You are on page 1of 52

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1. KHỞI ĐỘNG MỀM (SOFT STARTERS) ...................................... 3


Tổng quan: ........................................................................................................ 3
Khởi động mềm là gì? ...................................................................... 3
Ứng dụng khởi động mềm vào thực tiễn ......................................... 4
Ưu nhược điểm của khởi động mềm................................................ 4
Các hãng sản xuất khởi động mềm (soft-starter). ............................................. 5
Tìm hiểu khởi động mềm ABB PSTX .............................................................. 5
Khởi động mềm ABB PSTX ........................................................... 5
Thông số kỹ thuật khởi động mềm ABB PSTX .............................. 6
Ứng dụng khởi động mềm ABB PSTX. .......................................... 6
Cấu trúc mạch lực và sơ đồ đấu dây. ............................................... 6
Giao diện vận hành. ......................................................................... 8
CHƯƠNG 2. BIẾN TẦN (INVERTER) ............................................................... 14
Biến Tần là gì? ................................................................................................ 14
Nguyên lý hoạt động của biến tần.................................................. 14
Phân loại biến tần ........................................................................... 15
Các hãng sản xuất biến tần.............................................................................. 16
Các kiểu truyền thông công nghiệp ................................................................ 20
Mạng truyền thông công nghiệp ASI: ............................................ 20
Mạng truyền thông Profibus .......................................................... 21
Mạng truyền thông CAN (Controller Area Network) ................... 24
Mạng truyền thông Modbus ........................................................... 25
Ethernet .......................................................................................... 28
Các loại biến tần trung thế. ............................................................................. 28
Biến tần CHH100 của hãng INVT ................................................. 28
Biến tấn ATV 1200 của hãng Schneider........................................ 31
CHƯƠNG 3. KHẢO SÁT CÁC THIẾT BỊ ĐIỀU KHIỂN CHUYÊN DỤNG
TRONG HỆ THỐNG CÂN BẰNG ĐỊNH LƯỢNG CỦA CÁC HÃNG ........... 34
Bộ điều khiển cân bằng điện tử AWE12 ........................................................ 34

1
Bộ điều khiển cân bằng định lượng Series BJ500B1 ......................................35
Cân bằng tải Belt Scale của Siemen ................................................................ 35
CHƯƠNG 4. CÁC LOẠI CẢM BIẾN TIỆM CẬN..............................................42
Phân Loại .........................................................................................................42
Cảm biến tiệm cận là gì? ................................................................ 42
Phân loại ......................................................................................... 42
Nguyên lý hoạt động và ứng dụng ...................................................................42
Nguyên lý hoạt động .......................................................................42
Ứng dụng ........................................................................................ 43
Các dạng đầu ra (output).................................................................................. 43
CHƯƠNG 5. MULTIDRIVES, CHỈNH LƯU TÍCH CỰC .................................45
Tìm hiểu ACS800 Multidrives ........................................................................45
Nguyên tắc của Multidrives ............................................................ 45
Những ưu điểm của cấu trúc multidrives........................................45
Những lợi ích của multidrives ........................................................ 45
Tìm hiểu bộ chỉnh lưu tích cực ........................................................................46
Giới thiệu về bộ chỉnh lưu tích cực ................................................ 46
Cấu trúc của chỉnh lưu tích cực ...................................................... 47
Điều kiện để chỉnh lưu tích cực hoạt động .....................................48
Giản đồ vector ................................................................................. 48
Các trạng thái chuyển mạch của bộ chỉnh lưu tích cực .................. 49
Phương pháp điều khiển chỉnh lưu PWM ......................................50
Các hãng sản xuất chỉnh lưu tích cực .............................................................. 51

2
Khởi động mềm
CHƯƠNG 1. KHỞI ĐỘNG MỀM (SOFT STARTERS)
Tổng quan:
Khởi động mềm là gì?
Khởi động mềm (soft start) là khởi động dùng bộ biến đổi điện áp xoay chiều để
điều khiển điện áp stato bằng cách điều khiển góc kích SCR.Thường dùng cho động
cơ vừa và lớn, động cơ nhỏ có thể dùng phương pháp đổi sao – tam giác.
Đặc trưng của khởi động mềm khác với các phương pháp khởi động khác. Khởi
động mềm có các thysistor trong mạch chính, và điện áp đặt vào động cơ được điều
chỉnh bởi mạch điều khiển. Bộ khởi động mềm sử dụng trong thực tế là khi trong quá
trình bắt đầu khởi động thì điện áp đặt vào động cơ thấp. Dòng khởi động và mô
men khởi động cũng thấp.
Một trong những lợi ích của phương pháp khởi động mềm này là khả năng để điều
chỉnh mô men chính xác khi cần thiết cho dù ứng dụng là tải hay không. Khởi
động mềm giúp tránh đi những ảnh hưởng xấu cho các thiết bị máy móc, và kết quả
là chi phí bảo trì thấp hơn.
Một tính năng của bộ khởi động mềm là chức năng dừng mềm, chức năng này thực
sự hữu ích khi dừng bơm, nơi mà xảy ra hiện tượng búa nước khi dừng trực tiếp như
trong khởi động sao- tam giác và khởi động trực tiếp. Chức năng dừng mềm cũng rất
hữu ích khi dừng băng tải vận chuyển các vật liệu dễ vỡ, có thể bị hư hỏng khi các
vành đai dừng quá nhanh.
Nguyên lý và cấu tạo của hoạt động của khởi động mềm
Bộ khởi động mềm không thay đổi tần số nguồn cấp giống như biến tần, thay
vào đó nó tăng dần điện áp cấp vào động cơ từ 1 mức điện áp định trước lúc vừa khởi
động lên đến điện áp định mức. Với phương pháp khởi động này, người sử dụng có
thể điều chỉnh được chính xác lực khởi động mong muốn, bất kể đó là khởi động
không tải hay có tải.
Mạch lực của hệ thống khởi động mềm gồm 3 cặp thyristor đấu song song
ngược cho 3 pha. Vì mômen động cơ tỉ lệ với bình phương điện áp, dòng điện tỉ lệ
với điện áp, mô men gia tốc và dòng điện khởi động được hạn chế thông qua điều
chỉnh trị số hiệu dụng của điện áp. Quy luật điều chỉnh này trong khi khởi động và
dừng nhờ điều khiển pha (kích mở 3 cặp thyristor song song ngược) trong mạch lực.

3
Khởi động mềm

Như vậy, hoạt động của bộ khởi động mềm hoàn toàn dựa trên việc điều khiển điện
áp khi khởi động và dừng, tức là trị số hiệu dụng của điện áp là thay đổi. Nếu dừng
động cơ, mọi tín hiệu kích mở thyristor bị cắt và dòng điện dừng tại điểm qua không
kế tiếp của điện áp nguồn.
Ứng dụng khởi động mềm vào thực tiễn
- Động cơ điện cho chuyên chở vật liệu.
- Động cơ bơm.
- Động cơ vân hành non tải lâu dài.
- Động cơ có bộ chuyển đổi (ví dụ hộp số, băng tải...)
- Động cơ có quán tính lớn (quạt, máy nén, bơm, băng truyền, thang máy, máy
nghiền, máy ép, máy khuấy, máy dệt …
Ưu nhược điểm của khởi động mềm
Ưu điểm của khởi động mềm: Khởi động mềm có thể điều chỉnh trơn, phạm vi điều
chỉnh rộng, có thể sử dụng dừng mềm, hiện nay với phát triển của điện tử công suất
thì giá cũng không cao lắm và hoạt động cũng khá ổn định, có thể dùng kết hợp để
điều chỉnh tốc độ động cơ.

4
Khởi động mềm
Nhược điểm của khởi động mềm: Khởi động mềm khó thi công, khó bảo trì
bảo dưỡng, điện áp và dòng điện sau điều chỉnh không sin hoàn toàn, càng điều chỉnh
càng bị méo và biên độ sóng hài càng cao hơn.
Các hãng sản xuất khởi động mềm (soft-starter).
ABB (Thụy Sĩ), Schneider (Đức), Siemens (Đức), Carlo Gavazzi (Italia),
Solcon (Israel), Chint (Trung Quốc), Danfoss (Newzealand), Gozuk (Trung Quốc),….

Tìm hiểu khởi động mềm ABB PSTX


Khởi động mềm ABB PSTX
Khởi động mềm ABB PSTX là dòng sản phẩm cao cấp của hãng ABB, được
thiết kế đa năng hơn nhằm đáp ứng các yêu cầu khác nhau trong công nghiệp.
Khởi động mềm ABB loại PSTX Sản phẩm mới ra mắt 2014.

Soft-Starter Type PSTX


 Dải công suất: 15-160 KW (400VAC)
 Khởi động 3 pha
 Tích hợp by-pass
 Chạy Jog tốc độ chậm

5
Khởi động mềm
 Sấy động cơ quá trình lâu không sử dụng
 Bo mạch phủ nhiệt đới hóa
 Khởi động 2 pha khi 1 pha lỗi.
 Màn điều khiển có thể tách ra ngoài vỏ tủ điện.
 Lắc đảo chiều động cơ bơm nhằm đẩy rác ra ngoài và tránh kẹt bơm lâu ngày
không sử dụng
Thông số kỹ thuật khởi động mềm ABB PSTX
 Hỗ trợ cho tất cả các giao thức truyền thông chính.
 Đầu ra tương tự để đo dòng điện, điện áp, hệ số công suất,…
 Hiển thị 15 ngôn ngữ cho thiết lập và vận hành dễ dàng.
 Bàn phím có thể tháo rời được xếp hạng IP66 (Loại 1, 4X, 12)
 Bảng mạch tráng, bảo vệ khỏi bụi, ẩm và bầu không khí ăn mòn
 Có thể đấu nối in-line và inside-delta.
 Dòng định mức của PSTX: 30 – 1250 A (inside-delta: 2160 A)
 Khởi động mềm và dừng mềm.
 Bộ điều khiển thyristor ba pha.
 Điện áp làm việc: 208-690 VAC.
 Điện áp điều khiển 100-250 VAC 50/60Hz.
 Tích hợp truyền thông Modbus RTU trong giám sát và điều khiển
 Chức năng bảo vệ quá tải động cơ.
 Có by-pass contactor.
 Bảo vệ kẹt động cơ.
Ứng dụng khởi động mềm ABB PSTX.
 Bơm ly tâm
 Chân vịt
 Máy nén khí
 Băng tải loại ngắn (nếu loại dài thì nâng lên 1 cấp)
 Thang máy, thang cuốn
 Quạt li tâm (nâng lên 1 cấp)
 Máy nghiền, máy khuấy, máy trộn, máy xay (nâng lên 1 cấp)
Cấu trúc mạch lực và sơ đồ đấu dây.

6
Khởi động mềm

Cấu trúc mạch lực

Các sơ đồ đấu dây

7
Khởi động mềm

Giao diện vận hành.


