You are on page 1of 20

CHƯƠNG 4

CHIẾU SÁNG ĐƯỜNG GIAO THÔNG

29-Dec-16 Kỹ thuật chiếu sáng - Phạm Hùng Phi 1

4.1 KHÁI NIỆM CHUNG VỀ CHIẾU SÁNG CÔNG CỘNG

1. Thành phần ánh sáng phản xạ nói chung không được chú ý trong thiết kế, ngoại trừ
khả năng phản chiếu của mặt đất hoặc phản chiếu của các công trình bên cạnh.
2. Đa dạng tuỳ theo công năng của công trình, ví dụ chiếu sáng đường phải giúp người
tham gia giao thông nhận rõ các vật cản trên đường, chiếu sáng sân bóng đá phải giúp cho
cầu thủ nhìn rõ quả bóng và các cầu thủ khác….
3. Độ chói bề mặt đóng vai trò quan trọng, ví dụ sân ten nít phải đảm bảo độ chói sao
cho người chơi có khả năng quan sát quả bóng bên trong hay ngoài sân….
4. Tầm nhìn của người quan sát thường theo mọi hướng do đó vấn đề hạn chế chói loá
phải đặc biệt quan tâm.
5. Các đối tượng nhìn thường chuyển động, ví dụ xe cộ trên đường, quả bóng trên sân.
6. Độ rọi trung bình nói chung là thấp, vì các công trình cần chiếu sáng công cộng
thường có không gian rộng.
7. Vấn đề an toàn điện trong chiếu sáng ngoại thất cần đặc biệt quan tâm.
29-Dec-16 Kỹ thuật chiếu sáng - Phạm Hùng Phi 2
4.2 BỘ ĐÈN CHIẾU SÁNG NGOẠI THẤT
4.2.1 Đèn pha
Đèn pha có quang thông tập trung chủ yếu xung quanh trục bức xạ (trục quang
học) của bộ đèn, cường độ sáng lớn và chiếu được xa. Được dùng để chiếu sáng các công
trình thể thao như sân bóng đá, sân tennis, các quảng trường, nhà ga, bến cảng….
Theo công dụng đèn pha được phân thành bốn loại:
- Đèn pha công suất lớn chịu được ảnh hưởng môi trường, thời tiết, có vỏ kim loại, bộ
phản xạ rời và tháo được. Nắp kính có đường kính bằng (hoặc lớn hơn) đường kính của bộ
phản xạ.
- Loại thông dụng chịu được ảnh hưởng môi trường thời tiết và có cấu tạo vỏ bề mặt
phản xạ, có nắp kính.
- Loại hở không có kính bên ngoài, có vỏ cho đui và bộ phản xạ, không được che và
không có nắp kính.
- Đèn pha dạng hở có vỏ là một phần mặt phản xạ, chịu được môi trường, thời tiết,
không có nắp kính được sử dụng như bộ phản chiếu phụ.
29-Dec-16 Kỹ thuật chiếu sáng - Phạm Hùng Phi 3

ψ

Loại đèn pha Góc mở (độ)


1 10 < ψ < 18
2 18 < ψ < 29
3 29 < ψ < 46
4 46 < ψ < 70

5 70 <ψ < 100


6 100 <ψ < 130
7 ψ ≥ 130

Góc mở ψ của chùm tia được xác định là góc giữa các tia có cường độ
sáng bằng 10 % cường độ sáng cực đại

29-Dec-16 Kỹ thuật chiếu sáng - Phạm Hùng Phi 4


Bộ đèn pha Rocket Đường cong trắc quang

29-Dec-16 Kỹ thuật chiếu sáng - Phạm Hùng Phi 5

4.2.2 Chiếu sáng bằng đèn pha


Việc sử dụng đèn pha có quang thông tương đối tập trung là giải pháp thực tế duy nhất để
tạo nên mức chiếu sáng cao trong khi sử dụng ít cột đèn đặt cách xa nhau.
Trong trường hợp chiếu sáng bằng đèn pha trục quang của đèn làm với pháp tuyến của
mặt đất với góc nhìn là V không được quá 650

