You are on page 1of 18

TRƯỜNG THPT VÕ THỊ SÁU



NGHIÊN
CỨU ỨNG
DỤNG CỦA HCI
TRONG THIẾT
KẾ MÁY
TÍNH

GIÁO VIÊN
HƯỚNG DẪN:
Nguyễn Thị Thu
Hiền

Nhóm 2 - Lớp 10A6

- TP.HCM, 18/9/2020 -

Thành viên của nhóm:

Vũ Nhật Huy

Nguyễn Nam Khoa

Nguyễn Tuấn Kiệt

Huỳnh Khương Anh Khôi

Lê Trần Minh Long

1
Giới thiệu về nhóm: Xin được tự giới thiệu là chúng em đến từ nhóm 2,
tổ 4 với 5 thành viên. Mỗi thành viên trong nhóm đều có công việc riêng của
mình và mỗi người đã giúp đỡ lẫn nhau để có thể làm được bài nghiên cứu
này. Mỗi bạn đều có thế mạnh riêng của riêng mình vì vậy mà mỗi bạn đã phụ
trách những công việc nho nhỏ như là tìm kiếm thông tin, tài liệu tham khảo
thêm, soạn thảo, chỉnh sửa văn bản và cuối cùng là công việc in ấn để hoàn
thành. Tuy còn có một vài sai sót trong việc tìm kiếm thông tin cũng như là
tài liệu ngoài, kính mong quý thầy cô đọc và góp ý để nhóm chúng em có thể
hoàn thiện hơn cho những đề tài nghiên cứu tiếp theo.

______PHẦN I______

GIỚI THIỆU CHUNG

2
3
1.

ĐỊNH NGHĨA & KHÁI NIỆM

Ngày nay việc sử dụng Công nghệ thông tin vào hầu hết mọi lĩnh vực
trong đời sống con người. Một trong những lĩnh vực mà ngày nay là vấn đề
nghiên cứu vô cùng quan trọng trong việc sử dụng máy tính đó là “Sự tương
tác giữa người với máy tính - HCI”.

Vậy HCI là gì? Đó là sự nghiên cứu về thiết kế và sử dụng công nghệ


thông tin, tập trung vào các giao diện giữa người dùng và máy tính. Các nhà
nghiên cứu thuộc lĩnh vực này quan sát cách mà con người tương tác với máy
tính và thiết kế công nghệ cho phép con người tương tác với máy tính theo
nhiều cách mới lạ hơn.

Các thế hệ của máy


tính phát triển theo
thời gian giúp cho
người dùng sử dụng
nó thoải mái hơn
cũng như là gọn nhẹ
hơn.

4
Nhưng mà tại sao chúng ta lại nghiên cứu HCI? Hãy tưởng tượng một
người dùng đầu cuối sử dụng một phần mềm nào đó, do hạn chế về tri thức
của mình hay do nhà thiết kế dở, mà lẽ ra thay vì kích hoạt một chức năng mà
anh ta lại nhấn nhầm và gây ra hậu quả nghiêm trọng. Tại sao máy tính lại
được coi là thân thiện, dễ dùng mà vẫn xảy ra những điều đáng tiếc như vậy?
Nếu điều đó thường xảy ra, liệu có ai dám mạo hiểm sử dụng phần mềm trong
khi mà việc sử dụng nó quá mệt mỏi và căng thẳng. Vì vậy, máy tính và các
thiết bị có liên quan phải được thiết kế với một sự hiểu biết sâu sắc về cái mà
con người khi có một ý định trong đầu định sử dụng máy tính và các thiết bị
này theo cách thức như chúng là một mạch liên tục với công việc hằng ngày
của họ. Để làm được điều này, các nhà thiết kế cần phải hiểu rõ những suy
nghĩ của con người như họ đang thực hiện các nhiệm vụ theo nghĩa truyền
thống và cách thức chuyển các tri thức sẵn có sang một hệ thống thực hiện.

HCI Là một trong những lĩnh vực nghiên cứu, sự tương tác giữa con
người và máy tính nằm ở giao điểm của khoa học máy tính, khoa học hành vi,
thiết kế, nghiên cứu công nghệ truyền thông và một số lĩnh vực khác. Thuật
ngữ này được Stuart K.Card, Allen Newell và Thomas P.Moran sử dụng lần
đầu trong cuốn sách nổi tiếng năm 19801 của họ, cuốn “The Psychology of
Human computer Interaction” (tạm dịnh là “Tâm lý của sự tương tác giữa
người với máy tính”), mặc dù các tác giả sử dụng thuật ngữ này lần đầu vào
năm 1980 và cách sử dụng đầu tiên được biết đến là vào năm 1975 2. Thuật
ngữ này hàm ý rằng, không giống như các công cụ khác chỉ được sử dụng
một cách hạn chế (như là một cây búa chỉ có thể đóng đinh, đập nhưng không
thể nào gỡ đinh ra và xoay tua vít vào được), một cái máy tính có thể có
nhiều công dụng khác và điều này diễn ra như một cuộc hội thoại giữa người
dùng và cái máy tính.

