You are on page 1of 18

ĐỀ 1

Câu 1: Hãy nêu khái niệm của hệ thống thông tin và các thành phần cơ bản của nó
- HTTT là hệ thống tiếp nhận các nguồn dữ liệu như các yếu tố đầu vào và xử lý chúng
thành các sản phẩm thông tin là các yếu tố ra
- Nguyên lý hoạt động của HTTT
 Nhập dữ liệu vào
 Xử lý dữ liệu thành thông tin
 Lưu trữ thông tin
 Đưa thông tin ra
 Kiểm soát và quản lý toàn bộ hệ thống
o Thông tin phản hồi
o Đánh giá, điều chỉnh
- HTTT gắn với tổ chức, người dùng
 Nhu cầu tổ chức:
o Gắn kết với HT nghiệp vụ (phù hợp)
o Hỗ trợ ra quyết định, QL tác nghiệp
o Chú trọng ưu thế cạnh tranh
o Chi phí hợp lý, mau thu hồi vốn
o Cải tiến việc trao đổi, xử lý thông tin
o Khả năng thực hiện tác vụ tốt
 Nhu cầu của người dùng:
o Dễ dùng, dễ bảo trì, dễ cài đặt
o Nhiều khả năng ứng dụng: nhập, xử lý, lưu trữ, kết xuất DL
o Cho kết quả tin cậy cao,
o Chi phí chấp nhận được, tiết kiệm nhân lực
 Vai trò nhà quản lý
o Tư vấn, tham gia thiết kế
o Xác định các vấn đề QL: mục tiêu, yêu cầu (nhân lực, chi phí, trang thiết bị…)
 Hiểu và sử dụng HT hiệu quả
- Các thành phần cơ bản của HTTT
o Con người:người sử dụng, các chuyên gia CNTT
o Phần cứng: máy tính, các phương tiện lưu trữ, truyền dữ liệu
o Phần mềm: thực hiện các hoạt động nhập vào,xử lý, đưa ra, lưu trữ..
o Thủ tục: Các thủ tục giao tiếp người-máy, các quy trình hoạt động
o Dữ liệu: CSDL. Cơ sở mô hình, cơ sở tri thức…

Câu 2: Hãy mô tả các giai đoạn của quá trình ra quyết định và minh họa qua một ví dụ
cụ thể 
- Giai đoạn tìm hiểu: Các mục tiêu tổ chức, Các thủ tục tìm và duyệt. Tập hợp dữ liệu. Định
hình bài toán. Phân loại vấn đề. Trình bày bài toán
- Giai đoạn phác thảo (phân tích):
o Phát biểu mô hình
o Đạt các tiêu chuẩn chọn
o Tìm các phương án chọn
o Dự toán và đo kết quả ra
- Giai đoạn lựa chọn
o Tính toán theo mô hình
o Phân tích độ phù hợp
o Lập kế hoạch thực hiện
o Thiết kế 1 hệ thống điều khiển
Các bước quá trình ra quyết định của con người:
RA QUYẾT ĐỊNH
 Lựa chọn phương án được coi là tốt nhất, dễ chấp nhận nhất
 So sánh và sắp xếp các đầu ra
 Đánh giá và phân tích từng phương án theo 1 số tiêu chuẩn hoặc yêu cầu
Kiểm tra các thành tố có ảnh hưởng đến từng phương án chọn
 Diễn giải các khả năng có thể lựa chọn.

Ví dụ: Quá trình quyết định mua hàng của người tiêu dùng

Câu 3
Nguyên liệu B đậu xanh Thập cẩm Bánh dẻo Lượng dự trữ
Đường 0.04 0.06 0.05 500 kg
Đậu 0.07 0 0.02 300kg
Lãi 3000 2000 2500
Giải :
B1: Lập mô hình bài toán
Các xij>=0 ( i=1…3)
1.2 các ràng buộc
0.04x1+0.06x2+0.05x3=500
0.07x1+ + 0.02x3=300
Hàm mục tiêu F(x)= 3000x1+2000x2+2500x3-> max
Bước 2: giải bài toán trên excel
A B C D
1 =0.04A1+0.06A2+0.05A3 500 F(x)=3000A1+2000A2+2500A3
1 =0.07A1+ + 0.02A3 300
1
2.2 sau khi enter nhận dc
a b c d
1 =0.15 500 7500
1 =0.09 300
1
Câu 4 : Giải bài toán Quy hoach tt
F(x) = 6x1+3x2+2x3-3x4-> min
X1+x2+x3-2x4=4
-x1+x4<=10
2x2+x3-2x4=12
Giải:
A B C D
1 1 1 4 8
2 1 0 10
3 1 1 12
4 1

