You are on page 1of 26

Chuyên đề 4:

TẬP HỢP ĐIỂM (QUỸ TÍCH)

I. NHỮNG ĐIỀU LƯU Ý


1. Định nghĩa tập hợp điểm (quỹ tích)
Một hình H được gọi là tập hợp điểm (quỹ tích) của những điểm M thỏa mãn tính
chất A khi nó chứa và chỉ chứa những điểm có tính chất A.
2. Phương pháp giải toán tập hợp điểm
Để tìm tập hợp các điểm M thỏa mãn tính chất A, ta thực hiện các bước sau :
Bước 1. Tìm cách giải
– Xác định các yếu tố cố định và không đổi.
– Xác định các điều kiện của điểm M.
– Dự đoán tập hợp điểm.
Bước 2. Trình bày bài giải
a) Phần thuận
Chứng minh M thuộc hình H.
Căn cứ vào các vị trí đặc biệt của M, chứng tỏ điểm M chỉ thuộc một phần B
của hình H (nếu được). Vẽ H, vẽ B.
b) Phần đảo
Lấy điểm M bất kì thuộc H (hoặc B), giả sử tính chất A gồm n điều kiện (1, 2, ...,
n).
Dựng một hình sao cho M’ thỏa mãn n – 1 điều kiện trong n điều kiện trên.
Chứng minh điểm M’ thỏa mãn điều kiện còn lại.
c) Kết luận
Tập hợp các điểm M là hình H (hoặc B).
Nêu rõ hình dạng và cách xác định hình H (hoặc B).
Chú ý
– Việc tìm ra mối liên hệ giữa các yếu tố cố định, không đổi với yếu tố chuyển
động là khâu chủ yếu giúp ta giải bài toán tập hợp điểm.
– Nếu bài toán chỉ yêu cầu “Điểm M chuyển động trên đường nào?” thì chỉ trình
bày các phần a), c).
– Giải bài toán tập hợp điểm thường tìm cách đưa về một trong các tập hợp điểm
cơ bản đã học.
– Để khỏi vẽ hình lại khi giải phần đảo, tên các điểm trong phần đảo vẫn giữ
nguyên như ở phần thuận.
– Trong trường hợp tập hợp điểm cần tìm chỉ là một phần B của hình H là tập hợp
điểm cơ bản, cần xác định phần B tức là chỉ rõ phần nào của hình H thỏa mãn
điều kiện của bài toán.
Có hai phương pháp để tìm phần B của hình H.
Phương pháp 1 : Phương pháp phần giao
Sau khi xác định được điểm M phải thuộc hình H là tập hợp điểm cơ bản, dựa
vào giả thiết bài toán xem điểm M phải thuộc miền nào của mặt phẳng. Phần
giao của hình H với miền này sẽ cho ta tập hợp điểm M.
Phương pháp 2 : Phương pháp vị trí giới hạn
Trong bài toán nếu ta có điểm A nào đó chuyển động kéo theo sự chuyển động
của điểm M cần tìm tập hợp điểm, thì từ các vị trí giới hạn của A ta tìm ra vị trí
tương ứng của M trên hình H.
Sau khi đã xác định được, tập hợp điểm M thuộc hình H là tập hợp điểm cơ bản.
3. Giải bài toán tập hợp điểm bằng phương pháp đại số
Một số bài toán về tập hợp điểm, để tìm được lời giải có khi phải sử dụng đến
phương pháp đại số như sau :
Chọn hệ trục tọa độ vuông góc Oxy. Gọi M(x; y) là điểm thuộc tập hợp điểm cần
tìm. Tìm hệ thức liên hệ giữa x và y, hệ thức này là phương trình của tập hợp điểm
M cần tìm.
Giả sử hệ thức đó là y = f(x) hoặc x = a
– Nếu f(x) = ax + b (a, b là hằng số) hoặc x = a thì M thuộc đường thẳng.
– Nếu f(x)  ax + b và x  a (a, b là hằng số) thì M thuộc đường cong.
4. Các tập hợp điểm cơ bản
a) Tập hợp điểm là “đường trung trực”
M
Tập hợp các điểm M cách đều hai
điểm phân biệt A, B cố định là đường
trung trực của đoạn thẳng AB.
Gọi tắt tập hợp điểm cơ bản này là
A B
“đường trung trực”.
b) Tập hợp điểm là “tia phân giác” y
Định lí :
M
Tập hợp các điểm M nằm trong góc z

O
x
xOy, khác góc bẹt và cách đều hai y
cạnh của góc xOy là tia phân giác của
góc xOy. M

Gọi tắt tập hợp điểm cơ bản này là “tia


x O x
phân giác”.
Hệ quả :
y
Tập hợp các điểm M cách đều hai
đường thẳng cắt nhau xOx và yOy là
bốn tia phân giác của các góc xOy,
xOy, xOy, xOy và bốn tia này tạo M
thành hai đường thẳng vuông góc với
nhau tại O.
c) Tập hợp điểm là “hai đường thẳng song song”
Định lí :
Tập hợp các điểm M cách một đường
b M
thẳng d cho trước một khoảng bằng a
(a > 0) cho trước là hai đường thẳng d
a
song song với đường thẳng d đã cho
a
và cách đường thẳng d một khoảng b
bằng a. M
Gọi tắt tập hợp điểm cơ bản này là “hai đường thẳng song song”.
d) Tập hợp điểm là “đường tròn” M
Định lí :
r
Tập hợp các điểm M cách điểm O cho
trước một khoảng cách không đổi (r > 0) là
O
đường tròn tâm O bán kính r.
Gọi tắt tập hợp điểm cơ bản này là “đường
tròn”.
M
e) Tập hợp điểm là “cung chứa góc”
Định lí :

Tập hợp các điểm M tạo thành với hai mút
của đoạn thẳng AB cho trước một góc
AM B có số đo không đổi  (0o <  < 180o) A B
là hai cung tròn đối xứng nhau qua AB.
Gọi tắt tập hợp điểm cơ bản này là “cung
chứa góc”.