Giao diện người máy
a, Đèn báo hiệu

1. Ready màu xanh lá cây

8
Khởi động mềm
- Tắt: Khi điện áp cung cấp điều khiển Us ngắt hoặc không kết nối.
- Đèn nhấp nháy: Khi điện áp cung cấp điều khiển Us bật và điện áp hoạt động
Ue tắt.
- Ánh sáng ổn định: Khi điện áp cung cấp điều khiển Us đang bật và điện áp hoạt
động Ue đang bật.
2. Run màu xanh lá cây
- Tắt: Khi động cơ không chạy.
- Đèn nhấp nháy: Khi Softstarter đang điều khiển điện áp hoạt động Ue trong khi
bắt đầu hoặc dừng tăng.
- Ánh sáng ổn định: Khi điện áp hoạt động đầy đủ Ue được bật ở mức cao nhất.
3. Protection màu vàng
- Tắt: Khi Softstarter không ngắt bảo vệ
- Đèn nhấp nháy: Có thể bảo vệ bị ngắt và đặt lại.
- Ánh sáng ổn định: Không thể bảo vệ bị vấp và thiết lập lại.
4.Fault màu đỏ
- Tắt: Khi Softstarter không gặp sự cố
- Đèn nhấp nháy: Có thể xảy ra lỗi và đặt lại.
- Ánh sáng ổn định: Không xảy ra lỗi và thiết lập lại.
b, Keypad

1. Selection soft keys: là các phím mềm chọn có một chức năng nhất định cho từng
phím đối thoại, chẳng hạn như để chọn, để thoát, để thay đổi hoặc lưu trữ.

9
Khởi động mềm
2.Navigation keys: là các phím điều hướng trong menu và thay đổi các giá trị tham
số.
3. R\L-key: phím này để thay đổi điều khiển Softstarter giữa điều khiển cục bộ từ
HMI và điều khiển từ xa từ đầu vào hardwire hoặc bus trường
4. i-key: Sử dụng phím để nhận thông tin về HMI và cài đặt và trạng thái Softstarter.
Nhấn phím này để được trợ giúp và thông tin chung về cài đặt hiện tại trong HMI.
5. Stop key: là phím dừng cho Softstarter. Khi ta nhấn phím này, động cơ sẽ dừng với
các tham số đã đặt.
6. Start key: nhấn phím này, động cơ sẽ khởi động và vận hành với các thông số đã
đặt.
 Màn hình điều chỉnh

Với bàn phím, bạn có thể thay đổi cài đặt cho từng mục hoặc dưới dạng lựa chọn

các tham số mặc định cho các ứng dụng khác nhau. Bộ tham số mặc định được lưu

trữ để có thể đặt lại về giá trị mặc định. Khi giao tiếp bus trường được chọn, bạn có

thể thay đổi các tham số từ giao diện này.


c, Cấu hình HMI
Tại đây, ta có thể thay đổi các tham số của khởi động mềm

10
Khởi động mềm

Ví dụ ta có thể thay đổi dòng định mức qua động cơ, ta làm như sau:
Menu ParametersComplete list  Motor rated current Ie
d, Các biểu tượng trên màn hình
Các biểu tượng khác nhau có thể xuất hiện ở góc trên bên phải của màn hình
HMI.
1. Bàn phím khóa/ mở khóa
2. Hồ sơ dịch vụ
3. Khóa tham số bằng mã khóa
4. Khóa các khóa bằng mã khóa
5. Chế độ khẩn cấp

11
Khởi động mềm

o Các cổng kết nốí


 Nguồn cấp (1,2)

 Nối đất (22)


 Start and Stop (13, 14, 18, 19, 20, 21)
 Programmable inputs (15, 16, 17)
 Programmable output relay (4-12)
 Close bypass (2,3)
 Modbus RTU (19, 22, 23, 24, 30)

12
Khởi động mềm
 PTC/PT100 input (25, 26, 27)
 Analog output (29, 30)
o Mở rộng I/O
Nếu cần thêm đầu vào và đầu ra, ta có thể kết nối các thành phần:
• Mô đun mở rộng ABB Stotz DX1xx-FBP
Điều này sẽ cung cấp thêm:
• 8 đầu vào kỹ thuật số
• 4 rơle đầu ra
• 1 đầu ra tương tự
Kết nối cáp với các cổng 23,24, 28 và 30.

13
Biến tần

CHƯƠNG 2. BIẾN TẦN (INVERTER)


Biến Tần là gì?
Biến tần là thiết bị biến đổi dòng điện xoay chiều ở tần số này thành dòng điện
xoay chiều ở tần số khác có thể điều chỉnh được.
Nguyên lý hoạt động của biến tần.
Nguyên lý cơ bản làm việc của bộ biến tần cũng khá đơn giản. Đầu tiên, nguồn
điện xoay chiều 1 pha hay 3 pha được chỉnh lưu và lọc thành nguồn 1 chiều bằng
phẳng. Công đoạn này được thực hiện bởi bộ chỉnh lưu cầu diode và tụ điện. Nhờ vậy,
hệ số công suất cosphi của hệ biến tần đều có giá trị không phụ thuộc vào tải và có
giá trị ít nhất 0.96. Điện áp một chiều này được biến đổi (nghịch lưu) thành điện áp
xoay chiều 3 pha đối xứng. Công đoạn này hiện nay được thực hiện thông qua hệ
IGBT (transistor lưỡng cực có cổng cách ly) bằng phương pháp điều chế độ rộng xung
(PWM). Nhờ tiến bộ của công nghệ vi xử lý và công nghệ bán dẫn lực hiện nay, tần
số chuyển mạch xung có thể lên tới dải tần số siêu âm nhằm giảm tiếng ồn cho động
cơ và giảm tổn thất trên lõi sắt động cơ.

Hệ thống điện áp xoay chiều 3 pha ở đầu ra có thể thay đổi giá trị biên độ và tần
số vô cấp tuỳ theo bộ điều khiển. Theo lý thuyết, giữa tần số và điện áp có một quy
luật nhất định tuỳ theo chế độ điều khiển. Đối với tải có mô men không đổi, tỉ số điện
áp - tần số là không đổi. Tuy vậy với tải bơm và quạt, quy luật này lại là hàm bậc 4.
Điện áp là hàm bậc 4 của tần số. Điều này tạo ra đặc tính mô men là hàm bậc hai của
tốc độ phù hợp với yêu cầu của tải bơm/quạt do bản thân mô men cũng lại là hàm bậc
hai của điện áp.
Hiệu suất chuyển đổi nguồn của các bộ biến tần rất cao vì sử dụng các bộ linh
kiện bán dẫn công suất được chế tạo theo công nghệ hiện đại. Nhờ vậy, năng lượng
tiêu thụ xấp xỉ bằng năng lượng yêu cầu bởi hệ thống.
Ngoài ra, biến tần ngày nay đã tích hợp rất nhiều kiểu điều khiển khác nhau phù
hợp hầu hết các loại phụ tải khác nhau. Ngày nay biến tần có tích hợp cả bộ PID và
thích hợp với nhiều chuẩn truyền thông khác nhau, rất phù hợp cho việc điều khiển
và giám sát trong hệ thống SCADA.

14
Biến tần
Phân loại biến tần
Biến tần có nhiều loại, nếu chia theo nguồn điện đầu vào ta có 2 loại cơ bản là:
Biến tần cho động cơ 1 pha và biến tần cho động cơ 3 pha. Trong đó, biến tần cho
động cơ 3 pha được sử dụng rộng rãi hơn.
Các loại biến tần thường dùng hiện nay:
o Biến tần AC
Biến tần 1 pha – biến tần 3 pha dùng điện áp AC là loại biến tần phổ biến nhất &
được dùng rộng rãi trong công nghiệp. Hầu như 90% các motor trong nhà máy đều
dùng biến tần AC.
o Biến tần DC
Để điều chỉnh điện áp đầu vào 1 chiều cho động cơ DC thì biến tần DC là một
lựa chọn phù hợp nhất. Đây là loại biến tần dùng cho các ứng dụng đơn giản .

 Biến tần thay đổi nguồn điện đầu vào


Nếu chúng ta có một điện áp 1 pha 220V và có một động cơ 3 pha 220V thì có
thể dùng biến tần thay đổi nguồn điện đầu vào để khởi động động cơ.
Tương tự nếu chúng ta có điện áp 1 pha 220V mà muốn điều khiển động cơ 3 pha
380V có công suất lớn hơn 2.2KW thì cần làm các bước sau đây:
o Mua một biến áp 220V sang 380V – tần số 50Hz, tuỳ theo công suất mà chúng
ta chọn loại dòng 10-20 A
o Mua một biến tần 3 pha 380V có công suất lớn hơn công suất động cơ khoảng
20%
Đầu tiên cấp nguồn 220V cho biến áp, từ biến áp ra 380V chúng ta cấp cho biến
tần. Biến tần sẽ có 3 chân đầu vào L1-L2-L3 chúng ta kết nối nguồn 220V vào chân
L1/R và L3/T còn chân L2 không sử dụng .
Với cách làm này chúng ta đã có thể điều khiển Motor có công suất lớn với nguồn
220V để điều khiển motor 380V.
Đối với các motor 3 pha nguồn 220V có công suất dưới 2.2Kw thì chúng ta chỉ
cần dùng biến tần 1 pha 220V ra 3 pha 220V thì có thể dùng trực tiếp mà không cần
sử dụng tới máy biến áp.
 Biến tần chỉnh độ rộng xung
Biến tần điều chỉnh độ rộng xung (PWM) là loại biến tần phức tạp nhất. Nó cũng
cho phép Motor điện hoạt động hiệu quả hơn. PWM thực hiện điều này thông qua
việc sử dụng các bóng bán dẫn. Các bán dẫn chuyển đổi dòng điện một chiều ở các

