You are on page 1of 33

Đề cương ôn tập HKII – 2A7 Môn: Tiếng Việt Năm học: 2020 - 2021

ĐỀ SỐ 1
Phần 1. Đọc thầm và làm bài tập:

SÔNG HƯƠNG
Sông Hương là một bức tranh phong cảnh gồm nhiều đoạn mà mỗi đoạn đều có
vẻ đẹp riêng của nó. Bao trùm lên cả bức tranh là một màu xanh có nhiều sắc độ đậm
nhạt khác nhau: màu xanh thẳm của da trời, mùa xanh biếc của cây lá, màu xanh non
của những bãi ngô, thảm cỏ in trên mặt nước.
Mỗi mùa hè tới, hoa phượng vĩ nở đỏ rực hai bên bờ. Hương Giang bỗng thay
chiếc áo xanh hằng ngày thành dải lụa đào ửng hồng cả phố phường.
Những đêm trăng sáng, dòng sông là một đường trăng lung linh dát vàng.
Sông Hương là một đặc ân của thiên nhiên dành cho Huế, làm cho không khí
thành phố trở nên trong lành, làm tan biến những tiếng ồn ào của chợ búa, tạo cho
thành phố một vẻ êm đềm.
Theo ĐẤT NƯỚC NGÀN NĂM

Dựa vào nội dung bài “Sông Hương”, hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời
đúng nhất hoặc thực hiện theo yêu cầu:
1. Sông Hương có những màu gì?
A. xanh, đỏ, vàng.
B. xanh, hồng, đỏ.
C. xanh thẳm, xanh biếc, xanh lam.
2. Những đêm trăng sáng dòng sông như thế nào?
A. Có ánh trăng chiếu xuống.
B. Như dải lụa đào ửng hồng.
C. Là một đường trăng lung linh dát vàng.
3. Vì sao nói “Sông Hương là một đặc ân của thiên nhiên dành cho Huế”?
A. Vì sông Hương làm cho không khí thành phố trở nên trong lành.
B. Vì sông Hương làm tan biến những tiếng ồn ào của chợ búa.
C. Vì sông Hương làm cho không khí thành phố trở nên trong lành, làm tan biến
những tiếng ồn ào của chợ búa, tạo cho thành phố một vẻ êm đềm.
4. Những cặp từ nào dưới đây trái nghĩa với nhau?
A. đậm – nhạt B. xanh thẳm – xanh da trời C. đỏ rực – ửng hồng
5. "Sông Hương là một bức tranh phong cảnh gồm nhiều đoạn mà mỗi đoạn đều có
vẻ đẹp riêng của nó." thuộc kiểu câu nào?
A. Ai làm gì? B. Ai là gì? C. Ai thế nào?
6. Bộ phận in nghiêng trong câu: "Mỗi mùa hè tới, hoa phượng vĩ nở đỏ rực hai bên
bờ." trả lời cho câu hỏi nào?
A. Như thế nào? B. Vì sao? C. Khi nào?

1
Đề cương ôn tập HKII – 2A7 Môn: Tiếng Việt Năm học: 2020 - 2021

7. Vào những đêm trăng sáng, Sông Hương là một đường trăng lung linh dát vàng.
Do đâu mà có sự thay đổi ấy?
Viết câu trả lời của em:

8. Viết cảm nghĩ của em về Sông Hương.


Viết câu trả lời của em:

9. Đặt một câu theo mẫu: Ai thế nào? nói về vẻ đẹp của một dòng sông.

Phần 2: Chính tả
Viết bài: “Cây và hoa bên lăng Bác” (Đoạn văn từ: Sau lăng…đến…ngào ngạt ).