Chú ý : Khi  = 90o, tập hợp các điểm M là đường tròn
đường kính AB. M
II. CÁC VÍ DỤ
VÍ DỤ 1 : Cho góc vuông xOy, điểm A cố định nằm ở trong góc xOy. Một góc
vuông quay xung quanh điểm A cắt các tia Ox ở B, cắt tia Oy ở C. Tìm tập hợp
các trung điểm M của đoạn thẳng BC.
Lời giải
a) Phần thuận : y
OBC có BOC = 90o, OM C
1 M1
là đường trung tuyến nên OM = BC.
2 M A

ABC có BAC = 90o, AM


1
là đường trung tuyến nên AM = BC.
2 O B M2 x
Suy ra OM = AM.
OM = AM và O, A cố định, do đó M thuộc đường cố định là đường trung trực
của đoạn thẳng OA.
Khi B  O thì M  M1 (M1 là giao điểm của đường trung trực OA với tia Oy).
Khi C  O thì M  M2 (M2 là giao điểm của đường trung trực OA với tia Ox).
Vậy M chuyển động trên đoạn thẳng M1M2 của đường trung trực của đoạn
thẳng OA nằm trong góc vuông xOy.
b) Phần đảo : Lấy M bất kì thuộc đoạn thẳng M1M2 ta có MO = MA. Vẽ đường
tròn (M, MO), đường tròn này qua A và cắt Ox tại B, cắt Oy tại C.
BOC = 90o  BC là đường kính của (M)  M là trung điểm của đoạn thẳng BC.
c) Kết luận : Tập hợp các trung điểm M của đoạn thẳng BC là đoạn thẳng M1M2
thuộc đường trung trực của đoạn thẳng OA nằm trong góc vuông xOy (M1 và
M2 lần lượt là giao điểm của đường trung trực của đoạn thẳng OA với các tia
Oy và Ox).
VÍ DỤ 2 : Cho một góc vuông xOy, trên tia Ox có điểm A cố định. B là điểm chuyển
động trên tia Oy. Tìm tập hợp các điểm C sao cho tam giác ABC vuông cân tại C.
Lời giải
a) Phần thuận :
Vẽ CH  Ox (H  Ox), CK  Oy (K  Oy). y

Xét CAH ( AH C = 90o) và CBK z


B
( BKC = 90o) có CA = BC (ABC
K C
vuông cân tại C) ACH  BCK (hai góc
cùng phụ với góc ACK). Do đó CAH = C1
CBK (cạnh huyền – góc nhọn). Suy ra
CH = CK. O A H x
CH = CK và xOy cố định do đó C thuộc đường cố định là tia phân giác Oz
của góc vuông xOy.
Khi B  O thì C  C1; C1 thuộc tia phân giác Oz và C1OA vuông cân tại C1.
Khi B chạy xa vô tận trên tia Oy thì C chạy xa vô tận trên tia Oz.
Vậy C chuyển động trên tia C1z của tia phân giác Oz của góc xOy.
b) Phần đảo : Lấy C bất kì thuộc tia C1z.
Vẽ đường thẳng vuông góc với CA tại C cắt tia Oy tại B.

Vẽ CH  Ox (H  Ox), CK  Oy (K  Oy), ta có : CH = CK, KCH = 90o.

