You are on page 1of 5

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

CHỦ ĐỀ: HÌNH LĂNG TRỤ ĐỨNG. HÌNH TRỤ

I. CHUẨN BỊ

Thước kẻ, MTBT, Giấy màu, bút viết, giấy màu A4

Băng dính, kéo, gạo, khay, thước dây, một vài hộp giấy hình lăng trụ đứng

II. CÁC HOẠT ĐỘNG

Nội dung 1: THỂ TÍCH HÌNH LĂNG TRỤ ĐỨNG – HÌNH TRỤ

Hoạt động 1: Thể tích – trải nghiệm để khám phá

- Tổ chức hoạt động nhóm 5 người:

- Chuẩn bị: Băng dính, kéo, gạo, khay, thước dây, giấy màu khổ A4

Bình đựng nước có vạch chia dung tích (để dễ rót gạo)

- Cách thực hiện:

+ Yêu cầu các nhóm tạo ra hai ống hình lăng trụ đứng lục giác đều. Trong đó
một ống có chu vi đáy là chiều rộng của tờ giấy A4. Ống còn lại có chu vi đáy
là chiều dài của tờ giấy A4

+ Rót đầy gạo vào ống cao hơn đặt thẳng đứng trên khay

+ Lồng ống còn lại bao quanh ống đang chứa gạo. sau đó rút ống chứa gạo ra.

+Quan sát lượng gạo trong ống và rút ra so sánh về thể tích giữa hai ống( nếu
các bước tiến hành chính xác thì ống thấp hơn sẽ có thể tích lớn hơn). Dùng kéo
cắt bỏ phần thừa ra phía trên cùng của ống thấp để thu được một ống ngắn hơn
có thể tích vừa đủ để chứa lượng gạo đó

+ Đo chiều cao và cạnh đáy của 2 ống có cùng thể tích này và tính tỉ lệ giữa hai
chiều cao và tỉ lệ giữa hai cạnh đáy. Chú ý thứ tự chia tỉ lệ phải giống nhau

+ Lập bảng so sánh hai tỉ lệ này và đề xuất một cách giải thích (Mẫu bảng 1) .
Chú ý: hai ống có mặt cắt là lục giác đều

Mẫu 1: Bảng so sánh kích thước hai hình lăng trụ lục giác đều

Tên hình Chiều Cạnh đáy(cm) Bình phương Chiều caox bình
cao(cm) cạnh đáy phương cạnh
đáy
Hình lăng trụ
1
Hình lăng trụ
2
Tỉ lệ
- Nhận xét kết quả

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức:

Tổng quát hóa công thức tính thể tích lăng trụ đứng hoặc hình trụ :V = Bh

Trong đó V là thể tích, B là diện tích đáy và h là chiều cao lăng trụ đứng

Trong trường hợp riêng của hình trụ , B = R ta có V = R h


2 2

Trong trường hợp một lăng trụ đứng có h và B đều là số nguyên hãy chứng
minh công thức trên? (Chỉ cần đề xuất phương án)

Hoạt động 3: Vận dụng

Ví dụ: Bác Đức vừa cải tạo lại căn nhà của mình và muốn lắp điều hòa cho căn
nhà đó . Biết rằng công suất làm lạnh của điều hòa là 100BTU/m3. Nhà cung
cấp cho biết họ có các loại điều hòa 10000; 12000; 20000; 25000; 35000;
43000 và 48000BTU. Bạn hãy giúp Bác Đức chọn loại điều hòa nào cho phù
hợp. Cho biết các số đo của căn nhà L = 10m, h = 3m; h’ = 4m và W = 12m

Nội dung 2: DIỆN TÍCH BỀ MẶT CỦA HÌNH LĂNG TRỤ ĐỨNG

– HÌNH TRỤ

Hoạt động 1: Xác định diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của lăng
trụ đứng

- Tổ chức hoạt động nhóm 5 người:

- Chuẩn bị: Một vài hộp giấy hình lăng trụ đứng , kéo, thước kẻ, giấy màu khổ A4,
MTBT.

