ quá dòng điện có thời gian (51)


2.3.1. Nhiệm vụ
Loại bỏ phần tử bị sự cố sau thời gian t ra khỏi hệ thống nhằm loại bỏ dòng điện
sự cố đảm bảo hệ thống làm việc bình thường và an toàn.
2.3.2. Nguyên lý hoạt động
Tính chọn lọc của bảo vệ quá dòng có thời gian được đảm bảo bằng nguyên tắc
phân cấp thời gian tác động. Bảo vệ càng gần nguồn cung cấp thì thời gian tác động
càng nhanh.

Thông số khởi động:

Dòng điện khởi động:

Với: kmm = 2÷3 là hệ số mở máy.


Ilvmax : dòng làm việc cực đại.
kv = 0,85÷0,95 với rơle cơ; kv = 1 với rơle số.
Thời gian làm việc của bảo vệ: có 2 đặc tính thời gian làm việc của bảo vệ quá
dòng có thời gian:

(a) (b)

t=Var
t= const

Ikđ Ikđ

Hình 2.6 Đặc tính thời gian bảo vệ quá dòng có thời gian

(a): đặc tính độc lập


(b): đặc tính phụ thuộc
Thời gian làm việc của bảo vệ có đặc tính độc lập không phụ thuộc vào trị số
dòng điện chạy qua bảo vệ, còn của bảo vệ có đặc tính thời gian phụ thuộc thì tỉ lệ
nghịch với dòng điện chạy qua bảo vệ (dòng càng lớn thì thời gian tác động càng nhỏ).

Hình 2.7 Bảo vệ quá dòng bảo vệ đường dây với 2 đặc tính thời gian

(a): đặc tính độc lập


(b): đặc tính phụ thuộc
2.4. Bảo vệ quá dòng thứ tự không có thời gian(51N)
2.4.1. Nhiệm vụ
Cũng tương tự như bảo vệ quá dòng có thời gian nhưng nó làm việc theo dòng
TTK của đường dây được bảo vệ.
2.4.2. Nguyên lý hoạt động
Thông số khởi động:
Dòng khởi động của bảo vệ: Ikđ51N = k . IdđsBI
Với: k = 0,2
IdđsBI: dòng điện sơ cấp định mức BI.
Thời gian làm việc của bảo vệ quá dòng TTK có thời gian: được chọn theo từng
cấp, thời gian làm việc của bảo vệ phía nguồn cấp hơn bảo vệ phía đường dây là Δt.
Vùng tác động: toàn bộ đường dây.

2.5. Bảo vệ so lệch


2.5.1. Nhiệm vụ
BVSL được dùng làm bảo vệ chính cho MBA chống lại sự cố giữa các pha. Bảo vệ sẽ
tác động khi xảy ra ngắn mạch trong khu bảo vệ và đi cắt ngay các máy cắt. Bảo vệ so
lệch thường làm bảo vệ chính cho các đường dây, đặc biệt là các đường dây quan
trọng, làm nhiệm vụ chống ngắn mạch.
2.5.2. Nguyên lý hoạt động
Bảo vệ so lệch thực hiện sự so sánh đại lượng pha tại đầu và cuối thiết bị được
bảo vệ. Để thực hiện được điều này tại 2 đầu phần tử bảo vệ được được đặt các biến
dòng.

Hình 2.8 Nguyên lý hoạt động bảo vệ so lệch

Dòng vào rơle: IR = ΔI = IT1 – IT2 (dòng so lệch)


Xét tình trạng làm việc bình thường của bảo vệ.
Giả sử ngắn mạch tại N1, dòng ngắn mạch từ A đến. Ta có:
IS1 = IS2
IT1 = IT2
IR = 0 (lý tưởng) => rơle không tác động.
Khi ngắn mạch tại N2, có IS1 ≠ IS2, nên IT1 ≠ IT2, nên IR ≠ 0
Nếu giá trị IR ≥ Ikđ thì bảo vệ sẽ tác động.
Dòng khởi động:

Để bảo vệ làm việc đúng, ta phải đặt dòng khởi động của bảo vệ lớn hơn dòng
không cân bằng lớn nhất( Ikcbttmax) khi có ngắn mạch ngoài vùng bảo vệ.
Ikđ = k . Ikcbttmax
Trong đó: Ikcbttmax = fimax . kđn . kkck . INngmax
Với: kđn : hệ số kể tới sự đồng nhất của các BI, bằng 0 khi các BI cùng loại, cùng
đặc tính từ hóa, hoàn toàn giống nhau, có dòng ISC như nhau; bằng 1 khi các BI khác
nhau nhiều nhất, 1 bộ có sai số, 1 bộ không.
kkck : hệ số kể đến thành phần không chu kỳ của dòng ngắn mạch ngoài.
fimax = 0,1 sai số cực đại cho phép của BI làm việc trong tình trạng ổn định.
INngmax: dòng điện ngắn mạch ngoài lớn nhất.
Vùng tác động: có vùng tác động giới hạn bởi vị trí đặt của 2 tổ BI ở đầu và cuối
đường dây được bảo vệ, là loại bảo vệ có tính chất chọn lọc tuyệt đối, không có khả
năng làm dự dòng cho các bảo vệ khác.

Độ nhạy:

INmin là dòng ngắn mạch cực tiểu khi có sự cố trong vùng bảo vệ.
Vì Ikđ lớn nên Kn giảm nên thường phải sử dụng các biện pháp để nâng cao độ
nhạy và tăng độ tin cậy của bảo vệ so lệch bằng cách sử dụng nguyên lý của rơle so
lệch có hãm hoặc sử dụng rơle so lệch tổng trở cao.
Chương 3: GIỚI THIỆU CÁC TÍNH NĂNG VÀ THÔNG SỐ
CỦA CÁC RƠ LE SỬ DỤNG TẠI NHÀ MÁY

3.1. Rơ le số 7SJ62
3.1.1. Giới thiệu tổng quan về Rơle 7SJ62
SIPROTEC 7SJ62 là loại rơ le được dùng bảo vệ và kiểm soát các lộ đường dây
phân phối và đường dây truyền tải với mọi cấp điện áp, mạng trung tính nối đất,
nối đất qua điện trở thấp, nối đất bù điện dung. Rơ le cũng phù hợp dùng cho
mạch vòng kín, mạng hình tia, đường dây một hoặc nhiều nguồn cung cấp.

Hình 3.9 Rơ le 7SJ62

SIPROTEC 7SJ62 là loại rơ le được dùng bảo vệ và kiểm soát các lộ đường dây
phân phối và đường dây truyền tải với mọi cấp điện áp, mạng trung tính nối đất,
nối đất qua điện trở thấp, nối đất bù điện dung. Rơ le cũng phù hợp dùng cho
mạch vòng kín, mạng hình tia, đường dây một hoặc nhiều nguồn cung cấp. 7SJ62
là loại rơ le duy nhất của họ rơ le 7SJ62 có đặc điểm chức năng bảo vệ linh hoạt,
có thể lên tới 20 chức năng bảo vệ tương ứng với các yêu cầu riêng. Các chức
năng dễ sử dụng, tự động hoá.
Rơle này có những chức năng điều khiển đơn giản cho máy cắt và các thiết bị
tự động Logic tích hợp lập trình được (CFC) cho phép người dùng thực hiện được
tất cả các chức năng sẵn có, ví dụ như chuyển mạch tự động (khoá liên động).
3.1.2. Đặc điểm cấu trúc của Rơle 7SJ62
- Hệ thống vi xử lí 32 bit.
- Thực hiện xử lí hoàn toàn bằng tín hiệu số các quá trình đo lường, lấy mẫu, số hoá
các đại lượng đầu vào tương tự.
- Không liên hệ về điện giữa khối xử lí bên trong thiết bị với những mạch bên ngoài
nhờ bộ biến đổi DC, các biến điện áp đầu vào tương tự, các đầu vào ra nhị phân.
- Phát hiện quá dòng các pha riêng biệt, dòng điện tổng.
- Chỉnh định đơn giản bằng bàn phím hoặc bằng phần mềm DIGSI 4.
- Lưu giữ số liệu sự cố…

Hình 3.10 Cấu trúc phần cứng của 7SJ62


- Bộ biến đổi đầu vào ( MI ) biến đổi dòng điện thành các giá trị phù hợp với bộ vi xử
lí bên trong của rơle. Có bốn dòng đầu vào ở MI gồm ba dòng pha, một dòng trung
tính, chúng được chuyển tới tầng khuyếch đại.
- Tầng khuyếch đại đầu vào IA tạo các tín hiệu tổng trở cao từ các tín hiệu
analog đầu vào. Nó có các bộ lọc tối ưu về dải thông và tốc độ xử lí.
- Tầng chuyển đổi tương tự – số ( AD ) bao gồm bộ dồn kênh, bộ chuyển đổi
tương tự – số ( A/D ) và những modul nhớ để truyền tín hiệu số sang khối vi
xử lí.
- Khối vi xử lí C bao gồm những chức năng điều khiển, bảo vệ, xử lí những đại
lượng đo được. Tại đây diễn ra các quá trình sau:
+ Lọc và sắp xếp các đại lượng đo.
+ Liên tục giám sát các đại lượng đo.
+ Giám sát các điều kiện làm việc của từng chức năng bảo vệ.
+ Kiểm soát các giá trị giới hạn và thứ tự thời gian.
+ Đưa ra các tín hiệu điều khiển cho các chức năng logic.
+ Lưu giữ và đưa ra các thông số sự cố phục vụ cho việc tính toán và phân
tích sự cố.
+ Quản lí sự vận hành của khối và các chức năng kết hợp như ghi dữ liệu,
đồng hồ thời gian thực, giao tiếp truyền thông.
3.1.3. Chức năng bảo vệ quá dòng có thời gian
- Người sử dụng có thể chọn bảo vệ quá dòng điện có đặc tính thời gian độc lập
hoặc phụ thuộc.
- Các đặc tính có thể cài đặt riêng cho các dòng pha và dòng đất. Tất cả các ngưỡng
là độc lập nhau.
- Với bảo vệ quá dòng có thời gian độc lập, dòng điện các pha được so sánh với giá
trị đặt chung cho cả ba pha, còn việc khởi động là riêng cho từng pha, đồng hồ các
pha khởi động, sau thời gian đặt tín hiệu cắt được gửi đi.
- Với bảo vệ quá dòng có thời gian phụ thuộc, đường đặc tính có thể được lựa chọn.
Rơle 7SJ62 cung cấp đủ các loại bảo vệ quá dòng như sau:
- 50 : Bảo vệ quá dòng cắt nhanh, có trễ hoặc không trễ.
- 50N: Bảo vệ quá dòng thứ tự không cắt nhanh, có trễ hoặc không trễ.
- 51 : Bảo vệ quá dòng với đặc tính thời gian độc lập hoặc phụ thuộc
- 51N: Bảo vệ quá dòng thứ tự không với đặc tính thời gian độc lập hoặc phụ thuộc.
- 50Ns, 51Ns: Chống chạm đất có độ nhạy cao, cắt nhanh hoặc có thời gian.
- Loại bảo vệ quá dòng, quá dòng thứ tự không với đặc tính thời gian phụ thuộc của
7SJ62 có thể hoạt động theo chuẩn đường cong của IEC hoặc đường cong do người
dùng thiết lập.

Đặc tính dốc bình thường Đặc tính rất dốc

Đặc tính cực dốc

Hình 3.11 Các đường đặt tính phụ thuộc của bảo vệ quá dòng

- Đặc tính dốc bình thường (normal inverse) :


- Đặc tính rất dốc (very inverse) :

- Đặc tính cực dốc (extremely inverse) :

Trong đó:
- t : thời gian tác động của bảo vệ (sec)
- tP : bội số thời gian đặt (sec)
- I : dòng điện sự cố (kA)
- IP : dòng điện khởi động của bảo vệ (kA)
3.2. Rơ le bảo vệ so lệch
3.2.1. Giới thiệu chung về rơ le 7UT61
Rơle số 7UT61 do tập đoàn Siemens AG chế tạo, được sử dụng để bảo vệ chính
cho máy biến áp ở tất cả các cấp điện áp.