5
Các lĩnh vực liên quan của HCI.

HCI, không nghi ngờ gì, nó là một lĩnh vực đa ngành. Người thiết kế
một hệ thống tương tác phải có kiến thức đa ngành: tâm lý học, khoa học
nhận thức để hiểu được sự cảm nhận thông tin, quá trình nhận thức, kĩ năng
giải quyết vấn đề, công thái học để hiểu được khả năng vật lý của con người,
khoa học máy tính và công nghệ để có thể xây dựng các công nghệ cần thiết,
kĩ năng đồ họa để thiết kế các giao diện một cách hiệu quả… Nếu như một
người thiết kế không thể lĩnh hội được các yếu tố trên thì có lẽ sẽ có nhiều
người dùng phản ánh ứng dụng của anh ta hoặc là phần mềm đó sẽ không
hoạt động một cách hiệu quả.

6
2.

NGƯỜI DÙNG

Trong quá khứ, khi mà máy tính được thiết kế dành cho các nhà
nghiên cứu khoa học và những người dùng chủ yếu là các nhà khoa học thì
việc quan tâm đến cách giao tiếp là một điều xa xỉ và việc đầu tư cho giao tiếp
thường bị bỏ qua. Tuy nhiên, từ những năm 80 về sau lại cho thấy rằng máy
tính đã được dần thấm dần trong mọi lĩnh vực, không chỉ cho nghiên cứu
khoa học mà còn trong công sở, thương mại và trong đào tạo…Nhu cầu trao
đổi thông tin ngày càng cao nhất là Internet - siêu xa lộ thông tin ra đời.
Người sử dụng thời bấy giờ không còn là các chuyên gia nghiên cứu nữa mà
là tất cả mọi người có nhu cầu: từ người làm công tác quản lý, các thương gia
cho đến trẻ em và thậm chí là người già nữa ở mọi vùng. Do vậy, các nhà
thiết kế phần mềm cũng không thể nào bỏ qua phần thiết kế giao tiếp khi chỉ
dành đặc quyền cho chức năng hệ thống. Giao tiếp và chức năng là 2 mặt có
tính tương hỗ và bổ sung cho nhau. Nếu giao tiếp tồi thì chức năng sẽ mờ mịt,
không rõ ràng; ngược lại nếu giao tiếp được thiết kế tốt thì nó sẽ cho phép các
chức năng.

Vì vậy, việc hiểu tâm lý nhận thức của người dùng, cách thức mà họ
suy nghĩ và thực hiện nhiệm vụ là điều quan tâm trước tiên. Tiếp theo đó là
việc thiết kế các thiết bị, nhất là các thiết bị phục vụ cho việc giao tiếp mà
quan trọng hơn cả là các thiết vào và các thiết bị hiển thị thông tin ra. Những
điều này sẽ tạo một môi trường đa dạng, thuận tiện cho người dùng.

Trong phần tiếp theo nhóm chúng em sẽ giới thiệu cho thầy cô cách mà
HCI đã được sử dụng trong mảng thiết kế và đặc biệt hơn là cách nó thiết kế
thứ mà hiện nay đa số mọi người trong chúng ta ai cũng có và dễ dàng sử
dụng nó, đó chính là máy vi tính.

7
______PHẦN II______

ỨNG DỤNG CỦA HCI TRONG THIẾT KẾ MÁY TÍNH

Biểu đồ HCI về các bước trong thiết kế một máy tính.

8
3.

SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TRONG THIẾT KẾ MÁY VI TÍNH

Từ thời Ai Cập cổ đại con người đã biết tính toán cũng như đếm số
trong cuộc sống hằng ngày. Trải qua hàng ngàn năm tiến hóa, con người cũng
đã phát triển và bước bên cạnh con người là khoa học cũng đã phát triển theo.
Con người cũng đã luôn mong ước có được công cụ mà có thể tính toán một
cách nhanh chóng, lưu trữ dữ liệu và phục vụ cho con người một số công việc
khác nữa. Và đó cũng là lúc máy tính ra đời. Charles Babbage, một kỹ sư cơ
khí người Anh và là một nhà bác học, được coi là người đầu tiên trên thế giới
khởi xướng về khái niệm một máy tính có thể lập trình được. Được cho là cha
đẻ của máy tính[1], ông đã lên ý tưởng và phát minh ra máy tính cơ khí đầu
tiên vào khoảng đầu thế kỉ 19. Sau khi đã nghiên cứu về công cụ khác biệt
(nguyên văn tiếng Anh “Difference Engine”) mang tính đột phá của ông,
được thiết kế nhằm hỗ trợ tính toán điều hướng, vào năm 1833 ông đã nhận ra
rằng mình có thể làm ra một cỗ máy, được gọi là công cụ phân tích(Analytical
Engine), mà khi đó người sử dụng chỉ cần nhập đầu vào là một cái thẻ đã
được đục lỗ sẵn được phát minh bởi Joseph Marie Jacquard. Còn đầu ra thì cỗ
máy có một cái máy để in ra những thẻ đã được bấm lỗ, giống như đầu vào
của máy. Cỗ máy này sử dụng thẻ đã được bấm lỗ với số ở hệ cơ số 10. Ngoài
ra cỗ máy này có thể lưu trữ 1000 số gồm 40 chữ số thập phân [2]. Chiếc máy
này có thể được coi là một trong những chiếc máy tính đầu tiên có thể được
lập trình để tính toán. Chiếc mày này có sự kết hợp đơn vị số học logic
(Aarthimetic logic unit), luồng điều khiển (Control flow) trong dạng nhánh và
vòng lặp, làm cho nó trở thành thiết kế máy tính đầu tiên mà sau này có thể

9
diễn tả nó bằng thuật ngữ hiện đại hơn là Turing-complete.[3][4]

Hình ảnh của chiếc máy Analytical machine đồ sộ được phát minh bởi
Charles Babbage.(nguồn Wikipedia)

10
Phần thẻ đầu vào được bấm lỗ bỏ vô máy để thực hiện tính toán.(nguồn
Wikipedia)

11
Một chiếc máy vi tính là một thiết bị mà có thể được hướng dẫn để thực
hiện một chuỗi các lệnh logic hoặc tính toán tự động thông qua các chương
trình máy tính. Một chiếc máy vi tính hiện đại có khả năng để thực hiện một
tập hợp của các lệnh mà người dùng đã nhập vô, được gọi là chương trình.
Những chương trình này có khả năng làm cho máy vi tính thực hiện được một
loạt các công việc. Một chiếc máy vi tính hoàn chỉnh bao gồm phần cứng, hệ
điều hành và thiết bị ngoại vi được yêu cầu và sử dụng cho một phép toán đầy
đủ có thể được gọi là một hệ thống máy tính. Thuật ngữ này có thể được dùng
cho một nhóm của các máy tính mà đã được kết nối và hoạt động cùng nhau,
theo cách khác thì nó có nghĩa là mạng máy tính hay cụm máy tính.

Một chiếc máy vi tính ngày nay không chỉ có một chức năng duy nhất
mà còn có cả vô vàn chức năng trong nó. Nó là một công cụ giúp chúng ta
tính toán một cách nhanh chóng, lưu trữ dữ liệu, làm hệ thống điều khiển
trong công nghiệp … Trong lịch sử máy tính của nhân loại, chiếc máy tính
điện tử số đầu tiên[5] (ENIAC - Electronic Numerical Integrator And
Computer) là chiếc máy tính đầu tiên có thể xử lý được 5000 phép tính cộng
trong mỗi giây, nó được giới thiệu bởi giáo sư John Mauchly và học trò của
ông J.Presper Eckert tại đại học Pensylvania. Đó chính là bước ngoặt lớn
trong quá trình phát triển của thế giới loài người. Chính xác hơn, ENIAC có
gốc gác từ Chiến tranh Thế giới thứ 2, nhằm hỗ trợ công việc tính toán của
các đơn vị pháo binh (góc nòng súng, điều kiện địa hình, vẽ đường đạn …)
được phát minh bởi nhà toán học nổi tiếng thời bấy giờ, Alan Turing. Bên
cạnh đó, cũng có những nhà sử học cho rằng có những chiếc máy tính còn ra
đời sớm hơn ENIAC nhiều, chẳng hạn như chiếc Z3 ở Đức, chiếc Colossus ở
Anh, hay chiếc Atanasoff-Berry Computer tại bang Iowa (Mỹ). Tuy nhiên, chỉ
đến “thời” của ENIAC thì mới thu hút được sự chú ý của các nhà nghiên cứu.
Lịch sử của chiếc máy tính có thể được tóm gọn như sau:

Trước 1981

Mãi đến năm 1981, IBM mới cho ra mắt chiếc PC đầu tiên trong một
cuộc họp báo ở Waldorf Astoria, New York. Lúc đó, chiếc máy tính nặng 21
pound (khoảng 9,5 kg) giá bán 1.565 USD. Một số đặc điểm của chiếc máy
tính IBM đời đầu là bộ nhớ chỉ có 16k, có khả năng kết nối với TV, chơi
Game và xử lí văn bản. Có thể nói, chính IBM đã châm ngòi cho sự bùng nổ
máy tính cá nhân và sự phát triển của IBM cũng phần nào thể hiện những
bước tiến dài của nền tin học toàn cầu.Cuối những năm 1970, công nghệ bắt
đầu phát triển và giá cả cũng giảm xuống nhiều nên nhiều gia đình Mỹ đã biết
12
tới thiết bị này. Máy tính trước những năm 1981 cồng kềnh như những chiếc
thùng lớn. Các bà vợ từng dùng nó để lưu trữ các công thức nấu ăn còn những
ông chồng lại xem đây là công cụ quản lí tài chính của gia đình. Trẻ con cũng
làm bài tập trên máy tính và chơi một số game đơn giản. Các dòng máy tính
nổi tiếng thời đó: Commodore PET, Atari 400, Tandy Radio Shack TRS-80
và Apple II.

Kỉ nguyên IBM
Dưới sự dẫn dắt của Don Estridege - cha đẻ của máy tính IBM, những
chiếc PC được sản xuất từ phần cứng và phần mềm của hãng thứ 3 xuất hiện.
Cụ thể, bộ vi xử lí do Intel sản xuất, hệ điều hành MS-DOS là sản phẩm của
Microsoft. Suốt 10 năm sau đó, IBM đã cải tiến chiếc máy tính của mình lên
rất nhiều, bằng việc nâng tốc độ lên gấp 10 lần, tăng bộ nhớ lên 1000 lần và
dung lượng lưu trữ tăng 10 nghìn lần, từ 160 KB lên 1,6 GB. Máy tính IBM,
đơn giản là ông tổ của tất cả PC hiện đại.

Những năm 1990


Nhiều thương hiệu lớn ra đời nên các tên tuổi máy tính như Amiga,
Commodore, Atari, Sinclair and Amstrad phải “chiến đấu” trong một thị
trường khốc liệt, buộc giảm giá để cạnh tranh. Hai tên tuổi mà sau này nổi
như cồn có Compaq và Dell, được biết tới như những cái tên nổi lên trong thị
trường máy tính nền tảng Windows. Việc ra mắt hệ điều hành Windows 3.0
rồi sau đó là Windows 95, Windows 98 đã giúp Microsoft khẳng định tên tuổi
của mình trong thị trường máy tính. Tuy Apple lúc này đã có những thành

13
công bước đầu với PowerBook, nhưng Microsoft vẫn là “bá chủ” trên thị
trường PC.

Tuy nhiên, cũng nên nhớ là chính trong thời đại hoàng kim của PC mà
chiếc laptop hiện chúng ta đang sử dụng đã được ra đời (dòng máy ThinkPad
700 vào năm 1992 của IBM là một ví dụ) .

Những năm 2000


Sự cố Y2K đã gây đảo lộn về định dạng thời gian cho hệ thống máy
tính, tuy nhiên cuối cùng hậu quả cũng không nghiêm trọng như mọi người
đoán trước.Thời điểm này còn đánh giá một sự phát triển ghê gớm không kém
của Internet.
Apple ra mắt Mac OS X vào năm 2002 sau đó là PowerBooks, iBooks,
iMacs, Mac Minis, MacBook Air chạy trên nền hệ điều hành này đã gặt hái
những thành công lớn. Tiếp nữa, hệ điều hành Window XP cũng là một sản
phẩm phần mềm thành công rực rỡ.

Nhắc tới thập niên này càng không thể quên nhắc tới những chiếc
netbook và gần đây là máy tính bảng với ưu điểm nhỏ gọn, di động.

