You are on page 1of 4

I.

PHẦN TRẮC NGHIỆM


Câu 1(NB): Dữ liệu lưu trữ trong tệp
A. phải được khai báo trước.
B. không được lớn hơn 255 kí tự.
C. không bị giới hạn mà chỉ phụ thuộc vào dung lượng đĩa.
D. không được lớn hơn 128 kí tự.
Câu 2(NB): Dữ liệu kiểu tệp:
A. được lưu trữ trên ROM. B. được lưu trữ trên RAM.
C. được lưu trữ trên bộ nhớ ngoài. D. chỉ được lưu trữ trên đĩa cứng.
Câu 3 (NB): Tệp văn bản
A. cho phép truy cập đến một dữ liệu nào đó trong tệp chỉ bằng cách bắt đầu từ đầu tệp và
đi qua lần lượt tất cả các dữ liệu trước nó.
B. Cho phép tham chiếu đến dữ liệu cần truy cập bằng cách xác định trực tiếp vị trí của
dữ liệu đó.
C. là tệp mà các phần tử của nó được tổ chức theo một cấu trúc nhất định.
D. là tệp mà dữ liệu được ghi dưới dạng các ký tự theo mã ASCII.
Câu 4(NB): Hai thao tác cơ bản đối với tệp là
A. Mở tệp và đóng tệp.
B. Mở tệp và ghi tệp.
C. Ghi dữ liệu vào tệp và đọc dữ liệu từ tệp.
D. Khai báo biến tệp và đóng tệp.
Câu 5 (NB): Cú pháp khai báo biến tệp văn bản là
A. var <tên biến tệp> : Test; B. var <tên biến tệp> : File of Text;
C. var <tên biến tệp> : Text; D. var <tên biến tệp> : File of Test;
Câu 6 (TH): Để khai báo một biến tệp văn bản có tên M ta thực hiện
A. var M: Text; B. var Text : M; C. var M : String; D. var M : File;
Câu 7 (TH): Dữ liệu kiểu tệp được lưu trữ ở đâu:
A. Rom B. Ram. C. Đĩa CD D. CPU
Câu 8 (NB): Trước khi ghi dữ liệu vào tệp ta phải dùng thủ tục
A. gán tên tệp, đóng tệp. B. mở tệp để ghi dữ liệu, đóng tệp.
C. gán tên tệp, mở tệp để đọc dữ liệu. D. gán tên tệp, mở tệp để ghi dữ liệu.
Câu 9 (NB): Rewrite(<biến tệp>); có ý nghĩa
A. mở tệp để ghi dữ liệu. B. đọc dữ liệu từ tệp.
C. ghi dữ liệu vào tệp. D. mở tệp để đọc dữ liệu.
Câu 10 (NB): Nếu hàm eof(<tên biến tệp>) cho giá trị bằng true thì con trỏ tệp nằm ở vị trí
A. đầu dòng B. cuối tệp C. đầu tệp D. cuối dòng
Câu 11 (TH): Cho mảng A gồm 5 phần tử kiểu integer. Đoạn lệnh nào ghi 5 số đó ra tệp văn bản
là ‘tep.TXT’ (ghi trên một dòng, các số này cách nhau đúng một dấu cách)
A. assign (f, tep.TXT); Rewrite (f);
For i:= 1 to 5 do write (f, a[i], ‘ ’); Close (f);
B. assign (f, ‘tep.TXT’); Rewrite (f);
For i:= 1 to 5 do write(f, a[i], ‘ ’); Close (f);
C. assign (f, tep.TXT); Rewrite (f);
For i:= 1 to 5 do write ( a[i], ‘ ’); Close (f);
D. assign (f, ‘tep.TXT’); Rewrite (f);
For i:= 1 to 5 do write(a[i], ‘ ’); Close (f);
Câu 12 (TH): Hãy chọn thứ tự hợp lí nhất khi thực hiện thao tác đọc dữ liệu từ tệp?
A. gán tên tệp với biến tệp -> mở tệp để đọc -> đọc dữ liệu -> đóng tệp
B. mở tệp -> gán tên tệp với biến tệp -> đọc dữ liệu -> đóng tệp
C. gán tên tệp với biến tệp -> mở tệp để ghi -> đọc dữ liệu -> đóng tệp
D. gán tên tệp với biến tệp -> đọc dữ liệu -> mở tệp để đọc -> đóng tệp
Câu 13 (TH): Để gắn tệp KQ.TXT cho biến tệp f1 ta sử dụng câu lệnh?
A. f1 := ‘KQ.TXT’; B. KQ.TXT := f1;
C. Assign(‘KQ.TXT’,f1); D. Assign(f1,‘KQ.TXT’);
Câu 14 (TH): Cho tệp vanban.txt nằm ở ổ đĩa D chứa 2 số nguyên a,b. Đoạn lệnh nào sau
đây dùng để đọc tệp?
A. assign(f,’vanban.txt’); rewrite(f); write(f,a,b); close (f);
B. assign(f,’vanban.txt’); reset(f); readln(f,a,b); close (f);
C. assign(f,’vanban.txt’); rewrite(f); readln(‘vanban’,a,b); close (f);
D. assign(f,’vanban.txt’); reset(f); write(f,a,b); close (f);
Câu 15 (TH): Trong Pascal, thực hiện chương trình VD_bt1_txt dưới đây sẽ ghi kết quả
nào trong các kết quả cho dưới đây vào tệp văn bản BT1.TXT ?
Program VD_bt1_txt;
Uses crt ; A. 123456
Var f : text ; B. ‘123456’
Begin C. f12345
Clrscr; D. 123 456
Assign(f, ‘BT1.TXT ’) ;
Rewrite(f) ;
Write(f,123456) ;
Close(f) ;
End.

Câu 16 (TH): Trong Pascal, cho trước tệp văn bản BT2.TXT chỉ có một dòng, chứa dòng
chữ: CHAO MUNG BAN DEN VOI LAP TRINH ngay ở đầu dòng. Thực hiện chương
trình VD_bt2_txt , trên màn hìnhsẽ hiện kết quả nào trong các kết quả cho dưới đây?
Program VD_bt2_txt ; A. CHAO MUNG BAN DEN VOI LAP TRINH
Uses crt ; B. CHAO MUNG BAN
Var f : text ; C. CHAO MUNG BAN DEN VOI
S : string ; D. CHAO MUNG
Begin
Clrscr;
Assign(f, ‘BT2.TXT ’) ;
Reset(f) ;
Read(f, S) ;
Write(S) ;
Close(f) ;
End.

Câu 17 (TH): Xét chương trình sau:


Var f: text;
Begin
Assign (f,’A.txt’);
Rewrite(f);
Write(f,10 + 35 – 5);
Close(f);
End.

Sau khi thực hiện chương trình, tệp A.txt có nội dung
A. 40. B. 10 + 35 – 5. C. 10 35 5. D. 10355.
Câu 18 (TH): Để ghi 2 giá trị x và y vào tệp A ta sử dụng thủ tục
A. Readln(A , x, y); B. A := x ; A := y ;
C. Write(A , x , y); D. Write(x , y, A);
Câu 19 (NB): Đâu không phải là đặc điểm của chương trình con:
A. Là một dãy lệnh mô tả một số thao tác nhất định
B. Có thể được thực hiện (được gọi) từ nhiều vị trí trong chương trình
C. Trong một chương trình chính có thể có 1 hoặc nhiều chương trình con
D. Chương trình con có thể đặt tại bất kì vị trí nào trong chương trình chính
Câu 20 (NB): Vị trí của chương trình con trong chương trình chính:
A. Nằm trong phần khai báo của chương trình chính
B. Nằm trong phần thân của chương trình chính
C. Nằm ngay sau phần khai báo của chương trình chính
D. Nằm trước phần khai báo của chương trình chính
Câu 21 (NB): Chương trình con gồm có hai loại là:
A. Thủ tục và hàm B. Biểu thức và hàm C. Hằng và biến D. Thủ tục và biểu thức
Câu 22 (NB): Biến toàn cục là:
A. Biến khai báo trong chương trình con
B. Biến khai báo trong chương trình chính
C. Biến khai báo trong chương trình chính nhưng chỉ dùng cho chương trình con
D. Biến tự do không cần khai báo
Câu 23 (NB): Biến cục bộ là:
A. Biến khai báo trong chương trình con
B. Biến khai báo trong chương trình chính
C. Biến biến tự do không cần khai báo
D. Biến khai báo trong chương trình chính nhưng chỉ dùng cho chương trình con
Câu 24 (NB): Các biến được khai báo cho dữ liệu vào/ra gọi là
A. Hằng số B. Tham số thực sự C. Biến số D. Tham số hình thức
Câu 25 (NB): Khi cần gọi thực hiện Chương trình con (CTC), nên chọn phương án nào sau đây?
A. dùng tên CTC. B. dùng tham số của CTC.
C. dùng biến. D. dùng.
Câu 26(NB): Hằng hoặc biến trong lời gọi chương trình con gọi là
A. Hằng số B. Tham số thực sự C. Tham số hình thức D. Biến số
Câu 27 (TH 4.1): Hãy chỉ ra thủ tục trong các hàm và thủ tục sau đây?
A. sin(x); B. length(S); C. sqrt(x); D. delete(S,5,1);
Câu 28 (TH 4.1): Mô tả nào dưới đây về hàm là SAI?
A. Phải trả lại kết quả B. Phải có tham số
C. Trong hàm có thể gọi lại chính nó D. có thể có các biến cục bộ
II. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1: (1đ) Viết chương trình nhập ba số nguyên dương a, b, c từ bàn phím lần lượt là độ dài
đáy lớn, đáy bé và chiều cao của một hình thang. Tính diện tích hình thang và in kết quả vào tệp
Hinh_thang.txt.
Câu 2: (2đ) Giải sử có bốn số nguyên lưu trong tệp DULIEU.TXT. Hãy viết một chương trình
mở tệp đã cho để tính tích của bốn số nguyên đó và đưa kết quả ra màn hình.

You might also like