Đề 2
Câu 1: Hãy nêu 1 số HTTT thông dụng dc phân loại theo chức năng . Thế nào là hệ
thống tác nghiệp ( cho vd)
Một số HTTT thông dụng được phân loại theo chức năng
- TPS: transation Processing System : hệ xử lý giao diện
- MIS: Management Information System: Hệ thông tin quản lý
- DSS: Decision Support System : Hệ hỗ trợ quyết định
- EIS: Executive Information System: Hệ hỗ trợ lãnh đạo
- ES: Expert System : hệ chuyên gia
- KMS: Knowledge Management system: Hệ quản trị chi thức và tự động hóaVP
Hệ thống tác nghiệp (TPS):
+ Hệ xử lý tác nghiệp là một HTTT nghiệp vụ,thường gắn với hệ thống máy tính hoặc mạng
máy tính phục vụ hoạt động của tổ chức ở mức vận hành . xử lý các hoạt động tác nghiệp .
Cung cấp nhiều dữ liệu nhất cho các hệ thống khác trong tổ chức nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
động thường xuyên của một tổ chức và tự động hóa các quy trình nghiệp vụ đơn giản .
+ Đặc trưng của TPS
 khối lượng công vc giao dịch nhiều
 các quy trình xử lý giao dịch rõ ràng
 chặt chẽ có thể mô tả chi tiết .
 ít ngoại lê
- Ưu điểm : các hoạt tác nghiệp thường với khối lượng công việc lớn, tần xuất cao,
thao tác nghiệp vụ rõ ràng, ít xẩy ra ngoại lệ. tps giúp xử lý nhành và chính xác do
các quy trình đều dc chuẩn hóa.
- Nhược điểm : tps ko linh hoạt ko điều tiết dc việc xử lý dữ liệu hay thông tin khi
chưa xây dựng trc trong hệ thống.
Ví dụ TPS1 :với sự phát triển của công nghệ blockchain, sự ra đời của những đồng tiền kỹ
thuật số kéo theo những công nghệ liên quan tới nó lên ngôi và càng ngày càng hoàn thiện công
nghệ nền tảng xử lý của mỗi coin khác nhau là khác nhau và những nhà phát triển hằng ngày
tối ưu hóa tăng tốc xử lý như tính bảo mật .
Giải pháp of- chain dc xây dựng nhằm tăng tốc độ xử lý giao dịch , of-chain cho phép tăng tốc
các dự án hiện tại bằng cách chia nhỏ chuỗi khối thành các phân đoạn dễ quản lý hơn và do đó
giải phóng đáng kể các nút . qua đó giúp tăng đáng kể tốc độ mở rộng giao dịch tps trên các
nền tảng block chain

Câu 2 : hãy nêu và phân tích các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến môi trường ra quyết định
và cho 1 vd
Các yếu tố tác động:

 Trực tiếp, dễ nhìn thấy, dễ hiểu như là: Hạn chế về tài nguyên (ràng buộc ngân sách, khả
năng phát triển sản xuất,…)
 Điều kiện vật lý (các tham số đo, các khoảng cách liên hệ,…)
 Các tham số chức năng ảnh hưởng đến hiệu quả (tỷ lệ sản xuất, độ tin cậy của nhà cung
cấp, …)

Các yếu tố tổ chức

 Chính sách: các luật mệnh lệnh, các quan hệ, sự vay trả, sự định hướng thực hiện.
 Cấu trúc: vị trí địa lý, cách quản lý, cách điềuhành (tập trung, phân cấp,..).
 Hình ảnh (uy tín): uy tín xã hội (công cộng), uy tín kinh doanh (thỏa mãn khách hàng,
đảm bảo tài chính…
 Con người: điều kiện xã hội, ý thức chấp hành, hành vi văn hóa, thái độ,..

