You are on page 1of 25

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

CƠ SỞ II TẠI TP HỒ CHÍ MINH

**********

BÀI TIỂU LUẬN GIỮA KỲ

MÔN: CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ


Đề tài:

HÀNG RÀO PHI THUẾ QUAN ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU NGÀNH HÀNG DỤNG CỤ,
THIẾT BỊ QUANG HỌC, NHIẾP ẢNH, ĐIỆN ẢNH, ĐO LƯỜNG, KIỂM TRA ĐỘ
CHÍNH XÁC, Y TẾ HOẶC PHẪU THUẬT VÀ CÁC BỘ PHẬN CỦA CHÚNG CỦA
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC VÀ HÀN QUỐC

Nhóm thực hiện: Flyers

Chuyên ngành: Kinh tế đối ngoại

GV hướng dẫn: ThS Nguyễn Hạ Liên Chi

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 05 tháng 06 năm 2021

1
DANH SÁCH THÀNH VIÊN

HỌ VÀ TÊN MSSV ĐÁNH GIÁ

Trần Anh Nguyên 1911115340 100%

Nguyễn Anh Ngọc 1911115319 100%

Nguyễn Thị Ái Nhi 1911115356 100%

Trần Thị Tân 1911115459 100%

Lê Nguyên Huyền Châu 1801015153 100%

Đỗ Hà Ngân 1813315666 100%

Nguyễn Thị Kim Huyền 1911115192 100%

Trần Phước Lợi 1911115250 100%

2
LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thế giới hiện nay, hoạt động xuất khẩu trở nên vô cùng quan
trọng trong hoạt động thương mại đối với bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới.
Không có một quốc gia nào phát triển phồn vinh khi mà vẫn duy trì nền kinh tế đóng
cửa. Thông qua hoạt động xuất khẩu, các quốc gia khai thác được lợi thế của mình
trong phân công lao động, tạo nguồn thu ngoại tệ quan trọng cho đất nước, chuyển
đổi cơ cấu kinh tế và đặc biệt là tạo công ăn việc làm cho người lao động. Từ những
năm 1986, Việt nam bắt đầu tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện nền kinh tế. Để
làm được điều đó, Việt Nam đòi hỏi phải năng động trong lĩnh vực ngoại thương, có
đẩy mạnh xuất khẩu Việt Nam mới có điều kiện thuận lợi để thực hiện thành công
các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội.
Tuy nhiên, với những diễn biến thị trường thương mại thế giới ngày càng phức
tạp, các quốc gia đều có xu hướng gia tăng các biện pháp phòng vệ thương mại. Trong
xu thế toàn cầu hóa và xét trên yếu tố cạnh tranh quốc gia và phân phối nguồn lực thì
bảo hộ phi thuế quan là một biện pháp cần thiết.
Nắm bắt được vấn đề này, nhóm sinh viên chúng em quyết định tìm hiểu và
nghiên cứu sâu hơn về đề tài “Hàng rào phi thuế quan đối với xuất khẩu nhóm
hàng Dụng cụ, thiết bị quang học, nhiếp ảnh, điện ảnh, đo lường kiểm tra độ chính
xác, y tế hoặc phẫu thuật và các bộ phận của chúng đối với các doanh nghiệp Việt
Nam sang thị trường Trung Quốc và Hàn Quốc”.

3
MỤC LỤC
DANH SÁCH THÀNH VIÊN ................................................................................ 2
LỜI MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 3
NỘI DUNG CHÍNH ................................................................................................ 5
CHƯƠNG 1- NỘI DUNG VỀ HÀNG RÀO PHI THUẾ QUAN ........................ 5
1.1-Cơ sở lý luận về hàng rào phi thuế quan trong giao dịch thương mại
quốc tế................................................................................................................... 5
1.2- Khái niệm và phân loại hàng rào phi thuế quan trong thương mại quốc
tế ............................................................................................................................ 6
1.2.1- Khái niệm ................................................................................................ 6
1.2.2- Phân loại.................................................................................................. 6
1.3- Hàng rào phi thuế quan đối với các ngành hàng xuất khẩu của Việt
Nam ....................................................................................................................... 7
CHƯƠNG 2- PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU NHÓM HÀNG
DỤNG CỤ, THIẾT BỊ QUANG HỌC, ĐIỆN ẢNH,... CỦA VIỆT NAM ....... 11
2.1- Tình hình xuất khẩu .................................................................................. 11
2.2- Hàng rào phi thuế quan của Trung Quốc, Hàn Quốc có thể áp dụng đối
với nhóm hàng này của Việt Nam.................................................................... 14
2.2.1- Các rào cản phi thuế của Trung Quốc .................................................. 14
2.2.2 Các rào cản phi thuế của Hàn Quốc ....................................................... 16
CHƯƠNG 3- CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ....................................................... 17
3.1- Cơ hội .......................................................................................................... 17
3.2- Thách thức .................................................................................................. 19
CHƯƠNG 4- GIẢI PHÁP .................................................................................... 22
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 24
Nguồn tham khảo ................................................................................................... 25

4
NỘI DUNG CHÍNH
CHƯƠNG 1- NỘI DUNG VỀ HÀNG RÀO PHI THUẾ QUAN
1.1-Cơ sở lý luận về hàng rào phi thuế quan trong giao dịch thương mại quốc
tế