2
Đề cương ôn tập HKII – 2A7 Môn: Tiếng Việt Năm học: 2020 - 2021

ĐỀ SỐ 2

Phần I. Đọc thầm và làm bài tập:


Nàng tiên bốn mùa
Mùa xuân ấm áp đã đến. Nàng tiên mùa xuân mang gió xuân rải màu xanh khắp
các cánh đồng. Chim én vội vã bay về làm tổ, còn vịt con mải mê bắt tôm, bắt cá. Mùa
xuân vừa qua đi, nàng tiên mùa hạ đến ngay. Ánh mặt trời rực rỡ tỏa khắp nơi. Bé chạy
ra ngoài tắm nắng, còn mẹ thì mang quần áo ra phơi. Nàng tiên mùa thu bay tới ngay
sau mùa hè. Nắng phủ màu vàng ruộm lên khắp mặt đất. Ông nội vội vã gom lương
thực cho những ngày đông. Mùa thu mát mẻ chẳng mấy chốc đã trôi qua, nhường chỗ
cho nàng tiên mùa đông bay đến. Sương mù phủ tầng trắng khắp nơi.
Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
1. Trong bài có những chi tiết nào nói về mùa xuân?
A. Chim én bay về làm tổ, vịt con bắt tôm, bắt cá.
B. Gió xuân rải màu xanh khắp các cánh đồng.
C. Ánh mặt trời rực rỡ tỏa khắp nơi.
2. Mùa hè đến, bé và mẹ làm gì?
3
Đề cương ôn tập HKII – 2A7 Môn: Tiếng Việt Năm học: 2020 - 2021

A. Bé tắm nắng, còn mẹ phơi quần áo.


B. Bé và mẹ cùng tắm nắng và phơi quần áo.
C. Bé và mẹ cùng nhau tắm nắng.
3. Những chi tiết nào nói về mùa thu?
A. Nắng phủ màu vàng ruộm lên khắp mặt đất.
B. Ông nội thu gom lương thực cho mùa đông.
C. Khắp nơi phủ trắng sương mù.
4*. Vì sao mỗi mùa đều được tác giả gọi là nàng tiên?

5*. Gạch dưới các từ ngữ liên quan đến mùa hè trong đoạn văn sau:
Thế là mùa hè đã đến! Trên những vòm lá xanh, hoa phượng đỏ bập bùng, ve sầu
kêu ra rả. Mặt trời tỏa những tia chói chang như muốn đốt cháy cỏ cây, nóng như thiêu
đốt. Nhưng không sao, nắng hè càng làm cho trái cây trong vườn chín rộ, ngọt ngào. Và
thỉnh thoảng, trời trở nên dịu mát vì vẫn có những cơn mưa rào xối xả. Nghỉ hè, em sẽ
được đi tắm biển, thật là vui.
6. Tìm từ trái nghĩa với những từ in đậm trong đoạn thơ sau rồi điền vào chỗ trống
trong ngoặc đơn:
Đựng trong chậu thì mềm ( …………… ) Sùng sục trên bếp đun (…………..)
Rửa bàn tay sạch quá (…………….) Nào tránh xa kẻo bỏng (………….)
Vào tủ lạnh đá (………….…) Bay hơi là nhẹ lắm (……………..)
Rắn như đá ngoài đường (………..…) Lên cao làm mây trôi (…………….)
7. Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong những câu sau:
a) Khi mùa xuân đến, hoa đào nở.

b) Khi chim én về, mùa xuân gõ cửa từng nhà.

c) Em thường theo mẹ đi lễ chùa vào tháng Giêng.

d) Chúng em sẽ được đi tham quan khi kết thúc năm học.

4
Đề cương ôn tập HKII – 2A7 Môn: Tiếng Việt Năm học: 2020 - 2021

II. Tập làm văn:


Đề bài: Em hãy viết đoạn văn ngắn kể về một mùa trong năm.

