You are on page 1of 11

KINH TẾ CHÍNH TRỊ

*Câu 1: Hai thuộc tính của hàng hóa là gì? Chỉ ra biện pháp để nâng cao năng
lực cạnh tranh cho Hàng Hóa Việt Nam?
1) Hai thuộc tính của hàng hóa là:
- Giá trị sử dụng: là công dụng hay tính hữu ích của hàng hóa có thể thỏa mãn
nhu cầu nào đó của con người
 Đặc trưng của giá trị sử dụng
o 1 sản phẩm không chỉ có một công dụng mà có vô số công dụng
Các công dụng → phát hiện ra các công dụng là do sự phát triển của
Khoa Học Kĩ Thuật
o Giá trị sử dụng do thuộc tính tự nhiên ( tính chât lý hóa ) của hàng hóa
quyết định
o Phạm trù vĩnh viễn
- Giá trị hàng hóa
 Giá trị trao đổi: là 1 quan hệ về số lượng, là một tỉ lệ theo đó 1 giá trị sử
dụng loại này được trao đổi với những giá trị sử dụng loại khác
 Ví dụ: 1m vải = 5 kg thóc
o Sở dĩ vải với thóc trao đổi được với nhau vì 2 hàng hóa đó đều là sản
phẩm của lao động, đều có lao động kết tinh trong đó
o Sở dĩ tỉ lệ trao đổi là 1:5 vì hao phí lao động để sản xuất 1m vải bằng
hao phí lao động để sản xuất 5 kg thóc
 Lao động hao phí để sản xuất hàng hóa là cơ sở chung của trao đổi và tạo
thành giá trị của hàng hóa
⇒ Giá trị của hàng hóa: là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết
tinh trong hàng hóa
 Đặc trưng
o Giá trị của hàng hóa biểu hiện mối quan hệ giữa những người sản xuất
hàng hóa ⇒ mang tính xã hội ⇒ phát triển lịch sử
o Mặt chất: do lao động tạo ra nó quy định ( phân biệt với sản phẩm
không do lao động )
o Mặt lượng: đo bằng thời gian lao động XHCT
2) Biện pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh cho Hàng Hóa Việt Nam
- Nhà sản xuất
 Khai thác hết công dụng khác của hàng hóa, cải tiến về mẫu mã hình thức
của hàng hóa
 Nâng cao trình độ tổ chức quản lý áp dụng khoa học công nghệ hiện đại vào
sản xuất sản phẩm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tìm kiếm các
nguồn nguyên liệu đa dạng dồi dào phong phú chất lượng tốt để đảm bảo
chất lượng sản phẩm sản xuất, giá thành hạ để đáp ứng nhu càu của người
tiêu dung và xã hội.
 Xây dựng tiêu chuẩn về sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của tị trường, tạo
dựng uy tín riêng cho mình có những chiến lược sản xuất phù hợp để tận
dụng cơ hội sản xuất, xuất khẩu trong thời kỳ kinh tế hội nhập như hiện
nay.
- Nhà nước
 Nhà nước cần hỗ trợ sản xuất hàng xuất khẩu, nâng cao chất lượng, hình
thức với chi phí thấp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp và hàng hóa tự do
cạnh tranh trên thị trường nước ngoài.
 Tạo môi trường pháp lý bình đẳng, thuận lợi giữa các doanh nghiệp, tiếp tục
cải cách hệ thống thuế, đơn giản thủ tục hành chính, mở rộng hội nhập, hạn
chế và kiểm soát độc quyền kinh doanh.
Câu 2: Nêu các chức năng của tiền? Phân biệt chức năng lưu thông với
chức năng thanh toán ( lấy ví dụ minh họa để phân biệt )?