Xét CAH và CBK có : CHA  BKC (= 90o), CH = CK, ACH  BCK (hai
góc cùng phụ với góc ACK). Do đó CAH = CBK (g.c.g).
Suy ra : CA = CB.
ABC vuông tại C có CA = CB  ABC vuông cân tại C.
c) Kết luận : Tập hợp các điểm C là tia C1z của tia phân giác Oz của góc xOy.
VÍ DỤ 3 : Cho đường thẳng xy. Tìm tập hợp tâm của các đường tròn có bán kính
2cm và tiếp xúc với đường thẳng xy.
Lời giải
a) Phần thuận : Gọi O là tâm của
đường tròn bán kính 2cm tiếp xúc O d
với đường thẳng xy. Ta có khoảng
2cm
cách từ O đến xy luôn bằng 2cm.
Do đó O thuộc hai đường thẳng d x H y
và d song song với xy và cách xy 2cm
một khoảng bằng 2cm. d
O là điểm tùy ý trên hai đường thẳng d, d đều vẽ được đường tròn (O ; 2cm)
tiếp xúc với đường thẳng xy.
b) Phần đảo : Lấy O bất kì thuộc đường thẳng d và d.
Vẽ OH  xy (H  xy), ta có : OH = 2cm.
Vẽ đường tròn (O ; OH). Đường tròn (O ; OH) có bán kính 2cm và tiếp xúc với
đường thẳng xy.
c) Kết luận : Tập hợp các tâm O của các đường tròn tiếp xúc với đường thẳng xy là
hai đường thẳng d và d song song với xy và cách xy một khoảng bằng 2cm.
VÍ DỤ 4 : Cho đường tròn (O ; R) đướng kính AB. C là điểm chuyển động trên
đường tròn (O ; R). Trên tia đối của tia CB lấy điểm D sao cho CD = CB. Tìm
tập hợp các điểm D.
Lời giải D
a) Phần thuận : ACB = 90o C
(góc nội tiếp chắn nửa đường tròn)
A B
 AC  BD, CD = CB (gt) O
 ABD cân tại A
 AD = AB = 2R (không đổi)
AD = AB = 2R (không đổi) và A cố định. Do đó D thuộc đường tròn cố định (A
; 2R).
Điểm C chuyển động trên (O ; R) nên D chuyển động trên (A ; 2R).
b) Phần đảo : Lấy điểm D bất kì thuộc đường tròn (A ; 2R), ta có
AD = 2R và DB cắt (O ; R) tại C.
Ta có : AD = AB = 2R  ABD cân tại A.
Mặt khác : ACB = 90o (góc nội tiếp chắn nửa đường tròn).
ABD cân tại A, AC  BD  AC là đường trung tuyến của ABD.
Vậy C là trung điểm của BD.
c) Kết luận : Tập hợp điểm D là đường tròn (A ; 2R)
VÍ DỤ 5 : Cho nửa đường tròn (O ; R) đường kính AB. CD là dây cung chuyển
động trên nửa đường tròn đó sao cho CD = R 2 . AD cắt BC tại N, AC cắt BD
tại M.
1. Tìm tập hợp các điểm N.
2. Tìm tập hợp các điểm M. M
Lời giải M1 M2
1. Tìm tập hợp các điểm N.
a) Phần thuận : OCD có OC2 + D1
OD2 = CD2 (2R2)
 OCD vuông tại O D
C
 COD = 90o N
 sđ CD = 90o. A B
O
1 1
sđ ANB = (sđ CD + sđ AB ) = (90o + 180o) = 135o ; AB cố định. Do đó
2 2
N thuộc cung chứa góc 135o dựng trên đoạn thẳng AB.
 Khi C  A thì D  I (I là điểm chính giữa cung AB) và N  A.
 Khi D  B thì C  I và N  B.
Vậy N chuyển động trên cung chứa góc 135o dựng trên đoạn thẳng AB.
b) Phần đảo : Lấy điểm N bất kì thuộc cung chứa góc 135o dựng trên đoạn thẳng.
Vẽ AN cắt (O) tại D, BN cắt (O) tại C.
Ta có : ANB = 135o ;
1
ANB = (sđ CD + sđ AB )
2
1
Suy ra : 135o = (sđ CD + 180o)  sđ CD = 2.135o – 180o = 90o.
2
Ta có OC = OD (= R)  OCD cân tại O
OCD vuông cân tại O  CD = R 2
c) Kết luận : Tập hợp các điểm N là cung chứa góc 135o dựng trên đoạn thẳng AB.
2. Tìm tập hợp các điểm M.
a) Phần thuận : Ta có sđ CD = 90o (chứng minh trên)
1 1
sđ AMB = (sđ AB - sđ CD ) = (180o – 90o) = 45o ;
2 2
AB cố định.
Do đó M thuộc cung chứa góc 45o dựng trên đoạn thẳng AB.
 Khi C  A thì D  D1 (D1 là điểm chính giữa của cung AB) và M  M1 (M1 là giao
điểm của BD1 và cung chứa góc nói trên).
 Khi D  B thì C  D1 và M  M2 (M2 là giao điểm của cung CD1 và cung chứa
góc nói trên).
Vậy M chuyển động trên cung M1M2 của cung chứa góc 45o dựng trên đoạn
thẳng AB.
b) Phần đảo : Lấy điểm M bất kì thuộc cung M1M2.
MA, MB lần lượt cắt nửa đường tròn (O ; R) đường kính AB tại C, D.
Ta có : AM B = 45o ;
1
AMB = (sđ AB - sđ CD ).
2
1
Suy ra : 45o = (180o – sđ CD )  sđ CD = 180o – 2.45o = 90o.
2
 COD = 90o
OCD vuông tại O có OC = OD (= R)
 OCD vuông cân tại O
Do đó CD2 = OC2 + OD2 = R2 + R2 = 2R2
 CD = R 2
c) Kết luận : Tập hợp các điểm M là cung M1M2 là một phần của cung chứa góc
45o dựng trên đoạn thẳng AB.
III. BÀI TẬP
1. Cho đường tròn (O ; R) đường kính AB. Gọi (d) là tiếp tuyến của (O) tại A. C là
điểm chuyển động trên đường thẳng (d). BC cắt (O) tại D (D  B). Gọi E là trung
điểm của BD. Tìm tập hợp các tâm I của đường tròn ngoại tiếp tam giác AEC.
2. Cho tam giác cân ABC nội tiếp trong đường tròn (O ; R) có AB = AC = R 2 . M là điểm
chuyển động trên cung nhỏ AC, đường thẳng AM cắt đường thẳng BC tại D. Tìm
tập hợp các điểm I là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác MCD.
3. Cho đoạn thẳng AB cố định. M là điểm sao cho MA > MB và
MA2 – MB2 = a2 (không đổi). Tìm tập hợp các điểm M.
4. Cho đường tròn (O ; R) ; A là điểm cố định nằm trong đường tròn (O) ; B là điểm
chuyển động trên đường tròn (O). Gọi C (C  B) là giao điểm của đường tròn ngoại
tiếp tam giác OAB và tiếp tuyến của (O) tại B. Tìm tập hợp các điểm C.
5. Cho đường tròn (O ; R) và điểm A cố định nằm trong đường tròn (A  O). B là điểm
chuyển động trên (O). Qua O dựng đường thẳng vuông góc với AB, cắt AB tại M,
cắt tiếp tuyến Bx của đường tròn (O) tại D. Tìm tập hợp các điểm D.
6. Cho đường tròn (O ; R) và điểm A cố định ngoài đường tròn. B là điểm chuyển
động trên (O). Qua O dựng đường thẳng vuông góc với AB, cắt AB tại M, cắt tiếp
tuyến Bx của đường tròn (O) tại D. Tìm tập hợp các điểm D.
7. Cho đường tròn (O ; R) và điểm A cố định trong đường tròn (A  0), BC là dây
cung di động quay quanh A. Các tiếp tuyến tại B và C với đường tròn (O) cắt nhau
tại D. Tìm tập hợp các điểm D.
8. Cho góc vuông xOy và một điểm A cố định nằm trong góc đó. Một góc vuông đỉnh
A có hai cạnh thay đổi cắt Ox, Oy lần lượt ở B, C. M là điểm đối xứng của A qua
BC. Tìm tập hợp điểm M.
9. Tam giác ABC cân tại A cố định nội tiếp trong đường tròn (O ; R). Điểm M di động
trên cạnh BC. Gọi D là tâm đường tròn đi qua M và tiếp xúc với AB tại B. Gọi E là
tâm đường tròn đi qua M và tiếp xúc với AC tại C. Tìm tập hợp các điểm I là trung
điểm của DE.
10. Cho A và B là hai điểm di động lần lượt trên hai cạnh Ox và Oy của góc vuông
xOy cố định. Tìm tập hợp các trung điểm M của AB khi có OA + OB = 2m (m là
độ dài cho trước, m > 0).
11. Cho đường tròn (O ; R) và điểm A cố định nằm ngoài đường tròn (O) Đường tròn tâm
I di động qua A cắt (O) tại B, C. Gọi M là giao điểm của BC và tiếp tuyến tại A của
đường tròn (I). Tìm tập hợp các điểm M.
12. Cho đoạn thẳng AB cố định, C là điểm chuyển động trên đoạn thẳng AB. Trên
cùng nửa mặt phẳng bờ AB dựng các hình vuông ACDE, CBFG có tâm lần lượt là
O1, O2. Tìm tập hợp các trung điểm M của đoạn thẳng O1O2.
13. Cho đường tròn (O ; R), đường kính cố định AB và đường kính CD di động. AC
và AD cắt tiếp tuyến (a) với (O) tại B lần lượt tại M và N. Tìm tập hợp tâm I của
đường tròn ngoại tiếp tam giác CMN.
14. Cho đoạn thẳng AB cố định, C di động trên tia đối của tia BA. Vẽ đường tròn (O)
đường kính BC. Vẽ các tiếp tuyến AD, AE của đường tròn (O) (D, E là các tiếp
điểm), BD cắt CE tại M. Tìm tập hợp các điểm M.
15. Cho nửa đường tròn đường kính AB tâm O bán kính R. C là điểm chính giữa của
cung AB. M là điểm chuyển động trên cung BC, AM cắt CO tại N. Gọi I là tâm
đường tròn ngoại tiếp tam giác CMN. Tìm tập hợp các điểm I.
16. Cho tam giác ABC. Trên tia đối của tia BA, CA có hai điểm di động theo thứ tự M, N
sao cho BM = CN. Tìm tập hợp các trung điểm I của MN.
17. Cho tam giác ABC, M là điểm chuyển động trên cạnh BC. Dựng hình chữ nhật
MNPQ (N  AB, P  AB, Q  AC). Khi điểm M chuyển động trên cạnh BC thì
tâm I của hình chữ nhật MNPQ chuyển động trên đường nào?
18. Cho tam giác ABC cân tại A, đường thẳng d quay quanh A và cắt đoạn thẳng BC.
Trên đường thẳng d lấy điểm M sao cho MB + MC nhỏ nhất. Tìm tập hợp điểm M.
19. Cho hai điểm A, B cố định. C là điểm di động sao cho tam giác ABC có ba góc
nhọn. H là trực tâm của tam giác ABC, D là chân đường vuông góc vẽ từ C của
tam giác ABC. Tìm tập hợp các điểm C để tích DH.DC đạt giá trị lớn nhất.
20. Cho đoạn thẳng AB = a cố định, M là điểm chuyển động sao cho
MA : MB = m (0 < m < 1). Tìm tập hợp các điểm M.
21. Cho góc xOy cố định có số đo bằng 30o. Các điểm A, B lần lượt chuyển động trên
các tia Ox, Oy sao cho AB = a (a không đổi). Tìm tập hợp tâm I của đường tròn
ngoại tiếp tam giác OAB.
22. Cho đường tròn (O ; R) ; A là điểm cố định ở ngoài (O). Kẻ tiếp tuyến AB với
đường tròn (O). Đường thẳng (d) quay quanh A cắt đường tròn (O) tại hai điểm C,
D. Tìm tập hợp trọng tâm G của tam giác BCD.
23. Cho AB là dây cung cố định của đường tròn cố định (O ; R) ; C là điểm chuyển
động trên (O) ; M là trung điểm của dây BC. H là hình chiếu của M trên đường
thẳng AC. Tìm tập hợp các điểm H.
24. Cho tam giác đều ABC. Tìm tập hợp các điểm M sao cho khoảng cách từ M đến A
bằng tổng các khoảng cách từ M đến B và C.
25. Cho tam giác ABC. Tìm tập hợp các điểm M sao cho tứ giác ABMC có AM.BC =
AB.CM + AC.BM.
26. Cho BC là dây cung cố định của đường tròn (O ; R) (BC  2R). A là điểm chuyển
động trên cung lớn BC. Đường tròn (I) qua A và tiếp xúc với BC tại B. M là trung
điểm của BC. AM cắt đường tròn (I) tại M và D. Tìm tập hợp điểm D.
27. Cho đường tròn (O ; R) và điểm P cố định ở ngoài đường tròn, vẽ tiếp tuyến PA và
cát tuyến PBC bất kì (A, B, C trên (O ; R)). Gọi H là trực tâm tam giác ABC. Khi
cát tuyến PBC quay quanh P.
a) Tìm quỹ tích (tập hợp) điểm đối xứng của O qua BC.
b) Tìm quỹ tích (tập hợp điểm) H.
28. Cho tam giác ABC. Tìm tập hợp các điểm M sao cho SMAB = SMBC = SAMC.
29. Cho tam giác ABC nhọn, với mỗi điểm M nằm trong tam giác ABC (M không
thuộc cạnh của tam giác) gọi a, b, c lần lượt là độ dài của các khoảng cách từ M
đến các cạnh BC, AC, AB. Tìm tập hợp những điểm M thỏa mãn hệ thức a < b <
c.
30. Cho đường tròn (O ; R), hai đường kính AB và CD vuông góc. E là điểm chuyển
động trên đường tròn (O). Trên tia OE lấy M sao cho OM bằng tổng các khoảng
cách từ E đến các đường thẳng AB và CD. Tìm tập hợp các điểm M.
GỢI Ý – HƯỚNG DẪN
C
1. E là trung điểm BC suy ra OE 
BD. Tứ giác OECA có
D
OEC  OAC = 180o nên nội tiếp I
được trong đường tròn, suy ra tâm
I của đường tròn ngoại tiếp tam E
giác AEC là tâm của đường tròn B A
ngoại tiếp tứ giác OECA. Do đó O
IO = IA.
IO = IA và O, A cố định nên I
thuộc đường trung trực của đoạn (d)
thẳng OA.
Tập hợp các tâm I của đường tròn ngoại tiếp tam giác AEC là đường trung trực của
đoạn thẳng OA.
2. OAB có OA2 + OB2 = AB2 (= 2R2)
 OAB vuông tại O (định lí Py-ta-go đảo)
 OA  OB
Tương tự OA  OC
Ta có B, O, C thẳng hàng. ABC vuông cân tại A.
Ta có : CMD = ABC = 45o  CMD nhọn, do đó :
1
CM D  CI D  CI D  2CMD = 90o. x
2 A