Hình 3.12 Rơ le bảo vệ 7UT61


Rơle này cũng có thể dùng để bảo vệ cho các loại máy điện quay như máy phát
điện, động cơ, các đường dây ngắn hoặc các thanh cái cỡ nhỏ (có từ 3-5 lộ ra). Các
chức năng khác được tích hợp trong rơle 7UT61 làm nhiệm vụ dự phòng như bảo vệ
quá dòng, quá tải nhiệt, bảo vệ quá kích thích, chống hư hỏng máy cắt.
Bằng cách phối hợp các chức năng tích hợp trong 7UT61 ta có thể đưa ra phương
thức bảo vệ phù hợp và kinh tế cho đối tượng cần bảo vệ chỉ cần sử dụng một rơle.
Đây là quan điểm chung để chế tạo các rơle số hiên đại ngày nay.

- Đặc điểm của rơle 7UT61:

+ Rơle 7UT61 được trang bị hệ thống vi xử lý 32 bít.

+ Thực hiện xử lý hoàn toàn tín hiệu số từ đo lường, lấy mẫu, số hoá các đại
lượng đầu vào tương tự đến việc xử lý tính toán và tạo các lệnh, các tín hiệu đầu ra.

+ Cách li hoàn toàn về điện giữa mạch xử lý bên trong của 7UT61 với các mạch
đo lường điều khiển và nguồn điện do các cách sắp xếp đầu vào tương tự của các bộ
chuyển đổi, các đầu vào, đầu ra nhị phân, các bộ chuyển đổi DC/AC hoặc AC/DC.

+ Hoạt động đơn giản, sử dụng panel điều khiển tích hợp hoặc máy tính cá nhân
sử dụng phần mềm DIGSI .

- Giới thiệu các chức năng bảo vệ được tích hợp trong rơle 7UT61:

+ Chức năng bảo vệ so lệch máy biến áp. (Đây là chức năng bảo vệ chính của
rơle 7UT61)

+ Bảo vệ so lệch cho máy phát điện, động cơ điện, đường dây ngắn hoặc thanh
góp cỡ nhỏ.
+ Bảo vệ chống chạm đất hạn chế (REF).
+ Bảo vệ so lệch trở kháng cao.
+ Bảo vệ chống chạm vỏ cho máy biến áp.
+ Bảo vệ chống mất cân bằng tải.
+ Bảo vệ quá dòng đối với dòng chạm đất.
+ Bảo vệ quá dòng một pha.
+ Bảo vệ quá tải theo nguyên lí hình ảnh nhiệt.
+ Bảo vệ quá kích thích.
+ Bảo vệ chống hư hỏng máy cắt.

- Ngoài ra rơle 7UT61 còn có các chức năng sau:


+ Đóng cắt trực tiếp từ bên ngoài: Rơle nhận tín hiệu từ ngoài đưa vào thông
qua các đầu vào nhị phân. Sau khi xử lí thông tin, rơle sẽ có tín hiệu phản hồi
đến các đầu ra, các đèn LED…
+ Cho phép người dùng xác định các hàm logic phục vụ cho các phương thức
bảo vệ.

- Chức năng theo dõi, giám sát:

+ Liên tục tự giám sát các mạch đo lường bên trong, nguồn điện của rơle, các
phần cứng, phần mềm tính toán của rơle với độ tin cậy cao.

+ Liên tục đo lường, tính toán và hiển thị các đại lượng vận hành lên màn
hình hiển thị (LCD) mặt trước rơle.

+ Ghi lại, lưu giữ các số liệu, các sự cố và hiển thị chúng lên màn hình hoặc
truyền dữ liệu đến các trung tâm điều khiển thông qua các cổng giao tiếp.
+ Giám sát mạch tác động ngắt.

- Khả năng truyền thông kết nối của rơle

Với nhu cầu ngày càng cao trong việc điều khiển và tự động hoá hệ thống điện,
các rơle số ngày nay phải đáp ứng tốt vấn đề truyền thông và đa kết nối. Rơle 7UT61
đã thoả mãn các yêu cầu trên, nó có các cổng giao tiếp sau:

+ Cổng giao tiếp với máy tính tại trạm (Local PC): Cổng giao tiếp này được đặt
ở mặt trước của rơle, hỗ trợ chuẩn truyền tin công nghiệp RS232. Kết nối qua cổng
giao tiếp này cho phép ta truy cập nhanh tới rơle thông qua phần mềm điều khiển
DIGSI 4 cài đặt trên máy tính.

+ Cổng giao tiếp dịch vụ: Cổng kết nối này được đặt phía sau của rơle, sử dụng
chuẩn truyền tin công nghiệp RS485, do đó có thể điều khiển tập trung một số bộ bảo
vệ rơle bằng phần mềm DIGSI 4.
+ Cổng giao tiếp hệ thống: Cổng này cũng được đặt phía sau của rơle, hỗ trợ
chuẩn giao tiếp hệ thống của IEC: 60870-5-103. Đây là chuẩn giao thức truyền tin
quốc tế có hiệu quả tốt trong lĩnh vực truyền thông bảo vệ hệ thống điện.

3.2.2. Nguyên lý hoạt động chung của Rơ le 7UT61


Đầu vào tương tự AI truyền tín hiệu dòng và áp nhận được từ các thiết bị biến
dòng, biến điện áp sau đó lọc, tạo ngưỡng tín hiệu cung cấp cho quá trình xử lý
tiếp theo. Rơle 7UT61 có 12 đầu vào dòng điện và 4 đầu vào điện áp. Tín hiệu
tương tự sẽ được đưa đến khối khuếch đại đầu vào IA. Khối IA làm nhiệm vụ
khuếch đại, lọc tín hiệu để phù hợp với tốc độ và băng thông của khối chuyển đổi
số tương tự AD.

Hình 3.13 Cấu trúc phần cứng của bảo vệ so lệch 7UT61

3.2.3. Chức năng bảo vệ so lệch máy biến áp của rơle 7UT61
Các phía của máy biến áp đều đặt máy biến dòng, dòng điện thứ cấp của các máy
biến dòng này không hoàn toàn bằng nhau. Sự sai khác này phụ thuộc vào nhiều yếu tố
như tỉ số biến đổi, tổ nối dây, sự điều chỉnh điện áp của máy biến áp, dòng điện định
mức, sai số, sự bão hoà của máy biến dòng.
Hình 3.14 Nguyên lý bảo vệ so lệch dòng điện rơ le 7UT61

Do vậy để tiện so sánh dòng điện thứ cấp máy biến dòng ở các phía máy biến áp
thì phải biến đổi chúng về cùng một phía, chẳng hạn phía sơ cấp.
Việc phối hợp giữa các đại lượng đo lường ở các phía được thực hiện một cách
thuần tuý toán học như sau:
Im = k.K.In

Trong đó: - Im ma trận dòng điện đã được biến đổi ( IA, IB, IC)
- k hệ số
- K ma trận hệ số phụ thuộc vào tổ nối dây máy biến áp.
- In ma trận dòng điện pha ( IL1, IL2, IL3)

Sau khi dòng đầu vào đã thích ứng với tỉ số biến dòng, tổ đấu dây, xử lí dòng thứ
tự không, các đại lượng cần thiết cho bảo vệ so lệch được tính toán từ dòng trong các
pha IA, IB và IC, bộ vi xử lí sẽ so sánh về mặt trị số:

Trong đó , , là dòng điện cuộn cao áp, trung áp và hạ áp máy biến áp. Có hai
trường hợp sự cố xảy ra
* Trường hợp sự cố ngắn mạch ngoài vùng bảo vệ hoặc ở chế độ làm việc bình
thường. Khi đó ngược chiều với , và
Trường hợp ngắn mạch trong vùng bảo vệ, nguồn cung cấp từ phía cao áp nên:

Các kết quả trên cho thấy khi có sự cố (ngắn mạch) xảy ra trong vùng bảo vệ thì
ISL= IH, do vậy đường đặc tính sự cố có độ dốc bằng 1.
Để đảm bảo bảo vệ so lệch tác động chắc chắn khi có sự cố bên ngoài ta cần
chỉnh định các trị số tác động cho phù hợp với yêu cầu cụ thể. Rơle 7UT61 được sử
dụng có đường đặc tính tác động cho chức năng bảo vệ so lệch thoả mãn các yêu cầu
bảo vệ

Hình 3.15 Đặc tính hãm của rơ le 7UT61

Theo hình vẽ đường đặc tính tác động gồm các đoạn:
- Đoạn a: Biểu thị giá trị dòng điện khởi động ngưỡng thấp IDIFF> của bảo vệ,
với mỗi máy biến áp xem như hằng số. Dòng điện này phụ thuộc dòng điện từ hoá
máy biến áp.
- Đoạn b: Đoạn đặc tính có kể đến sai số biến đổi của máy biến dòng và sự thay
đổi đầu phân áp của máy biến áp.
- Đoạn c: Đoạn đặc tính có tính đến chức năng khoá bảo vệ khi xuất hiện hiện
tượng bão hoà không giống nhau ở các máy biến dòng.
- Đoạn d: Là giá trị dòng điện khởi động ngưỡng cao IDIFF>> của bảo vệ Khi
dòng điện so lệch ISL vượt quá ngưỡng cao này bảo vệ sẽ tác động không có thời gian
mà không quan tâm đến dòng điện hãm I H và các sóng hài dùng để hãm bảo vệ. Qua
hình vẽ ta thấy đường đặc tính sự cố luôn nằm trong vùng tác động. Các dòng điện ISL
và IH được biểu diễn trên trục toạ độ theo hệ tương đối định mức. Nếu toạ độ điểm
hoạt động ( ISL, IH) xuất hiện gần đặc tính sự cố sẽ xảy ra tác động.
Vùng hãm bổ sung:
Đây là vùng hãm khi máy biến dòng bão hoà. Khi xảy ra ngắn mạch ngoài vùng
bảo vệ, ở thời điểm ban đầu dòng điện ngắn mạch lớn làm cho máy biến dòng bão
hoà mạnh. Hằng số thời gian của hệ thống dài, hiện tượng này không xuất hiện khi
xảy ra sự cố trong vùng bảo vệ.

Hình 3.16 Các vùng làm việc của rơ le 7UT61

Các giá trị đo được bị biến dạng được nhận ra trong cả thành phần so lệch cũng
như thành phần hãm. Hiện tượng bão hoà máy biến dòng dẫn đến dòng điện so lệch
đạt trị số khá lớn, đặc biệt khi mức độ bão hoà của các máy biến dòng là khác nhau.
Trong thời gian đó nếu điểm hoạt động (IH, ISL) rơi vào vùng tác động thì bảo vệ sẽ tác
động nhầm. Rơle 7UT61 cung cấp chức năng tự động phát hiện hiện tượng bão hoà và
sẽ tạo ra vùng hãm bổ xung. Sự bão hoà của máy biến dòng trong suốt thời gian xảy ra
ngắn mạch ngoài được phát hiện bởi trị số dòng hãm có giá trị lớn hơn. Trị số này sẽ
di chuyển điểm hoạt động đến vùng hãm bổ sung giới hạn bởi đoạn đặc tính b và trục
IH .
Từ hình vẽ ta thấy:
Tại điểm bắt đầu xảy ra sự cố A, dòng sự cố tăng nhanh sẽ tạo nên thành phần
hãm lớn. BI lập tức bị bão hoà (B). Thành phần so lệch được tạo thành và thành
phần hãm giảm xuống kết quả là điểm hoạt động (I SL, IH) có thể chuyển dịch sang
vùng tác động (C).
Ngược lại, khi sự cố xảy ra trong vùng bảo vệ, dòng điện so lệch đủ lớn, điểm
hoạt động ngay lập tức dịch chuyển dọc theo đường đặc tính sự cố. Hiện tượng bão
hoà máy biến dòng được phát hiện ngay trong 1/4 chu kỳ đầu xảy ra sự cố, khi sự
cố ngoài vùng bảo vệ được xác định. Bảo vệ so lệch sẽ bị khoá với lượng thời gian
có thể điều chỉnh được. Lệnh khoá được giải trừ ngay khi điểm hoạt động chuyển
sang đường đặc tính sự cố. Điều này cho phép phân tích chính xác các sự cố liên quan
đến máy biến áp. Bảo vệ so lệch làm việc chính xác và tin cậy ngay cả khi BI
bão hoà.
Vùng hãm bổ sung có thể hoạt động độc lập cho mỗi pha được xác định bằng
việc chỉnh định các thông số, chúng được sử dụng để hãm pha bị sự cố hoặc các pha
khác hay còn gọi là chức năng khoá chéo.
+ Chức năng hãm theo các sóng hài
Khi đóng cắt máy biến áp không tải hoặc kháng bù ngang trên thanh cái đang có
điện có thể xuất hiện dòng điện từ hoá đột biến. Dòng đột biến này có thể lớn gấp
nhiều lần Iđm và có thể tạo thành dòng điện so lệch. Dòng điện này cũng xuất hiện
khi đóng máy biến áp làm việc song song với máy biến áp đang vận hành hoặc quá
kích thích máy biến áp.
Phân tích thành phần đột biến này, ta thấy có một thành phần đáng kể sóng hài
bậc hai, thành phần này không xuất hiện trong dòng ngắn mạch. Do đó người ta tách
thành phần hài bậc hai ra để phục vụ cho mục đích hãm bảo vệ so lệch. Nếu thành
phần hài bậc hai vượt quá ngưỡng đã chọn, thiết bị bảo vệ sẽ bị khoá lại.
Bên cạnh sóng hài bậc hai, các thành phần sóng hài khác cũng có thể được lựa
chọn để phục vụ cho mục đích hãm như: thành phần hài bậc bốn thường được phát
hiện khi có sự cố không đồng bộ, thành phần hài bậc ba và năm thường xuất hiện khi
máy biến áp quá kích thích. Hài bậc ba thường bị triệt tiêu trong máy biến áp có
cuộn tam giác nên hài bậc năm thường được sử dụng hơn. Bộ lọc kĩ thuật số phân
tích các sóng vào thành chuỗi Fourier và khi thành phần nào đó vượt quá giá trị cài
đặt, bảo vệ sẽ gửi tín hiệu tới các khối chức năng để khoá hay trễ.
Tuy nhiên bảo vệ so lệch vẫn làm việc đúng khi máy biến áp đóng vào một pha
bị sự cố, dòng đột biến có thể xuất hiện trong pha bình thường. Đây gọi là chức năng
khoá chéo.
Chương 4: TÍNH TOÁN CÁC THÔNG SỐ KHỞI ĐỘNG CỦA RƠLE VÀ
ỨNG DỤNG ETAP KIỂM TRA SỰ LÀM VIỆC CỦA BẢO VỆ

