You are on page 1of 18

 Vấn đề 1: Đối tượng điều chỉnh của pháp luật dân sự

1.1. Những quan hệ nào thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp
luật dân sự?

Những quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật dân sự là quan hệ
tài sản và quan hệ nhân thân.

- Quan hệ tài sản: là quan hệ giữa người với người thông qua một tài sản
dưới dạng tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng hoặc dịch vụ nhằm tạo ra một tài
sản nhất định. Luật dân sự chỉ điều chỉnh quan hệ tài sản mang tính chất hàng
hoá tiền tệ với đặc trưng là giá trị tính được bằng tiền đền bù ngang giá. Nhưng
cũng có một số quan hệ tài sản không có tính chất đền bù ngang giá như thừa
kế, cho, tặng.

Các quan hệ tài sản do Luật Dân sự điều chỉnh bao gồm: quan hệ sở hữu tài
sản, quan hệ về dịch chuyển lợi ích vật chất từ chủ thể này sang chủ thể khác
(hợp đồng), quan hệ bồi thường thiệt hại, quan hệ dịch chuyển tài sản của
người chết cho người khác còn sống.

- Quan hệ nhân thân: là quan hệ giữa người với người không mang tính kinh
tế, không tính được thành tiền và không thể di chuyển được vì nó gắn liền với
những cá nhân hoặc những tổ chức nhất định. Có hai loại quan hệ nhân thân do
Luật Dân sự điều chỉnh:

+ Quan hệ nhân thân không liên quan đến tài sản là những quan hệ xã hội về
những lợi ích tinh thần, tồn tại một cách độc lập không liên quan gì đến tài sản
và được quy định là các quyền nhân thân như quyền đối với họ tên, danh dự,
nhân phẩm.

+ Quan hệ nhân thân có liên quan đến tài sản (quan hệ quyền tác giả, quan
hệ quyền sở hữu công nghiệp, quan hệ quyền đối với giống cây trồng) là quan
hệ về những giá trị nhân thân mà khi xác lập thì làm phát sinh quan hệ tài sản.

1.2. Quan hệ giữa A và B trên có thuộc phạm vi điều chỉnh của


BLDS 2005 và BLDS 2015 không? Vì sao?

- Quan hệ giữa A và B thuộc phạm vi điều chỉnh của BLDS 2005 và


BLDS 2015. Vì:
• Căn cứ vào Điều 1 BLDS 2005: “Bộ luật dân sự quy định địa vị pháp
lý, chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân, chủ thể
khác; quyền, nghĩa vụ của các chủ thể về nhân thân và tài sản trong các
quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động
(sau đây gọi chung là quan hệ dân sự). Bộ luật dân sự có nhiệm vụ bảo vệ
quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, lợi ích của Nhà nước, lợi ích
công cộng; bảo đảm sự bình đẳng và an toàn pháp lý trong quan hệ dân sự,
góp phần tạo điều kiện đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân
dân, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội” và Điều 1 BLDS 2015 quy
định: “Bộ luật dân sự có nhiệm vụ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá
nhân, tổ chức, lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng; bảo đảm sự bình
đẳng và an toàn pháp lý trong quan hệ dân sự, góp phần tạo điều kiện đáp
ứng nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân, thúc đẩy sự phát triển kinh
tế - xã hội.”
- Xét thấy quan hệ giữa A và B phát sinh không dựa trên cơ sở tự
nguyện, bình đẳng mà ở đây, A đã đe dọa để ép B xác lập giao dịch dân sự,
vậy quan hệ giữa A và B thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự.

 Vấn đề 2: Quan hệ dân sự và quan hệ pháp luật dân sự

Tình huống: Anh Phú thả 9 con trâu rừng. Ngày 07/05/2004, anh kiểm tra
và thấy thiếu 2 con (1 đực và 1 cái). Ngày 17/05/2004, anh đi tìm và thấy
tại trang trại nhà anh Giáp có 2 con trâu mà mình thiếu. Sau khi trao đổi,
anh Giáp trả lại cho anh Phú con trâu đực nhưng không trả con trâu cái vì lí
do trâu này của anh. Tòa án xác định con trâu cái cũng là của anh Phú và
buộc anh Giáp trả lại trâu cái cho anh Phú.
2.1. Quan hệ giữa anh Giáp và anh Phú liên quan đến con trâu đực có
thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật dân sự không?

Quan hệ giữa anh Giáp và anh Phúc liên quan đến con trâu đực thuộc đối
tượng điều chỉnh của pháp luật dân sự, vì liên quan đến quyền sở hữu tài sản
nên đó là quan hệ tài sản được phát sinh trên căn cứ “Chiếm hữu, sử dụng tài
sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật”.

2.2. Quan hệ tài sản thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật dân sự
có những đặc điểm gì?

Quan hệ tài sản thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật dân sự có những
đặc điểm sau:

- Quan hệ tài sản là quan hệ mang tính ý chí.


- Quan hệ tài sản do luật dân sự điều chỉnh là những quan hệ mang hình
thức hàng hoá tiền tệ.

- Quan hệ tài sản do luật dân sự điều chỉnh là những quan hệ có nội dung
kinh tế.