ICD có IC = ID (= R)  ICD M I
cân tại I mà CI D = 90 nên ICD
o

vuông cân tại I, suy ra B


D
O C
I CD  I DC = 45o. Ngoài ra
ACB = 45o do đó ACI = 90o.
ACI = 90o và AC cố định, do đó I thuộc đường thẳng cố định Cx vuông góc với
AC tại C.
Tập hợp các tâm I của đường tròn ngoại tiếp MCD là tia Cx vuông góc với AC tại
C.
3. Vẽ MH vuông góc AB (H  AB).
HAM có AH M = 90o  MA2 = AH2 + HM2
HBM có BH M = 90o  MB2 = HB2 + HM2 M
MA2 – MB2 = a2
 (AH2 + HM2) – (HB2 + HM2) = a2
 AH2 – HB2 = a2
 (AH2 + HM2) – (HB2 – HM2) = a2
A B
 AH2 – HB2 = a2 H
 (AH + HB)(AH – HB) = a2 d
2
a
 AH – HB =
AB
a2 1  a2 
Do đó : 2AH = + AB  AH =   AB  không đổi  H cố định.
AB 2  AB 
AB cố định, MH  AB suy ra M thuộc đường thẳng (d) cố định vuông góc với AB
tại H.
4. Tứ giác BCAO nội tiếp C