5
Đề cương ôn tập HKII – 2A7 Môn: Tiếng Việt Năm học: 2020 - 2021

ĐỀ SỐ 3

I. Đọc hiểu:
Cây đa quê hương
Cây đa nghìn năm đã gắn liền với thời thơ ấu của chúng tôi. Đó là cả một tòa cổ kính
hơn là một thân cây. Chín, mười đứa bé chúng tôi bắt tay nhau ôm không xuể. Cành cây
lớn hơn cột đình. Ngọn chót vót giữa trời xanh. Rễ cây nổi lên mặt đất thành những hình
thù quái lạ, như những con rắn hổ mang giận dữ. Trong vòm lá, gió chiều gẩy lên những
điệu nhạc li kì tưởng chừng như ai đang cười đang nói.
    Chiều chiều, chúng tôi ra ngồi gốc đa hóng mát. Lúa vàng gợn sóng. Xa xa, giữa cánh
đồng, đàn trâu ra về, lững thững từng bước nặng nề. Bóng sừng trâu dưới ánh chiều kéo
dài, lan giữa ruộng đồng yên lặng.
Theo NGUYỄN KHẮC VIỆN
Dựa vào nô ̣i dung của bài đọc, em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả
lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi dưới đây:
1. Câu văn nào cho biết cây đa đã sống rất lâu?
A. Cây đa nghìn năm đã gắn liền với thời thơ ấu của chúng tôi.
B. Ngọn chót vót giữa trời xanh.
C. Chiều chiều, chúng tôi ra ngồi gốc đa hóng mát.
2. Cây đa được tác giả liên tưởng đến hình ảnh gì?
A. Cái dù khổng lồ. B. Cái nấm vĩ đại C. Tòa nhà cổ kính
3. Cây đa gắn bó thân thiết với ai?
A. Học sinh B. Các chú công nhân C. Tác giả và bọn trẻ trong làng.
4. Rễ của đa ra sao?
A. Rễ của cây đa chìm sâu dưới lòng đất.
B. Rễ của cây đa nổi lên mặt đất thành những hình thù quái lạ, như những con rắn hổ mang
mang giận dữ.
C. Rễ của cây đa nổi lên mặt đất thành những hình thù quái lạ, như những con trăn
giận dữ.
5. Ngồi hóng mát dưới gốc đa, tác giả còn thấy những cảnh đẹp nào của quê hương?
A. Lúa vàng gợn sóng, đàn trâu.
B. Cánh đồng làng, lúa vàng.
C. Lúa vàng gợn sóng, cánh đồng, đàn trâu ra về,
6
Đề cương ôn tập HKII – 2A7 Môn: Tiếng Việt Năm học: 2020 - 2021

6.Trong bài, tác giả đã dùng những giác quan nào để quan sát:
A. Mắt, tai B. Mắt, mũi C. Tai, miệng
7. Đặt câu hỏi cho bộ phận in nghiêng trong câu:
“Chiều chiều, chúng tôi ra ngồi gốc đa hóng mát.”

8. Gạch chân từ chỉ sự vật trong câu:


Ngọn chót vót giữa trời xanh.

9. Quê hương với hình ảnh cây đa đã gắn bó với tuổi thơ của tác giả. Hãy viết một
câu nói lên tình cảm của tác giả với quê hương.

II.Tập làm văn:


Hãy viết một đoạn văn ngắn tả cây bóng mát mà em thích.
Bài làm

7
Đề cương ôn tập HKII – 2A7 Môn: Tiếng Việt Năm học: 2020 - 2021

ĐỀ SỐ 4
Phần 1. Đọc thầm và làm bài tập
Có những mùa đông
Có một mùa đông, Bác Hồ sống bên nước Anh. Lúc ấy Bác còn trẻ. Bác làm việc
cào tuyết trong một trường học để có tiền sinh sống. Công việc này rất mệt nhọc.
Mình Bác đẫm mồ hôi, nhưng tay chân thì lạnh cóng. Sau tám giờ làm việc, Bác vừa
mệt, vừa đói.
Lại có những mùa đông, Bác Hồ sống ở Pa - ri, thủ đô nước Pháp. Bác trọ trong
một khách sạn rẻ tiền ở xóm lao động. Buổi sáng, trước khi đi làm, Bác để một viên
gạch vào bếp lò. Tối về Bác lấy viên gạch ra, bọc nó vào một tờ giấy báo cũ, để xuống
dưới đệm nằm cho đỡ lạnh.
Theo TRẦN DÂN TIẾN

