You are on page 1of 24

TRƯỜNG CAO ĐẲNG BÁCH KHOA NAM SÀI GÒN

KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ

BÁO CÁO

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA HỌC SINH, SINH VIÊN

ĐIỀU KHIỂN THIẾT BỊ TỪ XA QUA ĐIỆN THOẠI

ỨNG DỤNG MẠCH SONOFF

Sinh viên thực hiện: - Hà Minh Khang

- Phạm Hoàng Minh

Lớp: TC19-ĐCN, Khoa Điện-Điện tử

Người hướng dẫn: GV. Huỳnh Văn Tín

TP. HCM, Tháng 04 / Năm 2021

1
TRƯỜNG CAO ĐẲNG BÁCH KHOA NAM SÀI GÒN

KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ

--------------------

THÔNG TIN VỀ HỌC SINHTHỰC HIỆN ĐỀ TÀI

I. SƠ LƯỢC VỀ HỌC SINH:


Họ và tên: Hà Minh Khang Ảnh 4x6

Sinh ngày: 04 tháng 02 năm 2000


Nơi sinh: Cần Giờ
Lớp: TC19-ĐCN Khóa: 19
Khoa: Điện – điện tử
Địa chỉ liên hệ:
Điện thoại: Email:
Họ và tên: Phạm Hoàng Minh
Sinh ngày: 14 tháng 10 năm 2000
Nơi sinh: Cần Giờ
Lớp: TC19-ĐCN Khóa: 19
Khoa: Điện–điện tử
Địa chỉ liên hệ:
Điện thoại: Email:

II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP (kê khai thành tích của học sinh từ năm thứ 1 đến năm đang
học):

1. Hà Minh Khang
* Năm thứ 1:
Ngành học: Điện công nghiệp và gia dụng , Khoa: Điện–điện tử
Kết quả xếp loại học tập: Khá
Sơ lược thành tích:
* Năm thứ 2:
Ngành học: Điện công nghiệp và gia dụng , Khoa: Điện–điện tử
Kết quả xếp loại học tập: Giỏi
Sơ lược thành tích:

2
Họ và tên: Phạm Hoàng Minh
* Năm thứ 1:
Ngành học: Điện công nghiệp và gia dụng , Khoa: Điện–điện tử
Kết quả xếp loại học tập: Khá
Sơ lược thành tích:
* Năm thứ 2:
Ngành học: Điện công nghiệp và gia dụng , Khoa: Điện–điện tử
Kết quả xếp loại học tập: Khá
Sơ lược thành tích:

Ngày tháng 04 năm 2021

Xác nhận của khoa Học sinh thực hiện đề tài

(ký tên và đóng dấu) (ký, họ và tên)

3
MỤC LỤC

1. Phụ lục - Trang bìa của báo cáo Trang 1

Trang 2
2. Phụ lục 2: thông tin về học sinh thực hiện đề tài
3. Nội dung Trang 5

4. Sơ đồ nguyên lý Trang 6

5. Hình ảnh thực tế Trang 8

6. Hình ảnh khi học sinh thi công Trang 10

7. Hướng dẵn cài đặt phần mềm điều khiển Trang 14

4
3. Nội dung báo cáo:

Ngày nay các hệ thống điều khiển tự động mang lại sự tiện ích, tính ổn định và chính
xác, nhu cầu ứng dụng tự động hóa vào đời sống ngày càng cao

Các hệ thống điều khiển ứng dụng như nhà thông minh, thành phố thông minh, việc
điều khiển thiết bị qua mạng đang là đề tài mới được triển khai ở Việt Nam

Xuất thân từ Cần Giờ, nhận thấy nhiều nơi sử dụng máy bơm để phục vụ tưới cây, hệ
thống quạt nước tạo oxy trong nuôi trồng thủy sản còn thủ công, vì vậy việc ứng dụng
điều khiển tự động vào hệ thống bơm nước là cần thiết, nên khi học điện công nghiệp tại
Trường Cao Đẳng Bách Khoa Nam Sài Gòn nhóm thấy việc lắp đặt một hệ thống ứng
dụng điều khiển tự động vào hệ thống bơm tưới nước là khả thi

