You are on page 1of 7

LỜI GIẢI VÀ MỞ RỘNG

Bài toán 5c – HSG Toán 9 Hà Nam năm học 2020 – 2021


Bevy Cedrus 1
Sáng ngày 06/04/2021, kỳ thi HSG Toán 9 tỉnh Hà Nam chính thức diễn ra tại
THCS Trần Phú, TP Phủ Lý, Hà Nam. Đề thi ngoài câu hệ phương trình và bài
hình học 5c nói trên nhìn chung là quen thuộc. Ở đây bài toán 5c còn có thể khai
thác thêm thành những bài toán mới lạ, có thể ôn luyện cho kỳ thi tuyển sinh lớp
10 chuyên toán sắp tới.

Chúng ta nhắc lại đề bài của bài toán 5c:

Bài toán 1. Cho tam giác ABC nội tiếp trong đường tròn (O). Các đường cao AD,
BE, CF cắt nhau tại H. Đường thẳng EF cắt lại (O) tại hai điểm P¸Q (P thuộc cung
nhỏ AB). Gọi M, N là điểm đối xứng của P và Q qua đường thẳng AB, AC. Chứng
minh MN song song với BC.

Lời giải.

Theo kết quả cơ bản (chính là bài 5a trong đề) ta có tam giác APQ cân.

1
K61 Toán, THPT Chuyên Biên Hòa – Hà Nam
Do đó ÐA PQ = ÐA QP , và khi đó do M, N là đối xứng của P, Q qua AB, AC thì:
ÐA MF = ÐA NE (1)

Ta chứng minh M thuộc FD và N thuộc DE. Thật vậy:


ÐBFM = ÐBFP = ÐA FE = ÐA CB = ÐBFD

Nên M thuộc FD. Chứng minh tương tự ta có N thuộc DE. Vậy thì từ (1) ta có
ÐA MD = ÐA ND . Mặt khác theo kết quả quen thuộc thì DA là phân giác góc
FDE. Vậy nên ÐMA D = ÐNA D . Cuối cùng do A M = A N = A P = A Q nên:

D A MD = D A ND (cgc ) . Như vậy A D là trung trực của MN hay ta có đpcm.

Nhận xét. Bài toán 5c cần thiết phải nhận ra sự kiện (M, F, D) và (N, D, E) thẳng
hàng, và đưa về chứng minh MN vuông góc AD thay vì chứng minh song song BC.

Ta cũng nhận ra tam giác HMN cũng cân, và kéo theo gợi ý ta kết hợp nó với tính
chất đối xứng của H qua các cạnh tam giác ABC thuộc đường tròn (O), và tình cờ
dẫn tới bài toán sau:

Bài toán 2. Cũng với ký hiệu điểm như Bài toán 1, ta gọi G, I thứ tự là giao điểm
của HM, HN với BC. Chứng minh PG, QI cắt nhau trên đường tròn (O).

1
K61 Toán, THPT Chuyên Biên Hòa – Hà Nam
Lời giải. Do cách định nghĩa các điểm G và I ta suy ra ngay tam giác HGI cân tại
H nên D là trung điểm GI. Bây giờ ta đặt ra câu hỏi: Nếu lấy J là giao thứ hai của
AD với đường tròn (O) thì D là trung điểm HJ và sẽ có HGJI là hình bình hành.
Ta cũng dự đoán rằng PG và QI sẽ cắt nhau tại J như vậy ta cần chứng minh PG
song song với HN, QI song song với HG.

Ta sẽ chứng minh sự kiện trên như sau:

Đầu tiên ta lợi dụng sự đối xứng của P và M bằng cách kéo dài CH cắt lại (O) tại
điểm K. Khi đó ta cũng có H đối xứng với K qua AB. Như vậy KHMP là hình
thang cân.

Ta có chuỗi biến đổi góc sau:

·
ÐHGD = 90o - ÐGHD = 900 - FHD (
·
- FHG ) (
= 900 - 1800 - Bµ - PK
· H
)
= Bµ + PA
· C - 900 = Bµ + 900 - PBC
· ·
= 900 - PBA ·
= BPM

Do đó tứ giác PMGB nội tiếp. Do đó


·
GHI ·
= 2GHD ·
= 2 FHD (·
- FHG ) (
= 2 180 0 - Bµ - PA
· C
)
( (
= 2 1800 - Bµ - 1800 - PBC
·
) ) = 2PBA
· ·
= PBM ·
= PGM

Như vậy ta chứng minh xong PG song song với HN, chứng minh tương tự QI song
song với HG. Ta có đpcm.

Bây giờ ta nhận ra vai trò chân đường cao có lẽ không còn quan trọng. Và khi thay
đường thẳng EF bởi một đường bất kỳ vuông góc với AO (còn gọi là đường đối
song ứng với A) thì ta vẫn thu được kết quả tương tự.