Dựa vào nội dung bài “Có những mùa đông”, em hãy trả lời câu hỏi sau:
1. Lúc ở nước Anh, Bác Hồ phải làm nghề gì để sinh sống?
A. Cào tuyết trong một trường học.
B. Làm đầu bếp trong một quán ăn.
C. Viết báo.
2. Những cho tiết nào cho thấy Bác làm việc rất vất vả và mệt nhọc?
A. Mình Bác đẫm mồ hôi, nhưng tay chân thì lạnh cóng.
B. Bác vừa mệt, vừa đói.
C. Cả hai đáp án trên.
3. Hồi ở Pháp, mùa đông Bác phải làm gì để tránh rét?
A. Dùng lò sưởi.
B. Dùng viên gạch nướng lên để sưởi.
C. Mặc thêm nhiều áo lên người cho ấm.
4. Bác Hồ phải chịu đựng gian khổ như thế để làm gì?
A. Để kiếm tiền giúp đỡ gia đình.
B. Để theo học đại học.
C. Để tìm cách đánh giặc Pháp, giành độc lập cho dân tộc.
5. Bài văn này muốn nói lên điều gì về Bác Hồ?
8
Đề cương ôn tập HKII – 2A7 Môn: Tiếng Việt Năm học: 2020 - 2021

6. Trong các cặp từ sau, cặp từ nào trái nghĩa với nhau?
A. mệt – đói B. nóng – lạnh C. mồ hôi – lạnh cóng
7. Viết 4 từ để ca ngợi Bác Hồ.

8. Bộ phận câu được in đậm trong câu sau trả lời cho câu hỏi nào?
“Bác làm việc cào tuyết trong một trường học để có tiền sinh sống.”
A. Để làm gì? B. Khi nào? Vì sao?
9. Thiếu nhi Việt Nam đã làm gì để tưởng nhớ đến công ơn của Bác?
Em hãy viết một câu nói về điều đó.

Phần 2. Tập làm văn:


Đề bài: Lớp em có treo ảnh Bác Hồ. Em hãy quan sát và viết đoạn văn tả ảnh Bác
Hồ ở lớp em.
Bài làm

9
Đề cương ôn tập HKII – 2A7 Môn: Tiếng Việt Năm học: 2020 - 2021

ĐỀ SỐ 5
I. Đọc thầm và làm bài tập:
Xe Đạp trên đường phố
Xe Đạp con dạo chơi trên đường phố đầy ắp xe. Tất cả đều chạy đúng trên đường
của mình. Xe Đạp con cố len vào những xe lớn. Lúc thì cu cậu hỏi han bác Xe Tải già,
khi thì trò chuyện với chú Xe Buýt. Mải nói chuyện, Xe Đạp con đã chạy lấn sang làn
đường khác. Chợt có tiếng gọi khẽ: “Xe Đạp con ơi! Em đi sang đường của em đi
nào!”. Xe Đạp con quay lại thấy chị Xe Hơi. Cu cậu bực mình đáp: “Mặc em, em
thích chạy đua với mọi người cơ!”. Đèn đỏ bật lên, tất cả dừng lại. Bỗng có tiếng còi
inh ỏi của anh Xe Cứu Thương, Xe Đạp con luống cuống ngã lăn ra. Chị Xe Hơi vội
vàng đỡ Xe Đạp con dậy. Xe Đạp con thẹn thùng: “Em cảm ơn chị ạ!” rồi nhanh nhẹn
sang bên đường dành cho xe đạp.
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
1. Xe Đạp con đã làm gì khi ra phố dạo chơi?
A. Cố len vào cạnh những xe lớn.
B. Cố giành đường của chị Xe Hơi.
C. Nhường đường cho các xe nhỏ.
2. Chị Xe Hơi đã nhắc nhở Xe Đạp con điều gì?
A. Đi sang làn đường của Xe Máy.
B. Đi đúng làn đường của mình,
C. Tránh đường cho Xe Cứu Thương đi.
4. Ghi lại một số việc em nên làm khi đi ra đường phố.

