You are on page 1of 8

VU THU HANG – NGUYEN LY KE TOAN – CHUONG 3 – NOI DUNG BO SUNG – 062021

CHƯƠNG 3
NGUYÊN TẮC GHI NHẬN DOANH THU, GHI NHẬN CHI PHÍ

 Doanh thu phát sinh kỳ nào tính cho kỳ đó Bất kể sau đó (kỳ sau)
(Nguyên tắc ghi nhận doanh thu) mới nhận được chứng từ có liên quan 
Vẫn ghi nhận vào kỳ mà
 Chi phí phát sinh kỳ nào tính cho kỳ đó “doanh thu, chi phí” phát sinh
(Nguyên tắc ghi nhận chi phí – phù hợp) – KHÔNG PHẢI GHI NHẬN
vào kỳ “thu tiền, hoặc chi tiền”
hoặc kỳ nhận được chứng từ
Ví dụ : 3.18 Kỳ kế toán năm kết thúc vào 31/12/15. Cho đến ngày 07/01/16, kế toán mới có đầy đủ thông tin để điều chỉnh một số
khoản chi phí, doanh thu đã phát sinh trong năm 15. Vậy, các bút toán điều chỉnh này sẽ được ghi nhận vào sổ theo
A. Ngày 31/12/15
B. Ngày 07/01/16
C. Từ ngày 01/01/16 – cho đến ngày 07/01/2016, tùy theo ngày nhận được thông tin để điều chỉnh
D. Phụ thuộc vào quyết định của ban giám đốc
3.21 Kỳ kế toán năm kết thúc vào 31/12/15. Cho đến ngày 07/01/16, kế toán mới nhận được hóa đơn tiền điện đã phát sinh trong
năm 15. Kế toán đã ghi nhận chi phí này vào sổ ngày 31/12/2015. Hỏi việc ghi nhận này do áp dụng nguyên tắc kế toán nào
A. Nguyên tắc công bố đầy đủ
B. Nguyên tắc phù hợp
C. Cả a và b

MINH HỌA 3.12 Đăng ký tạp chí dài hạn


Người mua “báo” Nhà xuất bản “báo”
Ngày 1/1, người mua báo rút tiền trả trước tiền mua báo cho 6 tháng (1/1 – 30/6) 600, kỳ kế toán tháng.
Chi phí trả trước 600 Tiền 600
Tiền 600 Doanh thu chưa thực hiện 600
Ngày 31/1, bút toán điều chỉnh “phân bổ”
Người mua đã nhận báo Nhà xuất bản đã giao báo
Chi phí báo 100 Doanh thu chưa thực hiện 100
Chi phí trả trước 100 Doanh thu 100

Bút toán điều chỉnh còn được thực hiện 5 lần nữa, vào 28/2, 31/3, 30/4, 31/5 và 30/6.
Sau khi điều chỉnh ngày 30/6, tài khoản “Chi phí trả trước” & “Doanh thu chưa thực hiện” có số dư = 0

Note: Phiếu tặng quà, trang ….(Kế toán trong tổ chức)

 Ngày 8/4 bán 100 phiếu tặng, mệnh giá 20/phiếu, phiếu có thời hạn từ ¼ - 30/6.
Tiền 2.000 (100 x 20)
Doanh thu chưa thực hiện (Doanh thu nhận trước) 2.000

 Cuối tháng 4, bán hàng và thu được 30 phiếu tặng quà


Doanh thu chưa thực hiện (Doanh thu nhận trước) 600 (30 x 20)
Doanh thu bán hàng (của tháng 4) 600

 Cuối tháng 5, tổng kết bán hàng thu được 60 phiếu tặng quà
Doanh thu chưa thực hiện (Doanh thu nhận trước) 1.200 (60 x 20)
Doanh thu bán hàng (của tháng 5) 1.200

 Cuối tháng 6, tổng kết bán hàng thu được 2 phiếu tặng quà còn lại
Doanh thu chưa thực hiện (Doanh thu nhận trước) 200 (10 x 20)
Doanh thu bán hàng (của tháng 6) 200

 Tài khoản Doanh thu chưa thực hiện (Doanh thu nhận trước) có số dư = 0 vào 30/6 (Tất cả Phiếu tặng
quà hết hạn sử dụng).

1
MINH HỌA 3.17 : trang
Ngày 1/11/2015 Công ty A bán hàng cho công ty B và nhận thương phiếu phải thu trị giá 10.000, thời hạn
thanh toán 9 tháng, lãi suất 6%. Đến ngày đáo hạn, B sẽ thanh toán cho A toàn bộ vốn gốc và tiền lãi. Biết
kỳ kế toán: tháng. Hỏi
1 Bút toán ngày 1/11, 30/11, 31/12, ngày đáo hạn, của cả công ty A và công ty B
2 Tổng chi phí tiền lãi của công ty B, thu nhập tiền lãi của công ty A, trong năm 2015, trong năm
2016.
Công ty A (bán hàng) Công ty B (Mua hàng)
Ngày 1/11/2015
Thương phiếu phải thu 10.000 Hàng tồn kho 10.000
Doanh thu bán hàng 10.000 Thương phiếu phải trả 10.000

