You are on page 1of 6

Nhận xét về tình hình tại Sacombank

 Tóm tắt tình hình hoạt động kinh doanh giai đoạn từ 2018–2020
Hình: Tăng trưởng quy mô của Sacombank giai đoạn 2018-2020

ĐƠN VỊ: TỶ ĐỒNG


600000

500000

400000

300000

200000

100000

0
Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

(Nguồn: Báo cáo thường niên ngân hàng Sacombank)

Tổng tài sản đạt 492.516 tỷ đồng, tăng 8,6% so với đầu năm. Trong đó, tài sản Có
sinh lời tăng 13,4%, nâng tỷ trọng từ 81,4% lên 85%. Tổng nguồn vốn huy động đạt
447.369 tỷ đồng, trong đó 98,2% huy động từ Tổ chức kinh tế và dân cư
(TCKT&DC) đạt 439.116 tỷ đồng, tăng 7% so với đầu năm.
Hinh: Tỷ lệ nợ xấu của Sacombank (2018 -2020)
Tỷ lệ nợ xấu (%)

3.5

2.5

1.5

0.5

0
Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Hình: Hệ số an toàn vốn của Sacombank (2018 – 2020)

Hệ số an toàn vốn (CAR) (%)

12

10

0
Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

(Nguồn: Báo cáo thường niên ngân hàng Sacombank)

Dư nợ tín dụng đạt 340.572 tỷ đồng, tăng 44.115 tỷ đồng (tăng 14,9%) so với đầu
năm. Tăng tỷ trọng ở các phân khúc có hiệu quả sinh lời cao và an toàn: tăng 5% tỷ
trọng cho vay sản xuất kinh doanh, giảm 1,3% tỷ trọng cho vay lĩnh vực kinh doanh
bất động sản, giảm 4,2% tỷ trọng cho vay trung dài hạn.
 Tình hình phát triển tín dụng xanh tại ngân hàng Sacombank:

Từ năm 2003, khi trở thành một trong những đối tác đầu tiên đủ điều kiện tiếp cận các
nguồn vốn từ IFC và FMO, Sacombank đã tiên phong xây dựng hệ thống quản lý MTXH.
Năm 2005, hệ thống này được chính thức ban hành với các cam kết cho sự phát triển bền
vững; xây dựng cơ sở quản lý môi trường và xã hội (ESMS). Trên cơ sở tiếp cận các
nguyên tắc mới về bảo vệ môi trường và chương trình tín dụng xanh, tháng 07/2009,
Sacombank đã ban hành chính sách môi trường và thành lập Ban quản lý môi trường và
xã hội. Kể từ đó, Sacombank đã đưa các tiêu chí cụ thể trong việc kết hợp bảo vệ môi
trường vào hoạt động tín dụng, yêu cầu đánh giá môi trường đối với tất cả các khoản vay
thuộc đối tượng phải có đánh giá. Quy trình đánh giá môi trường của Sacombank bắt đầu
ngay khi các dự án tiềm năng do Ngân hàng tài trợ được xác định.

Sacombank đang dành đến 8.500 tỉ đồng cho vay lãi suất từ 6%/năm đối với doanh
nghiệp (DN) mới và hiện hữu có nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực xanh
hoặc có quy trình hoạt động không gây ảnh hưởng, có khả năng bảo vệ tài nguyên, môi
trường… cùng một số lĩnh vực, ngành nghề ưu tiên khác. Ngoài ra, Sacombank cũng có
một nguồn vốn khác hỗ trợ DN trị giá 5.000 tỉ đồng với lãi suất siêu ưu đãi, chỉ từ
5%/năm. Doanh nghiệp thỏa điều kiện VIP của Sacombank cũng được hỗ trợ vốn lãi suất
thấp từ 5,5%/năm. Còn đối với các cá nhân và hộ gia đình, Sacombank đang có nguồn
vốn 500 tỉ đồng cho vay mua thiết bị năng lượng mặt trời với lãi suất ưu đãi, tặng kèm
thêm sản phẩm bảo hiểm nhằm khuyến khích khách hàng sử dụng nguồn năng lượng tự
nhiên thay cho điện năng.
+ Chính sách quản lý rủi ro môi trường xã hội trong hoạt động cấp tín dụng xanh
tại Sacombank

Sacombank là một trong những ngân hàng tiên phong xây dựng hệ thống quản lý môi
trường và xã hội (ESMS). Trải qua gần một thập kỷ xây dựng và hành động, trong năm
2019, Sacombank đã tiến hành rà soát, tinh chỉnh chính sách, quy trình môi trường và xã
hội (MT&XH) và triển khai trên toàn hệ thống. Quản lý rủi ro phát triển bền vững chính
là chiến lược của Sacombank trong nỗ lực ngăn chặn biến đổi khí hậu và chung tay xây
dựng quốc gia thịnh vượng.