Phân công nhiệm vụ: cắt, đo đạc, ghi chép và tính toán cho từng thành viên trong
nhóm cụ thể.

- Cách thực hiện:

+ Cắt rời hai đáy của hộp và cắt mở phần còn lại để trải phẳng ra
+ Xác định hình dạng của đa giác tạo bởi các mặt bên ghép lại. Dựa vào công thức
tính diện tích đa giác đã biết hãy xác định các phép đo cần thiết để tính được tổng
diện tích các mặt bên.

+ Thực hiện các phép đo cần thiết (theo bước 2)

+ Tính tổng diện tích các mặt bên dựa vào các số đo ở bước 2

+ Tính diện tích của mỗi mặt đáy bằng cach chia chúng thành các đa giác mà ta đã
biết cách tính diện tích

+ Cộng kết quả của bước 4 với hai lần kết quả của bước 5 ta được diện tích bề mặt
của hộp

+ Tính diện tích giấy dùng làm mép dán

+ Cộng hai kết quả thu được ở bước 6 và bước 7 để có kết quả cuối cùng.

Kết quả của bước 4 trong hoạt động trên gọi là diện tích xung quanh còn kết quả
trong bước 6 gọi là diện tích toàn phần

- Hoạt động 2: Hình thành kiến thức:

Quan sát hình trải phẳng của một số loại lăng trụ

+ GV đưa ra khái niệm, giải thích và ghi nhớ định nghĩa, công thức tính diện tích
xung quanh và diện tích toàn phần của hình lăng trụ. Có thể phát triển việc tính
diện tích bề mặt các vật thể khác trong thực tế

Sxq= p.h trong đó p là chu vi đáy và h là chiều cao

Hình trụ p = 2 R nên Sxq= 2 R h

Stp= Sxq+ 2B trong đó B là diện tích đáy

Hình trụ Stp= Sxq+ 2B=2 R h+2 R


2

Hoạt động 3: HS tự đánh giá và cả nhóm đánh giá

Cá nhân tự đánh giá / đánh giá đóng góp của các thành viên trong nhóm theo các
mức độ 0;1;2;3;4

Họ tên thành
viên
Mức độ đóng
góp
Cả nhóm thống nhất tự đánh giá các nội dung bằng cách khoanh tròn các mức độ
A, B, C, D

Nội Tinh thần làm việc Hiệu quả làm việc Trao đổi, thảo luận
dung nhóm nhóm trong nhóm
Mức A B C D A B C D A B C D
độ

Hoạt động 4: Hướng dẫn về nhà

Hoàn thành các phiếu đánh giá

Chuẩn bị tiết sau báo cáo kết quả

Nội dung 3: BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

Hoạt động 1: Các nhóm lên báo cáo kết quả của hai tiết trước

- Viết được công thức tính thể tích, diện tích xung quanh, diện tích toàn phần
của hình lăng trụ đứng, của hình trụ, giải thích rõ các đại lượng trong công
thức
- Báo cáo kết quả tự đánh giá và nhóm đánh giá

Hoạt động 2: giáo viên đánh giá

Tiêu chí đánh giá:

+ Về sản phẩm: Các công thức tính thể tích, diện tích xung quanh, diện tích
toàn phần của hình lăng trụ đứng, của hình trụ được trình bày chính xác, rõ ràng
dễ nhớ dưới dạng bảng

Các kết quả đo đạc tính toán cần được trình bày rõ ràng, dễ kiểm tra chính xác

+ Về hoạt động:

Các thành viên trong nhóm tham gia tích cực, có đóng góp cụ
thể vào các giai đoạn hoạt động của nhóm

Các thành viên được tham gia vào các hoạt động để hình thành
khái niệm thể tích , diện tích bề mặt

Hoạt động 3: Lưu trữ kết quả hoạt động:

GV lưu lại các phiếu báo cáo kết quả hoạt động của từng nhóm. Chấm điểm cho
các nhóm và công bố vào tiết sau.

You might also like