You are on page 1of 16

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO PLCTECH

NỘI DUNG KHÓA ĐÀO TẠO CƠ BẢN SIEMEN

1. Tổng quan về PLC Siemens

Siemens chính thức có mặt tại Việt Nam vào năm 1993, chuyên cung cấp

các dịch vụ và sản phẩm công nghệ điện, điện tử. Trong đó, PLC Siemens đã

trở thành một dấu ấn trong lĩnh vực tự động hóa công nghiệp Việt Nam. Nổi

tiếng với các dòng sản phẩm PLC như: Logo, S7-200, S7-1200, S7-300, S7-

1500, S7-400 Series (hiện tại dòng S7-1200 là dòng nâng cao và đang thay thế

dòng S7-200).

1.1 PLC Logo Siemens

Logo được biết đến như người “anh cả” của gia đình PLC Siemens. Tuy ra

đời từ rất sớm nhưng đến nay dòng sản phẩm Logo vẫn còn được sản xuất và được

ứng dụng rất rộng rãi trong những lĩnh vực nhỏ.

Hình 1.3: PLC Logo Siemens

1.2 PLC S7 200

PLC Siemens S7-300 là thiết bị điều khiển logic khả trình cỡ trung bình,

thường được dùng trong các ứng dụng vừa và lớn. Nó được thiết kế dựa trên tính

Khóa đào tạo PLC Siemens cơ bản Page 1


TRUNG TÂM ĐÀO TẠO PLCTECH

chất của PLC S7-200 và bổ sung các tính năng mới. PLC Siemens S7-300 được

xây dựng theo cấu trúc module sắp xếp trên các thanh rack.

Hình 1.4: PLC S7 200

1.3 PLC S7 300, S7 400

Nói đến PLC S7 300 – S7 400 thì đây là các dòng sản phẩm “cao cấp” của

Siemens. Hai dòng sản phẩm này tuy đã có mặt trên thị trường rât lâu nhưng đến

ngày nay vẫn được sản xuất. Cấu tạo chắc chắn, làm được trong nhiều môi trường

khắc nghiệt khác nhau, khả năng mở rộng lớn với nhiều module được phát triển.

Hình 1.5: PLC S7 300

1.4 PLC S7 1200

Bộ điều khiển cơ bản SIMATIC S7 1200 là lựa chọn lý tưởng khi thực hiện

linh hoạt và hiệu quả các tác vụ tự động hóa trong phạm vi hiệu suất thấp đến trung

bình. Chúng có một loạt các chức năng công nghệ và IO tích hợp cũng như thiết kế

đặc biệt nhỏ gọn và tiết kiệm không gian.

Khóa đào tạo PLC Siemens cơ bản Page 2


TRUNG TÂM ĐÀO TẠO PLCTECH

Hình 1.6: PLC S7 1200

1.5 PLC S7 1500

PLC S7 1500 được xem như người “em út” trong gia đình PLC Siemens.

Tuy có tuổi đời không bằng các đàn anh nhưng S7 1500 được tích hợp trong mình

nhiều ưu việt nổi trội mà các đàn anh không có được.

PLC S7 1500 có thể lập trình trực tiếp trên màn hình thiết bị hoặc lập trình

qua TIA Portal. PLC S7 1500 kế thừa đàn anh S7 1200 khả năng truyền thông

tuyệt vời và được tích hợp với MindSphere ( Tính đến hiện tại chỉ có S7 1500 mới

làm được ).

Hình 1.7: PLC S7 1500

Khóa đào tạo PLC Siemens cơ bản Page 3


TRUNG TÂM ĐÀO TẠO PLCTECH

2 Phần mềm TIA PORTAL.

2.1 Giới thiệu về phần mềm TIA PORTAL

Được thiết kế với giao diện thân thiện người sử dụng, TIA Portal thích hợp cho

cả những người mới lẫn những người nhiều kinh nghiệm trong lập trình tự động

hóa. Là phần mềm cơ sở cho các phần mềm dùng để lập trình, cấu hình, tích hợp

các thiết bị trong dải sản phẩm Tích hợp tự động hóa toàn diện (TIA) của Siemens.

