You are on page 1of 26

LỜI NÓI ĐẦU

Trong thời đại toàn cầu hóa ngày nay, công nghệ thông tin ngày càng được chú
trọng và phát triển mạnh mẽ, đóng góp tích cực vào hoạt động phát triển kinh tế của
các quốc gia và vùng lãnh thổ. Nó trở thành công cụ hữu ích trong kinh doanh, xây
dựng, giáo dục,…đặc biệt là trong công tác quản lý nói chung và quản lý công việc
bán hàng nói riêng.
Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, máy tính đã được sử dụng rộng rãi
trong các cơ quan, doanh nghiệp, trường học,… giúp cho công việc diễn ra thuận lợi
hơn. Trước đây, khi việc quản lý bán hàng vẫn còn được làm thủ công, các cửa
hàng thường gặp phải những vấn đề bất cập như thất thoát tiền bạc, báo cáo chậm,
rủi ro về tài chính khi quản lý sổ sách, mất thời gian trong việc kiểm tra hàng hóa
hay hóa đơn,… .Điều này đặt ra yêu cầu cấp thiết về việc sử dụng máy tính, ứng
dụng công nghệ vào công tác quản lý. Vì vậy, em đã xây dựng một cơ sở dữ liệu
quản lý bán hàng với mong muốn góp phần giúp cho việc xây dựng hệ thống quản
lý một cách dễ dàng hơn để từ đó có thể ứng dụng vào thực tế.
Là một sinh viên công nghệ thông tin, nhận thức được tầm quan trọng của tin học
đối với các lĩnh vực trong đời sống, sau một thời gian tìm hiểu và học tập, em đã
quyết định chọn đề tài “Quản lý cửa hàng sách” nhằm ứng dụng những kiến thức
đã học cùng với những kiến thức tìm hiểu được về kinh tế thương mại.
Em xin trân thành cảm ơn cô giáo Lương Thị Hồng Lan giảng viên đã tận tình giảng
dạy, hướng dẫn em bộ môn Cơ sở dữ liệu để em có thể hoàn thành được bài tập này
một cách tốt nhất.

Ngô Thị Duyên


Page 1
MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU..........................................................................................................1


MỤC LỤC................................................................................................................. 2
I. Xác định quy tắc/ràng buộc, xây dựng mô hình thực thể liên kết ER.....................3
1.1 Liệt kê, chính xác hóa và lựa chọn thông tin:...................................................3
1.2 Các thực thể, thuộc tính:...................................................................................3
1.3 Các quy tắc/ ràng buộc:....................................................................................4
1.4 Vẽ mô hình thực thể liên kết chuẩn hóa và thu gọn sơ đồ ER:.........................5
II. Chuyển từ mô hình ER sang mô hình quan hệ:.....................................................6
III. Xác định khóa:.....................................................................................................8
3.1 Xác định phụ thuộc hàm:.................................................................................8
3.2 Tìm khóa cho các quan hệ:...............................................................................9
IV. Chuẩn hóa lược đồ quan hệ thành dạng 3NF hoặc BCNF:................................11
V. Câu lệnh truy vấn dữ liệu SQL:..........................................................................13
5.1 Tạo bảng:.......................................................................................................13
5.2 Các câu hỏi truy vấn và ngôn ngữ SQL:.........................................................18
KẾT LUẬN.............................................................................................................24
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................26