 OBC  OAC = 180o. Mà


OBC = 90o (CB là tiếp tuyến của
(O)) suy ra OAC = 90o ; OAC = A
90o, OA cố định. Do đó C thuộc
B O
đường thẳng (d) vuông góc OA tại d
A.
Tập hợp các điểm C là đường thẳng (d)
vuông góc với đường thẳng OA tại A.
5. Vẽ DH  OA (H  OA). Xét OMA và OHD có : MOA chung, OMA  OHD
(= 90o). Do đó OMA ~ OHD suy ra :
OA OM B
  OA.OH = OM.OD (1)
OD OH
OBD có B = 90o, BM  OD (gt) M
O
nên OM.OD = OB2 = R2 (2) D
Từ (1) và (2), ta có :
A
2
R
OA.OH = R2  OH = (không đổi)
OA H
d
 H cố định.
Vậy D thuộc đường thẳng cố định (d) vuông góc với đường thẳng OA tại H.
R2
Tập hợp các điểm D là đường thẳng (d) vuông góc với OA tại H (với OH = )
d OA
x
6. Vẽ DH  OA (H  OA).
D
Xét OMA và OHD có :
M OA chung D1
 B
OM A  OH D ( 90 ) M
o

Do đó OMA ~ OHD
A
OA OM
   OA.OH = OM.OD H
O
OD OH
OBD có OBD = 90o, BM  OD
D2
nên : OM.OD = OB2 = R2
R2
Suy ra : OA.OH = R2  OH = (không đổi)  H cố định.
OA
Vậy D thuộc đường thẳng cố định (d) vuông góc với đường thẳng OA tại H.
Tập hợp các điểm D là phần đường thẳng (d) trừ đoạn thẳng D1D2 (D1, D2 là giao
R2
điểm của (d) với đường tròn (O)), d vuông góc với OA tại H (với OH = ).
OA
7. Gọi M là giao điểm của OD và BC.
Vẽ DH  OA (H  OA). DB = DC (định lí tiếp tuyến), OB = OC (= R) suy ra DO
là trung trực của BC  DO  BC.
Xét OMA và OHD có M OA chung,
H B
OMA  OHD (= 90o). Do đó OMA
OA OM
~ OHD   A
OD OH D M O
 OA.OH = OM.OD.
OBD có B = 90o, BM  OD
nên OM.OD = OB2 = R2. C

R2
Suy ra OA.OH = R2  OH = (không đổi)  H cố định.
OA
Vậy D thuộc đường thẳng cố định (d) vuông góc với đường thẳng OA tại H.
R2
Tập hợp các điểm D là đường thẳng (d) vuông góc với OA tại H (với OH = ).
OA
8. CAB  COB  CMB = 90o y
 C, A, B, M, O cùng thuộc một
đường tròn. A
A2
AB = MB (A, M đối xứng qua BC)
C
 AB  M B  AOB  BOM .
M thuộc đường thẳng đối xứng với B
O x
đường thẳng OA qua Ox.
Tập hợp điểm M là đoạn thẳng A1A2 M
(A1, A2 lần lượt là điểm đối xứng của A
qua Ox, Oy).
A1

9. Vẽ đường kính AF của đường tròn (O).


ABF = 90o
A
(góc nội tiếp chắn nửa đường tròn) ;
ABD = 90o (AB tiếp xúc (D) tại B).
Suy ra B, D, F thẳng hàng.
Tương tự C, E, F thẳng hàng.
MK H
Tương tự C, E, F thẳng hàng. B C
1 1
ABC cân tại A  AF  BC D I1
I2 I E
 BF  CF  BF = CF  B1  C1
F
BD = DM  B1  DMB ;
EM = EC  C1  EMC .
Suy ra : B1  DMB  EMC  C1
B1  EMC  BF // ME
C1  DMB  MD // CF
BF // M E
  DMEF là hình bình hành mà I là trung điểm của DE
 M D // CF
 I là trung điểm MF.

Vẽ IK  BC.
FMH có IK // FH (IK  BC, FH  BC) ; I là trung điểm MF  IK là đường trung
1
bình của FMH  IK = FH (không đổi).
2
1
Vậy I thuộc đường thẳng (d) song song với BC cách BC một khoảng bằng FH.
2
Tập hợp các điểm I là đường trung bình của tam giác FBC (với F là điểm chính
giữa của cung BC).
10. Cách 1 : y

a) Phần thuận : Giả sử có M1


mặt phẳng tọa độ Oxy
(như hình vẽ). Vẽ MH 
Ox, MK  Oy.
B
A(xA = OA ; yA = O),
M
B(xB = O, yB = OB), M(x, y) K

BO  OA
  BO // MH O H M2 A x
 M H  OA
AOB có BO // MH, MA = MB nên suy ra MH là đường trung bình của
OB OA
AOB. Do đó : MH = . Tương tự : MK = .
2 2
OB OA
Ta có : MH + MK = +
2 2
y+x=m
y = –x + m
Vậy M thuộc đường thẳng (d) có phương trình là y = –x + m
Tập hợp các điểm M là đoạn thẳng M1M2 của đường thẳng (d)
y
Cách 2.
Trên cạnh Ox lấy điểm M2, trên M1
cạnh Oy lấy điểm M1 sao cho
OM1 = OM2 = m. M1M2 cắt AB
tại M. Từ B kẻ đường thẳng
song song với Ox cắt M1M2 tại B C
C.
OM1 = OM2  OM1M2 cân tại O M
 OM 1M 2  OM 2 M 1

BCM 1  OM 2 M 1 (BC // Ox), O M2 A x


do đó OM 1M 2  BCM 1  M1B = BC (1)
Mặt khác : OA + OB = OM1 + OM2 (= 2m)
OM2 + M2A + OM1 – M1B = OM1 + OM2
Suy ra : M2A – M1B = 0  M1B = M2A (2)
Từ (1) và (2) suy ra : BC = M2A.
BC  M 2 A
  Tứ giác BCAM2 là hình bình hành  M là trung điểm của AB.
BC // M 2 A
Do đó M  M. Ta có M  M1M2.
Vậy M thuộc đoạn thẳng cố định M1M2.
Tập hợp các điểm M là đoạn thẳng M1M2 (với M1 trên tia Oy và OM1 = m, M2 trên
tia Ox và OM2 = m).
Chú ý : Cách 1 trình bày ngắn gọn hơn, tuy nhiên cách 2 giúp giải quyết được bài toán
tổng quát, trường hợp xOy  90o).
11. Vẽ tiếp tuyến MD với (O) (D  (O)).
Xét MAC và MBA có : B
AMC chung, MAC  MBA (góc tạo I
bởi tia tiếp tuyến dây cung và góc nội tiếp
cùng chắn cung AC của (I)). H O
A K C
MA MC
Do đó : MAC ~ MBA  
MB MA
M
 MA2 = MB.MC D
d
Tương tự : MD = MB.MC
2