Ngày 30/11/2015, cuối kỳ kế toán  điều chỉnh


Tiền lãi phải thu 50 Chi phí tiền lãi 50
Doanh thu (Thu nhập) tiền lãi 50 Tiền lãi phải trả 50

Tiền lãi 1 tháng = 10.000 x 6%/12 = 50

Ngày 31/12/2015, cuối kỳ kế toán  điều chỉnh


Tiền lãi phải thu 50 Chi phí tiền lãi 50
Doanh thu (Thu nhập) tiền lãi 50 Tiền lãi phải trả 50

Tiền lãi 1 tháng = 10.000 x 6%/12 = 50

Năm 2016, tính tiền lãi dồn tích cho các cuối kỳ kế toán: 31/1, 28/2, 31/3, 30/4, 31/5, 30/6

Ngày 31/07/2016, ngày đáo hạn

Tiền 10.000 + 450 10.450 Chi phí tiền lãi 1/7 – 31/ 7 50
Tiền lãi phải thu 50 x 8m 400 Tiền lãi phải trả 50 x 8m 400
(1/11/15
Tổng– chi
30/6/16)
phí tiền lãi của công ty B: năm 2015 = 2 tháng(1/11/15 – 30/6/16)
x 50 = 100; năm 2016 = 7 tháng x 50 = 350
Thu
Tổng thu nhập tiền lãi của công ty A: năm 2015 = 2 tháng x 50 = 100;+năm
nhập tiền lãi 1/7 - 31/7 50 Tiền 10.000 450 2016 = 7 tháng x 50 = 350
10.450

KẾ TOÁN TRÊN CƠ SỞ DỒN TÍCH VÀ KẾ TOÁN TRÊN CƠ SỞ TIỀN (Chương 3, page …)

Kế toán trên cơ sở DỒN TÍCH Kế toán trên cơ sở TIỀN


Ví dụ 1: Tháng 1, khách hàng ứng trước 500, cho dịch vụ sẽ thực hiện toàn bộ trong tháng 2, kỳ kế toán: tháng

Trong tháng 1

Nợ “Tiền” 500 Nợ “Tiền” 500


Có “Doanh thu nhận trước” (Nợ phải trả) 500 Có “Doanh thu dịch vụ” 500
Tài khoản “Doanh thu nhận trước” có số dư Có 500 – Đây là Nợ Tiền đã thu trong tháng 1  đây xem là
phải trả trên Báo cáo tình hình tài chính “Doanh thu dịch vụ tháng 1”

Tháng 2, ngày 28, cuối kỳ, đã thực hiện xong dịch vụ

Điều chỉnh (Phân bổ doanh thu nhận trước) None


Nợ “Doanh thu nhận trước” 500 (Không thu tiền, không ghi nhận doanh thu)
Có “Doanh thu dịch vụ” 500
Tài khoản “Doanh thu nhận trước” có số dư = 0

Ví dụ 2: 1/11 trả tiền thuê nhà cho 3 tháng 300, kỳ kế toán: tháng

Ngày 1/11
Nợ “Tiền thuê trả trước” (Tài sản) 300 Nợ “Chi phí thuê” 300
Có “Tiền” 300 Có “Tiền” 300
Tài khoản “Tiền thuê trả trước” có số dư Nợ 300 – Tài sản trên Tiền đã chi trong tháng 11  đây xem là
Báo cáo tình hình tài chính “Chi phí trong tháng 11”
Ngày 30/11, cuối kỳ
Điều chỉnh (Phân bổ chi phí trả trước) None
Nợ “Chi phí thuê” (tháng 11) 100 (Không chi tiền, không ghi nhận chi phí)
Có “Tiền thuê trả trước” 100
Tài khoản “Tiền thuê trả trước” còn số dư Nợ 200 – Tài sản
trên Báo cáo tình hình tài chính

Ngày 31/12, cuối kỳ


Điều chỉnh (Phân bổ chi phí trả trước) None
Nợ “Chi phí thuê” (tháng 12) 100 (Không chi tiền, không ghi nhận chi phí)
Có “Tiền thuê trả trước” 100
Tài khoản “Tiền thuê trả trước” còn số dư Nợ 100 – Tài sản
trên Báo cáo tình hình tài chính

Ngày 31/1, cuối kỳ


Điều chỉnh (Phân bổ chi phí trả trước) None
Nợ “Chi phí thuê” (tháng 1) 100 (Không chi tiền, không ghi nhận chi phí)
Có “Tiền thuê trả trước” 100
Tài khoản “Tiền thuê trả trước” có số dư = 0

Ví dụ 3: Sử dụng điện, nước trong tháng 1. Ngày 10/2 nhận được hóa đơn điện nước của tháng 1, 800.
Ngày 20/2 thanh toán hóa đơn