1) Chức năng của tiền:
- Thước đo giá trị:
 Giá trị của một hàng hóa được biểu hiện bằng số lượng tiền nhất định
 Giá trị được biểu hiện bằng tiền
 Giá cả: Giá trị hàng hóa, Giá trị của tiền, Quan hệ cung cầu
⇒ Là chức năng cơ bản → phải là tiền vàng → được gọi là giá cả hàng
hóa
- Phương tiện lưu thông
 Phương tiện môi giới trong trao đổi
 Tiền không cần có đủ giá trị
 Hành vi mua và bán tách rời nhau về không gian và thời gian
- Phương tiện cất trữ
 Tiền rút khỏi lưu thông → đi vào cất trữ
 Tiền phải có đủ giá trị
 Ví dụ: tiền vàng hoặc tiền bạc, vàng thỏi hoặc bạc tiền, đồ đạc bằng
vàng hoặc bằng bạc
- Phương tiện thanh toán
 Hành vi mua, bán chịu
⇒ thước đo giá trị → phương tiện thanh toán
- Tiền tệ thế giới
 Phương tiện để mua hàng
 Phương tiện thanh toán quốc tế
 Di chuyển của cải từ nước này sang nước khác
2) Phân biệt chức năng lưu thông với chức năng thanh toán ( lấy ví dụ minh
họa để phân biệt )
Chức năng lưu thông Chức năng thanh toán
- Khi thực hiện chức năng lưu thông, - Tiền được dùng để trả nợ, trả tiền
tiền được dùng làm môi giới quá mua chịu hàng hóa.
trình trao đổi hàng hóa.
- Để thực hiện chức năng làm - Việc thanh toán không dùng tiền
phương tiện lưu thông yêu cầu phải mặt phát triển mạnh mẽ, người ta có
có tiền mặt (tiền đúc bằng kim loại, thể sử dụng tiền ghi sổ hoặc tiền
tiền giấy…) trong tài khoản ngân hàng, tiền điện
tử, bitcoin.
Đặc điểm: Đặc điểm:
- Nhất thiết phải là tiền mặt (không - Có thể là tiền mặt hoặc không dung
ghi sổ). tiền mặt.
- Sự vận động của tiền – hang phải - Có thể là tiền ghi sổ, tiền thực hay
đồng thời. dấu hiệu giá trị.
- Không nhất thiết phải là tiền thực
mà có thể là các dấu hiệu giá trị.
VD: Ngày xưa, VN lưu hành những VD: Hiện nay ngân hàng đều cho vay
đồng tiền làm bằng nhôm. Để thuận tín dụng, bạn dễ dàng trở thành con
tiện người ta đã đục lỗ ở giữa đồng nợ của ngân hàng nếu tiêu xài không
tiền để tiện lưu trữ và đếm: nhưng đúng cách.
đòng tiền bị đục lỗ vốn có giá trị lưu
thông trong xã hội ngày đó.

*Câu 3: Đặc trưng, ưu thế và khuyết tật KTTT. Với tư cách là người tiêu dùng
em hãy chỉ ra biện pháp để bảo vệ quyền lợi của mình đặt trong mối quan hệ với
người sản xuất và xã hội khi tiêu dùng hàng hóa. Tại sao nói quy luật giá trị là
quy luật kinh tế cơ bản của nền KTTT.
1) Đặc trưng, ưu thế và khuyết tật KTTT
- Đặc trưng:
 Nhiều hình thức sở hữu. Các chủ thể bình đẳng trước pháp luật
 Phân bố các nguồn lực xã hội thông qua hoạt động của các thị trường bộ
phận
 Giá cả được hình thành theo nguyên tắc thị trường cạnh tranh vừa là môi
trường vừa là động lực thúc đẩy KTTT phát triển
 Động lực trực tiếp của các chủ thể sản xuất kinh doanh là lợi ích kinh tế - xã
hội
 Nhà nước: quản lý nhà nước đối với các quan hệ kinh tế và khắc phục các
khuyết tật của thị trường
 KTTT là nền kinh tế mở, TT trong nước gắn với thị trường quốc tế
- Ưu thế của nền KTTT
 Luôn tạo ra động lực mạnh mẽ cho sự hình thành ý tưởng mới của các chủ
thể kinh tế
 Luôn thực hiện phát huy tốt nhất tiềm năng của mọi chủ thể, các vùng miền
cũng như lợi thế quốc gia trong quan hệ với thế giới
 Luôn tạo ra các phương thức để thỏa mãn tối đa nhu cầu của con người,
thúc đẩy tiến bộ, văn minh xã hội
- Khuyết tật của nền KTTT
 Luôn tiềm ẩn những rủi ro khủng hoảng
 Không tự khắc phục được xu hướng cạn kiệt tài nguyên không thể tái tạo,
suy thoái môi trường tự nhiên, môi trường xã hội
 Không tự khắc phục được hiện tượng phân hóa sâu sắc trong xã hội
*Câu 4: Hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư? Tại sao nói phương pháp
sản xuất giá trị thặng dư siêu ngạch là hình thái biến tướng của phương pháp sản
xuất giá trị thặng dư tương đối?
1) Hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư:
- Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối
 Là giá trị thặng dư thu được do kéo dài tuyệt đối ngày lao động vượt quá
thời gian lao động tất yếu, trong khi năng suất lao động, giá trị sức lao động
và thời gian lao động tất yếu không thay đổi.
 Biện pháp: kéo dài thời gian lao động trong ngày, tăng cường độ lao động
 Hạn chế: quy luật tự nhiên, thể chất và tinh thần cuả công nhân
- Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối
 Là giá trị thặng dư thu được nhờ rút ngắn thời gian lao động tất yếu, do đó
kéo dài thời gian lao động thặng dư trong khi độ dài ngày lao động không
thay đổi hoặc thậm chí rút ngắn
 Biện pháp: tăng năng suất lao động, các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao
động
 Ưu điểm: + Đối với công nhân: thời gian làm việc giảm, không thấy mình
bị bóc lột
+ Đối với Nhà tư bản: áp lực phong trào đấu tranh của công nhân
lao động, M lớn
- Giá trị thặng dư siêu ngạch
 Là giá trị thặng dư thu được ngoài mức trung bình của xã hội
 Do nâng cao năng suất lao động cá biệt, hạ thấp chi phí cá biệt
⇒Năng suất lao động cá biệt
 Sản xuất giá trị thặng dư siêu ngạch: Xét trên toàn phạm vi từng doanh
nghiệp, giá trị thặng dư siêu ngạch mang tính tạm thời nhưng xét trên quy
mô xã hội giá trị thặng dư siêu ngạch mang tính phổ biến
m tương đối m siêu ngạch
- Toàn bộ giai cấp tư sản thu - Một số nhà tư bản
được - Mối quan hệ giai cấp
- Mối quan hệ giai cấp tư sản - Cạnh tranh giữa các nhà tư
và công nhân bản

2) Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư siêu ngạch là hình thái biến tướng của
phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối
Câu 5: Bản chất của tích lũy, các nhân tố ảnh hưởng quy mô tích lũy cơ
bản. Ý nghĩa của vấn đề tích lũy tư bản đối với việc tích lũy vốn ở Việt
Nam hiện nay.
- Bản chất: là một phần giá trị thặng dư thành tư bản phụ thêm thông qua
mua thêm hàng hóa sức lao động, mở mang nhà xưởng, trang bị thêm
máy móc thiết bị.
 Nguồn gốc duy nhất của tích lũy tư bản là giá trị thặng dư. Nhờ có tích
lũy tư bản, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa không những trở thành
thống trị mà còn không ngừng mở rộng sự thống trị đó.
- Các nhân tố ảnh hưởng tới quy mô tích lũy:
 Tốc độ khai thác sức lao động
 Năng suất lao động
 Sử dụng hiệu quả máy móc
- Ý nghĩa của vấn đề tích lũy tư bản đối với việc tích lũy vốn ở Việt Nam
hiện nay.
 Đối với sự tăng trưởng KT ở VN:
o Vốn là đầu vào không thể thiếu trong sự phát triển kinh tế.
o Tích lũy vốn còn tham gia vào việc cải thiện đời sống nhân dân,
nguồn lực về con người và tài nguyên khai thác.
o Phát triển kinh tế tăng thu nhập cho người dân.
o Làm cho quy mô vốn ngày càng tăng.
o Tăng cạnh tranh tạo sự liên kết trong khu vực.
o Hiểu và nắm được các nhân tố theo quy mô tích lũy từ đó vận dụng
trong sản xuất kinh doanh để tăng vốn và sử dụng vốn có hiệu quả
kinh tế.
o Phát triển năng suất lao động là cách sử dụng vốn có hiệu quả nhất.
 Đối với quá trình CNH, HĐH:
o Tích lũy vốn ở Việt Nam luôn là điều kiện tiên quyết để tái sản
xuất mở rộng.
o Có tích lũy mới có thể làm cho nền kinh tế tăng trưởng và phát
triển, đưa đất nước đi theo con đường xã hội chủ nghĩa.
o Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay khi đất nước đang tiến hành
công cuộc công nghệ hóa hiện đại hóa thì nhu cầu về vốn để xây
dựng các công trình nền tảng và cải tiến kỹ thuật áp dụng khoa học
tiên tiến là đoàn cần thiết và quan trọng hơn bao giờ hết.
