You are on page 1of 30

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP.

HỒ CHÍ MINH
KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG

ĐỒ ÁN MÔN HỌC

HỌC PHẦN MÁY ĐIỆN 1 (NĂM HỌC 2020-2021)


ĐỀ TÀI BÁO CÁO: Máy biến áp cách ly 1 pha

Ngành: ĐIỆN- ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG


Chuyên ngành: ĐIỀU KHIỂN VÀ TỰ ĐỘNG HÓA CÔNG NGHIỆP

Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Minh Quyền


Mã học phần: 010103610201
Sinh viên thực hiện:

1. Đào Xuân Trường MSSV: 1951050102


2. Lâm Anh Tú MSSV: 1951050096
3. Trần Đăng Khoa MSSV: 1951050070
4. Trần Như Ý MSSV: 1951050109
5. Phạm Văn Cảnh (Nhóm phó) MSSV: 1951050046
6. Lê Văn Huy (Nhóm trưởng) MSSV: 1951050061

TP. Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2020


LỜI MỞ ĐẦU

Đất nước đang trên con đường phát triển và hội nhập cùng các nước tiên tiến trên
toàn thế giới, công nghiệp hóa – hiện đại hóa phát triển. Điện năng là một phần không
thể thiếu trong mọi nhu cầu như giải trí, vui chơi, kinh doanh,… của con người hiện
nay. Những kĩ sư ngành điện và những người làm việc trong các ngành kĩ thuật điện
có trách nhiệm nâng cao đời sống, môi trường sống hiện đại hơn cho tất cả mọi người.
Đối với những kỹ sư Khoa điện việc nắm vững cấu tạo, phương pháp vận hành, cách
chế tạo những máy điện là hết sức cần thiết trong việc thiết kế cũng như sửa chữa.
Việc học tập chỉ có trên giảng đường, học lý thuyết nhưng giữa lý thuyết và thực hành
quả thật còn khoảng cách khá xa thì sẽ không hiểu rõ được thực tế, ý nghĩa cũng như
kiến thức sẽ tiếp thu không thể toàn bộ.
Chính vì thế, học tập cả lý thuyết đi đôi với thực hành là rất quan trọng đối với sinh
viên không chỉ trong lớp học mà còn tất cả sinh viên trong trường. Đặc biệt đối với
sinh viên khoa Điện-Điện tử viễn thông thì điều này càng quan trọng.
Nhờ sự cố gắng của nhà trường, thầy giáo và các anh, sinh viên chúng em đã được
học lý thuyết, thực hành bộ môn Máy điện 1 nhiều nội dung quan trọng. Đây là cơ hội
rất quý báu của chúng em. Được thực hành, tìm tòi, học tâp,làm việc nhóm đã giúp
nhóm chúng em tiếp thu được nhiều kiến thức mới mẻ, bổ ích mà nếu chỉ học lý thuyết
thì không thể hiểu rõ được. Những kiến thức đó chắc chắn sẽ giúp ích em rất nhiều
trong quá trình làm việc trong tương lai này.
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................... 1
1.1. LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI ............................................................................ 1
1.2 PHÂN TÍCH YÊU CẦU ..................................................................................... 1
1.3 SƠ ĐỒ GIẢI PHÁP ............................................................................................ 2
1.3.1 Trong sơ đồ giải pháp trên: .............................................................................. 2
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT .......................................................................... 3
2.1. CÁC HIỆN TƯỢNG VÀ ĐỊNH LUẬT VẬT LÝ: ........................................... 3
2.1.1 Hiện tượng cảm ứng điện từ: ........................................................................... 3
2.1.2 Suất điện động cảm ứng: .................................................................................. 4
2.1.3 Định luật lực điện từ: ....................................................................................... 6
2.1.4 Định luật mạch từ: ............................................................................................ 7
2.1.5. Hiện tượng dòng điện xoáy: ............................................................................ 8
2.2 MÁY BIẾN ÁP CÁCH LY 1 PHA: ................................................................... 8
2.2.1 Khái niệm: ........................................................................................................ 8
2.2.2 Cấu tạo: ............................................................................................................ 8
2.2.3 Nguyên lý hoạt động: ....................................................................................... 8
2.2.4 Ứng dụng: ......................................................................................................... 9
2.3 ĐỘNG CƠ ĐIỆN MỘT CHIỀU (DC) .............................................................. 10
2.3.1 Khái niệm ....................................................................................................... 10
2.3.2 Cấu tạo............................................................................................................ 10
2.3.3 Phần tĩnh (stator) hay phần cảm : ................................................................... 10
2.3.4 Nguyên lý làm việc của động cơ điện một chiều. .......................................... 12
2.3.5 Đảo chiều động cơ .......................................................................................... 13
2.3.6 Ứng dụng ....................................................................................................... 14
2.4 MỘT SỐ THIẾT BỊ KHÁC .............................................................................. 14
2.4.1 Mạch nguồn AC/DC....................................................................................... 14
2.4.2 Mạch cầu H – L298 ........................................................................................ 15
CHƯƠNG 3: THỰC HIỆN TÍNH TOÁN, THI CÔNG VÀ HOÀN CHỈNH MÔ
HÌNH ...................................................................................................................... 16
3.1. TÍNH CHỌN THÔNG SỐ CHO MÁY BIẾN ÁP .......................................... 16
3.2 CÁC BƯỚC QUẤN DÂY CHO MÁY ĐIỆN CÁCH LY. .............................. 17
3.3 BẢNG SO SÁNH SỐ LIỆU THỰC TẾ VÀ SỐ LIỆU LÝ THUYẾT ............ 21
3.4. ĐIỀU KHIỂN ĐỘNG CƠ DC ......................................................................... 23
3.4.1. Thông số cơ bản của động cơ DC. ................................................................ 23
3.4.2. Sơ đồ cấp nguồn từ máy biến áp vào động cơ. ............................................. 24
3.4.3. Nguyên lí hoạt động của mạch ...................................................................... 24
3.5. KẾT LUẬN ...................................................................................................... 24
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 26
CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI
- Máy biến áp có vai trò rất quan trọng trong nến kinh tế quốc dân trong công nghiệp,
nông nghiệp, giao thông vận tải, các hệ điều khiển. Máy biến áp được sử dụng quan
trọng trong việc truyền tải điện năng đi xa. Không chỉ vậy, còn có các máy biến áp
công suất nhỏ hơn như máy biến thế dùng để ổn định trong nhà của mỗi gia đình, dùng
cho các thiết bị điện có hiệu điện thế nhỏ (220V sang 36V, 24V, 12V,…).
- Máy biến áp là một hệ thống biến đổi cảm ứng điện từ dùng để biến đổi dòng điện
dòng điện xoay chiều từ điện áp này sang dòng điện xoay chiều có điện áp khác. Các
mạch từ của nó đứng yên và quá trình biến đổi từ trường để sinh ra sức điện động cảm
ứng trong dây quấn thực hiện bằng phương pháp điện nhưng không làm thay đổi tần
số của nó.
- Và đề tài của nhóm 1 chúng em là tính toán và quấn dây máy biến áp cách ly một
pha biến đổi điện áp ngõ vào 110VAC sang điện áp ngõ ra 36VAC và 12VAC thông
qua mạch chuyển đổi AC-DC dùng để cấp nguồn cho động cơ DC 12V. Mục đích
làm máy biến áp cách ly một pha giúp bảo vệ, an toàn khi sử dụng hoặc vận hành, tăng
độ bền, và đặc biệt là giúp sinh viên chúng em hiểu rõ ý nghĩa của các thông số tính
toán nêu trên lý thuyết như: hệ số lắp đầy, số vòng trên lớp và số lớp…, việc thực hiện
bố trí các đầu dây ra máy biến áp đúng tiêu chuẩn, nhưng dảm bảo yêu cầu thẩm mỹ.
1.2 PHÂN TÍCH YÊU CẦU