Từ trước đến nay, để xuất khẩu được hàng hoá tất cả các quốc gia đều phải vượt
qua hàng rào do các nước nhập khẩu dựng lên. Rào cản thương mại quốc tế vô cùng
đa dạng, phức tạp và được quy định bởi cả hệ thống pháp luật quốc tế cũng như pháp
luật của từng quốc gia, được sử dụng không giống nhau ở các nước, vùng lãnh thổ.
Trong khuôn khổ WTO, rào cản thương mại quốc tế phi thuế quan được thể hiện ở
Hiệp định về các rào cản kỹ thuật đối với thương mại, Hiệp định về kiểm dịch động
thực vật, Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng, Hiệp định nông nghiệp,
Hiệp định về dệt may và các quy định quản lý thương mại liên quan đến môi trường,
lao động…Các nước hoặc các khối nước còn có quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật cho
các mặt hàng cụ thể cũng như các quy định về thủ tục hải quan và nhiều quy định
quản lý khác.
Trong thương mại quốc tế, chính sách thương mại quốc tế được hiểu là hệ thống
các quan điểm, nguyên tắc, mục tiêu, biện pháp và các công cụ mà các quốc gia sử
dụng nhằm điều chỉnh các hoạt động thương mại quốc tế phù hợp với các lợi thế quốc
gia trong từng thời kỳ nhằm đem lại lợi ích lớn nhất. Khi tham gia vào thương mại
quốc tế, các quốc gia sẽ phát huy được nhiều thế mạnh của mình: Lợi thế so sánh, lợi
thế cạnh tranh, tận dụng được những lợi thế từ thị trường thế giới .Nhưng mặt khác
cũng sẽ bộc lộ những mặt yếu kém và bất lợi của chính quốc gia đó. Do vậy các quốc
gia thường phải sử dụng một hệ thống các công cụ điều chỉnh hoạt động thương mại
quốc tế. Trong đó phải kể đến sử dụng hàng rào phi thuế quan - một công cụ được
coi là linh hoạt, tác động nhanh, mạnh. Hàng rào phi thuế quan không chỉ có ý nghĩa
trong việc bảo hộ thị trường nội địa, hướng dẫn người tiêu dùng, điều tiết vĩ mô nền
kinh tế, mà nó còn là công cụ để phân biệt đối xử trong quan hệ đối ngoại. Trong xu
thế toàn cầu hoá và tự do hoá thương mại, hầu hết các nước cam kết dỡ bỏ các rào
cản thương mại quốc tế để thúc đẩy tự do hoá thương mại. Tuy nhiên, rào cản thương
mại quốc tế vẫn được dỡ bỏ rất chậm chạp, thậm chí còn được tạo dựng mới một cách
hết sức tinh vy. Đối với hàng rào thuế quan, đây là biện pháp mà tổ chức thương mại

5
thế giới cho phép sử dụng để bảo hộ thị trường trong nước, nhưng phải cam kết ràng
buộc với một mức thuế trần nhất định và có lịch trình cắt giảm. Sự tự do hoá biểu
hiện thông qua các chính sách về: quy chế tối huệ quốc (MFN), chế độ thuế quan ưu
đãi phổ cập (GSP), hiệp định thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung của khối liên kết
kinh tế như EU, AFTA, NAFTA, APEC… Đối với hàng rào phi thuế quan, do nhiều
nguyên nhân, đặc biệt là do trình độ phát triển kinh tế không đồng đều ,các nước đều
duy trì các rào cản thương mại nhằm bảo hộ sản xuất nội địa.

1.2- Khái niệm và phân loại hàng rào phi thuế quan trong thương mại quốc tế
1.2.1- Khái niệm
Hiện nay, trên thế giới chưa có một khái niệm thống nhất nào về hàng rào phi
thuế quan (Non-Tariff Trade Barriers- NTBs). Mỗi tổ chức, quốc gia lại có quan niệm
khác nhau về hàng rào phi thuế quan. Tổ chức Thương mại Thế giới – WTO quan
niệm rằng: “Hàng rào phi thuế quan là những biện pháp phi thuế quan mang tính cản
trở đối với thương mại mà không dựa trên cơ sở pháp lý, khoa học hoặc bình đẳng.

1.2.2- Phân loại

Có nhiều cách phân loại hàng rào phi thuế quan. Chẳng hạn, trong cuốn “Cạnh
tranh trong Thương mại quốc tế” của Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, toàn bộ hệ
thống hàng rào phi thuế quan trên thế giới nhìn chung có thể chia thành 5 nhóm sau:

Nhóm 1: Những việc Chính phủ thường tham gia để hạn chế thương mại.

Nhóm 2: Các biện pháp hạn chế nhập khẩu có tính chất hành chính và do hải quan
thực hiện.

Nhóm 3: Hàng rào có tính chất kỹ thuật đối với thương mại.

Nhóm 4: Hạn chế đặc thù, như hạn chế cấp phép nhập khẩu, hạn chế xuất khẩu, quy
chế về giá trong nước.

Nhóm 5: Lệ phí nhập khẩu, như tiền ký quỹ, thuế điều tiết nhập khẩu, hạn chế cho
vay có tính chất phân biệt đối xử....

Hoặc trong cuốn sách Thương mại quốc tế và an ninh lương thực của Nhà
xuất

bản Chính trị quốc gia năm 2001, hàng rào phi thuế quan được phân loại như sau:

6
- Hạn ngạch (quota) tức hạn chế số lượng một mặt hàng nhất định có thể cho
phép.

nhập (có khi chỉ quy định đối với một nước nào đó, chẳng hạn xe ô tô của Nhật bán

sang Mỹ).

- Quy định tiêu chuẩn hoặc dán nhãn trên mặt hàng mà nhà sản xuất nước ngoài

không có tập quán làm như vậy.

- Các chính sách yêu cầu công chức phải mua sắm hàng nội.

- Các chiến dịch vận động dân chúng tiêu dùng hàng trong nước.

Bên cạnh đó, Bộ Thương mại Việt Nam cũng đã phân loại hàng rào phi thuế
quan bằng cách liệt kê một số các nhóm hàng rào phi thuế quan chính như sau:

- Các biện pháp hạn chế định lượng (như cấm, hạn ngạch, giấy phép);

- Các biện pháp quản lý giá (như trị giá tính thuế quan tối thiểu, giá nhập khẩu
tối đa, phí thay đổi, phụ thu);

- Các biện pháp quản lý đầu mối (như đầu mối xuất khẩu, nhập khẩu);

- Các biện pháp kỹ thuật (như quy định kỹ thuật, tiêu chuẩn, thủ tục xác định sự
phù hợp, yêu cầu về nhãn mác, kiểm dịch động thực vật);

- Các biện pháp bảo vệ thương mại tạm thời (tự vệ, trợ cấp và các biện pháp
đối kháng, biện pháp chống bán phá giá);

- Các biện pháp liên quan đến đầu tư (thuế suất thuế nhập khẩu phụ thuộc tỷ lệ
nội địa hóa, hạn chế tiếp cận ngoại tệ, yêu cầu xuất khẩu, ưu đãi gắn với thành tích
xuất khẩu);
- Các biện pháp khác (tem thuế, biểu thuế nhập khẩu hay thay đổi, yêu cầu
đảm bảo thanh toán, yêu cầu kết hối, thủ tục hành chính, thủ tục hải quan, mua sắm
chính phủ, quy tắc xuất xứ).