Vẽ MH  OA tại H
Mặt khác MOD có D = 90o nên theo định lí Py-ta-go, ta có :
MD2 = MO2 – R2, suy ra MO2 – MA2 = R2
HMA( M H A = 90o)  MA2 = MH2 + AH2
HMO( MHO = 90o)  MO2 = MH2 + HO2
Do đó : (MH2 + OH2) – (MH2 + AH2) = R2  OH2 – AH2 = R2
 R2
 OH  AH 
Do đó : (OH + AH)(OH – AH) = R2   OA
OH  AH  OA

1  R2 
 OH =   OA  (không đổi)
2  OA 
 H cố định
H cố định, OA cố định, MH  AO tại H. Vậy M thuộc đường thẳng (d) vuông góc
với OA tại H.
Tập hợp các điểm M là đường thẳng (d) vuông góc với OA tại H (với OH =
1  R2 
  OA 
2  OA 

12. Vẽ tam giác ABI vuông cân tại I trên E D


nửa mặt phẳng bờ AB có chứa D, E.
I
O1 AC = 45o (ACDE là hình vuông) O1
G F
I AC = 45 (ABI vuông cân tại I)
o
d M1 M M2

Suy ra A, O1, I thẳng hàng  O1 thuộc O2


đường thẳng cố định AI.
Tương tự, O2 thuộc đường thẳng cố định BI. A K H C B

Vẽ MH  AB, IK  AB (H, K  AB)  MH // IK.


Tứ giác O1IO2C là hình chữ nhật ( O1  I  O2 = 90o)  M là trung điểm của IC.
IKC có MH // IK, M là trung điểm của IC  MH là đường trung bình của IKC
1
 MH = IK (không đổi), mà đường thẳng AB cố định. Do đó M thuộc đường
2
thẳng (d) cố định song song với đường thẳng AB và cách AB một khoảng bằng
1
IK.
2
Tập hợp các điểm M là đường trung bình M1M2 của tam giác ABI vuông cân tại I.
1
13. ACD = sđ AD ;
2

1 1 1
DNM = (sđ AB - sđ BD ) = ( 180 - sđ BD ) = sđ AD
2 2 2
Suy ra ACD  DNM  tứ giác DCMN nội tiếp trong đường tròn (I).

DAC = 90o (góc nội tiếp chắn nửa đường tròn).

AMN có A = 90o, AE là trung tuyến


suy ra EA = EM

 EAM  AM E .
M
Do đó : ACF  FAC  ANM  AMN
C
Mà ANM  AMN = 90o

 ACF  FAC = 90o O


A B
hay AE  DC.
F
I là tâm đường tròn qua D, C, M, N
D E I
 OI  DC, AE  DC  AE // OI.
AO  a, EI  a  AO // EI.
Suy ra AOIE là hình bình hành  EI = AO = R.
Đường thẳng a cố định. N
a
Vậy I thuộc đường thẳng cố định d song song với đường thẳng a và cách a một
khoảng bằng R.
Tập hợp các điểm I là đường thẳng d, song song với a, d cách a một khoảng bằng
R, d nằm trên nửa mặt phẳng bờ a không chứa điểm A.
14. AD = AE (tính chất tiếp tuyến), OD =
OE (= R)  A, O thuộc đường trung D
trực của đoạn thẳng DE  AO  DE
 BD  BE  DCA  ACM A
1 C
Mà DCA  ADM (= sđ BD ), do B
O
2
đó : ADM  ACM  Tứ giác
ADCM nội tiếp một đường tròn  E
MAC  MDC mà MDC = 90o nên
MAC = 90o.
Đường thẳng AB cố định.
1 M
15. CMN = sđ AC = 45o.
2
1
CMN nhọn suy ra CMN = CI N  CI N = 90o
2
ICN cân (IC = IN = r) có CI N = 90o C
 ICN vuông cân tại I.
I M
 NCI = 45o.
N I1
Mà NCB = 45o (OBC vuông cân tại
O) suy ra C, I, B thẳng hàng.
Do đó I thuộc đường thẳng BC.
A O B
16. Gọi O là trung điểm BC  O
A
cố định. Vẽ hai tia
Ox // AB, Oy // AC. Từ M, N vẽ
hai đường thẳng song song với
BC cắt Ox tại D và Oy tại E. Ta
B
có MBOD, EOCN là các hình bình O
hành, suy ra MD // BO, MD = BO ;
EN // OC, EN = OC. C
E
BM = CN mà BO = OC nên MD N
M
// EN và MD = EN, suy ra
MDNE là hình bình hành, I là D I
trung điểm MN  I là trung x z y
điểm của DE.
BM = OD ; CN = OE ; BM = CN  OD = OE.
ODE cân có OI là đường trung tuyến  OI là tia phân giác xOy.
Vậy I thuộc tia phân giác Oz của góc xOy cố định.
Tập hợp các điểm I là tia phân giác Oz của góc xOy (với O là trung điểm của BC
và Ox // AB, Oy // AC).
17. Cách 1. C
Gọi CO là đường cao của tam giác
ABC.
H, K, E, F lần lượt là trung điểm
của các đoạn thẳng CO, AB, MN,
PQ. H
Ta có H, B, E thẳng hàng ; H, F, A M Q
thẳng hàng. Thật vậy, nếu BE cắt
CO tại H thì ta có : I F
E
NE BE
 (EN // HO) ;
OH  BH  B
N O K P A
EM BE
 (ME // CH).
CH  BH 
Mà EM = NE, do đó OH = CH. Vậy H  H. Suy ra H, I, K thẳng hàng.
Vậy I thuộc đường thẳng cố định HK.
Tập hợp các điểm I là đoạn thẳng HK (H là trung điểm đoạn thẳng CO, K là trung
điểm cạnh AB, CO là đường cao của tam giác ABC).
y
Cách 2.
Giả sử có mặt phẳng tọa độ Oxy C
như hình bên và A(a ; 0), B(b ; 0),
C(0 ; c).
Phương trình đường thẳng MQ có M Q
dạng y = m (0  m  c) H
Phương trình đường thẳng AC
c I
là y = – x + c.
a
Phương trình đường thẳng BC
c
là y = – x + c. B N O K P A x
b
a  b 
Suy ra : Q  (c  m) ; m  , M  (c  m) ; m 
c  c 
a  b m c c
I là trung điểm MP nên : I  (c  m) ;  ; I(x, y) ; y = a  b x  2 .
 2c 2
c c
Do đó I thuộc đường thẳng có phương trình là y = x .
ab 2
Khi M  B thì I  K (K là trung điểm của AB).
Khi M  C thì I  H (H là trung điểm của OC).
Vậy I chuyển động trên đoạn thẳng HK (H, K lần lượt là trung điểm của các đoạn
thẳng OC, AB).
18. Xét ba điểm M, B, C có MB + MC  BC, BC không đổi. d