110 12VAC
VAC

36VAC

1
Giải thích sơ đồ: với yêu cầu quấn máy biến áp cách li 1 pha với một ngõ vào và một
ngõ ra thì ta có máy biến áp hạ áp được cấp vào cuộn sơ cấp một cấp điện áp là 110V,
sau đó ta tính toán số vòng dây cuộn thứ cấp sao cho ta có 2 ngõ ra là 12V và 36V.

1.3 SƠ ĐỒ GIẢI PHÁP

1.3.1 Trong sơ đồ giải pháp trên:


- Cho dòng điện xoay chiều 110V vào đầu sơ cấp U1 máy biến áp cách ly một pha,
dòng điện i1 sẽ tạo nên trong lõi thép từ thông móc vòng với cả 2 dây quấn 1, 2 và cảm
ứng trong 2 dây đó tạo ra sức điện động e1, e2. Dây quấn có sức điện động sẽ tạo ra
dòng điện i2 đưa ra tải với điện áp U2= 12VAC và 36VAC. Như vậy năng lượng của
dòng điện xoay chiều đã được truyền từ dây quấn 1 sang dây quấn 2.
- Từ điện áp 12VAC cho điện áp vào mạch nguồn AC-DC để biến đổi từ dòng điện
xoay chiều thành dòng điện 1 chiều.
- Từ dòng điện một chiều 12VDC đi qua mạch cầu H để điều khiển động cơ DC quay
thuận hoặc quay nghịch rồi đi ra động cơ DC để hoạt động.

Mục đích: Để phát hiện, tìm được nguyên nhân thực hành quấn dây máy biến áp cách
ly một pha khi có điện áp có đúng với tính toán điện áp trong lý thuyết, máy biến áp
có bị sụt áp hay tăng áp. Hiểu rõ hơn về nguyên lý hoạt động của máy biến áp cách ly
một pha trong thực hành và cả thực tế của các nhà máy công nghiệp.

2
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. CÁC HIỆN TƯỢNG VÀ ĐỊNH LUẬT VẬT LÝ:

2.1.1 Hiện tượng cảm ứng điện từ:


- Định nghĩa: Hiện tượng cảm ứng điện từ là hiện tượng hình thành một suất điện động
cảm ứng (điện áp) trên một vật dẫn khi vật dẫn đó được đặt trong một từ trường biến
thiên.