10/2 nhận hóa đơn , ghi nhận ngày 31/1, cuối kỳ


Điều chỉnh (Chi phí dồn tích) None
Nợ “Chi phí điện nước ” (Chi phí tháng 1 ) 800 (Chưa chi tiền, chưa ghi nhận chi phí)
Có “Phải trả người bán” 800

Tháng 2, ngày 20/2 chi tiền thanh toán hóa đơn

Nợ “Phải trả người bán” 800 Nợ “Chi phí điện nước ” (Chi phí tháng 2) 800
Có Tiền 800 Có Tiền 800
Trả nợ tiền thiếu nợ tháng trước (tháng 1) Tháng 2, chi tiền 
ghi nhận vào chi phí tháng 2

Ví dụ 4: Cuối tháng 1, đã thực hiện xong dịch vụ cho khách hàng trị giá 600.
Ngày 15/2 gửi hóa đơn cho khách. Ngày 10/3 thu tiền dịch vụ đã thực hiện này

Tháng 1, ngày 31/1, cuối kỳ


Điều chỉnh (Doanh thu dồn tích) None
Nợ “Phải thu khách hàng” 600 (Không thu tiền, không ghi nhận doanh thu)
Có “Doanh thu dịch vụ” 600
Tháng 2, gửi hóa đơn
None None
Tháng 3, thu tiền
Nợ Tiền 600 Nợ Tiền 600
Có “Phải thu khách hàng” 600 Có “Doanh thu dịch vụ” 600
Thu tiền khách hàng thiếu nợ mấy tháng trước (tháng 1) Tiền thu trong tháng 3  đây xem là
“Doanh thu dịch vụ tháng 3”

Kế toán trên cơ sở TIỀN Kế toán trên cơ sở DỒN TÍCH

 Thu tiền: ghi nhận doanh thu  Ghi nhận doanh thu khi đã thực hiện xong dịch vụ, bất kể đã
thu hay chưa thu tiền
 Chi tiền: ghi nhận chi phí  Ghi nhận chi phí khi đã phát sinh, bất kể đã chi hay chưa chi
tiền

CÁC BÀI THỰC HÀNH 1, 2, 3, 4, 5,… Thực Hành Câu Hỏi Trắc Nghiệm. Thực Hành Bài Tập
ÔN LẠI THUẬT NGỮ - TN Thực Hành Bài Tập Ngắn Thực Hành Vấn Đề
Slides của chương trên LMS Bài giảng Scorm của chương trên LMS Quiz của chương trên LMS
Assignment
PHẦN 1: LÝ THUYẾT
1 Cuối kỳ, kế toán có thể dùng thông tin trên Bảng cân đối thử đã điều chỉnh để lập các Báo cáo tài chính “chính thức” là
sai hay đúng
2 Điều chỉnh doanh thu hoãn lại (doanh thu chưa thực hiện) liên quan đến ghi Nợ cho tài khoản thuộc báo cáo tài chính nào
3 Điều chỉnh doanh thu hoãn lại (doanh thu chưa thực hiện) liên quan đến ghi Có cho tài khoản thuộc báo cáo tài chính nào
4 Điều chỉnh chi phí hoãn lại (chi phí trả trước) liên quan đến ghi Nợ cho tài khoản thuộc báo cáo tài chính nào
5 Điều chỉnh chi phí hoãn lại (chi phí trả trước) liên quan đến ghi Có cho tài khoản thuộc báo cáo tài chính nào
6 Điều chỉnh doanh thu dồn tích liên quan đến ghi Nợ cho tài khoản thuộc báo cáo tài chính nào
7 Điều chỉnh doanh thu dồn tích liên quan đến ghi Có cho tài khoản thuộc báo cáo tài chính nào
8 Điều chỉnh chi phí dồn tích liên quan đến ghi Nợ cho tài khoản thuộc báo cáo tài chính nào
9 Điều chỉnh chi phí dồn tích liên quan đến ghi Có cho tài khoản thuộc báo cáo tài chính nào
10 Cho ví dụ nghiệp vụ nào làm ảnh hưởng đến tình hình tài chính và lợi nhuận của doanh nghiệp ở nhiều kỳ kế toán
khác nhau: (kỳ kế toán: tháng)
11 Bút toán điều chỉnh: Nợ “chi phí”/ Có “Tài sản, là loại bút toán điều chỉnh nào
12 Bút toán điều chỉnh: Nợ “chi phí”/ Có “Nợ phải trả”, là loại bút toán điều chỉnh nào
13 Bút toán điều chỉnh: Nợ “phải thu”/ Có “Doanh thu”, là loại bút toán điều chỉnh nào
14 Bút toán điều chỉnh: Nợ “Doanh thu chưa thực hiện, Doanh thu nhận trước”/ Có “Doanh thu”, là loại bút toán điều
chỉnh nào
15 “nguyên giá dùng tính khấu hao” của tài sản cố định được tính bằng
16 Tài khoản “Hao mòn lũy kế (Khấu hao lũy kế) - Thiết bị” là loại tài khoản nào
17 Giá trị còn lại, giá trị sổ sách của tài sản cố định được tính bằng
18 Cho ví dụ về bút toán điều chỉnh “dồn tích”: chi phí dồn tích, doanh thu dồn tích
19 Cho ví dụ bút toán điều chỉnh “phân bổ”: phân bổ chi phí, phân bổ doanh thu
20 Sau bút toán điều chỉnh khấu hao, thì trên Bảng cân đối thử đã điều chỉnh, số dư của tài khoản “Thiết bị” đã bị thay đổi,
so với số dư trước khi điều chỉnh ?
21 Sau khi thực hiện các bút toán điều chỉnh thì trên Bảng cân đối thử đã điều chỉnh, số dư của tài khoản “Tiền” đã bị thay
đổi, so với số dư trước khi điều chỉnh ?
22 Trên Bảng cân đối thử đã điều chỉnh, loại tài khoản nào còn số dư
23 Số dư của tài khoản “Lợi nhuận giữ lại” trên Bảng cân đối thử đã điều chỉnh không phải là số dư của tài khoản này trên
Báo cáo tình hình tài chính cuối kỳ ? đúng hay sai
24 Các báo cáo tài chính thường được lập theo trình tự nào
25 Trên bảng cân đối thử đã điều chỉnh, kế toán sử dụng những loại tài khoản nào để lập Báo cáo kết quả hoạt động
26 Kế toán có thể sử dụng số dư trên bảng cân đối thử đã điều chỉnh để lập Báo cáo tình hình tài chính cuối kỳ, ngoại trừ số
dư của tài khoản nào ?
27 Nội dung kế toán trên cơ sở tiền
28 Nội dung kế toán trên cơ sở dồn tích
29 Lý do kế toán thực hiện bút toán điều chỉnh
30 Khái niệm (a) chi phí trả trước. (b) doanh thu nhận trước, (c) chi phí dồn tích, (d) doanh thu dồn tích.
31 Giả định “Kỳ kế toán”; “Năm tài chính”;
32 Nguyên tắc “Ghi nhận doanh thu”; “phù hợp – ghi nhận chi phí”.
33 Báo cáo kết quả hoạt động và Báo cáo tình hình tài chính sẽ bị ảnh hưởng thế nào nếu thiếu bút toán điều chỉnh : (a)
phân bổ chi phí trả trước; (b) phân bổ doanh thu chưa thực hiện; (c) ghi nhận chi phí dồn tích; (d) ghi nhận doanh thu dồn
tích.
34 Mục đích kế toán sử dụng tài khoản điều chỉnh giảm tài sản cố định “Khấu hao lũy kế - TSCĐ” là gì.
35 Báo cáo kết quả hoạt động và Báo cáo tình hình tài chính sẽ bị ảnh hưởng thế nào sau khi kế toán thực hiện bút toán
điều chỉnh : (a) phân bổ chi phí trả trước; (b) phân bổ doanh thu chưa thực hiện; (c) ghi nhận chi phí dồn tích; (d) ghi nhận
doanh thu dồn tích.
36 Mục đích lập bảng cân đối thử đã điều chỉnh. Nội dung bảng cân đối thử đã điều chỉnh.
37 Loại bút toán điều chỉnh nào mà nếu thiếu thì “tài sản sẽ bị phản ảnh thấp hơn thực tế”?
38 Loại bút toán điều chỉnh nào mà nếu thiếu thì “tài sản sẽ bị phản ảnh cao hơn thực tế”?
39 Loại bút toán điều chỉnh nào mà nếu thiếu thì “nợ phải trả sẽ bị phản ảnh thấp hơn thực tế”?
40 Loại bút toán điều chỉnh nào mà nếu thiếu thì “nợ phải trả sẽ bị phản ảnh cao hơn thực tế”?
41 Loại bút toán điều chỉnh nào mà nếu thiếu thì “chi phí sẽ bị phản ảnh thấp hơn thực tế”?
42 Loại bút toán điều chỉnh nào mà nếu thiếu thì “doanh thu sẽ bị phản ảnh thấp hơn thực tế”?
43 Thế nào là kỳ kế toán giữa niên độ.
44 Loại doanh nghiệp nào có thể được chấp nhận sử dụng kế toán trên cơ sở tiền.
45 Bút toán điều chỉnh: mục đích lập, thời gian lập, tài khoản có liên quan trong bút toán điều chỉnh, ảnh hưởng của bút toán
điều chỉnh đến “tiền”?
46 Chi phí trả trước: khái niệm, hạch toán khi phát sinh chi phí trả trước.
47 Khấu hao: khái niệm, hạch toán những vấn đề có liên quan.
48 Khoản dồn tích: khái niệm doanh thu dồn tích, chi phí dồn tích.
49 …………………………………..