Ngô Thị Duyên


Page 2
I. Xác định quy tắc/ràng buộc, xây dựng mô hình thực thể liên kết ER

1.1 Liệt kê, chính xác hóa và lựa chọn thông tin:
 Cơ sở gồm có các thông tin như sau:
Mã cơ sở, Tên cơ sở, Địa chỉ cơ sở, Số điện thoại cơ sở.
 Nhà xuất bản sách gồm có các thông tin như sau:
Mã nhà xuất bản, Tên nhà xuất bản, Địa chỉ nhà xuất bản, Email nhà xuất bản.
 Sách gồm có các thông tin như sau:
Mã sách, Tên sách, Thể loại, Nhà xuất bản, Năm xuất bản, Tác giả, Giá bán, Số
lượng tồn.
 Nhân viên gồm có các thông tin như sau:
Mã nhân viên, Tên nhân viên, Địa chỉ nhân viên, Số điện thoại nhân viên, Giới tính
nhân viên, Chức vụ, Lương, Mã cơ sở.
 Khách gồm có các thông tin như sau:
Mã khách, Tên khách, Địa chỉ khách, Số điện thoại.
 Hóa đơn gồm có các thông tin như sau:
Hóa đơn nhập: Mã hóa đơn, Người nhập, Nơi nhập, Ngày hóa đơn, Số lượng nhập,
Tổng tiền.
Hóa đơn xuất: Mã hóa đơn, Người xuất, Ngày hóa đơn, Tổng tiền.

1.2 Các thực thể, thuộc tính:


a. COSO (MaCS, TenCS, DiachiCS, SđtCS)
Mỗi cơ sở của cửa hàng sách có mã (MaCS) duy nhất, tên cơ sở (TenCS), địa chỉ
(DiachiCS) và số điện thoại (SđtCS).
b. NHAXUATBAN (MaXB, TenXB, DiachiXB, EmailXB)
Mỗi nhà xuất bản có mã (MaXB) duy nhất, tên nhà xuất bản (TenXB), địa chỉ nhà
xuất bản (DiachiXB) và phương thức liên hệ là Email nhà xuất bản (EmailXB).
c. SACH (MaS, TenS, Theloai, MaXB, Tacgia, Giaban, Slton)
Mỗi quyển sách có mã (MaS) duy nhất, tên sách (TenS), thể loại sách (Theloai), nhà
xuất bản (MaXB), tên tác giả (Tacgia), giá bán (Giaban) và số lượng tồn (Slton).

Ngô Thị Duyên


Page 3
d. NHANVIEN (MaNV, TenNV, DiachiNV, SđtNV, GioitinhNV, Chucvu, Luong,
MaCS)
Mỗi nhân viên có mã (MaNV) duy nhất, họ tên (TenNV), địa chỉ (DiachiNV), số
điện thoại (SđtNV), giới tính (GioitinhNV), chức vụ đảm nhiệm (Chucvu), lương
tương ứng với chức vụ mà nhân viên đó đảm nhận (Luong) và cơ sở nhân viên đó
thuộc về (MaCS).
e. KHACH (MaK, TenK, DiachiK, SđtK)
Mỗi khách hàng có mã (MaK) duy nhất, tên khách (TenK), địa chỉ (DiachiK), và số
điện thoại (SđtK).
f. HDNHAP (MaHD, MaNV, MaXB, NgayHDN, Sln, TongtienN)
Mỗi hóa đơn khi nhập hàng có một mã (MaHD) duy nhất, có một nhân viên phụ
trách việc nhập hàng (MaNV), nơi nhập (MaXB), số lượng sách nhập vào (Sln) và
tổng số tiền trả cho việc nhập sách (TongtienN).
g. HDXUAT (MaHD, MaNV, MaK, NgayHDX, TongtienB)
Mỗi hóa đơn khi xuất cho khách hàng có một mã (MaHD) duy nhất, có một nhân
viên phụ trách thanh toán và xuất hóa đơn (maNV), khách hàng nhận hóa đơn
(MaK), ngày xuất hóa đơn (NgayHDX) và tổng giá trị sách đã bán (TongtienB).