29-Dec-16 Kỹ thuật chiếu sáng - Phạm Hùng Phi 6


Độ rọi tại một điểm trên mặt được chiếu bằng đèn pha phụ thuộc vào cường độ sáng của
đèn và góc nhìn, hay là phương của tia sáng.
Khi thiết kế và tính toán, chọn hệ toạ độ OXYZ vuông góc, trong đó mặt XOY gắn với mặt
được chiếu sáng, trục OZ gắn với độ cao của bộ đèn. Các cường độ sáng được biểu diễn
trong hệ toạ độ B, β

29-Dec-16 Kỹ thuật chiếu sáng - Phạm Hùng Phi 7

Độ rọi nằm ngang ở điểm P đối với


nguồn sáng 1000 lx là:

I cos α
E(X,Y) =
d2

• Khoảng cách d đến đèn d = X 2 + Y 2 + Z 2

• Góc pháp tuyến α ở điểm P với phương cường độ sáng về P:


X2 +Y2
α = arcsin( )
d
X
β = arctg
Y2 + Z2
Y 
B = arctg   − V
Z
29-Dec-16 Kỹ thuật chiếu sáng - Phạm Hùng Phi 8
Độ rọi thẳng đứng tại điểm P là:
Trên mặt nhỏ có pháp tuyến nx
I X X
EVx = d 2 d = Eh Z
uur
Trên mặt có pháp tuyến n y :
I Y Y
EVy = 2
= Eh
d d Z

EVx2 + EVy2 = Eh .tg 2α

Nếu pháp tuyến đối với mặt này hướng về chân cột (phương OP) độ rọi thẳng góc là:
I
EV = .sin α = Eh .tgα
d2

Khi có nhiều nguồn đèn pha gửi ánh sáng đến một điểm, áp dụng nguyên lý xếp chồng
để tính độ rọi.

29-Dec-16 Kỹ thuật chiếu sáng - Phạm Hùng Phi 9

4.3 CHIẾU SÁNG ĐƯỜNG GIAO THÔNG

4.3.1 Các yêu cầu chung đối với hệ thống chiếu sáng đường phố
Hệ thống chiếu sáng đường phố phải đảm bảo:
- Chất lượng chiếu sáng đáp ứng yêu cầu theo tiêu chuẩn quy định.
- Đảm bảo chức năng định vị dẫn hướng cho các phương tiện tham gia giao thông.
- Có tính thẩm mỹ, hài hoà với cảnh quan môi trường xung quanh.
- Có hiệu quả kinh tế cao, mức tiêu thụ điện năng thấp, sử dụng nguồn sáng có hiệu
suất năng lượng cao, tuổi thọ của thiết bị chiếu sáng cao, duy trì tính năng kỹ thuật trong
quá trình sử dụng.
- Thuận tiện trong vận hành và duy trì bảo dưỡng.

29-Dec-16 Kỹ thuật chiếu sáng - Phạm Hùng Phi 10


- Độ chói trung bình của mặt đường do lái xe quan sát khi nhìn mặt đường ở tầm
xa khoảng một trăm mét khi thời tiết khô. Mức độ chói trung bình này phụ thuộc vào
loại đường (mật độ giao thông, tốc độ cho phép, vùng đô thị hay nông thôn...).
- Tầm quan sát của lái xe ở khoảng cách xa 170m ứng với góc nhìn 0,50 và 60 m
ứng với góc 1,50