Ví dụ như phầm mềm mới Simatic Step 7 V11 để lập trình các bộ điều khiển

Simatic, Simatic WinCC V11 để cấu hình các màn hình HMI và chạy Scada trên

máy tính.

2.2 Nạp chương trình mẫu cho PLC S7-1200.

Click mở file “TIA Portal V11” trên Desktop của máy tính:

- Click vào “Create new project”


- Project name: Tên của chương trình cần lưu
- Path: Chọn đường dẫn để lưu chương trình
- Click vào “Create”:

Khóa đào tạo PLC Siemens cơ bản Page 4


TRUNG TÂM ĐÀO TẠO PLCTECH

Click vào “Configure a device”:

Click vào “Add new device”:

Click PLC/Simatic S7-1200/CPU/”CPU 1214C DC/DC/DC”/6ES7 214-1AG31-


0XB0

Khóa đào tạo PLC Siemens cơ bản Page 5


TRUNG TÂM ĐÀO TẠO PLCTECH

Click “Add”

Với giao diện ban đầu như sau:

Khóa đào tạo PLC Siemens cơ bản Page 6


TRUNG TÂM ĐÀO TẠO PLCTECH

- “1”: Tên của chương trình lưu ban đầu

- “2”: Device configuration: Cấu hình thêm phần cứng

- “3”: Main [OB1]: Nơi viết chương trình OB1

- “4”: Download tất cả cấu hình phần cứng và phần mềm cho PLC S71200

- “5”: Upload tất cả cấu hình phần cứng và phần mềm cho PLC S7-1200

- “6”: Điều khiển PLC Run

- “7”: Điều khiển PLC Stop

- “8”: Chức năng cài đặt các thông số của cổng mạng

- “9”: Cài đặt địa chỉ ngõ vào ra số, tương tự, bộ đếm tốc độ cao…

Click vào cổng RJ45 Trên hình PLC S7-1200 trên máy tính để nhập địa

chỉ IP cần nạp chương trình xuống. Sao cho địa chỉ IP này trùng với địa chỉ IP

lúc cài đặt cho PLC ở phần Set địa chỉ IP. Lúc trước ta set là: “192.168.137.35”

Khóa đào tạo PLC Siemens cơ bản Page 7


TRUNG TÂM ĐÀO TẠO PLCTECH

Click vào biểu tượng Download để nạp chương trình phần cứng cho PLC

S7-1200:

- “Type of the PG/PC interface”: PN/IE

“PG/PC interface”: Chọn Card mạng trùng với card mạng của máy tính ta đã tra ở

phần manager device.

Click vào “Load”:

Khóa đào tạo PLC Siemens cơ bản Page 8


TRUNG TÂM ĐÀO TẠO PLCTECH

Click “Finish”:

3. Các kiểu đấu dây tín hiệu PLC

Có 2 kiểu đấu dây tín hiệu ngõ vào, ra PLC theo 2 kiểu Sink và Source.

- Sink input : Chân chung (COM) đấu 0V

- Source input : Chân chung (COM) đấu 24V

3.2 Đấu nối PLC kiểu Sink.

Kiểu đấu dây PLC kiểu Sink là kiểu đấu nối các thiết bị ngoại vi (nút nhấn,

khóa chuyển mạch, công tắc hành trình, cảm biến, cuộn hút, đèn báo, van khóa….)

trả về đầu vào 24V tới bộ điều khiển PLC và PLC xuất ra đầu ra 24V. Đồng thời

đấu nối chân chung (COM) đầu vào, đầu ra của PLC với 0V. Khi đó bộ điều khiển

PLC sẽ nhận được tín hiệu đầu vào và điều khiển đầu ra để giải quyết bài toán cụ

thể.

Khóa đào tạo PLC Siemens cơ bản Page 9


TRUNG TÂM ĐÀO TẠO PLCTECH

 Đấu nối ngõ vào PLC kiểu Sink.


Đấu các thiệt bị ngoại vị (nút nhấn, chuyển mạch, công tắc hành trình, cảm

biến,…) trả tín hiệu về PLC dạng Source(24V).

Đấu chân 1M(COM) của PLC dạng Sink(0V).

Kiểu đấu Source thường dùng cho các loại cảm biến loại PNP

Hình 1.5: Đấu dây đầu vào kiểu Source



Hình 1.3: Đấu dây đầu vào kiểu Sink

 Đấu nối ngõ ra PLC kiểu Sink.