4.1. Tính toán ngắn mạch phục vụ bảo vệ rơ le


4.1.1. Khái quát về ngắn mạch trong hệ thống điện
Ngắn mạch là hiện tượng các dây dẫn pha chạm nhau hoặc chập dây trung tính.
Khi xảy ra hiện tượng này tổng trở của hệ thống giảm đi. Dòng điện tăng lên đáng kể
gọi là dòng điện ngắn mạch. Khi ngắn mạch chạm đất một pha thì dòng điện tại nơi
chập đất chỉ xuất hiện rất nhỏ chạy qua các điện dung ký sinh của các đường dây để
trở về điểm ngắn mạch. Các nguyên nhân gây ra ngắn mạch như :
+ Cách điện bị hỏng.
+ Do bão làm gẫy cây, đổ cột, dây dẫn chập nhau. Sét đánh gây phóng điện..
+ Do thao tác nhầm,đóng điện sau sửa chữa quên tháo dây nối đất. …
Các loại ngắn mạch trong hệ thống điện gồm: Ngắn mạch 1 pha, ngắn mạch 2
pha, ngắn mạch 2 pha chạm đất, ngắn mạch 3 pha chạm đất. Hình vẽ qui ước, kí hiệu
và xác xuất xảy ra của các dạng ngắn mạch được tổng hợp trong bảng dưới.
Bảng 4.1 Ký hiệu và xác xuất xảy ra các dạng ngắn mạch

Dạng ngắn mạch Hình vẽ quy ước Kí hiệu Xác suất xảy ra %

3 pha N(3) 5

2 pha N(2) 10

2 pha-đất N(1,1) 20

1 pha N(1) 65

Hậu quả của ngắn mạch:


- Phát nóng: dòng ngắn mạch rất lớn so với dòng định mức làm cho các phần tử
có dòng ngắn mạch đi qua nóng quá mức cho phép dù với một thời gian rất ngắn.
- Tăng lực điện động: ứng lực điện từ giữa các dây dẫn có giá trị lớn ở thời gian
đầu của ngắn mạch có thể phá hỏng thiết bị.
- Điện áp giảm và mất đối xứng: làm ảnh hưởng đến phụ tải, điện áp giảm 30 đến
40% trong vòng một giây làm động cơ điện có thể ngừng quay, sản xuất đình trệ, có
thể làm hỏng sản phẩm.
- Gây nhiễu đối với đường dây thông tin ở gần do dòng thứ tự không sinh ra khi
ngắn mạch chạm đất.
- Gây mất ổn định: khi không cách ly kịp thời phần tử bị ngắn mạch, hệ thống có
thể mất ổn định và tan rã, đây là hậu quả trầm trọng nhất.
Khi thiết kế và vận hành các hệ thống điện, nhằm giải quyết nhiều vấn đề kỹ
thuật yêu cầu tiến hành hàng loạt các tính toán sơ bộ, trong đó có tính toán ngắn mạch.
Tính toán ngắn mạch thường là những tính toán dòng, áp lúc xảy ra ngắn mạch
tại một số điểm hay một số nhánh của sơ đồ đang xét. Tùy thuộc mục đích tính toán
mà các đại lượng trên có thể được tính ở một thời điểm nào đó hay diễn biến của
chúng trong suốt cả quá trình quá độ. Những tính toán như vậy cần thiết để giải quyết
các vấn đề sau:
- Thiết kế và chỉnh định các loại bảo vệ.
- So sánh, đánh giá, chọn lựa sơ đồ nối điện.
- Chọn các khí cụ, dây dẫn, thiết bị điện.
- Nghiên cứu phụ tải, phân tích sự cố, xác định phân bố dòng...
Trong hệ thống điện phức tạp, việc tính toán ngắn mạch một cách chính xác rất
khó khăn. Do vậy tùy thuộc yêu cầu tính toán mà trong thực tế thường dùng các
phương pháp thực nghiệm, gần đúng với các điều kiện đầu khác nhau để tính toán
ngắn mạch.
Chẳng hạn để tính chọn máy cắt điện, theo điều kiện làm việc của nó khi ngắn
mạch cần phải xác định dòng ngắn mạch lớn nhất có thể có. Muốn vậy, người ta giả
thiết rằng ngắn mạch xảy ra lúc hệ thống điện có số lượng máy phát làm việc nhiều
nhất, dạng ngắn mạch gây nên dòng lớn nhất, ngắn mạch là trực tiếp, ngắn mạch xảy
ra ngay tại đầu cực máy cắt ...
Để giải quyết các vấn đề liên quan đến việc chọn lựa và chỉnh định thiết bị bảo
vệ rơle thường phải tìm dòng ngắn mạch nhỏ nhất. Lúc ấy tất nhiên cần phải sử dụng
những điều kiện tính toán hoàn toàn khác với những điều kiện nêu trên.
4.1.2. Ứng dụng Etap tính toán ngắn mạch phục vụ bảo vệ rơ le
Trong Etap sử dụng tiêu chuẩn IEC 60909 để tính toán dòng ngắn mạch, tiêu
chuẩn IEC 60909 được đưa ra nhằm cung cấp các hướng dẫn và thông tin cần thiết để
cho công tác kiểm tra các thiết bị, khả năng bảo vệ bảo đảm an toàn cho toàn hệ thống
điện, dòng ngắn mạch được tính bằng cách thay thế hệ thống nhìn từ điểm ngắn mạch
bằng một nguồn và tổng trở tương đương.

Hình 4.17 Sơ đồ thay thế

Để tính ngắn mạch không đối xứng phân tích ra làm 3 thành phần đối xứng thứ
tự thuận, nghịch và không.

Hình 4.18 Thành phần thứ tự thuận, nghịch và không

Ngắn mạch 3 pha:


Hình 4.19 Ngắn mạch 3 pha

Ngắn mạch 1 pha chạm đất:

Hình 4.20 Ngắn mạch 1 pha chạm đất

Ngắn mạch 2 pha chạm đất:

Hình 4.21 Ngắn mạch 2 pha chạm đất

Ngắn mạch 2 pha:


Hình 4.22 Ngắn mạch 2 pha

Trong tiêu chuẩn IEC 60909 còn hướng dẫn cách tính sai số của điện trở thiết bị
khi nhiệt độ thay đổi, biên độ dòng điện ip (giá trị lớn nhất), trị hiệu dụng dòng trong 1
chu kì đâu tiên khi ngắn mạch để kiểm tra thiết bị cắt dòng ngắn mạch.
Để thực hiện tính toán ngắn mạch trong Etap sau khi khởi động phần mềm và mở
Project lên ta chọn modul Short-Circuit như hình vẽ.

Hình 4.23 Vị trí thẻ short-Ciruit trong Etap

Tiếp theo chọn lệnh Study case, tại thẻ Info ta chọn các thanh cái cần tính toàn
ngắn mạch, ban đầu tất cả các thanh cái đều nằm ở hộp Don’t fault như hình vẽ. Để
tính toán ngắn mạch cho thanh cái đó ta chọn thanh cái rồi chọn lệnh “<<Fault” như
trong hình vẽ, sau đó chọn Ok để kết thúc quá trình chọn vị trí tính toán ngắn mạch.
Hình 4.24 Lệnh Study Case và cách chọn các thanh cái mô phỏng ngắn mạch

Sau khi nhấn Ok như trên thì giao diện phần mềm sẽ trở về màn hình chính, lúc
này những thanh cái nào được chọn để tính toán ngắn mạch sẽ có màu đỏ, các thanh
cái không chọn tính toán ngắn mạch sẽ màu đen.
Tại giao diện chính của modul tính toán ngắn mạch ta chọn vào lệnh “Run LG,
LL, LLG, 3-phase Fault” như hình vẽ bên dưới.
Hình 4.25 Lệnh chạy mô phỏng ngắn mạch và kết quả mô phỏng ngắn mạch
trong Etap

Hình trên thể hiện giá trị điện áp, dòng điện và góc pha tại vị trí xảy ra ngắn

mạch. Để thay đổi dạng ngắn mạch ta chọn vào lệnh “Display options” có dạng:
tại thẻ Result chọn dạng ngắn mạch cần mô phỏng. Etap cung cấp đầy đủ các dạng
ngắn mạch trong thực thế như: ngắn mạch 3 pha, 1 pha chạm đất, ngắn mạch 2 pha,
ngắn mạch 2 pha chạm đất.
Hình 4.26 Thẻ Results chọn dạng ngắn mạch của lệnh Display options trong
Etap

Để xuất kết quả ngắn mạch ta chọn lệnh “Repost manager” có dạng để
vào lệnh xuất dữ liệu. Tại thẻ Complete ta chọn Complete sau đó chọn dạng file để
xuất báo cáo. Etap cung cấp cho ta các các dạng như : Viewer, PDF, World, Excel

Hình 4.27 Cữa sổ xuất báo cáo trong modul tính toán ngắn mạch
Hình 4.28 Etap xuất các giá trị dòng ngắn mạch theo dạng Viewer

Từ trình xuất báo cáo của Etap ta tổng hợp lại thành bảng sau để phục vụ tính
toán bảo vệ rơ le.
Bảng 4.2 Bảng tổng hợp giá trị dòng ngắn mạch
Xuất Tuyến N3 (A) N1 (A) Xuất Tuyến N3 (A) N1 (A) Xuất Tuyến N3 (A) N1 (A)

TK1.1HV05 7932 5090 MCB.TK1 8706 8562 MCB.TK2 8710 8562

TK1.1HV06 7932 5023 MCA.TK2 8710 8562 MCA.VV 8710 8562

TK1.1HV07 8328 6715 TCA.TK2 8710 8562 TCA.VV 8710 8562

TK1.1HV08 7932 6715 TK2.1HV05 8328 5090 VV.1HV04 7865 7020

TK1.1HV09 7120 5871 TK2.1HV06 8328 5023 VV.1HV05 8208 7610

TK1.1HV10 7025 5962 TK2.1HV07 8328 6715 VV.1HV06 7791 6901

TK1.1HV11 6962 6104 TK2.1HV08 8328 6715 VV.1HV07 8248 7682

TK1.1HV12 7508 7456 TK2.1HV09 7476 5871 VV.1HV08 7409 6309

TK1.1HV13 7508 7829 TK2.1HV10 7376 5962 VV.1HV09 7151 5937

TK1.1HV14 6336 7456 TK2.1HV11 7311 6104 VV.1HV10 7214 6026

TK1.1HV15 6388 7456 TK2.1HV12 7883 7456 VV.1HV11 7939 7144

MCN TK1 8710 8562 TK2.1HV13 7883 7829 VV.1HV12 6625 5240

TK1.2HV05 6336 5023 TK2.1HV14 6652 7456 VV.1HV13 6736 5380

TK1.2HV06 7185 6202 MCN TK2 8710 8562 VV.1HV14 7902 7081

TK1.2HV07 8109 7790 TK2.2HV05 6652 5274 MCN VV 8710 8562


Xuất Tuyến N3 (A) N1 (A) Xuất Tuyến N3 (A) N1 (A) Xuất Tuyến N3 (A) N1 (A)