Độ chói trung bình của mặt đường đóng vai trò quan trọng hơn độ rọi: phân biệt một
vật trong màn đêm từ khoảng cách xa thì mặt đường được chiếu sáng sẽ trở thành
nguồn sáng thứ cấp và phải đạt được độ chói quy định thì mới phân biệt được vật trên
mặt đường so với màn đêm.
Tiêu chuẩn độ chói trung bình và độ đồng đều nói chung được cho trong tiêu chuẩn
thiết kế chiếu sáng giao thông.
29-Dec-16 Kỹ thuật chiếu sáng - Phạm Hùng Phi 11

Hệ số đồng đều độ chói chung được xác định theo công thức:
Lmin
U0 =
Ltb
trong đó Lmin là độ chói cực tiểu, Ltb là độ chói trung bình của lưới điểm.
Theo chiều dọc của đường, ta có thể xác định hệ số đồng đều độ chói dọc theo công
thức: L
U 1 = min( min ) theo trục dọc của đường
Lmax
Độ đồng đều nói chung không được nhỏ hơn 0,4 và độ đồng đều dọc không nhỏ hơn 0,7

Hiệu ứng bậc thang:


Quan hệ giữa độ rọi và độ chói theo định luật Lambert:
ρE E
L= = = Eq
π R

E là độ rọi tại một điểm, q là hệ số độ chói của mặt


đường phụ thuộc vào các góc α,β,γ.

29-Dec-16 Kỹ thuật chiếu sáng - Phạm Hùng Phi 12


- Hạn chế chói lóa mắt mất tiện nghi : Chỉ số chói lóa G (Glare Index) được định nghĩa:

G = SIL +0,97logLtb +4,41logh’ - 1,46logp

trong đó: Ltb: độ chói trung bình của mặt đường 7,0 > Ltb > 0,3.
h: độ cao treo đèn 20 > h > 5.
p: số đèn có trên 1 km chiều dài đường 100 > p > 20.
h’: độ cao của đèn đến tầm mắt người lái xe, h’ = h - 15

SLI : Chỉ số đặc thù của bộ đèn (Specific Luminaire Index) được tính bởi công
thức:
SLI = 13,84 –3,31logI80 +1,3 (logI80 / I88 ) 0,5 – 0,88log(I80 / I88) + 1,29 log F +C
trong đó: F là diện tích phát sáng của đèn nhìn từ góc quan sát 760 (m2)
C là hệ số màu phụ thuộc vào loại bóng đèn: Sodium áp suất thấp C = 0,4,
loại khác C = 0.
G càng lớn càng tiện nghi. Các tuyến đường chính quan trọng phải đảm bảo G >7,
các tuyến khác: G = 5-6
29-Dec-16 Kỹ thuật chiếu sáng - Phạm Hùng Phi 13

- Chiếu sáng đường phải có tính chất dẫn hướng, nhấn mạnh trước những chỗ
cong, ngã tư, lối vào con đường.
Tại điểm kết thúc phải tạo nên vùng đệm có độ chói giảm dần bằng cách giảm
công suất đèn hoặc bớt đi một pha ở các đường bố trí đèn hai bên.
Khái niệm về tỷ số phụ cận: Tỷ số phụ cận SR (Surround Ratio) cho phép đánh giá
mức độ thoả mãn nhu cầu chiếu sáng cho khu vực phụ cận hai bên tuyến đường:
Etb1
SR =
Etb 2
trong đó: Etb1 là độ rọi trung bình trong khoảng 5 m bên lề đường
Etb2 là độ rọi trung bình của 1/2 lòng đường hoặc 5 m lòng đường có
chiều rộng trên 10 m

