You are on page 1of 71

BỘ CÔNG THƯƠNG

NGUYỄN TRỌNG HẬU TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI


---------------------------------------

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CNKT ĐIỆN TỬ VIỄN


THÔNG
CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG

THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT


NHIỆT ĐỘ LÒ ẤP TRỨNG GIA CẦM

CBHD: ThS. Lê Thị Trang


Sinh viên: Nguyễn Trọng Hậu
Mã sinh viên: 2018607458

Hà Nội – Năm 2022

Tieu luan
Tieu luan
MỤC LỤC
DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT.........................................................................iii
DANH MỤC HÌNH ẢNH...............................................................................iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU.............................................................................vi
LỜI CAM ĐOAN...........................................................................................vii
LỜI CẢM ƠN................................................................................................viii
LỜI MỞ ĐẦU...................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LÒ ẤP TRỨNG GIA CẦM.........................3
1.1. Giới thiệu về lò ấp trứng [1]...................................................................3
1.2. Các khâu trong lò ấp trứng.....................................................................4
1.3. Cấu tạo máy ấp trứng.............................................................................5
1.3.1. Vỏ máy............................................................................................5
1.3.2. Ruột máy.........................................................................................5
1.3.3. Giá và khay trứng............................................................................5
1.4. Phân loại lò ấp trứng..............................................................................6
1.4.1. Lò ấp trứng thủ công.......................................................................6
1.4.2. Lò ấp trứng bán thủ công................................................................7
1.4.3. Lò ấp trứng công nghiệp.................................................................8
1.5. Giới thiệu một số lò ấp trứng tự động [2]..............................................9
1.5.1. Máy ấp trứng MT100G...................................................................9
1.5.2. Máy ấp trứng GC – 1000...............................................................10
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÍ THUYẾT.................................................................12
2.1. STM32F103C8T6................................................................................12
2.1.1. Khái quát về STM32F103C8T6 [2]..............................................12
2.1.2. Các thông số của STM32F103C8T6.............................................13
2.1.3. Sơ đồ chân STM32F103C8T6 [4].................................................14
2.2. Cảm biến nhiệt độ & độ ẩm DHT11 [3]...............................................15
2.3. Màn hình hiển thị LCD 1602 [6]..........................................................17
2.4. OPTO MOC3021 [8]............................................................................19

Tieu luan
2.5. TRIAC BT136 [7]................................................................................20
2.6. RELAY 5V...........................................................................................22
2.7. Kết luận chương 2................................................................................23
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN LÒ ẤP TRỨNG GIA
CẦM................................................................................................................24
3.1. Yêu cầu và lựa chọn thiết kế................................................................24
3.2. Sơ đồ khối hệ thống..............................................................................25
3.2.1. Khối xử lý trung tâm.....................................................................27
3.2.2. Khối hiển thị..................................................................................27
3.2.3. Khối nút nhấn................................................................................28
3.2.4. Khối đầu ra....................................................................................29
3.2.5. Khối nguồn....................................................................................30
3.2.6. Khối cảm biến...............................................................................30
3.3. Thiết kế mạch in...................................................................................31
3.4. Thiết kế phần mềm...............................................................................33
3.4.1. Yêu cầu thiết kế.............................................................................33
3.4.2. Lưu đồ thuật toán..........................................................................33
3.5. Kết luận chương 3................................................................................36
3.6. Kết quả của đề tài.................................................................................36
KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN......................................................42
Kết luận.......................................................................................................42
Hướng phát triển đề tài................................................................................42
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................44
PHỤ LỤC........................................................................................................46

Tieu luan
DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt Tiếng Anh Tiếng việt
Analo Digital
ADC Chuyển đổi tương tự - số
Converter
BRG Baud Rate Generator Tốc độ Baud

DAC Digital Analog Converter Chuyển đổi số – tương tự


Digital Signal
DSP Xử lý tín hiệu số
Processing
Bộ nhớ ROM có thể lập
Electrically Erasable
EEPROM trình và xoá được bằng
Programmable ROM
điện
Enhanced Universal
Truyền nhận đồng bộ / bất
EUSART Synchronous Asynchronous
Receiver Transmitter
đồng bộ

Reduced Instructions
RISC Tập lệnh máy tính rút gọn
Set Computer

Tieu luan
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1 Lò ấp trứng thủ công..................................................................8
Hình 1.2 Lò ấp trứng bán thủ công...........................................................9
Hình 1.3 Lò ấp trứng công nghiệp..........................................................10
Hình 1.4 Máy ấp trứng MT100G............................................................12
Hình 1.5 Máy ấp trứng GC-1000............................................................13
Hình 2.1 STM32F103C8T6....................................................................14
Hình 2.2 Sơ đồ chân STM32F103C8T6.................................................16
Hình 2.3 Sơ đồ chân DHT11...................................................................17
Hình 2.4 Sơ đồ kết nối của DHT11.........................................................19
Hình 2.5 Hình dạng thực của LCD 1602................................................19
Hình 2.6 Sơ đồ chân của LCD................................................................20
Hình 2.7 Sơ đồ chân của MOC3021.......................................................21
Hình 2.8 Sơ đồ chân của BT136.............................................................23
Hình 2.9 Sơ đồ chân của Relay 5V.........................................................24
Hình 3.1 Sơ đồ khối hệ thống.................................................................27
Hình 3.2 Sơ đồ nguyên lí toàn mạch.......................................................28
Hình 3.3 Sơ đồ nguyên lí khối xử lý trung tâm.......................................29
Hình 3.4 Sơ đồ nguyên lí khối hiển thị...................................................30
Hình 3.5 Sơ đồ nguyên lí khối nút nhấn.................................................30
Hình 3.6 Sơ đồ nguyên lí khối đầu ra.....................................................31
Hình 3.7 Sơ đồ nguyên lí khối nguồn.....................................................32
Hình 3.8 Sơ đồ nguyên lí khối cảm biến.................................................33
Hình 3.9 Sơ đồ mạch in 2D.....................................................................33
Hình 3.10 Sơ đồ mạch in 3D...................................................................34
Hình 3.11 Lưu đồ thuật toán chương trình chính....................................35
Hình 3.12 Lưu đồ thuật toán chương trình chế độ tự động.....................36
Hình 3.13 Lưu đồ thuật toán chương trình chế độ thủ công...................37
Hình 3.14 Hình ảnh mặt sau của mạch thực tế........................................38

Tieu luan
Hình 3.15 Hình ảnh mặt trước của mạch thực tế....................................39
Hình 3.16 Mô hình thực tế......................................................................40
Hình 3.17 Kết quả thực nghiệm chế độ tự động.....................................41
Hình 3.18 Kết quả thực nghiệm chế độ thủ công....................................42

Tieu luan
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Thời gian, nhiệt độ ấp các loại trứng.........................................6
Bảng 2.1 Chức năng của các chân trong STM32F103C8T6...................16
Bảng 2.2 Bảng thông số kỹ thuật DHT11...............................................18
Bảng 2.3 Bảng thông số kỹ thuật MOC3021..........................................22
Bảng 2.4 Bảng thông số kỹ thuật BT136................................................23
Bảng 2.5 Bảng chức năng các chân của Relay 5V..................................24
Bảng 3.1 Bảng thông số kỹ thuật LM2596.............................................32

Tieu luan
vii

LỜI CAM ĐOAN

Để hoàn thành đề tài này em có tham khảo một số tài liệu liên quan đến
hệ thống thiết kế hệ thống điều khiển và giám sát nhiệt độ lò ấp trứng gia
cầm.
Em xin cam đoan đồ án này là do em thực hiện, các số liệu và kết quả
nghiên cứu trong đề tài này là trung thực. Mọi sự giúp đỡ cho bài báo cáo này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong bài báo cáo đã được ghi
nguồn gốc rõ ràng.

Hà Nội, tháng 12 năm 2022


Sinh viên thực hiện

Nguyễn Trọng Hậu

Tieu luan
viii

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành đồ án tốt nghiệp này, lời đầu tiên em xin cảm ơn chân
thành đến toàn thể thầy cô trong trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội và các
thầy cô trong khoa Điện Tử, những người đã tận tình hướng dẫn, dạy dỗ và
trang bị cho em những kiến thức bổ ích trong bốn năm vừa qua.
Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô Th.S Lê Thị Trang đã
hướng dẫn cho em những kiến thức, kỹ năng cơ bản cần có để hoàn thành đề
tài nghiên cứu này.
Sau cùng em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè đã động
viên, cổ vũ và đóng góp ý kiến trong quá trình học tập, nghiên cứu cũng như
quá trình làm đồ án tốt nghiệp.
Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu đề tài, vì kiến thức chuyên ngành
còn hạn chế nên em vẫn còn nhiều thiếu sót khi tìm hiểu, đánh giá và trình
bày về đề tài. Rất mong nhận được sự quan tâm, góp ý của các thầy cô giảng
viên bộ môn để đề tài của em được dầy đủ và hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