PHẦN 2 – TRẮC NGHIỆM THAM KHẢO


3.1 “Khoản trả trước, chi phí trả trước” là
A. Loại chi phí đặc biệt, chỉ xuất hiện trong các công ty lớn
B. Tài sản đại diện cho khoản trả trước của chi phí trong tương lai (không phải là chi phí hiện tại)
C. Cả a và b đều đúng
3.2 Phần hao mòn của TSCĐ phát sinh trong tháng thì được gọi là
A. Chi phí khấu hao
B. Khấu hao lũy kế
C. Cả a và b
3.3 Phần hao mòn của TSCĐ từ khi bắt đầu đưa vào sử dụng đến hiện tại thì được gọi là
A. Chi phí khấu hao
B. Khấu hao lũy kế
C. Cả a và b
3.4 Câu phát biểu nào sau đây liên quan đến “Bút toán điều chỉnh”
A. Liên quan 1 hoặc nhiều tài khoản thuộc Báo cáo kết quả hoạt động và 1 hoặc nhiều tài khoản thuộc Báo cáo tình hình tài chính
B. Không bao giờ liên quan đến tiền
C. Được thực hiện vào ngày cuối kỳ kế toán, trước khi lập báo cáo tài chính
D. Cả 3 câu đều đúng
3.5 “Bút toán điều chỉnh ảnh hưởng đến dòng lưu chuyển của tiền, trong kỳ kế toán” như thế nào
A. Tiền tăng khi ghi nhận doanh thu
B. Tiền giảm khi ghi nhận chi phí
C. Không liên quan đến dòng tiền
D. a và b đúng
3.6 “Số liệu” của các bút toán điều chỉnh ảnh hưởng đến báo cáo tài chính nào sau đây
A. Báo cáo lợi nhận giữ lại
B. Báo cáo kết quả hoạt động
C. Báo cáo tình hình tài chính
D. Cả 3 báo cáo
E. b và c
3.7 Việc thực hiện bút toán điều chỉnh cuối kỳ là để
A. áp dụng kế toán dồn tích đối với các nghiệp vụ kinh tế phát sinh có liên quan đến nhiều kỳ kế toán.
B. cung cấp thông tin chính xác về doanh thu, chi phí thực tế đã phát sinh trong kỳ
C. tài sản, nợ phải trả được ghi nhận chính xác
D. Cả 3 câu trên
3.8 Câu phát biểu nào sau đây liên quan đến “khấu hao tài sản”
A. Phân bổ dần nguyên giá của tài sản cố định vào chi phí trong suốt thời gian sử dụng dự kiến của tài sản
B. Chi phí khấu hao của tài sản được ghi nhận trong bút toán điều chỉnh
C. Là sự đo lường mức độ giảm giá của tài sản trên thị trường
D. a và b đúng
E. Cả 3 câu đều đúng
3.9 Công ty ký một hối phiếu (giấy hẹn nợ) về khoản vay 100 từ ngân hàng AAA, kế toán hạch toán
A. Nợ Thương phiếu phải trả 100/ Có Tiền 100
B. Nợ Tiền 100/ Có Thương phiếu phải thu 100
C. Nợ Tiền 100/ Có Thương phiếu phải trả 100
3.10 Trên Báo cáo tình hình tại chính, liên quan đến tài sản cố định (Thiết bị), kế toán theo dõi ở chỉ tiêu nào sau đây
A. Nguyên giá, ở tài khoản “Thiết bị”
B. Khấu hao lũy kế, ở tài khoản “Khấu hao lũy kế - Thiết bị”
C. Giá trị còn lại
D. Cả a và b và c
3.11 Số dư của tài khoản Khấu hao lũy kế, phản ảnh:
A. Số khấu hao phát sinh trong tháng
B. Giá trị hao mòn của tài sản từ khi bắt đầu sử dụng đến hiện tại
C. Phần tài sản đã chuyển thành chi phí qua quá trình sử dụng
D. b và c
3.12 Câu phát biểu nào sau đây liên quan đến tài khoản “Khấu hao lũy kế”
A. Có kết cấu giống kết cấu của tài khoản nợ phải trả. Khi lên Báo cáo tình hình tài chính được ghi bên tài sản, và bị trừ ra khỏi tài
sản mà nó điều chỉnh
B. Có kết cấu ngược lại với kết cấu của tài khoản tài sản. Khi lên Báo cáo tình hình tài chính được ghi bên vốn chủ sở hữu, và
được cộng vào vốn chủ sở hữu
C. Có kết cấu ngược lại với kết cấu của tài khoản tài sản. Khi lên Báo cáo tình hình tài chính được ghi bên tài sản, và bị trừ ra
khỏi tài sản mà nó điều chỉnh
D. Có kết cấu ngược lại với kết cấu của tài khoản tài sản. Khi lên Báo cáo tình hình tài chính được ghi bên vốn chủ sở hữu, và
được trừ ra khỏi vốn chủ sở hữu
3.13 Theo thời gian sử dụng, “khấu hao lũy kế” và “giá trị còn lại” có quan hệ:
A. Khấu hao lũy kế ngày càng tăng, giá trị còn lại ngày càng tăng theo
B. Khấu hao lũy kế ngày càng tăng, giá trị còn lại ngày càng giảm
C. Không liên quan nhau
3.14 “Khoản tiền đã thu, trước khi hàng hóa, thành phẩm được tiêu thụ, dịch vụ được cung cấp cho khách hàng. Đây là dòng thu
vào của nguồn lợi kinh tế (tài sản) , kèm theo tăng của khoản nợ phải trả, bởi vì nó chính là nghĩa vụ của doanh nghiệp phải cung
cấp sản phẩm hay phải thực hiện dịch vụ hoặc phải hoàn trả lại khoản tiền đã nhận. Vì vậy, khi nó phát sinh, kế toán ghi Có cho
tài khoản Nợ phải trả” đó là nội dung của
A. Doanh thu chưa thực hiện
B. Doanh thu nhận trước
C. Doanh thu đã thực hiện
D. a và b
3.15 Tháng 1, siêu thị A bán ra 1.000 phiếu tặng quà, mệnh giá 50/phiếu. Tháng 2, khách hàng sử dụng 650 phiếu để mua hàng
của siêu thị. Tháng 3 siêu thị thu nốt được 350 phiếu do khách hàng thanh toán khi mua hàng. Hỏi bút toán ghi nhận trong tháng
1 sẽ bao gồm
A. Có “Doanh thu bán hàng” 50.000
B. Có “Doanh thu nhận trước” 50.000
C. Có “Chi phí trả trước” 50.000
D. Không bút toán nào đúng
3.16 Tháng 1, siêu thị A bán ra 1.000 phiếu tặng quà, mệnh giá 50/phiếu. Tháng 2, khách hàng sử dụng 650 phiếu để mua hàng
của siêu thị. Tháng 3 siêu thị thu nốt được 350 phiếu do khách hàng thanh toán khi mua hàng. Hỏi bút toán ghi nhận trong tháng 2
sẽ bao gồm
A. Có “Doanh thu bán hàng” 32.500
B. Nợ “Doanh thu nhận trước” 32.500
C. a và b
3.17 Tháng 1, siêu thị A bán ra 1.000 phiếu tặng quà, mệnh giá 50/phiếu, thời hạn sử dụng 1/1 – 31/3. Tháng 2, khách hàng sử
dụng 650 phiếu để mua hàng của siêu thị. Tính đến 31/3 siêu thị thu được 300 phiếu do khách hàng thanh toán khi mua hàng. Hỏi
bút toán ghi nhận trong tháng 3 sẽ bao gồm
A. Có “Doanh thu bán hàng” 15.000
B. Có “Doanh thu bán hàng” 17.500
C. Nợ “Doanh thu nhận trước” 15.000
D. a và c
3.18 Kỳ kế toán năm kết thúc vào 31/12/15. Cho đến ngày 07/01/16, kế toán mới có đầy đủ thông tin để điều chỉnh một số
khoản chi phí, doanh thu đã phát sinh trong năm 15. Vậy, các bút toán điều chỉnh này sẽ được ghi nhận vào sổ theo
A. Ngày 31/12/15
B. Ngày 07/01/16
C. Từ ngày 01/01/16 – cho đến ngày 07/01/2016, tùy theo ngày nhận được thông tin để điều chỉnh
D. Phụ thuộc vào quyết định của ban giám đốc
3.19 “Tài khoản điều chỉnh giảm” là tài khoản mà
A. Số dư của nó bị trừ ra khỏi số dư của tài khoản mà nó điều chỉnh có liên quan trên các báo cáo tài chính
B. Kết cấu của tài khoản này thì ngược lại với kết cấu của tài khoản mà nó điều chỉnh
C. Cả a và b
3.20 Trên bảng cân đối thử đã điều chỉnh, số dư của tài khoản nào sau đây dùng để lập một phần của Báo cáo lợi nhuận giữ
lại cho kỳ kế toán
A. Tài khoản : Vốn chủ cổ phần – Cổ phiếu thường
B. Tài khoản: Cổ tức
C. Cả a và b
3.21 Kỳ kế toán năm kết thúc vào 31/12/15. Cho đến ngày 07/01/16, kế toán mới nhận được hóa đơn tiền điện đã phát sinh trong
năm 15. Kế toán đã ghi nhận chi phí này vào sổ ngày 31/12/2015. Hỏi việc ghi nhận này do áp dụng nguyên tắc kế toán nào
A. Nguyên tắc công bố đầy đủ
B. Nguyên tắc phù hợp
C. Cả a và b
3.22 Mục đích thực hiện bút toán điều chỉnh
A. Cập nhật số dư cuối kỳ chính xác cho một số tài khoản tài sản và nợ phải trả
B. Cập nhật số liệu cho một số tài khoản doanh thu và chi phí
C. Cần thiết cho các nghiệp vụ liên quan đến nhiều kỳ kế toán
D. Tất cả các nội dung trên
3.23 Loại tài sản nào sau đây cần phải thực hiện bút toán điều chỉnh ghi nhận “Khấu hao lũy kế”
A. Nhà văn phòng
B. Máy móc, thiết bị
C. Đất
D. a và b
E. Cả a, b, c