Các yếu tố ngoại cảnh

 Pháp luật, các quy định cần tuân thủ (thời gian sản xuất, môi trường sản xuất,)
 Kinh tế: sự đầu tư tài chính, giá cả, thuế
 Môi trường: thời tiết, yếu tố địa lý, thiên tai
 Thị trường: sự cạnh tranh, phát triển công nghệ mới
 Đòi hỏi của khách hàng, nhu cầu của khách hàng

Các yếu tố thông tin

 Khả năng thông tin: độ bảo mật, khả năng truyền thông,…
 Độ tin cậy: sự chính xác, cập nhật, chuẩn mực
 Giải pháp: thông tin tỉ mỉ, tổng hợp, đa dạng
 Giá cả: cho thu thập, chuẩn bị, kiểm tra, bảo hành thông tin
Ẩn: thu lợi không nhìn thấy

Ví dụ:

Câu 3: Giả sử yêu cầu tối thiểu mỗi ngày về các chất dinh dưỡng đạm, đường , khoáng
cho 1 loại gia súc tương ứng là 90g,130g,10g cho biết hàm lượng dinh dưỡng các chất trên
có trong 1 g tăn A,B,C và giá mua 1kg + thức ăn mỗi loại dc cho trong bảng sau.
Chất dinh dưỡng A/g B/g C/g
Đạm 0.1 0.2 0.3
Đường 0.3 0.4 0.2
Khoáng 0.02 0.01 0.03
Giá mua 3000 4000 5000
Hãy lập mô hình toán học của bài toán xđ lượng thức ăn mỗi loại phải mua để tổng số
tiêu chi mua thức ăn ít nhất nhưng đáp ứng dc nhu cầu dinh

Tìm hàm mục tiên F(x) max.


Lời giải
Ta có mô hình bài toán
Tìm x=xị với i=1…3 , j=1…3 thỏa mãn xij>=0
Các ràng buộc
0.1x1+0.2x2+0.3x3=90
0.3x1+0.4x2+0.2x3=130
0.02x1+0.01x2+0.03x3=10
Hàm mục tiêu F(x)=3000x1+4000x2+5000x3->min
Bảng Exel:
A B C D
1 1 =0.1A1+0.2A2+0.3A3 90 3000A1+4000A2+5000A3
2 1 =0.3A1+0.4A2+0.2A3 130
3 1 =0.02A1+0.01A2+0.03A3 10

Bảng sau enter


A B C D
1 1 0.6 90 12000
2 1 0.9 130
3 1 0.06 10

Câu 4 : Giải bài toán quy hoạch tính sau


F(x) = 2x1-5x2+4x3+x4-> min
3x1+x2+4x3-6x4<=20
X1+x3-2x4<=6
Xi>=0(i…4)
Lời giải :
Bảng Sau enter
A B C D
1 1 2 20 2
2 1 0 6
3 1
4

ĐỀ 3:
Câu 1: hãy so sánh httt tác nghiệp vs httt quản lý cho vd
a, hệ thống thông tin tác nghiệp

- Hệ thống thông tin tác nghiệp được hiểu là hệ thống thống tin được xây dựng với định hướng
hỗ trợ cá nhân và nhóm làm việc trong doanh nghiệp và tổ chức nhằm đạt hiệu quả cao nhất
trong xây dựng, vận hành và cải tiến các quy trình tác nghiệp

- Hệ thống tác nghiệp bao gồm hai dạng thức cơ bản:

 Đồng bộ: hội thảo trực tuyến, đàm thoại trực tuyến …
 Không đồng bộ: chia sẻ không gian, quy trình và dữ liệu tác nghiệp.
Một hệ thống thông tin tác nghiệp được thiết kế hiệu quả sẽ đảm bảo các yếu tố cơ bản sau:

 Đặt nền tảng về mặt nhận thức: mỗi cá nhân là một thực thể tham gia vào các quy trình
chung của toàn hệ thống..
 Tạo động lực thúc đẩy chuẩn hóa các quy trình tác nghiệp: mọi công việc đều cần có sự
phối hợp giữa các cá nhân, bộ phận
 Nâng cao tính chủ động của mỗi cá nhân: ở mỗi quy trình tác nghiệp, các cá nhân liên
quan sẽ có trách nhiệm tham gia hệ thống tại những thời điểm nhất định tùy vào quy
trình tác nghiệp cụ thể.
 Tính phản hồi tích cực: hệ thống giúp tìm kiếm các giải pháp giải quyết công việc một
cách hiệu quả thông qua sự phản hồi tích cực của mỗi các nhân và nhóm cộng tác.
 Khuyến khích tham gia: hệ thống cung cấp các tiện ích và tính năng tích cực khuyến
khích sự tham gia hệ thống đối với mỗi cá nhân
b, hệ thống thông tin quản lý
HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ MIS (Management Information System)
-Giúp các nhà quản lý thực hiện các chức năng quản lý, trợ giúp các hoạt động quản lý của tổ
chức như lập kế hoạch, kiểm tra thực hiện, tổng hợp và làm báo cáo, ra quyết định quản lý bằng
việc khai thác, xử lý các dữ liệu, tìm kiếm thông tin trong quá khứ và hiện tại dựa trên cơ sở
các quy trình thủ tục cho trước.
 MIS sử dụng dữ liệu từ TPS và tạo ra các báo cáo định kỳ hay theo yêu cầu
 MIS ít có khả năng phân tích thông tin
Mục đích sử dụng: Khai thác, xử lý các CSDL, các báo cáo nghiệp vụ, hướng việc tìm kiếm
thông tin trong trạng thái quá khứ và hiện tại
 So sánh với hệ thống xử lý tác nghiệp: HTTT quản lý linh hoạt hơn, có nhiều chức năng xử
lý dữ liệu hơn
 Các hạn chế: Máy tính chỉ cung cấp các câu trả lời để giải quyết các vấn đề theo định kỳ
(báo cáo tuần, tháng…), các vấn đề có cấu trúc
Đặc trưng của MIS:
- Hỗ trợ chức năng xử lý dữ liệu trong giao dịch và lưu trữ
- Sử dụng CSDL thống nhất, có nhiều chức năng xử lý dữ liệu
- Cung cấp đầy đủ thông tin để người QL truy cập DL
- Thích ứng được với những thay đổi của quy trình xử lý thông tin
- Đảm bảo toàn vẹn dữ liệu và an toàn dữ liệu
So với TPS, MIS mềm dẻo, linh hoạt hơn, có nhiều chức năng xử lý dữ liệu hơn, với mô hình
dữ liệu quan hệ và các mô hình DL tiên tiến khác còn đảm bảo tính độc lập dữ liệu, giúp HT
mềm dẻo và có thể nâng cấp khi cần thiết.
Ưu điểm của MIS:
Không chỉ giải quyết các vấn đề tác nghiệp mà còn thực hiện nhiều chức năng QL phục
vụ công tác lập kế hoạch và điều hành các hoạt động của tổ chức, giúp người lãnh đạo giải
quyết các vấn đề trong phạm vi HT.
Nhược điểm: Nhiều yêu cầu chưa đáp ứng được:
- Máy tính chỉ cung cấp các câu trả lời để giải quyết các vấn đề theo định kì (b/c tuần,
tháng)
- Chỉ khai thác các thông tin có sẵn
- Chỉ giải quyết các vấn đề có cấu trúc
Câu 2: Hãy nêu các đặc trưng của vc đưa ra quyết định vs sự chắc chắn và ra quyết định
trong mỗi trường hợp.
a. Các đặc trưng của việc ra quyết định với sự chắc chắn và ra quyết định với sự không chắc
chắn
Đặc trưng của ra quyết định với sự chắc chắn:
- Thông tin đầy đủ, có sẵn, các mối quan hệ rõ ràng.
- Thường có thông tin đầy đủ, các mối quan hệ rõ ràng,
- Có một kết quả cho mỗi sự lựa chọn, người ra quyết định biết chính xác kết quả mỗi quá
trình sẽ xảy ra, do đó thường sử dụng các phương pháp tối ưu.
- Dễ làm việc, có thể sinh ra giải pháp tối ưu
- Các kỹ thuật: lập trình tuyến tính, lập trình với số nguyên, mô hình mạng
- Tìm cách cực đại hoặc cực tiểu hàm mục tiêu sao cho thỏa mãn các ràng buộc cho trước.
Đặc trưng chung là trong các bài toán ra quyết định với sự chắc chắn là với số lượng
hữu hạn các tài nguyên dùng tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ, có nhiều giải pháp để phân
phối tài nguyên đó, các sản phẩm đáp ứng mục tiêu, sự phân bố phải thỏa mãn một số
ràng buộc.
Tóm lại khi có đầy đủ thông tin và phương pháp xử lý rõ ràng thì có thể sử dụng các mô hình ra
quyết định với sự chắc chắn, thực chất là giải bài tóan tìm lời giải tối ưu.
Ra quyết định với sự không chắc chắn có các đặc trưng:
Để xây dựng bảng quyết định thì cần xác định
- Giả thiết không chắc chắn, thông tin không đầy đủ
- Cần cực đại hóa ( hoặc cực tiểu hóa) một số biến.
- Giải pháp đủ “tốt”, chấp nhận được
- Các kỹ thuật: chiến lược max-min, lý thuyết trò chơi, heuristic, ra quyết định đa mục
tiêu, mô phỏng, xích Markov, phân tích Bayes, lập lịch dự án,…
- Xây dựng Cột của bảng dựa tên các điều kiện ảnh hưởng đến quyết định, các khả năng
có thể xảy ra với từng điều kiện
- Xây dựng hàng của bảng dựa trên các hành động có thể
- Các giá trị tương ứng với các hành động và điều kiện.
Trong bài toán ra quyết định với sự không chắc chắn thì không chọn được lời giải tối ưu, mà
tùy theo cách tiếp cận của người ra quyết định. Sự lạc quan hay bi quan hay là mạo hiểm phụ
thuộc vào tính cách của người quyết định. Có thể coi đây là thông tin bổ sung cho sự thiếu hụt
thông tin , cho sự không chắc chắn tồn tại trong bài toán.
Câu 3 : một cơ sở sản xuất đồ gỗ dự định sản xuất 3 loại sản phẩm là bàn, ghế và tủ định
mức sản xuất lao động chi phí sản xuất và giá bán mỗi sản phẩm mỗi loại ước tính trg
bảng sau.
Các yếu tố bàn Ghế Tủ
Lao động( ngày công) 2 1 3
Chi phí sx 100 40 25
Giá bán(n đ) 260 120 600
Hãy lập mô hình toán học của bài toán xđ số sản phẩm mỗi loại cần ssanr xuất sao cho ko
bị động (.) sản xuất và tổng doanh thu đạt dc cao nhất biết rằng c sở lao động tương ứng
vs 500 ngày công số tiền dahf cho chi phí sản xuất là 40 tr và số bàn ghế phải theo tỷ lệ 1/6
Bài làm
Gọi gọi số lượng bàn , ghế và tủ lần lượt là X1,x2,x3
Với Xi(i=1..3)>=0
Ta có các ràng buộc bài toán
2x1+x2+3X3=500
100X1+40X2+25X3=40.000
X1-6x3=0
Hàm mục tiêu
F(x)= 260X1+120X2+600X3-> max
Bảng exel:
A B C D
1 1 =2A1+A2+3A3 500 260A1+120A2+600A3->max
2 1 =100A1+40A2+25A3 40000
3 1 =A1-6A3 0
Sau khi enter
A B C D
1 1 6 500 980
2 1 165 40000
3 1 -5 0
Bài 4 :
F(x)= x1+3x2-x3+3x4-> min
X1+x2-2x3+x4>=6
-x1+x3<=10
2x2-3x3+x4=20
Xj>=0(j=1…4)
Bảng excel:
A B C D
1 1 =A1+A2-2A3+A4 6 A1+3A2-A3+3A4-> min
2 1 =(-A1)+A3 10
3 1 2A2-3A3+A4 20
4 1