Nguyễn Trọng Hậu

Tieu luan
1

LỜI MỞ ĐẦU

Lý do chọn đề tài
Ngày nay do sự phát triển của khoa học kỹ thuật đang tác động đến các
lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực điện tử đã tạo ra bước nhảy vọt vượt bậc trong
nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Ngay cả trong trồng trọt, chăn nuôi cũng
đã áp dụng khoa học công nghệ để đạt năng suất cao nhất. Là sinh viên năm
cuối với những kiến thức đã được học em mong muốn tạo ra một hệ thống tự
động áp dụng trong chăn nuôi. Đó là đề tài “Thiết kế hệ thống điều khiển và
giám sát nhiệt độ lò ấp trứng gia cầm”. Người ta thường cho trứng ấp ở
nhiệt độ cố định cho phép. Tuy nhiên nhiệt độ trong lò luôn thay đổi và phụ
thuộc vào nhiệt độ môi trường. Vì vậy em mong muốn được nghiên cứu thiết
kế ra hệ thống điều khiển và giám sát nhiệt độ lò ấp trứng nhằm tự động đo và
hiển thị nhiệt độ của môi trường một thời điểm bất kỳ trong khoảng từ 0 đến
100 độ C. Và điều khiển khi nhiệt độ của môi trường không nằm trong một
khoảng nhiệt độ nào đó mà ta đã chọn.
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là thiết kế hệ thống điều khiển và giám sát nhiệt
độ lò ấp trứng gia cầm áp dụng cho lĩnh vực chăn nuôi nhằm tăng hiệu quả nở
của trứng gia cầm.
Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu thiết kế ra hệ thống điều khiển và giám sát nhiệt độ lò ấp
trứng nhằm tự động đo và hiển thị nhiệt độ của môi trường. Điều khiển khi
nhiệt độ của môi trường không nằm trong một khoảng nhiệt độ nào đó mà ta
đã chọn và hơn thế nữa giúp em phát triển bản thân, có sự tìm tòi ứng dụng
của đề tài vào thực tiễn.
Chứng minh khả năng và sự hiểu biết cũng như những kiến thức đã được
dậy từ các thầy cô trong nhà trường để hoàn thiện đề tài của mình và giúp ích
cho xã hội.

Tieu luan
2

Phạm vi nghiên cứu


Đề tài thiết kế hệ thống điều khiển và giám sát nhiệt độ lò ấp trứng gia
cầm sẽ đi sâu vào những vấn đề chính sau đây:
Ứng dụng, cấu tạo, nguyên lí hoạt động của lò ấp trứng gia cầm.
Các thiết bị trong hệ thống điều khiển và giám sát nhiệt độ của lò.
Tìm hiểu về vi điều khiển STM32F103C8T6 ở phần cứng và tập lệnh.
Tìm hiểu về ngôn ngữ lập trình C, C++, Asembly…. Viết chương trình
cho STM32F103C8T6.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp hiện nay, việc tự động hóa khâu
sản xuất là rất quan trọng. Nhiều năm trở lại đây, có rất nhiều ứng dụng của vi
điều khiển vào hoạt động chăn nuôi, …Một trong những yếu tố của ngành
nông nghiệp là chăn nuôi gia cầm với một khâu quan trọng là ổn định trong
khâu sản xuất con giống, mà cụ thể là việc ấp nở con giống từ trứng gia cầm.
Từ thực tế thấy việc ấp nở tự nhiên không có được hiệu quả cao do nhiệt độ
môi trường không ổn định. Chính vì vậy việc ổn định nhiệt độ lò ấp trứng là
rất quan trọng. Vì thế em đã lựa chọn đề tài “Thiết kế hệ thống điều khiển và
giám sát nhiệt độ lò ấp trứng gia cầm”.
Với đề tài “Thiết kế mô hình hệ thống điều khiển và giám sát nhiệt độ lò
ấp trứng gia cầm” báo cáo của em gồm những nội dung sau:
Chương 1: Tổng quan về lò ấp trứng gia cầm.
Chương 2: Cơ sở lí thuyết.
Chương 3: Thiết kế hệ thống điều khiển lò ấp trứng gia cầm.

Tieu luan
3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LÒ ẤP TRỨNG GIA CẦM


1.1. Giới thiệu về lò ấp trứng [1]
Từ những kinh nghiệm thực tế cho thấy việc ấp trứng tự nhiên có rất
nhiều nhược điểm, phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thời tiết. Vì vậy việc
nghiên cứu chế tạo ra lò ấp trứng tự động là việc rất cần thiết.
Máy ấp trứng sẽ đưa ra các giải pháp kĩ thuật tương tự với các ưu thế
hơn hẳn về sản lượng và chất lượng ấp cho một mẻ trứng.
Máy ấp trứng là thiết bị được tạo nên từ rất nhiều các linh kiện và kết
cấu cơ khí để tạo ra một môi trường có đầy đủ các yếu tố phù họp cho phôi
của trứng phát triển một cách tốt nhất giống như gà mẹ ấp trứng tự nhiên, các
yếu tố này là nhiệt độ, độ ẩm và đảo trứng.
Việc con mái ấp trứng là bản năng giống nòi, tuy nhiên trên thực tế có
rất nhiều con mái ấp trứng vụng về, hay làm vỡ trứng, ấp nở kém, bỏ ấp giữa
chừng, mùa đông thì quá lạnh, mùa hè thì quá nóng…do đó người chăn nuôi
phải tìm cách để ấp trứng nhân tạo thay cho con mái.
Các phương pháp ấp trứng nhân tạo đầu tiên mà người chăn nuôi đã sử
dụng là ấp trứng bằng đèn dầu, phương pháp sử dụng đèn dầu để tạo ra nhiệt
độ trong buồng ấp, trứng được treo trong các túi chứa nhiều trứng, mỗi ngày
đảo 4-5 lần. Cách này cho tỉ lệ tương đối thấp và mất rất nhiều thời gian.
Vì vậy khi công nghệ hiện đại hơn thì cách ấp trứng bằng đèn điện đã Ra
đời, đây là thời kì đầu của máy ấp trứng ngày nay. Với thùng xốp, bóng đèn
sợi đốt, quạt DC kết hợp một số linh kiện đóng ngắt, điều khiển mạch điện
đơn giản nhất, điều khiển nhiệt độ vẫn nằm trong một phạm vi lớn, chưa
chính xác dẫn đến tỉ lệ ấp vẫn tương đối thấp. Hiện nay, con người đã sử dụng
vi điều khiển trong hoạt động chăn nuôi, vì vậy việc điều chỉnh nhiệt độ
tương đối dễ dàng giúp tỉ lệ nở trứng cao.
Máy ấp trứng tự động hoàn toàn ứng dụng vi điều khiển được cấu tạo
gồm:
- Khung máy ấp trứng.

Tieu luan
4

- Hệ thống điều khiển: bảng điều khiển, phím chức năng, cảm biến nhiệt.
- Hệ thống điều nhiệt trong máy: hộp nhiệt, quạt gió, ống gió.
- Bóng đèn, thiết bị cấp nhiệt.
- Hệ thống đảo trứng: động cơ đảo, hệ thống truyền động, cơ cấu kéo
đẩy.
- Khay chứa trứng.
- Khay chứa nước tạo độ ẩm.
1.2. Các khâu trong lò ấp trứng
Về thông thường các lò ấp trứng được dùng để ấp các loại trứng gia cầm
thông dụng với số ngày nở khác nhau: gà khoảng 3 tuần (21 ngày), vịt khoảng
4 tuần (28 ngày), ngan 5 tuần (35 ngày) ....
Các loại trứng gia cầm khác có các yêu cầu khác nhau về nhiệt độ,
độ ẩm và thời gian ấp nở.
Bảng 1.1 Thời gian, nhiệt độ ấp các loại trứng
Loại trứng Thời gian ấp Nhiệt độ ấp (°C) Độ ẩm (%) Độ ẩm 3
(ngày) ngày cuối
(%)
Gà 21 37.4 – 37.8 55-65 60-70
Vịt 28 37.4 – 37.8 55-65 60-70
Ngan 35-37 37.3 – 37.8 55-65 60-70
Ngỗng 28-34 37.3 – 37.8 55-65 60-70
Bồ câu 17 37.4 – 37.8 55-65 60-70

Về cơ bản, máy ấp trứng tự động gồm bốn khâu: nhiệt độ, đảo trứng, độ
ẩm và thông gió, các thông số kỹ thuật đều được điều chỉnh bằng mạch bán
dẫn và vi điện tử. Để có giống mạnh khoẻ, tỷ lệ nở cao, máy phải giải quyết
được triệt để bốn khâu trên:
Khâu nhiệt đóng vai trò quan trọng nhất, quả trứng ấp không đủ nhiệt thì
phôi sẽ không phát triển. Để giữ nhiệt, các vỏ máy được thiết kế dày và có