29-Dec-16 Kỹ thuật chiếu sáng - Phạm Hùng Phi 14


4.3.2 Các tiêu chuẩn chiếu sáng đường
TCXDVN 259:2001 phân cấp đường phố, đường và quảng trường đô thị theo yêu cầu
chiếu sáng. Cấp chiếu sáng đường và quảng trường
Loại Cấp đường Chức năng chính của đường, Tốc độ Cấp
đường phố, đô thị phố, quảng trường (km/h) CS
Cao tốc Xe chạy tốc độ cao, tổ chức giao 120 A
thông khác cao độ.
Đường Đường phố Giao thông liên tục giữa các khu 100 A
cấp cấp I nhà ở, khu công nghiệp.
đô thị Tổ chức giao thông khác cao độ.
Đường phố Giao thông có điều khiển liên hệ 80 A
cấp II với đường phố cấp I.
Tổ chức giao thông khác cao độ.
Đường Liên hệ với đường phố chính 80 B
Cấp khu vực cấp đô thị
khu vực Đường Vận chuyển hàng hóa ngoài khu 80 B
vận tải dân dụng
29-Dec-16 Kỹ thuật chiếu sáng - Phạm Hùng Phi 15

TCVN 1404: 2005 quy định trị số Độ chói trung bình và độ rọi trung bình.

TT Mô tả kiểu đường Độ chói tối Độ rọi Độ rọi


thiểu (cd/m2) ngang TB ngang
(lx) min(lx)
I Đường dành cho xe cơ giới
1 Đường cao tốc với các làn đường riêng, không có
đường cắt ngang, với kiểm soát đầy đủ, đường
ôtô, đường cao tốc
Mật độ giao thông và độ phức tạp của mặt đường:
Cao 2,0 - -
Trung bình 1,5 - -
Thấp 1,0 - -
2 Đường cao tốc, đường đôi kiểm soát giao thông và
phân chia làn khác nhau :
Kém 2,0 - -
Tốt 1,5 - -
29-Dec-16 Kỹ thuật chiếu sáng - Phạm Hùng Phi 16
II Đường dành cho người đi xe đạp, đi Độ chói tối Độ rọi Độ rọi ngang tối
bộ thiểu ngang TB thiểu
1 Đường trong các trung tâm đi bộ của - 20 7,5
các đô thị lớn
2 Đường dành cho người đi xe đạp, đi
bộ về đêm với lưu lượng người qua
lại : - 10 3
Cao - 7,5 1,5
Trung bình - 5 1
Thấp

29-Dec-16 Kỹ thuật chiếu sáng - Phạm Hùng Phi 17

Phân cấp chiếu sáng đường CIE 115-1995

Miêu tả tính chất sử dụng Cấp chiếu sáng


Đường cao tốc với giải riêng không có giao cắt đồng mức và các đường
gom được kiểm soát tốt.
Mật độ giao thông và tính chất phức tạp của tổ chức giao thông
- Cao M1
- Trung bình M2
- Thấp M3
Đường cao tốc hai chiều
Khả năng kiểm soát giao thông bằng biển báo, đèn hiệu và mức độ phân
cách giữa các chủng loại phương tiện khác nhau:
- Kém M1
- Tốt M2

29-Dec-16 Kỹ thuật chiếu sáng - Phạm Hùng Phi 18


Các tuyến đường đô thị quan trọng, đường hướng tâm, đường liên khu
vực
Khả năng kiểm soát giao thông bằng biển báo, đèn hiệu và mức độ
phân cách giữa các chủng loại phương tiện khác nhau:
- Kém M2
- Tốt M3
Các tuyến đường đô thị khác, đường nội bộ, đường chính trong khu
vực dân cư
Khả năng kiểm soát giao thông bằng biển báo, đèn hiệu và mức độ
phân cách giữa các chủng loại phương tiện khác nhau:
- Kém M4
- Tốt M5