Bảng sau enter


A B C D
1 1 1 6 6
2 1 0 10
3 1 0 20
4 1

ĐỀ 4
Câu 1 : Hệ thống thông tin trợ giúp quản lý có vai trò gì trong việc trợ giúp ra quyết định.
Nêu 1 số hệ thống trợ giúp quản lý.
a. Vai trò của hệ thống thông tin trợ giúp quản lý trong việc trợ giúp ra quyết định:
- HTTT trợ giúp quản lý khắc phục được những nhược điểm của hệ HTTTQL., mở rộng cả
cho các lớp bài toán với phương pháp xử lý có thể chưa rõ ràng và thông tin có thể chưa được
xác định đầy đủ. Đây là lý do và cũng là động lực hình thành các HTTT trợ giúp ra quyết định.
- Mặt khác , khái niệm “trợ giúp” cũng có thể hiểu theo nghĩa rộng hơn. Khi nhà quản lý có
được sự đánh giá, sắp thứ tự các phương án, sẽ giúp họ chọn lựa được phương án “tốt”, nhưng
ngay cả khi hệ thống mới chỉ đưa ra được thông tin về các phương án, như ở HT xử lý tác
nghiệp hoặc HTTT quản lý, thì đã giúp nhà quản lý có thể cân nhắc lựa chọn. Do vậy vấn đề
trung tâm ở đây vẫn là thực tế công việc, trong đó con người nhận được sự hỗ trợ từ các HTTT.
b. Một số hệ thống trợ giúp quản lý.
- Các hệ trợ giúp quyết định (Decision Support System-DSS)
- Các hệ trợ giúp nhóm (Group Support System –GSS) Group DSS (GDSS)
- Các hệ thống thông tin điều hành (Executive Information System-EIS)
- Các hệ chuyên gia (Expert System-ES)
- Mạng nơ ron nhân tạo (Artifical Neutral Network-ANN)
- Các hệ trợ giúp lai (Hybrid Support System-HSS)