1.3- Hàng rào phi thuế quan đối với các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam
Các công cụ chính sách thương mại phi thuế quan ngày càng được nhiều nước
trên thế giới sử dụng, đặc biệt là các nước phát triển, trong đó có nhiều nước là thị
7
trường xuất khẩu chính của Việt Nam. Chính vì vậy, rào cản phi thuế quan có ảnh
hưởng lớn đến xuất khẩu của Việt Nam.
Trong khi hàng rào thuế quan được dỡ bỏ dần, các nước lại gia tăng rào cản
phi thuế quan, đặc biệt là hàng rào kỹ thuật đối với thương mại, các biện pháp vệ sinh
dịch tễ, chống trợ cấp, chống phá giá và tự vệ. Việc các nước đặt ra rào cản kỹ thuật
rất khắt khe là thách thức lớn đối với xuất khẩu của Việt Nam. Hàng xuất khẩu của
Việt Nam chịu tác động của 44.408 hàng rào phi thuế quan, chiếm 72% của tổng số
hơn 67.780 NTM của thế giới; trong tổng số NTM của Việt Nam, có 54% là các rào
cản kỹ thuật đối với thương mại (TBT), 27% thuộc biện pháp kiểm dịch động, thực
vật (SPS),... Rào cản phi thuế quan tập trung vào TBT của nhóm hàng công nghiệp
chế biến và SPS của nhóm hàng nông sản.

Theo số liệu của Bộ Công Thương, đến năm 2019 đã có 144 vụ phòng vệ
thương mại do nước ngoài khởi xướng điều tra, áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu
của Việt Nam (riêng năm 2018 có 19 vụ kiện của các nước được khởi xướng). Trong
số 19 vụ, việc PVTM các nước điều tra Việt Nam, có 10 vụ là sản phẩm thép. Đặc
biệt, sau khi Mỹ áp dụng hạn chế nhập khẩu thép. Từ tháng 2-2018, thép Việt Nam
xuất khẩu có nguồn gốc Trung Quốc chịu mức thuế kỷ lục là 522%, trong khi thép
chống ăn mòn Việt Nam sản xuất từ phôi thép Trung Quốc phải chịu mức thuế 238%
vì việc nhập khẩu các sản phẩm thép này bị cho là hành vi né tránh lệnh chống bán
phá giá và chống trợ cấp của Mỹ (AD/CVD) áp dụng đối với thép CORE và thép cán
nguội nhập khẩu từ Trung Quốc. Số lượng NTM đối với hàng xuất khẩu của Việt

8
Nam hầu như không phụ thuộc vào các hiệp định thương mại tự do (FTA) song
phương mà theo tình hình chung của thế giới.

 Bảo hộ thương mại khiến xuất khẩu của Việt Nam bị giảm sút hoặc không gia tăng
như kỳ vọng

Dù đã chú trọng đầu tư thiết bị, máy móc hiện đại, song nhìn chung so với một
số nước khác cùng khu vực, trình độ công nghệ của doanh nghiệp nước ta còn chưa
cao. Bên cạnh đó, phần lớn nguyên liệu phụ thuộc vào thị trường nước ngoài dẫn đến
hiệu quả sản xuất, kinh doanh - xuất khẩu của Việt Nam chưa cao. Đối với hàng dệt
may, nguyên liệu chủ yếu nhập từ Trung Quốc (khoảng 24%), Hàn Quốc (chiếm 23%)
và Nhật Bản (chiếm 8.89%).
Các vụ điều tra liên quan đến thuế nhập khẩu bổ sung đối với hàng hóa Việt
Nam lại có xu hướng gia tăng, làm giảm sức cạnh tranh với hàng hóa nhập khẩu từ
các thị trường không bị áp thuế khác. Dẫn tới kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam bị
giảm sút, thị phần thu hẹp và DN xuất khẩu đối mặt với rủi ro mất thị trường xuất
khẩu. Theo thống kê, mỗi năm chúng ta thiệt hại hơn 14 triệu USD do hàng xuất khẩu
bị trả lại. Vụ kiện chống phá giá cá basa xuất khẩu vào thị trường Mỹ kéo dài 17 năm,
với 14 lần rà soát thuế. Trong giai đoạn 2002 - 2007, Việt Nam liên tục bị áp mức
thuế chống phá giá chung rất cao 63,88% và áp mức thuế cho bị đơn tự nguyện ở mức
47,02% (giai đoạn 2002 - 2005), khiến xuất khẩu cá basa lao đao, giá cá giảm mạnh.

 Việc tham gia giải quyết các vụ kiện bảo hộ thương mại làm tăng chi phí xuất khẩu
của doanh nghiệp.

9
Các sản phẩm của Việt Nam bị điều tra PVTM khá đa dạng, tập trung nhiều ở
các sản phẩm kim loại (thép, nhôm); nông, thủy sản (tôm, cá tra) và sợi. Về thị trường
khởi xướng điều tra, áp dụng biện pháp PVTM với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam,
đứng đầu là Mỹ với 27 vụ việc, tiếp theo là Thổ Nhĩ Kỳ với 20 vụ, Ấn Độ: 17 vụ, EU
14 vụ, đặc biệt Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã điều tra chúng ta 24
vụ.
Một số biện pháp PVTM kéo dài hàng chục năm, kéo theo chi phí theo đuổi vụ
việc tốn kém. Chỉ tính thị trường Mỹ, vụ kiện cá tra, basa (năm 2002), tiêu tốn hơn
800.000 USD; vụ kiện tôm (năm 2003) gần 3 triệu USD và vụ kiện giày mũ da (năm
2006) tại thị trường EU, ước tính tiêu tốn gần 4 triệu USD,..., ảnh hưởng nghiêm
trọng đến DN, gia tăng chi phí. Dự báo các năm tiếp theo điều tra vụ, việc PVTM có
thể vẫn diễn biến phức tạp và có nguy cơ gia tăng, ảnh hưởng đến các doanh nghiệp
xuất khẩu.