- Một số khái niệm khác:


• Suất điện động cảm ứng là suất điện động xuất hiện trong hiện tượng cảm ứng.
• Dòng điện cảm ứng là dòng điện xuất hiện trong hiện tượng cảm ứng.
-Từ thông: là đại lượng vật lí đặc trưng cho “lượng” từ trường đi qua một tiết diện
được giới hạn là một đường cong kín.
 = B S
Trong đó: B: Từ cảm (T)
S: Diện tích thẳng của mạch từ (m2)
Φ: từ thông (wb)
-Từ cảm: là hiện tượng cảm ứng điện từ xảy ra trong một mạch có dòng điện mà sự
biến thiên từ thông qua mạch được gây ra bởi sự biến thiên của cường độ dòng điện
mạch.

𝐵 =𝜇×𝐻
Trong đó:B: Từ cảm (T)
 : Hệ số từ thẩm tương đối của môi trường
H: Cường độ từ trường (A/m)

3
2.1.2 Suất điện động cảm ứng:
Định nghĩa:
- Suất điện động cảm ứng là suất điện động sinh ra dòng điện cảm ứng trong mạch kín.
- Độ lớn của suất điện động cảm ứng xuất hiện trong mạch kín tỉ lệ với tốc độ biến thiên
của từ thông qua mạch kín đó.
- Phát biểu này được gọi là định luật cơ bản của hiện tượng cảm ứng điện từ -Định luật
Faraday.
a) Trường hợp từ thông biến thiên qua vòng dây:
-Khi từ thông φ biến thiên trong xuyên qua vòng dây dẫn, trong vòng dây sẽ xuất hiện
1 suất điện động. Nếu chọn chiều sức điện động cảm ứng phù hợp chiều của từ thông
theo quy tắc vặn nút chai như hình 1.

Hình 1: Từ thông biến thiên xuyên qua vòng dây


- Trong ứng dụng này, quy tắc nắm tay phải (vặn nút chai) có thể được phát biểu như
sau:
Nắm bàn tay phải, rồi đặt sao cho bốn ngón tay hướng theo chiều dòng điện (sức điện
động) chạy qua các vòng dây thì ngón tay cái choãi ra chỉ chiều của đường sức từ (từ
thông) trong lòng ống dây.
- Suất điện động cảm ứng trong 1 vòng dây được viết theo công thức Macxoen:
d
ev (t ) = −
dt
Trong đó: 𝑒𝑣 (𝑡): Suất điện động cảm ứng (V)
d𝜑 : Từ thông Wb (Webe)
- Chiều của sức điện động được xác định bằng quy tắc bàn tay phải: Đặt bàn tay phải
sao cho các đường sức từ hướng vào lòng bàn tay, ngón cái choãi ra chỉ chiều chuyển
động của thanh dẫn thì chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa chỉ chiều của suất điện động
cảm ứng.

4
Hình 2: Minh họa định luật cảm ứng điện từ

- Nếu cuộn dây có N vòng, thì sức điện động cảm ứng sẽ là:
d d
e(t ) = − N . =− = − N .ev (t )
dt dt
Với: dψ = N. 𝜑 là từ thông móc vòng qua cuộn dây (Wb.vòng)
b) Trường hợp thanh dẫn chuyển động trong từ trường:
Khi thanh dẫn có chiều dài l chuyển động với tốc độ v trong từ trường có từ cảm B ,
thì trong thanh dẫn xuất hiện sức điện động cảm ứng:

e = l.v.B
Trong đó:
• l Chiều dài thanh dẫn (m)
• v Vận tốc chuyển động thanh dẫn (m/s)
• B Từ cảm (T)

5
2.1.3 Định luật lực điện từ:
Khi thanh dẫn có chiều dài l mang dòng điện i đặt vuông góc trong từ trường có từ
cảm B , nó sẽ chịu một lực điện từ F tác dụng:

F = l.i.B  F = l.i.B
Nếu dây dẫn đặt không vuông góc với đường sức từ thì:
F = l.i.B.sin 
Trong đó:
• i: Dòng điện (A)
• F: Lực điện từ (N)
•  : Góc tạo giữa các vectơ i và B
- Chiều của lực điện từ được xác định bằng quy tắc bàn tay trái: Đặt bàn tay trái sao
cho các đường sức từ hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa
hướng theo chiều dòng điện thì ngón tay cái choãi ra 90° chỉ chiều của lực điện từ.

Hình 3: Minh họa định luật lực điện từ

6
2.1.4 Định luật mạch từ:
-Mạch từ là tập hợp các vật hay các miền không gian trong đó tập trung từ trường (tức
là ngoài miền đó, từ trường có cường độ nhỏ không đáng kể).
-Mạch từ là mạch khép kín dùng để dẫn từ thông. Định luật mạch từ là định luật dòng
điện toàn phần áp dụng vào mạch từ. Nội dung của định luật dòng điện toàn phần như
sau:

Hình 4: Minh họa định luật dòng điện toàn phần

- Nếu vectơ H là vectơ cường độ từ trường do một tập hợp dòng điện

𝑖1 , 𝑖2 , … , 𝑖𝑘 , … , 𝑖𝑛 . tạo ra và nếu C là một đường cong kín bao


quanh chúng thì:

-Dấu của ik xác định theo quy tắc vặn nút chai: Quay cái vặn nút chai theo chiều dl ,
chiều tiến của vặn nút chai trùng với chiều dòng điện ik thì dòng điện ik mang dấu
dương, còn ngược lại lấy dấu âm.
Nhận xét (Tổng quát) :Mạch từ gồm m đoạn ghép nối tiếp định luật mạch từ được
viết
𝒏 𝒎

∑ 𝑯𝒌 𝒍𝒌 = ∑ ±𝑵𝒋 𝒊𝒋
𝒌=𝟏 𝒋=𝟏

7
Trong đó: Dòng điện 𝑖𝑗 nào có chiều phù hợp với từ thông  đã chọn theo qui tắc
vặn nút chai mang dấu (+) và ngược lại thì mang dấu (-).
- k: chỉ số tên đoạn của mạch từ
- j: chỉ số tên cuộn dây dòng điện.

2.1.5. Hiện tượng dòng điện xoáy:


- Khi từ thông qua khối kim loại biến thiên, trong nó sẽ xuất hiện một sức điện động
cảm ứng. Do khối kim loại là một vật dẫn điện nên suất điện động này sẽ tạo ra dòng
điện chạy kín trong mạch vật dẫn. Ta gọi là dòng điện xoáy hay dòng điện Fuco.
- Dòng điện xoáy chạy trong khối kim loại sẽ tỏa nhiệt và gây tổn hao. Có hai trường
hợp xảy ra:
• Tổn hao dòng điện xoáy gây ra trong mạch từ của máy điện, khí cụ làm nóng máy và
tổn hao năng lượng. Do đó phải hạn chế dòng điện này. Trong kỹ thuật điện người ta
hạn chế nó bằng việc chế tạo mạch từ bằng các lá thép kỹ thuật điện mỏng, được sơn
cách điện và ghép lại với nhau.
• Người ta có thể sử dụng dòng xoáy để tạo ra các nguồn nhiệt. Ví dụ: lò cảm ứng hay
lò cao tần dùng trong luyện kim.

2.2 MÁY BIẾN ÁP CÁCH LY 1 PHA:

2.2.1 Khái niệm:


- Máy biến áp cách ly 1 pha là thiết bị điện từ tĩnh dùng để biến đổi điện áp của dòng
xoay chiều 1 pha từ cấp điện áp này sang cấp điện áp khác mà vẫn giữ nguyên tần số.

2.2.2 Cấu tạo:


Máy biến áp cách ly có cấu tạo gồm 2 bộ phận chính là:
- Lõi thép của máy biến áp.
- Dây quấn máy biến áp, dây quấn gồm 2 phần:
• Cuộn dây quấn sơ cấp.
• Cuộn dây quấn thứ cấp.
Ngoài ra còn có các phần khác như vỏ, lớp cách điện, …

2.2.3 Nguyên lý hoạt động:

8
Trong máy biến áp cách ly có 2 cuộn dây: cuộn sơ cấp N1 và thứ cấp N2:
- Khi ta nối cuộn sơ cấp với nguồn điện xoay chiều U1 thì sẽ xuất hiện dòng điện i1
chạy trong dây quấn N1. Dòng điện i1 sinh ra từ thông chạy trong lõi thép. Từ thông
này sẽ móc vòng qua 2 cuộn dây được gọi là từ thông chính.
- Theo định luật cảm ứng điện từ, từ thông khi biến thiên sẽ xuất hiện suất điện động
cảm ứng e1 (phía sơ cấp) và e2 (phía thứ cấp).
- Khi máy làm việc ở chế độ không tải thì khi đó từ thông chỉ do dòng điện sơ cấp sinh
ra. Khi máy biến áp làm việc ở chế độ có tải dưới tác động của sức điện động e2 thì có
dòng điện i2 ra tải khi đó từ thông chính do cả 2 dòng điện i1 và i2 sinh ra.
- Nếu MBA có: U1 > U2, N1 > N2 => MBA hạ áp.
- Nếu MBA có: U1 < U2, N1 < N2 => MBA tăng áp

2.2.4 Ứng dụng:

- Trong biến áp cách ly 1 pha, bất kỳ điểm nào trên cuộn thứ cấp đều có chỉ số hiệu
điện thế bằng 0 so với mặt đất. Do đó, khi vô tình chạm vào nguồn hạ áp hay vỏ của
thiết bị chúng ta sẽ không bị điện giật.
- Bên cạnh đó, các bộ nguồn xung cũng sử dụng biến áp cách ly để cô lập nguồn điện
cao áp nắn từ điện lưới với các mức điện áp ngã ra nên có thể chống giật cho các mạch
điện và các thiết bị mà nó cung cấp. Một trong những ứng dụng phổ biến của máy tính
cách ly mà chúng ta thường thấy đó là mạch nguồn máy tính và tivi.
- Ngoài ra, máy biến áp cách ly 1 pha có tính năng chống giật còn được sử dụng như
một giải pháp an toàn tuyệt đối cho hệ thống máy ATM, máy bán hàng tự động, màn
hình quảng cáo LCD, hệ thống âm thanh và một số thiết bị rò rỉ điện khác. Đặc biệt,
máy biến áp hạ áp loại cách ly điện thường được dùng nhiều trong các nhà máy sản
xuất có thiết bị máy móc điện nhập ngoại.
- Máy biến áp cách ly 1 pha có ưu điểm là trở kháng thấp, sử dụng màn chắn tĩnh điện
giữa hai lớp sơ cấp và thứ cấp để giảm tiếng ồn. Vỏ bao bằng nhôm giúp hấp thụ và và
tiến hành triệt tiêu song RF, ổ cắm đôi đa năng sử dụng vật liệu đồng đàn hồi nhằm
giảm trở kháng tiếp xúc.
9
2.3 ĐỘNG CƠ ĐIỆN MỘT CHIỀU (DC)