29-Dec-16 Kỹ thuật chiếu sáng - Phạm Hùng Phi 19

Tiêu chuẩn CIE 115 - 1995

Cấp Tất cả Tất cả Đường không có hoặc ít Đường không có CS riêng


CS các đường các đường giao cắt vỉa hè

Ltbmin(Cd/m2) Uo min U1 min SR min


Giá trị đã suy
giảm

M1 2,0 0,4 0,7 0,5


M2 1,5 0,4 0,7 0,5
M3 1,0 0,4 0,5 0,5
M4 0,75 0,4 K/a K/a
M5 0,5 0,4 K/a K/a

29-Dec-16 Kỹ thuật chiếu sáng - Phạm Hùng Phi 20


Tiêu chuẩn chiếu sáng cầu và đường hầm cho người đi bộ

Đối tượng chiếu sáng Ban ngày Ban đêm


Entb(lx) Enmin (lx) Entb(lx) Enmin (lx)

Đường hầm đi bộ L ≤ 60m 75 30 75 30


Đường hầm đi bộ L > 60m
- Khu vực 20 m hai đầu hầm 300 100 75 30
- Khu vực giữa hầm 75 30 75 30
Cầu cho người đi bộ Hở K/a 75 30 10
Kín K/a 30 75 30
Cầu thang, lối lên xuống Hở K/a 75 30 10
Kín K/a 30 75 30

29-Dec-16 Kỹ thuật chiếu sáng - Phạm Hùng Phi 21

4.3.3 Độ cao treo đèn tối thiểu


Tính chất của đèn Tổng quang thông Độ cao treo đèn Độ cao treo đèn
của bóng đèn sợi đốt tối thiểu phóng điện tối
trên 1 cột ( lm) (m) thiểu (m)

Đèn nấm tán xạ Từ 6000 trở lên 3,0 3,0


dưới 6000 4,0 4,0
Đèn bán rộng Dưới 5000 6,5 7,0
Từ 5000 đến 10000 7,0 7,5
Trên 10000 đến 20000 7,5 8,0
Trên 20000 đến 30000 9,0
Trên 30000 đến 40000 10,0
Trên 40000 11,5
Đèn phân bố Dưới 5000 7,0 7,5
rộng Từ 5000 đến 10000 8,0 8,5
Từ 10000 đến 20000 9,0 9,5
Trên 20000 đến 30000 10,5
Trên 30000 đến 40000 11,5
Trên 40000 13,5
4.4 PHƯƠNG PHÁP TỶ SỐ R
4.4.1 Cách bố trí đèn
Các thông số đặc trưng cho bố trí đèn được cho trên hình

Thông số bố trí đèn

h: chiều cao đèn


l: chiều rộng mặt đường
e: khoảng cách giữa hai bộ đèn liên tiếp
s: khoảng cách hình chiếu của đèn đến chân cột
a: khoảng cách hình chiếu của đèn đến mép đường
29-Dec-16 Kỹ thuật chiếu sáng - Phạm Hùng Phi 23

- Bố trí đèn một bên đường: Khi lòng đường


tương đối hẹp hoặc một phía có hàng cây hoặc
đường uốn cong. Hệ số đồng đều của độ rọi
đảm bảo khi l < h. Phương án này có chi phí
lắp đặt thấp nhưng độ đồng đều chung U0
không cao.

- Bố trí đèn hai bên đối diện: Khi đường rất rộng hoặc
khi cần đảm bảo độ cao nhất định. Độ đồng đều
được đảm bảo khi l > 1,5h.
• khả năng dẫn hướng tốt, thuận tiện cho việc
trang trí chiếu sáng, kết hợp với chiếu sáng vỉa
hè.
• Nhược điểm: chi phí lắp đặt cao

29-Dec-16 Kỹ thuật chiếu sáng - Phạm Hùng Phi 24


- Bố trí đèn so le hai bên đường:
.
Phương án này phù hợp với đường phố có nhiều cây
xanh.
• Nhược điểm là tính dẫn hướng thấp, độ đồng
đều dọc tuyến U không cao, chi phí lắp đặt cao.
• Chiều cao cột thoả mãn điều kiện 1,5h ≥ l ≥ h.