2.3. Cho biết những thành phần của một quan hệ pháp luật dân sự.
Những thành phần này được thể hiện như thế nào trong quan hệ giữa anh
Giáp và anh Phú về con trâu cái?
*Những thành phần của một quan hê ̣ pháp luật dân sự:
- Chủ thể quan hê ̣ pháp luâ ̣t dân sự: là những người tham gia vào quan
hê ̣ pháp luâ ̣t dân sự. Có quyền và nghĩa vụ trong quan hê ̣ pháp luâ ̣t dân sự đó.
Bao gồm: Cá nhân (công dân Viê ̣t Nam, người nước ngoài, người không quốc
tịch), pháp nhân, hô ̣ gia đình, tổ hợp tác và Nhà nước CHXHCN Viê ̣t Nam
tham gia với tư cách là chủ thể đă ̣c biê ̣t.
- Khách thể quan hê ̣ pháp luâ ̣t dân sự: là mô ̣t trong các yếu tố để cấu
thành quan hê ̣ pháp luâ ̣t nói chung và quan hê ̣ pháp luâ ̣t dân sự nói riêng.
Khách thể của pháp luâ ̣t dân sự gồm:
 Tài sản là khách thể trong quan hê ̣ pháp luâ ̣t về sở hữu.
 Hành vi trong quan hê ̣ nghĩa vụ là hợp đồng.
 Các giá trị nhân thân trong quan hê ̣ nhân thân.
 Kết quả của quá trình hoạt đô ̣ng tinh thần sáng tạo.
- Nội dung quan hê ̣ pháp luâ ̣t dân sự: là tổng hợp các quyền dân sự và
nghĩa vụ dân sự của các chủ thể trong mô ̣t quan hê ̣ pháp luâ ̣t dân sự cụ thể.
Trong quan hê ̣ pháp luâ ̣t dân sự, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể phát sinh
do quy định của pháp luâ ̣t hoă ̣c do các chủ thể chủ đô ̣ng tạo ra thông qua các
giao dịch phù hợp với quy định của pháp luâ ̣t.
 Quyền dân sự: Là khả năng được phép xử sự theo mô ̣t cách nhất định
hoă ̣c được yêu cầu người khác thực hiê ̣n mô ̣t hoă ̣c nhiều hành vi nhất
định trong khuôn khổ do pháp luâ ̣t quy định để thỏa mãn lợi ích của
bản thân và khả năng đó được đảm bảo thực hiê ̣n bằng biê ̣n pháp
cưỡng chế của Nhà nước.
 Nghĩa vụ dân sự: Là viê ̣c mà theo quy định của pháp luâ ̣t thì mô ̣t hoă ̣c
nhiều chủ thể phải làm mô ̣t công viêc̣ hoă ̣c không được thực hiê ̣n công
viê ̣c nhất định vì lợi ích của mô ̣t hoă ̣c nhiều chủ thể có quyền.
*Trong quan hê ̣ giữa anh Giáp và anh Phú về con trâu, những thành
phần của quan hê ̣ pháp luật được thể hiê ̣n:
- Chủ thể của quan hê ̣ trên là anh Giáp và anh Phú.
- Khách thể của quan hê ̣ đó là tài sản, cụ thể là con trâu.
- Nội dung của quan hê ̣ trên là quyền và nghĩa vụ được xác lâ ̣p từ viêc̣
chiếm hữu tài sản (con trâu) không có căn cứ pháp luâ ̣t.

2.4. Cho biết quan hệ pháp luật dân sự có những đặc điểm nào?

Trước hết, quan hệ pháp luật dân sự mang các đặc điểm của quan hệ pháp
luật nói chung về bản chất xã hội, bản chất pháp lý và tính cưỡng chế Nhà
nước.

Ngoài các đặc điểm chung, quan hệ pháp luật dân sự còn mang những đặc
điểm riêng biệt.

(1) Quan hệ pháp luật dân sự tổn tại ngay cả trong trường hợp chưa có
quy phạm pháp luật nào trực tiếp điều chỉnh.

Thứ nhất, Đời sống dân sự là lĩnh vực quan hệ tài sản và quan hệ nhân
thân rất đa dạng và phong phú, thay đổi không ngừng nên có những quan hệ
dân sự phát sinh liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể
nhưng lại chưa có quy phạm pháp luật nào trực tiếp điều chỉnh. Trong đó, lợi
ích về kinh tế là tiền đề trong các quan hệ dân sự và các quan hệ tài sản đã tạo
điều kiện để các chủ thể thông qua các biện pháp pháp lý để thỏa mãn các nhu
cầu vật chất cũng như tinh thần.

Thứ hai, Bộ luật dân sự cho phép áp dụng tập quán, phép tương tự, thậm
chí có thê áp dụng án lệ hoặc lẽ công bằng để khắc phục tình trạng trên là
những quy định vô cùng đặc biệt của ngành Luật dân sự so với những ngành
luật khác. Điều này thể hiện ở Điều 5, Điều 6 Bộ luật dân sự 2015.

Điều 5: Áp dụng tập quán.

1. Tập quán là quy tắc xử sự có nội dung rõ ràng để xác định


quyền, nghĩa vụ của cá nhân, pháp nhân trong quan hệ dân sự cụ
thể, được hình thành và lặp đi lặp lại nhiều lần trong một thời
gian dài, được thừa nhận và áp dụng rộng rãi trong một vùng,
miền, dân tộc, cộng đồng dân cư hoặc trong một lĩnh vực dân sự.

2. Trường hợp các bên không có thỏa thuận và pháp luật không
quy định thì có thể áp dụng tập quán nhưng tập quán áp dụng
không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự
quy định tại Điều 3 của Bộ luật này.