Câu 2. Kiến trúc chung của hệ DSS


-Tùy theo bài toán mà DSS được xây dựng để trợ giúp cho các nhà ra QĐ với nhiều mức trợ
giúp => khó đưa ra 1 sơ đồ tổng thể mà chỉ có thể phác thảo các thành phần chung của HT mà
không phải bất cứ DSS nào cũng cần có đủ các thành phần này.
-Quản trị DL: Gồm các CSDL chứa DL liên quan đến bài toán: DL trong, ngoài, riêng được QL
và khai thác bởi phần mềm Quản trị CSDL.
-Quản trị mô hình: Cho phép khai thác và QL các mô hình định lượng (Xử lý) khác nhau, cung
cấp khả năng phân tích cho HT.
- QT hội thoại: Cung cấp giao diện cho user để liên lạc và đặt yêu cầu cho DSS và nhận
kết quả.
- Quản trị tri thức: Hoạt động như 1 thành phần độc lập, hoặc có thể trợ giúp các thành
phần nói trên.
- DSS có thể được hình thành từ các mức công nghệ là công cụ, hệ sinh hoặc là DSS
chuyên dụng, ứng với các đối tượng xây dựng và sử dụng HT như ở hình sau:

Câu 3 : một xí nghiệp có kế hoạch sản xuất 3 loại sản phẩm A1,A2,A3 từ 3 loại nguyên
liệu N1,N2,N3 có trừ lượng tương ứng là 50kg,70kg, 100kg định mức tiêu hao (ng liệu )
kg/sp và lợi nhuận (nđ/sp) khi sản xuất 1 s phẩm dc cho trong bảng sau
Sp A1 A2 A3
Ng liệu
N1 0.2 0.1 0.1
N2 0.1 0.2 0.1
N3 0.1 0.3 0
Lợi nhuận 8000 6000 4000

Hãy lập mô hình toán học của bài toán lập kế hoạch sản xuất tối ưu biết rằng lượng sản
xuất A3 chỉ có thể tiêu thu dc tối đa 400sp
mục tiêu F(x) -> max
gọi số lượng sp là Xi với Xi(i=1..3) >=0
ta có các ràng buộc của bài toán
0.2x1+0.1X2+0.1X3=50
0.1x1+0.2x2+0.3x3=70
0.1x1+0.3x2 =100
X3<=400
F(x) max= 8000X1+6000X2+4000X3->max
Lời giải
A B C D
1 1 0.4 50 18000
2 1 0.4 70
3 1 0.4 100
4 1 1 400

Câu 4 :
F(x)= -2x1+3X2+x3+x4-4X5-> min
3x1-2x2+x3-4x4+2x5=9
7x1-3x2-7x4+5x5=14
4x1-2x2-4x4+3x5=8
A B C D
1 1 =3A1-2A2+A3-4A4+2A5 9 -2A1+3A2+A3+A4-4A5->min
2 1 =7A1-3A2-7A4+5A5 14
3 1 =4A1-2A2-4A4+3A5 8
4 1
5 1