15
Biến tần
tần số khác nhau và do đó cung cấp một loạt các xung điện áp cho động cơ động cơ
điện. Mỗi xung được chia thành từng phần để phản ứng với điện kháng của động cơ
điện và tạo ra dòng điện thích hợp trong động cơ điện.
 Biến tần Vector – biến đổi độ rộng xung
Biến tần vector dòng biến đổi độ rộng xung là một loại biến tần mới. Chúng sử
dụng một loại hệ thống điều khiển thường kết hợp chặt chẽ với động cơ điện một
chiều. Các biến tần có một bộ vi xử lý, chúng được kết nối với động cơ điện thông
qua một vòng điều khiển kín. Điều này cho phép bộ xử lý có thể kiểm soát chặt chẽ
hơn hoạt động của động cơ điện.
Các hãng sản xuất biến tần
a) Hitachi (Nhật):
Hitachi đã phát triển các Bộ biến tần để đáp ứng nhiều yêu cầu khác nhau theo các
ứng dụng đòi hỏi công suất từ 0,2kw đến 150kw. Các bộ biến tần của Hitachi có nhiều
kiểu với tính năng điều khiển vec-tơ không cảm biến tiên tiến, với mô-men khởi động
cao từ 200% trở lên ở 0,5Hz. Bộ biến tần SJ200 compact được giới thiệu gần đây ở
Khu vực Á Châu với các tính năng được cải tiến bao gồm bộ lọc EMI trong máy, bàn
phím rời và màn hình điều khiển, chức năng điều khiển được cải tiến với mô-men
khởi động cao từ 200% trở lên ở 1Hz.
b) ABB (Thụy Sĩ):
Biến tần ABB (bộ điều khiển động cơ, inverter, drive) được sản xuất theo tiêu
chuẩn Châu Âu (Thụy Điển). Ngoài chất lượng sản phẩm tốt, tính năng thông minh,
biến tần ABB còn được trang bị bộ lọc EMC cho phép giảm nhiễu tối đa và bảo vệ
môi trường. Trong công nghiệp, biến tần ABB được sử dụng rộng rãi từ các ứng dụng
đơn giản như bơm/quạt, băng tải... đến các ứng dụng phức tạp đòi hỏi độ chính xác
cao, moment lớn tại tốc độ thấp nhờ công nghệ DTC - Direct Torque Control duy nhất
có ở biến tần ABB.
c) Control Technique (UK):
Là nhà thiết kế và sản xuất biến tần (Inverter - Drive - Bộ điều khiển tốc độ động
cơ) hàng đầu thế giới của Anh Quốc, hiện tại đã sáp nhập với tập đoàn Emerson
(USA), là tập đoàn sản xuất đa lĩnh vực của Mỹ, đứng thứ 11 trong 20 công ty hoạt
động về công nghệ có lợi nhuận cao nhất thế giới:
Tại Mỹ, Emerson đứng đầu về lĩnh vực điện-điện tử và tự động hóa công nghiệp.
Biến tần Emerson (Inverter - Drive - Bộ điều khiển tốc độ động cơ) có kích thước nhỏ
gọn với sức mạnh vượt trội về các tính năng điều khiển. Sự sáp nhập của Control
Techniques (UK) với Emerson làm cho dòng sản phẩm biến tần Emerson trở nên đa
dạng và là lựa chọn phù hợp nhất cho tất cả các ứng dụng điều khiển từ đơn giản đến
phức tạp trong các nghành công nghiệp và sản xuất.
Với tính năng điều khiển mạnh mẽ, chất lượng ổn định và giá thành hợp lý, tại
Việt Nam, biến tần (Inverter - Drive - Bộ điều khiển tốc độ động cơ) Emerson và

16
Biến tần
Control Techniques được sử dụng rộng rãi, cho các ứng dụng điều khiển: hệ thống
bơm, quạt, điều hòa, thông gió (HVAC), hệ băng tải, thang máy, thang cuốn, hệ thống
thiết bị nâng hạ, cầu trục, cẩu trục, cẩu đế, cẩu tháp, nhà máy sản xuất cao su, nhựa,
xi măng, hóa chất, thực phẩm, nhựa, bao bì, in ấn, xeo giấy, ….
d) OMRON (Nhật Bản):
Được thành lập tại Nhật bản năm 1933, hiện tại có trên 25000 nhân viên và doanh
số bán hàng trên 5 tỷ USD mỗi năm. OMRON được coi là một trong những hãng
điện tử hàng đầu thế giới về công nghệ tự động hoá.
Các thiết bị tự động của OMRON có chất lượng cao, được sản xuất với công nghệ
mới nhất và rất đa dạng: từ công tắc đơn giản, rơ le các loại, bộ định giờ, bộ đếm, cảm
biến, kiểm soát nhiệt độ, … cho tới các thiết bị điều khiển chương trình hiện đại. Tất
cả có gần 20.000 mặt hàng khác nhau, liên tục được cải tiến.
Biến tần Omron sản xuất tai nhật bản, giá thành hợp lý, chất lượng tốt. Các dòng
biến tần OMRON: Biến tần 3G3MX2 Đa năng ca cấp, giá hợp lý. Biến tần loại nhỏ
3G3JX. Biến tần loại trung 3G3MX Biến tần loại lớn 3G3RX.
e) Shihlin Electric (Đài Loan):
Là thương hiệu nổi tiếng hàng đầu Đài Loan và thế giới của tập đoàn Shihlin
Electric liên doanh với Mitsubishi Electric/ Nhật Bản về các sản phẩm thiết bị điện và
tự động hóa.
Biến tần Shihlin (Inverter, AC Drive, Variable Speed Drive) với các dòng sản
phẩm đa dạng: SE Series, SS Series, SE2 Series,SS2 Series, SF-G Series, SH Series,
phù hợp cho tất cả các ứng dụng điều khiển từ đơn giản đến phức tạp, tải nhẹ, tải nặng
trong các nghành công nghiệp, sản xuất: máy xeo giấy, thu xả cuộn, cắt cuộn, bao bì
giấy, máy in màu, máy cán kéo dây đồng, cáp điện, cán kéo thép, dây chuyền tôn mạ
kẽm, mạ màu, máy đùn nhựa, tráng màng, bao bì nhựa, máy dệt nhuộm, máy CNC
chế biến gỗ, cơ khí, máy chế biến thực phẩm, sản xuất cao su, máy ly tâm, máy khuấy,
máy trộn, hệ thống bơm nước tăng áp, điều hòa thông gió tòa nhà, HVACR, thang
máy, cầu trục, cẩu tháp, băng tải, …
f) Siemens (Đức):
Là hãng chuyên cung cấp động cơ motor Siemens, cầu chì siemens, các thiết bị tự
động, biến tần siemens, PLC siemens, logo, HMI, modul, thiết bị đóng cắt...HTP Tech
là đại lý phân phối động cơ Siemens và các mặt hàng khác của động cơ Siemens.
g) Tecorp (Đài Loan):
TECORP TECHNOLOGY. là một công ty quy mô lớn, tập trung vào R & D, sản
xuất và bán TECORP AC MOTOR SPEED CONTROLLER / Biến tần, Biến áp, điều
khiển động cơ AC. Bên cạnh AC Servo Driver, họ cũng bán các thiết bị điều khiển tự
động bao gồm động cơ (máy móc), máy chủ, HMI, PLC, thiết bị điện hạ thế và cung
cấp các kỹ năng tái thiết chuyên nghiệp và dịch vụ của các thương hiệu khác về Bộ
điều khiển tốc độ động cơ AC/ Biến áp, Biến tần, điều khiển động cơ AC.

17
Biến tần
h) LS Industrial Systems (Hàn Quốc):
Là hãng sản xuất ra biến tần LS (LS inverter). Biến tần LS đã được sử dụng phổ
biến ở Việt Nam trong nhiều năm qua. Ưu điểm nổi bật là chất lượng tốt, hoạt động
ổn định và đặc biệt là giá thành thấp hơn so với nhiều thương hiệu biến tần nổi tiếng
đến từ Nhật Bản và các nước Châu Âu.
i) Fuji Electric (Nhật Bản):
Biến tần Fuji là dòng sản phẩm chủ đạo của Fuji Electric đến từ Nhật Bản. Fuji
không chỉ nổi tiếng tại thị trường Nhật Bản mà còn nổi tiếng trên toàn thế giới. Sản
phẩm của Fuji Electric rất đa dạng từ Biến tần, PLC, HMI, Máy cắt, Contactor, Rơ le
nhiệt, UPS, Máy biến áp,... Trong nhiều năm qua Fuji đã được biết đến bởi sản phẩm
tiêu chuẩn chất lượng cao, hoạt động ổn định, đáp ứng được những yêu cầu kỹ thuật
khắt khe trong công nghiệp.

Đặc điểm nổi bật của biến tần Fuji Electric:


1 - Thân thiện với môi trường: Biến tần Fuji đáp ứng các tiêu chuẩn hạn chế chất độc
hại (RoHS) của EU, thân thiện với con người và với môi trường.
2 - Nâng cao hiệu suất điều khiển: Biến tần Fuji giúp nâng cao hiệu suất động cơ. Đa
dạng sản phẩm đáp ứng mọi yêu cầu từ đơn giản đến các hệ thống điều khiển phức
tạp. Cung cấp giải pháp giúp tiết kiệm năng lượng hiệu quả.
3 - Độ bền cao và dễ bảo trì: Tuổi thọ lên tới 10 năm. Việc nâng cấp cũng như bảo trì
biến tần Fuji rất dễ dàng.
4 - Dễ sử dụng: Biến tần Fuji được cài đặt thông số trực tiếp thông qua bảng điều
khiển hoặc cài đặt từ xa trên máy tính.
j) Mitsubishi Electric (Nhật Bản):
Biến tần Mitsubishi (Inverter Mitsubishi) được sản xuất bởi Mitsubishi Electric là
thương hiệu nổi tiếng của Nhật Bản. Trong nhiều năm qua biến tần Mitsubishi đã
được sử dụng rất phổ biến tại Việt Nam. Do đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật khắt
khe trong công nghiệp, chất lượng tốt, hoạt động ổn định nên biến tần Mitsubishi được
khách hàng tin tưởng sử dụng trong các dây truyền sản xuất, hệ thống tự động hóa, hệ
thống điều khiển trong các nhà máy, tòa nhà,...
Đặc điểm nổi bật của biến tần Mitsubishi:
1 - Thân thiện với môi trường: bộ lọc EMC giảm nhiễu điện từ (được tích hợp trong
FR-A800, FR-F800). Có thể được kết hợp với cuộn kháng AC và DC để triệt tiêu
dòng điện hài nhằm cải thiện hệ số công suất. Biến tần Mitsubishi đáp ứng các tiêu
chuẩn hạn chế chất độc hại (RoHS) của EU, thân thiện với con người và với môi
trường.

18
Biến tần
2 - Nâng cao hiệu suất điều khiển: Biến tần Mitsubishi cung cấp khả năng điều khiển
mạnh mẽ và chính xác. Nâng cao hiệu suất động cơ. Cung cấp giải pháp giúp tiết kiệm
năng lượng hiệu quả.
3 - Độ bền cao và dễ bảo trì: Tuổi thọ quạt làm mát và tụ điện lên tới 10 năm. Độ suy
giảm của tụ điện mạch chính, tụ điện mạch điều khiển và điện trở giới hạn dòng điện
có thể được theo dõi. Biến tần tự chẩn đoán mức độ suy giảm và đưa ra cảnh báo, cho
phép ngăn ngừa sự cố. Việc nâng cấp cũng như bảo trì rất dễ dàng.
4 - Dễ sử dụng: Cài đặt thông số biến tần trực tiếp thông qua bảng điều khiển hoặc cài
đặt từ xa trên máy tính thông qua FR Configurator, FR Configurator2.

k) INVT (Trung Quốc):