- Bố trí đèn trên dải phân cách trung tâm


Trên trục đường áp dụng khi trồng≥ lnhiều cây khi chiều .
rộng dải phân cách lớn hơn 1,5m và nhỏ hơn 6 m.
• Có tính dẫn hướng tốt, hiệu quả sử dụng quang
thông của đèn cao, chi phí lắp đặt thấp.
• Nhược điểm: độ đồng đều chung U0 không cao và
hạn chế chiếu sáng vỉa hè.
• Điều kiện áp dụng h ≥l
29-Dec-16 Kỹ thuật chiếu sáng - Phạm Hùng Phi 25

- Bố trí hỗn hợp khi chiều rộng đường lớn.


Đối với đoạn đường cong có bán kính cong dưới 1000 m, cột đèn được trồng ở
bên lề đường phía ngoài với khoảng cột thu nhỏ < 0,7l.
Nếu l > 1,5h cần lắp thêm cột phụ phía trong.

Trường hợp tuyến đường đô thị, đường cao tốc có bề rộng lớn yêu cầu được chiếu
sáng với tiêu chuẩn cao từ 1,5 – 2 cd/m2 có thể sử dụng giải pháp chiếu sáng bằng cột đèn
pha.
Đối với các khu vực có nhiều cây xanh cần ưu tiên chọn bóng đèn có gam sáng mát
(Metal Halide).
Chiếu sáng chỗ cho người đi bộ sang đường cần được tăng cường từ 1,5 đến 2 lần so
với mức bình quân trên tuyến, tối thiểu phải đạt 20 lx.
Tạo sự khác biệt về giải pháp chiếu sáng so với thiết kế chung cho tuyến đường thể
hiện ở cách thay đổi bố trí cột đèn, thay đổi công suất đèn, màu sắc ánh sáng.

29-Dec-16 Kỹ thuật chiếu sáng - Phạm Hùng Phi 26


4.4.2 Góc nghiêng và độ vươn của đèn
Góc nghiêng tối ưu là từ 5-150 . Việc điều chỉnh góc nghiêng của đèn sẽ mở
rộng phạm vi chiếu sáng của bộ đèn ra phía trước, song hiệu quả rất hạn chế vì các
lý do sau đây:
- Làm tăng khoảng cách từ bộ đèn tới điểm cần chiếu sáng.
- Tăng góc chiếu sáng giữa tia tới và mặt đường làm độ rọi E giảm đi.
- Làm giảm chức năng dẫn hướng tại đường cong.
- Tăng chói loá do bộ đèn gây ra đối với người quan sát.

Độ vươn của cần đèn có ảnh hưởng đến phạm vi chiếu sáng của bộ đèn.
Độ vươn lớn sẽ tăng cường chiếu sáng cho mặt đường, giảm khoảng cách cột, giảm
chiếu sáng vỉa hè phía sau.
Độ vươn của đèn cũng có tác dụng dẫn hướng cho hệ thống chiếu sáng.

29-Dec-16 Kỹ thuật chiếu sáng - Phạm Hùng Phi 27

4.4.3 Quan hệ giữa chiều cao h và khoảng cách các đèn

Hướng I max Phương pháp bố trí đèn e/h max

Chụp rộng Một bên, hai bên đối xứng, trên dải phân cách 4,0
≥ 75o Hai bên so le 3,7
Chụp vừa Một bên, hai bên đối xứng, trên dải phân cách 3,5
650-750 Hai bên so le 3,2

Chụp hẹp 0- Một bên, hai bên đối xứng, trên dải phân cách 3,0
650 Hai bên so le 2,7