Dấu “=” xảy ra khi và chỉ khi M nằm giữa B và C. A


MB + MC nhỏ nhất khi M
nằm giữa B và C.
Vậy M thuộc đoạn thẳng
BC.
Tập hợp điểm M là đoạn
I
thẳng BC. B C

M
19. Xét DAH và DCB có DAH  DCB (cùng phụ với góc ABC) và
DA DH
ADH  CDB (= 90o). Do đó DAH ~ DCB, suy ra 
DC DB
 DH.DC = DA.DB.
C
Nhưng do DA.DB = DA(AB – DA) = DA.AB – DA2 E
AB 2  AB 2 
=   DA.AB  DA 2  H
4  4 
2 A B
AB 2  AB  AB 2 D
=   DA  
4  2  4
AB 2 AB 2
nên DH.DC  , không đổi. Dấu “=” xảy ra F
4 4
d
 DA = DB  C thuộc đường trung trực của đoạn thẳng AB.
Tam giác ABC nhọn nên C nằm ngoài đường tròn đường kính AB.
Do đó C thuộc đường trung trực d của đoạn thẳng AB trừ đoạn thẳng EF (E, F là
giao điểm của d và đường tròn đường kính AB).
Chú ý : Có thể áp dụng bất đẳng thức Cô-si cho hai số dương DA và DB, ta có :
2
 DA  DB  AB 2
DA.DB    
 2  4
20.
Vẽ MC, MD lần lượt là đường phân giác trong và ngoài của tam giác AMB (C, D
 AB).
CA DA M A
Ta có MC, MD là hai tia phân giác của hai góc kề bù, suy ra   và
CB DB M B
DMC = 90o. x

MA
Mà =m
MB M
CA m
Nên  K
CA  CB m  1 H
CA m
  D
O A C B
AB m  1
m
 CA = a không đổi
m 1
 C cố định.
DA m DA m m
    DA = a không đổi  D cố định.
DB  DA 1  m AB 1  m 1m

DMC = 90o, DC cố định nên M thuộc đường tròn cố định đường kính DC.
Tập hợp các điểm M là đường tròn đường kính DC.
Chú ý :
Đường tròn đường kính DC ở trên gọi là đường tròn A-pô-lô-ni-út.
1
21. AOB  AI B y
2
I1
I
 AI B  2.AOB = 60o. B
IAB đều nên R = AB. Do đó B1
OI = a không đổi, O cố định. Vậy I
thuộc đường tròn cố định (O ; a). O A x
A1
 Khi A  O thì B  B1 sao cho OB1 = a,
ta có I  I1, I1  (O ; a) và AOI 1 = I2
90o.
Khi B  O thì A  A1 sao cho OA1 = a, ta có I  I2, I2  (O ; a) và BOI 2 = 90o
Do đó I thuộc cung I1I2 của đường tròn (O ; a).
Tập hợp các điểm I là cung I 1I 2 của đường tròn (O ; a).
Chú ý : Thay “30o” bởi “” thì tập hợp các điểm I là cung tròn I 1I 2 của đường tròn
 a 
O ; 
 2sin  
22. Gọi E, F là trung điểm của CD, OA, ta có F cố định (vì OA cố định) ; K là điểm
BK 2
trên đoạn thẳng BF sao cho 
BF 3
suy ra K cố định (vì BF cố định). B
BG BK 2
BEF có :  
BE BF 3 K
Suy ra GK // EF O F
GK 2 G A
  C E G1 D
EF 3
2 B1
 GK = EF
3
1 1
mà EF = OA, do đó GK = OA (không đổi). K cố định.
2 3
1
Vậy G thuộc đường tròn cố định tâm K bán kính OA.
3
 1 
Tập hợp các điểm G là cung BG 1 của đường tròn  K ; OA  (với K thuộc đoạn
 3 
2  1 
BF, BK = BF, G1 là giao điểm của BB1 và đường tròn  K ; OA  (trừ B và
3  3 
G1)).
C
23. Vẽ đường kính AOD của (O) H
 D cố định ; HM cắt BD tại N.
D
Ta có ACD = 90o (góc nội tiếp
O M
chắn nửa đường tròn), NH  AC, N
DC  AC  NH // DC.
A B
BDC có NH // DC, MB = MC
suy ra ND = NB. Mà BD cố định
 N cố định.
AHN = 90o, AN cố định. Do đó H thuộc đường tròn cố định đường kính AN.
Tập hợp các điểm H là đường tròn đường kính AN (trừ A, B) (với D là điểm đối
xứng của A qua O, N là trung điểm của BD).
24. Vẽ tam giác đều AMD, (D và C trên cùng nửa mặt phẳng bờ AM).
Xét ABM và ACD có : AB = AC (ABC đều) ;
BAM  CAD ; (BAM  M AC  CAD  M AC = 60o)
AM = AD (AMD đều).
A
Do đó ABM = ACD (c.g.c) suy ra MB = CD.
Xét ba điểm M, C, D có MD  CD + MC.
Mà MA = AD nên MA  AB + MC
MA = MB + MC  C nằm giữa M và D.
D
Mặt khác, ABM  ACD (ABM = ACD) B C
 tứ giác BACM nội tiếp.
M
Vậy M thuộc đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC.
Tập hợp các điểm M là cung tròn BC của đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC.
25. Vẽ tia Mx trong góc BMC sao cho A
x
CMx  AMB , vẽ Cy sao cho
M Cy  BAM , Mx cắt Cy tại I.
Xét BAM = ICM có :
BAM  I CM , BMA  I MC .
Do đó BAM ~ ICM, B C

y I

M
AB AM BM
suy ra  
IC CM MI
 AB.CM = AM.IC
BM AM
Xét BMI và AMC có : BMI  AMC ( BMA  I MC ),  .
MI CM
BI BM
Do đó BMI ~ AMC, suy ra   AC.BM = AM.BI
AC AM
Ta có AB.CM + AC.BM = AM.IC + AM.BI  AM.BC = AM(IC + BI)
 BC = IC + BI  B, I, C thẳng hàng.