3.24 Quy trình điều chỉnh được thực hiện theo trình tự
A. Phản ảnh bút toán điều chỉnh vào sổ Nhật ký, lập bảng cân đối thử đã điều chỉnh
B. Phản ảnh bút toán điều chỉnh vào sổ Nhật ký, chuyển số liệu điều chỉnh sang sổ cái, lập bảng cân đối thử đã điều chỉnh
C. Phản ảnh bút toán điều chỉnh vào sổ Nhật ký, lập bảng cân đối thử đã điều chỉnh, chuyển số liệu điều chỉnh sang sổ cái
D. Không có đáp án đúng
3.25 Kỳ giữa niên độ là
A. Kỳ kế toán có độ dài nhỏ hơn 1 năm
B. Kỳ kế toán tháng, quý
C. Cả a và b
3.26 Nội dung nào sau đây liên quan đến “Kế toán dồn tích”
A. Các giao dịch được ghi nhận trong kỳ phát sinh các sự kiện.
B. Doanh nghiệp ghi nhận doanh thu khi hoàn tất việc cung cấp dịch vụ (thay vì ghi nhận khi họ nhận được tiền).
C. Chi phí được ghi nhận khi phát sinh (thay vì khi đã chi trả).
D. b và c
E. Cả a, b, c
3.27 Nội dung nào sau đây liên quan đến “Kế toán trên cơ sở Tiền”
A. Doanh thu được ghi nhận khi tiền đã được thu.
B. Chi phí được ghi nhận khi tiền đã được chi trả.
C. Các giao dịch được ghi nhận trong kỳ phát sinh các sự kiện
D. a và b
E. Cả a, b, c
3.28 Nội dung nào sau đây liên quan đến sự cần thiết phải thực hiện các bút toán điều chỉnh cuối kỳ
A. Bút toán điều chỉnh đảm bảo rằng các nguyên tắc ghi nhận doanh thu và chi phí được tuân thủ.
B. Được yêu cầu mỗi khi doanh nghiệp lập BCTC.
C. Bao gồm một tài khoản liên quan tới báo cáo kết quả hoạt động và một tài khoản trên báo cáo tình hình tài chính.
D. Tất cả các nội dung trên
3.29 “Khoản chi phí đã phát sinh nhưng vẫn chưa trả tiền “ thì được gọi là
A. Chi phí hoãn lại
B. Chi phí dồn tích
C. Chi phí chờ phân bổ
D. Chi phí trả trước
3.30 “Các khoản chi phí đã trả tiền trước khi được sử dụng hay tiêu thụ” thì được gọi là
A. Chi phí hoãn lại
B. Chi phí dồn tích
C. Chi phí chờ phân bổ
D. a và c cùng đúng
3.31 “Khoản tiền đã thu trước khi hoàn thành dịch vụ” thì được ghi nhận vào
A. Doanh thu chưa thực hiện
B. Doanh thu nhận trước
C. Doanh thu dồn tích
D. a và b cùng đúng
3.32 “Doanh thu hoãn lại” là tên gọi khác của
A. Doanh thu chưa thực hiện
B. Doanh thu nhận trước
C. Doanh thu dồn tích
D. a và b cùng đúng
3.33 “Chi phí hoãn lại” là tên gọi khác của
A. Chi phí trả trước
B. Chi phí dồn tích
C. Chi phí chờ phân bổ
D. a và c cùng đúng
3.34 “Doanh thu được ghi nhận kỳ này, kỳ sau thực hiện việc thu tiền” là nội dung của
A. Doanh thu chưa thực hiện
B. Doanh thu nhận trước
C. Doanh thu hoãn lại
D. Doanh thu dồn tích
3.35 “Các khoản chi phí được ghi nhận kỳ này, kỳ sau thực hiện việc chi tiền” là nội dung của
A. Chi phí dồn tích
B. Chi phí hoãn lại
C. Chí phí chờ phân bổ
D. b và c cùng đúng
3.36 Tháng 1, siêu thị A bán ra 1.000 phiếu tặng quà, mệnh giá 50/phiếu. Tháng 2, khách hàng sử dụng 650 phiếu để mua
hàng của siêu thị. Tháng 3 siêu thị thu nốt được 350 phiếu do khách hàng thanh toán khi mua hàng. Hỏi bút toán ghi nhận
doanh thu trong tháng 1 sẽ bao gồm
A. Có “Doanh thu bán hàng” 50.000
B. Có “Chi phí trả trước” 50.000
C. Không bút toán nào đúng
3.37 Đối với các nghiệp vụ liên quan đến nhiều kỳ kế toán, vào cuối kỳ, muốn ghi nhận được chính xác doanh thu, chi phí, thì kế
toán cần thực hiện công việc nào sau đây
A. Lập Bảng tính nháp
B. Điều chỉnh tài khoản
C. Khóa sổ các tài khoản
D. Cả a, b, c
3.38 Nội dung nào sau đây liên quan đến “phân bổ chi phí trả trước” vào cuối kỳ
A. Chi phí đã phát sinh kỳ này, dịch vụ đã sử dụng của kỳ này, cuối kỳ kế toán thực hiện bút toán điều chỉnh, kỳ sau kế toán sẽ chi
tiền