INVT là Tập đoàn quốc tế công nghệ cao trong sản xuất biến tần, thiết bị tự động
hóa,... Các sản phẩm của INVT được sử dụng rộng rãi trên thế giới trong đó biến tần
INVT là sản phẩm chủ lực. Ưu điểm biến tần INVT là giá thành thấp hơn nhiều so
với các thương hiệu nổi tiếng khác, sản phẩm đa dạng đáp ứng mọi yêu cầu phổ thông
và chuyên dụng.
l) KDE (Trung Quốc):
Hãng Biến tần KDE Thương hiệu Top 5 tại Trung Quốc có trụ sở tại Thâm Quyến
– Quảng Đông với kinh nghiệm gần 20 năm trong lĩnh vực chế tạo biến tần với các
model KDE200 loai Mini và KDE300A với các dải điện áp 220V, 380V với công suất
từ 0,4kw đến 630 KW.
Linh kiện công suất (IGBT) được lắp ráp từ tập đoàn INFINEON- ĐỨC.
Mạch điều khiển dùng các loại linh kiện tốt nhất(Texas Instruments), bố trí linh
kiện hợp lý để tuổi thọ biến tần tăng cao, vận hành tốt trong các điều kiện khắc nghiệt
về nhiệt độ cao, bụi bẩn và độ ẩm cao như ở Việt Nam.
Phầm mềm điều khiển biến tần được mua từ hãng nổi tiếng của CHÂU ÂU, thiết
kế tối ưu nhất cho các ứng dụng, để biến tần đạt hiệu năng cao nhất, điều khiển linh
hoạt cho động cơ các máy móc khác nhau, các phương pháp khác nhau.
Khả năng bảo vệ động cơ tốt trong nhiều điều kiện khác nhau về quá tải, quá áp,
mất pha, Chập đầu ra và nhiều tính năng bảo vệ thông dụng khác.
Biến tần KDE do công ty Hưng Long nhập khẩu.
m) Yaskawa Electric (Nhật Bản):
Biến tần Yaskawa của tập đoàn Yaskawa Electric – thành lập vào năm 1915 tại
Kitakyushu, Nhật Bản, là tập đoàn hàng đầu thế giới trong sản xuất và cung cấp các
sản phẩm trong lĩnh vực biến tần, truyền động điện, robot công nghiệp trên thế giới.
Biến tần Yaskawa được sản xuất trên toàn cầu như: Mỹ, Anh, Nhật, Trung Quốc,
v.v..Tính đến năm 2015, Yaskawa đã cung cấp ra thị trường hơn 20 triệu sản phẩm

19
Biến tần
biến tần các loại và trở thành nhà sản xuất có số lượng biến tần được phân phối lớn
nhất tính đến nay.
n) Biến tần Chint (Trung Quốc):
Biến tần Chint là 1 sản phẩm cao cấp đến từ thương hiệu Chint Nhà sản xuất thiết
bị điện công nghiệp chiếm thị phần lớn tại Trung Quốc.Biến tần Chint sử dụng công
nghệ hiện đại mới nhất giúp cho sản phẩm của hãng có những tính năng nổi trội, ổn
định và an toàn hơn các sản phẩm cùng loại hoặc tương đương trên thị trường.
Biến tần Chint được sử dụng trong các hệ thống thiết bị điện công nghiệp trong
các nhà máy, nhà xưởng, khu chế xuất, các trạm biến áp, biến thế, công trình công
cộng và điện lưới…..Biến tần Chint được khuyến cáo sử dụng rộng rãi trong hầu hết
các thiết bị điện công nghiệp, thiết bị điện Chint, Thiết bị điện Trung Quốc được khách
hàng tin tưởng sử dụng đánh giá cao về chất lượng, giá thành hợp lý bên cạnh tính
năng biến đổi dòng điện xoay chiều ở tần số này thành dòng điện xoay chiều ở tần số
khác có thể điều chỉnh được.
o) Vicruns Electric (Trung Quốc):
Là một doanh nghiệp công nghệ cao với các sản phẩm biến tần, điều khiển servo,
đều khiển đặc biệt trong công nghiệp và hệ thống R & D, sản xuất, bán hàng và dịch
vụ.
Chuyên cung cấp các sản phẩm được tiêu chuẩn hóa lâu dài, tin cậy và giải pháp
hệ thống cá nhân cho người dùng. Là một doanh nghiệp công nghệ cao và phần mềm
doanh nghiệp quốc gia, Vicruns Electric tại Tương Đàm và Thâm Quyến lần lượt
thành lập trung tâm R & D, chuyên về nghiên cứu và phát triển của nền tảng công
nghệ cốt lõi, công nghệ ứng dụng công nghiệp và các sản phẩm mới. Hiện nay đã làm
chủ được công nghệ điều khiển vector hiệu suất cao, công nghệ điều khiển mô-men
xoắn, công nghệ servo và nam châm đồng bộ, công nghệ ổ đĩa động cơ vĩnh cửu và
nền tảng công nghệ cốt lõi trong nước và quốc tế hàng đầu khác. Kiểm soát phong
phú chuẩn chuyển động và biến tần trong công nghiệp chuyên ngành, tất cả các sản
phẩm đều có quyền sở hữu trí tuệ độc lập, được sử dụng rộng rãi trong điện, khai thác
mỏ, luyện kim, dầu khí, công nghiệp hóa chất, vật liệu xây dựng, nâng hạ, máy công
cụ, dệt , giấy, bao bì, tự động hóa công nghiệp, đô thị và công nghiệp nhẹ và công
nghiệp khác.

Và còn rất nhiều hãng nữa…


Các kiểu truyền thông công nghiệp
Mạng truyền thông công nghiệp ASI:
Giao tiếp ASI (Actuator Sensor Interface) hay giao tiếp actuator / sensor là hệ thống
kết nối cho cấp quá trình thấp nhất trong hệ thống tự động hóa. Các kiểu actuator và
sensor nhị phân đơn giản nhất được nối với trạm hệ thống tự động qua Bus giao tiếp
AS (ASI bus). Giao tiếp này ra đời vào năm 1994.

20
Biến tần

Vị trí của ASI trong một mạng truyền dữ liệu


Đặc Tính của giao tiếp ASI.
 ASI được tối ưu hóa để kết nối các sensor và các actuator nhị phân. Cáp ASI
được sử dụng vừa để trao đổi dữ liệu giữa các sensor và các actuator và master
cũng như vừa cung cấp điện nguồn cho các sensor.
 Đơn giản hóa cấu trúc liên kết giữa các thiết bị.
 Giảm đáng kể giá thành dây nối và công lắp đặt hệ thống.
 Nâng cao độ chính xác trong truyền dữ liệu.
 Nâng cao độ linh hoạt và tính năng mở của hệ thống.
 Đơn giản hóa, tiện lợi trong việc chẩn đoán, định vị lỗi (sự cố các thiết bị)
 Nâng cao khả năng tương tác giữa các thành phần (phần cứng và phần mềm)
nhờ giao diện chuẩn.
 Mở rộng nhiều chức năng và khả năng ứng dụng mới của hệ thống (có khả
năng điều khiển phân tán, điều khiển giám sát từ xa qua internet).
 Thời gian đáp ứng nhanh: ASI master cần tối đa 5ms để trao đổi dữ liệu tuần
hoàn đến 31 trạm.
 Với các ASI module thì có thể lên đến 124 sensor và 124 actuator hoạt động
trên cáp ASI.
Mạng truyền thông Profibus
Profibus là một Bus trường chuẩn mở rộng, không phụ thuộc vào nhà sản xuất dùng
cho các ứng dụng trong tự động hóa sản xuất và xử lý. Sự độc lập và tính mở rộng
được đảm bảo theo tiêu chuẩn quốc tế EN 50170 và EN 50254. PROFIBUS cho phép
truyền thông giữa các thiết bị của các nhà sản xuất khác nhau không đòi hỏi giao tiếp

21
Biến tần
đặc biệt. PROFIBUS không những sử dụng cho các ứng dụng nhanh theo chu kỳ mà
còn cho các nhiệm vụ truyền thông đặc biệt. Nhờ sự phát triển kỹ thuật liên tục mà
PROFIBUS vẫn còn là một hệ thống truyền thông công nghiệp trong tương lai.

PROFIBUS & ETHERNET


PROFIBUS có các phương thức truyền thông được chia theo dạng truyền thông
(Communication Profiles): DP và FMS. Tùy thuộc vào ứng dụng có thể sử dụng kỹ
thuật truyền RS_485, IEC_1158-2 hoặc cáp quang. Trong tài liệu kỹ thuật nâng cao,
tổ chức sử dụng PROFIBUS đang thực thi các khái niệm chung cho tích hợp dựa trên
cơ sở TCP/IP.
Dạng ứng dụng (Application profiles): qui định các phương thức và công nghệ
truyền tùy chọn cần thiết theo vùng ứng dụng cho các loại thiết bị. Các Profiles này
cũng quy định các đặc tính thiết bị mở rộng của nhà sản xuất.
o Dạng truyền thông (Communication profiles)
PROFIBUS communication Profiles quy định các trạm truyền dữ liệu nối tiếp của
nó qua môi trường truyền chung như thế nào.
1. DP
DP là dạng truyền thông được sử dụng nhiều nhất. Nó tối ưu hóa tốc độ truyền,
hiệu quả và chi phí kết nối và được thiết kế đặc biệt cho truyền thông giữa các hệ

22
Biến tần
thống tự động và ngoại vi phân tán. DP, là sự thay thế phù hợp cho truyền tín hiệu
song song 24V thông thường trong tự động hóa sản xuất cũng như truyền tín hiệu
Analog 4…20mA hoặc Hart trong tự động hóa xử lý.
2. FMS
Đây là dạng truyền thông đa năng cho các công việc truyền thông theo yêu cầu.
FMS mang lại các chức năng truyền thông hiện đại cho truyền thông giữa các thiết bị
thông minh (Intelligent Device). Tuy nhiên do sự phát triển kỹ thuật của PROFIBUS
và việc sử dụng TCP/IP ở cấp Cell mà FMS ngày càng chiếm một vai trò ít quan trọng
trong tương lai.

Tổng quan về công nghệ PROFIBUS


o Kỹ thuật truyền
Vùng ứng dụng của hệ thống Bus trường chủ yếu được xác định bằng sự lựa
chọn kỹ thuật truyền hiện có. Cũng như các yêu cầu chung dựa trên hệ thống bus
như độ tin cậy, khoảng cách lớn và tốc độ truyền cao. Trong tự động hóa xử lý các
yêu cầu khác phải được thỏa mãn như hoạt động trong các vùng nguy hiểm, truyền
dữ liệu và năng lượng trên cùng một cáp. Bởi vì vẫn chưa thể thỏa mãn tất cả các
yêu cầu bằng một kỹ thuật truyền chung nên hiện vẫn có 3 phương pháp truyền
(Physical profiles) cho PROFIBUS là:
o RS_485 dùng cho các ứng dụng vạn năng.
o IEC_1158-2 dùng trong tự động hóa quá trình.
o Cáp quang dùng chống nhiễu và mạng có khoảng cách truyền lớn.
Trong tài liệu kỹ thuật nâng cao, có khuynh hướng dùng các phần của Ethernet
thương mại với 10Mbit/s và 100Mbit/s như là cấp vật lý cho PROFIBUS.