Bài toán 3. Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O). Một đường thẳng vuông
góc với AO cắt (O) tại hai điểm P, Q (P thuộc cung nhỏ AB). Gọi M, N lần lượt là
đối xứng của P, Q qua AB, AC. Chứng minh PQ song song với BC.

1
K61 Toán, THPT Chuyên Biên Hòa – Hà Nam
Lời giải. Dễ thấy tam giác APQ cân tại A kéo theo AP = AM = AN = AQ hay tứ
giác PMNQ nội tiếp đường tròn tâm A. Lại có ÐA BM = ÐA BP = ÐA BQ nên ba
điểm B, M, Q thẳng hàng. Chứng minh tương tự C, N, P thẳng hàng.

Như vậy ÐHMN = ÐHPQ = ÐQBC nên ta có MN song song với BC (đpcm).

Và tương tự ta cũng mở rộng được Bài toán 2 cho trường hợp tổng quát:

Bài toán 4. Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O), trực tâm H. Một đường
thẳng vuông góc với AO cắt (O) tại hai điểm P, Q (P thuộc cung nhỏ AB). Gọi M,
N lần lượt là đối xứng của P, Q qua AB, AC. Các đường thẳng HM , HN lần lượt
cắt BC tại S¸ T. Chứng minh PS và QT cắt nhau trên (O).

1
K61 Toán, THPT Chuyên Biên Hòa – Hà Nam
Lời giải.

Thực ra bài toán này vẫn có lời giải giống bài toán 2 (gọi thêm các đường cao AD,
BE, CF) vì ta vẫn đưa về chứng minh HT song song PS và HS song song với QT và
vai trò hai điểm P, Q không đổi.

Nếu ta chưa biết được các Bài toán phụ ở trên thì bài toán này có lẽ sẽ là một thử
thách không hề nhỏ.

Sau đây ta sẽ đổi mô hình bài toán dưới dạng tâm nội tiếp:

Bài toán 5. Cho tam giác ABC nội tiếp (O) , tâm đường tròn nội tiếp là I. Các
đường thẳng AI, BI, CI cắt lại (O) tại các điểm D, E, F. Gọi G là giao điểm DF và
BI, H là giao điểm DE và CI. Đường thẳng GH cắt lại (O) tại các điểm S, T (S
thuộc cung nhỏ FD). Gọi S’, T’ là đối xứng của S, T qua các đường DF, DE.
Chứng minh S’T’ vuông góc với AI.

1
K61 Toán, THPT Chuyên Biên Hòa – Hà Nam
Ta có nhận xét cơ bản rằng I là trực tâm tam giác DEF. Khi đó bài toán trở về bài
toán 1. Bạn đọc có thể tự mở rộng Bài toán 2 bằng cách phát biểu bài toán cho tam
giác DEF.

Nếu sử dụng Bài toán 3 kết hợp với Bài toán 5 ta có được một bài toán tự nhiên,
hay như sau:

Bài toán 6. Cho tam giác ABC nội tiếp (O). Gọi D, E, F là chính giữa cung nhỏ
BC, CA, AB của đường tròn (O). Một đường thẳng song song với BC cắt (O) tại hai
điểm S, T. Gọi S’ là đối xứng của S qua DF, T’ là đối xứng của T qua DE. Chứng
minh S’T’ vuông góc với AD.

Ngoài ra ta còn có thể hỏi khác như sau:

Bài toán 7. Cho tam giác ABC nội tiếp (O) , tâm đường tròn nội tiếp là I. Các
đường thẳng AI, BI, CI cắt lại (O) tại các điểm D, E, F. Gọi G là giao điểm DF và

1
K61 Toán, THPT Chuyên Biên Hòa – Hà Nam
BI, H là giao điểm DE và CI. Đường thẳng GH cắt lại (O) tại các điểm S, T (S
thuộc cung nhỏ FD). Gọi S’, T’ là đối xứng của S, T qua các đường DF, DE.
Chứng minh GS’, HT’, EF, AI đồng quy.

Như vậy trên đây là 6 bài toán có thể rút ra được từ câu 5c đề HSG Hà Nam 2021.
Biết rằng vẫn sẽ có nhiều mở rộng cũng như kết hợp… tuy nhiên do thời gian có
hạn và phạm vi kiến thức THCS nên không thể trình bày hết ở đây. Lời giải cho
những bài toán này tạm phụ thuộc hình vẽ (có lẽ cũng được châm chước trong
những kỳ thi HSG và tuyển sinh chuyên).

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Đề thi HSG Toán 9 tỉnh Hà Nam năm học 2020-2021.

1
K61 Toán, THPT Chuyên Biên Hòa – Hà Nam

You might also like