5. Nối tên các loài chim với cách đặt tên cho thích hợp:
Tên các loài chim Cách đặt tên
a. bói cá, gõ kiến, chim sâu 1. Đặt tên theo hình dáng
b. tu hú, cuốc, quạ, chim chích, chim cu 2. Đặt tên theo tiếng kêu
c. chim cánh cụt, cú mèo, chim gà nước 3. Đặt tên theo cách kiếm ăn.
6. Chọn từng cặp từ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống trong mỗi câu sau:
a) Rừng ………. biển ……….. d) Trăm ………… đều đổ về một ………
b) Sông ……….. đá …………. e) Thuận ……….. xuôi ……………..
10
Đề cương ôn tập HKII – 2A7 Môn: Tiếng Việt Năm học: 2020 - 2021

c) Lên ………… xuống ……….. g) Cây có ………. nước có …………….


(cạn – mòn, thác – ghềnh, vàng – bạc) (cội – nguồn, sông – biển, buồm – gió)
7. Gạch dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi “Ở đâu?” trong các câu sau:
a) Thuyền đã đi xa mà vẫn thấy chim đậu trắng xóa trên những cành cây sát sông.
b) Chợt thấy một người thợ săn, Gà Rừng và Chồn cuống quýt nấp vào một cái hang.
c) Khỉ mải mê leo trèo trên hàng cây ven sông.
II. Chính tả:
Đi học muộn
Nhà Nam ở gần trường nhưng em thưởng xuyên đến lớp muộn. Cô giáo nhắc nhở
Nam và hỏi vì sao đi học muộn. Nam đáp:
- Tại vì hôm nào đến gần trường em cũng thấy biển báo “Trường học. Đi chậm lại”
III. Tập làm văn:
Hãy viết một đoạn văn kể về một người thân của em.
Bài làm

11
Đề cương ôn tập HKII – 2A7 Môn: Tiếng Việt Năm học: 2020 - 2021

ĐỀ SỐ 6

I. Đọc thầm và làm bài tập:


Những con chim ngoan
Tôi vừa đặt chân tới mép vũng nước, chợt thấy ba con chim non vừa bơi qua, còn
một con mới lên bờ. Chim mẹ thấy tôi, khẽ ra lệnh:
- Pi…u! Nằm xuống!
Ba con chim non nhất tề nằm rạp xuống bãi cỏ. Riêng con thứ tư nằm bẹp ngay
xuống nước. Tôi đến cạnh chú chim ấy. Nó vẫn không nhúc nhích. Toàn thân nó ướt
sũng. Thương quá, tôi nhẹ nâng chú chim đặt lên bờ. Nó vẫn nằm như chết. Tôi thử
bước đi.
Chim mẹ nấp đâu đó, hốt hoảng gọi bầy con:
- Cru, cru…! Nhảy lên! Chạy đi!
Loáng một cái cả bốn con chim non bật dậy, vừa kêu chích chích, vừa cắm cổ chạy
đến với mẹ.
“À ra thế! Lũ chim này thật đáng yêu biết bao!”
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng hoặc viết câu trả lời vào chỗ chấm:
1. Nghe lệnh “Nằm xuống!” của chim mẹ, con chim non thứ tư đã làm gì?
A. Nằm bẹp ngay xuống nước.
B. Nằm rạp ở mép vũng nước.
C. Nằm rạp ngay xuống bãi cỏ.
2. Nghe chim mẹ gọi: “Nhảy lên! Chạy đi!”, cả bốn con chim non đã làm gì?
A. Bật dậy, cắm cổ chạy thật nhanh đến với chim mẹ.
B. Bật dậy, kêu chích chích, cắm cổ chạy đến với mẹ.
C. Bật dậy, hốt hoảng chạy vừa kêu chích chích.
3. Vì sao tác giả lại cho rằng “Lũ chim này thật đáng yêu biết bao!”?
A. Vì lũ chim ngoan, biết yêu thương mẹ.
B. Vì lũ chim rất khôn, biết giả vờ chết.
C. Vì lũ chim rất ngoan, biết nghe lời mẹ.
4 . Em rút ra được bài học gì từ câu chuyện?