Điều 6: Áp dụng tương tự pháp luật.

1. Trường hợp phát sinh quan hệ thuộc phạm vi điều chỉnh của
pháp luật dân sự mà các bên không có thỏa thuận, pháp luật
không có quy định và không có tập quán được áp dụng thì áp
dụng quy định của pháp luật điều chỉnh quan hệ dân sự tương tự.

2. Trường hợp không thể áp dụng tương tự pháp luật theo quy
định tại khoản 1 Điều này thì áp dụng các nguyên tắc cơ bản của
pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này, án lệ, lẽ
công bằng.

(2) Địa vị pháp lý của các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật dân
sự đều bình đẳng.

Thứ nhất, không có bất kì một sự phân biệt nào về giới tính, dân tộc, địa vị
xã hội, hoàn cảnh kinh tế hay tín ngưỡng, tôn giáo,…giữa các chủ thể. Mọi chủ
thể cũng đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ khi phát sinh trong quan hệ dân
sự và được pháp luật bảo hộ như nhau về khả năng được hưởng quyền nhân
thân và tài sản.

Thứ hai, việc bình đẳng được thể hiện qua các nội dung:

- Bình đẳng về khả năng tham gia các quan hệ pháp luật dân sự.
- Bình đẳng hưởng quyền và nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ pháp luật
dân sự.
- Được pháp luật bảo vệ như nhau khi bị xâm phạm về quyền tài sản
và nhân thân.
- Bình đẳng chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm nghĩa vụ hoặc các
trường hợp miễn hoặc giảm trách nhiệm dân sự.

(3) Quan hệ pháp luật dân sự đa dạng về chủ thể, khách thể và phương
pháp bảo vệ.

Thứ nhất, chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự rất đa dạng,
bao gồm cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình và trong một số trường hợp còn có sự
tham gia của Nhà nước. Moi chủ thể, mỗi ngày đều có nhu cầu tham gia vào
quan hệ pháp luật dân sự để thỏa mãn nhu cầu về vật chất và tinh thần. Trong
đó, pháp nhân, họ gia đình, Nhà nước là những chủ thể đặc biệt khi giao lưu
dân sự vì có sự độc lập về tổ chức và tài sản, được quyền tự định đoạt những
đảm bảo thực hiện đầy đủ nghĩa vụ.
Thứ hai, khách thể trong quan hệ pháp luật dân sự cũng đa dạng, xuất
phát từ những đa dạng của quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân, có thể là tài
sả, hành vi, các lợi ích nhân thân hoặc kết quả của hoạt động sáng tạo tinh thần.

Thứ ba, sự đa dạng về phương pháp bảo vệ, Bộ luật dân sự quy định
nhiều biện pháp khác nhau để các chủ thể tự bảo vệ hoặc yêu cầu cơ quan có
thẩm quyền bào vệ khi bị xâm phạm về quyền.

2.5. Cho biết những căn cứ làm phát sinh quan hệ pháp luật dân sự.
Quan hệ giữa anh Giáp và anh Phú về con trâu cái được phát sinh trên
căn cứ nào?

*Những căn cứ làm phát sinh quan hệ pháp luật dân sự: quy phạm pháp
luật, chủ thể và sự kiện pháp lý:

- Quy phạm pháp luật được tác động tới các quan hệ xã hội nhất
định và “biến” chúng “thành” quan hệ pháp luật.
- Sự kiện pháp lý là những sự kiện, hoàn cảnh, tình huống của đời
sống thực tế được chỉ ra trong phần giả định của quy phạm pháp luật
mà nhà làm luật gắn sự xuất hiện, thay đổi và chấm dứt của quan hệ
pháp luật với sự tồn tại của nó. Nói một cách đơn giản thì sự kiện pháp
lý trong quan hệ pháp luật dân sự là những sự kiện xảy ra trong thực tế
được pháp luật dân sự dự liệu, quy định làm phát sinh hậu quả pháp lý:
phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật dân sự.
Sự kiện pháp lý có thể được phân loại thành nhiều loại khác nhau dựa trên
các tiêu chí khác nhau:
- Sự kiện pháp lý: là những sự kiện mà quá trình hình thành, diễn
biến hay chấm dứt của các sự kiện ấy hoàn toàn không phụ thuộc vào ý
chí của chủ thể pháp lý.
- Hành vi pháp lý: là hành vi của các chủ thể nhằm làm phát sinh
hậu quả pháp lý.
- Xử sự pháp lý: là hành vi của các chủ thể không nhằm làm phát
sinh hậu quả pháp lý nhưng do quy định của pháp luật mà hậu quả phát
sinh.
- Thời hạn và thời hiệu: là sự kiện pháp lý làm phát sinh, thay đổi,
chấm dứt các quan hệ pháp luật dân sự.
*Quan hệ giữa anh Giáp và anh Phúc về con trâu cái phát sinh trên các
căn cứ:

- Về chủ thể là anh Giáp và anh Phúc, anh Phúc là chủ sở hữu con
trâu cái, anh Giáp là người đã nuôi dưỡng con trâu cái trong thời gian
nó bị lạc đàn.
- Sự kiện pháp lý: anh Phúc thả 9 con trâu trong rừng, 07/05/2004
anh kiểm tra thấy mất 2 con và sau đó anh tìm thấy trâu của mình trong
trang trại nhà anh Giáp. Tuy nhiên anh Giáp chỉ trả lại con trâu đực còn
con trâu cái thì không. Từ đó làm phát sinh quan hệ giữa anh Phúc và
anh Giáp liên quan đến con trâu cái: tranh chấp quyền sở hữu con trâu
cái.
- Quy phạm pháp luật được áp dụng: căn cứ quy định Điều 242
BLDS 2005 xác lập quyền sở hữu đối với gia súc bị thất lạc:

“Người bắt được gia súc bị thất lạc phải nuôi giữ và báo cho ủy ban
nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú để thông báo công khai cho
chủ sở hữu biết mà nhận lại. Chủ sở hữu nhận lại gia súc bị thất lạc phải thanh
toán tiền công nuôi giữ và các chi phí khác cho người bắt được.