Trên thị trường đã xuất hiện nhiều hệ thống bơm tưới tự động nhưng vẫn còn thiếu
một số chức năng, với kiến thức đã được học và sau khi tìm tòi học hỏi trên mạng nhóm
chúng em xin giới thiệu đề tài: Điều khiển thiết bị từ xa qua điện thoại ứng dụng
mạch sonoff, đây là hệ thống bơm tưới nước tự động nhiều chức năng

Sau đây là một số chức năng của hệ thống:

1. Điều khiển từ xa và giám sát năng lượng hệ thống qua điện thoại
2. Điều khiển tại chỗ với chế độ tay
3. Điều khiển bơm chạy tự động theo chế độ tắt mở luân phiên

Khi hệ thống điều khiển qua mạng bị trục trặc hoặc muốn điều khiển tại chỗ, ta chọn qua
chế độ 2 và 3

Sau đây nhóm xin đi vào phần chi tiết:

5
1. Điều khiển từ xa và giám sát hệ thống qua điện thoại:

Phần điều khiển chính sử dụng mạch điều khiển WiFi Sonoff Power

Ở chế độ này hệ thống có các chức năng đặc biệt sau: Điều khiển đóng mở thiết bị từ
xa thông qua mạng internet, đóng vai trò như một đồng hồ điện, cho phép người dùng
theo dõi tình trạng tiêu thụ điện qua ứng dụng eWeLink được cài đặt trên các dòng smart
phone hoặc máy tính bảng (cả Android lẫn iOS),

- Giám sát điện năng tiêu thụ: giám sát theo thời gian thực cường độ, điện áp, công
suất, xuất và xem nhật ký tiêu thụ của 100 ngày sử dụng
- Công tắc thông minh: điều khiển từ xa qua mạng wifi, tắt mở thiết bị từ bất cứ nơi đâu
- Hệ thống điều khiển bơm cần kết nối wifi
- Tính năng hẹn giờ cài đặt từ xa
- Bảo vệ quá tải
- Chia sẽ kiểm soát cho nhiều thiết bị
- Thiết lập ngữ cảnh cho phép các thiết bị hoạt động cùng nhau theo những điều kiện
lập trước.

6
Giao diện điều khiển trên điện thoại

Với chức năng này ngoài khả năng tắt mở từ xa, chúng ta còn giám sát được hệ thống tiêu
thụ năng lượng bao nhiều Kw trong 1 tháng để từ đó tính được giá thành vô sản phẩm,
biết được điện áp tại nơi hoạt động có ổn định không, dòng điện có bất thường không từ
đó xử lý sự cố nếu có

7
Giao diện giám sát và cài đặt thời gian

2. Điều khiển tại chỗ với chế độ tay

Khi hệ thống điều khiển tử xa bị trục trặc, ta chuyển contac qua chế độ tay, ở chế
độ này sẽ có 2 nút nhấn ON, OFF dùng tắt mở bơm
3. Điều khiển bơm chạy tự động theo chế độ tắt mở luân phiên
Ở chế độ này bơm sẽ chạy luân phiên tắt mở theo thời gian định trước nhờ bộ
Timer luân phiên

8
SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ :

Nguyên lý của mạch:

Contac xoay SW chọn 3 chế độ hoạt động:

1. Chế độ tay: Bơm được tắt, mở thông qua nút ON, OFF
2. Chế độ Timer: bơm được tắt mở luân phiên theo thời gia định trước
3. Chế độ Wifi: bơm được điều khiển tắt mở, hẹn giờ, giám sát công suất tiêu thụ,
điện áp, dòng điện trên điện thoại di động

Mạch được bảo vệ ngắn mạch, quá tải bằng CB và relay nhiệt

9
Hình ảnh thực tế

10
Kết quả đạt được:

Sau khi hoàn thành và thử nghiệm, hệ thống hoạt động ổn định, kết quả đạt được hoàn
toàn như yêu cầu đặt ra

- Khi hoạt động ở chế độ Wifi, các thông số hiển thị chính xác theo thời gian thực,
điều khiển tác động tốt
- Khi hoạt động ở chế độ tay, mạch ON, OFF hoạt động tốt
- Khi hoạt động ở chế độ tự đông, mạch hoạt động đúng theo thời gian cài đặt

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


Qua bài nghiên cứu này, đã giúp em hiểu rõ hơn các kiến thức đã học để ứng dụng
vào thực tế

Dựa vào cách hoạt động của hệ thống chúng ta có thể phát triển rộng hơn để tạo nên
những hệ thống tưới có mức độ cao hơn như giám sát nhiệt độ, độ ẩm để hệ thống ưu
việt hơn

Từ ứng dụng này có thể triển khai để sử dụng trong các hệ thống bơm trong dân dụng
và công nghiệp, giúp việc theo dõi, giám sát và điều khiển từ xa được tự động hóa mang
lại sự tiện ích, tính ổn định và chính xác, đáp ứng nhu cầu ứng dụng tự động hóa vào đời
sống ngày càng cao.