10
CHƯƠNG 2- PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU
NHÓM HÀNG DỤNG CỤ, THIẾT BỊ QUANG HỌC, ĐIỆN
ẢNH,... CỦA VIỆT NAM
2.1- Tình hình xuất khẩu
Mặc dù không nằm trong những ngành hàng xuất khẩu khẩu chủ yếu của Việt
Nam, nhưng với tình hình diễn biến ngày càng phức tạp của đại dịch Covid-19, thiết
bị y tế, đo lường đang là mối lo ngại của toàn cầu, đã giúp ngành hàng này dần trở
thành một trong những mặt hàng xuất khẩu tiềm năng cho các doanh nghiệp Việt
Nam
Theo Hệ thống phân loại hàng hóa do Tổ chức Hải quan thế giới phát hành,
mã HS Code 90 là mã viết tắt cho ngành hàng dụng cụ, thiết bị quang học, nhiếp ảnh,
điện ảnh, đo lường, kiểm tra độ chính xác, y tế hoặc phẫu thuật, các bộ phận và phụ
kiện của chúng.
Theo dữ liệu từ Vietnam Trades, tính đến ngày 20/5/2021, ngành hàng dụng cụ,
thiết bị quang học, nhiếp ảnh, điện ảnh, đo lường, kiểm tra độ chính xác, y tế hoặc
phẫu thuật, các bộ phận và phụ kiện của chúng đã được xuất khẩu ra nhiều nước và
khu vực, điển hình là các thị trường rộng lớn và phát triển như Mỹ, Nhật Bản, Thái
Lan, Trung Quốc, Hàn Quốc…
Với tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2019 của nhóm hàng chiếm 4.92 triệu USD,
nhóm hàng đang ngày càng chiếm vị trí quan trọng, đặc biệt trong thời đại công nghệ
phát triển, các kỹ thuật sản xuất ngày càng tiên tiến, chất lượng ngày càng tốt và số
lượng tăng nhanh. Dưới đây là cơ cấu các mặt hàng trong nhóm hàng có tỉ lệ xuất
khẩu cao. Trong đó, màn hình LCD chiếm 27.6%, thiết bị y tế (Medical Instruments)
chiếm 19.7%,…

11
Nguồn: The obsevatory of Economic Complexity

Với tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2019 của nhóm hàng chiếm 4.92 triệu USD,
nhóm hàng đang ngày càng chiếm vị trí quan trọng, đặc biệt trong thời đại công nghệ
phát triển, các kỹ thuật sản xuất ngày càng tiên tiến, chất lượng ngày càng tốt và số
lượng tăng nhanh. Dưới đây là cơ cấu các mặt hàng trong nhóm hàng có tỉ lệ xuất
khẩu cao. Trong đó, màn hình LCD chiếm 27.6%, thiết bị y tế (Medical Instruments)
chiếm 19.7%,…
Đi kèm với đó là số lượng nhà xuất khẩu, nhà cung cấp lớn và ngày càng tăng, là
điều kiện cần để phát triển nhóm hàng này. Dưới đây là tổng hợp số lượng nhà xuất
khẩu và nhà cung cấp phân loại theo nhóm ngành nhỏ hơn trong nhóm HS90.

12
Số lượng nhà xuất khẩu và nhà cung cấp phân loại theo nhóm ngành nhỏ hơn trong nhóm HS90.
Nguồn: Tổng hợp từ Infodriveindia.com (Global Import Export Data)

13
2.2- Hàng rào phi thuế quan của Trung Quốc, Hàn Quốc có thể áp dụng đối với
nhóm hàng này của Việt Nam
2.2.1- Các rào cản phi thuế của Trung Quốc
Hàng rào thuế quan và phi thuế quan đối với thương mại là những biện pháp
phổ biến nhất được các quốc gia thực hiện để quản lý xuất khẩu và nhập khẩu của
mình. Đối với Trung Quốc, các hàng rào thuế quan bao gồm việc tăng thuế, trong khi
các hàng rào phi thuế quan là việc tăng giới hạn đối với khối lượng hàng hóa giao
dịch. Liên quan đến các hàng rào phi thuế quan ít được nhìn thấy hơn, các biện pháp
khác nhau được sử dụng cho các quốc gia khác nhau buôn bán với Trung Quốc.

Các nhà xuất khẩu vào Trung quốc phải đối mặt với ngày càng nhiều hàng rào
phi thuế quan vô lý dưới hình thức chứng nhận sản phẩm, tiêu chuẩn ghi nhãn, yêu
cầu phê duyệt nhập khẩu và chậm trễ thông quan.

Trung Quốc là nước xuất siêu, sử dụng mọi cách để hạn chế nhập khẩu, tăng
xuất khẩu. Vì vậy, đối với hàng rào phi thuế quan, Trung Quốc sẽ áp dụng nhiều các
biện pháp hạn chế định lượng như Hạn ngạch nhập khẩu (hạn chế số lượng, khối
lượng, giá trị hàng hóa nhập khẩu) hoặc Hạn ngạch thuế quan (trong thời hạn hạn
ngạch, hàng hóa được phép nhập khẩu với mức thuế suất giảm, không giới hạn số
lượng hàng hóa, tuy nhiên, tất cả các hàng hóa tiếp theo sẽ phải chịu mức thuế cao
hơn sau khoảng thời gian này), Giấy phép cũng thường được sử dụng như một công
cụ để điều chỉnh chủ yếu là nhập khẩu và xuất khẩu, giấy phép hoạt động như một
hàng rào phi thuế quan đối với thương mại vì nó yêu cầu nhận được sự cho phép từ
chính phủ hoặc cơ quan được chỉ định để cấp phép nhập khẩu và xuất khẩu một số
mặt hàng nhất định.

Hạn chế xuất khẩu tự nguyện là một hàng rào phi thuế quan khác. Tuy nhiên,
nó là đặc biệt về bản chất của nó vì nó là một hạn chế tự nguyện khá hiếm. Các biện
pháp tự áp đặt này thường xuất phát từ yêu cầu của nước nhập khẩu trong phạm vy
đàm phán thương mại.

14
Hệ thống các tiêu chuẩn kỹ thuật có thể gồm:

Tiêu chuẩn chất lượng: chất lượng sản phẩm thể hiện qua hệ thống tiêu chuẩn
mà DN đạt được, chẳng hạn như chứng chỉ ISO - 9000. Những chứng chỉ này là điều
kiện để xâm nhập và mở rộng thị trường. Nó chứng tỏ DN có hệ thống quản lý chất
lượng đầy đủ theo tiêu chuẩn quốc tế. Đối với một số thị trường, chứng chỉ này là yêu
cầu bắt buộc để được phép xuất khẩu.