Sau sáu tháng, kể từ ngày thông báo công khai mà không có người đến
nhận thì gia súc đó thuộc sở hữu của người bắt được; nếu gia súc bắt được là
gia súc thả rông theo tập quán thì thời hạn này là một năm.

Trong thời gian nuôi giữ gia súc bị thất lạc, nếu gia súc có sinh con thì
người bắt được gia súc được hưởng một nửa số gia súc sinh ra và phải bồi
thường thiệt hại nếu có lỗi cố ý làm chết gia súc.”

 Vấn đề 3: Tuyên bố cá nhân đã chết

Tóm tắt Quyết định số: 272/2018/QĐST-DS ngày 27/4/2018 về “V/v


yêu cầu tuyên bố một người là đã chết” của Tóa án nhân dân Quận 9 TP.
Hồ Chí Minh.

Người yêu cầu giải quyết việc dân sự là bà Bùi Thị T, yêu cầu Tòa án
tuyên bố chồng mình - ông Trần Văn C - đã chết.

Theo bà T, ông C đã bỏ nhà đi biệt tích từ năm 1985, bà T đã tổ chức


tìm kiếm nhưng không có tin tức.
Theo điểm d khoản 1 Điều 71 BLDS 2015, Tòa án xét thấy ông đã biệt
tích 05 năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống nên chấp nhận
yêu cầu của bà T, tuyên bố ông C là đã chết và lấy ngày mất của ông là ngày
01/01/1986.
Tóm tắt Quyết định sơ thẩm số 04/2018/QĐST-DS V/v “Yêu cầu tuyên
bố một người đã chết” của Tòa án Nhân dân huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh
Hóa.

Người yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự là anh Quản Bá Đ, người có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là chị Quản Thị K.

Chị K (chị gái anh Đ) đã bỏ nhà đi từ năm 1992 không có tin tức mặc dù
đã tìm kiếm trên phương tiện thông tin đại chúng nên anh Đ gửi đơn yêu cầu
Tòa án tuyên bố chị K là đã chết và lấy ngày mất là ngày 19/11/2018.

Căn cứ vào tài liệu, chứng cứ, Tòa án quyết định tuyên bố chị K là đã
chết theo yêu cầu của anh Đ.

3.1. Những điểm giống nhau và khác nhau giữa tuyên bố một người
mất tích và tuyên bố một người là đã chết.

*Giống nhau:

− Quyết định của Tòa án phải có yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên
quan.

− Quyết định của Tòa án phải được gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư
trú cuối cùng của người bị tuyên bố mất tích hoặc nơi cư trú của người bị
tuyên bố là đã chết để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch.

− Khi người bị tuyên bố mất tích, người bị tuyên bố đã chết trở về hoặc có tin
tức xác thực là người đó còn sống thì theo yêu cầu của người đó hoặc của
người có quyền, lợi ích liên quan Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định đã
tuyên bố (Điều 70 và Điều 73 của Bộ Luật Dân Sự năm 2015).

*Khác nhau:

− - Thứ nhất xét về thời gian:

+ Tuyên bố một người mất tích ta cần đến 2 năm kể từ ngày biết được tin
tức cuối cùng về người đó.

+ Tuyên bố một người đã chết ta cần:


 Sau 3 năm kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án có hiệu
lực mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống.

 Vẫn không có tin tức xác thực là còn sống kể từ sau khi chiến tranh kết
thúc được 5 năm.

 Không có thông không có tin tức xác thực là còn sống sau 2 năm kể từ
sau khi thảm họa, thiên tai chấm dứt.

 Biệt tích 5 năm liền trở lên mà không có tin tức xác thực là còn sống.

− - Thứ hai xét về tài sản:

+ Đối với người bị tuyên bố mất tích:

 Giao cho người quản lí theo quy định tại Điều 65 của Bộ Luật Dân Sự
năm.

 Người bị tuyên bố mất tích trở về có quyền yêu cầu người quản lí tài
sản chuyển giao lại tài sản.

+ Đối với người bị tuyên bố đã chết:

 Được giải quyết theo quy định của pháp luật về thừa kế.

 Người bị tuyên bố đã chết mà còn sống có quyền yêu cầu người thừa
kế trả lại tài sản hiện còn.

− Thứ ba xét về quan hệ vợ chồng:

+ Đối với người bị tuyên bố mất tích thì Vợ hoặc chồng của người bị
tuyên bố mất tích xin li hôn thì được tòa án giải quyết cho ly hôn theo quy
định của pháp luật (Khoản 2, Điều 68 Bộ Luật Dân Sự năm 2015).

+ Đối với người bị tuyên bố đã chết vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố
chết có thể kết hôn với người khác mà không cần làm thủ tục ly hôn.

3.2. Một người biệt tích và không có tin tức xác thực là còn sống trong
thời hạn bao nhiêu lâu thì có thể bị Tòa án tuyên bố là đã chết?

Căn cứ Điều 71 BLDS 2015 quy định:

1. Người có quyền, lợi ích liên quan có thể yêu cầu Tòa án ra
quyết định tuyên bố một người là đã chết trong trường hợp sau
đây:
a) Sau 03 năm, kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Tòa
án có hiệu lực pháp luật mà vẫn không có tin tức xác thực là còn
sống;

b) Biệt tích trong chiến tranh sau 05 năm, kể từ ngày chiến tranh
kết thúc mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;

c) Bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà sau 02 năm, kể từ ngày
tai nạn hoặc thảm hoạ, thiên tai đó chấm dứt vẫn không có tin
tức xác thực là còn sống, trừ trường hợp pháp luật có quy định
khác;

d) Biệt tích 05 năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là
còn sống; thời hạn này được tính theo quy định tại khoản 1 Điều
68 của Bộ luật này.

2. Căn cứ vào các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này,
Tòa án xác định ngày chết của người bị tuyên bố là đã chết.

3. Quyết định của Tòa án tuyên bố một người là đã chết phải


được gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người bị
tuyên bố là đã chết để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ
tịch.

Ta thấy, nếu cá nhân biệt tích trong chiến tranh sau 5 năm kể từ ngày chiến
tranh kết thúc thì có thể bị Tòa án tuyên bố chết và cá nhân biệt tích 5 năm liền
trở lên và không có tin xác thực còn sống có thể bị Tòa án tuyên bố chết, thời
hạn được tính theo khoản 1 Điều 68 BLDS 20151.

3.3 Trong các vụ việc trên, cá nhân bị tuyên bố chết biệt tích từ
thời điểm nào? Vì sao?

Trong Quyết định 272:

Ông Trần Văn C bị tuyên bố chết biệt tích vào ngày 1/1/1991 vì bà T và
1
“1. Khi một người biệt tích 02 năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo,
tìm kiếm theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc
người đó còn sống hay đã chết thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án có thể
tuyên bố người đó mất tích.

Thời hạn 02 năm được tính từ ngày biết được tin tức cuối cùng về người đó; nếu không xác định được
ngày có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo tháng có tin
tức cuối cùng; nếu không xác định được ngày, tháng có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ
ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng.”
ông T xác định ông C bỏ đi cuối năm 1985, Công an phường Bình Phước,
Quận 9 không xác định được ngày, tháng ông C vắng mặt tại địa phương. Đây
thuộc trường hợp không xác định được ngày, tháng có tin tức cuối cùng của
ông C. Do đó, áp dụng Khoản d Điều 71 Bộ luật dân sự 2015:

“Biệt tích 05 năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống;
thời hạn này được tính theo quy định tại khoản 1 Điều 68 của bộ luật này.”

Và khoản 1 Điều 68 BLD 2015 quy định:

“...Thời hạn 02 năm được tính từ ngày biết được tin tức cuối cùng về
người đó; nếu không xác định được ngày có tin tức cuối cùng thì thời hạn này
được tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo tháng có tin tức cuối cùng; nếu
không xác định được ngày, tháng có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được
tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng.”

Vậy nên thời hạn 05 năm kể từ ngày có tin tức cuối cùng được tính từ
ngày 1/1/1986 là ngày 1/1/1991, nên ngày 1/1/1991 là ngày ông C bị tuyên bố
chết.

Trong Quyết định 04:

Ngày chết của chị Quản Thị K là ngày 1/1/1998, do năm 1992 chị đã đi
khỏi nhà và gia đình không có tin tức gì mặc dù đã đăng thông báo tìm kiếm.
Nhưng thông tin từ năm 1992 không xác định rõ ngày tháng nên theo Khoản d
Điều 71 BLDS 2015 quy định: “Biệt tích 05 năm liền trở lên và không có tin
tức xác thực là còn sống; thời hạn này được tính theo quy định tại khoản 1
Điều 68 của bộ luật này.” Nên thời hạn 05 năm được tính là từ ngày 1/1/1993.

3.4. Tòa án xác định ngày chết của các cá nhân bị tuyên bố chết là
ngày nào? Đoạn nào của hai quyết định trên cho câu trả lời?

 Tại Quyết định số 272, Tòa án xác định ngày chết của ông Trần Văn C
như sau:

Về việc xác định ngày chết của ông C: Bà T và ông T xác định ông C bỏ
đi cuối năm 1985, Công an phường Phước Bình, quận 9 không xác định được
ngày, tháng ông C vắng mặt tại địa phương. Đây thuộc trường hợp không xác
định được ngày, tháng có tin tức cuối cùng của ông C. Do đó, ngày chết của
ông C được tính là ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng
nên ngày chết của ông C là ngày 01/01/1986.

 Tại Quyết định số 04, Tòa án xác định ngày chết của chị Quản Thị K
như sau:

“Tuyên bố chị Quản Thị K - sinh 1969 đã chết ngày 19/11/2018.”

3.5 Đối với hoàn cảnh như trong hai quyết định trên, pháp luật
nước ngoài xác định ngày chết là ngày nào?
Căn cứ vào khoản 3 Điều 45 Bộ luật dân sự Nga: “Ngày ra đi của công
dân, người được tuyên bố là đã chết, sẽ là ngày bắt đầu có hiệu lực của quyết
định của Tòa án về việc tuyên bố người được tuyên bố là đã chết. Trong
trường hợp tuyên bố là công dân đã chết, người đã biến mất trong hoàn cảnh
nguy hiểm đến tính mạng hoặc trong những trường hợp như đưa ra căn cứ để
cho rằng anh ta có thể đã chết như một kết quả của một vụ tai nạn xác định,
tòa án có thể công nhận ngày của công dân này bị diệt vong là ngày mất của
anh.” nên trong Quyết định 272, ông C sẽ được tuyên bố là đã chết vào ngày
27/04/2018 và trong Quyết định 04, chị K được tuyên bố là đã chết vào ngày
19/11/2018.

3.6. Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa án xác định ngày chết của hai
Quyết định trên.

Tại Quyết định số 272, ông C được Tòa án xác định ngày chết là ngày
01/01/1986, do Tòa án căn cứ theo lời bà T khai ông C bỏ đi từ năm 1985,
không xác định rõ ngày, tháng có tin tức cuối cùng nên quyết định lấy ngày đầu
tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng làm ngày chết của ông C. Còn
tại Quyết định số 04, Tòa án xác định ngày chết của chị Quản Thị K là vào
cùng ngày Tòa án tuyên bố chị chết, tức ngày 19/11/2018 với lý do đó là ngày
làm căn cứ phát sinh, thay đổi, chấm dứt các quan hệ về nhân thân, về tài sản,
về hôn nhân gia đình, về thừa kế của chị Quản Thị K.

Theo khoản 2 Điều 71 BLDS 2015 quy định: “Căn cứ vào các trường
hợp quy định tại khoản 1 Điều này, Tòa án xác định ngày chết của người bị
tuyên bố là đã chết.”, như vậy, để xác định ngày chết của cá nhân bị tuyên bố là
đã chết, Tòa án cần căn cứ vào khoản 1 Điều 71, cụ thể, trường hợp tuyên bố
chết của chị K và ông C thuộc quy định tại điểm d Điều khoản này: “ Biệt tích
05 năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống, thời hạn này
được tính theo quy định tại khoản 1 Điều 68 của Bộ luật này.”

Bên cạnh đó, xét quy định tại khoản 1 Điều 68 BLDS 2015:
“Thời hạn 02 năm được tính từ ngày biết được tin tức cuối cùng về
người đó; nếu không xác định được ngày có tin tức cuối cùng thì thời hạn này
được tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo tháng có tin tức cuối cùng; nếu
không xác định được ngày, tháng có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được
tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng.”
Như vậy, thời hạn đủ để có thể tuyên bố một người là đã chết là biệt tích
05 năm liền, tính từ ngày nhận được tin tức cuối cùng. Trong Quyết định số
272, bà T nhận tin tức cuối cùng từ ông C vào năm 1985, do không nhớ rõ
ngày, tháng nên sẽ tính là vào ngày 01/01/1986. Tương tự với trường hợp của
chị K, ngày nhận tin tức cuối sẽ là 01/01/1993.
Việc xác định ngày chết của Tòa án trong hai Quyết định trên là chưa
hợp lý, do căn cứ theo khoản 2 Điều 71 BLDS, Tòa án cần dựa theo các trường
hợp tương ứng tại khoản 1 Điều này để xác định ngày chết. Do đó, đối với ông
C, ngày chết phải được xác định là vào ngày 02/01/1991 vì ngày này là ngày kế
tiếp ngày kết thúc thời hạn 05 năm, đủ để tuyên bố đã chết. Tương tự đối với
trường hợp chị K, ngày chết phải được xác định là vào ngày 02/01/1998. Tòa
án trong hai Quyết định trên đã không dựa theo điều kiện của pháp luật quy
định, có thể sẽ gây ảnh hưởng đến quyền, lợi ích của người bị tuyên bố đã chết
mà còn ảnh hưởng đến quyền, lợi ích của người khác. Một thẩm phán TAND
TP.HCM ví dụ: “Ông A đang phải cấp dưỡng nuôi con thì mất tích. Năm 2005,
tòa tuyên bố ông mất tích theo yêu cầu của vợ cũ của ông; giao tài sản của ông
cho cha mẹ ông quản lý. Năm 2007, có tranh chấp về việc thực hiện nghĩa vụ
cấp dưỡng và tòa buộc cha mẹ ông A sử dụng tiền của ông để cấp dưỡng thay.
Năm 2010, khi giải quyết yêu cầu tuyên bố một người đã chết, nếu tòa tuyên bố
ông A chết vào năm 2005 thì sẽ mâu thuẫn với bản án tòa buộc cha mẹ ông A
cấp dưỡng thay con năm 2007. Bởi lẽ nếu xác định ông A chết vào năm 2005
thì đồng nghĩa với việc nghĩa vụ cấp dưỡng của ông cũng chấm dứt ngay từ lúc
đó”.2
Ngoài ra, Thẩm phán Trương Công Huấn (TAND Quận 11, TP.HCM)
đã hướng dẫn: “Đối với trường hợp biệt tích năm năm liền trở lên và không có

2
Thực tiễn thi hành Bộ luật Dân sự: Rối chuyện xác định ngày chết trong thủ tục tuyên bố chết -
Nguồn: https://luatminhkhue.vn/thuc-tien-thi-hanh-bo-luat-dan-su-roi-chuyen-xac-dinh-ngay-chet-
trong-thu-tuc-tuyen-bo-chet.aspx
tin tức xác thực là còn sống thì thời điểm chết phải được xác định là ngày kế
tiếp sau năm năm kể từ ngày được xác định là biệt tích.”3

Vấn đề 4. Những điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 về tổ
hợp tác và suy nghĩ của anh/chị về những điểm mới này.