Đấu các thiệt bị ngoại vị (cuộn hút, các van đóng mở, đèn báo tín hiệu) lấy

tín hiệu từ PLC dạng Source(0V).

Đấu chân 1M(COM) của PLC dạng Sink(24V).

Hình 1.4: Đấu dây đầu ra kiểu Sink

Khóa đào tạo PLC Siemens cơ bản Page 10


TRUNG TÂM ĐÀO TẠO PLCTECH

3.2 Đấu nối PLC kiểu Source.

Kiểu đấu dây PLC kiểu Sink là kiểu đấu nối các thiết bị ngoại vi (nút nhấn,

khóa chuyển mạch, công tắc hành trình, cảm biến, cuộn hút, đèn báo, van khóa….)

trả về đầu vào 0V tới bộ điều khiển PLC và PLC xuất ra đầu ra 0V. Đồng thời đấu

nối chân chung (COM) đầu vào, đầu ra của PLC với 24V. Khi đó bộ điều khiển

PLC sẽ nhận được tín hiệu đầu vào và điều khiển đầu ra để giải quyết bài toán cụ

thể.

 Đấu dây ngõ vào PLC kiểu Source.


Đấu các thiệt bị ngoại vị (nút nhấn, chuyển mạch, công tắc hành trình, cảm

biến,…) trả tín hiệu về PLC dạng Sink(0V).

Đấu chân 1M(COM) của PLC dạng Source(24V).

Kiểu đấu sink thường dùng cho các loại cảm biến loại NPN

Hình 1.5: Đấu dây đầu vào kiểu Source

Khóa đào tạo PLC Siemens cơ bản Page 11


TRUNG TÂM ĐÀO TẠO PLCTECH

 Đấu dây ngõ ra PLC kiểu Source.


Đấu các thiệt bị ngoại vị (cuộn hút, các van đóng mở, đèn báo tín hiệu) lấy

tín hiệu từ PLC dạng Sink(0V).

Đấu chân 1M(COM) của PLC dạng Source(24V).

Hình 1.4: Đấu dây đầu ra kiểu Source

3.3 Những lưu ý trong quá trình đấu nối.

- Tuân thủ tuyệt đối an toàn trong quá trình đấu nối thiết bị

- Nên sử dụng màu dây theo chuẩn IEC để tránh nhầm lẫn trong quá trình

đấu nối.

- Nếu PLC đấu kiểu Sink (Tức chân 1M nối (-) thì thiết bị ngoại vi

(Sensor,Switch,…) Phải đấu kiểu Source (Trả về PLC 24V)

- Cùng 1 PLC thì không có kiểu đấu 1 con sensor theo kiểu sink và 1 con

đấu theo kiểu Source.

Khóa đào tạo PLC Siemens cơ bản Page 12


TRUNG TÂM ĐÀO TẠO PLCTECH

3.4 Thực hành đấu nối với PLC 1214 AC/DC/Ryl.

Trước khi đấu nối PLC của bất kì hãng nào, chúng ta nên đọc trước sơ đồ đấu

nối của nó. Để tránh những sai sót và nhầm lẫn khi đấu nối thực tế.

Nếu mua mới bộ điều khiển PLC thì giấy hướng dẫn sơ đồ đấu nối sẽ kèm theo

trong hộp. Nếu mua cũ hoặc tận dụng lại từ dự án khác thì có thể nhìn vào mã kí

hiệu trên PLC để tra sơ đồ đấu nối trên internet.

 Đấu nối đầu vào cho PLC 1214 AC/DC/Ryl

Hình 2.5: Sơ đồ các chân của PLC 1214 AC/DC/Ryl

1. Nguồn vào AC : Điện áo từ 120÷240V


2. Chân L+ và M : Là nguồn nội của PLC
3. Chân 1M : Là chân chung (COM) Digital Input của PLC
4. I0.0÷I1.5 : Là 14 ngõ vào của PLC (Digital Input)
5. Chân 2M : Là chân chung (COM) Analog Input của PLC
6. AI 0,1 : Là 2 ngõ vào của PLC (Dilgital Output)
7. 1L và 2L : Là chân cung (COM) đầu ra của PLC
8. Q0.0÷Q1.1 : Là 10 ngõ ra của PLC (Relay)

Khóa đào tạo PLC Siemens cơ bản Page 13


TRUNG TÂM ĐÀO TẠO PLCTECH

4. Một số mạch điện thông dụng dung trong công nghiệp.

4.1 Đấu nối mạch luân phiên hai động cơ.