Tiêu chuẩn bảo vệ môi trường: Sản phẩm đáp ứng được các tiêu chuẩn sinh thái
theo quy định, an toàn về sức khoẻ đối với người sử dụng và không gây ô nhiễm môi
trường trong sản xuất.

Bên cạnh Hệ thống các tiêu chuẩn kỹ thuật trên thì Hệ thống tiêu chuẩn trách
nhiệm xã hội (SA - 8000) cũng là trở ngại đối với các DN xuất khẩu Việt Nam. Những
khó khăn chủ yếu trong việc áp dụng SA - 8000 tại Việt Nam hiện nay là nhận thức
của DN về SA - 8000; các DN không muốn tiết lộ các ghi chép tài chính, đặc biệt
trong các DN tư nhân; không có khả năng chi trả chi phí áp dụng SA - 8000; sự cách
biệt văn hoá giữa khách hàng và nhà cung cấp; SA-8000 là mục tiêu ít được ưu tiên,
đặc biệt trong những thời điểm kinh tế còn khó khăn, suy thoái.

Những rào cản kỹ thuật khắt khe như vậy rõ ràng là thách thức lớn đối với các
DN Việt Nam. Bên cạnh đó, phần lớn nguyên liệu đều phải nhập khẩu, phụ thuộc vào
thị trường nước ngoài dẫn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh - xuất khẩu của Việt
Nam chưa cao.

Hơn nữa, khả năng kiểm định, giám định sản phẩm còn hạn chế và giá thành
kiểm định, giám định cao khiến cho sản phẩm của các DN Việt Nam gặp nhiều khó
khăn trong việc vượt qua các rào cản kỹ thuật. Thêm vào đó, DN Việt Nam chưa nắm
rõ thông tin vềcác rào cản kỹthuật của của các quốc gia nhập khẩu với những quy
định khắt khe để bảo hộ nền sản xuất trong nước một cách tinh vi và luôn được thay
đổi, bổ sung.

Các rào cản kỹ thuật đối với thương mại (Technical Barriers to Trade) của Trung
Quốc cũng bao gồm các quy định, quy tắc và tiêu chuẩn kỹ thuật phức tạp. Các yêu
cầu TBT này được thực thi chủ yếu thông qua hệ thống đánh giá sự phù hợp kỹ thuật,
được gọi là Chứng nhận Bắt buộc của Trung Quốc (CCC). Cụ thể, các sản phẩm tuân
15
theo CCC (bao gồm nhiều loại sản phẩm, chẳng hạn như điện tử tiêu dùng, thiết bị
gia dụng và sản phẩm ô tô) được liệt kê trong danh mục do cơ quan tiêu chuẩn hóa
và công nhận của Trung Quốc xuất bản. Các sản phẩm này phải trải qua quy trình
chứng nhận, thường do chi nhánh địa phương hoặc đại lý được chỉ định của cơ quan
có thẩm quyền của Trung Quốc ở nước ngoài sản xuất, để đảm bảo phù hợp với các
yêu cầu kỹ thuật của Trung Quốc. Các sản phẩm được chứng nhận được phép sử dụng
dấu CCC, đây là điều kiện tiên quyết để tiếp cận thị trường Trung Quốc.

2.2.2 Các rào cản phi thuế của Hàn Quốc


Hàng rào phi thuế quan (NTBs) của Hàn Quốc đối với thương mại hiện liên
quan đến các lệnh cấm nhập khẩu, hạn chế định lượng, các biện pháp thuế, hoạt động
thương mại của nhà nước. Ngoài ra, Hàn Quốc, giống như các Thành viên WTO khác,
có một số loại biện pháp dự phòng để sử dụng, cụ thể là thuế đối kháng và chống bán
phá giá cũng như các biện pháp tự vệ. Các biện pháp này được thiết kế để chống lại
các hành vi thương mại "không công bằng", chẳng hạn như trợ cấp xuất khẩu và bán
phá giá sản phẩm đối với Thị trường Hàn Quốc. Sự dung túng của Chính phủ đối với
các hành vy chống cạnh tranh của các doanh nghiệp lớn trong nước các tập đoàn và
các doanh nghiệp nhà nước cũng có thể tạo thành một rào cản đối với thương mại.
Hơn nữa, các chiến dịch tiết kiệm (mặc dù chúng đã chính thức ngừng hoạt động) và
mô hình tiêu dùng truyền thống ("Mua hàng Hàn Quốc") tạo nên những cản trở đáng
kể đối với nhập khẩu.

Các rào cản kỹ thuật đối với thương mại Thực tế là các tiêu chuẩn (và quy chuẩn
kỹ thuật) trong nước cũng tạo nên tiềm năng các rào cản đối với thương mại, Hàn
Quốc đã và đang điều chỉnh các tiêu chuẩn trong nước của mình với các tiêu chuẩn
quốc tế có liên quan bất cứ khi nào có thể và khả thi. Mặc dù Hàn Quốc đã là thành
viên ISO từ năm 1963 nhưng đến năm 1999, khoảng 500 trong số 10.000 tiêu chuẩn
Hàn Quốc (KS) giống với tiêu chuẩn quốc tế (ISO, IEC), con số tương tự như năm
1996, trong khi 2.000 KS tương đương với sai lệch nhỏ. Vì vậy, khoảng một phần tư
của tất cả các KS hiện hành là giống hệt hoặc gần tương đương với các tiêu chuẩn
quốc tế.

16
CHƯƠNG 3- CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC
Rào cản phi thuế quan có ảnh hưởng lớn đến xuất khẩu của Việt Nam. Bên cạnh
những tác động tiêu cực làm giảm sức cạnh tranh của các sản phẩm của Việt Nam,
vẫn có những động lực khiến doanh nghiệp Việt Nam phải thay đổi để thích ứng với
yêu cầu của nước nhập khẩu và giành thế chủ động trên thương trường.