TK1.2HV08 7185 6202 TK2.2HV06 7544 6513 VV.2HV04 7510 6461

TK1.2HV09 7025 5962 TK2.2HV07 8514 8180 VV.2HV05 6362 4917

TK1.2HV10 7386 6517 TK2.2HV08 7902 7081 VV.2HV06 7902 7081

TK1.2HV11 6336 5023 TK2.2HV09 7376 6260 VV.2HV07 6625 5240

TK1.2HV12 7508 5994 TK2.2HV10 7755 6843 VV.2HV08 7376 6260

TK1.2HV13 6636 5415 TK2.2HV11 8328 7829 VV.2HV09 7151 5937

TK1.2HV14 6362 5056 TK2.2HV12 7883 6294 VV.2HV10 7214 6026

TK1.2HV15 7893 7385 TK2.2HV13 6968 5685 VV.2HV11 7058 5809

TK1.2HV16 7893 7385 TK2.2HV14 6680 5309 VV.2HV12 7544 6513

VV.2HV13 8248 7682 MN.1HV02 8328 7829 VO.1HV09 7544 6513

VV.2HV14 7476 6409 MN.1HV03 8091 7403 VO.1HV11 6571 5172

TCB.VV 8710 8562 MN.1HV04 8328 7829 VO.1HV12 7120 5894

MCB.VV 8710 8562 MN.1HV05 8328 7829 VO.1HV13 8288 7754

MCA.KS 8710 8562 MN.1HV06 7902 7081 VO.1HV14 7544 6513

TCA.KS 8710 8562 MN.1HV07 7544 6513 VO.1HV15 7902 7081


Xuất Tuyến N3 (A) N1 (A) Xuất Tuyến N3 (A) N1 (A) Xuất Tuyến N3 (A) N1 (A)

KS.1HV03 7828 6960 MN.1HV08 8328 7829 VO.1HV16 7902 7081

KS.1HV04 7755 6843 MCN MN 8710 8562 VO.1HV17 7865 7020

KS.1HV05 6680 5309 MN.2HV02 7544 6513 MCN VO 8710 8562

KS.1HV06 7719 6785 MN.2HV04 7902 7081 VO.2HV03 8706 8562

KS.1HV07 7828 6960 MN.2HV05 7939 7144 VO.2HV04 7902 7081

KS.1HV08 6680 5309 MN.2HV06 7214 6026 VO.2HV05 7902 7081

KS.1HV09 7214 6026 MN.2HV07 7544 6513 VO.2HV06 8248 7682

MCN KS 8710 8562 MN.2HV08 7214 6026 VO.2HV07 8169 7540

KS.2HV03 8514 8180 MN.2HV09 7510 6461 VO.2HV08 6908 5606

KS.2HV04 6652 5274 TCB.MN 8710 8562 VO.2HV09 7976 7207

KS.2HV05 7544 6513 MCB.MN 8710 8562 VO.2HV10 7214 6026

KS.2HV06 6968 5685 MCA.VO 8710 8562 VO.2HV11 7902 7081

KS.2HV07 6680 5309 TCA.VO 8710 8562 VO.2HV12 8208 7610

KS.2HV08 7755 6843 VO.1HV03 8328 7829 VO.2HV13 6908 5606

KS.2HV09 8328 7829 VO.1HV04 8328 7829 VO.2HV14 7902 7081


Xuất Tuyến N3 (A) N1 (A) Xuất Tuyến N3 (A) N1 (A) Xuất Tuyến N3 (A) N1 (A)

TCB.KS 8710 8562 VO.1HV05 6908 5606 VO.2HV15 7902 7081

MCB.KS 8710 8562 VO.1HV06 7976 7207 VO.2HV16 7214 6026

MCA.MN 8710 8562 VO.1HV07 7544 6513 TCB.VO 8710 8562

TCA.MN 8710 8562 VO.1HV08 7278 6118 MCB.VO 8710 8562


4.2. Tính toán giá trị khởi động cho các rơ le.
4.2.1. Tính toán chỉnh định rơ le xuất tuyến phân phối của trạm 10kV
- Tính toán bảo vệ rơ le cho tủ TK1.1HV05 của trạm 10kV Thiêu kết 1, đây là
xuất tuyến cấp cho một máy biến áp 10.5/0.4 kV, các phụ tải là động cơ hạ áp chiếu
sáng, điều hòa không khí, các động cơ hạ áp công suất nhỏ …

Hình 4.29 Xuất tuyến TK1.1HV05 khi mô phỏng trên Etap

- Các thông số phục vụ tính toán bảo vệ rơ le: Dòng làm việc I lvmax: 38.8A, dòng
ngắn mạch 3 pha cuối đường dây I (3)nm: 7932A, dòng ngắn mạch 1 pha I (1)nm: 5090A,
loại biến dòng: LZZBJ9-12 tỉ số 300/5.
- Tính toán bảo vệ quá dòng cực đại (51):
+ Dòng khởi động của rơ le:

+ Dòng khởi động thực tế của bảo vệ:


+ Thời gian đặt cho rơ le:
Chỉnh định thời gian tác động: Chọn đặc tính phụ thuộc rất dốc theo tiêu chuẩn
IEC, phương trình đặc trưng có dạng như ở mục 3.2.4. Hệ số nhân thời gian được xác
định bằng cách giả sử ngắn mạch tại cuối đường dây và mong muốn thời gian tác động
là 0,5 giây thế vào phương trình đặc trưng ta có:

(Lưu ý khi IR/Ikđ-tc > 20 thì vẫn xem là 20)


- Tính toán bảo vệ quá dòng cực đại chạm đất (51N):
Áp dụng công thức tính dòng điện không cân bằng cực đại với K đn là 0,3, Kss là
0,1, Kat là 1
+Dòng không cân bằng cực đại:
Ikcb-max= Kđn. Kss.Inm-max=0,3.0,1.7932=237,96 (A)
+Dòng khởi động sơ cấp:
Ikđ-sc= Kat .Ikcb-max=1.237,96=237,96 (A)
+Dòng điện khởi động thứ cấp:

(A)

+Thời gian đặt:


Chỉnh định thời gian tác động: Chọn đặc tính phụ thuộc rất dốc theo tiêu chuẩn
IEC, phương trình đặc tính có công thức như ở mục 3.2.4. Hệ số nhân thời gian được
xác định bằng cách giả thiết sự cố chạm đất một pha tại cuối đường dây thời gian tác
động của chức năng 51N là 0,3 giây thế vào phương trình đặc trưng ta có:
- Tính toán bảo vệ quá dòng cắt nhanh (50):
+ Dòng điện khởi động sơ cấp:
Ikđ-sc= Kat .Inm-max = 1.7932 = 7932 (A)
+ Dòng điện khởi động thứ cấp:

+ Thời gian đặt: Đặc tính của thời gian của bảo vệ quá dòng cắt nhanh là đặc
tính độc lập, thời gian đặt cho bảo vệ cắt nhanh là 0,1 giây.
- Tính toán bảo vệ quá dòng cắt nhanh (50N):
+ Dòng điện khởi động sơ cấp:
Ikđ-sc= Kat .I(1)nm = 1.5090 = 5090 (A)
+Dòng khởi động thứ cấp:

(A)

+ Thời gian đặt: Đặc tính của thời gian của bảo vệ quá dòng cắt nhanh thứ tự
không là đặc tính độc lập, thời gian đặt cho bảo vệ cắt nhanh là 0,1 giây.
4.2.2. Tính toán chỉnh định rơ le máy cắt nối trạm 10kV
- Tính toán bảo vệ rơ le cho rơ le máy cắt nối trạm 10kV Thiêu kết 1 là máy cắt
có nhiệm vụ đóng để kết nối 2 lộ A và B của Thiêu kết 1 khi 1 trong 2 lộ bị sự cố. Các
thông số phục vụ tính toán bảo vệ rơ le: Dòng làm việc cực đại ta lấy dòng làm việc
lớn nhất của 2 lộ A hoặc B Ilvmax: 537.3A, dòng ngắn mạch 3 pha cuối đường dây I(3)nm:
8706A, dòng ngắn mạch 1 pha I(1)nm: 8562A, loại biến dòng: LZZBJ9-12 tỉ số 2000/5.
- Tính toán bảo vệ quá dòng cực đại (51):
+ Dòng khởi động của rơ le:
+ Dòng khởi động thực tế của bảo vệ:

+ Thời gian đặt cho rơ le:


Chỉnh định thời gian tác động: Chọn đặc tính phụ thuộc rất dốc theo tiêu chuẩn
IEC, phương trình đặc trưng có dạng như ở mục 3.2.4. Hệ số nhân thời gian được xác
định phải chú ý đến việc phối hợp với các rơ le xuất tuyến. Khi ngắn mạch 3 pha ngay
tại rơ le xuất tuyến có dòng điện ngắn mạch là 8706 A thời gian tác động của rơ le
xuất tuyến TK1.1HV05 đã chỉnh định là:

(Lưu ý khi IR/Ikđ-tc > 20 thì vẫn xem là 20)


Ta thấy thời gian tác động khi xảy ra ngắn mạch của xuất tuyến này gần như
bằng nhau do dây dẫn ngắn (90m) nên dòng ngắn mạch đầu mà cuối đường dây có giá
trị xấp xỉ bằng nhau nên thời gian tác cũng sẽ gần bằng nhau.
Để đảm bảo tính chọn lọc bảo vệ thời gian tác động của rơ le này theo công
thức:

là cấp chọn lọc về thời gian


Khi chọn cần quan tâm 2 vấn đề sau
- cần phải nhỏ để giảm thời gian chung của các bảo vệ ở đầu nguồn;
- cần phải lớn để đảm bảo tính chọn lọc. Rõ ràng 2 điều kiện trên mâu thuẫn
nhau, nên việc chọn cấp thời gian giữa các bảo vệ phải đảm bảo sự hài hòa.
Nhìn chung việc chọn phụ thuộc vào nhiều yếu tố mà có thể nêu một số chính
là:
= tMc(n-1)+st.t(n-1)+tqt+tdt
tMc(n-1) Thời gian tác động của máy cắt ở bảo vệ trước đó
st Tổng giá trị sai số về mặt thời gian của các bảo vệ trước đó và của bản thân
bảo vệ đang xét; (với rơ le điện từ là 0,1; rơ le số là 0,03-0,05; )
t(n-1) Thời gian tác động của đoạn bảo vệ trước
tqt Sai số do quán tính; có thể lấy bằng 0,03-0,07
tdt Thời gian dự trữ, có thể lấy trong khoảng (0,06-0,2 giây)
Tổng hợp các yếu tố trên, bậc thời gian giữa 2 rơ le kỹ thuật số là:
= 0,01+0,03.0,5+0,03+0,065= 0,2 (giây)
Do đó thời gian chỉnh định cho máy cắt nối là

Thế vào phương trình đặc trưng tìm hệ số nhân thời gian:

- Tính toán bảo vệ quá dòng cực đại chạm đất (51N):
Áp dụng công thức tính dòng điện không cân bằng cực đại với K đn là 0,3, Kss là
0,1, Kat là 1
+Dòng không cân bằng cực đại:
Ikcb-max= Kđn. Kss.Inm-max=0,3.0,1.8706=261,18 (A)
+Dòng khởi động sơ cấp:
Ikđ-sc= Kat .Ikcb-max=1.261,18=261,18 (A)
+Dòng điện khởi động thứ cấp:

(A)

+Thời gian đặt:


Chỉnh định thời gian tác động: Chọn ĐTPT rất dốc theo tiêu chuẩn IEC, phương
trình đặc tính có công thức như ở mục 3.2.4. Hệ số nhân thời gian được xác định bằng
cách giả thiết sự cố chạm đất một pha tại vị trí đặt của rơ le TK1.1HV05 và mong
muốn thời gian tác động của rơ le TK1.1HV01 là 0,5 giây. Thời gian tác động của
TK1.1HV05 khi chạm đất một pha ngay tại vị trí đặt rơ le đã chỉnh định:
Để đảm bảo tính chọn lọc bảo vệ thời gian tác động của rơ le này theo công
thức:

Thế vào phương trình đặc trưng tìm hệ số nhân thời gian:

4.2.3. Tính toán chỉnh định rơ le nguồn đầu vào trạm 10kV
- Tính toán bảo vệ rơ le cho tủ TK1.1HV01 là tủ cấp nguồn vào cho lộ 1 của trạm
10kV Thiêu kết 1. Các thông số phục vụ tính toán bảo vệ rơ le: Dòng làm việc I lvmax:
1025A, dòng ngắn mạch 3 pha cuối đường dây I(3)nm: 8706A, dòng ngắn mạch 1 pha
I(1)nm: 8562A, loại biến dòng: LZZBJ9-12 tỉ số 2000/5.

