You are on page 1of 1

Thời đại đồ đồng đá

Bài chi tiết: Văn hóa Phùng Nguyên

Văn hóa Phùng Nguyên là một nền văn hóa tiền sử thuộc sơ kỳ thời đại đồ
đồng, cuối thời đại đồ đá mới, cách đây chừng 4.000 năm đến 3.500
năm. [cần dẫn nguồn] Phùng Nguyên là tên một làng ở xã Kinh Kệ, huyện Lâm
Thao, tỉnh Phú Thọ, nơi đầu tiên tìm ra các di chỉ của nền văn hóa này.
Thời đại đồ đồng
Bài chi tiết: Văn hóa Đồng Đậu và Văn hóa Gò Mun

Văn hóa Đồng Đậu là nền văn hóa thuộc thời kỳ đồ đồng ở Việt Nam cách
ngày nay khoảng 3.000 năm, sau văn hóa Phùng Nguyên, trước văn hóa
Gò Mun. Tên của nền văn hóa này đặt theo tên khu di tích Đồng Đậu ở thị
trấn Yên Lạc, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc.
Thời đại đồ sắt
Bài chi tiết: Văn hóa Đông Sơn, Văn hóa Sa Huỳnh, và Văn hóa Óc Eo

Đến khoảng năm 1200 TCN, sự phát triển của kỹ thuật trồng lúa nước và
đúc đồ đồng trong khu vực sông Mã và đồng bằng sông Hồng đã dẫn đến
sự phát triển của nền văn hóa Đông Sơn, nổi bật với các trống đồng.
Các vũ khí, dụng cụ và trống đồng được khai quật của văn hóa Đông
Sơn minh chứng cho việc kỹ thuật đúc đồ đồng bắt nguồn từ đây, nhiều
mỏ đồng nhỏ xưa đã được khai quật ở miền Bắc Việt Nam. Ở đây các nhà
khảo cổ đã tìm thấy quan tài và lọ chôn hình thuyền, nhà sàn, và bằng
chứng về phong tục ăn trầu và nhuộm răng đen.

You might also like