3.1- Cơ hội
3.1.1-Tạo động lực thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển theo hướng công nghiệp
hóa, hiện đại hóa.
Các sản phẩm của Việt Nam phải đáp ứng các yêu cầu quy định về kỹ thuật
trong thương mại. Đây có thể được xem như các biện pháp nhằm làm cho các doanh
nghiệp Việt Nam phải tuân theo các tiêu chuẩn và quy định mang tính kỹ thuật; phù
hợp với quy định về nhãn mác sản phẩm; kiểm soát được các hành động gian lận
thương mại; tuân theo các quy định về xuất xứ sản phẩm; và đảm bảo an toàn và bảo
vệ môi trường.
Đây là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam gia tăng đầu tư, đổi mới
công nghệ, phát triển dây chuyền sản xuất hiện đại, nâng cao năng lực cạnh tranh của
các doanh nghiệp khi xuất khẩu hàng hóa sang thị trường thế giới. Chủ động triển
khai áp dụng các hệ thống quản lý tiêu chuẩn chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế cùng
với việc nâng cao chất lượng sản phẩm, gắn sản xuất với bảo vệ môi trường và quan
tâm đến lợi ích của người lao động, nhằm vượt qua được những hàng rào phi thuế
quan của các nước nhập khẩu, góp phần đưa sản phẩm Việt Nam tiến gần hơn đến
tiêu chuẩn của thị trường quốc tế.
3.1.2-Có khả năng cạnh tranh cao hơn trong tương lai, mở rộng thâm nhập thị
trường.
Mặc dù việc áp dụng các tiêu chuẩn, quy định về kĩ thuật trong nhiều trường
hợp làm tăng chi phí sản xuất, do vậy trong ngắn hạn có thể ảnh hưởng đến khả năng
cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, những công ty cũng như sản
phẩm của họ có chứng nhận tiêu chuẩn như các chứng chỉ ISO, GMP, CE, UL,... có
lợi thế hơn trong việc vay vốn ngân hàng để mở rộng quy mô sản xuất, dễ tiếp cận
các thị trường khó tính, có lợi thế đáng kể trong đấu thầu quốc tế và quốc gia, tạo uy

17
tín và vị thế cho các doanh nghiệp VN trên thị trường quốc tế, tăng khả năng thâm
nhập thị trường.
Bên cạnh đó, việc áp dụng các quy định và tiêu chuẩn quốc tế sẽ đưa đến cơ hội
cải thiện đáng kể tình trạng quản lý chung của doanh nghiệp, nâng cao hình ảnh, uy
tín, mối thiện cảm của các nhà chức trách và người tiêu dùng đối với doanh nghiệp,
đảm bảo sự phát triển lâu dài và bền vững của các doanh nghiệp Việt Nam.
3.1.3-Cơ hội từ “Rào cản xanh” - Giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Các rào cản kỹ thuật trong thương mại càng ngày càng chú ý nhiều hơn tới việc
bảo vệ môi trường sinh thái và môi trường xã hội. Hơn thế nữa, ngay cả các tổ chức
tài chính và tín dụng thế giới như WB, Quỹ tiền tệ thế giới IMF và các nhà đầu tư tài
chính cũng đang ưu tiên đầu tư vốn cho những dự án đảm bảo, bảo vệ môi trường.
Đây chính là những tín hiệu tốt cho thấy vấn đề bảo vệ môi trường càng được chú ý,
do đó, môi trường sinh thái được bảo vệ bằng những biện pháp thích hợp và quyết
liệt hơn.
Việc chuyển đổi sang nền kinh tế các bon thấp của VN với các hoạt động về
thúc đẩy phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo cũng như thúc đẩy các hoạt
động về hiệu quả năng lượng sẽ được thuận lợi hơn.
Các doanh nghiệp Việt Nam phải đáp ứng được các yêu cầu về môi trường để
vượt qua rào cản "xanh" mà nhiều nước đang áp dụng, đồng thời năng lực bảo vệ môi
trường trong nước cũng phải nâng cao để đáp ứng được các biện pháp quản lý sắp tới
được áp dụng chung cho cả hàng hoá trong nước và hàng nhập khẩu của nước ngoài.
Dựa trên các nguyên tắc pháp lý của WTO, chúng ta có cơ hội xây dựng và sử
dụng hợp lý "rào cản xanh" để bảo vệ được các ngành sản xuất trong nước, đồng thời
bảo vệ nguồn tài nguyên, bảo vệ môi trường, cụ thể:
- Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn môi trường Việt Nam phù hợp với hiện trạng
môi trường và phát triển kinh tế trong nước, đồng thời đáp ứng các yêu cầu hoà nhập
thương mại quốc tế;
- Sử dụng nguyên tắc của WTO về minh bạch và không phân biệt đối xử trong
hoạt động thương mại quốc tế, trong đó bao gồm cả việc thành viên có nghĩa vụ thông
báo với WTO về các sản phẩm và công nghệ trong nước bị chính quyền cấm sử dụng
và buôn bán tại thị trường nội địa do các lý do sức khỏe và môi trường, để kiểm soát
và ngăn chặn việc các nước xuất khẩu các hàng hoá độc hại .
18
- Ban hành các chính sách và cơ chế tài chính trợ giúp triển khai các chương
trình môi trường trong sản xuất nhằm mục tiêu nâng cao năng suất, chất lượng sản
phẩm và bảo vệ môi trường.
3.1.4- Hoàn thiện hơn về chính sách quản lý, giám sát, hệ thống pháp luật.
Các vụ kiện liên quan đến hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam xảy ra chủ yếu do
hệ thống pháp luật, chính sách quản lý, giám sát của các bộ phận, cơ quan chuyên
ngành còn lỏng lẻo. Điều này gây sức ép cho Việt Nam để ngày càng hoàn thiện hơn
những quy định pháp luật về quản lý, giám sát, giải quyết tranh chấp, hạn chế các vụ
kiện từ các nước nhập khẩu, giảm chi phí hàng hóa xuất khẩu.
Điều này sẽ giúp DN chủ động đối phó và vượt qua các rào cản trong thương
mại quốc tế. Việc nghiên cứu thị trường tốt sẽ cung cấp cho các DN Việt Nam những
thông tin có hệ thống về thị trường xuất khẩu bao gồm các thông tin về: các rào cản
đang được áp dụng, dung lượng thị trường, các đối thủ cạnh tranh… Qua đó, DN có
thể chủ động ứng phó với những rào cản kỹ thuâṭ, tạo ra thế chủ động khi thâm nhập
thị trường, xây dựng và quảng bá được hình ảnh, thương hiệu của hàng hóa Việt Nam.
3.2- Thách thức
3.2.1-Áp lực cạnh tranh và nguy cơ bị thâu tóm.
Mặc dù Việt Nam có nguồn lao động dồi dào nhưng số lượng lao động có tay
nghề cao lại rất ít. Về trang thiết bị công nghệ, cho dù các doanh nghiệp Việt Nam
trong thời gian gần đây đã chú trọng đầu tư trang thiết bị, máy móc hiện đại, song
nhìn chung so với nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước phát triển, trình độ
công nghệ của các doanh nghiệp nước ta còn chưa cao. Ngoài ra, phần lớn nguyên
liệu đều phải nhập khẩu, phụ thuộc vào thị trường nước ngoài dẫn đến hiệu quả sản
xuất, kinh doanh - xuất khẩu của Việt Nam chưa cao.
Việc áp dụng các quy định và tiêu chuẩn kĩ thuật trong những điều kiện nhất
định, đối với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam, nơi mà việc áp dụng các
biện pháp kĩ thuật có thể làm tăng đáng kể chi phí sản xuất, do vậy làm giảm khả
năng cạnh tranh.
Thêm vào đó, doanh nghiệp Việt trong lĩnh vực này đa phần còn thiếu tính
chuyên nghiệp, liên kết, quản trị yếu và vốn ít. Nhất là đối với các doanh nghiệp vừa
và nhỏ, nếu không có sự chuẩn bị phương án từ trước có thể sẽ bị doanh nghiệp ngoại
thâu tóm hoặc “hất cẳng” ra khỏi thị trường.
19
3.2.2-Nguy cơ bị kiện
Thực tế cho thấy hệ thống pháp luật Việt Nam còn kém phát triển, chưa bao
quát, điều chỉnh được toàn bộ các khía cạnh của hệ thống phi thuế quan, khả năng
thực hiện và cưỡng chế thực thi các quy định phi thuế quan còn yếu. Hệ thống quản
lý chuyên ngành còn thiếu. Rất nhiều mặt hàng thuộc diện quản lý chuyên ngành chưa
có quy định cụ thể và phù hợp. Việc quản lý các hàng hoá xuất khẩu theo giấy phép
khảo nghiệm chưa được quan tâm đúng mức, chưa có biện pháp xử lý kịp thời đối
với những loại hàng hoá xuất khẩu không phù hợp. Điều này dẫn đến nhiều vụ kiện
liên quan đến hàng xuất khẩu của Việt Nam.
Việt Nam chưa có nhiều kinh nghiệm để đối phó với các vụ tranh chấp thương
mại, đặc biệt các tranh chấp thương mại hiện nay đòi hỏi các bên liên quan phải có
sự am hiểu về luật thương mại, các nguyên tắc thương mại, các án lệ; khả năng kiểm
định, giám định sản phẩm còn hạn chế và giá thành kiểm định, giám định cao khiến
cho sản phẩm của các DN Việt Nam gặp nhiều khó khăn trong việc vượt qua các rào
cản kỹ thuật. Thêm vào đó, DN Việt Nam chưa nắm rõ thông tin về các biện pháp
bảo hộ thương mại của các quốc gia nhập khẩu với những quy định khắt khe, tinh vi
và luôn được thay đổi, bổ sung; trong khi điều kiện thực hiện đáp ứng các rào cản
thương mại của Việt Nam còn rất kém, bảo hộ thương mại thực sự là thách thức lớn
với xuất khẩu của Việt Nam.
3.2.3-Thách thức từ “rào cản xanh”
Các nước phát triển có nhiều rào cản phi thuế quan liên quan tới môi trường:
- Áp dụng đánh thuế tài nguyên: Các nước phát triển xây dựng các tiêu chuẩn
hàng hóa trong đó quy định nghiêm ngặt hàm lượng tài nguyên thô như là một biện
pháp bảo vệ môi trường, ngăn chặn khai thác cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên
nhiên. Như vậy, hàng hoá của các nước đang phát triển muốn nhập khẩu vào các nước
này sẽ phải chịu thuế nhiều hơn vì hàm lượng tài nguyên thô lớn, điều đó hạn chế lợi
thế cạnh tranh của các nước đang phát triển trong sử dụng nguồn tài nguyên thiên
nhiên.
- Sử dụng các tiêu chuẩn môi trường, vệ sinh an toàn, dán nhãn sinh thái như
rào cản bảo hộ sản phẩm sản xuất trong nước, chống lại các sản phẩm và công nghệ
nhập khẩu với lý do các sản phẩm và công nghệ này không đáp ứng các quy định về
bảo vệ môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm của nước sở tại.
20
Thực tế cho thấy, các rào cản "xanh" đã và đang được áp dụng ngày càng phổ
biến trong thương mại quốc tế, đã có nhiều tranh chấp về thương mại trong khuôn
khổ WTO gắn với vấn đề môi trường. Các doanh nghiệp Việt Nam dễ bị rơi vào các
vụ kiện liên quan tới môi trường do yêu cầu về môi trường của nước ta còn thấp, các
chính sách quản lý môi trường hiện tại của Việt Nam còn lỏng lẻo, thiếu minh bạch.

