You are on page 1of 2

Thời kỳ thống nhất (1788–1858)

Xem thêm: Chiến tranh Tây Sơn–Chúa Nguyễn (1789-1802)

Đại Nam nhất thống toàn đồ năm 1834

Từ giữa thế kỷ XVIII, các cuộc chiến liên tục giữa Đàng Trong với vương
quốc Khmer, Ayutthaya cũng như các cuộc tranh chấp ở Đàng Ngoài làm
cho đời sống người dân thêm cùng quẫn. Nhiều cuộc khởi nghĩa của nông
dân đã nổ ra, song phần lớn chịu thất bại. Tới phong trào nổi dậy của Tây
Sơn bùng nổ năm 1771 tại Quy Nhơn (Bình Định) đã phát triển rộng lớn,
đánh bại hai chế độ cai trị của hai họ Nguyễn - Trịnh, chấm dứt việc chia
đôi đất nước, cũng như bãi bỏ nhà Hậu Lê vốn chỉ còn trên danh nghĩa.
Nhà Tây Sơn đã đánh bại 5 vạn quân Xiêm La (năm 1784) tại miền Nam
và 29 vạn quân Mãn Thanh (năm 1789) xâm lược tại miền Bắc. Vua Tây
Sơn là Nguyễn Huệ chính thức trở thành vua của Đại Việt, lấy niên hiệu
là Quang Trung, thống nhất hầu hết lãnh thổ từ miền Bắc vào tới Gia Định.
Tuy nhiên sau cái chết của ông năm 1792, nội bộ lục đục khiến chính
quyền Tây Sơn càng ngày càng suy yếu.
Một người thuộc dòng dõi chúa Nguyễn ở miền Nam là Nguyễn Phúc Ánh,
với sự hậu thuẫn và cố vấn của một số người Pháp, đã đánh bại được nhà
Tây Sơn vào năm 1802. Ông lên làm vua, lấy niên hiệu là Gia Long và trở
thành vị vua đầu tiên của nhà Nguyễn, với lãnh thổ gồm hai đồng bằng phì
nhiêu nối với nhau bằng một dải duyên hải miền Trung. Năm 1804, ông
cho đổi tên nước từ Đại Việt thành Việt Nam.
Gia Long (1802–1820) đóng đô ở Huế, ông cho xây dựng kinh đô
Huế tương tự như Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh (Trung Quốc). Gia Long và
con trai Minh Mạng (cai trị 1820–1841) đã cố gắng xây dựng Việt Nam theo
khái niệm và phương pháp hành chính của Trung Quốc thời nhà Thanh.
Từ thập niên 1830, giới trí thức Việt Nam (đại diện tiêu biểu là Nguyễn
Trường Tộ) đã nhận thấy sự tụt hậu và trì trệ của đất nước, họ đề nghị
triều đình nên học hỏi phương Tây để phát triển công nghiệp – thương
mại, nhưng các quan lại này chỉ là thiểu số. Đáp lại, vua Minh Mạng và
những người kế tục Thiệu Trị (1841–1847) và Tự Đức (1847–1883) chọn
chính sách đã lỗi thời là coi trọng phát triển nông nghiệp (dĩ nông vi bản),
tiếp tục cấm buôn bán với nước ngoài.

You might also like