Tieu luan
5

chức năng cách ly tốt, góp phần lưu nhiệt khi mất điện. Trong máy có các hệ
thống dây điện trở, có chức năng sinh nhiệt, mỗi dây có công suất tùy thuộc
vào thể tích của lồng ấp. Để đóng, ngắt mạch điện và dây điện trở sinh nhiệt,
có thể sử dụng rơle điện tử không tiếp điểm, dùng tri-ắc công suất lớn, bộ
đóng ngắt hoạt động với độ tin cậy cao.
Thông gió là phần không thể thiếu trong quá trình ấp. Các quạt thông
gió phải gắn với cửa chớp mở tự động mỗi khi quạt hoạt động. Việc gắn với
cửa chớp là để đảm bảo việc cách ly với môi trường bên ngoài, đảm bảo việc
giữ nhiệt. Việc thông gió có thể kết hợp với việc giảm nhiệt cho máy ấp.
1.3. Cấu tạo máy ấp trứng
1.3.1. Vỏ máy
Khung vỏ làm bằng sắt, có kết cấu rất chắc chắn để trong quá trình vận
chuyển không bị biến dạng, là nơi chứa ruột máy và khối lượng trứng khá lớn.
Vỏ được làm bằng 3 lớp với các vật liệu: carton, xốp, kèm tảng nhiệt để
trong quá trình ấp không chịu sự tác động của môi trường, làm nhiệt độ trong
buồng ấp luôn luôn ổn định, tiết kiệm điện.
Bộ điều khiển đặt trên nóc vỏ trong hộp, cách nhiệt hoàn toàn với buồng
ấp.
1.3.2. Ruột máy
Ruột máy làm bằng sắt, có kết cấu chắc chắn, tách rời với vỏ máy. Tất cả
các hệ thống cấp nhiệt, quạt đối lưu, hệ thống đảo dính liền với ruột máy. Ưu
điểm của thiết kế này là rất tiện lợi cho quá trình bảo hành, bảo dưỡng, dễ
dàng vệ sinh máy.
1.3.3. Giá và khay trứng
Trong máy phải thiết kế giá để đặt các khay trứng vào. Giá phải có trục
quay để có thể quay khay trứng nghiêng vào phía trong, nghiêng ra phía
ngoài, ở vị trí thăng bằng. Trục quay giúp ta đảo vị trí của khay trứng trong
máy có tác dụng đều hòa nhiệt trên quả trứng ở các vị trí khác nhau giúp cho

Tieu luan
6

phôi phát triển tốt hơn. Vị trí thăng bằng để ta thao tác khi đưa khay trứng vào
hoặc lấy khay trứng ra.
1.4. Phân loại lò ấp trứng
1.4.1. Lò ấp trứng thủ công
Thực chất là việc sắp các kệ trứng xen kẽ giữa các bóng đèn, trong một
không gian rộng. Phương pháp ấp trứng gia cầm mà việc điều chỉnh chế độ
nhiệt độ, ẩm độ qua các giai đoạn ấp hoàn toàn nhờ vào kinh nghiệm, cảm
giác của người chủ ấp thì gọi là ấp trứng thủ công.

Hình 1.1 Lò ấp trứng thủ công


1.4.1.1. Ưu điểm của phương pháp ấp trứng thủ công
Lò ấp được làm bằng “bồ” đan bằng tre nứa, thóc lép hoặc trấu, chăn,
màn (ủ trứng).… là những thứ rẻ tiền sẵn có ở bất cứ vùng nào.
Nhà xưởng để lắp đặt lò đơn giản, có thể sử dụng nhà bếp, nhà ở, nhà
kho…
Quy mô trứng ấp từ ít đến nhiều, không bị phụ thuộc vào quy mô máy,
rất thuận tiện… vì vậy trứng luôn được cho vào ấp, không cần bảo quản dài
ngày.
Có thể sử dụng được bất cứ loại lao động nào trong gia đình hoặc thôn
xóm để tham gia vận hành lò ấp. Nhất thiết phải có người chịu trách nhiệm kỹ
thuật ấp: ông chủ lò ấp hoặc một chuyên gia về ấp thủ công…

Tieu luan
7

1.4.1.2. Nhược điểm của phương pháp ấp trứng thủ công


- Hoàn toàn không có khả năng tự động.
- Khả năng trứng nở phụ thuộc vào kinh nghiệm người làm việc, do vậy
hiệu quả kinh tế không cao
- Sử dụng nhiều nhân công khi ấp trứng.
1.4.1.3. Nguyên lý làm việc
Nguyên lý làm việc hoàn toàn thủ công và hoàn toàn dựa vào kinh kiệm:
Dùng đèn thắp sáng để cung cấp nhiệt độ cho lò ấp, đảo trứng 5-7 lần trên 1
ngày trong 10 ngày đầu và 3-4 lần trong các ngày còn lại, tiến hành phun
nước cho lò cứ cách vài ngày phun một lần (độ ẩm khoảng 80%). Tất cả các
quá trình trên hoàn toàn không tự đông.
Giá thành rẻ do các nguyên vật liệu làm lò hoàn toàn dễ kiếm tại các địa
phương.
1.4.2. Lò ấp trứng bán thủ công
Biên độ nhiệt: trong khoảng tăng 0,1 độ C - giảm 0,1 độ C. Nhiệt độ
được điều khiển tự động, ổn định bằng vi xử lý, tạo độ ẩm tự động, đảo trứng
tự động. Có thể ấp theo chế độ đa kỳ (mỗi tuần vào trứng một lần) hoặc đơn
kỳ (vào trứng một lần).

Hình 1.2 Lò ấp trứng bán thủ công

Tieu luan
8

1.4.2.1. Ưu điểm của lò ấp trứng bán thủ công


- Hệ thống nhỏ gọn dễ lắp đặt.
- Giá thành rẻ, dễ chế tạo.
- Làm việc liên tục nhiều ngày
- Làm việc được ở điện áp 220V
- Công suất tiêu thụ thấp, giảm được một lượng lớn nhân công
- Có khả năng tự động hóa 1 phần. Người sử dụng có thể cài các chế độ
tự động theo một số phần mềm định sẵn.
1.4.2.2. Nhược điểm của lò ấp trứng bán thủ công
- Không có khả năng báo lỗi và hoạt động khi mất điện.
- Hoạt động trong một một quy mô nhỏ khoảng 1000 trứng.
- Cần người giám sát khi hệ thống hoạt động.
1.4.3. Lò ấp trứng công nghiệp
Đây là một hệ thống hoàn toàn tự động. Tất cả các thông số được nhập
vào một lần và sẽ được xử lý trong suốt quá trình làm việc.

Hình 1.3 Lò ấp trứng công nghiệp

1.4.3.1. Ưu điểm của lò ấp trứng công nghiệp


Hệ thống tự động hoàn toàn.
Hoạt động liên tục.
Có thông báo khi có sự cố.

Tieu luan
9

Khả năng tự xử lý sự cố.


Khả năng chống bị phá hoại cao.
Hệ thống bền, tái sử dụng cao.
Sử dụng điện 380V hoặc 220V.
1.4.3.2. Nhược điểm của lò ấp trứng công nghiệp
Hệ thống khá đắt.
Sử dụng ở quy mô sản xuất lớn.
1.4.3.3. Nguyên lý làm việc
Bằng việc sử dụng vi xử lý kết hợp các linh kiện điện tử cũng như lập
trình từ phía người thiết kế, khối xử lý trung tâm sẽ nhận các thông số đầu vào
từ: cảm biến nhiệt độ, cảm biến độ ẩm trong máy và các chế độ, thông số từ
phía giao diện người dùng, từ đó cho ra các tín hiệu hợp lý đưa tới các khối hệ
thống riêng biệt để các hệ thống thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình.
Nguyên lý hoạt động chung của các máy ấp trứng công nghiệp được mô tả
như sơ đồ khối bên dưới.
1.5. Giới thiệu một số lò ấp trứng tự động [2]
1.5.1. Máy ấp trứng MT100G
Máy ấp trứng 100 trứng có vỏ, khung máy được chế tạo bằng gỗ dày
20mm phủ nhựa màu trắng có độ bền cao, giữ nhiệt và cách nhiệt tốt. Dù
nhiệt độ môi trường có xuống 15°C hay lên đến 38°C cũng không bị ảnh
hưởng bởi nhiệt độ môi trường.
Bóng nhiệt Halogen sử dụng trên máy ấp MT100G là loại bóng nhiệt
không phát sáng, chuyên dụng trong ngành ấp độ bền cao lên đến 10 năm, tiết
kiệm điện.
Khay trứng của máy ấp trứng Mactech 100 trứng được làm bằng nhựa
rất dễ dàng vệ sinh. Đáy khay là dạng lưới có độ thông thoáng cao giúp máy
đồng đều nhiệt. Khay có thể tháo rời thuật tiện vệ sinh, khử trùng và xếp
trứng.

Tieu luan
10

Bộ điều khiển điện tử tự động 100%. Hệ thống điều khiển nhiệt độ chính
xác đến ±0.1 độ C. Có thể thay đổi nhiệt độ phù hợp với nhiều loại trứng gia
cầm, thủy cầm, trứng chim khác nhau.
Hệ thống điều áp cao cấp nhất trên thị trường làm tăng độ đồng đều nhiệt
độ tại tất cả các vị trí trong máy giúp cho tỷ lệ nở có thể đạt tới 95%.
Máy ấp trứng Mactech 100 trứng có chế độ đảo trứng tự động 2 giờ mỗi
lần với động cơ độ bền cao, chịu tải tốt.
Máy tự động đảo trứng 2h/lần góc đảo 90 độ C (-45 độ --> + 45 độ).
Với cấu tạo của máy với thể tích máy đã được tính toán kỹ lưỡng phù
hợp với số lượng trứng đảm bảo lượng Oxy cho phôi phát triển tốt. [3]

Hình 1.4 Máy ấp trứng MT100G

Tieu luan
11

1.5.2. Máy ấp trứng GC – 1000


Tự động hoàn toàn 100%, công suất tối đa 1000 trứng, đảo trứng tự
động (chế độ hẹn giờ), phun ẩm và nhiệt độ tùy chỉnh tự động đóng khi quá
con số quy định.
Các thông số của máy:
Điện áp: 220VAC.
Công suất tiêu thụ: 10kw / 1 kỳ ấp.
Thiết bị tạo độ ẩm: Thiết bị tạo ẩm bằng sóng siêu âm.
Hệ thống cung cấp nhiệt: bóng nhiệt halozen chuyên dùng cho ấp trứng.
Nhiệt độ được điều khiển tự động, ổn định bằng vi xử lý.
Tạo độ ẩm tự động.
Đảo trứng tự động (có thể tuỳ chọn thời gian đảo từ 1 giờ - 120 giờ).
Có thể ấp theo chế độ đa kỳ hoặc đơn kỳ.