11
Hình ảnh học sinh thi công

12
Hướng dẫn cài đặt sử dụng phần mềm điều khiển qua điện thoại

13
Sonoff là hãng chuyên sản xuất các thiết bị và đồ dùng nhà thông minh giá rẻ, chất lượng
tốt với các sản phẩm như: công tắc thông minh, ổ cắm thông minh…

Tất cả các thiết bị công tắc, ổ cắm của Sonoff đều có quy trình cài đặt giống nhau, sử
dụng ứng dụng eWeLink để thêm thiết bị và điều khiển.

Chức năng chính của eWeLink:

 Mở/tắt thiết bị từ xa
 Giám sát thiết bị theo thời gian thực
 Hẹn giờ hoạt động
 Chia sẻ quyền điều khiển thiết bị
 Thiết lập ngữ cảnh thông minh
Ứng dụng có trên cả iOS và Android, hỗ trợ nhiều ngôn ngữ: tiếng Anh, tiếng Việt, tiếng
Trung… Nếu điện thoại sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt thì ứng dụng sẽ tự động chuyển
sang tiếng Việt.

Ứng dụng eWeLink được sử dụng để điều khiển các thiết bị nhà thông minh Sonoff
như công tắc thông minh Sonoff Pow R2, Sonoff Basic, Sonoff TX và ổ cắm thông minh
Sonoff S20…

14
Hiện tại, eWeLink liên tục nâng cấp và cải tiến ứng dụng để việc điều khiển ngôi nhà
thông minh ngày càng tiện lợi hơn. Trong bài viết này,  sẽ hướng dẫn tổng quan cách cài
đặt và quản lý các thiết bị nhà thông minh của Sonoff sử dụng ứng dụng eWeLink trên
thiết bị di động.

1. Cài đặt ứng dụng eWeLink


Tìm kiếm với từ khóa eWeLink trên App Store và CH Play hoặc quét mã QR sau:

15
Lần đầu sử dụng, bạn sẽ cần đăng kí một tài khoản eWeLink, sử dụng địa chỉ email.

Lưu ý: Chúng ta không được sử dụng số điện thoại mà bắt buộc phải dùng email để đăng
ký tài khoản. 

Ấn vào Create new account > Chọn quốc gia Vietnam (+84) > Nhập Email đăng ký.

16
Sau đó, bạn nhập mã xác nhận gồm 4 số nhận được từ email và nhập mật khẩu để hoàn
tất đăng kí cho tài khoản. Nếu lâu không nhận được mã bạn hãy nhấn Resend để ứng
dụng gửi lại mã xác nhận khác. Nếu đăng ký thành công ngay lập tức bạn sẽ được chuyển
đến giao diện chính của ứng dụng eWeLink.

2. Cấp nguồn cho thiết bị Sonoff


Do kết nối với Wifi nên thiết bị Sonoff bắt buộc cần cả dây Lửa (hay còn gọi là dây nóng,
ký hiệu L) và Nguội (hay còn gọi là dây mát, ký hiệu N) thì mới hoạt động được. Nếu
công tắc hiện tại của bạn chỉ có dây lửa, không có dây nguội thì cần tìm xem có thể kéo
từ vị trí ổ cắm gần đó sang không.

Một số loại công tắc khác như công tắc của BroadLink chỉ cần dây lửa, không cần nguội,
điều khiển qua sóng RF, tuy nhiên điểm yếu của những thiết bị loại này đó là không phản
hồi trạng thái, không biết được trạng thái của công tắc đang bật hay tắt.