(1) Những điểm mới của BLDS 2015.

Thứ nhất, về chủ thể trong quan hệ dân sự của tổ hợp tác.

BLDS năm 2015 không quy định tổ hợp tác là chủ thể của quan hệ pháp
luật dân sự, chỉ cá nhân và pháp nhân mới là chủ thể, vì không là chủ thể nên
cũng không có tư cách pháp nhân.

BLDS 2005 thì tổ hợp tác được xem là có tư cách pháp nhân nếu có đủ
điều kiện và đăng ký pháp lý theo quy định của pháp luật tại Khoản 1 Điều 111
BLDS 2005 “….Tổ hợp tác có đủ điều kiện để trở thành pháp nhân theo quy
định của pháp luật thì đăng ký hoạt động với tư cách pháp nhân tại cơ quan
nhà nước có thẩm quyền.”

Thứ hai, về đại diện:

BLDS 2015 quy định việc xác lập giao dịch dân sự phải do người đại
diện theo ủy quyền thực hiện theo hai trường hợp tại Điều 101:

1. Trường hợp hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư


cách pháp nhân tham gia quan hệ dân sự thì các thành viên của
hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân
là chủ thể tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự hoặc ủy
quyền cho người đại diện tham gia xác lập, thực hiện giao dịch
dân sự. Việc ủy quyền phải được lập thành văn bản, trừ trường
hợp có thỏa thuận khác. Khi có sự thay đổi người đại diện thì
phải thông báo cho bên tham gia quan hệ dân sự biết.

Trường hợp thành viên của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác
không có tư cách pháp nhân tham gia quan hệ dân sự không
được các thành viên khác ủy quyền làm người đại diện thì thành
viên đó là chủ thể của quan hệ dân sự do mình xác lập, thực
hiện.

2. Việc xác định chủ thể của quan hệ dân sự có sự tham gia của
hộ gia đình sử dụng đất được thực hiện theo quy định của Luật
3
Thực tiễn thi hành Bộ luật Dân sự: Rối chuyện xác định ngày chết trong thủ tục tuyên bố chết -
Nguồn: https://luatminhkhue.vn/thuc-tien-thi-hanh-bo-luat-dan-su-roi-chuyen-xac-dinh-ngay-chet-
trong-thu-tuc-tuyen-bo-chet.aspx
đất đai.

BLDS 2005 quy định người đại diện tại Khoản 1 Điều 113: “Đại diện của
tổ hợp tác trong các giao dịch dân sự là tổ trưởng do các tổ viên cử ra.Tổ
trưởng tổ hợp tác có thể ủy quyền cho tổ viên thực hiện một số công việc nhất
định cần thiết cho tổ.”

Thứ ba, về thành viên của tổ hợp tác.

BLDS 2015 không quy định số thành viên tối thiểu của tổ hợp tác.

BLDS 2005 quy định từ 3 cá nhận trở lên và hình thành trên cơ sở hợp
đồng hợp tác có chứng thực của Ủy ban Nhân dân xã, phường, thị trấn tại
Khoản 1 Điều 111 “Tổ hợp tác được hình thành trên cơ sở hợp đồng hợp tác
có chứng thực của ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn của từ ba cá nhân trở
lên, cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện những công việc nhất định,
cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm là chủ thể trong các quan hệ dân
sự….”.

Thứ tư, về tài sản của tổ hợp tác.

BLDS 2015 quy định về tài sản chung của các thành viên và quyền,
nghĩa vụ đối với tài sản tại Khoản 2 Điều 102: “Việc xác định tài sản chung
của các thành viên tổ hợp tác, quyền, nghĩa vụ đối với tài sản này được xác
định theo quy định tại Điều 506 của Bộ luật này”. Cụ thể:

- Tài sản do các thành viên đóng góp, cùng tạo lập và tài sản khác theo
quy định pháp luật là tài sản chung theo phần của các thành viên hợp
tác. Trường hợp có thỏa thuận về góp tiền mà thành viên hợp tác
chậm thực hiện thì phải có trách nhiệm trả lãi đối với phần tiền chậm
trả theo quy định và phải bồi thường thiệt hại.
- Việc định đoạt tài sản là quyền sử dụng đất, nhà, xưởng sản xuất, tư
liệu sản xuất khác phải có thỏa thuận bằng văn bản của tất cả các
thành viên; việc định đoạt tài sản khác do đại diện của các thành viên
quyết định, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
- Không được phân chia tài sản chung trước khi chấm dứt hợp đồng
hợp tác, trừ trường hợp tất cả các thành viên hợp tác có thỏa thuận.
Việc phân chia tài sản chung quy định không làm thay đổi hoặc
chấm dứt quyền, nghĩa vụ được xác lập, thực hiện trước thời điểm tài
sản được phân chia.

BLDS 2005 quy định về tại sản của tổ hợp tác tại Điều 114 như sau:

1. Tài sản do các tổ viên đóng góp, cùng tạo lập và được tặng
cho chung là tài sản của tổ hợp tác.

2. Các tổ viên quản lý và sử dụng tài sản của tổ hợp tác theo
phương thức thoả thuận.

3. Việc định đoạt tài sản là tư liệu sản xuất của tổ hợp tác phải
được toàn thể tổ viên đồng ý; đối với các loại tài sản khác phải
được đa số tổ viên đồng ý.