Do đó BAM  BCM  tứ giác ABMC nội tiếp.


26. Hai tam giác MBD và MAB có :

 1 
BM D (chung), MBD  MAB   sñBD  .
 2 
Do đó MBD ~ MAB, suy ra : A

MB MD
  MB2 = MD.MA.
MA MB I
D O
Xét MBA và MEC có :
BMA  EMC (đối đỉnh) ;
MBA  MEC (hai góc nội tiếp B C
M
cùng chắn cung AC).
Do đó MBA = MEC, E

MB MA
suy ra : 
ME MC
 MB.MC = ME.MA.
Mà MB = MC nên : MD.MA = ME.MA
 MD = ME.

Vậy tứ giác BDCE là hình bình hành  BDC  BEC .


BC cố định nên sđ BEC không đổi. Đặt sđ BEC = .
BDC = , BC cố định.
Do đó D thuộc cung tròn cố định là cung chứa góc  dựng trên đoạn BC.
Chú ý : Từ kết quả trên cho ta bài toán hay và khó sau :
Cho BC là dây cung cố định của đường tròn (O ; R) (BC  2R). A là điểm chuyển
động trên cung lớn BC. Đường tròn (I) qua A và tiếp xúc BC tại B. M là trung
điểm BC. AM cắt đường tròn (I) tại M và D. P, G, H lần lượt là tâm đường tròn nội
tiếp, trọng tâm, trực tâm của tam giác ABC.
a) Tìm tập hợp các điểm D. b) Tìm tập hợp các điểm G.
c) Tìm tập hợp các điểm H.
27. a) O và K đối xứng nhau qua BC nên PK = PO.
PO không đổi, P cố định. Do đó K thuộc đường tròn (P ; PO)
Quỹ tích các điểm K là cung K1K2 của đường tròn tâm P bán kính PO (K1 là điểm đối
xứng của O qua PA, K2 là điểm đối xứng của O qua PA).
b) Vẽ đường kính AD của đường tròn (O ; R), ta có ACD = 90o  DC  AC. Mà BH 
AC (H là trực tâm ABC) suy ra DC // BH. Tương tự : CH // DB. Do đó tứ giác
BHCD là hình bình hành. Gọi J là trung điểm BC, ta có J là trung điểm HD.
OJ là đường trung bình AHD
H1
1
 OJ = AH. Do đó AH =
2
OK mà AH // OK (vì cùng
K1
vuông góc với BC)  tứ giác
HAOK là hình bình hành
 OA // KH và OA = KH. I A

Vẽ hình bình hành AOPI  I


cố định (vì A, O, P cố định)
và OA // PI, O
OA = PI. Suy ra KH // PI và P H
KH = PI. Do đó tứ giác PIHK B
là hình bình hành  IH = PK. A J C
H2
Ta có IH = PO, PO không đổi, I cố K D
định. Vậy H thuộc đường tròn (I ;
PO).
Quỹ tích các điểm H là cung H1H2 của đường K2
tròn I bán kính PO. (H1 thuộc đường tròn (I, PO)
và AOK1H1 là hình bình hành, H2 thuộc đường
tròn (I, PO) sao cho AOK2H2 là hình bình hành).
28. SMAB = SMBC suy ra M d d1
thuộc đường thẳng (d) d2
qua B song song với M1 A M2
AC hoặc thuộc đường d1
thẳng (d) là đường F
trung tuyến BI của tam G I
giác ABC.
SMAB = SMAC suy ra M d E
B C
thuộc đường thẳng (d1)
qua A song song với
BC hoặc thuộc đường
thẳng (d1) là đường M3
trung tuyến AE của
tam giác ABC. d2
SMAB = SMBC suy ra M thuộc đường thẳng (d2)
qua C song song với AB hoặc thuộc đường
thẳng (d2) là đường trung tuyến CF.
Gọi giao điểm các đường (d), (d), (d1), (d1), (d2), (d2) lần lượt là G ; M1 ; M2 ; M3.
Tập hợp các điểm M cần tìm là tập hợp A gồm 4 điểm G ; M 1 ; M2 ; M3 (với G là
trọng tâm tam giác ABC ; A, B, C lần lượt là trung điểm của các cạnh M 1M2 ;
M1M3 ; M2M3 của tam giác M1M2M3).
29. Tam giác ABC có AD, BE, CF là các đường phân giác cắt nhau tại O. Vẽ MA 
BC, MB  AC, MC  AB,
A
(A  BC, B  AC, C  AB).
MA < MB < MC (gt)
F E
MA < MB  M thuộc miền trong BCF . C
O
B
Thật vậy M thuộc miền trong BCF , MB K
M
cắt CF tại K. I C
B D A
Ta có : MA < MI < MK + KI = MK + KB = MB
Vậy a < b.

Nếu M thuộc CF hoặc thuộc miền trong ACF thì a < b là sai.
Tóm lại, a < b nên M nằm trong tam giác BCF.
Tương tự, b < c nên M nằm trong tam giác ACD.
Vậy M thỏa mãn điều kiện a < b < c  M nằm trong tam giác OCD không kể
các cạnh của nó.
30. Xét E thuộc cung AC của đường tròn M
(O ; R). Gọi H, K lần lượt là hình chiếu C
của E trên AB, AC. N là hình chiếu của E
C trên OE. Ta có ON = EH, CN = EK. N K
Nếu M trên tia OE thỏa mãn
OM = EH + EK = EH + HO > OE
A B
Suy ra M nằm ngoài đường tròn (O ; R). H
O
MN = OM – ON = EH + EK – ON
= ON + CN – ON = CN.
MCN vuông cân tại N suy ra : D
OMC = 45  OMC  OAC = 45
o o

 tứ giác OAMC nội tiếp


 AMC  AOC = 180o
 AMC = 90o  M thuộc nửa đường tròn đường kính AC nằm ngoài đường tròn
(O ; R).
Tương tự kết luận được khi E chạy trên đường tròn (O ; R) thì M chạy trên các nửa
đường tròn có đường kính là AC, BC, BD, AD nằm ngoài đường tròn (O ; R).
Tập hợp các điểm M là các nửa đường tròn đường kính AC, BC, BD, AD nằm
ngoài đường tròn (O ; R).

Thực hiện : - Nhà giáo : NGUYỄN ĐỨC TẤN


- Nhà giáo : NGUYỄN ANH HOÀNG
- Nhà giáo : NGUYỄN ĐOÀN VŨ

You might also like