Hình 4.30 Tủ cấp nguồn đầu vào TK1.1HV01 của lộ A trạm TK1

- Tính toán bảo vệ quá dòng cực đại (51):


+ Dòng khởi động của rơ le:

+ Dòng khởi động thực tế của bảo vệ:


+ Thời gian đặt cho rơ le:
Chỉnh định thời gian tác động: Chọn ĐTPT rất dốc theo tiêu chuẩn IEC, phương
trình đặc trưng có dạng như ở mục 3.2.4. Hệ số nhân thời gian được xác định phải chú
ý đến việc phối hợp với các rơ le xuất tuyến. Khi ngắn mạc 3 pha ngay tại rơ le MCN
có dòng điện ngắn mạch là 8706 A thời gian tác động của rơ le xuất tuyến MCN đã
chỉnh định là:

(Lưu ý khi IR/Ikđ-tc > 20 thì vẫn xem là 20)


Ta thấy thời gian tác động khi xảy ra ngắn mạch của xuất tuyến này gần như
bằng nhau do dây dẫn ngắn (90m) nên dòng ngắn mạch đầu mà cuối đường dây có giá
trị xấp xỉ bằng nhau nên thời gian tác cũng sẽ gần bằng nhau.
Để đảm bảo tính chọn lọc bảo vệ thời gian tác động của rơ le này theo công
thức:

Thế vào phương trình đặc trưng tìm hệ số nhân thời gian:

- Tính toán bảo vệ quá dòng cực đại chạm đất (51N):
Áp dụng công thức tính dòng điện không cân bằng cực đại với K đn là 0,3, Kss là
0,1, Kat là 1
+Dòng không cân bằng cực đại:
Ikcb-max = Kđn. Kss.Inm-max = 0,3.0,1.8706 = 261,18 (A)
+Dòng khởi động sơ cấp:
Ikđ-sc = Kat .Ikcb-max = 1.261,18 = 261,18 (A)
+Dòng điện khởi động thứ cấp:

(A)

+Thời gian đặt:


Chỉnh định thời gian tác động: Chọn ĐTPT rất dốc theo tiêu chuẩn IEC, phương
trình đặc tính có công thức như ở mục 3.2.4. Hệ số nhân thời gian được xác định bằng
cách giả thiết sự cố chạm đất một pha tại vị trí đặt của rơ le MCN và mong muốn thời
gian tác động của rơ le TK1.1HV01 là 0,5 giây. Thời gian tác động của MCN khi
chạm đất một pha ngay tại vị trí đặt rơ le đã chỉnh định:

Để đảm bảo tính chọn lọc bảo vệ thời gian tác động của rơ le này theo công
thức:

Thế vào phương trình đặc trưng tìm hệ số nhân thời gian:

4.2.4. Tính toán chỉnh định rơ le từ trạm 35 cấp cho các trạm 10kV
- Tính toán bảo vệ rơ le cấp từ trạm 35kV xuống các trạm 10kV TK1A là tủ cấp
nguồn xuống cho lộ A trạm 10kV Thiêu kết 1. Các thông số phục vụ tính toán bảo vệ
rơ le: Dòng làm việc Ilvmax: 1025A, dòng ngắn mạch 3 pha cuối đường dây I(3)nm: 8706A,
dòng ngắn mạch 1 pha I(1)nm: 8562A, loại biến dòng: LZZBJ9-12 tỉ số 2000/5.
- Tính toán bảo vệ quá dòng cực đại (51):
+ Dòng khởi động của rơ le:

+ Dòng khởi động thực tế của bảo vệ:


+ Thời gian đặt cho rơ le:
Chỉnh định thời gian tác động: Chọn ĐTPT rất dốc theo tiêu chuẩn IEC, phương
trình đặc trưng có dạng như ở mục 3.2.4. Hệ số nhân thời gian được xác định phải chú
ý đến việc phối hợp với các rơ le đầu vào của các trạm 10kV. Khi ngắn mạch 3 pha
ngay tại rơ le đầu vào trạm 10kV. Dòng điện ngắn mạch là 8562 A thời gian tác động
của rơ le xuất tuyến TK1.1HV01 đã chỉnh định là:

Để đảm bảo tính chọn lọc bảo vệ thời gian tác động của rơ le này theo
công thức:

Thế vào phương trình đặc trưng tìm hệ số nhân thời gian:

- Tính toán bảo vệ quá dòng cực đại chạm đất (51N):
Áp dụng công thức tính dòng điện không cân bằng cực đại với K đn là 0,3, Kss là
0,1, Kat là 1
+Dòng không cân bằng cực đại:
Ikcb-max= Kđn. Kss.Inm-max=0,3.0,1.8706=261,18 (A)
+Dòng khởi động sơ cấp:
Ikđ-sc= Kat .Ikcb-max=1.261,18=261,18 (A)
+Dòng điện khởi động thứ cấp:

(A)

+Thời gian đặt:


Chỉnh định thời gian tác động: Chọn ĐTPT rất dốc theo tiêu chuẩn IEC, phương
trình đặc tính có công thức như ở mục 3.2.4. Hệ số nhân thời gian được xác định bằng
cách giả thiết sự cố chạm đất một pha tại vị trí đặt của rơ le TK1.1HV01 .Thời gian tác
động của TK1.1HV01 khi chạm đất một pha ngay tại vị trí đặt rơ le đã chỉnh định:

Để đảm bảo tính chọn lọc bảo vệ thời gian tác động của rơ le này theo công
thức:

Thế vào phương trình đặc trưng tìm hệ số nhân thời gian:

4.2.5. Tính toán chỉnh định rơ le máy cắt nối trạm 35kV
- Tính toán bảo vệ rơ le MCN trạm 35kV là máy cắt liên lạc giữa 2 lộ của trạm
35kV, nó có nhiệm vụ đóng khi 1 trong 2 MBA bị sự cố. Các thông số phục vụ tính
toán bảo vệ rơ le: Dòng làm việc I lvmax: 2018A, dòng ngắn mạch 3 pha I(3)nm: 9846A,
dòng ngắn mạch 1 pha I(1)nm: 11583A, loại biến dòng: LZZBJ9-12 tỉ số 2000/5.
- Tính toán bảo vệ quá dòng cực đại (51):
+ Dòng khởi động của rơ le:

+ Dòng khởi động thực tế của bảo vệ:

+ Thời gian đặt cho rơ le:


Chỉnh định thời gian tác động: Chọn ĐTPT rất dốc theo tiêu chuẩn IEC, phương
trình đặc trưng có dạng như ở mục 3.2.4. Hệ số nhân thời gian được xác định phải chú
ý đến việc phối hợp với rơ le tại trạm 35kV cấp cho các trạm 10kV. Khi ngắn mạch 3
pha ngay tại rơ le TCA.TK1. Dòng điện ngắn mạch là 9846 A thời gian tác động của
rơ le TCA.TK1 đã chỉnh định là:

Để đảm bảo tính chọn lọc bảo vệ thời gian tác động của rơ le này theo
công thức:

Tuy nhiên ta nâng bậc thời gian để đảm bảo tránh cắt vượt cấp nên ta chọn thời
gian tác động của MCN là 1,3 giây.
Thế vào phương trình đặc trưng tìm hệ số nhân thời gian:

- Tính toán bảo vệ quá dòng cực đại chạm đất (51N):
Áp dụng công thức tính dòng điện không cân bằng cực đại với K đn là 0,3, Kss là
0,1, Kat là 1
+Dòng không cân bằng cực đại:
Ikcb-max= Kđn. Kss.Inm-max=0,3.0,1.9846=295,38 (A)
+Dòng khởi động sơ cấp:
Ikđ-sc= Kat .Ikcb-max=1.295,38=295,38 (A)
+Dòng điện khởi động thứ cấp:

(A)

+Thời gian đặt:


Chỉnh định thời gian tác động: Chọn ĐTPT rất dốc theo tiêu chuẩn IEC, phương
trình đặc tính có công thức như ở mục 3.2.4. Hệ số nhân thời gian được xác định bằng
cách giả thiết sự cố chạm đất một pha tại vị trí đặt của rơ le TCA.TK1.Thời gian tác
động của TCA.TK1 khi chạm đất một pha ngay tại vị trí đặt rơ le đã chỉnh định:
Để đảm bảo tính chọn lọc bảo vệ thời gian tác động của rơ le này theo công
thức:

Thế vào phương trình đặc trưng tìm hệ số nhân thời gian:

4.2.6. Tính toán chỉnh định rơ le phía hạ áp MBA


Rơ le phía sơ cấp biến áp bảo vệ các thanh cái của trạm phân phối 35kV và bảo
vệ dự phòng cho các sự cố trạm 10kV khi các bảo vệ phía dưới không tác động được.
Bảo vệ phía hạ áp biến áp đặt liền kề với rơ le cấp cho các trạm 10kV nên chức năng
50 và 50 N bị khóa.

Hình 4.31 Rơ le phía hạ áp và cao áp của máy biến áp

- Tính toán bảo vệ quá dòng cực đại (51):


+ Dòng khởi động của rơ le:
+ Dòng khởi động thực tế của bảo vệ:

+ Thời gian đặt cho rơ le:


Chỉnh định thời gian tác động: Chọn ĐTPT rất dốc theo tiêu chuẩn IEC, phương
trình đặc trưng có dạng như ở mục 3.2.4. Hệ số nhân thời gian được xác định phải chú
ý đến việc phối hợp với các rơ le MCN. Khi ngắn mạch 3 pha ngay tại rơ le MCN.
Thời gian tác động của rơ le xuất tuyến MCN đã chỉnh định là:

Để đảm bảo tính chọn lọc bảo vệ thời gian tác động của rơ le này theo
công thức:

Thế vào phương trình đặc trưng tìm hệ số nhân thời gian:

- Tính toán bảo vệ quá dòng cực đại chạm đất (51N):
Áp dụng công thức tính dòng điện không cân bằng cực đại với K đn là 0,3, Kss là
0,1, Kat là 1
+Dòng không cân bằng cực đại:
Ikcb-max= Kđn. Kss.Inm-max=0,3.0,1.9846=295,38 (A)
+Dòng khởi động sơ cấp:
Ikđ-sc= Kat .Ikcb-max=1.295,38=295,38 (A)
+Dòng điện khởi động thứ cấp:
(A)

+Thời gian đặt:


Chỉnh định thời gian tác động: Chọn ĐTPT rất dốc theo tiêu chuẩn IEC, phương
trình đặc tính có công thức như ở mục 3.2.4. Hệ số nhân thời gian được xác định bằng
cách giả thiết sự cố chạm đất một pha tại vị trí đặt của rơ le MCN .Thời gian tác động
của MCN khi chạm đất một pha ngay tại vị trí đặt rơ le đã chỉnh định:

Để đảm bảo tính chọn lọc bảo vệ thời gian tác động của rơ le này theo công
thức:

Thế vào phương trình đặc trưng tìm hệ số nhân thời gian:

4.2.7. Tính toán chỉnh định rơ le phía cao áp MBA


- Tính toán bảo vệ quá dòng cực đại (51):
+ Dòng khởi động của rơ le:

+ Dòng khởi động thực tế của bảo vệ:

+ Thời gian đặt cho rơ le:


Chỉnh định thời gian tác động: Chọn ĐTPT rất dốc theo tiêu chuẩn IEC, phương
trình đặc trưng có dạng như ở mục 3.2.4. Hệ số nhân thời gian được xác định phải chú
ý đến việc phối hợp với các rơ le phía hạ áp. Khi ngắn mạch 3 pha ngay tại rơ le phía
hạ áp thời gian tác động của rơ le hạ áp đã chỉnh định là:

Để đảm bảo tính chọn lọc bảo vệ thời gian tác động của rơ le này theo công thức:

Thế vào phương trình đặc trưng tìm hệ số nhân thời gian:

Thực hiện các tính toán tương tự cho các xuất tuyến khác ta tổng hợp các thông
số của rơ le từ bảng 4.3 đến bảng 4.9
4.2.8. Bảo vệ so lệch biến áp
Các thông số thu thập phục vụ tính toán bảo vệ so lệch biến áp: Biến áp có công
suất S = 63 MVA, điện áp định mức 35/10,5 kV, Dòng điện ngắn mạch 3 pha tại thanh
cái phía thứ cấp là I(3) = 9846 A Tổ nối dây MBA là Y/Delta, hệ số tin cậy lấy 1,3.
Trước hết ta xác định dòng điện định mức 2 phía sơ cấp và thứ cấp của MBA:

Thống số 2 TI sử dụng tại 2 đầu MBA :


BI phía sơ cấp ni1 = 2000 /5 = 400
BI phía thứ cấp ni2 = 4000 /5 = 800
Chọn sơ đồ nối dây máy biến dòng: Phía sơ nối hình tam giác, phía thứ cấp nối
hình sao đủ, như vậy hệ số sơ đồ phía sơ cấp là ksd1 là căn 3 , còn phía thứ cấp ksd2 là 1
Giá trị dòng điện thứ cấp ở hai phía của máy biến áp ở chế độ định mức là :
Sai số do sự chênh lệch dòng điện phía thứ cấp:

Xác định dòng điện không cân bằng:

IkcbMax=(Ka.Kcl.Si+S Udc +S2i).IkMax.ng


Các máy biến dòng bão hòa nhanh nên Ka=1, các máy biến dòng ở 2 phía khác
nhau nên Kcl=1, sai số máy biến dòng Si=0,1, như vậy:

IkcbMax=(Ka.Kcl.Si+S Udc +S2i).IkMax.ng=(1.1.0,1+0,1+0,038).9846=2343,35 (A)


Dòng điện khởi động bảo vệ:
Ikđ=Ktc. IkcbMax=1,3.2343,35=3046,36 (A)
Dòng điện khởi động của rơ le:

Chọn dòng đặt của rơ le IdR=3,81 (A)


Dòng khởi động thực tế của bảo vệ:

Dòng ngắn mạch nhỏ nhất trong vùng bảo vệ là dòng ngắn mạch 2 pha trước
thanh cái phía thứ cấp, trên thực tế giá trị dòng này cũng bằng giá trị dòng ngắn mạch
2 pha ngoài vùng bảo vệ I(2) do vậy độ nhạy của bảo vệ là:

Như vậy bảo vệ hoàn toàn đảm bảo được độ nhạy cần thiết
Bảng 4.3 Thông số tính toán rơ le bảo vệ MBA và MCN
Bảo vệ 51 Bảo vệ 50 Bảo vệ 51N Bảo vệ 50N
Dòng Dòng
Dòng Thời Dòng Thời Thời Thời
ngắn ngắn Dòng Dòng Dòng
làm Tỉ số gian chỉnh gian gian gian
Rơ le mạch mạch chỉnh chỉnh chỉnh
việc TI tác Tp định tác tác Tp tác
3 pha 1 pha định định định
(A) động RL động động động
(A) (A) (A) (A) (A)
(s) (A) (s) (s) (s)
2953.
CA SJ1 3474.9 1193 400 3.877 1.7 0.114      
8  
HA SJ1 9846 11583 3985 800 6.476 1.5 0.1     0.369 1.3 1.830    
MCN 9846 11583 2018 800 3.279 1.3 0.265     0.369 1.1 1.548    
2953.
CA SJ2 3474.9 1193 400 3.877 1.7 0.114     1.830  
8  
HA SJ2 9846 11583 3985 800 6.476 1.5 0.1     0.369 1.1 1.548    
Bảng 4.4 Thông số tính toán rơ le trạm 10kV Thiêu kết 1
Bảo vệ 51 Bảo vệ 50 Bảo vệ 51N Bảo vệ 50N
Dòng Dòng
Dòng Thời Dòng Thời Thời Thời
ngắn ngắn Dòng Dòng Dòng
làm Tỉ số gian chỉnh gian gian gian
Rơ le mạch mạch chỉnh chỉnh chỉnh
việc TI tác Tp định tác tác Tp tác
3 pha 1 pha định định định
(A) động RL động động động
(A) (A) (A) (A) (A)
(s) (A) (s) (s) (s)
TK1.A 8706 8562 1027 400 3.34 1.1 0.450     0.653 0.90 1.267    
TK1.1HV01 8706 8562 1025 400 3.33 0.9 0.369     0.653 0.70 0.985    
TK1.1HV05 7932 5090 38.7 60 0.84 0.5 0.704 132.20 0.1 3.966 0.30 0.422 84.8 0.05
TK1.1HV06 7932 5023 30.1 60 0.65 0.5 0.704 132.20 0.1 3.966 0.30 0.422 83.7 0.05
TK1.1HV07 8328 6715 52.8 60 1.14 0.5 0.704 138.80 0.1 4.164 0.30 0.422 111.9 0.05
TK1.1HV08 7932 6715 19.8 60 0.43 0.5 0.704 132.20 0.1 3.966 0.30 0.422 111.9 0.05
TK1.1HV09 7120 5871 20.7 60 0.45 0.5 0.704 118.67 0.1 3.560 0.30 0.422 97.9 0.05
TK1.1HV10 7025 5962 15.1 60 0.33 0.5 0.704 117.08 0.1 3.513 0.30 0.422 99.4 0.05
TK1.1HV11 6962 6104 16.5 60 0.36 0.5 0.704 116.03 0.1 3.481 0.30 0.422 101.7 0.05
TK1.1HV12 7508 7456 208.5 120 2.26 0.5 0.704 62.57 0.1 1.877 0.30 0.422 62.1 0.05
TK1.1HV13 7508 7829 15.1 60 0.33 0.5 0.704 125.13 0.1 3.754 0.30 0.422 130.5 0.05
TK1.1HV14 6336 7456 98.6 120 1.07 0.5 0.704 52.80 0.1 1.584 0.30 0.422 62.1 0.05
TK1.1HV15 6388 7456 41.8 60 0.91 0.5 0.704 106.47 0.1 3.194 0.30 0.422 124.3 0.05
MCN 8706 8562 537.3 400 1.75 0.7 0.595 0.653 0.50 0.704
TK1.2HV05 6336 5023 38.3 60 0.83 0.5 0.704 105.60 0.1 3.168 0.30 0.422 83.7 0.05
TK1.2HV06 7185 6202 29.8 60 0.65 0.5 0.704 119.75 0.1 3.593 0.30 0.422 103.4 0.05
TK1.2HV07 8109 7790 52.3 60 1.13 0.5 0.704 135.15 0.1 4.055 0.30 0.422 129.8 0.05
TK1.2HV08 7185 6202 32.0 60 0.69 0.5 0.704 119.75 0.1 3.593 0.30 0.422 103.4 0.05
TK1.2HV09 7025 5962 17.5 60 0.38 0.5 0.704 117.08 0.1 3.513 0.30 0.422 99.4 0.05
TK1.2HV10 7386 6517 10.6 60 0.23 0.5 0.704 123.10 0.1 3.693 0.30 0.422 108.6 0.05
TK1.2HV11 6336 5023 12.4 60 0.27 0.5 0.704 105.60 0.1 3.168 0.30 0.422 83.7 0.05
TK1.2HV12 7508 5994 221.4 120 2.40 0.5 0.704 62.57 0.1 1.877 0.30 0.422 50.0 0.05
TK1.2HV13 6636 5415 35.6 60 0.77 0.5 0.704 110.60 0.1 3.318 0.30 0.422 90.3 0.05
TK1.2HV14 6362 5056 36.3 60 0.79 0.5 0.704 106.03 0.1 3.181 0.30 0.422 84.3 0.05
TK1.2HV15 7893 7385 98.8 60 2.14 0.5 0.704 131.55 0.1 3.947 0.30 0.422 123.1 0.05
TK1.2HV16 7893 7385 24.8 60 0.54 0.5 0.704 131.55 0.1 3.947 0.30 0.422 123.1 0.05
TK1.2HV17 8706 8562 1040 400 3.38 0.9 0.363     0.653 0.70 0.985    
TK1.B 8706 8562 1040 400 3.38 1.1 0.443     0.653 0.90 1.267    
Bảng 4.5 Thông số tính toán rơ le trạm 10kV Thiêu kết 2