23
Biến tần
Các bộ nối (Coupler) và Link dùng cho việc chuyển đổi giữa các kỹ thuật
truyền khác nhau.
 Ứng dụng
PROFIBUS Application Profiles mô tả các tác động qua lại giữa phương thức truyền
thông với kỹ thuật truyền được sử dụng. Chúng cũng qui định các đặc tính của thiết
bị trường trong suốt quá trình truyền thông qua PROFIBUS. Quy định ứng dụng quan
trọng nhất của PROFIBUS là các quy định (Profiles) về PA, trong đó quy định các
thông số và khối chức năng của thiết bị tự động hóa quá trình như các bộ chuyển đổi
đo, các van, các bộ định vị. Cao hơn là các bộ điều khiển tốc độ, HMI và các bộ mã
hóa (Encoder) quy định các đặc tính thiết bị mở rộng của nhà sản xuất.
Mạng truyền thông CAN (Controller Area Network)
Controller area Network (CAN) là giao thức giao tiếp nối tiếp hỗ trợ mạnh cho
những hệ thống điều khiển thời gian thực phân bố (distributed realtime control system)
với độ ổn định, bảo mật và đặc biệt chống nhiễu cực kỳ tốt.
Điểm nổi trội nhất ở chuẩn CAN là tính ổn định và an toàn. Nhờ cơ chế phất hiện
và xử lỗi cực mạnh, lỗi CAN messages hầu như được phát hiện. theo thống kê, xác
suất để một message của CAN bị lỗi không được phát hiện là : ρ < 4.7 x 10-11 x error
rate. Ví dụ: cho rằng nếu giả sử cứ 0.7s thì môi trường tác động lên đường truyền
CAN làm lỗi 1bit. Và giả sử tốc độ truyền là 500kbits/s. Hoạt động 8h/ngày và
365ngày/ năm. Thì trong vòng 1000 năm trung bình sẽ có một frame bị lỗi mà không
phát hiện. Công nghệ cáp của mạng CAN có đường dẫn đơn giản, giảm tối thiểu hiện
tượng sự dội tín hiệu. Sự truyền dữ liệu thực hiện nhờ cặp dây truyền tín hiệu vi sai,
có nghĩa là chúng ta đo sự sai lệch giữa 2 đường CAN H và CAN L, đường dây kết
thúc bằng điển trở 120 ôm ở mỗi đầu.
Mạng CAN được tạo thành bởi một nhóm các nodes. Mỗi node có thể giao tiếp
với bất kì nodes nào khác trong mạng. việc Việc giao tiếp được thực hiện bằng việc
truyền đi và nhận các gói dữ liệu – bản tin hay gọi là message. Mỗi loại message trong
mạng CAN được gán cho một ID- một số định danh tùy theo mức độ ưu tiên của
message đó.
Mạng CAN thuộc loaị message base system khác với addres base system, mỗi
loại message được gán một ID. Những hệ thống address base thì mỗi nodes được gán
một ID. Message base system có tính mở hơn vì khi thêm, bớt một node hay thay một
nhóm node bằng 1 node phức tạp hơn không làm ảnh hưởng đến cả hệ thống. có Có
thể có vài node nhận message và cùng thực hiện một nhiệm vụ. Hệ thống điều khiển
phân bố trên mạng CAN có tính mở, dễ dàng thay đổi mà không cần thiết kế lại toàn
bộ hệ thống. Mỗi node có thể nhận nhiều loại message khác nhau, ngược lại một
message có thể nhận bởi nhiều node và công việc được thực hiện một cách đồng bộ
trong hệ thống phân bố.ID của message phụ thuộc vào mức độ ưu tiên của message.
Mô hình OSI trong mạng CAN

24
Biến tần

Mô hình mạng ISO


Trong mạng CAN, mô hình OSI chỉ gồm 3 lớp: lớp ứng dụng- application layer, lớp
liên kết dữ liệu Data-link layer và lớp vật lí- Physical Layer.
Lớp vật lý đề cập tới việc truyền tín hiệu, vì thế định nghĩa cụ thể phương thức định
thời, so nhịp bit (bit-timing), phương pháp mã hóa và đồng bộ.
Lớp điều khiển liên kết logic (LLC) đề cập tới các dịch vụ gửi dữ liệu, lọc thông báo,
thông báo tình trạng qua tải và hồi phục trạng thái.
Lớp điều khiển truy nhập (MAC) có trách nhiệm tạo khung thông báo điều khiển truy
nhập môi trường, xác nhận thông báo và kiểm soát lỗi.
Mạng truyền thông Modbus
Modbus là gì?
Modbus là một chuẩn truyền thông công nghiệp được phát triển bởi Modicon (nay
thuộc về Schneider) vào năm 1979 thay thế các chuẩn truyền thông truyền thống để
truyền về PLC hoặc Scada. Cách hoạt động của Modbus dựa trên nguyên tắc Master
– Slave trên đường truyền RS232 và RS485.

25
Biến tần

Mô hình kết nối tín hiệu modbus RTU đưa lên Internet
Modbus trở thành một chuẩn truyền thông công nghiệp tiêu chuẩn bởi nó : ổn
định – đơn giản – dể sử dụng & miễn phí. Điều này có nghĩa rằng các nhà sản xuất có
thể tự tích hợp chuẩn Modbus vào sản phẩm của họ mà không cần trả tiền bản quyền.
Chỉ cẩn các thiết bị cùng chung một chuẩn với nhau thì có thể giao tiếp với
nhau mà không cần quan tâm nó là thiết bị gì của hãng nào sản xuất. Đây chính là ưu
điểm vượt trội so với các chuẩn truyền thông khác như: Profibus, Canopen,
Manchester.
Modbus được sử dụng để kết nối với máy tính với các thiết bị đầu cuối (RTU)
hay hệ thống SCADA. Có nhiều loại Modbus: Modbus RTU, Modbus ASCII, Modbus
TCP/IP.
Ứng dụng của Modbus RTU
Sử dụng chuẩn truyền thông Modbus RTU giúp kết nối tất cả các thiết bị (max
128 địa chỉ) trên 2 dây tín hiệu RS485.

26
Biến tần

Các Modbus Slave nhận dữ liệu từ analog truyền về máy tính thông qua 2
dây RS485
Với mỗi modbus Slave tương ứng với một từ 4-8 tín hiệu Analog đầu vào hoặc
nhiều hơn với 10 Digital. Các tín hiệu mắc song song nhau truyền vào Gateway để
truyền lên internet thông qua Modul R-Key hoặc Z-key.
Như vậy tất cả các tín hiệu chỉ truyền đi trên 2 dây cho rất nhiều loại tín hiệu
khác nhau thông qua các Modul Modbus RTU. PLC hay các thiết bị có chuẩn
Moddbus có thể giao tiếp với các thiết bị đo tại bất kỳ nơi nào thông qua Modbus TCP
hay còn gọi là Modbus IP.
Modbus hoạt động như thế nào?
Modbus RTU hoạt động dựa trên nguyên tắc Master–Slave tức là một bên nhận
(Master) và một bên truyền tín hiệu (Slave) thông qua địa chỉ thanh ghi. Phương thức
truyền của Modbus RTU bằng đường truyền vật lý RS232 hoặc RS485, Modbus
TCP/IP thì truyền trên địa chỉ IT thông qua Internet.

27
Biến tần

Cách chuyển đổi tín hiệu 4-20mA sang RS485


Bộ chuyển đổi Z-8AI nhận 8 tín hiệu analog dạng 4-20mA hoặc 0-10V chuyển
sang Modbus RTU 2 dây trên nên tảng RS485 thông qua hệ Hexadecimal (“hệ số
Hexadecimal” xem thêm tại https://huphaco.vn/modbus-rtu-la-gi/ ).
Ethernet
Ethernet làmột họlớn và đa dạng gồm các công nghệ mạng dựa vào khung dữ liệu
dành cho mạng LAN. Tên ETHERNET được xuất phát từ khái niệm Ether trong ngành
vật lý học. Ethernet định nghĩa một loạt các định nghĩa nối dây và phát tín hiệu cho
tầng vật lý. Hai phương tiện để truy nhập tại phần MAC (điều khiển truy nhập môi
trường truyền dẫn) của tầng liên kết dữ liệu và một định dạng chung cho việc định địa
chỉ. Ethernet đã được chuẩn hóa thành IEEE 802.3. cấu trúc mạng hình sao, hình thức
nối dây cáp xoắn (twisted pair) đã trởthành công nghệ mạng LAN được sửdụng rộng
rãi nhất từthập niên 1990 cho tới nay.
Các loại biến tần trung thế.
Biến tần CHH100 của hãng INVT
CHH100 là loại tủ biến tần trung thế được phát triển bởi nhà sản xuất INVT. Tích
hợp bộ điều khiển DSP+ FPGA bên trong biến tần giúp hệ thống hoạt động với tốc
độ đáp ứng nhanh, bộ lưu trữ lớn, và dễ dàng sử dụng và vận hành ổn định, ứng dụng
rộng rãi trong ngành công nghiệp nặng, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Chức năng:
o Giải thuật điều khiển: V/F Control.
o Nhiều ngõ vào/ra Analog và Relay output giúp tăng tính tự động hóa cho nhiều
loại ứng dụng khác nhau.
o Tự động ổn định điện áp ngõ ra khi điện áp nguồn cấp dao động bất thường.

28
Biến tần
o CHH100 được thiết kế by-pass giữa nguồn chính và các modun , khi có sự cố
mạch sẽ cách ly giữa nguồn điện lưới với biến tần chỉ trong thời gian chưa tới
1ms, đảm bảo an toàn cho toàn bộ hệ thống
o CHH100 có khả năng giám sát nhiệt độ ngay tại các modun, hệ thống cảnh
báo lỗi đảm bảo tính an toàn cho hệ thống.
o Cung cấp đầy đủ các chế độ bảo vệ motor: quá dòng, áp cao, dưới áp, quá
nhiệt, mất pha, lệch pha, đứt dây ngõ ra, quá tải v.v…
o Chức năng tự động ổn định điện áp ngõ ra khi điện áp nguồn cấp dao động bất
thường.
o Chức năng Reset lỗi tự động và duy trì hoạt động khi bị mất điện thoáng qua,
dải điện áp hoạt động rộng đáp ứng tốt với những nơi điện lưới chập chờn và
điện áp thấp.
o Tích hợp chức năng tối ưu hóa tiết kiệm năng lượng cho các máy dư tải và tải
moment thay đổi.

Biến tần CHH100 có vỏ thiết bị thiết kế phù hợp với môi trường làm việc để tăng
tuổi thọ làm việc (chống bụi, chống nước tạt, chống ăn mòn), giao diện và thông số
cài đặt thân thiện với người dùng. Kết nối máy tính trung tâm để giám sát quá trình
hoạt động cũng như cài đặt thông số cho biến tần nhờ phần mềm INVT studio V1.0,
HCM.
Biến tần CHH100 được ứng dụng rộng rãi cho nhiều hệ thống trong công nghiệp
nặng như hệ thống cứu hỏa, bơm, quạt, hút ẩm hơi nước trong nhà máy sản xuất, trong
ngành hóa chất, máy nén khí, nồi hơi, máy trộn, trong nhà máy xi măng để điều khiển
quạt dẫn gió, máy hút, máy làm mát …

29
Biến tần

30
Biến tần

Biến tấn ATV 1200 của hãng Schneider


Biến tần ATV1200 là dòng biến tần trung thế được phát triển từ hãng công nghệ
hàng đầu trên thế giới là Schneider Electric. Biến tần ATV1200 Schneider có kích
thước màn hình HMI 10”, nguồn dự phòng UPS, khởi động mềm - Soft Start, đạt tiêu
chuẩn IEC, IEEE 519-1992
Công suất: 185~7100KW
V/F control
- Điện áp vào: 3 Pha 3KV~10KV (-15% +10%)
- Tần số ngõ ra: 50/60Hz (±5%)
- Điện áp ngõ ra: 0~ Điện áp vào.