Hình 1.5 Máy ấp trứng GC-1000

Tieu luan
12

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÍ THUYẾT
Tìm hiểu khái quát về các linh kiện chính được dùng trong mạch điều
khiển và giám sát nhiệt độ lò ấp trứng gia cầm, đặc biệt là STM32F103C8T6
và ứng dụng trong mạch điều khiển.
2.1. STM32F103C8T6
2.1.1. Khái quát về STM32F103C8T6 [2]

Hình 2.6 STM32F103C8T6


Bộ điều khiển ghi tắt là Micro-controller là mạch tích hợp trên một con
chip có thể lập trình, bộ vi điều khiển tiến hành đọc, lưu trữ thông tin, xử lí
thông tin, đo thời gian và tiến hành đóng mở một cơ cấu nào đó.
STM32 là một trong những dòng chip phổ biến của ST với nhiều họ
thông dụng như F0, F1, F2, F3, F4…. Stm32f103 thuộc họ F1 với lõi là ARM
COTEX M3. STM32F103 là vi điều khiển 32 bit, tốc độ tối đa là 72Mhz. Giá
thành cũng khá rẻ so với các loại vi điều khiển có chức năng tương tự. Mạch
nạp cũng như công cụ lập trình khá đa dạng và dễ sử dụng.
Một số ứng dụng chính: dùng cho driver để điều khiển ứng dụng, điều
khiển ứng dụng thông thường, thiết bị cầm tay và thuốc, máy tính và thiết bị
ngoại vi chơi game, GPS cơ bản, các ứng dụng trong công nghiệp, thiết bị lập
trình PLC, biến tần, máy in, máy quét, hệ thống cảnh báo, thiết bị liên lạc nội
bộ…
Phần mềm lập trình: có khá nhiều trình biên dịch cho STM32 như IAR
Embedded Workbench, Keil C…

Tieu luan
13

Thư viện lập trình: có nhiều loại thư viện lập trình cho STM32 như:
STM32snippets, STM32Cube LL, STM32Cube HAL, Standard Peripheral
Libraries, Mbed core. Mỗi thư viện đều có ưu và khuyết điểm riêng.
Mạch nạp: có khá nhiều loại mạch nạp như: ULINK, J-LINK, CMSIS-
DAP, STLINK….
Board để lập trình: các bạn có thể mua sẵn 1 số kit ra chân đã có sẵn trên
thị trường hoặc thiết kế 1 cái board dành riêng cho bản thân mình. Ở đây
mình đã thiết kế 1 board đã tích hợp sẵn mạch nạp.
2.1.2. Các thông số của STM32F103C8T6
Vi điều khiển: STM32F103C8T6
Kernel: Cortex-M3
Tần số hoạt động: 72Mhz, số pin: 48
Bộ nhớ: 64K Byte Flash, 20K Byte SRAM
Giao tiếp: 2xSPI, 3x UART, 2x I2C, 37 port I/O
Chuyển đổi ADC: 2x ADC
Nguồn cấp: 5VDC qua micro USB, được chuyển thành 3.3VDC qua IC
nguồn cấp cho vi điều khiển chính.
Tích hợp sẵn thạch anh 8Mhz.
Tích hợp sẵn thạnh anh 32Khz cho các ứng dụng RTC.
Ra chân đầy đủ tất cả các GPIO và giao tiếp: CAN, I2C, SPI, UART, USB,

Tích hợp Led trạng thái nguồn, Led PC13, Nút Reset.
Kích thước: 2,3cm x 5,5cm
KIT STM32F103C8T6 sử dụng mạch nạp: ST-Link mini, J-Link, USB-TO-
COM.
Kết nối chân khi nạp bằng ST-Link mini:
TCK -- SWCLK
TMS -- SWDIO
GND -- GND

Tieu luan
14

3.3V -- 3.3V

Tieu luan
15

2.1.3. Sơ đồ chân STM32F103C8T6 [4]

Hình 2.7 Sơ đồ chân STM32F103C8T6


Bảng 2.2 Chức năng của các chân trong STM32F103C8T6
Ngoại vi STM32F103Cx
Flash - Kbytes 64 -128
SRAM - Kbytes 20
Chức năng chung 3
Timers Điều khiển nâng
1
cao
SPI 1
I2C 2
Kết nối, giao
USART 3
tiếp
USB 1
CAN 1

Tieu luan
16

GPIOs 37
2
ADC đồng bộ 12 bit
10 channels

Tần số CPU 72 MHz

Điện áp hoạt động 2.0 đến 3.6 V

Nhiệt độ môi trường: -40 đến +85


° C / -40 đến +105 ° C
Nhiệt độ hoạt động
Nhiệt độ mối nối: -40 đến + 125 °
C

2.2. Cảm biến nhiệt độ & độ ẩm DHT11 [3]

Hình 2.8 Sơ đồ chân DHT11


- Trong đề tài này em đã lựa chọn cảm biến độ ẩm và nhiệt độ DHT11,
DHT11 là cảm biến rất thông dụng hiện nay vì chi phí rẻ và rất dễ lấy dữ liệu
thông qua giao tiếp 1 wire (giao tiếp digital 1 dây truyền dữ liệu duy nhất).
Cảm biến nhiệt độ và độ ẩm DHT11 có bộ điều chỉnh nhiệt độ và độ ẩm với
đầu ra tín hiệu số được hiệu chuẩn qua bộ tiền xử lý tín hiệu tích hợp trong
cảm biến giúp bạn có được dữ liệu chính xác mà không phải qua bất kỳ tính
toán nào. Với việc sử dụng tín hiệu kỹ thuật cao nên cảm biến luôn cho độ tin
cậy cao và ổn định trong thời gian dài.

Tieu luan
17

Cảm biến này bao gồm một thành phần đo độ ẩm kiểu điện trở và bộ
phận giảm nhiệt độ NTC, và kết nối với bộ vi điều khiển 8 bit hiệu suất cao,
cung cấp chất lượng tốt, phản ứng nhanh, chống nhiễu và hiệu quả về chi phí.
Kích thước nhỏ, tiêu thụ điện năng thấp và truyền tín hiệu lên đến 20m.
Thông số kỹ thuật:
Bảng 2.3 Bảng thông số kỹ thuật DHT11
Thông số Điều kiện Tối thiểu Trung bình Tối đa
Độ ẩm
Độ phân giải 1%RH 1%RH (8bit) 1%RH
Độ 25℃ ±4%RH
chính xác 0-50℃ ±5%RH
0℃ 30%RH 90%RH
Phạm vi đo 25℃ 20%RH 90%RH
50℃ 20%RH 80%RH
Thời gian 1/e (63%) 25℃, 6s 10s 15s
1m/s trong không khí
đáp ứng
(giây)
Độ trễ ±1%RH
Sự ổn định ±1%RH/năm
Nhiệt độ
Độ phân giải 1℃ (8bit) 1℃ (8bit) 1℃ (8bit)
Độ chính xác ±1℃ ±2℃
Phạm vi đo 0℃ 50℃
Thời gian 1/e (63%) 6s 30s
đáp ứng
(giây)

Tieu luan
18

Sơ đồ kết nối:

Hình 2.9 Sơ đồ kết nối của DHT11


2.3. Màn hình hiển thị LCD 1602 [6]

Hình 2.10 Hình dạng thực của LCD 1602


Ngày nay, thiết bị hiển thị LCD 1602 (Liquid Crystal Display) được sử
dụng trong rất nhiều các ứng dụng vi điều khiển. LCD 1602 có rất nhiều ưu
điềm so với các dạng hiển thị khác như: khả năng hiển thị kí tự đa dạng (chữ,
số, kí tự đồ họa); dễ dàng đưa vào mạch ứng dụng theo nhiều giao thức giao
tiếp khác nhau, tiêu tốn rất ít tài nguyên của hệ thống, giá thành rẻ, …

Tieu luan
19

Hình 2.11 Sơ đồ chân của LCD


Thông số kĩ thuật của LCD 1602:
Điện áp MAX: 7V
Điện áp MIN: -0.3V
Hoạt động ổn định: 2.7-5.5 V
Điện áp ra mức cao: > 2.4V
Điện áp ra mức thấp: < 0.4V
Dòng điện cấp nguồn: 350uA – 600uA
Nhiệt độ hoạt động: -30°C - 70°C
Chức năng của từng chân LCD 1602:
Chân số 1- VSS: chân nối đất cho LCD được nối với GND của mạch
điều khiển.
Chân số 2- VDD: chân cấp nguồn LCD, được nối với VCC= 5V của
mạch điều khiển.
Chân số 3- VE: điều chỉnh độ tương phản của LCD.
Chân số 4- RS: chân chọn thanh ghi được nối với mạch logic “0” hoặc
logic “1”.
Logic “0”: Bus DB0 – DB7 sẽ nối với thanh ghi lệnh IR của LCD (ở chế
độ “ghi” – Write) hoặc nối với bộ đếm địa chỉ của LCD (ở chế độ “đọc” –
Read).