Dòng Dòng Dòng Bảo vệ 51 Bảo vệ 50 Bảo vệ 51N Bảo vệ 50N


ngắn ngắn làm Tỉ số Dòng Thời Dòng Thời Dòng Thời Dòng Thời
Rơ le
mạch mạch việc TI chỉnh gian Tp chỉnh gian chỉnh gian Tp chỉnh gian
3 pha 1 pha (A) định tác định tác định tác định tác
động RL động động động
(A) (A) (A)
(A) (A) (s) (A) (s) (s) (s)
TK2.A 8710 8562 1013 400 3.29 1.1 0.457     0.653 0.9 1.267    
TK2.1HV01 8710 8562 1013 400 3.29 0.9 0.374     0.653 0.7 0.985    
TK2.1HV05 8328 5090 38.5 60 0.83 0.5 0.704 138.8 0.1 4.164 0.3 0.422 84.8 0.05
TK2.1HV06 8328 5023 29.9 60 0.65 0.5 0.704 138.8 0.1 4.164 0.3 0.422 83.7 0.05
TK2.1HV07 8328 6715 52.4 60 1.14 0.5 0.704 138.8 0.1 4.164 0.3 0.422 111.9 0.05
TK2.1HV08 8328 6715 24.7 60 0.54 0.5 0.704 138.8 0.1 4.164 0.3 0.422 111.9 0.05
TK2.1HV09 7476 5871 20.8 60 0.45 0.5 0.704 124.6 0.1 3.738 0.3 0.422 97.9 0.05
TK2.1HV10 7376 5962 17.5 60 0.38 0.5 0.704 122.93 0.1 3.688 0.3 0.422 99.4 0.05
TK2.1HV11 7311 6104 17.7 60 0.38 0.5 0.704 121.85 0.1 3.656 0.3 0.422 101.7 0.05
TK2.1HV12 7883 7456 304.7 120 3.30 0.5 0.777 65.692 0.1 1.971 0.3 0.422 62.1 0.05
TK2.1HV13 7883 7829 17.5 60 0.38 0.5 0.704 131.38 0.1 3.942 0.3 0.422 130.5 0.05
TK2.1HV14 6652 7456 118.7 120 1.29 0.5 0.704 55.433 0.1 1.663 0.3 0.422 62.1 0.05
MCN 8710 8562 601.4 400 1.96 0.7 0.525 0.653 0.5 0.704
TK2.2HV05 6652 5274 38.4 60 0.83 0.5 0.704 110.87 0.1 3.326 0.3 0.422 87.9 0.05
TK2.2HV06 7544 6513 29.8 60 0.65 0.5 0.704 125.73 0.1 3.772 0.3 0.422 108.6 0.05
TK2.2HV07 8514 8180 52.4 60 1.14 0.5 0.704 141.9 0.1 4.257 0.3 0.422 136.3 0.05
TK2.2HV08 7902 7081 32.1 60 0.70 0.5 0.704 131.7 0.1 3.951 0.3 0.422 118.0 0.05
TK2.2HV09 7376 6260 17.5 60 0.38 0.5 0.704 122.93 0.1 3.688 0.3 0.422 104.3 0.05
TK2.2HV10 7755 6843 10.4 60 0.23 0.5 0.704 129.25 0.1 3.878 0.3 0.422 114.1 0.05
TK2.2HV11 8328 7829 98.6 60 2.14 0.5 0.704 138.8 0.1 4.164 0.3 0.422 130.5 0.05
TK2.2HV12 7883 6294 304.7 120 3.30 0.5 0.777 65.692 0.1 1.971 0.3 0.422 52.5 0.05
TK2.2HV13 6968 5685 33.1 60 0.72 0.5 0.704 116.13 0.1 3.484 0.3 0.422 94.8 0.05
TK2.2HV14 6680 5309 42.3 60 0.92 0.5 0.704 111.33 0.1 3.340 0.3 0.422 88.5 0.05
TK2.2HV15 8710 8562 1013 400 3.29 0.9 0.374     0.653 0.7 0.985    
TK2.B 8710 8562 1013 400 3.29 1.1 0.457     0.653 0.9 1.267    
Bảng 4.6 Thông số tính toán rơ le trạm 10kV Khử Lưu Huỳnh
Bảo vệ 51 Bảo vệ 50 Bảo vệ 51N Bảo vệ 50N
Dòng Dòng
Dòng Thời Dòng Thời Thời Thời
ngắn ngắn Dòng Dòng Dòng
làm Tỉ số gian chỉnh gian gian gian
Rơ le mạch mạch chỉnh chỉnh chỉnh
việc TI tác Tp định tác tác Tp tác
3 pha 1 pha định định định
(A) động RL động động động
(A) (A) (A) (A) (A)
(s) (A) (s) (s) (s)
KS.A 8710 8562 383.4 400 1.25 1.1 1.342     0.65 0.9 1.267    
KS.1HV01 8710 8562 383.4 400 1.25 0.9 1.098     0.65 0.7 0.985    
KS.1HV03 7828 6960 81.3 60 1.76 0.5 0.704 130.47 0.1 3.91 0.3 0.422 116.0 0.05
KS.1HV04 7755 6843 18.0 60 0.39 0.5 0.704 129.25 0.1 3.88 0.3 0.422 114.1 0.05
KS.1HV05 6680 5309 14.5 60 0.31 0.5 0.704 111.33 0.1 3.34 0.3 0.422 88.5 0.05
KS.1HV06 7719 6785 14.5 60 0.31 0.5 0.704 128.65 0.1 3.86 0.3 0.422 113.1 0.05
KS.1HV07 7828 6960 20.9 60 0.45 0.5 0.704 130.47 0.1 3.91 0.3 0.422 116.0 0.05
KS.1HV08 6680 5309 20.9 60 0.45 0.5 0.704 111.33 0.1 3.34 0.3 0.422 88.5 0.05
KS.1HV09 7214 6026 20.9 60 0.45 0.5 0.704 120.23 0.1 3.61 0.3 0.422 100.4 0.05
MCN 8710 8562 191.0 400 0.62 0.7 0.985 0.65 0.5 0.704
KS.2HV03 8514 8180 81.4 60 1.76 0.5 0.704 141.9 0.1 4.26 0.3 0.422 136.3 0.05
KS.2HV04 6652 5274 18.1 60 0.39 0.5 0.704 110.87 0.1 3.33 0.3 0.422 87.9 0.05
KS.2HV05 7544 6513 14.6 60 0.32 0.5 0.704 125.73 0.1 3.77 0.3 0.422 108.6 0.05
KS.2HV06 6968 5685 14.6 60 0.32 0.5 0.704 116.13 0.1 3.48 0.3 0.422 94.8 0.05
KS.2HV07 6680 5309 21.0 60 0.46 0.5 0.704 111.33 0.1 3.34 0.3 0.422 88.5 0.05
KS.2HV08 7755 6843 21.0 60 0.46 0.5 0.704 129.25 0.1 3.88 0.3 0.422 114.1 0.05
KS.2HV09 8328 7829 21.0 60 0.46 0.5 0.704 138.8 0.1 4.16 0.3 0.422 130.5 0.05
KS.2HV10 8710 8562 383.4 400 1.25 0.9 1.098     0.65 0.7 0.985    
KS.B 8710 8562 383.4 400 1.25 1.1 1.342     0.65 0.9 1.267    
Bảng 4.7 Thông số tính toán rơ le trạm 10kV Vê viên
Bảo vệ 51 Bảo vệ 50 Bảo vệ 51N Bảo vệ 50N
Dòng Dòng
Dòng Thời Dòng Thời Thời Thời
ngắn ngắn Dòng Dòng Dòng
làm Tỉ số gian chỉnh gian gian gian
Rơ le mạch mạch chỉnh chỉnh chỉnh
việc TI tác Tp định tác tác Tp tác
3 pha 1 pha định định định
(A) động RL động động động
(A) (A) (A) (A) (A)
(s) (A) (s) (s) (s)
VV.A 8710 8562 611.0 400 1.99 1.1 0.812     0.653 0.9 1.267    
VV.1HV01 8710 8562 611.0 400 1.99 0.9 0.664     0.653 0.7 0.985    
VV.1HV04 7865 7020 218.4 60 4.73 0.5 0.704 131.1 0.1 3.933 0.3 0.422 117.00 0.05
VV.1HV05 8208 7610 33.7 60 0.73 0.5 0.704 136.8 0.1 4.104 0.3 0.422 126.83 0.05
VV.1HV06 7791 6901 29.4 60 0.64 0.5 0.704 129.9 0.1 3.896 0.3 0.422 115.02 0.05
VV.1HV07 8248 7682 27.8 60 0.60 0.5 0.704 137.5 0.1 4.124 0.3 0.422 128.03 0.05
VV.1HV08 7409 6309 28.4 60 0.62 0.5 0.704 123.5 0.1 3.705 0.3 0.422 105.15 0.05
VV.1HV09 7151 5937 24.3 60 0.53 0.5 0.704 119.2 0.1 3.576 0.3 0.422 98.95 0.05
VV.1HV10 7214 6026 24.3 60 0.53 0.5 0.704 120.2 0.1 3.607 0.3 0.422 100.43 0.05
VV.1HV11 7939 7144 48.3 60 1.05 0.5 0.704 132.3 0.1 3.970 0.3 0.422 119.07 0.05
VV.1HV12 6625 5240 109.2 60 2.37 0.5 0.704 110.4 0.1 3.313 0.3 0.422 87.33 0.05
VV.1HV13 6736 5380 38.9 60 0.84 0.5 0.704 112.3 0.1 3.368 0.3 0.422 89.67 0.05
VV.1HV14 7902 7081 19.4 60 0.42 0.5 0.704 131.7 0.1 3.951 0.3 0.422 118.02 0.05
MCN 8710 8562 331.5 400 1.08 0.7 0.996 0.653 0.5 0.704
VV.2HV04 7510 6461 84.8 60 1.84 0.5 0.704 125.2 0.1 3.755 0.3 0.422 107.68 0.05
VV.2HV05 6362 4917 33.5 60 0.73 0.5 0.704 106.0 0.1 3.181 0.3 0.422 81.95 0.05
VV.2HV06 7902 7081 29.2 60 0.63 0.5 0.704 131.7 0.1 3.951 0.3 0.422 118.02 0.05
VV.2HV07 6625 5240 27.6 60 0.60 0.5 0.704 110.4 0.1 3.313 0.3 0.422 87.33 0.05
VV.2HV08 7376 6260 28.2 60 0.61 0.5 0.704 122.9 0.1 3.688 0.3 0.422 104.33 0.05
VV.2HV09 7151 5937 24.4 60 0.53 0.5 0.704 119.2 0.1 3.576 0.3 0.422 98.95 0.05
VV.2HV10 7214 6026 30.1 60 0.65 0.5 0.704 120.2 0.1 3.607 0.3 0.422 100.43 0.05
VV.2HV11 7058 5809 37.6 60 0.82 0.5 0.704 117.6 0.1 3.529 0.3 0.422 96.82 0.05
VV.2HV12 7544 6513 48.9 60 1.06 0.5 0.704 125.7 0.1 3.772 0.3 0.422 108.55 0.05
VV.2HV13 8248 7682 13.7 60 0.30 0.5 0.704 137.5 0.1 4.124 0.3 0.422 128.03 0.05
VV.2HV14 7476 6409 37.6 60 0.82 0.5 0.704 124.6 0.1 3.738 0.3 0.422 106.82 0.05
VV.2HV15 8710 8562 611.0 400 1.99 0.9 0.664     0.653 0.7 0.985    
VV.B 8710 8562 611.0 400 1.99 1.1 0.812     0.653 0.9 1.267    
Bảng 4.8 Thông số tính toán rơ le trạm 10kV Mạng ngoài
Bảo vệ 51 Bảo vệ 50 Bảo vệ 51N Bảo vệ 50N
Dòng Dòng
Dòng Thời Dòng Thời Thời Thời
ngắn ngắn Dòng Dòng Dòng
làm Tỉ số gian chỉnh gian gian gian
Rơ le mạch mạch chỉnh chỉnh chỉnh
việc TI tác Tp định tác tác Tp tác
3 pha 1 pha định định định
(A) động RL động động động
(A) (A) (A) (A) (A)
(s) (A) (s) (s) (s)
MN.A 8710 8562 426.0 400 1.39 1.10 1.200     0.653 0.9 1.267    
MN.1HV01 8710 8562 426.0 400 1.39 0.90 0.981     0.653 0.7 0.985    
MN.1HV02 8328 7829 57.1 60 1.24 0.50 0.704 138.8 0.1 4.164 0.3 0.422 130.5 0.05
MN.1HV03 8091 7403 57.1 60 1.24 0.50 0.704 134.9 0.1 4.046 0.3 0.422 123.4 0.05
MN.1HV04 8328 7829 57.1 60 1.24 0.50 0.704 138.8 0.1 4.164 0.3 0.422 130.5 0.05
MN.1HV05 8328 7829 11.5 60 0.25 0.50 0.704 138.8 0.1 4.164 0.3 0.422 130.5 0.05
MN.1HV06 7902 7081 35.9 60 0.78 0.50 0.704 131.7 0.1 3.951 0.3 0.422 118.0 0.05
MN.1HV07 7544 6513 114.4 60 2.48 0.50 0.704 125.7 0.1 3.772 0.3 0.422 108.6 0.05
MN.1HV08 8328 7829 13.4 60 0.29 0.50 0.704 138.8 0.1 4.164 0.3 0.422 130.5 0.05
MCN 8710 8562 233.0 400 0.76 0.70 0.985 0.653 0.5 0.704
MN.2HV02 7544 6513 35.6 60 0.77 0.50 0.704 125.7 0.1 3.772 0.3 0.422 108.6 0.05
MN.2HV04 7902 7081 13.4 60 0.29 0.50 0.704 131.7 0.1 3.951 0.3 0.422 118.0 0.05
MN.2HV05 7939 7144 11.6 60 0.25 0.50 0.704 132.3 0.1 3.970 0.3 0.422 119.1 0.05
MN.2HV06 7214 6026 11.6 60 0.25 0.50 0.704 120.2 0.1 3.607 0.3 0.422 100.4 0.05
MN.2HV07 7544 6513 57.5 60 1.25 0.50 0.704 125.7 0.1 3.772 0.3 0.422 108.6 0.05
MN.2HV08 7214 6026 57.5 60 1.25 0.50 0.704 120.2 0.1 3.607 0.3 0.422 100.4 0.05
MN.2HV09 7510 6461 57.5 60 1.25 0.50 0.704 125.2 0.1 3.755 0.3 0.422 107.7 0.05
MN.2HV10 8710 8562 426.0 400 1.39 0.90 0.981     0.653 0.7 0.985    
MN.B 8710 8562 426.0 400 1.39 1.10 1.200     0.653 0.9 1.267    
Bảng 4.9 Thông số tính toán rơ le trạm 10kV Vôi Xi Măng
Bảo vệ 51 Bảo vệ 50 Bảo vệ 51N Bảo vệ 50N
Dòng Dòng
Dòng Thời Dòng Thời Thời Thời
ngắn ngắn Dòng Dòng Dòng
làm Tỉ số gian chỉnh gian gian gian
Rơ le mạch mạch chỉnh chỉnh chỉnh
việc TI tác Tp định tác tác Tp tác
3 pha 1 pha định định định
(A) động RL động động động
(A) (A) (A) (A) (A)
(s) (A) (s) (s) (s)
VO.A 8710 8562 605.9 400 1.97 1.1 0.820     0.653 0.9 1.267    
VO.1HV01 8710 8562 605.9 400 1.97 0.9 0.670     0.653 0.7 0.985    
VO.1HV04 8328 7829 33.9 60 0.74 0.5 0.704 138.8 0.1 4.164 0.3 0.422 130.5 0.05
VO.1HV05 6908 5606 59.1 60 1.28 0.5 0.704 115.1 0.1 3.454 0.3 0.422 93.4 0.05
VO.1HV06 7976 7207 50.8 60 1.10 0.5 0.704 132.9 0.1 3.988 0.3 0.422 120.1 0.05
VO.1HV07 7544 6513 12.7 60 0.28 0.5 0.704 125.7 0.1 3.772 0.3 0.422 108.6 0.05
VO.1HV08 7278 6118 16.3 60 0.35 0.5 0.704 121.3 0.1 3.639 0.3 0.422 102.0 0.05
VO.1HV09 7544 6513 21.1 60 0.46 0.5 0.704 125.7 0.1 3.772 0.3 0.422 108.6 0.05
VO.1HV11 6571 5172 23.7 60 0.51 0.5 0.704 109.5 0.1 3.286 0.3 0.422 86.2 0.05
VO.1HV12 7120 5894 12.9 60 0.28 0.5 0.704 118.7 0.1 3.56 0.3 0.422 98.2 0.05
VO.1HV13 8288 7754 12.9 60 0.28 0.5 0.704 138.1 1.1 4.144 0.3 0.422 129.2 0.05
VO.1HV14 7544 6513 16.3 60 0.35 0.5 0.704 125.7 2.1 3.772 0.3 0.422 108.6 0.05
VO.1HV15 7902 7081 15.5 60 0.34 0.5 0.704 131.7 3.1 3.951 0.3 0.422 118.0 0.05
VO.1HV16 7902 7081 15.5 60 0.34 0.5 0.704 131.7 4.1 3.951 0.3 0.422 118.0 0.05
VO.1HV17 7865 7020 15.5 60 0.34 0.5 0.704 131.1 5.1 3.933 0.3 0.422 117.0 0.05
MCN 8710 8562 330.4 400 1.07 0.7 0.999 0.653 0.5 0.704
VO.2HV03 8706 8562 162.3 60 3.52 0.5 0.704 145.1 0.1 4.353 0.3 0.422 142.7 0.05
VO.2HV04 7902 7081 50.4 60 1.09 0.5 0.704 131.7 0.1 3.951 0.3 0.422 118.0 0.05
VO.2HV05 7902 7081 58.8 60 1.27 0.5 0.704 131.7 0.1 3.951 0.3 0.422 118.0 0.05
VO.2HV06 8248 7682 33.6 60 0.73 0.5 0.704 137.5 0.1 4.124 0.3 0.422 128.0 0.05
VO.2HV07 8169 7540 43.5 60 0.94 0.5 0.704 136.2 0.1 4.085 0.3 0.422 125.7 0.05
VO.2HV08 6908 5606 16.5 60 0.36 0.5 0.704 115.1 0.1 3.454 0.3 0.422 93.4 0.05
VO.2HV09 7976 7207 23.9 60 0.52 0.5 0.704 132.9 0.1 3.988 0.3 0.422 120.1 0.05
VO.2HV10 7214 6026 21.0 60 0.46 0.5 0.704 120.2 0.1 3.607 0.3 0.422 100.4 0.05
VO.2HV11 7902 7081 18.1 60 0.39 0.5 0.704 131.7 0.1 3.951 0.3 0.422 118.0 0.05
VO.2HV12 8208 7610 12.8 60 0.28 0.5 0.704 136.8 0.1 4.104 0.3 0.422 126.8 0.05
VO.2HV13 6908 5606 25.6 60 0.56 0.5 0.704 115.1 1.1 3.454 0.3 0.422 93.4 0.05
VO.2HV14 7902 7081 25.2 60 0.55 0.5 0.704 131.7 2.1 3.951 0.3 0.422 118.0 0.05
VO.2HV15 7902 7081 21.2 60 0.46 0.5 0.704 131.7 3.1 3.951 0.3 0.422 118.0 0.05
VO.2HV16 7214 6026 16.2 60 0.35 0.5 0.704 120.2 4.1 3.607 0.3 0.422 100.4 0.05
VO.2HV17 8710 8562 605.9 400 1.97 0.9 0.671     0.653 0.7 0.985    
VO.B 8710 8562 605.9 400 1.97 1.1 0.820     0.653 0.9 1.267    
4.3. Kiểm tra sự làm việc của các bảo vệ
Kiểm tra sự làm việc của các bảo vệ nếu thực hiện bằng tay thì rất khó khăn và mất
nhiều thời gian tuy nhiên nhờ có sự trợ giúp của Etap công việc sẽ đơn giản hơn. Khi mô
phỏng bảo vệ rơ le trong chế độ Star, Etap sẽ cung cấp cho ta cái nhìn trực quan về thứ tự
cắt của các phần tử bảo vệ trong hệ thống, ngoài ra Etap còn thể hiện các đường cong đặc
tính của các rơ le để ta thực hiện các điều chỉnh trực tiếp trên đồ thị để các bảo vệ phối
hợp với nhau 1 cách hoàn hảo nhất.
4.3.1. Kết quả mô phỏng khi có sự cố các xuất tuyến cấp cho phụ tải
Để mô phỏng sự cố kiểm tra sự tác động của các rơ le đầu tiên ta phải chọn chế độ
Star mode ở thanh công cụ chọn vào lệnh Edit Study case sau đó ở thẻ Seq of Op để chọn
dạng sự cố cần mô phỏng sau đó chọn vào vị trí cần mô phỏng sự cố của lưới.