Thứ năm, về trách nhiệm dân sự của tổ hợp tác.

BLDS 2015 và BLDS 2005 quy định tương đối giống nhau về việc thực
hiện nghĩa vụ bằng tài sản chung của tổ theo Khoản 1 Điều 103 BLDS 2015
(Khoản 2 Điều 117 BLDS 2005) “Nghĩa vụ dân sự phát sinh từ việc tham gia
quan hệ dân sự của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách
pháp nhân được bảo đảm thực hiện bằng tài sản chung của các thành viên”

Tuy nhiên, BLDS 2015 không quy định về việc “Tổ hợp tác phải chịu
trách nhiệm dân sự về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự do người đại diện
xác lập, thực hiện nhân danh tổ hợp tác.” (Khoản 1 Điều 117 BLDS 2005).

Thứ sáu, BLDS 2015 không quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của tổ
viên cũng như việc nhận tổ viên mới và ra khỏi tổ hợp tác. Những điều này
được quy định rõ ở BLDS 2005 qua các điều sau:

Điều 115. Nghĩa vụ của tổ viên

Tổ viên có các nghĩa vụ sau đây:

1. Thực hiện sự hợp tác theo nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi,
giúp đỡ lẫn nhau và bảo đảm lợi ích chung của tổ hợp tác;

2. Bồi thường thiệt hại cho tổ hợp tác do lỗi của mình gây ra.

Điều 116. Quyền của tổ viên

Tổ viên có các quyền sau đây;

1. Được hưởng hoa lợi, lợi tức thu được từ hoạt động của tổ hợp
tác theo thoả thuận;

2. Tham gia quyết định các vấn đề có liên quan đến hoạt động
của tổ hợp tác, thực hiện việc kiểm tra hoạt động của tổ hợp tác.

Điều 118. Nhận tổ viên mới: “Tổ hợp tác có thể nhận thêm tổ viên mới,
nếu được đa số tổ viên đồng ý, trừ trường hợp có thoả thuận khác.”

Điều 119. Ra khỏi tổ hợp tác

1. Tổ viên có quyền ra khỏi tổ hợp tác theo các điều kiện đã thoả
thuận.

2. Tổ viên ra khỏi tổ hợp tác có quyền yêu cầu nhận lại tài sản
mà mình đã đóng góp vào tổ hợp tác, được chia phần tài sản của
mình trong khối tài sản chung và phải thanh toán các nghĩa vụ
của mình đối với tổ hợp tác theo thoả thuận; nếu việc phân chia
tài sản bằng hiện vật mà ảnh hưởng đến việc tiếp tục hoạt động
của tổ thì tài sản được trị giá bằng tiền để chia.

Thứ bảy, BLDS 2015 quy định thêm một điểm mới, đó là hậu quả pháp lý
đối với giao dịch dân sự do thành viên không có quyền đại diện hoặc vượt quá
phạm vi đại diện xác lập, thực hiện. Cụ thể tại Điều 104:

1. Trường hợp thành viên không có quyền đại diện mà xác lập,
thực hiện giao dịch dân sự nhân danh các thành viên khác của
hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân
hoặc người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện
thì hậu quả pháp lý của giao dịch được áp dụng theo quy định tại
các Điều 130, 142 và 143 của Bộ luật này.

2. Giao dịch dân sự do bên không có quyền đại diện hoặc vượt
quá phạm vi đại diện xác lập, thực hiện mà gây thiệt hại cho
thành viên khác của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không
có tư cách pháp nhân hoặc người thứ ba thì phải bồi thường cho
người bị thiệt hại.

(2) Suy nghĩ về những điểm mới.

Thứ nhất, loại bỏ tư cách chủ thể của tổ hợp tác, điều này đã giảm được
nhiều bất cập trong thực tiễn xét xử vì tổ hợp tác là một tập hợp các cá nhân có
quan hệ với nhau về tài sản, số lượng cá thể, có thể xảy ra thêm bớt thành viên,
ý chí có thể không đồng nhất.

Thứ hai, khi tham gia giao dịch dân sự nếu coi tổ hợp tác là chủ thể có tư
cách pháp nhân thì sẽ gây khó khăn cho việc chủ thể tham gia giao dịch với tư
cách cá nhân, như vậy vấn đề tài sản chung hay riêng cũng dễ xảy ra tranh
chấp.

Thứ ba, trên thực tế xét xử chưa có vụ kiện nào có nguyên đơn hoặc bị đơn
là tổ hợp tác. Hơn nữa, Khoản 1 Điều 68 4 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 chỉ quy
định, đương sự trong vụ án dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức bao gồm
nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, không đề cập đến
tổ hợp tác.

Thứ tư, BLDS 2015 đã có nhiều đột phá quan trọng, góp phần triển khai thi
hành các quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, đặc biệt thể hiện tinh
thần của Hiến pháp năm 2013, các cam kết quốc tế của Việt Nam về tôn trọng,
công nhận, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong lĩnh vực
dân sự, xây dựng, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa, cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế.

4
Đương sự trong vụ án dân sự là cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồm nguyên đơn, bị đơn, người có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Đương sự trong việc dân sự là cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồm người yêu cầu giải quyết việc dân
sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

You might also like