Câu 6: Các nhân tố ảnh hưởng tới tỷ suất lợi nhuận
- Khái niệm: Tỷ suất lợi nhuận là tỷ lệ phần ram giữa lợi nhuận và toàn bộ
giá trị của tư bản ứng trước. Ký hiệu là: p’
p
TSLN được tính theo CT: p’ = c+ v .100%
 Tỷ suất lợi nhuận phản ánh mức doanh lợi đầu tư tư bản.
 Tỷ suất lợi nhuận là những phạm trù thể hiện lợi ích kinh tế của nhà tư
bản trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa từ đó các nhà tư bản
muốn làm giàu và làm giàu nhanh cần phải tìm ra cách thức để có tỷ
suất lợi nhuận cao nhất.
- Các nhân tố ảnh hưởng tới tỷ suất lợi nhuận:
 Thứ nhất, tỷ suất giá trị thặng dư: sự gia tăng của tỷ suất giá trị thặng
dư sẽ có tác động trực tiếp làm tăng tỷ suất lợi nhuận.
 Thứ hai, cấu tạo hữu cơ tư bản: cấu tạo hữu cơ C/v tác động tới chi phí
sản xuất do đó tác động tới lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận.
 Thứ ba, tốc độ chu chuyển tư bản: Nếu tốc độ chu chuyển của tư bản
càng lớn thì tỷ lệ giá trị thặng dư hàng năm tăng lên do đó tỷ suất lợi
nhuận tăng.
 Thứ tư, tiết kiệm tư bản bất biến: Trong điều kiện tư bản khả biến
không thay đổi, giá trị thặng dư giữ nguyên, tiết kiệm tư bản bất biến
làm tang tỉ suất lợi nhuận.
 Vì vậy, trong thực tế để nâng cao tỷ suất lợi nhuận các nhà tư bản
đã tìm mọi cách để tiết kiệm tư bản bất biến như sử dụng máy móc
thiết bị nhà xưởng nhà kho phương tiện vận tải với hiệu quả cao
nhất. Kéo dài ngày lao động tăng chất lượng lao động thay thế
nguyên liệu đắt tiền bằng nguyên liệu rẻ tiền, giảm chi tiêu bảo
hiểm lao động, giảm chi tiêu bảo vệ môi trường sinh thái, giảm tiêu
hao vật tư năng lượng và sử dụng phế liệu phế phẩm phế thải để
sản xuất hàng hóa.
Câu 7: Đặc điểm “ xuất khẩu tư bản trở thành phổ biến” trong lý luận của
Leenin về các đặc điểm kinh tế của độc quyền. Từ đó hãy nêu vai trò của
xuất khẩu tư bản đối với các quốc gia hiện nay.
Xuất khẩu tư bản là xuất khẩu giá trị ra nước ngoài nhằm mục đích chiếm đoạt
giá trị thặng dư và các nguồn lợi nhuận khác từ các nước nhập khẩu tư bản.
Xuất khẩu tư bản có thể được thực hiện dưới hình thức đầu tư trực tiếp và đầu
tư gián tiếp.
- Vai trò của xuất khẩu tư bản đối với các quốc gia hiện nay
 Đối với nước xuất khẩu
o Khi tìm được nơi có tỷ suất lợi nhuận cao bán được hàng hóa, tránh
tình trạng khủng hoảng.
o Giải quyết được mâu thuẫn trong nội bộ nền kinh tế của nước xuất
khẩu.
o Bành trướng được vị thế trong điều kiện cạnh tranh quốc tế ngày
càng gay gắt. Việc xuất khẩu tư bản là sự mở rộng quan hệ xã hội
tư bản chủ nghĩa ra nước ngoài là công cụ chủ yếu để bánh trướng
sự thống trị bóc lột nô dịch của tư bản tài chính trên phạm vi toàn
thế giới.
 Đối với các nước nhập khẩu tư bản
o Cơ cấu đầu tư lớn dẫn đến cơ cấu kinh tế thay đổi đời sống con
người ổn định.
o Phát triển lực lượng sản xuất (trình độ người lao động, tư liệu sản
xuất) + cơ cấu đầu tư lớn, suy ra cơ cấu nền kinh tế thay đổi suy ra
cơ cấu ngành nghề việc làm thu nhập tiêu thụ thay đổi.
o Góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, xuất khẩu, chiến lược sản
xuất của nền kinh tế.
o Tập trung sản xuất lớn hình thành các khu công nghiệp khu chế
xuất khu dân cư đô thị lớn.