*
Trải qua một thời gian dài từ lúc máy tính đã được phát minh cho đến
bây giờ, nó đã chứng minh được rằng nó là sự thiết yếu cho công việc và
trong cuộc sống của con người. Lúc đó, HCI nhập cuộc đua giúp con người

14
có thể cải tiến được thiết kế của máy tính cũng như là làm cho máy tính trở
nên dễ dùng, an toàn và có nhiều chức năng hơn.Dần dần, HCI đã làm cho
con người có những ý tưởng mới về thiết kế máy tính và làm cho nó trở nên
gọn, nhẹ và tiện dụng hơn bao giờ hết. Vì vậy mà HCI đã có vai trò quan
trọng trong mảng thiết kế máy tính và các mảng khác nữa. Nhưng liệu có thể
con người có thể tạo ra một chiếc máy vi tính mà trong đó nó có thể chứa vô
vàn chức năng trong tương lai hay không? Hay rằng con người có thể làm chủ
được máy tính?

15
4.

KẾT LUẬN

Từ khi máy tính ra đời, con người chúng ta đã không ngừng nghiên
cứu và phát triển nó, giúp cho con người thuận lợi trong công việc. Máy vi
tính đã làm thay đổi toàn bộ cuộc sống của con người. Có thể thấy rằng, HCI
trong thiết kế có từ lúc con người phát minh ra máy tính đến giờ đã không
ngừng quan sát, đánh giá và thiết kế. Mục tiêu của quá trình thiết kế là đạt
được giao diện người sử dụng có tính sử dụng cao.Quá trình thiết kế không
phải chỉ một lần mà phải thực hiện lặp các giai đoạn như thiết kế, cài đặt và
đánh giá. Dựa vào kết quả đánh giá để tái thiết kế giao diện. Nếu thiết kế giao
diện bằng mã trình sẽ mất rất nhiều thời gian, khi được đánh giá, góp ý để
chỉnh sửa sẽ rất khó khăn. Một số thiết kế có nhiều thiếu sót nghiêm trọng
nhưng ta không nỡ vứt bỏ đi vì đã làm việc cật lực để có nó. Vì vậy nhờ có
HCI mà con người chúng ta có thể phát triển và nghiên cứu những cách làm
cho máy tính có thể dễ dùng, hiệu quả và tăng năng suất làm việc hơn.

16
CHÚ THÍCH
CHƯƠNG 1

1. Card, Stuart K.; Thomas P. Moran; Allen Newell (July 1980). "The


keystroke-level model for user performance time with interactive
systems". Communications of the ACM. 23 (7): 396 - 410. 
doi:10.1145/358886.358895. S2CID 591808.
2. Carlisle, James H. (June 1976). "Evaluating the impact of office
automation on top management communication". Proceedings of the
June 7-10, 1976, national computer conference and exposition on -
AFIPS '76. Proceedings of the June 7 - 10, 1976, National Computer
Conference and Exposition. pp. 611 - 616.
doi:10.1145/1499799.1499885. S2CID 18471644. “Use of 'human -
computer interaction' appears in references”.

CHƯƠNG 3

1. Halacy, Daniel Stephen (1970). Charles Babbage, Father of the


Computer. Crowell - Collier Press. ISBN 978-0-02-741370-0.
2. Bromley, Allan G. (July - September 1982). "Charles Babbage's
Analytical Engine, 1838" (PDF). IEEE Annals of the History of
Computing. 4 (3): 197 - 217. doi: 10.1109/mahc.1982.10028.

3. "Babbage". Online stuff. Science Museum. 19 January 2007.


Retrieved 1 August 2012.
4. "Let's build Babbage's ultimate mechanical computer" . opinion. New
Scientist. 23 December 2010. Retrieved 1 August2012.
5. Salz Trautman, Peggy (20 April 1994). "A Computer Pioneer
Rediscovered, 50 Years On". The New York Times.
GHI CHÚ
1. Winston, Brian (1998). Media Technology and Society: A History  :
From the Telegraph to the Internet. Routledge. p. 221. ISBN 978-0-
415-14230-4.

2. Evans, Claire L. (2018). Broad Band: The Untold Story of the Women


Who Made the Internet. New York:
Portfolio/Penguin. ISBN 9780735211759.
3. Swade, Doron D. (February 1993). "Redeeming Charles Babbage's Mechanical
Computer".  Scientific American. 268 (2): 86–
91. Bibcode:1993SciAm.268b..86S. doi:10.1038/scientificamerican0293-86. JSTO
R 24941379.

17
MỤC LỤC

PHẦN I

GIỚI THIỆU CHUNG

1. Định nghĩa và khái niệm……………………………………...4


2. Người dùng…………………………………………………...7

PHẦN II

ỨNG DỤNG CỦA HCI TRONG THIẾT KẾ

3. Sự hình thành và phát triển của máy tính…………………….9


4. Kết luận……………………………………………………...16

Chú thích……………………………………………………….17

18

You might also like