21
CHƯƠNG 4- GIẢI PHÁP

Thời gian tới, kinh tế Việt Nam dự kiến đối mặt với nhiều yếu tố bất định hơn
từ môi trường kinh tế thế giới, như Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc sẽ tác
động đến việc chuyển hướng xuất, nhập khẩu hàng hóa; thay đổi chuỗi cung ứng;
thay đổi dòng vốn đầu tư; Việc tham gia các FTA thế hệ mới, như Hiệp định Đối tác
Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự
do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) với yêu cầu cao hơn trong thực
thi các cam kết quốc tế mà không còn được hưởng các ưu đãi đặc thù cho giai đoạn
chuyển đổi như trước; Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư buộc các nước đang
theo đuổi chiến lược phát triển kinh tế dựa vào xuất khẩu và nguồn vốn đầu tư nước
ngoài phải có những điều chỉnh trong chính sách phát triển kinh tế…

 Đầu tư, đổi mới công nghệ, phát triển dây chuyền sản xuất hiện đai, nâng cao năng
lực cạnh tranh của DN khi xuất khẩu hàng hóa sang thị trường thế giới. Chủ động
triển khai áp dụng các hệ thống quản lý tiêu chuẩn chất lượng theo tiêu chuẩn quốc
tế cùng với việc nâng cao chất lượng sản phẩm, gắn sản xuất với bảo vệ môi trường
và quan tâm đến lợi ích của người lao động.