Tieu luan
20

Logic “1”: Bus DB0 – DB7 sẽ nối với thanh ghi dữ liệu DR bên trong
LCD.
Chân số 5- R/W: chân chọn chế độ đọc/ ghi (Read/ Write), được nối với
logic “0” để ghi hoặc nối với logic “1” để đọc.
Chân số 6- E: chân cho phép (Enable). Sau khi các tín hiệu được đặt lên
Bus DB0 – DB7, các lệnh chỉ được chấp nhận khi có một xung cho phép của
chân này như sau:
Ở chế độ ghi: Dữ liệu bus sẽ được LCD chuyển vào thanh ghi bên trong
khi phát hiện một xung (high – to – low transittion) của tín hiệu chân E.
Ở chế độ đọc: Dữ liệu LCD xuất ra DB0 – DB7 khi phát hiện cạnh lên
(low – to – high transittion) ở chân E và được LCD giữ ở bus cho đến khi nào
chân E xuống thấp.
2.4. OPTO MOC3021 [8]
MOC3021 là optocoupler hay optoisolator điều khiển Triac phát hiện
điểm 0. Sử dụng ánh sáng để ghép nối gián tiếp vào các bộ mạch. Điểm đặc
biệt của MOC3021 là nó có khả năng phát hiện điểm zero và được điều khiển
bởi một Triac.

Hình 2.12 Sơ đồ chân của MOC3021

Tieu luan
21

Thông số kỹ thuật MOC3021


Bảng 2.4 Bảng thông số kỹ thuật MOC3021
Tham số Ký hiệu Giá trị Đơn vị
Nhiệt độ bảo quản TSTG -40 to +150 °C
Nhiệt độ hoạt động TOPR -40 to +85 °C
Điện áp tăng cách ly (điện áp AC VISO 7500 Vac(pk)
cao nhất, 60Hz, thời lượng 1
giây)

Tổng công suất tiêu thụ PD 330 mW


của thiết bị (25 ° C)
Dòng điện duy trì IF 60 mA
Điện áp ngược VR 3 V
Điện áp đầu cuối đầu ra VDRM 400 V
ngoài trạng thái
Dòng đầu ra đỉnh ITSM 1 A
Điện áp thuận Diode LED 1.15 V
đầu vào
Dòng chốt thuận LED 15 mA

Lựa chọn opto MOC3021 để có thể phát hiện điểm 0 của mạch xoay
chiều, kết hợp với triac và có thể cách ly tốt giữa nguồn 1 chiều và xoay
chiều.
2.5. TRIAC BT136 [7]
Trong đề tài này có sự kết hợp giữa opto MOC3021 và Triac BT136 để
có thể cách ly và điều khiển mạch xoay chiều. Linh kiện này rất thông dụng
nên dễ dàng mua và giá thành rẻ.
BT136 là TRIAC với dòng điện cực đại 4A. Điện áp ngưỡng cổng của
BT136 cũng rất ít nên có thể được điều khiển bởi các mạch kỹ thuật số. Vì
TRIAC là thiết bị chuyển mạch hai chiều nên chúng thường được sử dụng cho
các ứng dụng chuyển mạch AC.

Tieu luan
22

Hình 2.13 Sơ đồ chân của BT136


Thông số kỹ thuật BT136
Bảng 2.5 Bảng thông số kỹ thuật BT136
Tham số Ký hiệu Giá trị Đơn vị
Điện áp cực đại VDRM, 600 V
VRRM
Dòng điện thuận cực đại IT(RMS) 4 a
Dòng điện cực gate cực IGM 2 A
đại
Công suất tiêu hao trung PG(AV) 0.5 W
bình cực gate
Nhiệt độ làm việc Tstg -40 đến 150 °C

Dòng điện kích hoạt cực IGT 10 mA


gate
Điện áp kích hoạt cực VGT 1.5 V
gate
Dòng duy trì IH 30 mA

Tieu luan
23

2.6. RELAY 5V

Hình 2.14 Sơ đồ chân của Relay 5V


Chức năng các chân:
Bảng 2.6 Bảng chức năng các chân của Relay 5V

Số chân Tên ghim Chức năng

1 Đầu cuộn dây Được sử dụng để kích hoạt (Bật / Tắt) Rơle,
1 Thông thường một đầu được kết nối với 5V và
đầu kia nối đất

2 Đầu cuộn dây Được sử dụng để kích hoạt (Bật / Tắt) Rơle,
2 Thông thường một đầu được kết nối với 5V và
đầu kia nối đất

3 Chung (COM) Chung được kết nối với một đầu cuối của Tải sẽ
được kiểm soát

4 Thường đóng Đầu kia của tải hoặc được kết nối với NO hoặc
(NC) NC. Nếu được kết nối với NC, tải được kết nối
trước khi kích hoạt

5 Thường mở Đầu kia của tải hoặc được kết nối với NO hoặc
(NO) NC. Nếu kết nối với NO, tải bị ngắt kết nối
trước khi kích hoạt

Tieu luan
24

Đặc điểm của Relay 5 chân 5V:


 Điện áp kích hoạt (Điện áp trên cuộn dây): 5V DC
 Dòng kích hoạt: 70mA
 Dòng tải AC tối đa: 10A @ 250 / 125V AC
 Dòng tải DC tối đa: 10A @ 30 / 28V DC
 Cấu hình 5 chân nhỏ gọn với khuôn nhựa
 Thời gian hoạt động: 10msec Thời gian phát hành: 5msec
 Chuyển mạch tối đa: 300 hoạt động / phút (cơ học)
2.7. Kết luận chương 2
Trong chương này, em đã tiến hành phân tích yêu cầu bài toán, trình bày
về sơ đồ khối, lưu đồ thuật toán, quy trình thiết kế và lựa chọn các linh kiện
phù hợp với đồ án và thiết kế sơ đồ nguyên lý của mạch. Để có thể biết rõ hơn
về quy trình thực nghiệm và mô hình lắp ráp hệ thống điều khiển giám sát
máy ấp trứng, ở chương tiếp theo là nội dung về thiết kế mô hình, thử nghiệm
và đánh giá cụ thể hệ thống.

Tieu luan
25

CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN LÒ ẤP TRỨNG


GIA CẦM
3.1. Yêu cầu và lựa chọn thiết kế
Ấp trứng gia cầm nhân tạo đã tạo điều kiện cho việc tập trung ngành
chăn nuôi gia cầm và cho phép ngành này trở thành ngành sản xuất có năng
suất cao, hạ giá thành, góp phần đưa ngành chăn nuôi trở thành ngành sản
xuất chính trong nông nghiệp.
Một trong những yếu tố quan trọng của việc tăng tỉ lệ nở trứng gia cầm
chính là ứng dựng các công nghệ kĩ thuật hiện đại vào việc xử lí nhiệt độ môi
trường trong quá trình ấp trứng gia cầm.
Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu em đã thiết kế hệ thống điều khiển
và giám sát nhiệt độ lò ấp trứng gia cầm đáp ứng các yêu cầu công nghệ như:
1. Đo và hiển thị nhiệt độ môi trường trong lò ấp trứng
Sự thay đổi nhiệt độ môi trường trong lò dẫn đến sự thay đổi điện áp đầu
ra trên chân OUT của cảm biến LM35. Vi điều khiển sẽ đọc giá trị thay đổi
điện áp qua bộ chuyển đổi ADC từ tín hiệu tương tự sang số (đọc giá trị T°).
Trong hệ thống này em sử dụng bộ điều khiển ON/OFF, tức là khi nhiệt
độ trong lò (T°) thấp hơn nhiệt độ ngưỡng (t°) mà ta cài đặt thì hệ thống sẽ
gia nhiệt bằng cách bật đèn, và tắt đèn khi nhiệt độ cao.
2. Quạt tản đều nhiệt trong lò
Quạt này có tác dụng hút không khí bên trong buồng ấp thổi qua bóng
nhiệt của máy ấp. Không khí đi qua bóng đèn sợi đốt sẽ được làm nóng và
theo hệ thống điều gió thổi ra khắp buồng ấp. Quá trình này lặp lại tuần hoàn
giúp nhiệt độ bên trong buồng ấp được đồng đều hơn.

Tieu luan
26

Các tiêu chuẩn về việc lựa chọn thiết kế:


+ Tốc độ: Tốc độ lớn nhất mà bộ vi điều khiển hỗ trợ là bao nhiêu?
+ Kiểu đóng vỏ: Đây là điều quan trọng đối với yêu cầu về không gian,
kiểu lắp giáp và tạo mẫu thử cho sản phẩm cuối cùng. Đó là kiểu 40 chân DIP
hay QFP hay là kiểu đống vỏ khác.
+ Công suất tiêu thụ: Điều này đặc biệt khắc khe với những sản phẩm
dùng pin, ắc quy.
+ Dung lượng bộ nhớ RAM và ROM trên chip.
+ Khả năng nâng cấp cho hiệu suất cao hoặc giảm công suất tiêu thụ.
+ Giá thành cho một đơn vị: điều này quan trọng quyết định giá thành
cuối cùng của sản phẩm mà một bộ vi điều khiển được sử dụng.

3.2. Sơ đồ khối hệ thống

Hình 3.15 Sơ đồ khối hệ thống


Bằng việc sử dụng vi xử lý kết hợp các linh kiện điện tử cũng như lập
trình, khối xử lý trung tâm sẽ nhận các thông số đầu vào từ: cảm biến nhiệt
độ, khối nút ấn cài đặt các thông số từ phía giao diện người dùng, khối hiển

Tieu luan
27

thị đưa ra các thông tin từ đó cho ra các tín hiệu hợp lý đưa tới các khối hệ
thống riêng biệt để các hệ thống thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình.

Hình 3.16 Sơ đồ nguyên lí toàn mạch

Tieu luan
28

3.2.1. Khối xử lý trung tâm

Hình 3.17 Sơ đồ nguyên lí khối xử lý trung tâm


Khối vi điều kiển gồm vi điều khiển STM32F103C8T6 là trung tâm xử
lý tín hiệu. Vi điều khiển sẽ thực hiện các chức năng chính như sau:
- Đọc nút nhấn để đưa ra chế động hoạt động của hệ thống.
- Ở chế độ tự động thì vi điều khiển sẽ đọc nhiệt độ và độ ẩm rồi điều
khiển khối đầu ra, đưa ra phản hồi phù hợp để đảm báo điều kiện tốt cho lồng
ấp trứng.
- Ở chế độ điều khiển bằng tay thì vi điều khiển sẽ đọc nút nhấn để điều
khiển bật tắt các thiết bị của hệ thống.
- Điểu khiển LCD hiện thị các dữ liệu.
3.2.2. Khối hiển thị
+ Biến trở VR1 được dùng để điều chỉnh độ tương phản của LCD.

Tieu luan
29

+ LCD được sử dụng để hiện các thông số như: họ tên, mã sinh viên chế
động hoạt động, nhiệt độ, độ ẩm.

Hình 3.18 Sơ đồ nguyên lí khối hiển thị


3.2.3. Khối nút nhấn

Hình 3.19 Sơ đồ nguyên lí khối nút nhấn


- Khối nút nhấn gồm trở kéo nguồn 10K, tụ gốm lọc nhiễu 104 và nút
nhấn 2 chân thường mở.
- Bình thường các chân này luôn ở trạng thái thường mở khi nhấn nút
trạng thái thay đổi. Đồng thời vi điều khiển sẽ được kích thực hiện các
chương trình ngắt ngoài để chuyển chế độ hoặc bật tắt các thiết bị tùy thuộc
vào ta kích cho chân nào.
- Nút nhấn SW1 là nút nhấn chọn chế độ hoạt động.

Tieu luan
30

- Nút nhấn SW2 là nút nhấn bật/tắt đèn sợi đốt.


- Nút nhấn SW3 là nút nhấn bật/tắt quạt 1.
- Nút nhấn SW4 là nút nhấn bật/tắt quạt 2.
- Nút nhấn SW5 là nút nhấn reset của vi điều khiển.
3.2.4. Khối đầu ra
- Quạt 1 và 2 của hệ thống sẽ được bật khi vi điều khiển xuất ra mức
logic “1”.
- Bóng đèn sợi đột sẽ được điều khiển qua Opto cách ly quang
MOC3021 và Triac BT136. Khi vi điều khiển xuất ra mức 1 thì Led bên trong
opto sẽ phát quang kích dẫn 2 chân ngõ ra của opto thông nhanu, khi đó cực
G của Triac sẽ có được cấp nguồn và 2 chân MT1 và MT2 của Triac được
thông nhau, từ đó bóng đèn sẽ được cấp nguồn 220V xoay chiều, bóng đèn sẽ
sáng.

Hình 3.20 Sơ đồ nguyên lí khối đầu ra

Tieu luan
31

3.2.5. Khối nguồn

Hình 3.21 Sơ đồ nguyên lí khối nguồn


Sử dụng bộ nguồn adapter 12V cung cấp điện áp đầu vào cho mạch điện,
ưu điểm tiện lợi ổn định và tiết kiệm chi phí.
Từ apdapter 12V thông qua module hạ áp Buck LM2596 hạ áp xuống
5V cấp cho vi điều khiển và các linh kiện khác trong mạch.

Thông số kỹ thuật:
Bảng 3.7 Bảng thông số kỹ thuật LM2596
Thông số Tối thiểu Tối đa
Vin (V) 4.5 40
Vout (V) 3.3 37
Iout (A) 3

3.2.6. Khối cảm biến


Khối cảm biến dùng để đo nhiệt độ môi trường đưa đến bộ vi điều khiển.

Tieu luan
32

Hình 3.22 Sơ đồ nguyên lí khối cảm biến


3.3. Thiết kế mạch in

Hình 3.23 Sơ đồ mạch in 2D

Tieu luan
33

Hình 3.24 Sơ đồ mạch in 3D

Tieu luan
34

3.4. Thiết kế phần mềm


3.4.1. Yêu cầu thiết kế
+ Đo nhiệt độ của lò ấp trứng.
+ Đo nhiệt độ từ 0 đến 100 độ C.
+ Có thể cài đặt nhiệt độ theo yêu cầu
+ Làm việc với điện áp 220V/ 50 HZ.
+ Dùng sensor cảm ứng nhiệt.
+ Khi nhiệt độ tăng cao quá một giới hạn nào đó thì tắt cấp nhiệt
+ Khi nhiệt độ giảm thấp quá một giới hạn nào đó thì bật cấp nhiệt
3.4.2. Lưu đồ thuật toán
Lưu đồ thuật toán chương trình chính:

Hình 3.25 Lưu đồ thuật toán chương trình chính


Khi bắt đầu vào chương trình sẽ khởi tạo LCD và các tài nguyên của vi điều
khiển. Sau đó chương trình sẽ kiểm tra xem nút nhấn BT Mode. Nếu nút BT
Mode không được nhấn thì hệ thống sẽ hoạt động ở chế độ tự động, còn nếu
được nhấn thì hệ thống sẽ hoạt động ở chế độ điều khiển bằng tay. Các lần

Tieu luan
35

bấm nút BT Mode tiếp theo thì hệ thống sẽ lần lượt chuyển qua luân phiên
giữa 2 chế độ này.

Lưu đồ thuật toán chương trình chế độ tự động:

Hình 3.26 Lưu đồ thuật toán chương trình chế độ tự động


Khi nhiệt độ môi trường là 290C nhỏ hơn nhiệt độ cài đặt trong code (330C)
thì đèn sợi đốt và quạt 1 sẽ được bật, để làm tăng nhiệt độ lồng ấp.

Tieu luan
36

Khi nhiệt độ tăng lên lớn hơn nhiệt độ cài đặt (330C) thì đèn sợi đốt và quạt 1
sẽ được tắt, đồng thời bật quạt tản nhiệt để hút bớt nhiệt ra khỏi lồng ấp trứng.

Lưu đồ thuật toán chương trình chế độ thủ công:

Hình 3.27 Lưu đồ thuật toán chương trình chế độ thủ công

Tieu luan
37

Khi hoạt động ở chế độ điều khiển bằng tay, vi điều khiển đọc trạng thái của
nút nhấn. Mỗi nút nhấn tương ứng sẽ điều khiển bật tắt các thiết bị: Quạt 1,
quạt 2 và đèn sợi đốt.
3.5. Kết luận chương 3
Chương 3 trình bày về việc sử dụng các thiết bị, linh kiện đã dùng trong
quá trình hoàn thành sản phẩm và các kiến trúc tổng quan phục vụ cho việc
giải bài toán được đặt ra. Bằng những kiến thức đã được học, kết hợp với các
linh kiện để vận dụng những cơ sở lý thuyết thiết kế phần cứng và phần mềm
của hệ thống, phân tích nguyên lý hoạt động của các khối chức năng để xây
dựng một hệ thống đáp ứng yêu cầu thực tế.

3.6. Kết quả của đề tài


 Sau một thời gian tìm hiểu, nghiên cứu và thực hiện em đã đạt được
một số kết quả như sau:

Hình 3.28 Hình ảnh mặt sau của mạch thực tế

Tieu luan
38

Hình 3.29 Hình ảnh mặt trước của mạch thực tế

Tieu luan
39

Hình 3.30 Mô hình thực tế


Thực nghiệm
 Trường hợp 1: Chế độ tự động
- Khi nhiệt độ thực tế nhỏ hơn nhiệt độ cài đặt:

Tieu luan
40

Hình 3.31 Kết quả thực nghiệm chế độ tự động


+ Ta thấy khi nhiệt độ môi trường là 260C nhỏ hơn nhiệt độ cài đặt trong
code (330C) thì đèn sợi đốt và quạt 1 sẽ được bật, để làm tăng nhiệt độ lồng
ấp.
+ Khi nhiệt độ tăng lên lớn hơn nhiệt độ cài đặt thì đèn sợi đốt và quạt 1
sẽ được tắt, đồng thời bật quạt tản nhiệt để hút bớt nhiệt ra khỏi lồng ấp trứng.

Tieu luan
41

 Trường hợp 2: Chế độ điều khiển bằng tay


- Nhấn nút Auto/Manual để chuyển chế độ điều khiển.

Hình 3.32 Kết quả thực nghiệm chế độ thủ công


Có thể điều khiển bằng nút nhấn trên mô hình, nhấn các nút nhấn lần 1
để bật các thiết bị, nhấn các nút nhấn lần 2 để tắt các thiết bị.
Kết luận và đánh giá
Qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu, thực nghiệm em rút ra những
kết luận như sau:
- Ưu điểm:
+ Thiết kế và phát triển gắn với một mục tiêu cụ thể.
+ Giao diện giám sát và điều khiển đơn giản, dễ sử dụng.
+ Sản phẩm mang tính thực tế cao.
+ Mạch điều khiển thiết kế nhỏ gọn, chắc chắn.
+ Lấy thông số môi trường khá chính xác
+ Vi điều khiển đưa ra phản hồi và điều khiển tốt các thiết bị
của lồng ấp trứng
- Nhược điểm:
+ Thiết kế chưa được đẹp phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.

Tieu luan
42

+ Chỉ có thể cài đặt nhiệt độ trong code.


+ Chưa có cơ cấu cấu đảo trừng để tăng tỷ lệ ấp trứng thành
công.

Tieu luan
43

KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN


Kết luận
Bằng sự nỗ lực cố gắng của mình trong công việc thiết kế và hoàn thành,
bên cạnh đó còn là sự giúp đỡ nhiệt tình, tận tâm của cô Lê Thị Trang, bài
báo cáo này của em đã được hoàn thành đúng thời gian như đã định và đạt
yêu cầu đặt ra là tìm hiểu và thiết kế hệ thống điều khiển và giám sát nhiệt độ
lò ấp trứng gia cầm.
Trong quá trình thực hiện đồ án, em được tìm hiểu về các quy trình để
thiết kế, các yêu cầu, kiến thức cơ bản để thiết kế một lò ấp trứng tự động và
được ứng dụng thực tế từ các kết quả nghiên cứu này. Trong đồ án này em đã
tập trung nghiên cứu, thiết kế các phần trọng tâm của lò ấp trứng là:
- Xây dựng sơ đồ khối, sơ đồ nguyên lý hệ thống lò ấp trứng tự động.
- Xây dựng mô hình thực tế của lò ấp trứng.
- Xây dựng các chương trình điều khiển tự động cho hệ thống như: Hệ
thống tự động ổn định nhiệt độ, ...
Do thời gian có hạn vì vậy mà việc xây dựng mô hình thực tế của em
còn nhiều thiếu sót, em kính mong được sự đóng góp và chỉnh sửa tận tình
của thầy cô để đề tài của em có thể hoàn thiện hơn và trở thành tài liệu hữu
ích sau này cho các sinh viên khóa sau.
Hướng phát triển đề tài
Trong khoảng thời gian thực hiện đề tài do mặt hạn chế về thời gian
cũng như kinh nghiệm còn hạn chế nên mô hình của em chưa được hoàn hảo.
Vì vậy, để đề tài này thêm phong phú, mang nhiều tính thực tế, ứng dụng cao
hơn thì em xin đưa ra một số hướng phát triển như sau:
 Thiết kế mạch cần đẹp hơn, cần phải gia công PCB, mạch in 2 lớp.
 Thiết kế mạch ổn định, chính xác hơn.
 Mạch cần điều khiển và quản lý được nhiều thiết bị cần thiết trong
phòng ấp trứng hơn.

Tieu luan
44

 Thiết kế thêm cơ cấu đảo trứng để tăng tỷ lệ ấp trứng thành công.


Hy vọng với các vấn đề vừa nêu trên cùng ý tưởng khác của các bạn đọc,
các bạn đi sau sẽ phát triển đề tài phong phú và hoàn thiện hơn.

Tieu luan
45

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1] "Mactech (2008)" “Công ty cổ phần công nghệ Mactech Việt
Nam”.
http://mayaptrungmactech.com/tong-quan-may-ap-trung/tim-
hieu-ve-may-ap-trung.
[2] Vũ Trung Kiên, Phạm Văn Chiến, Nguyễn Văn Tùng (2014), Vi
điều khiển, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội .
[3] Bùi Thị Thu Hà, Ngô Mạnh Tiến, Trương Thị Bích Liên (2019),
Giáo trình kỹ thuật cảm biến, Nhà xuất bản khoa học và kỹ
thuật, Hà Nội.
[4] STMICROELECTRONICS (2011). “STM32F103VET6
Datasheet”. Truy cập ngày 10/11.
https://www.st.com/resource/en/datasheet/stm32f103ve.pdf .
[5] VinaFE.com (2020).” Cảm Biến Nhiệt Độ Và Độ Ẩm DHT11”.
Truy cập 10/11.
https://dientutuonglai.com/cam-bien-nhiet-do-va-do-am-
dht11.html
[6] Tailieu.vn (2010). “LCD 1602 (Tiếng việt)”. Truy cập ngày
22/11. https://tailieu.vn/doc/lcd-1602-tieng-viet-vuson-tk-
349368.html .
[7] Alldatasheet.vn. “BT136 bảng dữ liệu”. Truy cập ngày 21/11.
https://www.alldatasheet.vn/datasheet-pdf/pdf/880690/DYELEC
/BT136.html
[8] Alldatasheet.vn. “MOC3021 bảng dữ liệu”. Truy cập ngày 21/11.
https://www.alldatasheet.vn/datasheet-pdf/pdf/53870/FAIRCHIL
D/MOC3021.html

Tieu luan
46

Tieu luan
47

PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÔ HÌNH ĐIỀU KHIỂN VÀ


GIÁM SÁT NHIỆT ĐỘ LÒ ẤP TRỨNG GIA CẦM

Người hướng dẫn vận hành: Nguyễn Trọng Hậu

Tieu luan
48

Mục lục
1. Tổng quan về mô hình
2. Các bước sử dụng mô hình
3. Những chú ý khi sử dụng
4. Thông tin liên hệ

Tieu luan
49

1. Tổng quan về mô hình


Mặt trước của sản phẩm và mặt trên của sản phẩm

Mặt trước sản phẩm có màn hình hiển thị và 5 nút nhấn. Màn hình LCD
hiển thị cảnh báo và nồng độ PM 2.5. Các nút nhấn lần lượt ứng với các chức
năng sau:

Tieu luan
50

Nút 1: Đặt lại màn hình cùng các thông số đo được.


Nút 2: Bật/ tắt quạt số 2 (Quạt hút nhiệt khi nhiệt độ lớn hơn mức cài
đặt).
Nút 3: Bật/ tắt quạt số 1(Quạt tản nhiệt trong khu vực ấp).
Nút 4: Bật/ tắt đèn sợi đốt.
Nút 5: Chuyển đổi giữa chế độ tự động sang chế độ bằng tay và ngược
lại.
2. Các bước sử dụng mô hình
- Để cấp nguồn cho mô hình hoạt động ta cần cấp nguồn lớn hơn 7VDC
bằng Adapter qua Jack DC trên mô hình:

- Sau khi cấp nguồn cho hệ thống thì màn hình sẽ hiện thị họ và tên, mã
sinh viên của người thực hiện.

Tieu luan
51

- Nếu không có nút nhấn nào được nhấn thì hệ thống sẽ hoạt động theo
chế độ tự động. Màn hình LCD sẽ hiện thị “Chế độ tự động” ở hàng thứ nhất
và 2 thông số nhiệt độ thứ 2”. Hệ thống sẽ tự động điều khiển các thiết bị dựa
vào thông số nhiệt độ được cài đặt trong code chương trình:

+ Khi nhiệt độ môi trường nhỏ hơn nhiệt độ cài đặt trong code đèn
sợi đốt sẽ được bật để làm tăng nhiệt độ và quạt 1 sẽ được bật để
làm thoáng khí và nhiệt độ lan đều ra máy ấp.
+ Khi nhiệt độ tăng lên lớn hơn nhiệt độ cài đặt thì đèn sợi đốt và
quạt 1 sẽ được tắt, đồng thời bật quạt tản nhiệt để hút bớt nhiệt ra
khỏi máy ấp trứng.

Tieu luan
52

- Nếu nhấn nút chuyển mode thì hệ thống sẽ chuyển sang chế độ chế độ
thủ công. Màn hình LCD sẽ hiện thị “Chế độ thủ công” ở hàng thứ nhất và 2
thông số nhiệt độ, độ ẩm ở hàng thứ 2. Hệ thống sẽ điều khiển các thiết bị dựa
vào các nút nhấn chức nhấn.
3. Những chú ý khi sử dụng
- Không cấp nguồn lớn hơn 12 VDC cho sản phẩm tránh gây hỏng mạch.
- Không chạm vào mạch khi tay còn ướt.
- Đặt sản phẩm tại nơi khô ráo, tránh các môi trường có chứa hóa chất ăn
mòn và nơi có nhiệt độ quá cao.
4. Thông tin liên hệ
Họ và tên: Nguyễn Trọng Hậu
Số điện thoại: 0969989630
Email: tronghautkt@gmail.com

Tieu luan
53

PHỤ LỤC 2
Code trên phần mềm Keil C:
#include "main.h"
#include "tim.h"
#include "gpio.h"
#include "DHT.h"
void SystemClock_Config(void);
DHT_DataTypedef DHT11_Data;
uint8_t i=0;
uint8_t dem=0;
//uint8_t tt=0;
uint8_t nhietdo ;
uint8_t doam;
uint8_t DaoTrung =0;
//extern uint8_t pres = 50;
float dienap;
uint8_t tam1 = 0;
uint8_t tam2 = 0;
uint8_t tam3 = 0;
uint8_t tam4 = 0;
void Lcd_Cauhinh(void);//KHOI TAO LCD
void Lcd_Ghi_Lenh(char lenh);//GHI LENH
void Lcd_Ghi_Dulieu(char data);//GHI DATA
void LCD_DATA(unsigned char data)
{
HAL_GPIO_WritePin(GPIOB,GPIO_PIN_3, data&0x01 ?
GPIO_PIN_SET: GPIO_PIN_RESET);
HAL_GPIO_WritePin(GPIOB,GPIO_PIN_4, (data>>1)&0x01 ?
GPIO_PIN_SET: GPIO_PIN_RESET);

Tieu luan
54

HAL_GPIO_WritePin(GPIOB,GPIO_PIN_5, (data>>2)&0x01 ?
GPIO_PIN_SET: GPIO_PIN_RESET);
HAL_GPIO_WritePin(GPIOB,GPIO_PIN_6, (data>>3)&0x01 ?
GPIO_PIN_SET: GPIO_PIN_RESET);
HAL_GPIO_WritePin(GPIOB,GPIO_PIN_7, (data>>4)&0x01 ?
GPIO_PIN_SET: GPIO_PIN_RESET);
HAL_GPIO_WritePin(GPIOB,GPIO_PIN_8, (data>>5)&0x01 ?
GPIO_PIN_SET: GPIO_PIN_RESET);
HAL_GPIO_WritePin(GPIOB,GPIO_PIN_9, (data>>6)&0x01 ?
GPIO_PIN_SET: GPIO_PIN_RESET);
HAL_GPIO_WritePin(GPIOB,GPIO_PIN_10, (data>>7)&0x01 ?
GPIO_PIN_SET: GPIO_PIN_RESET);
}
void Lcd_Cauhinh (void)
{
//HAL_Delay(500);
Lcd_Ghi_Lenh(0x03); // // con tro tro ve dong dau tien
Lcd_Ghi_Lenh(0x38); // Giao tiep voi VDK bang 8 chan
Lcd_Ghi_Lenh(0x06); // Hien thi dich
Lcd_Ghi_Lenh(0x0c); //Bat hien thi, tat con tro
Lcd_Ghi_Lenh(0x01); //xoa con tro
}
void Lcd_Ghi_Lenh (char lenh)
{

HAL_GPIO_WritePin(GPIOB,GPIO_PIN_11,GPIO_PIN_RESET);//RS=0

HAL_GPIO_WritePin(GPIOB,GPIO_PIN_1,GPIO_PIN_RESET);//LCD_R
W=0;

Tieu luan
55

LCD_DATA(lenh);

HAL_GPIO_WritePin(GPIOA,GPIO_PIN_8,GPIO_PIN_SET);//LCD_EN=
1;
HAL_Delay(1);

HAL_GPIO_WritePin(GPIOA,GPIO_PIN_8,GPIO_PIN_RESET);//LCD_EN
= 0;
HAL_Delay(1);
//DWT_Delay_us(300); //10ms
}
void Lcd_Ghi_Dulieu (char data)
{

HAL_GPIO_WritePin(GPIOB,GPIO_PIN_11,GPIO_PIN_SET);//RS=1

HAL_GPIO_WritePin(GPIOB,GPIO_PIN_1,GPIO_PIN_RESET);//LCD_R
W=0;
HAL_GPIO_WritePin(GPIOA,GPIO_PIN_8,GPIO_PIN_SET);//
LCD_EN=1;
LCD_DATA(data);

HAL_GPIO_WritePin(GPIOA,GPIO_PIN_8,GPIO_PIN_SET);//LCD_EN=
1;
HAL_Delay(1);

HAL_GPIO_WritePin(GPIOA,GPIO_PIN_8,GPIO_PIN_RESET);//LCD_EN
= 0;
HAL_Delay(1);

Tieu luan
56

//DWT_Delay_us(10); //10us
}
void Lcd_Clear()
{
Lcd_Ghi_Lenh(0x01);
HAL_Delay(10);
}
void Lcd_Ghi_Chuoi (char *str)
{
while(*str)
{
Lcd_Ghi_Dulieu(*str);
str++;
}
}
char M[32];
void Auto_mode(void)//che do tu dong
{
Lcd_Ghi_Lenh(0x80);
sprintf(&M[0]," Che Do Tu Dong ");
Lcd_Ghi_Chuoi(&M[0]);
Lcd_Ghi_Lenh(0xC0);
sprintf(&M[0]," Tem:%2d",nhietdo);
Lcd_Ghi_Chuoi(&M[0]);
Lcd_Ghi_Lenh(0xC8);
sprintf(&M[0],"Hum:%2d",doam);
Lcd_Ghi_Chuoi(&M[0]);
if(nhietdo <= 33)
{

Tieu luan
57

HAL_GPIO_WritePin(GPIOA, GPIO_PIN_11, 1);


HAL_GPIO_WritePin(GPIOA, GPIO_PIN_10, 1);
HAL_GPIO_WritePin(GPIOA, GPIO_PIN_12, 0);
}
else
{
HAL_GPIO_WritePin(GPIOA, GPIO_PIN_11, 0);
HAL_GPIO_WritePin(GPIOA, GPIO_PIN_10, 0);
HAL_GPIO_WritePin(GPIOA, GPIO_PIN_12, 1);
}
}
void Man_mode(void) //che do dieu khien bang nut nhan
{
Lcd_Ghi_Lenh(0x80);
sprintf(&M[0]," Che Do Thu Cong ");
Lcd_Ghi_Chuoi(&M[0]);
Lcd_Ghi_Lenh(0xC0);
sprintf(&M[0]," Tem:%2d",nhietdo);
Lcd_Ghi_Chuoi(&M[0]);
Lcd_Ghi_Lenh(0xC8);
sprintf(&M[0],"Hum:%2d",doam);
Lcd_Ghi_Chuoi(&M[0]);
if(HAL_GPIO_ReadPin(GPIOA, GPIO_PIN_3)==0)
{
while (HAL_GPIO_ReadPin(GPIOA,
GPIO_PIN_3)==0) ;
HAL_GPIO_TogglePin(GPIOA, GPIO_PIN_12);
}
if(HAL_GPIO_ReadPin(GPIOA, GPIO_PIN_2)==0)

Tieu luan
58

{
while (HAL_GPIO_ReadPin(GPIOA,
GPIO_PIN_2)==0);
HAL_GPIO_TogglePin(GPIOA, GPIO_PIN_11);
}
if(HAL_GPIO_ReadPin(GPIOA, GPIO_PIN_1)==0)
{
while (HAL_GPIO_ReadPin(GPIOA,
GPIO_PIN_1)==0);
HAL_GPIO_TogglePin(GPIOA, GPIO_PIN_10);
}
}
int main(void)
{
MX_GPIO_Init();
MX_TIM4_Init();
DHT_GetData(&DHT11_Data);
nhietdo = DHT11_Data.Temperature;
doam = DHT11_Data.Humidity;
//HAL_Delay(3000);
Lcd_Cauhinh();
Lcd_Clear();
Lcd_Ghi_Lenh(0x80);
sprintf(&M[0],"NGUYEN TRONG HAU ");
Lcd_Ghi_Chuoi(&M[0]);
Lcd_Ghi_Lenh(0xC0);
sprintf(&M[0]," 2018607458 ");
Lcd_Ghi_Chuoi(&M[0]);
HAL_Delay(3000);

Tieu luan
59

Lcd_Clear();
HAL_Delay(300);
while (1)
{
DHT_GetData(&DHT11_Data);
nhietdo = DHT11_Data.Temperature;
doam = DHT11_Data.Humidity;
HAL_Delay(1000);
//Lcd_Clear();
Lcd_Ghi_Lenh(0xC0);
sprintf(&M[0]," Tem:%2d",nhietdo);
Lcd_Ghi_Chuoi(&M[0]);
Lcd_Ghi_Lenh(0xC8);
sprintf(&M[0],"Hum:%2d",doam);
Lcd_Ghi_Chuoi(&M[0]);
if ( dem%2==0)
{
Auto_mode();
}
else
{
Man_mode();
}
}

}
void SystemClock_Config(void)
{
RCC_OscInitTypeDef RCC_OscInitStruct = {0};

Tieu luan
60

RCC_ClkInitTypeDef RCC_ClkInitStruct = {0};


RCC_OscInitStruct.OscillatorType = RCC_OSCILLATORTYPE_HSI;
RCC_OscInitStruct.HSIState = RCC_HSI_ON;
RCC_OscInitStruct.HSICalibrationValue =
RCC_HSICALIBRATION_DEFAULT;
RCC_OscInitStruct.PLL.PLLState = RCC_PLL_NONE;
if (HAL_RCC_OscConfig(&RCC_OscInitStruct) != HAL_OK)
{
Error_Handler();
}
RCC_ClkInitStruct.ClockType = RCC_CLOCKTYPE_HCLK|
RCC_CLOCKTYPE_SYSCLK
|RCC_CLOCKTYPE_PCLK1|
RCC_CLOCKTYPE_PCLK2;
RCC_ClkInitStruct.SYSCLKSource = RCC_SYSCLKSOURCE_HSI;
RCC_ClkInitStruct.AHBCLKDivider = RCC_SYSCLK_DIV1;
RCC_ClkInitStruct.APB1CLKDivider = RCC_HCLK_DIV1;
RCC_ClkInitStruct.APB2CLKDivider = RCC_HCLK_DIV1;
if (HAL_RCC_ClockConfig(&RCC_ClkInitStruct,
FLASH_LATENCY_0) != HAL_OK)
{
Error_Handler();
}
}

void EXTI0_IRQHandler(void)
{
dem=dem+1;

Tieu luan
61

if( dem > 9) dem=0;


HAL_GPIO_EXTI_IRQHandler(GPIO_PIN_0);
}
void Error_Handler(void)
{
__disable_irq();
while (1)
{
}
}
#ifdef USE_FULL_ASSERT
void assert_failed(uint8_t *file, uint32_t line)
{
}
#endif

Tieu luan

You might also like