Bảng sau enter


A B C D
1 1 0 9 -1
2 1 2 14
3 1 1 8
4 1
5 1

Đề 5:
Cấu 1: nêu kn về h trợ giúp quyết định , các đặc tính và khả năng của hệ trợ giúp quyết
định .
KN
- DSS là hệ thống thông tin dựa trên máy tính trợ giúp việc ra các quyết định phi cấu trúc hoặc
nửa cấu trúc trong quản lý một tổ chức bằng cách kết hợp dữ liệu với các công cụ, các mô hình
phân tích
- Hệ trợ giúp quyết định là hệ thống thông tin tương tác dựa trên việc hợp nhất các công cụ
phần cứng và phần mềm để tạo ra và trình bầy thông tin nhằm hỗ trợ cho quản lý trong quá
trình làm quyết định.
các đặc tính
- DSS hướng tới việc cung cấp các thông tin trợ giúp trong quá trình phân tích tình huống.
- DSS có các đặc trưng riêng biệt. Nó cho phép người ra quyết định kết hợp sự hiểu biết của
mình về bài toán và phân tích hiệu quả của chúng.
- DSS có các đặc trưng riêng biệt. Nó cho phép người ra quyết định kết hợp sự hiểu biết của
mình về bài toán và phân tích hiệu quả của chúng.
- DSS sử dụng rông rãi CSDL. Thông tin về bài toán được lưu trong CSDL và DSS cần một hệ
quản trị CSDL hữu hiệu để xử lý khi ra các quyết định.
- DSS kết hợp các mô hình toán học, mô hình thống kê và mô hình vận trù học để trợ giúp việc
ra các quyết định.
- DSS trợ giúp các nhà ra quyết định thực hiện phân tích « What-if ». Phân tích What-if là cách
phân tích đặt ra các tình huống và trả lời hàng loạt các câu hỏi « Cái gì sẽ xảy ra nếu có các
điều kiện giả định »
- DSS có khả năng truy vấn rộng rãi, từ đó ta có thể truy vấn đối với các lựa chọn khác nhau
.- DSS cung cấp giao diện sử dụng tốt cho những người ra quyết định
- DSS cung cấp các trợ giúp hiệu quả cho việc giải các bài toán nửa cấu trúc trong tất cả các
mức độ
khả năng của hệ trợ giúp quyết định .
1. HTGQÐ cơ bản hỗ trợ các nhà ra quyết định trong các tình huống nửa cấu trúc và phi cấu
trúc bằng cách kết hợp phán xử của con người và xử lý thông tin bằng máy tính.
2. Phù hợp cho các cấp quản lý khác nhau từ cao đến thấp
3. Phù hợp cho cá nhân lẫn nhóm. Các bài toán ít có tính cấu trúc thường liên đới đến nhiều cá
nhân ở các đơn vị chức năng hay mức tổ chức khác nhau cũng như ở các tổ chức khác.
4. Hỗ trợ cho các quyết định tuần tự, liên thuộc, được đưa ra một lần, vài lần hay lặp lại
5. Hỗ trợ cho các giai đoạn của quá trình ra quyết định: tìm hiểu, thiết kế, lựa chọn và hiện thực
6. Phù hợp cho một số các phong cách và quá trình ra quyết định
7. Có thể tiến hóa theo thời gian. Người dùng có thể thêm, bỏ, kết hợp, thay đổi các phần tử cơ
bản của hệ thống
8. Dễ dùng và thân thiện với người dùng
9. Nhằm vào nâng cao tính hiệu dụng của quyết định (chính xác, thời gian tính, chất lượng)
thay vì là tính hiệu quả (giá phí của việc ra quyết định)
10. Người ra quyết định kiểm soát toàn bộ các bước của quá trình ra quyết định, HTGQĐ chi
trợ giúp, không thay thế người ra quyết định
11. Người dùng cuối cùng có thể tự kiến tạo và sửa đổi các hệ thống nhỏ và đơn giản
12. Thường dùng mô hình để phân tích các tình huống ra quyết định
13. Cung ứng các truy đạt dữ liệu từ nhiều nguồn, dạng thức và kiểu khác nhau
14. Có thể dùng như một công cụ độc lập hay kết hợp với các HTGQĐ/ứng dụng khác, dùng
đơn lẻ hay trên một mạng lưới máy tính (intranet, extranet) bất kỳ với công nghệ WEB.
Câu 2: hãy nêu các thành phần và các chức năng của hệ con quản trị dữ liệu
Hệ con quản trị dữ liệu gồm các thành phần:
1-Cơ sở dữ liệu;
2- Các chức năng quản trị CSDL
3- Phương tiện hỏi đáp thông qua truy vấn dùng SQL
4- Danh mục dữ liệu