2.3.1 Khái niệm


-Động cơ một chiều DC( DC là từ viết tắt của "Direct Current Motors") là động cơ
điều khiển bằng dòng có hướng xác định hay nói dễ hiểu hơn thì đây là loại động cơ
chạy bằng nguồn điện áp DC - điện áp 1 chiều.

Hình 1. Động cơ điện một chiều DC

2.3.2 Cấu tạo


Động cơ điện một chiều gồm 2 phần : phần tĩnh và phần quay.

Hình 2.Cấu tạo động cơ điện 1 chiều

2.3.3 Phần tĩnh (stator) hay phần cảm :


1. Phần tĩnh là phần đứng yên gồm: vỏ máy (gông từ), (phần cảm) bên trong có
gắn cực từ chính và cực từ phụ:

10
+ Cực từ chính: Vĩ thép được ghép bởi các lá thép kỹ thuật điện (tôn silic) dày 0,5 - 1
mm và dây quấn kích từ lồng ngoài lõi sắt cực từ. Cực từ chính tạo nên từ trư ng chính
trong máy. Mặt cực giữ dây quấn và phân bố từ trư ng trên bề mặt phần cứng. Cực từ
gắn lên vỏ máy bằng bu lông hoặc đinh vít. Dây quấn kích từ là dạy đồng, các cuộn
dây kích từ đặt trên các cực từ này được nối tiếp với nhau.

Hình 3.Cấu tạo phần stator máy điện 1 chiều


+ Cực từ phụ: các cực từ phụ được đặt xen kẽ giữa các cực từ chính để hạn chế tia lửa
điện và cải thiện đổi chiều. Lõi thép cực từ phụ thư ng làm bằng thép đúc, dây quấn
bằng đồng bọc cách điện, mắc nối tiếp với dây quấn phần ứng.
+ Gông từ (vỏ máy): dùng để gắn các cực từ, làm mạch từ nối liền các cực từ. Do vậy
vỏ máy được dẫn từ, đây là điểm khác biệt với vỏ máy của máy điện xoay chiều.
+ Trong các loại máy điện công suất lớn, gông từ thư ng làm bằng thép đúc, máy điện
công suất nhỏ và vừa thư ng dùng thép tấm dày uốn và hàn lại, có khi máy nhỏ dùng
gang làm vỏ máy.
+ Các bộ phận khác: nắp máy và cơ cấu chổi than (gồm: chổi than đặt trong hộp chổi
than, giá chổi than)
2. Phần quay (Rotor) hay phần ứng:
Phần ứng gồm trục, lõi thép, dây quấn phần ứng, cổ góp.

11
Hình 4.Cấu tạo phần Rotor động cơ điện 1 chiều

+ Lõi thép gồm các lá thép kỹ thuật điện ghép lại, hình trụ, trên bề mặt lõi thép (dọc
theo đường sinh) người ta dập rãnh để đặt dây quấn gọi là dây quấn phần ứng.
+ Dây quấn phần ứng thư ng làm bằng dây đồng tròn hoặc dẹp, các đầu dây của các
phần tử dây quấn (bối dây) được gộp lại tại cổ góp.
+ Cổ góp (vành đổi chiều): cổ góp gồm các phiến góp làm bằng đồng, giữa các phiến
góp cách điện với nhau bởi mica và cổ góp cũng được cách điện với trục rotor bằng
ống phíp. Nhiệm vụ của cổ góp điện là chỉnh lưu sức điện động xoay chiều thành sức
điện động một chiều trên các chổi than, chổi than tiếp xúc (tì lên) cổ góp để lấy điện ra
ngoài hoặc đưa nguồn điện một chiều vào trong dây quấn phần ứng.

Hình 5:Kết cấu phía cổ góp máy điện 1 chiều


+ Các bộ phận khác:
- Cánh quạt: làm nguội máy
- Trục máy

2.3.4 Nguyên lý làm việc của động cơ điện một chiều.


Stator của đọng cơ điện 1 chiều thường là 1 hay nhiều cặp nam châm vĩnh cửu, hay
nam châm điện, rotor có các cuộn dây quấn và được nối với nguồn điện một chiều,
một phần quan trọng khác của động cơ điện 1 chiều là bộ phận chỉnh lưu, nó có nhiệm
vụ là đổi chiều dòng điện trong khi chuyển động quay cuaur rotor là liên tục. Thông
thường bộ phận này gồm bộ cổ góp và một bộ c hổi than tiếp xúc với cổ góp.