1.3 Các quy tắc/ ràng buộc:


1. Cửa hàng sách có nhiều cơ sở, mỗi cơ sở được quản lí bởi một nhân viên có
chức vụ là người quản lí.
2. Một cơ sở có nhiều nhân viên, mỗi nhân viên đảm nhiệm một chức vụ khác
nhau và một nhân viên chỉ thuộc về một cơ sở duy nhất.
3. Mỗi nhân viên có thể phục vụ cho một hoặc nhiều khách hàng.
4. Người quản lý trực tiếp quản lý các nhân viên trong từng cơ sở. Người quản
lý trực tiếp cũng là một nhân viên.
5. Một khách hàng có thể có một hoặc nhiều nhân viên hỗ trợ/phục vụ trong
thời gian mua hàng.
6. Một khách hàng có thể thanh toán một hoặc nhiều hóa đơn. Lưu thông tin
của nhân viên xuất hóa đơn cho khách.
7. Nhân viên sẽ giao dịch hợp tác với nhà xuất bản để nhập các loại sách cho cơ
sở mà mình thuộc về.
8. Một nhân viên có thể làm việc với một hoặc nhiều nhà xuất bản cung cấp
sách.

Ngô Thị Duyên


Page 4
9. Một nhà xuất bản in ấn nhiều cuốn sách và một cuốn sách có thể được in ấn
bởi nhiều nhà xuất bản.
10. Mỗi loại sách có mã riêng biệt để phân biệt các loại sách với nhau.
11. Một nhà xuất bản có thể cung cấp sách cho nhiều cơ sở. Một cơ sở có thể có
nhiều nhà xuất bản cung cấp sách.
12. Một nhà xuất bản có thể có nhiều hóa đơn nhập nhưng một hóa đơn nhập chỉ
xác định với một nhà xuất bản duy nhất.
13. Một hóa đơn nhập hàng có thể bao gồm nhập nhiều sách và một cuốn sách có
thể thuộc nhiều hóa đơn nhập hàng.

1.4 Vẽ mô hình thực thể liên kết chuẩn hóa và thu gọn sơ đồ ER:

Ngô Thị Duyên


Page 5
II. Chuyển từ mô hình ER sang mô hình quan hệ:
Trong bài bao gồm các bước:
Bước 1: Các thực thể (trừ thực thể yếu)  Các bảng quan hệ.
Bước 2: Thực thể yếu  Các bảng quan hệ (Khóa của thực thể chủ sẽ thành khóa
ngoại).
Bước 3: Liên kết 1:1  Khóa của 1 bên sang làm khóa ngoại ở bên kia.
Bước 4: Liên kết 1:N  Khóa của bảng bên một trở thành khóa ngoại của bảng bên
nhiều.
Bước 5: Liên kết M:N  Thêm 1 bảng mới.
 Mô hình quan hệ:

Ngô Thị Duyên


Page 6
Ngô Thị Duyên
Page 7
III. Xác định khóa:

3.1 Xác định phụ thuộc hàm:


 Bảng quan hệ COSO:
Q1 = (MaCS, TenCS, DiachiCS, SđtCS)
Đặt MaCS = A, TenCS = B, DiachiCS = C, SđtCS = D)
=> Q1 = (ABCD)

Phụ thuộc hàm: F1 = {A  BCD}

 Bảng quan hệ NHAXUATBAN:

Q2 = (MaXB, TenXB, DiachiXB, EmailXB)

Đặt MaXB = A, TenXB = B, DiachiXB =C, EmailXB =D

=> Q2 = (ABCD)

Phụ thuộc hàm: F2 = {A  BCD}

 Bảng quan hệ SACH

Q3= (MaS, TenS, Theloai, MaXB, Tacgia, Giaban, Slton)

Ngô Thị Duyên


Page 8
Đặt MaS = A, TenS = B, Theloai = C, MaXB = D, Tacgia =E, Giaban =F, Slton =G
=> Q3 = (ABCDEFG)

Phụ thuộc hàm: F3 = {A  BCDEG, AD  F}

 Bảng quan hệ NHANVIEN:

Q4 = (MaNV, TenNV, DiachiNV, SđtNV, GioitinhNV, Chucvu, Luong, MaCS)

Đặt MaNV = A, TenNV = B, DiachiNV = C, SđtNV = D, GioitinhNV = E, Chucvu


= F, Luong = G, MaCS = H.

=> Q4 = (ABCDEFGH)

Phụ thuộc hàm: F4 = {A  BCDEFH, AF  G}

 Bảng quan hệ KHACH:

Q5 = (MaK, TenK, DiachiK, SđtK)

Đặt MaK = A, TenK = B, DiachiK = C, SđtK = D

=> Q5 = (ABCD)

Phụ thuộc hàm: F5 = {A  BCD}

 Bảng quan hệ HDNHAP:

Q6 = (MaHD, MaNV, MaXB, NgayHDN, Sln, TongtienN)

Đặt MaHD = A, MaNV = B, MaXB =C, NgayHDN = D, Sln = E, TongtienN = F


=> Q6 = (ABCDEF)

Phụ thuộc hàm: F6 = {A  BC, A  DEF}

 Bảng quan hệ HDXUAT:

Q7 = (MaHD, MaNV, MaK, NgayHDX, TongtienB)

Đặt MaHD = A, MaNV = B, MaK = C, NgayHDX = D, TongtienB = E

=> Q7 = (ABCDE)

Phụ thuộc hàm: F7 = {AC  B, A  DE, AD  C}

3.2 Tìm khóa cho các quan hệ:


 Q1 = (ABCD)

Phụ thuộc hàm: F1 = {A  BCD}

Ngô Thị Duyên


Page 9
Ta có giao của các khóa là X = {ABCD} – {BCD} = {A}

A+ = ABCD = Q1 nên A là khóa duy nhất của quan hệ Q1.

 Q2 = (ABCD)

Phụ thuộc hàm: F2 = {A  BCD}

Ta có giao của các khóa là X = {ABCD} – {BCD} = {A}

A+ = ABCD = Q2 nên A là khóa duy nhất của quan hệ Q2.

 Q3 = (ABCDEFG)

Phụ thuộc hàm: F3 = {A  BCDEG, AD  F}

Ta có giao của các khóa là X = {ABCDEFG} – {BCDEGF} = {A}

A+ = ABCDEFG = Q3 nên A là khóa duy nhất của quan hệ Q3.

 Q4 = (ABCDEFGH)

Phụ thuộc hàm: F4 = {A  BCDEFH, AF  G}

Ta có giao của các khóa là X = {ABCDEFGH} – {BCDEFHG} = {A}

A+ = ABCDEFGH = Q4 nên A là khóa duy nhất của quan hệ Q4.

 Q5 = (ABCD)

Phụ thuộc hàm: F5 = {A  BCD}

Ta có giao của các khóa là X = {ABCD} – {BCD} = {A}

A+ = ABCD = Q5 nên A là khóa duy nhất của quan hệ Q5.

 Q6 = (ABCDEF)

Phụ thuộc hàm: F6 = {A  BC, A  DEF}

Ta có giao của các khóa là X = {ABCDEF} – {BCDEF} = {A}

A+ = ABCDEF = Q6 nên A là khóa duy nhất của quan hệ Q6.

 Q7 = (ABCDE)

Phụ thuộc hàm: F7 = {AC  B, A  DE, AD  C}

Ta có giao của các khóa là X = {ABCDE} – {BDEC} = A

A+ = ABCDE = Q7 nên A là khóa duy nhất của quan hệ Q7.


Ngô Thị Duyên
Page 10
IV. Chuẩn hóa lược đồ quan hệ thành dạng 3NF hoặc BCNF:
Chuẩn hóa mô hình về dạng 3NF:
Mô hình ở dạng 3NF nếu nó ở dạng 1NF và 2NF; các thuộc tính không khóa đều
phụ thuộc đầy đủ vào các khóa; không có phụ thuộc hàm bắc cầu vào khóa.

 Q1 = (ABCD)
Phụ thuộc hàm: F1 = {A  BCD}. Khóa là A.
Q1 không có thuộc tính suy diễn và thuộc tính lặp nên đạt 1NF.
Các thuộc tính không khóa là BCD đều phụ thuộc đầy đủ vào khóa A nên Q1 đạt
2NF.
Tất cả các thuộc tính không khóa không phụ thuộc bắc cầu vào khóa nên Q1 đạt
3NF.