31
Biến tần
- Tần số ngõ ra: 0~120 Hz .

 Đặc tính chung biến tần ATV1200 Schneider:


- Thiết kế gọn gàng với biến áp đầu vào tích hợp trong tủ biến tần
- Dễ dàng tiếp cận mạch điều khiển và buồng chứa biến áp từ mặt trước.
- Hệ thống khóa liên động*, phải có dụng cụ đặc biệt để mở tủ, tín hiệu báo tắt
nguồn, tay nắm khóa tủ
- Màn hình HMI 10”, dễ dàng cấu hình phần mềm, đèn chiếu sang trong tủ,
nhiều ngõ vào ra (I/O)
- Nguồn dự phòng UPS
- Công nghệ ngõ ra đa bậc
- Cho dòng ngõ ra dạng gần sin tuyệt đối
- Giảm thiểu sóng hài, không gây ra áp lực trên động cơ
- Sóng hài thấp THDI
- Cho phép cáp động cơ dài mà không cần phụ kiện
- Quá áp dv/dt nhỏ, điện áp từng bậc sóng ngõ ra nhỏ
- Hệ làm mát đột phá, không cần quạt dưới đáy biến áp
- Bộ nghịch lưu kết cấu dạng module, sử dụng IGBT
- Cấp bảo vệ vỏ tủ IP31, IP41 & IP42
- Đạt các tiêu chuẩn trên toàn cầu IEC, IEEE 519-1992
 Chức năng đặc biệt biến tần ATV1200 Schneider:
- Khởi động mềm- Soft Start (đồng bộ hóa với lưới điện sau đó bypass)
- Điều khiển nhiều động cơ
- Bắt tốc độ khi khởi động lại (cho tải có quán tính thấp đến cao)

32
Biến tần
- Chạy mô phỏng, dùng để lắp đặt và chạy thử
- Chức năng điều khiển chủ - tớ cho 3 biến tần (1 chủ, 2 tớ)
- Chức năng đồng bộ tốc độ (chia tải)
- Autotuning
- Tự khởi động lại (sau sự cố rớt áp)
 Ưu điểm biến tần ATV1200 Schneider:
- Dễ dàng tích hợp vào hệ thống có sẵn hay hệ thống mới
- Độ tin cậy và hiệu suất cao
- Giảm thiểu điện năng tiêu thụ
- Bảo trì dễ dàng với các mô-đun công suất có thể tháo lắp thay thế trong vài
phút.
- Cấu trúc đa bậc dễ hiểu giúp tiết kiệm thời gian và kinh phí bảo trì
- Các tủ thành phần của biến tần có thể vận chuyển riêng
- Tiết kiệm không gian tối đa mà không phải nhồi nhét linh kiện, đồng thời tránh
xảy ra điểm nóng tập trung trong tủ
- Mạch điều khiển có thể tiếp cận dễ dàng cho phép tích hợp thêm các thiết bị
tùy theo nhu cầu.
 Ứng dụng biến tần ATV1200 Schneider:
Biến tần ATV1200 Schneider dễ sử dụng nhưng hiệu suất cao, chuyên dụng trong
công nghiệp và cơ sở hạ tầng với các ứng dụng như bơm, quạt, máy nén, băng chuyền.

33
Bộ điều khiển cân bằng định lượng

CHƯƠNG 3. KHẢO SÁT CÁC THIẾT BỊ ĐIỀU KHIỂN


CHUYÊN DỤNG TRONG HỆ THỐNG CÂN BẰNG
ĐỊNH LƯỢNG CỦA CÁC HÃNG
Ngày nay cùng với việc các băng chuyền được ứng dụng rộng rãi trong các ngành
công nghiệp. Phục vụ trực tiếp cho việc cung cấp sản phẩm ra thị trường, thì đòi hỏi
sự chính xác trong định lượng sản phẩm ngày càng được quan tâm. Chính vì thế mà
hệ thống cân băng truyền cũng được phát triển để đáp ứng được yêu cầu. Trong đó
việc điều khiển các hệ thống này được thực hiện qua các thiết bị chuyên dụng do rất
nhiều hãng trong đó nổi bật là các sản phẩm của các hãng được trình bày sau đây.
Bộ điều khiển cân bằng điện tử AWE12
a) Nguồn gốc:
Hãng Delta của Đài Loan với nền tảng là nhà máy sản xuất linh phụ kiện máy tính,
thiết bị vi mạch, MainBoard... trải qua gần 50 năm phát triển, Delta Group đã trở thành
một trong nhưng tập đoàn sản xuất công nghiệp lớn nhất thế giới với 15 nhà máy quy
mô lớn tại Đài Loan, Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Châu Âu... với hơn 50,000 công
nhân trên toàn cầu. Doanh thu hơn 9 tỷ USD năm 2017.
b) Phạm vi ứng dụng:
Hệ thống cân băng định lượng phối liệu trong các ngành sản xuất như: Xi măng,
luyện gang, chế biến khoáng sản, chế biến thực phẩm dạng bột, chế biến vật liệu xây
dựng.
c) Thông số kĩ thuật:
- Điện áp vào: 1pha 220Vac
- Số kênh điều khiển cân: 01
- Số kênh giao tiếp với Loadcell: 01
- Số kênh giao tiếp với Encoder: 01
- Số cổng truyền thông RS485: 01
- Số kênh truyền thông 4-20mA: 02
- Có cách ly truyền thông 4-20mA
- Sai số điều khiển cho phép < 1%
d) Các chức năng
- Điều khiển và ổn định lưu lượng cân theo giá trị đặt.
- Thuật toán điều khiển cân bằng bộ PID tự chỉnh.
- Kết nối truyền thông với hệ thống SCADA và DCS.
- Bảo vệ và cảnh báo các lỗi của hệ thống cân.
- Hiển thị và cài đặt thang số bằng màn hình LCD.
- Tương thích với các hệ thống cân băng.

34
Bộ điều khiển cân bằng định lượng

Bộ điều khiển cân bằng định lượng Series BJ500B1


a) Thông số cơ bản:
- Điện áp sử dụng: 24Vdc
- Màn hiển thị: LCD
- Dùng trong nhiệt độ thường
- Hãng sản xuất: Zhuohe
Series JY500B1 Được thiết kế chuyên dùng cho cấp liệu các vật liệu dạng bột và vật
liệu rời; Đo trọng lượng liên tục, tổng hợp và điều khiển tốc độ trong quá trình cấp
liệu hay vận chuyển nguyên liệu. Là bộ điều khiển chuyên dùng cho hệ thống cân
băng định lượng, hệ thống băng tải cấp liệu, hệ thống cân phối trộn nguyên liệu…
Series JY500B1 thường được sử dụng rộng rãi trong đo lường và điều khiển nguyên
vật liệu trong các ngành: điện lực, than, luyện kim, khai thác, cảng, hóa chất, vật liệu
xây dựng…
b) Đặc điểm cơ bản:
- bộ hiển thị điều khiển tín hiệu dạng số và cổng nối tín hiệu Analog, giúp dễ
dàng kết nối với các thiết bị khác, tạo thành hệ thống DCS (hệ thống điều
khiển phân tán).
- Sử dụng giao thức truyền thông MODBUS và các giao thức khác, có các
cổng kết nối đi kèm, giúp dễ dàng thao tác tại hiện trường
- Lưu trữ dữ liệu dựa vào sự kết hợp giữa FLASH và RAM, có thể lưu trữ dữ
liệu tự động khi bị mất điện đột ngột, hệ thống sẽ vận hành theo các tham số
trước khi mất điện.
- Nhập dữ liệu tham số kỹ thuật và lắp đặt tại chỗ, không cần hiệu chuẩn vật

c) Các dòng sản phẩm trong Series JY500B1:
- Đầu cân băng định lượng, bộ điều khiển cân băng định lượng JY500B1AL
- Đầu cân băng định lượng, bộ điều khiển cân băng định lượng JY500B1AF
- Đầu cân băng định lượng, bộ điều khiển cân băng định lượng JY500B1DL
- Đầu cân băng định lượng, bộ điều khiển cân băng định lượng JY500B1DF
Cân bằng tải Belt Scale của Siemen
a) Giải pháp sử dụng cân băng tải BELT SCALE của SIEMENS trong các ngành
công nghiệp nặng và khai khoáng.
Ngày nay cùng với việc các băng chuyền được ứng dụng rộng rãi trong các ngành
công nghiệp. Phục vụ trực tiếp cho việc cung cấp sản phẩm ra thị trường, thì đòi hỏi
sự chính xác trong định lượng sản phẩm ngày càng được quan tâm. Chính vì thế mà
hệ thống cân băng truyền cũng được phát triển để đáp ứng được yêu cầu.
Với thế mạnh về các thiết bị đo lường công nghiệp của mình, hãng Siemens cung
cấp các dòng sản phẩm về cân băng tải cho phép làm việc với độ chính xác cao, giá

35
Bộ điều khiển cân bằng định lượng

thành thấp, ứng dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp nhẹ và nặng trong các điều
kiện khắc nghiệt như: Phân bón, cát, than, đá, sắt thép…
b) Thành phần hệ thống cân băng tải BELT SCALE của SIEMENS
Một hệ thống cân băng tải cơ bản có các thành phần: Một cầu cân gắn các loadcell,
một bộ tích hợp và một sensor tốc độ. Các loadcell (Cảm biến lực) sẽ đo trọng lượng
của vật liệu trên cân và gửi tín hiệu về bộ tích hợp. Bộ này cũng nhận tín hiệu xung
điện từ sensor tốc độ (được gắn ở đuôi hoặc đáy băng), bộ tích hợp sẽ sử dụng các tín
hiệu này để tính toán năng suất vật liệu qua băng, bằng công thức: khối lượng x tốc
độ = năng suất.

Mô hình Belt Scale của SIEMENS


Cân băng tải của Siemens Milltronics chỉ đo được các vật liệu khi tạo được áp lực
theo chiều thẳng đứng. Vật liệu được đổ xuống mặt băng và di chuyển trên băng tải
qua cầu cân tạo nên một lực tỷ lệ thuận với lượng liệu chuyển qua con lăn được gắn
trên các load cell, lực tác dụng lên các loadcell sẽ được cảm nhận bởi cảm biến đo lực
căng bên trong loadcell. Khi cảm biến đo lực căng được kích thích bởi tín hiệu điện
áp từ bộ tích hợp, nó sẽ đáp ứng lại bằng cách phát ra một tín hiệu điện tỷ lệ với lưu
lượng liệu cho bộ tích hợp.
c) Các dòng sản phẩm chính BELT SCALE của SIEMENS
Siemens Milltronics MLC:
Sử dụng với dải công suất thấp, phù hợp với việc theo dõi các sản phẩm như
thức ăn chăn nuôi, thuốc lá, phân bón hoặc đường. thiết kế nhỏ gọn bằng thép không
gỉ, lắp đặt dễ dàng, giá thành thấp.

36
Bộ điều khiển cân bằng định lượng

Siemens Milltronics MLC

Siemens Milltronics MBS:


Sử dụng cho dải công suất trung bình, phù hợp để theo dõi các sản phẩm như
cát, khoáng sản, thức ăn chăn nuôi. Thiết kế dạng modul duy nhất nên dẽ cài đặt, sửa
chữa, cải tiến thiết bị, giá thành thấp.