 Phát triển các loại hình DN, đặc biệt là DN có quy mô lớn, nhằm tăng cường khả
năng cạnh tranh và khả năng đáp ứng các yêu cầu của thị trường nhập khẩu; mở
rộng, tăng cường liên kết giữa các DN trong nước và DN nước ngoài, đặc biệt là
các tổ chức đa quốc gia, các thành phần kinh tế. Đổi mới tổ chức và phương thức
hoạt động của các DN và tăng cường năng lực pháp lý của DN.

 Tăng cường hoạt động nghiên cứu thị trường và đẩy mạnh hoạt động xúc tiến
thương mại, nâng cao hiệu quả của hệ thống đại diện thương mại. Điều này sẽ giúp
DN chủ động đối phó và vượt qua các rào cản trong thương mại quốc tế. Việc
nghiên cứu thị trường tốt sẽ cung cấp cho các DN Việt Nam những thông tin có hệ
thống về thị trường xuất khẩu bao gồm các thông tin về: các rào cản đang được áp
dụng, dung lượng thị trường, các đối thủ cạnh tranh… Qua đó, DN có thể chủ động
ứng phó với những rào cản kỹ thuâṭ, tạo ra thế chủ động khi thâm nhập thị trường,
xây dựng và quảng bá được hình ảnh, thương hiệu của hàng hóa Việt Nam.

22
 Chú trọng tới việc xây dựng và phát triển thương hiệu, mẫu mã, đặt phương châm
nâng cao chất lượng sản phẩm lên hàng đầu. Một DN có thương hiệu tốt là một
DN uy tín trong lòng người tiêu dùng, do vậy việc xây dựng thương hiệu cần được
các DN Việt Nam chú trọng xây dựng và phát triển. Cùng với việc xây dựng và
phát triển thương hiệu cần đặc biệt quan tâm tới việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và
quyền sở hữu trí tuệ.

 Chủ động tạo được nguồn nguyên liệu cho sản xuất trong nước, để giảm bớt và
dần loại bỏ việc nhập khẩu nguyên liệu nước ngoài; Coi trọng việc quy hoạch xây
dựng các vùng nguyên liệu cho các ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam
(như dệt may, thủy sản). Điều này sẽ có ý nghĩa quyết định tới năng lực cạnh tranh
trong dài hạn của DN Việt Nam trên thương trường quốc tế.

 Gắn chặt quyền lợi với các công ty nhập khẩu. Các DN Việt Nam phải đẩy mạnh
kết hợp với các DN nhập khẩu trong hoạt động sản xuất, phân phối, chính điều này
đã giúp các DN Việt Nam tránh được một số những rào cản mà nước nhập khẩu
giành cho các sản phẩm xuất khẩu.

 Nâng cao năng lực nhận thức, đẩy mạnh các kênh thông tin và phổ biến thông tin
đến các DN vềcác rào cản kỹ thuật thương mại của các nước, đặc biệt của những
khối, nước chiếm thị phần và có kim ngạch xuất khẩu lớn như Mỹ, Nhật Bản, Hàn
Quốc, EU… để các DN chuẩn bị các điều kiện sẵn sàng đối phó; Tổ chức tốt công
tác thu thập và xử lý thông tin về thị trường và chính sách thương mại của các nước
nhập khẩu.

 Hỗ trợ kiểm tra, giám sát và xây dựng các hệ thống tiêu chuẩn chất lượng theo
chuẩn quốc tế. Qua cơ chế kiểm tra, giám sát này, hoạt động xuất khẩu hàng hóa
qua các yếu tố: chi phí sản xuất, thị trường xuất khẩu, khả năng đáp ứng tiêu chuẩn
kỹ thuật, kênh phân phối... sẽ được kiểm soát, từ đó có các tác động kịp thời nhằm
tránh các trường hợp sản phẩm xuất khẩu của DN Việt Nam vi phạm các quy định
trong hệ thống tiêu chuẩn chất lượng theo chuẩn quốc tế. Hỗ trợ DN trong việc áp
dụng các hệ thống tiêu chuẩn chất lượng quốc tế và các tiêu chuẩn xã hội. Hỗ trợ
và khuyến khích các DN sử dụng nhãn mác sinh thái để đối phó và vượt qua các

23
rào cản môi trường tạo cơ hội tiếp cận và mở rộng thị trường của sản phẩm xuất
khẩu Việt Nam.

 Tích cực đàm phán với chính phủ các nước nhập khẩu các mặt hàng chủ lực của
Việt Nam có kim ngạch xuất khẩu lớn, để dành được những ưu đãi phi thuế quan;
Nâng cao vai trò đại diện của các cơ quan quản lý, cơ quan đại diện tại nước ngoài;
Hoàn thiện hệ thống pháp luật thương mại Việt Nam phù hợp với pháp luật và
thông lệ quốc tế.

KẾT LUẬN
Ngoài thực hiện các nghĩa vụ thế quan, các DN cần chú ý đáp ứng, tuân thủ
hàng rào phi thuế quan. Chúng tạo ra bất lợi cho doanh nghiệp về một số mặt nhưng
xét về lâu dài, khi DN đáp ứng được những tiêu chuẩn khắt khe đó sẽ tạo niềm tin và
vị trí trong nước nhập khẩu; một phần đẩy mạnh quan hệ hợp tác giữa hai nước, tạo
tiền đề cho xuất khẩu trong tương lai.

24
Nguồn tham khảo

TARIFF AND NON-TARIFF BARRIERS TO TRADE IN KOREA (e-jei.org)

In brief: trade barriers in China - Lexology

https://www.infodriveindia.com/

https://oec.world/

http://www.vietrade.gov.vn/

Cuốn “Cạnh tranh trong Thương mại quốc tế”, “Thương mại quốc tế và an ninh lương thực”, Nhà

xuất bản Chính trị quốc gia năm 2001.

HS & HTS Codes (2021): Lookup & Finder for Harmonized Codes | Freightos

WTO | Understanding the WTO - Non-tariff barriers: red tape, etc

China Trade Barriers: Tariff & Non Tariff Barriers in International Business | Intrepid Sourcing

China - Trade Barriers | export.gov

China Import Quotas & Restrictions: Non-Tariff Trade Barriers | Intrepid Sourcing

S. Korea settles 53 non-tariff trade barriers in 2020 (koreaherald.com)

The Korea-Japan trade dispute: non-tariff barriers, by Sangho Shin, Iowa State University,

jmp_sangho_shin.pdf (iastate.edu)

South Korea - Trade Barriers

25

You might also like