 Q2 = (ABCD)

Phụ thuộc hàm: F2 = {A  BCD}. Khóa là A.

Q2 không có thuộc tính suy diễn và thuộc tính lặp nên đạt 1NF.
Các thuộc tính không khóa là BCD đều phụ thuộc đầy đủ vào khóa A nên Q2 đạt
2NF.
Tất cả các thuộc tính không khóa không phụ thuộc bắc cầu vào khóa nên Q2 đạt
3NF.

 Q3 = (ABCDEFG)

Phụ thuộc hàm: F3 = {A  BCDEG, AD  F}. Khóa là A.

Q3 không có thuộc tính suy diễn và thuộc tính lặp nên đạt 1NF.
Các thuộc tính không khóa là BCDEGF đều phụ thuộc đầy đủ vào khóa A nên Q3
đạt 2NF.
Tất cả các thuộc tính không khóa không phụ thuộc bắc cầu vào khóa nên Q3 đạt
3NF.
Ta có: R31(ABCDEG), R32(ADF)

 Q4 = (ABCDEFGH)

Phụ thuộc hàm: F4 = {A  BCDEFH, AF  G}. Khóa là A.

Q4 không có thuộc tính suy diễn và thuộc tính lặp nên đạt 1NF.

Ngô Thị Duyên


Page 11
Các thuộc tính không khóa là BCDEGFH đều phụ thuộc đầy đủ vào khóa A nên Q4
đạt 2NF.
Tất cả các thuộc tính không khóa không phụ thuộc bắc cầu vào khóa nên Q4 đạt
3NF.
Ta có: R41(ABCDEF), R42(AFG)

 Q5 = (ABCD)

Phụ thuộc hàm: F5 = {A  BCD}. Khóa là A.

Q5 không có thuộc tính suy diễn và thuộc tính lặp nên đạt 1NF.
Các thuộc tính không khóa là BCD đều phụ thuộc đầy đủ vào khóa A nên Q5 đạt
2NF.
Tất cả các thuộc tính không khóa không phụ thuộc bắc cầu vào khóa nên Q5 đạt
3NF.

 Q6 = (ABCDEF)

Phụ thuộc hàm: F6 = {A  BC, A  DEF}. Khóa là A.

Q6 không có thuộc tính suy diễn và thuộc tính lặp nên đạt 1NF.
Các thuộc tính không khóa là BCDEF đều phụ thuộc đầy đủ vào khóa A nên Q6 đạt
2NF.
Tất cả các thuộc tính không khóa không phụ thuộc bắc cầu vào khóa nên Q6 đạt
3NF.
Ta có: R61(ABC), R62(ADEF)

 Q7 = (ABCDE)

Phụ thuộc hàm: F7 = {AC  B, A  DE, AD  C}. Khóa là A.

Q7 không có thuộc tính suy diễn và thuộc tính lặp nên đạt 1NF.
Các thuộc tính không khóa là BCDE đều phụ thuộc đầy đủ vào khóa A nên Q7 đạt
2NF.
Tất cả các thuộc tính không khóa không phụ thuộc bắc cầu vào khóa nên Q7 đạt
3NF.
Ta có: R71(ACB), R72(ADE), R73(ADC)

Ngô Thị Duyên


Page 12
V. Câu lệnh truy vấn dữ liệu SQL:

5.1 Tạo bảng:


Create database QLCUAHANGSACH
create table COSO
(
MaCS char(10)primary key,
TenCS varchar(30),
DiachiCS varchar(50),
SđtCS int
)
create table NHAXUATBAN
(
MaXB char(10)primary key,
TenXB varchar(30),
DiachiXB varchar(50),
EmailXB varchar(30)
)
create table SACH
(
MaS char(10)not null primary key,
TenS varchar(30),
Theloai varchar(30),
MaXB char(10),
Tacgia varchar(30),
Giaban int,
Slton int
foreign key (MaXB)references NHAXUATBAN(MaXB)
)
Ngô Thị Duyên
Page 13
create table NHANVIEN
(
MaNV char(10)not null primary key,
TenNV varchar(30),
DiachiNV varchar(30),
SđtNV int,
GioitinhNV varchar(10),
Chucvu varchar(30),
Luong int,
MaCS char(10),
foreign key (MaCS)references COSO(MaCS)
)
create table KHACH
(
MaK char(10)not null primary key,
TenK varchar(30),
DiachiK varchar(30),
SđtK int
)
create table HDNHAP
(
MaHD char(10)not null primary key,
MaNV char(10)not null,
MaXB char(10)not null,
NgayHDN date,
Sln int,
TongtienN int,
foreign key (MaNV)references NHANVIEN(MaNV),
Ngô Thị Duyên
Page 14
foreign key (MaXB)references NHAXUATBAN(MaXB)
)
create table HDXUAT
(
MaHD char(10)not null primary key,
MaNV char(10)not null,
MaK char(10)not null,
NgayHDX date,
TongtienB int,
foreign key (MaNV)references NHANVIEN(MaNV),
foreign key (MaK)references KHACH(MaK)
)
Ta có các bảng dữ liệu như sau:
Bảng cơ sở:

Bảng nhân viên:

Ngô Thị Duyên


Page 15
Bảng nhà xuất bản:

Bảng sách:

Ngô Thị Duyên


Page 16
Bảng khách:

Bảng hóa đơn nhập:

Bảng hóa đơn xuất:

Ngô Thị Duyên


Page 17
5.2 Các câu hỏi truy vấn và ngôn ngữ SQL:
1. Đưa ra thông tin của tất cả các nhân viên có tên là ‘Anh’.
2. Đưa ra thông tin của khách hàng đã mua hàng ngày 30/4/2020.
3. Cho biết mã khách, tên khách và số tiền bán của 2 hóa đơn có giá trị lớn
nhất.
4. Đưa ra thông tin khách hàng có địa chỉ ở Hà Nội.
5. Đưa ra thông tin của nhân viên có chức vụ là ‘Thu ngân’.
6. Cho biết mã nhân viên và tên của nhân viên chịu trách nhiệm nhập hàng
tháng 3.
7. Sắp xếp nhân viên theo thứ tự tiền lương từ cao đến thấp.
8. Cho biết các nhà xuất bản đã cung cấp sách cho các cơ sở của cửa hàng trong
năm 2019.
9. Cho biết số lượng sách thuộc thể loại ‘Tản văn’ có trong cửa hàng (tổng hợp
ở tất cả các cơ sở).
10. Đưa ra tên các cuốn sách thuộc thể loại ‘Tiểu thuyết’.
11. Tăng lương thêm 2.000.000 VNĐ cho những nhân viên có chức vụ là ‘Quản
lí’. Đưa ra lương sau khi tăng.
12. Cho biết số lần mua hàng của khách hàng có mã ‘K2’.
13. Đưa ra địa chỉ các cơ sở của cửa hàng sách tại thành phố Hồ Chí Minh.
14. Cho biết số lượng tồn kho của các sách thể loại ‘Kĩ năng sống’.
15. Đưa ra thông tin của các nhân viên làm phục vụ.
Truy vấn 1:
Select * from NHANVIEN nv where TenNV like ‘%Anh’;

Ngô Thị Duyên


Page 18
Truy vấn 2:
Select * from KHACH k, HDXUAT hdx
Where (k.MaK = hdx.MaK) and DAY(NgayHDX)=30 and
MONTH(NgayHDX)=4;

Truy vấn 3:
select top(2)k.MaK, k.TenK, hdx.TongtienB from KHACH k, HDXUAT hdx
where k.mak = hdx.mak
order by hdx.tongtienb desc;

Truy vấn 4:
select * from KHACH where DiachiK like 'Ha Noi';

Ngô Thị Duyên


Page 19
Truy vấn 5:
select * from NHANVIEN where Chucvu like 'Thu ngan';