Câu 8: Khái niệm, đặc trưng của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam.
- Khái niệm về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
 Là nền kinh tế vận hành theo các quy luật của thị trường đồng thời
góp phân hướng tới từng bước xác lập một xã hội mà ở đó dân giàu,
nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; có sự điều tiết của Nhà
nước do ĐCS VN lãnh đạo
- Đặc trưng
 Tuân theo QLKT
 Nhiều hình thức sở hữu
 Các chủ thể bình đẳng trước pháp luật
 Thị trường đóng vai trò chủ đạo quyết định trong việc phân bố nguồn
lực xã hội
 Giá cả được hình thành theo nguyên tắc thị trường, cạnh tranh vừa là
môi trường, động lực của sản xuất và kinh doanh
 Nền kinh tế mở
 Kinh tế thị trường có sự quản lý Nhà nước do Đảng Cộng Sản lãnh
đạo
 Xác lập thể chế về sh, PP, quản trị kinh doanh theo hướng: dân giàu
nước mạnh,...
 Phân phối công bằng (theo kết quả lao động, PP theo góp vốn và
PLXH)
 Nền KTTT cần sự phát huy của tất cả nhân dân dưới sự lãnh đạo của
ĐCS
Câu 9: Một số quan hệ lợi ích kinh tế cơ bản trong nền kinh tế thị trường.
Với tư cách là công dân, hãy đưa ra những phương thức để bảo vệ lợi ích
hợp pháp của mình khi tham gia hoạt động kinh tế.
Quan hệ lợi ích kinh tế:
- sự thiết lập những tương tác giữa con người với con người, giữa các cộng
đồng người, giữa các tổ chức kinh tế, giữa các bộ phận hợp thành nền
kinh tế, giữa con người với tổ chức kinh tế, giữa quốc gia với phần tổ
chức còn lại của thế giới
- nhằm mục tiêu xác lập các lợi ích kinh tế trong mối quan hệ với trình độ
phát triển của LLSX và kiến thức thượng tầng tương ứng của một giai
đoạn phát triển XH nhất định
Một số quan hệ lợi ích KT cơ bản trong nền KTTT:
- Một là, quan hệ lợi ích giữa người lao động và người sử dụng lao động
 Thống nhất:
o Người sử dụng lao động: thu được lợi nhuận. Nếu họ tiếp tục sử
dụng lao động thì người lao động có việc làm nhận được lương
o Người lao động tích cực làm việc lương. Họ góp phần gia tăng lợi
nhuận của người sử dụng lao động.
 Mâu thuẫn:
o Tại thời điểm nhất định: tăng thu nhập => người sử dụng lao động
sẽ cắt giảm tiền lương
o Vì lợi ích người lao động đấu tranh đòi quyền tăng lương
 Người lao động: tham gia vào tổ chức công đoàn
 Người sử dụng lao động: nghiệp đoàn, hội nghề nghiệp
Tuy nhiên trong xã hội hiện đại đấu tranh cần phải tuân thủ pháp
luật
NN (VN): quy định tiền lương tối thiểu, giải quyết mâu thuẫn,...
- Hai là, quan hệ lợi ích giữa những người sử dụng lao động
 Thống nhất: họ là đối tác trong ứng xử với công nhân, người cho vay,
cho thuê đất, với nhà nước, trong chiếm lĩnh thị trường
 Mâu thuẫn: đối thủ với nhau. Cạnh tranh cùng ngành và khác ngành
 Thống nhất và mâu thuẫn => lợi nhuận bình quân mà họ nhận
Sự thống nhất người sử dụng lao động => hiệp hội doanh nhân,
hiệp hội ngành,...
- Ba là, quan hệ lợi ích giữa những người lao động
 Thống nhất: họ thống nhất với nhau để đưa ra yêu sách theo quy định
của pháp luật
 Mâu thuẫn: có nhiều người bán sức lao động => cạnh tranh nhau =>
tiền lương giảm
- Bốn là, quan hệ lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm và lợi ích xã hội
 Mỗi người có lợi ích cá nhân
 Lợi ích xã hội: thống nhất giữa các lợi ích cá nhân
 Lợi ích nhóm: các cá nhân, tổ chức trong cùng ngành, lĩnh vực liên kết
với nhau để thực hiện tốt hơn lợi ích cá nhân ( hiệp hội ngành xuất
khẩu LĐVN, hội nông dân,...)
