You are on page 1of 2

Thời kỳ trung hưng (1428–1527)

Đại Việt sử ký toàn thư - bộ chính sử Việt Nam xưa nhất còn tồn tại nguyên vẹn đến ngày nay

Năm 1427, Lê Lợi sau khi đánh bại quân Minh lập ra Nhà Hậu Lê, giai đoạn này còn được gọi
là Nhà Lê sơ. Thời kỳ nhà Lê Sơ, nước Đại Việt phát triển mạnh về kinh tế và quân sự. Nhưng đến
đầu những năm 1500, nhà Lê suy yếu do những vị vua kém cỏi và những cuộc nội loạn trong nước.

Thời kỳ chia cắt (1527–1802)


Bắt nguồn từ thời kỳ Nam – Bắc triều, năm 1527, sau khi giành ngôi từ nhà Hậu Lê, Mạc Đăng
Dung đã lập nên nhà Mạc. Nhà Hậu Lê (sử gọi là nhà Lê trung hưng) được tái lập vài năm sau đó
với sự giúp đỡ của Nguyễn Kim, một tướng cũ và giành được sự kiểm soát khu vực từ Thanh
Hóa vào Bình Định. Sau khi Nguyễn Kim chết, người con rể là Trịnh Kiểm đã giành quyền bính, 60
năm kế tiếp, Trịnh Kiểm và các con cháu của ông đã giành được chiến thắng trước nhà Mạc vào
năm 1592 và mở đầu cho thời kỳ đặc biệt trong lịch sử phong kiến Việt Nam, thời kỳ vua Lê chúa
Trịnh
Việt Nam giai đoạn này trải qua nhiều chế độ phong kiến: Nhà Mạc (1527–1592), nhà Lê trung
hưng (1533–1789), chúa Trịnh (1545–1787), chúa Nguyễn (1558–1777) và nhà Tây Sơn (1778–
1802).
Trịnh – Nguyễn phân tranh

Sông Gianh, biên giới giữa Đàng Ngoài và Đàng Trong gần 200 năm.


Bến sông Hội An cuối thế kỷ XVIII

Sự mâu thuẫn giữa hai người cận thần của nhà Lê trung hưng là Trịnh Kiểm và Nguyễn Hoàng (trấn
thủ xứ Thuận Hóa và Quảng Nam) đã bắt đầu cho sự phân chia đất nước ra thành hai lãnh thổ.
Trong khi Trịnh Kiểm tìm cớ giết Nguyễn Uông (con cả của Nguyễn Kim) thì Nguyễn Hoàng chạy
vào Thuận Hóa lập cát cứ, hai chính quyền riêng biệt là Đàng Ngoài và Đàng Trong với sông
Gianh (Quảng Bình) làm biên giới. Các con cháu của Trịnh Kiểm lần lượt kế tiếp nhau nắm quyền ở
Đàng Ngoài được gọi là các chúa Trịnh, các con cháu của Nguyễn Hoàng kế tiếp nhau cầm quyền ở
Đàng Trong được gọi là các chúa Nguyễn, các vua Lê chỉ có danh vị hoàng đế của Đại Việt trên
danh nghĩa.

You might also like