Siemens Milltronics MBS

Siemens Milltronics MUS:


Sử dụng cho các dải công suất từ trung bình đến lớn, làm việc với các sản phẩm
như vật liệu xây dựng, khoáng chất. Thiết kế modul duy nhất, dễ cài dặt và cải tiến
thiết bị, giá thành thấp.

37
Bộ điều khiển cân bằng định lượng

Siemens Milltronics MUS

Siemens Milltronics MCS:


Sử dụng với dải công suất lớn, sử dụng căm biến tốc độ TASS, Thiết kế giống
như các dòng sản phẩm trên, đặc biệt là load cell làm bằng thép chống gỉ.

Siemens Milltronics MCS

Siemens Milltronics MSI và MMI:


Ứng dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp nhẹ và nặng, môi trường làm
việc khắc nghiệt: than đá, sắt thép, cát… thiết kế modul với 2 loadcell song song làm

38
Bộ điều khiển cân bằng định lượng

tăng độ chính xác và công suất tải. Độ chính xác từ 0.5 – 0.25% công suất có thể đạt
đến 12,000t/h. MMI là hệ thống 2 MSI.

Siemens Milltronics MSI và MMI


d) Sensor tốc độ (Siemens Speed sensor):
Siemens đã đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng bằng cách đưa ra các dòng
cảm biến với các tính năng.

- Dễ dàng lắp đặt.


- Độ chính xác cao.
- Chuẩn IP65 – IP67.
e) Bộ tích hợp (integrator)
Bộ tích hợp của Miltronic Siemens xử lý các tín hiệu loadcell và sensor tốc độ
truyền về liên tục trong quá trình đo, đồng thời tính toán năng suất lưu lượng tức thời
cũng như năng suất tích lũy của hệ thống cân băng tải.

Bộ tích hợp hiển thị các giá trị tốc độ chính, khối lượng, năng suất cân, các giá trị
của loadcell và sensor tốc độ đưa về trên mặt hiển thị LCD. Hoặc các tín hiệu ra như:
dòng ra tương tự mA, rơ le cảnh báo hoặc các tín hiệu xung ra của tổng tích lũy.
Bên cạnh đó, nó có thể thực hiện các tính năng điều khiển cơ bản như PID, batch
control (điều khiển đồng loạt), đồng thời truyền thông với các thiết bị điều khiển khác
theo các chuẩn truyền thông RS232, PROFIBUS, MODBUS.
SIEMENS cung cấp 2 dòng sản phẩm chính:
- BW100 là bộ tích hợp cơ bản cho các dòng cân Belt Scale của SIEMENS

39
Bộ điều khiển cân bằng định lượng

Miltronic Siemens BW100

o Đầu ra tương tự cho các đại lượng truyền về như tốc độ,.. Màn hình hiển thị
nhiều giá trị.
o Có đầu ra in số liệu.
o 1 đầu ra relays có thể lập trình
o Tự căn chỉnh điểm 0.
o Tối đa 2 loadcell.
- BW500 là bộ tích hợp đa chức năng cho các dòng cân Belt Scale của
SIEMENS

40
Bộ điều khiển cân bằng định lượng

Miltronic Siemens BW500

o Đầu ra tổng khối lượng và đầu ra tương tự.


o Tích hợp hai bộ điều khiển PID.
o 5 đầu ra relays có thể lập trình.
o Truyền thông Bus.
o Tự căn chỉnh điểm 0.
o Tối đa 4 loadcell (Cảm biến lực).

41
Các loại cảm biến tiệm cận

CHƯƠNG 4. CÁC LOẠI CẢM BIẾN TIỆM CẬN


Phân Loại
Cảm biến tiệm cận là gì?
Cảm biến tiệm cận (còn được gọi là “Công tắc tiệm cận” hoặc đơn giản là “PROX”
tên tiếng anh là Proximity Sensors) phản ứng khi có vật ở gần cảm biến. Trong hầu
hết các trường hợp, khoảng cách này chỉ là vài mm. Cảm biến tiệm cận thường phát
hiện vị trí cuối của chi tiết máy và tín hiệu đầu ra của cảm biến khởi động một chức
năng khác của máy. Đặc biệt cảm biến này hoạt động tốt ngay cả trong những môi
trường khắc nghiệt.
Cảm biến tiệm cận chuyển đổi tín hiệu về sự chuyển động hoặc xuất hiện của vật
thể thành tín hiệu điện. Có ba hệ thống phát hiện để thực hiện công việc chuyển đổi
này: hệ thống sử dụng dòng điện xoáy được phát ra trong vật thể kim loại nhờ hiện
tượng cảm ứng điện từ, hệ thống sử dụng sự thay đổi điện dung khi đến gần vật thể
cần phát hiện, hệ thống sử dụng nam châm và hệ thống chuyển mạch cộng từ.
Phân loại
Có hai loại cảm biến tiệm cận chính: loại cảm ứng từ và loại cảm ứng điện dung.
Cảm biến tiệm cận loại cảm ứng từ:
- Cảm ứng từ loại có bảo vệ (Shielded): Từ trường được tập trung trước mặt
sensor nên ít bị nhiễu bởi kim loại xung quanh, tuy nhiên khoảng cách đo
ngắn đi.
- Cảm ứng từ loại không có bảo vệ (Un-Shielded): Không có bảo vệ từ trường
xung quanh mặt sensor nên khoảng cách đo dài hơn, tuy nhiên dễ bị nhiễu
của kim loại xung quanh.
Cảm biến tiệm cận loại cảm ứng điện dung: Cảm ứng này phát hiện theo nguyên
tắc tĩnh điện (sự thay đổi điện dung giữa vật cảm biến và đầu sensor), có thể phát hiện
tất cả vật thể.
Nguyên lý hoạt động và ứng dụng
Nguyên lý hoạt động
Cảm biến tiệm cận loại cảm ứng từ: Bao gồm một cuộn dây được cuốn quanh một
lõi từ ở đầu cảm ứng. Sóng cao tần đi qua lõi dây này sẽ tạo ra một trường điện từ dao
động quanh nó. Trường điện từ này được một mạch bên trong kiểm soát. Khi vật kim
loại di chuyển về phía trường này, sẽ tạo ra dòng điện (dòng điện xoáy) trong vật.
Những dòng điện này gây ra tác động như máy biến thế, do đó năng lượng trong cuộn
phát hiện giảm đi và dao động giảm xuống; độ mạnh của từ trường giảm đi. Mạch
giám sát phát hiện ra mức dao động giảm đi và sau đó thay đổi đầu ra để phát hiện ra
vật kim loại phía trước.

42
Các loại cảm biến tiệm cận
Cảm biến tiệm cận loại cảm ứng điện dung: Cảm biến phát hiện sự thay đổi điện
dung giữa cảm biến và đối tượng cần phát hiện. Giá trị điện dung phụ thuộc vào kích
thước và khoảng cách của đối tượng. Một cảm biến tiệm cận điện dung thông thường
tương tự như tụ điện với hai bản điện cực song song, và điện dung thay đổi giữa hai
bản cực đó sẽ được phát hiện. Một tấm điện cực là đối tượng cần phát hiện và một
tấm kia là bề mặt của cảm biến. Đối tượng có thể được phát hiện phụ thuộc vào giá
trị điện môi của chúng.
Ứng dụng
Cảm biến tiệm cận ứng dụng phổ biến trong công nghiệp nhà máy như gắn trên các
dây truyền sản xuất, gắn trên các điện thoại cảm ứng, các loại xe ô tô,…
Một số ứng dụng dễ thấy như:
- Kiểm soát chất lỏng trong bể chứa
- Kiểm soát chất lỏng trong hộp giấy
- Kiểm soát kim loại
- Kiểm soát số lượng
Các dạng đầu ra (output)
Ngày nay, hầu hết cảm biến cảm ứng đều có đặc điểm đầu ra tranzito có logic
NPN hoặc PNP (hình dưới). Những loại này còn được gọi là kiểu DC-3 dây.

Sơ đồ ngõ ra điều khiển

43
Các loại cảm biến tiệm cận
Trong một số trường hợp cài đặt, người ta sử dụng cảm biến tiệm cận có hai
kết nối (âm và dương). Chúng được gọi là kiểu DC-2 dây.
Cảm biến tiệm cận loại NPN: ngõ ra dây màu đen bình thường ở +V, nhưng
khi phát hiện vật thì điện áp là 0V.
Cảm biến tiệm cận loại PNP: ngõ ra dây màu đen bình thường ở 0V, nhưng khi
phát hiện vật thì điện áp là +V.
Còn loại 2 dây, phát hiện vật transistor trong cảm biến làm thông mạch, tác
động đến tải.

44
Multidrivers

CHƯƠNG 5. MULTIDRIVES, CHỈNH LƯU TÍCH CỰC


Tìm hiểu ACS800 multidrives
Nguyên tắc của multidrives
Biến tần sử dụng chung một bus DC chuẩn để điều khiển nhiều động cơ cùng lúc,
nhờ đó năng lượng cơ phát ra từ động cơ đang ở chế độ máy phát (chạy băng tải đoạn
xuống dốc) sẽ được sử dụng để chạy động cơ khác đang chạy ở chế độ động cơ.

Sơ đồ cấu trúc của multidrives


Những ưu điểm của cấu trúc multidrives
Cấu trúc Multidrives có những ưu điểm sau:
- Tiết kiệm chi phí về đường dây, lắp đặt và bảo trì.
- Tiết kiệm không gian.
- Giảm số lượng phần tử trong hệ thống và tăng độ tin cậy.
- Giúp tiết kiệm năng lượng do có thể lưu thông năng lượng trên bus DC
chung.
- Việc sử dụng nguồn chung giúp cho phép thực hiện các chức năng điều
khiển và an toàn tổng thể của hệ thống.
Những lợi ích của multidrives
Từ những ưu điểm của cấu trúc multidrives ta có thể thấy được những lợi ích mà
multidrives đem lại:
- Linh hoạt
- Thiết kế nhỏ gọn
- Có nhiều option
- Lập trình thích ứng
- Giảm chi phí lắp đặt