5. Xếp những từ ngữ dưới đây vào hai nhóm:


leo trèo, hung dữ, ranh mãnh, gầm, húc, khôn, nhanh nhẹn, rình, quắp, hí, hung tợn, láu lỉnh
12
Đề cương ôn tập HKII – 2A7 Môn: Tiếng Việt Năm học: 2020 - 2021

a) Từ chỉ đặc điểm b) Từ chỉ hoạt động

13
Đề cương ôn tập HKII – 2A7 Môn: Tiếng Việt Năm học: 2020 - 2021

……………………………………………… …………………………………………….
… ……………………………………………..
……………………………………………… ……………………………………………..

………………………………………………

6. Gạch dưới tên con vật không cùng loại trong mỗi dòng sau:
a) hổ, báo, nai, gà, sóc. b) nai, chó sói, báo, sư tử.
c) hươu, nai, sư tử, thỏ, chồn. d) khỉ, vượn, gấu, đười ươi.
II. Chính tả:
Chuột mẹ dẫn hai con chuột con đi dạo. Bỗng ở đầu đường xuất hiện một con mèo
lớn. Chuột mẹ lên giọng kêu to:
- Gâu, gâu.
Mèo ta tưởng là gặp chó vội vàng bỏ chạy. Chuột mẹ nói:
- Các con thấy chưa. Biết được một thứ ngoại ngữ thật có lợi đó chứ!
III. Tập làm văn:
Đề bài: Viết đoạn văn ngắn kể về một cây hoa mà em thích.
Bài làm

14
Đề cương ôn tập HKII – 2A7 Môn: Tiếng Việt Năm học: 2020 - 2021

ĐỀ SỐ 7

I. Đọc hiểu:
Ai cho trái ngọt
Một cô bé đang dạo chơi trong vườn. Thấy mấy quả dâu chín mọng, cô bé hái ăn
ngon lành và nói:
- Cảm ơn cây dâu nhé, bạn đã cho tôi mấy quả chín ngọt tuyệt.
- Sao bạn không cảm ơn chúng tôi? - Một giọng nói khe khẽ cất lên.
- Ôi! Ai đấy ? - Cô bé hoảng sợ.
- Tôi là Nước, hằng ngày tôi tưới nước để dâu lớn lên tươi tốt.
Đất tiếp tục:
- Còn tôi là Đất, tôi cung cấp chất dinh dưỡng nuôi cây dâu để dâu cho quả.
Rồi giọng ai đó ấm áp:
- Cô bé ơi, cô còn quên cảm ơn tôi nữa. Tôi là Mặt Trời. Tôi sưởi ấm cho cây dâu
để dâu cho quả chín mọng.
- Cảm ơn tất cả các bạn đã cho tôi những trái dâu ngon tuyệt. - Cô bé vui vẻ nói rồi
chạy về nhà. Còn Nước, Đất và Mặt Trời lại tiếp tục công việc của mình để mang đến
cho mọi người những trái cây chín ngọt.
Dựa vào bài tập đọc trên, em hãy khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời
đúng hoặc làm theo yêu cầu cho mỗi câu hỏi dưới đây:
1. Ai đã cung cấp chất dinh dưỡng cho cây dâu?
A. Mặt trời B. Nước C. Đất
2. Mặt trời làm gì để giúp cây dâu ra trái ngọt?
A. Mặt Trời gọi chị Gió tới quạt mát cho cây dâu.
B. Mặt Trời chiếu những tia nắng sưởi ấm cho cây dâu.
C. Mặt Trời làm trái dâu nóng quá phải chui ra ngoài.
3. Trong câu chuyện, những ai đã giúp cây dâu mọc ra trái ngọt?
A. Nước, Đất, Mặt Trời.
B. Nước, Đất, Mặt Trời, Gió.

15
Đề cương ôn tập HKII – 2A7 Môn: Tiếng Việt Năm học: 2020 - 2021

C. Nước, Đất, Mặt Trời, Ong, Bướm


4. Câu “Cô bé hoảng sợ.” thuộc mẫu câu nào?
A. Ai là gì? B. Ai làm gì? C. Ai thế nào?
5. Cặp từ nào sau đây là cặp từ trái nghĩa?
A. hoảng sợ - bình tĩnh B. chín ngọt – chín mọng C. tươi tốt - xanh tốt
6. Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được gạch chân: “Còn Nước, Đất và Mặt Trời lại tiếp
tục công việc của mình để mang đến cho mọi người những trái cây chín ngọt.”

7. Tìm và viết các từ chỉ hoạt động có trong câu:


“Cô bé vui vẻ nói rồi chạy về nhà.”

8. Em thích nhất nhân vật nào trong câu chuyện? Vì sao?

9. Đặt một câu theo mẫu: Ai thế nào?

10. Câu chuyện cho em biết thêm về điều gì?

II. Tập làm văn:


Đề bài: Hãy viết đoạn văn ngắn kể về bạn than của em.
Bài làm

16
Đề cương ôn tập HKII – 2A7 Môn: Tiếng Việt Năm học: 2020 - 2021

ĐỀ SỐ 8

I. Đọc hiểu:
Cá Rô Ron
Vào một hôm trời mưa, Rô mẹ dặn Rô Ron:
- Mẹ đi kiếm mồi, con ở nhà đừng đi chơi xa kẻo bị lạc nhé!
Trời vừa tạnh, Rô Ron quên lời mẹ đã rủ Cá Cờ vượt dòng nước. Cá Cờ khuyên
mãi Rô Ron chẳng chịu nghe. Rô Ron bơi theo dòng nước, say mê ngắm cảnh trời mây,
đồng lúa. Dọc đường cậu gặp cô Bướm Tím. Mải trò chuyện và bơi theo Bướm Tím,
dòng nước cạn dần rồi rút kiệt. Rô Ron bị mắc cạn.
May thay, chị Gió bay qua thấy thế liền rủ chị Mây kéo mưa về. Trời mưa to, nước
chảy thành dòng xuống hồ. Rô Ron mừng rỡ, vội theo dòng nước bơi về.
Về đến hồ, Rô Ron thấy mẹ khóc đỏ cả mắt vì lo lắng cho mình. Rô Ron hối hận
dụi đầu vào lòng mẹ.
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng:
1. Trước khi đi kiếm mồi, Rô mẹ đã dặn Rô Ron như thế nào?
A. Làm hết bài tập. B. Không được đi chơi xa. C. Trông nhà giúp mẹ.
2. Trời vừa tạnh, Rô Ron đã làm gì?
A. Rủ Cá Cờ về nhà mình chơi.
B. Đi ra ngoài tìm mẹ.
C. Rủ Cá Cờ vượt dòng nước.
3. Chuyện gì xảy ra với Rô Ron?
A. Mải chơi nên bị mắc cạn, may nhờ chị Gió và chị Mây cứu giúp mới thoát chết.
B. Mải chơi nên bị lạc không tìm thấy đường về nhà.
C. Được xem rất nhiều cảnh đẹp, biết thêm được nhiều điều bổ ích.
4 . Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì?

17
Đề cương ôn tập HKII – 2A7 Môn: Tiếng Việt Năm học: 2020 - 2021

5.
a) Khoanh tròn vào những chữ cái trước tiếng có thể ghép với “biển” để tạo thành từ:
a. tôm c. sóng e. suối h. cá
b. đồi d. tàu g. khơi k. hải
b) Ghi lại các từ vừa ghép được:

5. Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm trong câu sau:
a) Khi sống ở nước Pháp, Bác Hồ đã làm việc rất vất vả để có tiền sinh sống.

b) Khi sống ở nước Pháp, Bác Hồ đã làm việc rất vất vả để có tiền sinh sống.

c) Khi sống ở nước Pháp, Bác Hồ đã làm việc rất vất vả để có tiền sinh sống.

d) Khi sống ở nước Pháp, Bác Hồ đã làm việc rất vất vả để có tiền sinh sống.

e) Khi sống ở nước Pháp, Bác Hồ đã làm việc rất vất vả để có tiền sinh sống.

6. Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn điền để hoàn chỉnh câu văn và gạch bỏ từ sai:
a) Nghỉ hè, em rất thích được bố mẹ cho đi tắm (biển, biển cả).
b) Nằm trên (bãi biển, nước biển) ngắm những con còng gió chạy thật là thú vị.
c) (Sóng biển, nước biển) luôn có vị mặn.
d) Từng con (nước biển, sóng biển) ào ạt vỗ bờ như muốn trò chuyện với bãi cát vàng.
e) Nước ta có nhiều (sóng biển, bờ biển) đẹp và thơ mộng.
7. Đặt dấu phẩy bị thiếu cho từng câu trong đoạn văn sau:

18
Đề cương ôn tập HKII – 2A7 Môn: Tiếng Việt Năm học: 2020 - 2021

Buổi sáng từng đoàn thuyền đánh cá trở về. Thuyền nào cũng tôm cá cua ghẹ đầy
khoang. Từ xa mọi người đã tìm nhìn thấy những khuôn mặt tươi vui của những người
đánh cá trên thuyền.
II. Tập làm văn:
Hãy viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) nói về một cảnh biển mà em đã được đến.
Bài làm

_______________________________________________________
ĐỀ SỐ 9
I. Đọc thầm và làm bài tập
Cò và Vạc
Cò và Vạc là hai anh em, nhưng tính nết rất khác nhau. Cò ngoan ngoãn, chăm
chỉ học tập, được thầy yêu bạn mến. Còn vạc thì lười biếng, không chịu học hành,
suốt ngày chỉ rúc đầu trong cánh mà ngủ. Cò khuyên bảo em nhiều lần, nhưng Vạc
chẳng nghe.
Nhờ siêng năng nên Cò học giỏi nhất lớp. Còn Vạc thì đành chịu dốt. Sợ chúng
bạn chê cười, đêm đến Vạc mới dám bay đi kiếm ăn.
Ngày nay lật cánh Cò lên, vẫn thấy một dúm lông màu vàng nhạt. Người ta bảo
đấy là quyển sách của Cò. Cò chăm chỉ nên lúc nào cũng mang sách bên mình. Sau
những buổi mò tôm bắt ốc, Cò lại đậu trên ngọn tre giở sách ra đọc.
19
Đề cương ôn tập HKII – 2A7 Môn: Tiếng Việt Năm học: 2020 - 2021

Dựa vào nội dung bài “Cò và Vạc”, hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời
đúng nhất hoặc thực hiện theo yêu cầu:
1. Cò là một học sinh như thế nào?
A. Yêu trường, yêu lớp. B. Chăm làm C. Ngoan ngoãn, chăm chỉ.
2. Vạc có điểm gì khác Cò?
A. Học kém nhất lớp. B. Lười biếng, không chịu học hành. C. Hay đi chơi.
3. Ban đêm Vạc mới bay đi kiếm ăn vì sao?

4. Cặp từ nào dưới đây là cặp từ trái nghĩa?


A. chăm chỉ - siêng năng B. chăm chỉ - ngoan ngoãn C. chăm chỉ - lười biếng
5.Câu “Cò ngoan ngoãn.” được cấu tạo theo mẫu câu nào?
A. Ai là gì? B. Ai thế nào? C. Ai làm gì?
6.Đặt câu hỏi cho bộ phận được gạch chân:
Nhờ chăm chỉ, Cò học giỏi nhất lớp.

7. Nếu em là bạn của Vạc, em sẽ khuyên Vạc như thế nào?


Hãy viết lời khuyên bằng một câu.

8. Hai bạn Cò và Vạc em thích bạn nào nhất? Vì sao?

9. Gạch chân các từ chỉ hoạt động, trạng thái trong câu sau:
Cò chăm chỉ nên lúc nào cũng mang sách bên mình. Sau những buổi mò tôm
bắt ốc, Cò lại đậu trên ngọn tre giở sách ra đọc.
10. Câu chuyện này nói lên điều gì?

II. Chính tả: Nghe – viết


Học sinh viết một đoạn trong bài “Lá cờ”
Từ “ Cờ mọc trước cửa mỗi nhà.......bập bềnh trên sóng.”
III. Tập làm văn
20
Đề cương ôn tập HKII – 2A7 Môn: Tiếng Việt Năm học: 2020 - 2021

Đề bài: Hãy viết một đoạn văn ngắn kể về một con vật mà em yêu quý.

_______________________________________________________

ĐỀ SