You are on page 1of 12

Tìm hiểu về tộc người Ê-đê

I. Khái quát chung


• Tên dân tộc: Ê Đê
• Người Êđê (tiếng Êđê: Anak Radaya hay được dùng phổ biến theo cộng đồng là
Anak Đê hay Đê-Ga) là một dân tộc có vùng cư trú truyền thống là miền trung Việt
Nam và đông bắc Campuchia.
• Dân số và phân bố: Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, người Êđê ởViệt
Nam có dân số 398.671 người, cư trú tại 59 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Người
Êđê cư trú tập trung tại tỉnh:
- Đăk Lăk
- Phú Yên
- Đăk Nông
- Khánh Hòa
• Lịch sử hình thành: Khoảng thế kỉ thứ 10 SCN, tên dân tộc Ê Đê được ghi trên bia ký
của người Chăm. Trong suốt một thời gian dài từ ghế kỉ 6 đến 15 và sau đó, người
Tây Nguyên đã chịu ảnh hưởng văn hoá, nếp sống, tiếng nói của người Chăm.
Người Chăm đã để lại ở vùng Ê Đê các di tích văn hoá như thành Ea H’Leo ( Yang
prong) tại Bản Đon, ra sung ( thùng lớn làm lễ giáo ) ở Buôn Ma Thuột. Từ thế kỉ 13,
trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông xâm lược, người Chăm đi lên Tây
Nguyên khá đông, người Chăm luôn có mặt tại Tây Nguyên. Vua cuối cùng của
người Chăm là Pô Rôme ( 1624-1654) đã lấy vợ người Ê Đê tên là H’bia Than Chan.
Năm 1889, thực dân Pháp chiếm đóng Tây Nguyên, thiết lập bộ náy cai trị, trực tiếp
nắm quyền điều hành mọi công việc tại địa phương, lập đồn điền, quy định thu thuế,
thực hiện chính sách chia rẽ dân tộc “ đất thượng của người Thượng “. Năm 1926,
L.Sabatier, triệu tập Đại hội các tù trưởng, nhằm đẩy mạnh chính sách chia để trị
nhưng thực dân Pháp gặp muôn vàn khó khăn trong việc thiết lập chế độ thực dân ở
Tây Nguyên. Nơi cư trú hiện nay của dân tộc Ê đê , phía Bắc có quan hệ chặt chẽ
với người Gia Rai, phía Nam là người Mnông.

II. Kinh Tế
• Về nông nghiệp:
Đặc điểm làm nông nghiệp của người Ê đê là chế độ luân canh, tức là bên cạnh
những khu đất đang canh tác còn có những khu đất để hoang để đất có thời gian
nghỉ ngơi phục hồi. Ngày nay người Ê đê không chỉ làm nương rẫy, mà còn gắn với
chế biến nông sản, trồng cây công nghiệp như: cà phê, cao su, hồ tiêu, ca cao...
• Về thủ công nghiệp:
Người dân ở các buôn làng Ê đê còn làm các đồ đan lát, bát đồng, đồ gỗ, đồ trang
sức, đồ gốm…để phục vụ các nghi lễ tâm linh và sinh hoạt đời sống hàng ngày.
Đan lát cũng là một trong những nghề thể hiện sự khéo léo của đồng bào Ê Đê. Gùi,
mẹt, giỏ... với kỹ thuật đan nan dọc, ngang... kết hợp tre nứa với mây rừng nhuộm
màu tạo nên các sản phẩm độc đáo, có giá trị thẩm mỹ cao.
Nghề thủ công truyền thống của người Ê Đê chủ yếu là trồng bông dệt vải. Nghề rèn
không phát triển lắm. Tuy nhiên, một số công cụ lao động và vũ khí của người Ê Đê
vẫn được tìm thấy, chứng tỏ người Ê Đê rất khéo léo khi chế tạo các sản phẩm phục
vụ đời sống, sinh hoạt.
• Về chăn nuôi:
Ngoài trồng trọt, người Ê đê còn chăn nuôi trâu, bò, voi.
Gia súc được nuôi nhiều hơn cả là lợn và trâu, gia cầm được nuôi nhiều là gà,
nhưng chăn nuôi chủ yếu chỉ để phục vụ cho tín ngưỡng.
• Về săn bắn và hái lượm:
Xưa kia săn bắn, hái lượm chiếm vị trí quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội của
người Ê đê. Đồng bào thường đi lấy rau rừng, mật ong, hoa quả, tre gỗ để làm nhà
và dụng cụ sinh hoạt trong gia đình. Săn bắn chim, thú cũng đem lại một số lượng
thực phẩm đáng kể.
Sau những trận mưa đầu mùa, chim, thú thường ra kiếm mồi, lúc này con người
thường đi săn để cải thiện bữa ăn. Mùa săn kéo dài gần hết mùa khô, chủ yếu từ
tháng 2 đến tháng 4 hàng năm. Vũ khí được sử dụng khi đi săn đó là nỏ (tên tẩm
thuốc độc) và lao; săn bằng nỏ thường có hiệu quả hơn phóng lao.
Với mong muốn khi đi săn sẽ thu được kết quả, người Êđê tiến hành Lễ cúng nỏ
trước lúc ra đi. Nỏ và tên đặt trên mâm, hướng về phía đông, bên cạnh là 1 ché
rượu và 1 con gà luộc. Thầy cúng ngồi gần nỏ, bên bức vách phía đông, cầm chén
đồng đựng máu gà pha rượu, cầu thần núi, sông, tiếp đến là nhỏ 1 giọt rượu thiêng
vào đầu nỏ.
Người Ê đê thường có nhiều cách săn bắn. Săn tập thể do người đứng đầu nhóm
chỉ huy. Người ta chỉ săn đêm khi có đèn săn, thường tổ chức vây khu vực chắc
chắn có thú, bố trí người lùa 3 phía để 1 phía chặn đầu, đón lỏng, bắn nỏ - đây là lối
săn vây. Còn cách săn đuổi thì có 1 tốp người đuổi thú, gõ mõ, đập dao, kêu la ầm ĩ,
làm cho thú hoảng hốt chạy theo lối đã định và cũng có tốp đón, bắn nỏ. Thời xưa
còn có cách săn nữa là đốt lửa 1 khu rừng nhỏ, lùa thú ra khu vực bìa rừng có người
săn phục sẵn, nhưng lối này ít dùng vì hiệu quả không lớn và dễ gây cháy rừng.
Đi săn hồi hộp nhất là lúc dồn con mồi, nhưng thú vị nhất là lúc bắt được mồi vì chỉ
lúc ấy cuộc săn mới kết thúc.
Phân chia thú rừng: người bắn trúng con mồi được phần lớn nhất: đầu, thân, bộ lòng
(tim, gan, phổi...), những người khác được chia phần bằng nhau. Riêng người bắn
trúng cũng được một xuất chung này và khi đem phần về phải làm lễ tạ thần
Krainam ở nhà.
Ngoài săn, người ta còn đánh bẫy, vừa được thịt ăn, vừa là một cách bảo vệ hoa
màu trên nương rẫy. Ngày nay người dân đã trồng trọt, chăn nuôi tại nhà và do diện
tích rừng ngày càng bị thu hẹp, số lượng động thực vật cũng giảm dần nên việc săn
bắt, hái lượm hầu như không còn nữa.
III. Văn Hoá Vật Thể
• Nhà ở:
Tộc người Ê Đê vốn thuộc nhóm cư dân ngôn ngữ Malay-Polynesia, có nguồn gốc
lâu đời từ vùng biển. Mặc dù đã chuyển cư vào miền trung Việt Nam hàng ngàn năm
trước, và di cư lên Tây Nguyên khoảng sớm nhất vào cuối thế kỷ VIII đến thế kỷ XV
nhưng trong sâu thẳm văn hóa của người Ê Đê, bến nước và con thuyền là những
hình ảnh chưa hề phai nhạt. Nhà sàn Ê Đê có hình con thuyền dài, cửa chính mở
phía trái nhà, cửa sổ mở ra phía hông. Bên trong nhà có trần gỗ hình vòm giống hệt
mui thuyền. Có nhiều buôn Ê Đê trù phú với hàng trăm ngôi nhà dài trông như một
hạm đội thuyền Nam Đảo đang rẽ sóng giữa thế giới biển đảo, đây là nét đặc trưng
có hầu hết ở các tộc người nói tiếng Mã Lai. Nhà người Ê Đê thuộc loại hình nhà dài
sàn thấp, thường dài từ 15 đến hơn 100 m tùy theo gia đình nhiều người hay ít
người. Nhà Ê Đê có những đặc trưng riêng không giống nhà của các cư dân khác ở
Tây Nguyên. Là nhà của gia đình lớn theo chế độ mẫu hệ. Bộ khung kết cấu đơn
giản. Cái được coi là đặc trưng của nhà Ê Đê là: hình thức của cầu thang, cột sàn và
cách bố trí trên mặt bằng sinh hoạt. Đặc biệt là ở hai phần. Nửa đằng cửa chính gọi
là Gah là nơi tiếp khách, sinh hoạt chung của cả nhà dài, bếp chủ, ghế khách, ghế
chủ, ghế dài (Kpan) (tới 20 m), chiêng ché,... nửa còn lại gọi là Ôk là bếp đặt chỗ nấu
ăn chung và là chỗ ở của các đôi vợ chồng, chia đôi theo chiều dọc, phần về bên trái
được coi là "trên" chia thành nhiều gian nhỏ. Phần về bên phải là hàng lang để đi lại,
về phía cuối là nơi đặt bếp. Mỗi đầu nhà có một sân sàn. Sân sàn ở phía cửa chính
được gọi là sân khách. Muốn vào nhà phải qua sân sàn. Nhà càng khá giả thì sân
khách càng rộng, khang trang.
• Trang phục:
Có đầy đủ các thành phần, chủng loại trang phục và phong cách thẩm mỹ khá tiêu
biểu cho các dân tộc khu vực Tây Nguyên. Y phục cổ truyền của người Ê-đê là màu
chàm, có điểm những hoa văn sặc sỡ. Đàn bà mặc áo, quấn váy. Đàn ông đóng khố,
mặc áo. Đồng bào ưa dùng các đồ trang sức bằng bạc, đồng, hạt cườm. Trước kia,
tục cà răng qui định mọi người đều cắt cụt 6 chiếc răng cửa hàm trên, nhưng lớp trẻ
ngày nay không cà răng nữa.
+ Trang phục nam: Nam để tóc ngắn quấn khăn màu chàm nhiều vòng trên đầu. Y
phục gồm áo và khố. Áo có hai loại cơ bản:
- Loại áo dài tay, khoát cổ chui đầu, thân dài trùm mông, xẻ tà. Đây là loại áo
khá tiêu biểu cho người Ê Đê qua trang phục nam. Trên nền chàm của thân và
ống tay áo ở ngực, hai bên bả vai, cửa tay, các đường viền cổ, nơi xẻ tà gấu
áo được trang trí và viền vải đỏ, trắng. Đặc biệt là khu giữa ngực áo có mảng
sọc ngang trong bố cục hình chữ nhật tạo vẻ đẹp, khỏe.
- Loại áo dài (quá ngối), khoét cổ, ống tay bình thường không trang trí như loại
áo ngắn trên,… Khố có nhiều loại và được phân biệt ở sự ngắn dài có trang trí
hoa văn như thế nào. Đẹp nhất là các loại ktêh, drai, đrêch, piêk, còn các loại
bong và băl là loại khố thường. Áo thường ngày ít có hoa văn, bên cạnh các
loại áo trên còn có loại áo cộc tay đến khủy, hoặc không tay. Áo có giá trị nhất
là loại áo Ktêh của những người quyền quý có dải hoa văn "đại bàng dang
cánh", ở dọc hai bên nách, gấu áo phía sau lưng có đính hạt cườm. Nam giới
cũng mang hoa tai và vòng cổ.

+ Trang phục nữ:


Phụ nữ Ê Đê để tóc dài buộc ra sau gáy. Họ mang áo váy trong trang phục thường
nhật. Áo phụ nữ là loại áo ngắn dài tay, khoét cổ (loại cổ thấp hình thuyền) mặc kiểu
chui đầu. Thân áo dài đến mông khi mặc cho ra ngoài váy. Trên nền áo màu chàm
các bộ phận được trang trí là: cổ áo lan sang hai bên bả vai xuống giữa cánh tay,
cửa tay áo, gấu áo. Đó là các đường viền kết hợp với các dải hoa văn nhỏ bằng sợi
màu đỏ, trắng, vàng. Cái khác của trang phục áo nữ Ê Đê khác Gia rai về phong
cách trang trí là không có đường ở giữa thân áo. Cùng với áo là chiếc váy mở (tấm
vải rộng làm váy) quấn quanh thân. Cũng trên nền chàm váy được gia công trí các
sọc nằm ngang ở mép trên, mép dưới và giữa thân bằng chỉ các màu tương tự như
áo. Đồ án trang trí tập trung hơn ở mép trên và dưới thân váy. Có thể đây cũng là
phong cách hơi khác Gia Rai. Váy có nhiều loại phân biệt ở các dải hoa văn gia công
nhiều hay ít. Váy loại tốt là myêng đếch, rồi đến myêng đrai, myêng piêk. Loại bình
thường mặc đi làm rẫy là bong. Hiện nay nữ thanh niên thường mặc váy kín. Đếch là
tên gọi mảng hoa văn chính ở gấu áo. Ngoài ra phụ nữ còn có áo lót cộc tay (ao
yêm). Xưa họ để tóc theo kiểu búi tó và đội nón duôn bai. Họ mang đồ trang sức
bằng bạc hoặc đồng. Vòng tay thường đeo thành bộ kép nghe tiếng va chạm của
chúng vào nhau họ có thể nhận ra người quen, thân.
• Ẩm thực:
Ẩm thực Ê Đê là sự hòa trộn tinh tế của thảo dược, gia vị và thực phẩm tươi sống
với những phong cách nấu nướng đặc biệt. Mỗi món ăn hay toàn thể bữa ăn đều có
sự phối trộn tinh tế giữa vị cay, chua, và đắng. Ẩm thực Ê đê là một phần của văn
hóa Tây Nguyên và trở thành một trong những yếu tố thu hút khách du lịch.
Một món ăn đều sử dụng gia vị cay nóng. Người Ê đê quan niệm bữa ăn là nơi giao
tiếp thân mật của mọi người. Trong bữa ăn, món ăn chính là cơm tẻ, trước kia được
nấu trong nồi đất hay nồi đồng lớn cho đại gia đình, ăn cùng với nhiều món được
chế biến theo các cách khác nhau, theo khẩu vị của mỗi nhóm địa phương nói chung
là sử dụng nhiều các gia vị cay như: ớt, gừng, riềng, cà ri và các loại thảo dược
khác... Đó là các món thịt bò xào gừng sả, các loại thịt thú rừng, các món hầm như
canh làm từ bột gạo xay nhuyễn từ loại "adjao" thảo dược để nấu hầu món soup, tựa
rất giống các món cà ri của ấn độ, hoặc rán, các loại rất phổ biến salad và cay như:
Đu đủ, xoài, măng chua, cà đắng, các loại cá khô, các loại thịt khô... Người Ê đê ăn
tráng miệng bằng hoa quả tươi hay những loại bánh truyền thống thường làm bằng
bột gạo, bột sắn trộn các loại chuối chín lấy nước thơm. Đặc biệt, người Ê đê luôn
coi thú ẩm thực là cách giải trí ưa thích.
Thông thường chế biến món ăn trong gia đình là bàn tay khéo léo của phụ nữ,
nhưng trong các đám lễ lớn thì các món ăn được thực hiện công phu bởi người đàn
ông.
• Văn hoá:
Người Êđê có kho tàng văn học truyền miệng phong phú: thần thoại, cổ tích, ca dao,
tục ngữ, đặc biệt là các Khan (trường ca, sử thi) nổi tiếng với Khan Dam San, Khan
Dam Kteh Mlan, khan Dam Khing Jŭ,... Người Êđê yêu ca hát, múa Rom Wong (kdŏ
dar) nhịp nhàng, múa kông tuôr, thích tấu nhạc và thường rất có năng khiếu về lĩnh
vực này. Nhạc cụ có cồng chiêng, trống, sáo, Gôc, Kni, đàn, Đinh Năm, Đĭng Buôt là
các loại nhạc cụ phổ biến của người Êđê và được nhiều người yêu thích.
• Phương tiện vận chuyển:
Chủ yếu là gùi đan cõng trên lưng bằng đôi quai quàng qua vai. ở vùng Krông Băk
phổ biến có loại gùi cao cẳng. Vận chuyển trên bộ thì có voi nhưng không phổ biến
lắm.

IV. Văn Hoá Phi Vật Thể


• Ngôn ngữ:
Tiếng Ê Đê: là ngôn ngữ của người Ê Đê, là nhóm sắc tộc sinh sống tại khu vực Tây
Nguyên ở Việt Nam và campuchia. Số lượng người nói tiếng Ê Đê là khoảng
(398.671) nghìn người. Tiếng Ê Đê thuộc phân nhóm ngôn ngữ chăm, Nhóm Aceh-
chăm, ngữ tộc Malay-polynesia của ngữ hệ Austronesia.
Chữ viết: Trước đây người ê đê chưa có chữ viết riêng của dân tộc mình. Thời pháp
thuộc thực dân pháp đã xây dựng chữ viết cho một số dân tộc ở Tây Nguyên, trong
đó có chữ viết cho Dân Tộc Ê Đê (năm 1923). Bộ chữ viết Ê Đê do pháp xây dựng
dựa trên bộ chữ cái La tinh. Sau cách mạng tháng 8-1945 nhà nước ta đã xây dựng
chữ viết cho dân tộc Ê Đê cũng dựa trên cơ sở của bộ chữ cái Latinh. Hiện nay
được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống dân tộc người Ê Đê để ghi chép,làm
phương tiện giảng dạy .v.v.
• Tôn giáo tín ngưỡng:
Người Ê Đê tin rằng con người , cây cỏ , chim muông , đồ vật trong nhà ...đều có
hồn . Con người khi còn sống có phần xác và phần hồn. Khi con người chết phần
hồn trở thành linh hồn người chết. Trước lúc làm lễ bỏ mả , linh hồn người chết vẫn
tồn tại quanh mộ . Sau lễ bỏ mả, linh hồn người chết trở về với thế giới tự nhiên ,
biến thành giọt sương có dịp đầu thai vào con cháu trở tại thành người sống ở trần
gian . Theo người Ê Đê con người khoẻ mạnh hay ốm yếu phụ thuộc vào linh hồn :
phần hồn khỏe mạnh thì thân xác khỏe mạnh , phần hồn ốm yếu thì thân xác ốm
yếu.
Phần hồn được người Ê Đê hình dung như một con nhện vàng xinh đẹp . Lúc người
ta tỉnh ( kể cả lúc ngủ không có giấc mơ ) thì phần hồn đang ở trong thân thể. Khi
người ta ngủ mơ là linh hồn kéo tơ con nhện từ thân xác con ngừoi đi chu du khắp
nơi ( gặp bạn bè , vào rừng sâu , núi thẳm , lên tận trời xanh, mấy trắng ) . Nếu dây
nhện bị đứt linh hồn không biết đường trở về để nhập vào thân xác thì con người sẽ
bị chết . Nếu sợi dây nhện không bị đứt , sau khi chu du xong linh hồn quay về nhập
vào thể xác làm cho người ngủ mơ thức dậy.
Linh hồn con người có thể giao tiếp với thế giới vô hình thông qua giấc mơ . Giấc mơ
thường có sự hiển linh . Người Ê Đê gọi hiện tượng này là yang mdah
Theo người Ê Đê , khi người chết , linh hồn không được ở trong buôn làng người
sống , cũng chưa được về ở buôn làng của tổ tiên , mà bị rang buộc quanh mộ địa .
Chỉ khi nào làm lễ bỏ mà thì linh hiifn người chết mới được trở về với thế giới tổ tiên .
Sau đó , trải qua ba lần “chết” nữa để cuối cùng hồn biến thành giọt sương , mang
linh hồn tổ tiên trở lại trần gian đầu thai vào con trẻ , làm cho giống nòi trường tồn
• Lễ hội:
Lễ hội Mùa xuân của người Êđê hay lễ hội mừng lúa mới là lễ hội mà người Êđê tổ
chức sau mùa gặt hái, đón năm mới. Một số dân tộc ở Tây Nguyên khác, như Gia
Rai, Ba Na, Xơ-đăng, M'Nông, cũng có lễ hội tương tự.
Vào dịp này, mọi gia đình đều khẩn trương đưa lúa về chòi và rước hồn lúa về nhà,
đồng thời tổ chức lễ ăn cơm mới để tạ ơn trời đất, thần lúa, ông bà tổ tiên đã cho
một mùa lúa bội thu và cầu mong một mùa mới thóc lúa đầy nhà. Là mùa "ăn năm
uống tháng", mùa sinh hoạt văn hoá cộng đồng, mùa giao lưu văn hóa, mùa tìm bạn
đời của những chàng trai cô gái. Mùa mà cả cộng đồng nghỉ ngơi, vui chơi thỏa
thích.
Thời gian: Các lễ hội bắt đầu từ cuối tháng 12 năm cũ đến hết tháng 3 dương lịch-
năm mới. Trong lễ hội các buôn người ta mời các buôn làng gần xa đến dự, cứ lần
lượt diễn ra trong suốt bảy ngày đêm. Do các già làng chủ trì trong các buôn làng
của mình.
+ Lễ:
Theo phong tục của các dân tộc Tây Nguyên, hàng năm vào dịp kết thúc một
mùa rẫy là các dân tộc nơi đây cùng tổ chức lễ hội đón năm mới (gọi là mùa
ăn năm, uống tháng). Sau lễ ăn cơm mới, các buôn làng tổ chức lễ cúng bến
nước, để cầu mong mưa thuận, gió hòa, nguồn nước dồi dào, trong lành, mọi
người khỏe mạnh, nhà nhà nhiều lúa, bắp, trâu, bò, heo, gà. Là một lễ lớn
của mọi buôn làng, nhằm góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ
nguồn sống của cộng đồng, đồng thời nhắc nhở mọi người phải có ý thức
bảo vệ rừng, đất đai, nguồn nước… vì đó là tài sản quý giá nhất từ bao đời
của ông cha để lại.
Có các lễ khác:
- Lễ bỏ mả cho người quá cố. Đây là một lễ lớn trong vòng đời người, nên
hầu hết các dân tộc đều tổ chức rất chu đáo.
- Lễ hiến sinh (giết trâu) cúng thần linh và người quá cố.
- Lễ kết nghĩa anh em, lễ cưới, lễ trưởng thành, lễ cúng sức khỏe cho mọi
thành viên trong cộng đồng.
- Lễ cúng hòn đá bếp (vì thần đã giúp gia chủ một năm no đủ), làm lễ cúng
hòn đá cổng buôn làng (vì thần đã gìn giữ buôn làng một năm yên ổn,
không có ai đói nghèo, bệnh tật) và cúng sức khỏe cho những con vật nuôi
trong gia đình (như voi, trâu, bò, heo, chó, mèo, dê, gà…) vì những con vật
này là người bạn của con người, thiếu nó con người sẽ cảm thấy cô đơn,
bé nhỏ trước thiên nhiên vũ trụ.
- Lễ cúng cầu mưa, cúng thần gió, cầu một năm mưa thuận gió hòa, làm ăn
phát đạt, nhà nhà no ấm, hạnh phúc.

+ Hội:
Không khí lễ hội khắp các buôn làng càng lúc càng rộn ràng, náo nhiệt,
tiếng chiêng, tiếng trống, vang khắp núi rừng. Người Êđê còn tổ chức các
sinh hoạt văn hóa như kể khan (sử thi), thổi kèn đing năm, đing Ktút, múa
chim grứ, hát dân ca…
Có các lễ phụ trong hội:
- Lễ đón bạn
- Lễ cúng hồn lúa
- Lễ khóc trâu
- Lễ đâm trâu
- Lễ tiễn bạn…

• Văn học dân gian:


Trong đời sống của người Ê-đê, văn học dân gian là loại hình nổi bật nhất, phản ánh
tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của quần chúng.Mặc dù chữ Ê-đê đã xuất hiện từ
năm 1923, song việc truyền thụ vốn văn hoá dân tộc cho đến trước ngày giải phóng
chủ yếu vẫn theo lối truyền khẩu. Các thể loại truyện kể của người Ê-đê gồm truyện
truyền thuyết, truyện cổ tích, anh hùng ca, truyện cười rất phong phú và có giá trị
nghệ thuật cao.
Thần thoại Ê-đê quan niệm rằng, thế giới có hai tầng: đất và trời. Trên trời có nhiều
vị thần thiện và ác, trong đó Aê Điê, Aê Đu là những vị thần thiện, mường tượng như
là những con người khổng lồ, có hơi thở quật ngã được người xung quanh, có chân
to gấp nhiều lần chân người, là những vị thần toàn thiện toàn mỹ, chỗ dựa của cuộc
sống con người. Dưới Aê Điê, Aê Đu là các thần nông nghiệp, thần mưa gió, thần
sấm sét, thần rừng núi, thần nước, thần đất. Giúp việc cho Aê Điê về mặt nông
nghiệp là Mtao Kla trông coi việc đồng áng và Hbia Klu( vợ của Mtao Kla) trông nom
cây lương thực. Thần Sri Mli Luk và vợ là Hbia Bao giúp các thần lớn làm kê, lúa nảy
mầm. Trong đó, vợ giúp cho lúa, chồng giúp cho kê. Thần Aê Mghăn là thần bảo vệ
lúa. Các vị thần nông nghiệp là thần thiện, còn các vị thần thời tiết thì phần lớn là ác,
do Yang Liê đứng đầu, chuyên gây ra mưa bão, cho nên 1 số nghi lễ nông nghiệp,
đồng bào làm tượng gỗ thần này có lưỡi gươm bổ lên đầu. Thần gió ( Yang Briêng)
gây tai vạ cho người, nhất là trẻ sơ sinh. Thần sấm (Yang Grăm), và trợ giúp cho
thần này là Yang Mjô còn thần mưa là Aê Yut đều gây ra những tai hại cho mùa
màng và đời sống con người. Ngoài ra cũng có thần mặt trăng (Yang Mlan), thần
mặt trời (Yang Hroê).
Ở tầng đất cũng có thiện và ác. Thần thiện (Yang Tlua) và em (Kbua Lăn) cai quản
mặt đất, tạo nên dòng nước và thảo mộc, giúp cho cây lúa lớn nhanh, không bị sâu
bọ phá hoại. Thần Aê Mnghi và Aê Mghăn là những vị thần đem đến cho người Ê-Đê
nhiều của cải thời nguyên sơ, nuôi dưỡng người Ê-Đê theo quan niệm cổ truyền. Hai
vợ chồng thần hộ mệnh Yang Ama Ba, Yang Ami Ba ở tầng trời, nhưng thường trú
ngụ ở cây đa. Thần Yang Bung Sôk là thần số mệnh. Thần Yang Mnút Hra, thần cây
đa, cây sung, chuyên trông nom nguồn nước, săn sóc dân làng, mang đến cho trẻ
sơ sinh những điều tốt lành. Truyện cổ tích Ê-Đê thường là chuyện bênh vực người
lao động, người yếu kém như trẻ mồ côi, chàng rể, ca ngợi sự khiêm tốn thực thà,
thông minh, công bằng, tín nghĩa, sức mạnh của tập thể và tình yêu. Trong truyện
ngụ ngôn thì những biểu hiện đó thể hiện ở các con vật nhỏ, hiền như rùa, thỏ, sên.
Truyện cười Ê-Đê đả kích những thói hư tật xấu của con người và thường tạo ra
những cái cười bất ngờ. Những truyện về sự tích núi, sông, hồ, cây đàn, tục cưa
răng xâu tai...cũng phổ biến trong quần chúng.
Nổi tiếng trong văn học truyền miệng Ê-Đê vẫn là những khan. Khan là thể loại văn
vần, câu dài ngắn không nhất định, nhiều chương khúc, diễn đạt sự tích anh hùng
quân sự và văn hoá. Phần lớn khan nói về giao tranh giữa các tù trưởng và cuộc
sống của con người trong thời đại đó. Khan còn mô tả những cuộc tình duyên theo
phong tục, làng mạc, nhà cửa, y phục, lễ nghi và sinh hoạt nhân dân. Làm nổi lên
phẩm chất người anh hùng mà nhân dân coi là có tính chất tuyệt đối. Khan làm nổi
lên cuộc đấu tranh với tự nhiên, chống lại thần quyền và cường quyền trong xã hội,
thể hiện khát vọng tự do, vươn tới cái đẹp toàn diện của con người. Đọc khan, người
ta thấy nhiều hình tượng, nhiều màu sắc, nhiều âm điệu, cảm xúc, lôi cuốn. Hiện
nay, một số khan đã được sưu tầm, song còn nhiều khan vẫn chỉ tồn tại trong trí nhớ
của các ông già, bà lão, dễ bị mai một.
Trong văn học truyền miệng, người Ê - đê còn có một thể loại nữa gọi là klei duế.
Klei là ý, bài, chương; duệ là văn vần. Truyện cổ Ê - đê cũng có đoạn diễn tả bằng
văn vần gọi là klei yặl dliê đưm. Tục ngữ và ca dao là những câu duệ , phổ biến kinh
nghiệm sản xuất, quan hệ giữa những con người với nhau, những điều phải theo (
tục ngữ ) hoặc những câu có tính trữ tình sâu sắc ( ca dao ) rất phong phú và được
ưa thích. Sự khác nhau giữa ca dao và tục ngữ không phải chỉ ở nội dụng mà ở cả
hình thức, tục ngữ câu ngắn, ca dao dài hơn. Nói đến những câu nói có vần về
những quan hệ xã hội tương đối toàn diện trong vốn văn hoá tinh thần của người Ê -
đê phải nói đến công trình Luật tục ca hay tập quán pháp ca, Klei duế khiăn kdi do L
. Sabatier sưu tầm. Nó bao gồm một hệ thống những câu bằng văn vần nói về các
quy ước của xã hội truyền thống mà cách đây không lâu, còn được sử dụng trong
tòa án phong tục, xét xử những vụ vi phạm trật tự công cộng, loạn luân, trộm cắp, vi
phạm tập quán, … Nội dung của nó đề cập đến các mặt : quyền chiếm hữu đất đai,
tài sản gia đình, quan hệ dòng họ, quy chế về hôn nhân, tố tụng … trong đó, nét nổi
bật là bảo vệ phong tục tập quán, tính cộng đồng của buôn.
Dân ca Ê Đê có hai làn điệu chủ yếu là mmuinh và kứt kdjă, cách gieo vần tương tự
trong khan, ca dao, tục ngữ. Giống như ở các dân tộc anh em, dân ca Ê Đê đặt câu
đối xứng, dùng phương pháp tượng hình và so sánh để làm đẹp câu ca, có sức thu
hút. Hát dân gian Ê Đê gồm những bài ca nghi lễ trong chu kỳ một năm và một đời
người .Những bài ca nói lên lòng yêu quê hương xứ sở, khát vọng tự do và sau này,
có những bài ca mang nội dung cách mạng chứa đựng tình yêu đất nước.
Hát dân gian thường gắn liền với việc sử dụng nhạc cụ cổ truyền. Trước hết, phổ
biến và được đồng bài yêu thích là bộ nhạ khí bằng đồng, cồng và chiêng. Bộ cồng
cỡ nhỏ không núm gồm 6 chức, từ nhỏ đến lớn bỏ lọt vào nhau, đánh bằng dùi gỗ.
Mỗi cái đều có tên riêng và chức năng riêng theo thứ tự từ lớn đến nhỏ là: 1 cồng, 2
Lhiang, 3 Mdu Khơk, 4 Hluee khơk, 5 hluee lhiang, 6 hluee khơk diêt. Chiêng có
núm, lớn hơn knah và gồm ba chiếc to nhỏ khac nhau, đứng đầu là ana, thứ đến là
mdu, sau nữa là mong. Người cử nhã dùng dùi gỗ có bọc vải đánh vào mặt núm.
Bên cạnh đó còn có char là cái lớn nhất, không có núm, dùng để cầm nhịp. Dàn nhạc
Ê Đê còn có trống cái đi kèm, đồng thời đóng vai trò mở đầu và kết thúc một bản hòa
tấu.
Sau dàn nhạc đồng, loại nhạc cụ phổ biến và độc đáo là các ống sáo trúc gọi chung
là đinh, nhưng có thể phân làm hai nhóm. Một nhóm gồm những ống sáo rời như
đinh buôn tút, loại nhạc cụ ủa nữ giới dùng trong đám ma gồm 6 ống trúc dài ngắn
khac nhau làm thành một bộ cho 6 người hợp tấu; đing cok, ống sáo 5 lỗ; đing ring,
nhạc cụ của nữ giới gồm 6 ống trúc, cấu tạo thành hai bè. Và một nhóm là những
ống sáo ấn vào trái bầu khô làm hộp khuếch đại âm thanh, giống cái khèn như đing
năm, gồm 6 ống xếp thành hai bè; đing buốt klut gồm 1 ống tiêu 3 lỗ.
Những nhạc cụ bằng tre nứa mà đồng bài Ê Đê thường dùng còn có đàn kok giống
như đàn tơ rưng, tù và thường bằng sừng trâu hay gỗ cứng, nhưng dùng tay gẩy;
kni, đàn độc huyền có hình thức như đàn bầu, nhưng dùng dây nứa để kéo gông,
ống nứa cắm vào trái bầu khô và có 6,8 hay 10 dây, căng theo chiều dài ống nứa.
• Hôn nhân :
Cộng đồng người Ê Đê mang đậm chế độ mẫu hệ, nên người con gái chủ động đi
hỏi và cưới chồng, việc thách cưới là do nhà trai yêu cầu. Qua thời gian, đôi trai gái
tìm hiểu nhau, nếu thấy "ưng cái bụng" thì người con gái về báo cho cha mẹ biết, để
nhờ người mai mối và tiến hành lễ hỏi chồng. Đây là nét văn hóa thể hiện rõ nét vai
trò của người phụ nữ trong hôn nhân, truyền thống độc đáo của các dân tộc Tây
Nguyên nói chung và dân tộc Ê Đê nói riêng.
Ở độ tuổi mới lớn, cô gái Ê Đê nếu để ý chàng trai nào thì có thể đi “hỏi cưới” chàng
trai đó. Theo phong tục của đồng bào, thông thường sau mùa rẫy, nhân ngày rộng
tháng dài, lúa gạo đầy nhà, lại ủ được nhiều rượu cần, nhà có vật dụng quý, trâu, bò,
gà, heo… cô gái Ê Đê có thể đi hỏi chồng.
Lễ hỏi chồng của người phụ nữ Ê Đê có bốn lễ: lễ hỏi (lễ đưa vòng), lễ thỏa thuận
thủ tục “Gửi dâu”, lễ rước rể, đón rể vào nhà.

Lễ vật gửi dâu nhà gái mang sang nhà trai:


Khi yêu thích người con trai nào đó, cô gái nhờ ông mai (Pô buh kông) là người cậu
(em của mẹ) hoặc người lớn tuổi trong dòng họ nhà gái có uy tín, khỏe mạnh, am
hiểu luật tục, ăn nói lưu loát, chuẩn bị một ché rượu và một vòng đồng để ông mai
mang đến nhà trai hỏi, gọi là lễ đưa vòng (Myor Kông) hay lễ hỏi chồng (Ê mul ting
mô). Ông mai cùng gia đình nhà gái sang nhà trai ngỏ lời và trong lễ này cô gái
không được đi cùng ông mai và đại diện nhà gái sang nhà trai. Lúc này, nhà trai sẽ
họp bàn tại gian bếp khách rồi cử một đăm đei - tức người cao tuổi có uy tín cầm
chiếc vòng đồng do ông mai của nhà gái đưa sang hỏi ý kiến chàng trai. Nếu nhận
lời, chàng trai sẽ cầm chiếc vòng đồng. Đại diện hai họ làm lễ trao vòng. Lễ vật nhà
gái mang đến gồm một ché rượu, một con gà để nhà trai mở tiệc thết đãi ông mai và
gia đình nhà gái.

Tiếp đó, đại diện nhà gái (Pô êmuh) dẫn cháu gái đến thỏa thuận về thủ tục “gửi
dâu” ở nhà trai theo thỏa thuận giữa hai bên. Đây là thời gian nhà trai thử thách lòng
chung thủy nết na, chịu thương của người con gái xem có đạt yêu cầu hay không,
thời gian 1 tháng, 2 tháng hay lâu hơn tùy thuộc vào nhà trai. Để làm thủ tục gửi dâu,
lễ vật mà nhà gái đưa sang nhà trai gồm có 1 con gà, 1 nắm xôi gói trong lá chuối và
1 ché rượu để làm lễ gửi dâu (K’năm).

Cô dâu và ông mai cùng đại diện nhà gái sang nhà trai làm lễ hỏi chồng.
Cùng với đó, nhà trai sẽ thách cưới. Theo truyền thống của đồng bào Ê Đê, nếu gia
đình nhà gái giàu có, nhà trai sẽ thách cưới rất cao. Có khi nhà gái phải lễ cho cha
chàng trai một con trâu, cho mẹ tám bát đồng, tám vòng đồng, một chăn đắp, một cái
địu con. Các thành viên trong gia đình cũng phải được lễ vật như bát đồng, còng
đồng... và ông đăm đai của nhà trai phải được một ché quý với trị giá bằng khoảng
giá trị của 25-30 con trâu. Sau khi thỏa thuận xong thủ tục này, chàng trai, cô gái mới
trao vòng đồng, coi như lời cam kết thủy chung và lời chúc tụng hạnh phúc.

Sau thời gian gửi dâu, nếu người con trai không đồng ý thì nhà trai làm một lễ nhỏ
mời nhà gái đến dự để từ chối và tỏ lòng tôn trọng nhưng vẫn duy trì sự hòa thuận
với nhau. Nếu nhà trai chấp thuận cô gái, thì sẽ đồng ý cho nhà gái được làm lễ
rước rể (Tuhan). Lúc này, ở bên nhà trai sẽ làm lễ tiễn con bằng một ché rượu và
một con heo. Nhà gái tổ chức rước chàng rể về nhà mình. Lễ vật mang sang nhà trai
để làm lễ rước rể về bắt buộc phải có vòng đồng, ché rượu cần, gói xôi, con gà
trống. Đoàn rước rể trên đường đi về nhà gái, vừa đi vừa múa hát, các thanh niên
trai gái sẽ té nước vào người chú rể với quan niệm rằng, chú rể nào được té nước
càng nhiều, càng ướt thì hạnh phúc càng lớn, làm ăn càng giàu sang và đẻ được
nhiều con gái.

Cô dâu rước chú rể về nhà mình:


Theo lệ, khi rước rể về đến cổng nhà gái, nhà trai sẽ tỏ vẻ níu kéo, tiếc nuối, cản lại
đoàn rước rể, nói những lời nói tình cảm, nhớ thương, gửi gắm chàng rể vào cô dâu
và đoàn rước rể. Nhà gái sẽ cho quà, cho còng đồng, hay gùi, ché… để nhà trai
không cản nữa. Tiếp đó, vào đến cửa nhà gái, nhà trai lại tỏ vẻ ngăn cản, khi đó, bà
chủ nhà, cô dâu sẽ tiếp tục cho quà nhà trai, bày tỏ tình cảm, dắt chàng rể vào nhà
và đưa vào phòng. Trong phòng có sẵn tấm chăn lớn, cô dâu chú rể trùm kín trong
mền và đạp, làm sao phải đạp được bảy cái mới đúng lệ tục rước rể.

Khi nhà gái lo đủ lễ vật thách cưới của nhà trai thì được tổ chức hôn lễ. Sau khi thỏa
thuận xong thì nhà gái sẽ thông báo cho buôn làng việc tổ chức lễ cưới tại nhà gái.
Lúc này, người trưởng họ sẽ đại diện hai gia đình tuyên bố cuộc hôn nhân của
chàng trai, cô gái Ê Đê được chấp nhận theo luật tục, rồi ông đưa chiếc vòng đồng
cho đôi vợ chồng trẻ chạm tay vào để chúc phúc vợ chồng sống hạnh phúc trọn đời
bên nhau.

Trong lễ hỏi chồng của đồng bào Ê Đê, lễ thỏa thuận gửi dâu là quan trọng nhất.
Nếu không thỏa thuận được thì không thể có lễ rước rể, trao vòng, cùng với đó, vai
trò của ông mai (đại diện nhà gái) và đăm đai (đại diện nhà trai) là vô cùng quan
trọng. Trong quá trình thỏa thuận, nếu nhà gái “lấy lòng” được đăm đai của nhà trai
thì ăn chắc là cô gái hỏi được chồng. Bên cạnh đó, nhà gái, với vai trò chủ động
“cưới chồng” cho cô gái, song, cô gái phải chấp nhận “gửi dâu” - về ở nhà chồng đến
khi nào lo đủ vật thách cưới và được nhà chồng chấp thuận về tư cách, phẩm giá thì
mới được nhà chồng trao còng, gả con cho. Còn nếu không, sẽ không cưới được
chồng, kể cả là đã có con...
Cô dâu và chú rể chạm tay vào vòng đồng lần cuối để nhận lời chúc phúc vợ chồng
hạnh phúc trọn đời.

Lễ hỏi chồng của đồng bào Ê Đê vẫn còn duy trì phổ biến hầu khắp các buôn làng Ê
Đê ở Đác Lắc hiện nay, minh chứng cho nét đẹp trong văn hóa truyền thống mẫu hệ
của đồng bào nơi đây, một nét sinh hoạt văn hóa hôn nhân vô cùng độc đáo của
đồng bào Ê Đê ở Tây Nguyên nói chung, Đác Lắc nói riêng.

• Tang ma:
Dân tộc thiểu số Ê đê là một trong 54 nhóm dân tộc ở Việt Nam, có đời sống văn
hóa, lễ hội rất phong phú và đa dạng, trong đó lễ bỏ mả của họ là một trong những lễ
hội rất đặc sắc. Nó được đánh giá là một lễ hội mang tính tổng hợp văn hóa nghệ
thuật nhuần nhuyễn và sinh động bậc nhất Tây Nguyên.

Lễ bỏ mả (Pthi atau, brư, muk atau…) của các dân tộc Tây Nguyên (Ê đê, Giarai,
Bana…) là một lễ hội lớn mang tính tang lễ mà người sống tổ chức để từ biệt người
chết, “tiễn” người chết về nơi cư trú vĩnh viễn (làng ma). Đây là dịp sinh hoạt văn hóa
cổ truyền với nhiều hoạt động như: hiến tế bằng súc vật, lễ cúng và chia của cải cho
người đã khuất, trình diễn âm nhạc, múa hát…

Theo phong tục của người Ê đê, từ một năm trở lên (có khi ba đến năm năm, hoặc
lâu hơn nữa), người chết (hồn chính) được tiễn đi một chuyến vĩnh viễn về buôn của
người chết để có khả năng phục sinh, nhập vào cơ thể sống khác. Có điều đặc biệt
là những người khi chết đều phải còn thân xác nguyên vẹn thì mới được làm lễ bỏ
mả.
Mả chưa đầy một năm, gia đình vẫn dùng mùng.
Do đó, lễ bỏ mả thường được tổ chức đúng một năm của người đã chết, gia đình có
thể sửa chữa mả theo ý muốn của gia đình và dòng tộc sao cho đẹp và chắc chắn
tùy theo khả năng của mỗi gia đình. Mái bằng ngói hay lá, cột bằng gỗ hay bê tông.
Nhưng kích thước thì giống nhau, có phần đất để chôn, có mái trước, mái sau, giống
như một căn nhà của người đang sống. Trong một năm đó, họ cũng giăng mùng,
treo võng và đem tấc cả những gì thân thuộc đối với họ để đặt cạnh mộ, mục đích để
họ tiêu dùng.
Chỉ sau khi làm lễ bỏ mả, người sống mới yên tâm rằng mình đã làm tròn bổn phận
với người đã khuất và người chết (tức linh hồn hay ma) mới có thể tái sinh vào kiếp
khác, tiếp tục một cuộc đời mới. Chính do ý nghĩa nhân sinh này mà lễ bỏ mả (hay lễ
bỏ ma) mặc dù mang hình thức tang lễ những lại là hội lễ lớn nhất, vui nhất. Nhưng
sau lễ đó, gia đình không làm bất cứ cái gì đến mả cả, không có đám giỗ hàng năm
cho người chết giống như người Kinh.

Để tổ chức được lễ bỏ mả, thì các nhà phải chuẩn bị đủ gạo, thịt, rượu, đồ dùng
cúng lễ nói chung rồi báo tin cho họ hàng, buôn làng tới dự. Phải có hàng chục
người chặt gỗ, đẽo tượng, làm nhà mả hàng tháng trời trước lễ bỏ mả và có khi lên
tới cả trăm người đến dự và ăn uống trong những ngày chính lễ. Tùy theo khả năng
gia đình mà sẽ tổ chức khác nhau cho các mả, có gia đình làm 3 – 4 con trâu bò
nhưng cũng có gia đình làm đến cả 10 con bò.