Truy vấn 6:
select nv.MaNV, nv.TenNV
from NHANVIEN nv, HDNHAP hdn
where nv.MaNV = hdn.MaNV and MONTH(NgayHDN)=3;

Truy vấn 7:
select * from NHANVIEN order by Luong desc;

Ngô Thị Duyên


Page 20
Truy vấn 8:
select xb.TenXB
from NHAXUATBAN xb, HDNHAP hdn
where xb.MaXB = hdn.MaXB and YEAR(NgayHDN)=2019;

Truy vấn 9:
select SUM(Slton) as Sl_sachTanVan
from SACH
where Theloai like 'Tan van';

Ngô Thị Duyên


Page 21
Truy vấn 10:
select TenS
from SACH
where Theloai like 'Tieu thuyet';

Truy vấn 11:


update NHANVIEN
set Luong = Luong+2000000
where Chucvu like 'Quan li';
select luong, chucvu from NHANVIEN
where Chucvu like 'Quan li';

Ngô Thị Duyên


Page 22
Truy vấn 12:
select COUNT(MaK)as SoLanMua
from HDXUAT where MaK like 'K2';

Truy vấn 13:


select DiachiCS as DiaChiHCM
from COSO where DiachiCS like '%Ho Chi Minh';

Truy vấn 14:


select SUM(Slton) as SltKNS
from SACH where Theloai like 'Ki nang song';

Ngô Thị Duyên


Page 23
Truy vấn 15:
select * from NHANVIEN
where Chucvu like 'Phuc vu';

KẾT LUẬN
Sau khi hoàn thành bài tập lớn này, em đã củng cố được nhiều kiến thức về môn Cơ
sở dữ liệu cũng như áp dụng những kiến thức đó vào phân tích các bài toán thực tế.
Bài tập đã làm được các nội dung sau:
1. Xác định được các mối liên kết và ràng buộc dữ liệu. Xây dựng mô hình thực thể
liên kết ER và chuyển mô hình này sang mô hình quan hệ.
2. Tiến hành tìm các phụ thuộc hàm, khóa và chuẩn hóa mô hình.
3. Từ các dữ liệu đã có, tiến hành truy vấn cơ sở dữ liệu bằng ngôn ngữ SQL qua
các câu lệnh.
Từ đó cho thấy:

Ngô Thị Duyên


Page 24
Cơ sở dữ liệu là một hệ thống các thông tin có cấu trúc, được lưu trữ trên máy tính
nhằm phục vụ như cầu khai thác, truy vấn thông tin từ thực tiễn đồng thời của nhiều
người dùng hay nhiều chương trình cùng chạy với những mục đích khác nhau. Vì
vậy để đảm bảo cơ sở dữ liệu được chuẩn xác cần kết hợp cả lí thuyết và thực tiễn
để từ đó phân tích và thiết kế được cơ sở dữ liệu phù hợp.
Sinh viên kết luận:
Mặc dù còn nhiều thiếu sót, nhưng em mong rằng với quá trình nỗ lực tìm hiểu,
nghiên cứu và làm việc hết mình thì đề tài của em sẽ giúp ích cho việc quản lí các
cửa hàng sách được nhanh chóng, chính xác và thuận tiền hơn. Em mong cô sẽ đưa
ra cho em những nhận xét, góp ý để đề tài này được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa em xin cảm ơn cô Lương Thị Hồng Lan đã tận tình giảng dạy em trong
thời gian qua.
Em xin chân thành cảm ơn cô!

Ngô Thị Duyên


Page 25
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TS. Đặng Thị Thu Hiền, Bài giảng môn học, Đại học Thủy Lợi.
2. ThS. Phạm Thị Hoàng Nhung, Cơ sở dữ liệu I, Đại học Thủy Lợi, 2007.
3. ThS. Phạm Thị Hoàng Nhung, Cơ sở dữ liệu II, Đại học Thủy Lợi, 2007.

Ngô Thị Duyên


Page 26

You might also like