You are on page 1of 2

Trung tâm Khoa Bảng.

Tel: 024 66865087 - 0983614376

HÌNH TRỤ - HÌNH NÓN – HÌNH CẦU


I. Lý thuyết
1. Hình trụ
Gọi h, r lần lượt là chiều cao và bán kính đáy của hình trụ, ta có:
- Diện tích xung quanh của hình trụ Sxq  2 r h .
- Diện tích toàn phần của hình trụ S tp  2  r h  2  r 2 .
- Thể tích hình trụ V  Sh   r 2 h .
2. Hình nón - Hình nón cụt
a) Gọi h, l, r lần lượt là chiều cao, đường sinh, bán kính đáy của hình nón, ta có:
- Diện tích xung quanh của hình nón Sxq   r l .
- Diện tích toàn phần của hình nón S tp   r l   r 2 .
1
- Thể tích nón V   r 2 h .
3
b) Gọi h, l, r, R lần lượt là chiều cao, đường sinh, hai bán kính đáy của hình nón
cụt, ta có:
- Diện tích xung quanh của hình nón cụt Sxq    r  R  l .
- Diện tích toàn phần của hình nón cụt Sxq    r  R  l
1
- Thể tích nón cụt V    r 2  rR  R 2  h .
3
3. Hình cầu
Gọi R là bán kính của hình cầu, ta có:
- Diện tích mặt cầu S  4 R 2 .
4
- Thể tích hình cầu V   R 3 .
3
II. Bài tập
Bài 1. Cho một hình trụ có diện tích toàn phần là 628,32 cm 2 và đường kính của
đường tròn đáy bằng chiều cao. Tính thể tích hình trụ.
Bài 2. Một hình trụ có thiết diện qua trục là một hình vuông.
1) Biết diện tích hình vuông là 36 cm 2 . Tính diện tích xung quanh và thể tích
hình trụ.
2) Biết thể tích hình trụ là 54 cm3 . Tính bán kính đáy, tính tỉ số diện tích xung
quanh và diện tích toàn phần.

Hình-9A1-B30-19.02.2022
Trung tâm Khoa Bảng. Tel: 024 66865087 - 0983614376

2
Bài 3. Một thùng chứa dầu hình trụ có diện tích xung quanh bằng diện tích toàn
3
phần. Biết bán kính đáy là 30 cm. Hỏi thùng chứa được bao nhiêu lít dầu?
Bài 4. Một chiếc thùng hình trụ được làm bằng inox. Biết mặt xung quanh của chiếc
thùng đó được uốn từ một tấm inox hình chữ nhật ABCD với AB = 40 cm, AD = 90
cm và mép AB được hàn với mép CD. Tính thể tích của chiếc thùng đó, giả sử phần
mép hàn chồng lên nhau không đáng kể.
Bài 5. Một dụng cụ làm bằng thủy tinh dùng để chứa dung dịch có dạng hình nón
với độ dài đường kính đáy bằng 40 cm và diện tích xung quanh bằng 580 cm2 .
Tính thể tích của của dụng cụ đó (bỏ qua bề dày của dụng cụ).
Bài 6. Một trái bưởi hình cầu có lớp vỏ dày 1cm. Biết thể tích của lớp vỏ là 909 cm3 .
Tính thể tích của các múi bưởi (lấy   3,14 ).
Bài 7. Một bình thủy tinh hình trụ đang chứa nước, có đường kính bên trong của đáy
là 12cm. Người ta thả vào bình một vật hình cầu có đường kính 6cm (không thấm
nước) và ngập hoàn toàn trong nước làm cho mực nước trong bình dâng lên (nhưng
chưa tràn ra ngoài). Hỏi mực nước trong bình dâng cao thêm bao nhiêu?
Bài 8. Một hộp sữa hình trụ có chiều cao hơn đường kính đáy là 3 cm. Biết diện tích
vỏ hộp (kể cả nắp) là 292,5 cm 2 . Tính thể tích của hộp sữa đó.
Bài 9. Một lọ hình trụ được đặt khít trong một hộp giấy hình hộp chữ nhật. Biết thể
tích của lọ hình trụ là 270 cm 3 , tính thể tích của hộp giấy.
Bài 10. Một hình nón có đường sinh bằng 6 cm và có bán kính đáy bằng bán kính
của một hình cầu. Biết diện tích toàn phần của hình nón bằng diện tích mặt cầu.
Tính:
a) Bán kính hình cầu.
b) Diện tích mặt cầu và thể tích hình cầu.
Bài 11. Một chiếc xô nhỏ đựng nước hình nón cụt làm bằng tôn. Các bán kính đáy
lần lượt là 11 cm và 6 cm, chiều cao của xô là 12 cm.
a) Tính dung tích của chiếc xô.
b) Tính diện tích tôn để làm xô (diện tích các mối ghép không đáng kể).

Hình-9A1-B30-19.02.2022

You might also like