Trước khi bắt tay làm nhà mả, già làng phải làm lễ cúng gà, khấn ở nhà Rông và ở
mả. Người ta còn trồng cây chuối đầu và cuối mộ, thả gà nhỏ vào rừng, tượng trưng
cho linh hồn người chết tự do bay đi. Mọi thứ chuẩn bị xong xuôi thì lễ hội bắt đầu.
Ngày đầu tiên là ngày bỏ nhà mả cũ, dựng nhà mả mới. Gia chủ thịt lợn (trâu, bò),
cúng rượu. Cả buôn làng tới làm giúp, ăn uống, vui chơi như là làm việc nhà mình.
Nhà ai có rượu ché (rượu cần) thì mang theo cùng tham gia cùng gia đình. Tiệc
được tổ chức từ khoảng trưa cho đến xế chiều sau khi thức ăn được chuẩn bị sẵn từ
lúc sáng. Khi dựng xong nhà mả, cả nhà và họ hàng đến đó cúng. Thầy cúng ăn vận
nghiêm chỉnh, ngồi bên chén rượu cúng, ngoảnh mặt về phương Đông, đọc lời khấn
cầu hồn người chết rất lâm li, thống thiết.

Người dân chuẩn bị rượu ché cho gia chủ:


Khi tế cúng vừa xong, thì lập tức, trong ánh lửa bập bùng của hàng chục đống lửa
và dưới ánh trăng mát dịu, tiếng cồng chiêng rộn rã nổi lên. Theo nhịp âm thanh
cồng chiêng mọi người hòa vào đoàn múa diễu quanh ngôi nhà mồ nhấp nhô huyền
ảo trong đêm. Tiếng nhạc cồng chiêng của đêm bỏ mả, như một sức hút diệu kỳ, kéo
tất cả dân làng, kéo bà con họ hàng ở buôn gần, buôn xa tới…

Ngày hôm sau, mọi người tập họp tại nhà Rông rồi mới ra nhà mả. Gia chủ sẵn sàng
rượu, thịt để làm lễ to hơn. Đây là lễ cúng chính vĩnh biệt hồn người chết (từ nay hồn
đã về buôn của người chết để chờ dịp tái sinh): “Xin ma đừng gọi, đừng lại gần,
đừng thương yêu con cháu của ma nữa. Chúng tôi đã làm nhà mồ rồi, ché rượu
cúng đã đặt xuống mả rồi, con gà con đã được thả rồi… Chúng tôi đã bỏ ma rồi…”.

Rồi mọi người vào nhà mả đưa những người góa ra sông tắm, chải đầu, mặc áo
váy, khố mới cho họ rồi đưa họ về khu nhà mồ đang rộn ràng tiếng cồng chiêng và
nhịp chân múa nhảy. Từ nay, họ đã được giải phóng, đã không còn phải ràng buộc
gì với người đã chết nữa. Ai nấy đều vui vẻ, hồ hởi, mời, kéo những người góa vào
vòng múa vui của dân làng.

Lễ bỏ mả là một lễ hội gắn với việc tang nhưng lại vui vẻ, hào sảng như một ngày
hội. Bởi, theo quan niệm của đồng bào Tây Nguyên, càng sớm làm lễ bỏ mả thì linh
hồn người chết càng sớm được nhập vào trẻ sơ sinh mà quy về dương thế, sống với
đồng tộc. Hơn nữa, đây là dịp thể hiện trách nhiệm cộng đồng, gia đình, người thân
với người đã khuất. Và, một lý do nữa, chỉ sau khi đã làm lễ bỏ mả, thì vợ hoặc
chồng của người chết mới được tái giá. Rõ ràng, việc làm lễ ở đây không chỉ vì
người chết, mà còn vì người sống nữa. Đó là chưa kể những nhà mồ với tượng,
kiến trúc, điêu khắc, hội họa, trang trí, … là những tác phẩm nghệ thuật độc đáo và
quý giá, đang ngày càng được chú ý giữ gìn và bảo vệ.

• Xu hướng thay đổi của dân tộc Ê-đê :


Người Êđê là một dân tộc có vùng cư trú truyền thống là miền trung Việt Nam và
đông bắc Campuchia.
Tại Việt Nam người Ê Đê được công nhận trong số 54 dân tộc tại Việt Nam. Người Ê
Đê nói tiếng Ê Đê, một ngôn ngữ thuộc phân nhóm ngôn ngữ Chăm thuộc ngữ chi
Malay-Polynesia của ngữ hệ Nam Đảo. Người Ê Đê thuộc nhóm chủng tộc
Austronesia.

-Trước kia:
Trước năm 1975, tại miền nam Việt Nam, trong văn bản hành chính của Việt Nam
Cộng hoà, người Ê Đê được gọi là người Raday (Rhade).

Truyền thuyết của người Êđê kể lại rằng: Một người thủ lĩnh (Krung) từ Ấn Độ tên là
Radaya (Y-Đê) đến xứ sở của công chúa mẹ Xứ Sở tên là Nagar (H-Gar). Radaya
đã chinh phuc được xứ sở của Nagar sau đó kết hôn với công Chúa mẹ Xứ sở
Nagar được phong làm Krung. Con cháu hâu duệ của họ được gọi là Anak Kudaya
Nagar sau này rút gọn âm lại thành Anak Đê Gar có nghĩa là con cháu của thủ lĩnh
Ấn Độ Kudaya( Y-Đê) với Công Chúa xứ sở Nagar (H-Gar). Đây là truyền thuyết khá
phổ biến ở cư dân bản địa Đông Nam Á để giải thích nguồn gốc cội nguồn.

Miền trung cao nguyên của Việt Nam là quê hương bản địa lâu đời của người Ê Đê.
Đây là nhóm dân tộc có nguồn gốc từ nhóm tộc người nói tiếng Mã Lai từ các hải
đảo Thái Bình Dương đã có mặt lâu đời ở Đông Dương.

-Hiện nay:
Một cộng đồng có xu hướng tương đối thống nhất ý thức dân tộc, cũng là một cộng
đồng dân tộc-tôn giáo khá rõ nét với hơn 70% dân số ảnh hưởng của đạo Tin Lành.
Các nhóm cư dân Ê đê nhận tự thân là Anak Aê Diê.

Người Êđê ở Việt Nam có dân số 331.194 người, cư trú tại 59 trên tổng số 63 tỉnh,
thành phố.

Người Ê Đê làm rẫy là chính, riêng nhóm Bíh làm ruộng nước theo lối cổ sơ, dùng
trâu dẫm đất thay việc cày, cuốc đất. Ngoài trồng trọt còn chăn nuôi, săn bắn, hái
lượm, đánh cá, đan lát, dệt vải.

Trong gia đình người Ê Đê, chủ nhà là phụ nữ theo đó của cải và đất đai sẽ được
truyền từ mẹ sang con gái, theo chế độ mẫu hệ.
Phần lớn người Ê Đê theo đạo Tin Lành.

You might also like