Cơ sở dữ liệu: gồm các nguồn dữ liệu trong, dữ liệu ngoài và dữ liệu riêng. Dữ liệu trong
CSDL có thể được tổ chức trong những cấu hình khác nhau. Phần lớn các hệ trợ giúp quyết
đinh lớn đều có CSDL đa nguồn, chúng có thể dùng chung hệ quản trị CSDL.
- DL trong: được lấy từ hệ thống xử lý các giao dịch thường xuyên của một tổ chức. DL
đó có thể lấy từ nhiều bộ phận nghiệp vụ khác nhau như kế toán, tài chính, phòng tổ
chức nhân sự, tiếp thị, phòng sản xuất…phục vụ cho hệ trợ giúp quyết định khi cần.
- DL ngoài được chuyển vào hệ thống như dữ liệu về thị trường, dữ liệu công nghệ, DL
điều tra dân số… giúp cho hệ trợ giúp quyết định giải quyết những bài toán ra quyết
định cụ thể.
- DL riêng: gồm những DL của những người ra quyết định cụ thể sử dụng trong những
tình huống cụ thể, Những DL này luôn phải được cập nhật, bổ sung, chọn lọc, cô đọng
từ nhiều nguồn DL khác nhau.
Các chức năng quản trị CSDL
Quản trị CSDL có 3 chức năng chính. Đó là:
- Chức năng lưu trữ: Các dữ liệu có nhiều loại nên tùy thuộc vào cấu hình của dữ liệu lưu
trữ mà ta có thể có nhiều phương pháp lưu trữ khác nhau, như lưu trữ theo tệp, theo bản
ghi, theo hình ảnh, lưu trữ đa phương tiện.
- Chức năng tìm kiếm: tìm kiếm thông tin theo nhiều từ khóa khác nhau, từ các thuộc tính
cho đến các giá trị, từ các văn bản cho đến các tính toán… phục vụ ra quyết định.
- Chức năng điều khiển: Sau khi nhận được câu trả lời với sự trợ giúp của máy tính, hệ
thống xác nhận quyền của người dùng, điều khiển việc truy nhập tơi các khoản mục của
dữ liệu.
Nhờ có các CSDL được đưa vào hệ quản trị CSDL (DBMS- Database Management
System) mà người dùng có thể lấy ra các báo cáo định kỳ, báo cáo đặc biệt. Khả năng thực sự
của hệ trợ giúp quyết định có được khi CSDL được tích hợp với các mô hình tính toán.

Quản
trị CSDL

Đề 6:
Câu 1:
Hãy
nêu và
mô tả
các
giai
đoạn của quá trình xây dựng hệ trợ giúp quyết định .
Gồm 3 gđ:
- xác định vấn đề: các mục tiêu, tập hợp dữ liệu, định hình bài toán, phân loại vấn đề,
trình bày bài toán,…
- xây dựng và đánh giá các giải pháp khác nhau: phát biểu mô hình, đặt các tiêu chuẩn
chọn, tìm các phương án chọn, dự đoán và đo kết quả ra,..
- lựa chọn 1 giải pháp tối ưu, thích hợp: tính toán theo mô hình, phân tích độ phù hợp,
chọn phương án tốt nhất, lập kế hoạch thực hiện, thiết kế 1 hệ thống điều khiển
Câu 2: hãy nêu và mô tả các thành phần và chức năng của hệ con quản trị tri thức
Hệ con quản trị tri thức trong HTGQD gồm các thành phần con là cơ sở tri thức và các
chức năng xử lý tri thức
- Thu nạp tri thức: tri thức đc tạo ra từ các phương pháp học, quy nạp, khai phá dữ liệu,
hoặc do chuyên gia về lĩnh vực cung cấp
- Chuẩn hóa tri thức: chuyển đổi tri thức về các dạng chuẩn trong mô hình biểu diễn tri
thức, hoặc các biến đổi tương đương loại bỏ các dư thừa, mâu thuẫn,… giúp cho việc xử
lý hiệu quả
- Suy diễn: từ các thông tin đang có liên quan đến các đối tượng của bài toán và các đoạn
tri thức giúp dẫn xuất ra các thông tin tiếp theo
- Điều khiển: xử lý các vết suy diễn, hoặc điều khiển cạnh tranh, lựa chọn các đoạn tri
thức phù hợp trong quá trình suy diễn. có thể sử dụng các heuristic.
- Giải thích: trả lời các câu hỏi tại sao, như thế nào,.. khi thực hiện suy diễn và diều khiển
dẫn xuất các thông tin mới

You might also like