Với ổ cắm Sonoff thì đơn giản, bạn chỉ cần cắm vào ổ cắm bất kỳ trên tường là xong.
Còn đối với những loại công tắc khác cần đấu dây vào thiết bị, hãy chú ý quan sát những
chỉ dẫn sau trên thiết bị:

 Input: cấp nguồn cho thiết bị Sonoff


 Output: kết nối vào thiết bị được điều khiển. Không được đảo ngược kẻo làm
cháy công tắc Sonoff
 L: dây lửa, dây nóng, kiểm tra bằng bút thử điện sẽ sáng
 N: dây nguội, dây mát, thường được đấu chập lại với nhau
 L1, L2, L3: dây lửa output, tương ứng với các nút trên công tắc âm tường,
dùng để kết nối với thiết bị như đèn, quạt. Thường những thiết bị này sẽ dùng
dây N trực tiếp âm trần.
Khi kết nối với thiết bị, bạn cần đảm bảo lưu ý công suất sử dụng của thiết bị phải phù
hợp với tải của công tắc, tránh cháy, hư hỏng thiết bị.

Sau đây là một số ví dụ sơ đồ đi dây cho các thiết bị Sonoff. Chú ý dây Nguội – N có thể
lấy trực tiếp từ Output công tắc hoặc lấy từ chỗ khác đều được. Công tắc điều khiển tắt
bật thông qua dây Lửa – L. Dây E tiếp đất nếu có thì sử dụng, không có cũng không
sao.

3. Cài đặt thiết bị Sonoff


Các thiết bị Sonoff thông thường sẽ ở chế độ mặc định sẵn sàng cài đặt, khi cấp nguồn
đèn LED tín hiệu hoặc đèn Wifi sẽ nháy màu xanh liên tục 3 lần rồi dừng, sau đó lại tiếp
tục nháy như thế này:

17
Trong trường hợp đèn không nháy như vậy, bạn cần reset thiết bị và đưa về chế độ setup
bằng cách nhấn và giữ 1 nút trên công tắc Sonoff khoảng tầm 5 giây cho đến khi đèn
Wifi bắt đầu nháy như trên thì nhả ra.

Chú ý: bắt buộc phải chuyển công tắc về chế độ cài đặt, đèn nháy như bên trên rồi mới
tiến hành các bước tiếp theo. Nếu không bạn cần làm đi làm lại cho đến khi nào đèn nháy
như yêu cầu mới tiếp tục làm các bước tiếp theo.
Quay lại giao diện ứng dụng, nhấn vào biểu tượng  dưới cùng chính giữa để thêm mới
thiết bị.

Ứng dụng hỗ trợ các cách cài đặt Quick Pairing, Scan QR code, Sound Pairing,
Blutooth Pairing, Link Account và 2.4G Remote. Thông thường để mặc định Quick
Pairing.

Ứng dụng hỗ trợ các cách cài đặt Quick Pairing, Scan QR code, Sound Pairing,
Blutooth Pairing, Link Account và 2.4G Remote. Thông thường để mặc định Quick
Pairing.

18
Nhập mật khẩu cho mạng Wifi và cuối cùng đổi tên thiết bị là xong. Lưu ý thiết bị Sonoff
chỉ hỗ trợ mạng 2.4Ghz, nếu bạn có sử dụng mạng 5Ghz mà lại trùng tên thì cần tạm thời
tắt 5Ghz trong phần cấu hình cục phát Wifi đi rồi hãy tiếp tục.

Giờ đây, bạn đã có thể truy cập và điều khiển thiết bị qua ứng dụng eWeLink từ bất kỳ
đâu rồi đó.

Lưu ý: Nếu ở bước kết nối thiết bị mà gặp lỗi nghĩa là bạn chưa cấp quyền truy cập vị trí
cho ứng dụng, hoặc điện thoại chưa bật Vị trí – Location lên. Bạn chỉ cần cấp quyền hoặc
bật location để ứng dụng tự động nhận mạng Wifi là xong.

Một số điện thoại iPhone sẽ gặp thông báo lỗi Connect to a Wifi mặc dù đã kết nối Wifi
rồi. Chỉ cần cập nhật hệ điều hành iOS lên phiên bản mới nhất là hết lỗi.