 Nhóm lợi ích: cá nhân, tổ chức trong các ngành và lĩnh vực khác nhau
có mối liên hệ với nhau để thực hiện tốt hơn lợi ích riêng ( liên kết 4
nhà: nông – dn – nhà KH – nhà nước)
Phương thức để bảo vệ lợi ích hợp pháp
- Thực hiện lợi ích kinh tế theo nguyên tắc thị trường
- Thực hiện lợi ích kinh tế theo chính sách của nhà nước và vai trò của các
tổ chức xã hội
Câu 10: Tại sao ở Việt Nam công nghiệp hóa phải gắn liền với hiện đại hóa.
Với vai trò là công dân bạn sẽ có đóng góp gì thực hiện thành công công
nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công
nghiệp lần thứ 4.

- Công nghiệp hóa gắn liền với hiện đại hóa bởi vì:
 Là quá trình biến một nước nông nghiệp thành nước công nghiệp;
trang bị kĩ thuật – công nghệ hiện đại, có khí hóa lên tự động hóa.
 Do yêu cầu phải rút ngắn khoảng cách tụt hậy về khinh tế so với các
nước trong khi vực và trên thế giới.
 Xu hướng toàn cầu hóa mở ra cơ hội cho ta thực hiện mô hình công
nghiệp hóa rút ngắn thời gian.
- Vai trò là công dân Việt Nam
 Trang bị cho mình thật nhiều kiến thức kỹ năng để thích ứng môi
trường xã hội không ngừng phát triển.
 Áp dụng những khoa học công nghệ và trong hoạt động đời sống.
 Áp dụng những chính sách kế hoạch của nhà nước.
 Áp dụng đổi mới công nghiệp sạch, tiết kiệm năng lượng bảo vệ môi
trường.
 Không ngừng học hỏi để châu rồi kiến thức hình thành năng lực có thể
ứng dụng vào việc phát triển nền kinh tế trong nước.
Câu 11: Tác động của hội nhập kinh tế đến sự phát triển của Việt Nam.
- Tác động tích cực
 Tạo điều kiện mở rộng thị trường, tiếp thu KHCN, vốn, chuyển dịch
cơ cấu kinh tế trong nước
o Mở rộng thị trường để thúc đẩy thương mại phát triển, tạo điều
kiện cho sản xuất trong nước, tận dụng lợi thế trong phân công lao
động quốc tế
o Nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế; tăng khả
năng thu hút KHCN hiện đại và đầu tư nước ngoài
o Tăng cơ hội cho các doanh nghiệp tiếp cận thị trường và các đối
tác quốc tế
o Tạo cơ hội cải thiện tiêu dùng trong nước và cơ hội tìm kiếm việc
làm
o Tạo điều kiện để các nhà hoạch định chính sách xây dựng và điều
chỉnh chiến lược phát triển hợp lí phù hợp
 Tạo cơ hội để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
 Tạo điều kiện thúc đẩy hội nhập của các lĩnh vực văn hóa, chính trị,
củng cố an ninh quốc phòng
o Là tiền đề cho hội nhập văn hóa, tạo điều kiện tiếp thu những giá
trị tinh hoa của thế giới
o Tác động mạnh mẽ đến hội nhập chính trị, tạo điều kiện cho cải
cách toàn diện hướng tới xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa, xây dựng một xã hội mở, dân chủ, văn minh
o Nâng cao vai trò, uy tín, vị thế của nước ta trong các tổ chức chính
trị kinh tế toàn cầu
o Đảm bảo an ninh quốc gia, duy trì hòa bình, ổn định ở khu vực và
quốc tế
- Tác động tiêu cực
 Gia tăng cạnh tranh gay gắt
 Gia tăng sự phụ thuộc vào thị trường bên ngoài
 Nguy cơ gia tăng khoảng cách giàu nghèo và bất bình đẳng
 Nguy cơ trở thành bãi thải công nghiệp và công nghệ thấp
 Nguy cơ “ xói mòn” bản sắc văn hóa dân tộc
 Nguy cơ gia tăng tình trạng khủng bố quốc tế, buôn lậu, dịch bệnh,...
 Thách thức đối với nhà nước, chủ quyền quốc gia

You might also like