4.1.1 Sơ đồ đấu nối mạch luân phiên 2 động cơ.

Các kí hiệu có trong mạch :

+ CB : Aptomat nguồn tổng + ON,OFF : Nút nhấn Bật/Tắt DC

+ T1,T2 : Rơle thời gian T1,T2 +K : Rơle trung gian K

+ RN1,RN2 : Rơle nhiệt cho động cơ 1,2 + DC1,DC2: Động cơ 1,2

4.1.2 Nguyên lí hoạt động mạch luân phiên 2 động cơ.

Đóng Aptomat (CB) cho hệ thống sẵn sang, khi bấm nút ON thì cuộn K lập

tức có điện đóng tiếp điểm K. Khi đó cuộn hút K sẽ được duy trì theo đường tiếp

điểm thường đóng mở chậm T1 tiếp điểm K, đồng thời cấp điện cho cuộn dây

T1 của Rơle thời gian T1 và cuộn hút K1. Cuộn hút K1 có điện đóng tiếp điểm

mạch động lực K1 Động cơ 1 quay.

Khóa đào tạo PLC Siemens cơ bản Page 14


TRUNG TÂM ĐÀO TẠO PLCTECH

Sau một khoảng thời gian đặt T1, thì tiếp điểm thường đóng mở chậm T1 sẽ

mở ra ngắt điện toàn bộ cuộn hút K,K1,T1. Cuộn hút K1 mất điện mở tiếp điểm

mạch động lực K1  Động cơ 1 dừng. Đồng thời đóng tiếp điểm thường mở đóng

chậm T1 cấp điện cho cuộn dây của Rơle thời gian T2. Cuộn dây T2 có điện đóng

tiếp điểm thường mở của Rơle thời gian T2, duy trì trạng thái có điện cho cuộn dây

T2. Cùng lúc đó cuộn dây K2 có điện đóng tiếp điểm mạch động lực K2  Động

cơ 2 quay.

Sau một khoảng thời gian đặt T2, thì tiếp điểm thường đóng mở chậm T2 sẽ

mở ra ngắt điện toàn bộ cuộn hút ,K2,T2. Cuộn hút K2 mất điện mở tiếp điểm

mạch động lực K2  Động cơ 2 dừng. Đồng thời đóng tiếp điểm thường mở đóng

chậm T2 cấp điện cho cuộn hút K và cuộn dây T2. Quá trình lặp lại như cũ.

Khi muốn dừng động cơ ta bấm nút OFF thì ngắt điện tất cả mạch điều khiển

 Mở tất cả tiếp điểm mạch động lực K  Động cơ 1 và 2 dừng.

4.2 Đấu nối mạch điều khiển ON/OFF.

4.2.1 Sơ đồ đấu nối mạch điều khiển ON/OFF động cơ.

Khóa đào tạo PLC Siemens cơ bản Page 15


TRUNG TÂM ĐÀO TẠO PLCTECH

Các kí hiệu có trong mạch :

+ CB : Aptomat nguồn tổng + ON,OFF : Nút nhấn Bật/Tắt DC

+ RLN : Rơle nhiệt cho động cơ +K : Rơle trung gian K

+ DC1 : Động cơ

4.2.2 Nguyên lí hoạt động mạch điều khiển ON/OFF động cơ.

Đóng Aptomat (CB) cho hệ thống sẵn sàng, khi bấm nút ON thì cuộn K lập

tức có điện đóng tiếp điểm K. Khi đó cuộn hút K sẽ được duy trì có điện. Cuộn hút

K1 có điện đóng tiếp điểm mạch động lực K Động cơ 1 quay.

Khi muốn dừng động cơ ta bấm nút OFF thì cuộn K lập tức mất điện  Mở

tiếp điểm mạch động lực K  Động cơ 1 dừng.

Khóa đào tạo PLC Siemens cơ bản Page 16

You might also like