19
Nếu không dùng được chế độ Quick Pairing, hãy thử tắt app, khởi động lại công tắc
bằng cách ngắt nguồn rồi cấp lại. Nếu vẫn không được thì chuyển qua chế độ
Compatible Mode như hướng dẫn bên dưới.
Chế độ cài đặt Compatible Mode

4. Quản lý thiết bị Sonoff trên eWeLink

Ở màn hình chính ứng dụng eWeLink, bạn có thể chọn từng thiết bị để quản lý riêng biệt
với các chức năng:

 Lịch: lịch hẹn giờ, thiết lập lịch trình hoạt động
 Đếm ngược: đếm ngược thời gian, ví dụ tự động tắt sau 30′
 All On/All Off: bật/tắt tất cả công tắc

Bên cạnh đó, bạn có thể truy cập biểu tượng   để vào phần Cài đặt chỉnh các thông số
hoạt động của ổ cắm, công tắc Sonoff hoặc cập lại lại firmware…

20
Một số thiết lập quan trọng trong phần Cài đặt bạn cần biết:

 Network indicator: bật/tắt đèn Led báo hiệu trạng thái kết nối mạng trên mặt
thiết bị.
 Power-on State: cài đặt trạng thái thiết bị khi được cấp nguồn, có thể là bật,
tắt, hoặc giữ nguyên trạng thái trước khi mất nguồn.
 Inching Settings: thiết lập thời gian đếm ngược – tự động tắt công tắc sau một
khoảng thời gian bật, từ 0.5s tới 3600s.
4.1. Nhóm thiết bị
Nhóm có tác dụng quản lý nhiều thiết bị cùng lúc một cách dễ dàng.

Để thực hiện, hãy truy cập biểu tượng   rồi vào phần Cài đặt > chọn Create group >
lựa chọn các thiết bị và đặt tên cho nhóm.

21
Ví dụ, bạn có thể tạo nhóm Văn Phòng và thêm tất cả thiết bị cài đặt trong văn phòng vào
nhóm. Như vậy, mỗi khi rời văn phòng, bạn chỉ cần nhấp vào nhóm để tắt tất cả các thiết
bị.

4.2. Ngữ cảnh – Scene

Ứng dụng eWeLink giúp thiết lập dễ dàng kịch bản tự động cho các thiết bị điện thông
minh. Ở góc dưới bên trái ứng dụng, bạn chọn Ngữ cảnh để thiết lập và quản lý các kịch
bản. Chọn Thêm để bắt đầu thiết lập, bao gồm :

 If this triggers – Điều kiện để thiết bị kích hoạt hành động


 Then that actions – Thiết bị hoạt động khi điều kiện được kích hoạt

4.3. Chia sẻ thiết bị


Bạn có thể chia sẻ quyền quản lý thiết bị qua ứng dụng eWeLink (chỉ áp dụng với chủ sỡ
hữu thiết bị).

Trên ứng dụng, vào mục Cài đặt thiết bị  , nhấn Chia sẻ rồi nhập email tài khoản
eWeLink và chọn thiết bị bạn muốn chia sẻ. Có thể ghi lưu ý với người đó trong
mục Note.

22
Chia sẻ thành công, người nhận có quyền điều khiển thiết bị của bạn.

5. Kết nối thiết bị Sonoff với remote RF


Với những thiết bị có hỗ trợ RF, bạn có thể sử dụng remote RF tần số 433MHz để điều
khiển tắt/bật. Mỗi nút trên remote có thể gán cho một nút trên thiết bị Sonoff hoặc nhiều
nút đều được.

Sóng RF điều khiển được xuyên tường, thậm chí khi thiết bị mất mạng Wifi bạn vẫn điều
khiển được bình thường.

Hướng dẫn kết nối RF

Nhấn và giữ nút bấm trên công tắc Sonoff bạn muốn điều khiển bằng RF cho đến khi
nghe tiếng bíp thì nhả tay ra. Nhấn nút tương ứng trên remote điều khiển RF, bạn sẽ nghe
thấy một tiếng bíp báo hiệu quá trình kết nối thành công.

Những nút khác thao tác tương tự.

Hướng dẫn xóa RF

23
Nhấn và giữ nút bấm trên công tắc Sonoff bạn muốn xóa RF cho đến khi nghe 2 tiếng bíp
thì nhả tay ra. Nhấn nút tương ứng trên remote điều khiển RF, bạn sẽ nghe thấy một tiếng
bíp báo hiệu quá trình clear đã xong.

24

You might also like