Hình 4.32 Thứ tự tác động của rơ le khi sự cố tại cuối xuất tuyến Phối Liệu 2-1
Bảo vệ quá dòng cực đại ta sử dụng đặc tính phụ thuộc nên một thành phần rất
quan trọng cần phải chú ý đó là các đường cong của các đường đặc tính bảo vệ. Vị trí
tương đối của các đường cong này thể hiện sự phối hợp giữa các bảo vệ liền kề. Etap
cung cấp một công cụ là Star view cho phép ta xem các đường cong một các trực quan và
có thể điều chỉnh các thông số chỉnh định rơ le trực tiếp bằng đồ thị để tạo ra sự phối hợp
tốt nhất.

Hình 4.33 Các đường đặc tính phụ thuộc của rơ le TK2.2HV06, TK2.1HV01,
TK21 khi sự cố chạm đất 1 pha
Theo đồ thị đường đặc tính ta thấy đặc tính rơ le từ trạm 35kV TK21 nằm trên
đường đặc tính của rơ le đầu vào TK2.1HV01 của trạm 10kV Thiêu kết 2 và hai đường
này đều nằm trên đường đặc tính của rơ le xuất tuyến TK2.1HV06, điều này là phù hợp
với sự phân cấp bảo vệ của các rơ le trong lý thuyết. Đảm bảo rằng khi xảy ra sự cố tại
xuất tuyến TK2.1HV06 thì rơ le đầu xuất tuyến này sẽ đảm bảo cắt trước để cô lập điểm
sự cố.
4.3.2. Kết quả mô phỏng khi có sự cố ở thanh cái
Để mô phỏng sự cố thanh cái trạm 10kV ta giả sử nguồn cấp cho lộ B trạm 10kV
Khử Lưu Huỳnh bị sự cố phải cắt ra khi đó cần đóng máy cắt liên lạc để lấy nguồn từ lộ
A cấp cho lộ B của trạm, ta giả sử sự cố ngắn mạch 3 pha tại thanh cái B của trạm để
kiểm tra sự phối hợp bảo vệ giữa các máy cắt nối, máy cắt cấp nguồn của lộ A và các
bảo vệ phía trên nó.

Hình 4.34 Thứ tự tác động của các máy cắt khi sự cố ngắn mạch 3 pha tại thanh
cái B trạm Khử Lưu Huỳnh khi đang đóng máy cắt nối

Ta thấy khi lộ B được cấp nguồn từ lộ A thông qua máy cắt nối thì khi sự cố ngắn
mạch lộ B thì máy cắt nối được cắt ra trước, điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng trong
thực tế, nó chỉ loại bỏ sự cố trên thanh cái lộ B và liên tục cung cấp điện cho các phụ tải
lộ A. Điều này đảm bảo độ tin cậy cung cấp điện trong hệ thống nhà máy. Thời gian tác
động của các rơ le bảo vệ được thể hiện trên hình 4.18. Các thời gian này đúng theo các
tính toán trong lý thuyết.

Hình 4.35 Các đường đặc tính phụ thuộc của rơ le MCN trạm 10kV khử S,
KS.1HV01, KHUS11, HA SJ1, CA SJ1

Để kiểm tra sự phối hợp bảo vệ của máy cắt liên lạc trạm 35kV ta giả sử MBA SJ1
bị sự cố nào đó mà không thể tiếp tục cấp nguồn cho thanh cái A khi đó để cách ly MBA
SJ1 và thanh cái A thì máy cắt HA1 mở ra, máy cắt liên lạc tại trạm 35kV đóng lại, khi
đó cả 2 lộ được cấp nguồn từ MBA SJ2, ta giả sử sự cố ngắn mạch 3 pha tại thanh cái A
của trạm 10kV Thiêu kết 1 để kiểm tra sự phối hợp của MCN trạm 35kV và các rơ le lân
cận.

Hình 4.36 Thứ tự tác động của các máy cắt khi sự cố ngắn mạch 3 pha thanh
cái A Thiêu kết 1 khi đóng máy cắt nối trạm 35kV

Theo thứ tự cắt của các rơ le ta thấy thời gian tác động của các rơ le là đúng theo
các tính toán và các nguyên tắt phân cấp bảo vệ trong lý thuyết bảo vệ rơ le. Đảm bảo
loại trừ đúng phần tử bị sự cố ra khỏi hệ thống đồng thời các rơ le lân cận cũng hoạt động
đúng trình tự.
Hình 4.37 Các đường đặc tính phụ thuộc của rơ le TK1.1HV01, TK11,
MCN.35kV, HA SJ2 và CA SJ2

4.3.3. Kết quả mô phỏng khi có sự cố ở MBA


MBA SJ1 và SJ2 có công suất mỗi máy là 63MVA hoạt động độc lập với nhau,
được bảo vệ bởi một bảo vệ quá dòng và một bảo vệ so lệch. 2 bảo vệ này hoạt động phối
hợp để bảo vệ MBA khi sự cố trong và ngoài MBA, đảm bảo cắt nhanh và chính xác
nhằm cách ly MBA ra khỏi hệ thống.
Hình 4.38 Thứ tự tác động của các máy cắt khi sự cố ngắn mạch 2 pha tại đầu
cực cao áp MBA SJ1

Các sự cố trong MBA và tại các đầu cực MBA được cắt bởi rơ le so lệch, Rơ le so
lệch được chỉnh định cắt trễ 20ms kể từ thời điểm sự cố nhằm mục đích để bảo vệ so lệch
không tác động nhầm khi đóng, cắt MBA.

Hình 4.39 Thứ tự tác động của các máy cắt khi sự cố ngắn mạch 2 pha tại thanh
cái sau MBA SJ1
Theo trình tự cắt trên ta thấy bảo vệ so lệch đã tác động đúng theo tính toán cài đặt
trong lý thuyết, ngoài ra nếu bảo vệ so lệch không cắt thì bảo vệ quá dòng sẽ đưa tín hiện
đi cắt máy cắt CA2 để giải trừ sự cố nhằm bảo vệ MBA SJ2 và các thiết bị phía sau.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Trần Đình Long, “Bảo vệ các hệ thống điện”, NXB Khoa học và Kỹ thuật, 2007.
[2] Trần Quang Khánh, “Bảo vệ rơle và tự động hóa trong hệ thống điện”, NXB
Giáo dục, 2005.
[3] Nguyễn Hoàng Việt, “Bảo vệ rơle và tự động hóa trong hệ thống điện”, NXB
Đại Học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh, 2011.
[4] Lã Văn Út, “Ngắn mạch trong hệ thống điện”, NXB Khoa học và Kỹ thuật, 2007.
[5] Võ Ngọc Điều, “Etap và ứng dụng trong phân tích hệ thống điện”, NXB Đại
Học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh, 2008.
[6] Đặng Tuấn Khanh, “Thiết kế bảo vệ mạng điện phân phối có ứng dụng phần mềm
Etap”, NXB Đại Học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh, 2017.

You might also like