12
Nếu trục của một động cơ điện một chiều được kéo bằng một lực ngoài, động cơ sẽ
hoạt động như một máy phát điện một chiều, và tạo ra một sức điện động cảm uwungs
Electromotive force (EMF). Khi vận hành bình thường, rotor khi quayy sẽ phát ra một
điện áp gọi là sức phản điện động counter-EMF (CEMF) hoặc sức điện động phản
kháng, vì nó đối kháng lại điện áp bên ngoài đặt vào động cơ. Sức điện động này
tương tự như sức điện động phát ra khi động cơ được sử dụng như một máy phát điện
(như lúc ta nối một điện trở tải vào đầu ra của động cơ, và kéo trục động cơ bằng một
ngẫu lực bên ngoài). Như vậy điện áp đặt trên động cơ bao gồm 2 thành phần: sức
phản điện động, và điện áp giáng tạo ra do điện trở nộ của các cuộn dây phần ứng.
Dòng điện chạy qua động cơ được tính theo biểu thức sau:

Công suất cơ mà động cơ đưa ra được, được tính bằng:

P=I.Uphản điện động

2.3.5 Đảo chiều động cơ


Khi ta cấp điện thế dương (+) vào một cực của động cơ và cấp điện thế âm (-) vào
cực còn lại thì động cơ sẽ quay theo một chiều cố định. Và khi ta cấp điện thế
ngược lại, đảo chiều dương âm thì động cwo sẽ quay theo chiều ngược lại.

Cụ thể như sau, để đảo chiều quay của động cơ điện một chiều, ta có các cách sau:

13
• Đảo chiều từ thông kích từ (đảo chiểu dòng điện phần cảm). Để thực hiện
với động cơ kích từ đọc lập và song song vì mạch từ công suất nhỏ.
• Đảo chiều dòng điện phần ứng.

2.3.6 Ứng dụng


Trong các khu công nghiệp, động cơ điện 1 chiều có thẻ được điều chỉnh với tốc
độ nhất định trọng một phạm vi rộng và nó được sử dụng ở nơi yêu cầu moment
khởi động lớn.

2.4 MỘT SỐ THIẾT BỊ KHÁC

2.4.1 Mạch nguồn AC/DC


Thông số kỹ thuật:

Mạch sử dụng IC giảm áp 7812 và 7912

- Điện áp ngõ vào: AC 12V đôi từ biến thế

- Điện áp ngõ ra: DC + -12V

- Dòng điện ngõ ra 1A

14
2.4.2 Mạch cầu H – L298

Mạch điều khiển động cơ DC L298 có khả năng điều khiển 2 động cơ DC, dòng tối đa
2A mỗi động cơ, mạch tích hợp diod bảo vệ và IC nguồn 7805 giúp cấp nguồn 5VDC
cho các module khác (chỉ sử dụng 5V này nếu nguồn cấp <12VDC).

Mạch điều khiển động cơ DC L298 dễ sử dụng, chi phí thấp, dễ lắp đặt, là sự lựa chọn
tối ưu trong tầm giá.

Thông số kỹ thuật:

IC chính: L298 - Dual Full Bridge Driver


Điện áp đầu vào: 5~30VDC
Công suất tối đa: 25W 1 cầu (lưu ý công suất = dòng điện x điện áp nên áp cấp vào
càng cao, dòng càng nhỏ, công suất có định 25W).
Dòng tối đa cho mỗi cầu H là: 2A
Mức điện áp logic: Low -0.3V~1.5V, High: 2.3V~Vss
Kích thước: 43x43x27mm

15
CHƯƠNG 3: THỰC HIỆN TÍNH TOÁN, THI CÔNG VÀ
HOÀN CHỈNH MÔ HÌNH
3.1. TÍNH CHỌN THÔNG SỐ CHO MÁY BIẾN ÁP

• Công suất của máy biến áp cách li khi cấp nguồn cho động cơ DC 12V, 5A

• Chọn lõi thép 2.8*5.0 suy ra a=2.8 mm, b=5.0 mm


• Tiết diện lõi thép
S = a  b = 2.8  5.0 = 14 ( cm2)
• Số vòng dây quấn tạo ra một vôn suất điện động
45 45
Nv = = = 3.214 (vòng/volt)
B  S 114
• Số vòng dây sơ cấp
N1 = Nv U1 = 3.124 110 = 354 (vòng)
• Số vòng dây thứ cấp
Do sử dụng máy biến áp với công suất 180 VA nên độ bù trừ ∆U2=4%, thứ cấp máy
biến áp có hai ngõ ra tương ứng U21, U22 nên ta phải bù trừ số vòng dây sao cho hợp lí
nhất để các cấp đầu ra không bị sụt áp
• Điện áp bù trừ dây thứ cấp
(U 21  U 2 %) 12  4
U 21 = = = 0.8 (V)
P 60
• Điện áp bù trừ thứ cấp
(U 22  U 2 %) 36  4
U 22 = = = 2.4 (V)
P 60
• Số vòng dây cuộn thứ cấp N21
N21 = NV  (U 21 + U 21 ) = 3.214  (12 + 0.8) = 41 (vòng)
• Số vòng dây cuộn thứ cấp N22
N22 = NV  (U 22 + U 22 ) = 3.214  (36 + 2.4) = 123 (vòng)
• Ta chọn mật độ dòng J=5A/mm2 và hiệu suất H=85%
• Tiết diện dây sơ cấp được tính theo mật độ dòng J:

P 60
S1 = = = 0.128 (mm2)
H  U1  J 0.85 110  5
• Tiết diện dây thứ cấp

16
S2 x U1
=H
S1 U2x
Suy ra
0.85 110  0.385
S21 = = 3 (mm2)
12
0.85 110  0.385
S22 = = 1 (mm2)
36
• Đường kính dây quấn sơ cấp có them lớp cách điện
Dcd 1 = 1.13  S1 + 0.05 = 0.45 (mm)
• Đường kính dây quấn thứ cấp có them lớp cách điện
Dcd 21 = 1.13  S21 + 0.05 = 2 (mm)

Dcd 22 = 1.13  S22 + 0.05 = 1.18 (mm)


Ta chọn dây thứ cấp 0,12mm
• Số lá thép cần 50/0.5 =100

3.2 CÁC BƯỚC QUẤN DÂY CHO MÁY ĐIỆN CÁCH LY.
Bước 1: Ta chọn khung 2.8x5.0. Ta dùng dao rọc giấy cạo sạch các vị trí nhấp nhô để
khi quấn dây sẽ không bị ma sát với nhũng vị trí đó làm cho mất lớp cách điện.

17
Bước 2: Ta dùng băng keo giấy quấn hết mặt của lõi khung.

Bước 3: Ta bắt đầu quấn cuộn dây sơ cấp trước có d=0,75 như đã tính ta quấn 354
vòng.Đầu tiên ta lấy sợi dây đầu tiên ra làm dây 0 vôn ra ở bên tay trái khi quấn dây
vào khe hở ngoài cùng của khung.Cứ 2 lớp ta quấn 1 lớp giấy cách điện lấy băng keo
giấy để cố định lớp quấn đó.

Bước 4 : Khi quấn xong 354 vòng ta lấy 1 sợi dây ra vào khe hở thứ 3 tính từ sợi dây
0 vôn cùng phía với sợi dây không . rồi quấn 1 lớp cách điện.

Bước 5 : Ta bắt đầu quấn dây thử câp có d=2 theo tính tóan thì số vòng dây sơ cấp
12V là 41 vòng và 36V là 123 vòng.

18
Bước 6 : Ta cũng lấy 1 sợi dây làm dây 0V lấy vào khe hở ngoài cùng của khuôn cùng
phía nhưng bên sau so với khe hở của dây sơ cấp.Rồi bắt đầu quấn tới số vòng đã tính
12V là 41 vòng thì gấp đôi dây lại lấy ra khe hở thứ 3 tính từ dây 0V thứ cấp rồi để
dây lại vị trí ban đầu khi lấy dây 12V ra rồi quấn tiếp.Lấy băng keo giấp dán đường đi
ra của dây 0V. Rồi quấn tới 123 vòng thì ta tiếp tục lấy sợi dây ra khe thư 5 tính từ dây
0V thứ cấp.

Bước 7:Sau khi quấn xong hết.Ta lấy giấy cách điện bọc 1 lớp rồi quấn băng keo giấy
2 lớp .

Bước 8: Ta đo những sợi dây lấy ra vừa khớp với chiều dài b của khung dây. Với dây
12V thì ta cắt sợi dây đôi thành 2 sợi. Rồi cạo sạch cỡ 1cm của các sợi dây để hàn chì
với dây điện để loại bỏ lớp cách điện để hàn nó sẽ chắc chắc hơn.

19
Bước 9: Ta chọn 5 sợi dây . Tuốt lớp vỏ rồi hàn dây với các sợi dây đã cạo sạch lớp
cách điện.Sau khi hàn xong ta lấy dây gien luồn qua hết vị trí hàn và dây đồng và luồn
dây cao su rồi hơ lửa để cao su nó teo lại làm cho cầu nối chắc chắc .

Bước 10 : Sau khi hoàn thành bước 9 ta lấy băng keo màu quấn 1-2 lớp quấn cả dây
quấn . Rồi bắt đầu ta cho các lá sắt EI vào lõi của khung. Ta cho các lá E xen kẽ nhau
sao cho nó khít nhau không có khe hở rồi cho từng lá I vào giống lá E. Xong gắn bạt
vào. Thế là xong quấn biến áp.

20
Các Chú ý:
+ Cứ 2 lớp ta phải quấn 1 lớp giấy cách điện. giữa dây sơ cấp và thứ cấp phải có 1
lớp giấy cách điện.
+ Khi lấy dây ra ngoài khe hở phải lầy từ đầu khe hở bên phải rồi mới cho qua khe
hở bên phải. Đường dây đó lấy băng keo giấy bịt kín.