B. Tiền đã chi ra liên quan nhiều kỳ kế toán, cuối kỳ, kế toán thực hiện bút toán điều chỉnh
C. Tiền chi ra kỳ này, hình thành tài sản. Cuối kỳ kế toán thực hiện bút toán điều chỉnh
D. b và c
3.39 Nếu tổng số dư nợ và tổng số dư có trên Bảng cân đối thử đã điều chỉnh cân bằng với nhau, kế toán có thể lấy “toàn bộ
số dư của tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu để lập báo cáo tình hình tài chính chính thức”. Câu phát biểu đó là
A. Không chính xác
B. Chính xác
3.40 Nội dung nào bên dưới là đúng, sau khi kế toán thực hiện bút toán điều chỉnh “phân bổ doanh thu chưa thực hiện”
A. Tài sản sẽ giảm sau bút toán điều chỉnh này
B. Nợ phải trả sẽ tăng sau bút toán điều chỉnh này
C. Vốn chủ sở hữu bị giảm sau bút toán điều chỉnh này
D. Không có câu nào đúng
3.41 Nội dung nào bên dưới là đúng, sau khi kế toán thực hiện bút toán điều chỉnh “phân bổ chi phí trả trước”
A. Tài sản sẽ giảm sau bút toán điều chỉnh này
B. Nợ phải trả sẽ tăng sau bút toán điều chỉnh này
C. Vốn chủ sở hữu bị giảm sau bút toán điều chỉnh này
D. a và c cùng đúng
3.42 Nội dung nào bên dưới là đúng, sau khi kế toán thực hiện bút toán điều chỉnh “ghi nhận chi phí dồn tích”
A. Tài sản sẽ giảm sau bút toán điều chỉnh này
B. Nợ phải trả sẽ tăng sau bút toán điều chỉnh này
C. Vốn chủ sở hữu bị giảm sau bút toán điều chỉnh này
D. b và c cùng đúng
3.43 Nội dung nào bên dưới là đúng, sau khi kế toán thực hiện bút toán điều chỉnh “ghi nhận doanh thu dồn tích”
A. Vốn chủ sở hữu sẽ tăng sau bút toán điều chỉnh này
B. Nợ phải trả sẽ giảm sau bút toán điều chỉnh này
C. Tài sản sẽ tăng sau bút toán điều chỉnh này
D. a và c cùng đúng
3.44 Nếu không thực hiện bút toán điều chỉnh “phân bổ chi phí trả trước”, hỏi các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính sẽ bị ảnh
hưởng thế nào
A. Tài sản bị cao hơn thực tế
B. Vốn chủ sở hữu bị thấp hơn thực tế
C. Chi phí bị thấp hơn thực tế
D. a và c đúng
E. Cả a, b, c cùng đúng
3.45 Nếu không thực hiện bút toán điều chỉnh “ghi nhận chi phí dồn tích”, hỏi các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính sẽ bị ảnh
hưởng thế nào
A. Nợ phải trả bị thấp hơn thực tế
B. Vốn chủ sở hữu cao hơn thực tế
C. Chi phí bị thấp hơn thực tế
D. a và c đúng
E. Cả a, b, c cùng đúng
3.46 Nếu không thực hiện bút toán điều chỉnh “phân bổ doanh thu chưa thực hiện”, hỏi các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính sẽ bị
ảnh hưởng thế nào
A. Nợ phải trả bị thấp hơn thực tế
B. Vốn chủ sở hữu cao hơn thực tế
C. Doanh thu bị thấp hơn thực tế
D. a và c cùng đúng
3.47 Nếu không thực hiện bút toán điều chỉnh “ghi nhận doanh thu dồn tích”, hỏi các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính sẽ bị
ảnh hưởng thế nào
A. Nợ phải trả cao hơn thực tế
B. Tài sản bị thấp hơn thực tế
C. Vốn chủ sở hữu bị thấp hơn thực tế
D. b và c đúng
E. Cả a, b, c cùng đúng
3.48 Công ty lập các bút toán điều chỉnh ghi nhận doanh thu dồn tích 15,000, ghi nhận chi phí dồn tích 12,000. Hỏi nếu không
thực hiện các bút toán điều chỉnh trên thì lợi nhuận thuần (lỗ thuần) sẽ bị
A. Thấp hơn thực tế 3,000
B. Cao hơn thực tế 3,000
C. Vốn chủ sở hữu bị thấp hơn thực tế 3,000
D. a và c đúng
3.49 Công ty lập các bút toán điều chỉnh ghi nhận doanh thu dồn tích 15,000, ghi nhận chi phí dồn tích 17,000. Hỏi nếu không
thực hiện các bút toán điều chỉnh trên thì lợi nhuận thuần (lỗ thuần) sẽ bị
A. Thấp hơn thực tế 2,000
B. Cao hơn thực tế 2,000
C. Vốn chủ sở hữu cao hơn thực tế 2,000
D. b và c đúng

You might also like