29-Dec-16 Kỹ thuật chiếu sáng - Phạm Hùng Phi 28


4.4.4 Chọn loại bộ đèn
Để hạn chế chói lóa và đảm bảo phân bố ánh sáng đều, nói chung ta nên sử dụng
các đèn có phân bố sánh sáng bán rộng (Imax nằm trong khoản 650-750)
Các loại đèn có phân bố sánh sáng rộng (I max nằm trong khoảng lớn hơn 750)
chỉ được dùng cho các phố nhỏ, tốc độ phương tiện thấp.
4.4.5 Chọn công suất và loại đèn
Tùy theo bản chất lớp phủ mặt đường và loại bộ đèn sử dụng ta có thể xác định tỷ số
Etb
R= Tính chất lớp phủ mặt đường Đèn phân bố ánh sáng Đèn phân bố ánh sáng
Ltb
hẹp bán rộng
(Imax =0-650) ( Imax = 65o-750 )
Bê tông xi măng sạch 12 8
Bê tông thô 14 10
Bê tông nhựa màu sáng 14 10
Bê tông nhựa màu trung bình 20 14
Bê tông nhựa màu tối 25 18
Đường lát gạch, cấp phối đá dăm 18 13
29-Dec-16 Kỹ thuật chiếu sáng - Phạm Hùng Phi 29

Quang thông của các đèn được tính theo công thức
K
Φ = R.Ltb.l.e.
η
Trong đó:
• l là chiều rộng lòng đường,
• e là khoảng cách cột,
• K là hệ số dự trữ bằng 1,5 đối với các đèn phóng điện, bằng 1,3 với đèn sợi đốt
halogen. Hệ số K phụ thuộc vào loại đèn, cấp bảo vệ IP, mức độ ô nhiễm của
không khí và chu kỳ lau đèn.

• η = η1 + η2 là hệ số sử dụng đèn, xem catalog và phương pháp lắp đặt đèn.

Tra catalog về các loại đèn để chọn loại và công suất của bóng đèn.

29-Dec-16 Kỹ thuật chiếu sáng - Phạm Hùng Phi 30


Có thể xác định hệ số sử dụng theo đồ thị hình 4.15 tuỳ theo độ vươn và góc nghiêng của
đèn, trong đó:
η 2 là hệ số sử dụng phía trước
η1 là hệ số sử dụng phía sau đèn

29-Dec-16 Kỹ thuật chiếu sáng - Phạm Hùng Phi 31

Xác định hệ số sử dụng theo loại đèn

Loại đèn l/h =0,5 l/h =1,0 l/h =1, 5

Sodium áp suất thấp 0,15 0,25 0,30


Đèn có bầu đục 0,20 0,25 0,40
Đèn có bầu trong 0,25 0,40 0,45

29-Dec-16 Kỹ thuật chiếu sáng - Phạm Hùng Phi 32


4.5 PHƯ ƠNG PHÁP ĐỘ CHÓI ĐIỂM

4.5.1 Độ chói của mặt đường


Lớp phủ mặt đường có hệ số phản xạ ρ, được chiếu sáng với độ rọi E, phản xạ ánh sáng
.
ρE
và cho độ chói L=
π

29-Dec-16 Kỹ thuật chiếu sáng - Phạm Hùng Phi 33

Ở một điểm P bất kỳ (hình 4.16) hệ số phản xạ phụ thuộc vào các thông số :
γ : góc tia tới.
β : góc lệch hình chiếu của đèn trên mặt đường so với phương quan sát.
α : góc nhìn thấy điểm P

Quan hệ giữa độ chói và độ rọi qua hệ số độ chói L = qE với q(α , β , γ )


Trong thực tế góc nhìn α gần bằng 10 đối với người lái xe quan sát vật trên đường
khi đó q chỉ còn phụ thuộc vào γ và β

Đối với một đèn có chiều cao h cường độ sáng I hướng về điểm P ta có thể tính độ chói
I I
L = q( β , γ ). 2
cos3 γ = R ( β , γ ) 2
h h
Hệ số R( β , γ ) = q ( β , γ ). cos3 γ gọi là hệ số độ chói quy đổi
được xác định bằng thực nghiệm đối với các lớp phủ mặt đường khác nhau khi thay đổi
vị trí tương đối của nguồn sáng có cường độ I đối với một mẫu quan sát
Các giá trị của R được cho trong bảng theo β và tg γ