3.3 BẢNG SO SÁNH SỐ LIỆU THỰC TẾ VÀ SỐ LIỆU LÝ THUYẾT

Số liệu lý thuyết Số liệu thực tế


12V 12.34V
36V 37.35V
110V 115.1V

21
22
Nhận xét:
- Dây sơ cấp thực tế có số vôn hơn 5,1V so với tính toán.
- Dây thứ cấp lý thuyết 12V khi thực tế là 12.34V hơn 0.34V
- Dây thứ cấp lý thuyết 36V khi thực tế là 37.35 hơn 1.35V
- Về sau sẽ có sụp áp nên điện áp thứ cấp như trên là ổn

3.4. ĐIỀU KHIỂN ĐỘNG CƠ DC

3.4.1. Thông số cơ bản của động cơ DC.


Động cơ DC 380 12V / motor DC RS380PH
Thông số kỹ thuật:
- Điện áp hoại động: 12VDC
- Dòng khởi động: 5A
- Tốc độ không tải ở điện áp 12VDC: 25000 vòng/ phút
- Dòng không tải: 1A
- Đường kính trục : 2 mm
- Chiều dài trục : 13 mm
- Đường kính động cơ : 27.5 mm
- Chiều dài động cơ không trục : 37.5 mm

23
3.4.2. Sơ đồ cấp nguồn từ máy biến áp vào động cơ.

3.4.3. Nguyên lí hoạt động của mạch

Ta cấp dòng điện xoay chiều có điện áp 110V vào cuộn sơ cấp của máy biến áp cách
li, cuộn thứ cấp của máy biến áp cho ra dòng điện xoay chiều với 2 giá trị điện áp 12V
và 36V. Tiếp đó dòng điện đi qua mạch chuyển đổi nguồn đôi AC-DC biến dòng điện
xoay chiều thành dòng điện một chiều, lúc này dòng điện một chiều có dạng sóng sin
không bằng phẳng nên ta cho nó chạy vào tụ điện để làm dòng điện bằng phẳng hơn.
Sau đó dòng điện tiếp tục đi tới mạch cầu H, tùy theo vị trí mà công tắc đảo chiều
đang đóng mà dòng điện sẽ được cho đi qua diode 1 – diode 4 hoặc diode 2 – diode 3
để động cơ quay theo chiều thuận hoặc theo chiều ngược.

3.5. KẾT LUẬN


Xã hội không ngừng phát triển sinh hoạt của người dân không ngừng được nâng
cao nên cần lượng điện năng lớn cũng như yêu cầu sử dụng nhiều loại máy điện
mới để phục vụ sản xuất. Tốc độ phát triển sản xuất của một nước đòi hỏi một tốc
độ phát triển tương ứng của ngành công nghiệp điện lực. Thường tốc độ này phát
triển cao hơn 20% tốc độ phát triển của nền sản xuất, do đó ngành chế tạo máy
điện cần có những yêu cầu cao hơn về mặt số lượng, chất lượng và chủng loại. Ta

24
biết rằng đối với máy điện có công suất càng lớn thì giá thành trên một đơn vị công
suất càng hạ nên máy điện có xu hướng sản xuất ngày càng lớn. Hiện tại các máy
phát nhiệt điện có công suất sản xuất đơn chiếc 1÷1,5 triệu KW và máy phát thuỷ
điện đạt 70÷80 vạn KW.Do vậy ngành công nghiệp chế tạo máy biến áp cũng cần
có sự phát triển tương ứng. Máy biến áp điện lực là một bộ phận rất quan trọng
trong hệ thống tải điện. Việc truyền tải điện năng đi xa từ nhà máy điện đến phục
vụ sinh hoạt cũng như sản xuất công nghiệp cần phải trải qua 4÷5 lần tăng giảm
điện áp. Hiệu suất của máy biến áp rất lớn (98÷99%) nhưng do số lượng máy biến
áp lớn nên tổng tổn hao trong hệ thống rất đáng kể vì thế phải chú ý đến vấn đề
giảm tổn hao, nhất là tổn hao không tải máy biến áp. Để giải quyết vấn đề này hiện
nay trong công nghiệp sản xuất máy biến áp người ta sử dụng chủ yếu thép cán
nguội, có suất tổn hao và công suất từ hoá thấp, mặt khác còn thay đổi kết cấu
mạch từ một cách thích hợp như ghép mỗi nối nghiêng các lá tôn, tự động ủ lắp ráp
v.v...Nhờ vậy mà công suất và hiệu suất tăng lên. Máy biến áp ba nói chung và
máy biến áp điện lực một pha nói riêng có ứng dụng rất rộng rãi nên đặt ra vấn đề
phải cải tiến công nghệ nhằm tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao hơn, giá
thành rẻ hơn và thích hợp với sinh hoạt cũng như sản xuất. Vì vậy đặt ra yêu cầu
phải tìm ra phương án thiết kế tốt nhất. Qua đồ án này chúng em hiểu hơn về máy
biến áp cách li . Hiểu rõ cách quấn máy biến cách ly. Hiểu về nguyên lý hoạt động
của nó cũng như làm thể nào để nó chuyển từ điện áp cao về điện áp thấp. Hiểu về
cách tính máy biến áp và cách lựa chọn vật tư sao cho phù hợp với nhu cầu của
mình.Hiểu hơn về các mạch linh kiện điện tử và cách tạo ra các mạch điện tử .
Hiểu cách đảo chiều động cơ cũng như cách chuyển AC-DC. Và hiểu các vấn đề
xảy ra khi quấn biến áp.
Nhóm Em xin chân thành cảm ơn!

25
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Vũ Gia Hanh (2005) , Máy điện tập 1, Nhà xuất bản khoa học và kỹ
thuật, Hà Nội.

26

You might also like