45
Chỉnh lưu tích cực
Tìm hiểu bộ chỉnh lưu tích cực
Giới thiệu về bộ chỉnh lưu tích cực
Với chỉnh lưu Diode chỉ cho phép năng lượng chảy theo một chiều và không điều
khiển được. Sự thay đổi của năng lượng sẽ xuất hiện một cách tự nhiên với sự thay
đổi của điện áp nguồn cấp và tải. Trong nhiều ứng dụng năng lượng cần được điều
khiển. Thậm chí đối với tải đòi hỏi điện áp không đổi hay dòng điện không đổi, điều
khiển là việc cần thiết để bù nguồn cấp và sự thay đổi của tải. Chỉnh lưu thyristor có
thể điều khiển được dòng năng lượng bằng cách thay đổi góc điều khiển (góc mở) của
thyristor. Bộ biến đổi này còn có thêm khả năng biến đổi năng lượng từ một chiều
sang xoay chiều hay làm việc ở chế độ nghịch lưu. Khi góc điều khiển nằm giữa 0 và
л/2 bộ biến đổi làm việc ở chế độ chỉnh lưu, còn khi góc điều khiển nằm giữa л/2 và
л thì bộ biến đổi làm việc ở chế độ nghịch lưu và năng lượng từ phía một chiều được
chuyển về lưới xoay chiều. Tuy nhiên, khi sử dụng thêm một nghịch chỉnh lưu bằng
thyristor mắc song ngược với bộ chỉnh lưu, ngoài nhược điểm là thiết bị phần công
suất rất cồng kềnh, còn có thêm nhược điểm là dòng điện qua lưới chứa nhiều sóng
điều hoà bậc cao làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng điện năng và làm giảm hệ số công
suất. Mặt khác nhiều hệ thống truyền động điện có yêu cầu cao về chất lượng động,
ví dụ như độ tác động nhanh cao, khi đó yêu cầu động cơ phải thay đổi chế độ làm
việc một cách linh hoạt. Với một số hệ thống truyền động, tải mang tính chất thế năng,
khi đó yêu cầu động cơ trong hệ thống phải làm việc được ở cả bốn góc phần tư, tức
là ngoài chế độ động cơ ra thì phải làm việc được ở các chế độ hãm, đặc biệt là phải
làm việc được ở chế độ hãm tái sinh. Để động cơ có thể làm việc cả bốn góc phần tư
thì thì yêu cầu bộ biến tần phải có khả năng thực hiện trao đổi được năng lượng hai
chiều. Các bộ biến tần như vậy được gọi là biến tần bốn góc phần tư. Khối nghịch lưu
của biến tần, kể cả biến tần điều chế độ rộng xung hình sin (SPWM) hoặc biến tần
điều khiển vector,… đều có thể thực hiện trao đổi công suất hai chiều: từ phía một
chiều sang động cơ và ngược lại. Như vậy, để bộ biến tần có thể thực hiện trao đổi
công suất hai chiều thì vấn đề còn lại là khối chỉnh lưu cũng phải có khả năng trao đổi
công suất hai chiều. Như đã nêu ở trên, để thực hiện yêu cầu này có thể sử dụng hai
sơ đồ chỉnh lưu điều khiển bằng thyristo cùng loại mặc song ngược, một sơ đồ được
dùng để chỉnh lưu khi cần thực hiện biến đổi năng lượng điện xoay chiều từ phía lưới
thành năng lượng điện một chiều cấp cho khối nghịch lưu, còn sơ đồ kia sẽ được điều
khiển làm việc ở chế độ nghịch lưu khi cần biến đổi năng lượng điện từ phía một chiều
(năng lượng từ động cơ được khối nghịch lưu làm việc ở chế độ chỉnh lưu chuyển
sang) thành năng lượng điện xoay chiều trả lại lưới điện xoay chiều. Tuy nhiên, cấu
trúc biến tần này có phần chỉnh lưu rất cồng kềnh, dòng điện qua lưới điện có nhiều
sóng hài bậc cao với biên độ khá lớn, hệ số công suất thấp khi điều chỉnh sâu. Như
vậy, nhiệm vụ cơ bản đặt ra là phải nghiên cứu tìm ra được một khối chỉnh lưu có các
ưu điểm:
- Giảm được biên độ các sóng điều hoà bậc cao dòng điện lưới.
- Hệ số cosφ cao.
- Có khả năng trao đổi công suất theo hai chiều.

46
Chỉnh lưu tích cực
Bộ chỉnh tích cực PWM ra đời đã đáp ứng được các yêu cầu trên.
Cấu trúc của chỉnh lưu tích cực
Chỉnh lưu tích cực là các bộ biến đổi bán dẫn công suất dùng để biến đổi nguồn
điện áp xoay chiều thành nguồn điện áp một chiều, cung cấp cho các phụ tải một
chiều. Các sơ đồ chỉnh lưu truyền thống sử dụng các van không điều khiển như Diode
hoặc điều khiển không hoàn toàn như thysistor có nhược điểm là dòng đầu vào không
có dạng sin và hệ số công suất thấp, ảnh hưởng tới phụ tải khác trong lưới điện và làm
tăng tổn thất trên lưới nói chung. Ngày nay cùng với sự xuất hiện của các phần tử bán
dẫn điều khiển hoàn toàn như IGBT, GTO với khả năng đóng cắt dòng điện lớn, chịu
được điện áp cao, thì việc xây dựng các bộ chỉnh lưu với dòng đầu vào hình sin, hệ số
công suất điều chỉnh được đến bằng đã hoàn toàn có thể thực hiện được. Đây được
gọi là các bộ chỉnh lưu tích cực. Chỉnh lưu tích cực không hoàn toàn thay thế các
chỉnh lưu thông thường nhưng được áp dụng rộng rãi trong các hệ thống truyền tải
điện xoay chiều thông minh, trong các bộ nguồn chất lượng cao. Hơn nữa chỉnh lưu
tích cực còn có khả năng trao đổi công suất giữa tải và lưới theo cả hai chiều nên chỉnh
lưu tích cực cũng là đầu vào một chiều cho các bộ biến tần bốn góc phần hay còn gọi
là biến tần 4Q. Các chỉnh lưu tích cực đều áp dụng phương pháp biến đổi độ rộng
xung để điều chỉnh điện áp phía một chiều nên còn được gọi là chỉnh lưu PWM. Chỉnh
lưu tích cực có 2 loại:
- Chỉnh lưu có điện áp ra cao hơn biên độ điện áp xoay chiều đầu vào
PWM Boost Rectifier.
- Chỉnh lưu có điện áp ra nhỏ hơn biên độ điện áp xoay chiều đầu vào
PWM Buck Rectifier.

Sơ đồ chỉnh lưu tích cực ba pha

47
Chỉnh lưu tích cực

Sơ đồ thay thế điện của một nhánh


Điều kiện để chỉnh lưu tích cực hoạt động
Điều kiện để chỉnh lưu PWM hoạt động:
- Vdcmin > VCL tự nhiên (thường ít nhất là 20%).
- Có cuộn cảm đầu vào để tạo kho từ trao đổi năng lượng với lưới.
- Điều khiển chỉnh lưu theo luật điều khiển PWM
Quá trình làm việc của chỉnh lưu PWM yêu cầu một giá trị điện áp một chiều nhỏ
nhất. Thông thường, có thể xác định bằng điện áp dây lớn nhất:

Ta có biểu thức điện áp:

Biểu thức trên chỉ ra mối quan hệ giữa điện áp nguồn và điện áp một chiều đầu
ra, dòng điện (tải) và cảm kháng. Cuộn cảm phải được lựa chọn kỹ bởi cảm kháng
thấp sẽ làm cho dòng điện nhấp nhô lớn và làm cho việc thiết kế phụ thuộc nhiều vào
trở kháng đường dây. Cảm kháng có giá trị lớn làm giảm độ nhấp nhô dòng điện,
nhưng đồng thời cũng làm giảm giới hạn làm việc của chỉnh lưu. Điện áp rơi trên cuộn
cảm có ảnh hưởng tới dòng điện nguồn. Điện áp rơi này được điều chỉnh bởi điện áp
đầu vào chỉnh lưu PWM nhưng giá trị lớn nhất được giới hạn bởi điện áp một chiều.
Kết quả là, dòng điện lớn (công suất lớn) qua cảm kháng cũng cần điện áp một chiều
lớn hay cảm kháng nhỏ. Vì vậy, sau khi biến đổi phương trình trên ta có độ tự cảm
lớn nhất xác định:

Giản đồ vector
Cuộn cảm được nối giữa đầu vào chỉnh lưu và lưới đóng vai trò là bộ tích phân
trong mạch. Nó mang đặc tính nguồn dòng của mạch đầu vào và cung cấp đặc trưng

48
Chỉnh lưu tích cực
tăng thế của bộ biến đổi. Dòng điện lưới iL được điều khiển bởi điện áp rơi trên điện
cảm L nối giữa 2 nguồn áp (lưới và bộ biến đổi). Nó có nghĩa rằng điện áp của cuộn
cảm uL tương đương với độ chênh lệch giữa điện áp lưới và điện áp bộ biến đổi. Khi
điều khiển góc pha ε và biên độ của điện áp bộ biến đổi, tức là đã điều khiển gián tiếp
pha và biên độ của dòng điện lưới. Theo cách này, giá trị trung bình và dấu của dòng
điện một chiều là đối tượng để điều khiển tỷ lệ với công suất tác dụng qua bộ biến
đổi. Công suất phản kháng có thể được điều khiển một cách độc lập với sự thay đổi
của thành phần dòng điều hoà cơ bản iL đối với điện áp uL.

a. Sơ đồ thay thế một pha bộ chỉnh lưu tích cực


b. Đồ thị vector tổng quát của bộ chỉnh lưu
c. Đồ thị vector bộ chỉnh lưu với hệ số công suất bằng 1
d. Đồ thị vector bộ chỉnh lưu với hệ số công suất bằng -1
Hình trên giới thiệu đồ thị vector với các trường hợp bộ chỉnh lưu thông thường và
bộ chỉnh lưu PWM ở hai chế độ chỉnh lưu và nghịch lưu. Như vậy bộ chỉnh lưu PWM
cho phép năng lượng chảy theo hai chiều và có hệ số công suất = 1. Hình vẽ cho
thấy vector điện áp uS trong quá trình tái sinh cao hơn (lên đến 3%) so với chế độ
chỉnh lưu. Nó có nghĩa là 2 chế độ này là không đối xứng.
Các trạng thái chuyển mạch của bộ chỉnh lưu tích cực
Khi sử dụng bộ chỉnh lưu PWM, điện áp phía xoay chiều của chỉnh lưu PWM có
thể điều khiển được cả biên độ và pha để thu được dòng điện lưới hình sin với hệ số
công suất bằng 1. Thêm vào đó, chỉnh lưu PWM cung cấp điện áp một chiều ổn định
và hoạt động như một bộ lọc tích cực lưới điện dùng để bù sóng điều hoà và công suất
phản kháng tại các điểm chồng chéo nhau trong mạng phân bố. Điện áp bộ biến đổi

49
Chỉnh lưu tích cực
cầu có thể được đặc trưng bởi 8 trạng thái chuyển mạch có thế (6 trạng thái tích cực
và 2 trạng thái 0) được mô tả bởi phương trình:

Trạng thái chuyển mạch của bộ chỉnh lưu PWM


Phương pháp điều khiển chỉnh lưu PWM
Dựa vào hai đại lượng vector cơ bản là điện áp và từ thông ảo để xây dựng phương
pháp điều khiển chỉnh lưu. Hiện nay có hai phương pháp điều khiển chỉnh lưu PWM
là phương pháp điều khiển định hướng theo vector điện áp VOC và phương pháp điều
khiển trực tiếp công suất DPC. Kết hợp với hai đại lượng vector cơ bản như vậy ta có
bốn cấu trúc điều khiển chỉnh lưu PWM.

Các phương pháp chỉnh lưu PWM

50
Chỉnh lưu tích cực

Các hãng sản xuất chỉnh lưu tích cực


Các hãng sản xuất chỉnh lưu tiêu biểu như: MEGA Electronics, Pico Electronics,
Triad Magnetics, Quail Electronics, Tri-Mag, Samlex America, 3Y Power
Technology, AAK Corporation, Acopian Technical Company...

51
Multidrivers

52

You might also like