29-Dec-16 Kỹ thuật chiếu sáng - Phạm Hùng Phi 34


4.5.2 Phân loại các lớp phủ mặt đường
Để tiêu chuẩn hoá CIE đã xác định 4 loại lớp phủ mặt đường ký hiệu từ R1 đến R4

- Hệ số nhìn rõ Q0 là giá trị trung bình của hệ số độ chói:

Q0 =
∫ qdΩ trong khoảng các bán cầu trên
∫ dΩ
Q0 đặc trưng cho khả năng phản chiếu trung bình và có giá trị dao động từ 0,05 (tối)
đến 0,11(sáng).

- Các hệ số sử dụng S1 và S2

S1 =
R (0,2) với R(β , tgγ )
R (0,0)

S1 càng lớn khi mặt đường càng sáng. Nếu lớp phủ phản xạ theo định luật Lambert thì
hệ số này bằng 0,09.
Q0
S2 =
R(0,0)

29-Dec-16 Kỹ thuật chiếu sáng - Phạm Hùng Phi 35

Phân loại lớp phủ mặt đường

Cấp S1 S1 điển hình Q0 điển hình

R1 < 0,45 0,25 0,10

R2 0,45 - 0,85 0,58 0,07

R3 0,85 - 1,35 1,11 0,07

R4 > 1,35 1,55 0,08

R1: bitum có dưới 15 % vật liệu nhân tạo màu sáng hoặc 30 % đá màu rất sáng.
Các viên sỏi đa số màu trắng, hoặc 100 % đá màu trắng.
Bê tông xi măng.

29-Dec-16 Kỹ thuật chiếu sáng - Phạm Hùng Phi 36


R2: bitum có từ 10-15 % chất màu trắng nhân tạo, có nhiều hạt kích thước lớn hơn
10 mm.
Nhựa đường sau khi thi công vẫn còn mới.
R3 bitum nguội có các hạt dưới 10 mm nhưng có kết cấu chắc.
R4 đường đổ nhựa sau nhiều tháng sử dụng.

Các độ rọi quy đổi R(β , tgγ ) được cho theo tỷ số 104

29-Dec-16 Kỹ thuật chiếu sáng - Phạm Hùng Phi 37

4.5.3 Tính toán độ chói


Đoạn đường chọn là một hình chữ nhật nằm giữa hai cột đèn liên tiếp, cột đầu
cách người quan sát 60 m.

29-Dec-16 Kỹ thuật chiếu sáng - Phạm Hùng Phi 38


Đoạn đường có thể nằm ở bên phải hoặc bên trái một phần tư chiều rộng và quan sát một
loạt điểm theo mắt lưới:
• 2 điểm trên đường theo trục ngang.
• 3, 6 hoặc 9 điểm theo trục dọc theo các cột đèn cách nhau dưới 18, 36 hoặc 54 m.
• Chú ý tới các đèn ở phía trước và phía sau vùng có ảnh hưởng tới

Các dữ liệu cần thiết là :


- Đặc điểm hình học của bố trí đèn.
- Đặc tính quang của lớp phủ mặt đường R( β , tgγ ) đối với các chất phủ mặt
đường từ R1 đến R4.
- Đặc tính quang học của bộ đèn: Hệ số phản xạ do nhà chế tạo cung cấp
dưới dạng bảng I(C,γ ) và công suất của đèn.

- Mạng lưới các điểm tính toán

29-Dec-16 Kỹ thuật chiếu sáng - Phạm Hùng Phi 39

Cần tính:
- Độ chói và độ rọi tại các điểm.
- Độ chói và độ rọi trung bình.
- Độ đồng đều chung và độ đồng đều dọc trục.

29-Dec-16 Kỹ thuật chiếu sáng - Phạm Hùng Phi 40

You might also like