Hệ thống này đã được áp dụng chính thức trên toàn hệ thống Sacombank từ ngày
8/10/2012.
CHIẾN LƯỢC

Mô hình quản trị: HĐQT, BDH, Nhóm ESMS, P. PL & TT, Ba


tầng bảo vệ rủi ro ESMS

Chính sách MT & XH: Quy trình thẩm định tác động MT & XH
tích hợp vào Quy trình cấp tín dụng

Bộ công cụ bằng Excel gồm Bảng câu hỏi thẩm định tác động
MT & XH đối với khách hàng

Thành Lập nhóm ESMS tại hội sở và đào tạo CBNV (CV.
QHKH. CV. TĐ) tại Chi nhánh/ Phòng nghiệp vụ liên quan

Hình: Hệ thống đánh giá tác động Môi trường xã hội trong cấp tín dụng

(Nguồn: Báo cáo thường niên ngân hàng Sacombank)

Mô hình Quản trị rủi ro môi trường - xã hội được Sacombank áp dụng:

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ


Xây dựng tầm nhìn phát triển bền vững cho Sacombank, xác định khẩu vị rủi ro
ESMS, phê duyệt Chính sách MT&XH

BAN TỔNG GIÁM ĐỐC


Phê duyệt Quy trình thẩm định tác động đến MT&XH của Sacombank

Nhóm ESMS Phòng Pháp lý


Soạn thảo và giám sát việc triển khai chính sách, quy trình Bổ sung các cam kết của
MT&XH; có ý kiến đối với các giao dịch có rủi ro MT&XH khách hàng về MT&XH vào
trung bình/cao; lập báo cáo liên quan Hợp đồng tín dụng

Tuyến bảo vệ thứ 1 Tuyến bảo vệ thứ 2


Chuyên viên Quan hệ khách Tuyến bảo vệ thứ 3
hàng, Chuyên viên Thẩm
Cấp có thẩm quyền phán
Kiểm toán nội bộ
định quyết cấp tín dụng

Hình: Mô hình quản trị rủi ro môi trường – xã hội tại Sacombank
(Nguồn: Báo cáo thường niên ngân hàng Sacombank)

+ Chính sách tín dụng xanh được áp dụng tại Sacombank

Chính sách môi trường của Sacombank dựa trên nguyên tắc phát triển bền vững, luôn gắn
kết trách nhiệm về môi trường trong các hoạt động kinh doanh, bao gồm:

• Phân loại rủi ro môi trường trong hoạt động kinh doanh.

• Duy trì và lưu tâm đến trách nhiệm bảo vệ môi trường - xã hội trong hoạt động kinh
doanh.

• Tập trung bảo vệ môi trường và bảo vệ bền vững nguồn tài nguyên cũng như tuân thủ
các nguyên tắc xã hội khi tài trợ nguồn vốn tín dụng cho bất kỳ doanh nghiệp, cá nhân
nào.

Sacombank đã xây dựng tiêu chuẩn “Tín dụng xanh” để phân loại các dự án đầu tư theo
ba cấp độ: Loại A – dự án có độ rủi ro môi trường cao, Loại B – dự án có rủi ro trung
bình, và Loại C – dự án có khả năng tác động thấp nhất đến môi trường.

Theo Báo cáo phát triển bền vững năm 2014, bảo vệ môi trường là một nội dung trụ cột
chính của “Phương thức phát triển bền vững và Thực hành kinh doanh bền vững” của
Sacombank, được diễn giải trên các khía cạnh như sau:

(1) Về nhận thức: Hoạt động của Sacombank và của khách hàng luôn tiềm ẩn rủi ro môi
trường và xã hội. Do vậy, Ngân hàng xác định nhiệm vụ của mình là hạn chế tối thiểu các
rủi ro này và chỉ cho vay các công ty, hộ kinh doanh cá thể cùng chia sẻ những cam kết
kinh doanh có trách nhiệm với Ngân hàng.

(2) Về tiếp cận thực hiện: xây dựng và áp dụng Hệ thống quản lý trách nhiệm với môi
trường và xã hội (ESMS) theo chuẩn quốc tế với cơ cấu gồm có 03 phần: (i) Chính sách
môi trường và xã hội; (ii) Quy trình thẩm định tác động đến môi trường và xã hội; (iii)
Bộ công cụ thẩm định tác động đến môi trường và xã hội.

(3) Về sắp xếp thể chế và tổ chức thực hiện ESMS, gồm có:

• Xác định vai trò, trách nhiệm và thẩm quyền của Hội đồng quản trị, Ban điều hành và
bộ phận chức năng, chuyên môn theo mô hình quản trị rủi ro, trong đó hoạt động cấp phát
tín dụng được xác định là trọng tâm ảnh hưởng lớn nhất đến kinh tế, môi trường và xã
hội; thành lập Ủy ban quản lý rủi ro do một thành viên Hội đồng quản trị điều hành.

• Xây dựng chính sách phân loại đánh giá tác động rủi ro của các giao dịch về kinh tế,
môi trường, xã hội theo 03 cấp: rủi ro thấp, rủi ro trung bình và rủi ro cao
• Lồng ghép các quy trình ủy quyền, ra quyết định các vấn đề về rủi ro môi trường, xã hội
phù hợp với chính sách thẩm định rủi ro do Hội đồng quản trị ban hành.

Hệ thống đánh giá rủi ro MTXH được thực hiện theo 2 cấp độ:

(i) cấp độ thẩm định khách hàng (cao, trung bình, thấp).

(ii) cấp độ thẩm định giao dịch (rất nghiêm trọng; nghiêm trọng và có thể khắc phục; tối
thiểu, không đáng kể).

You might also like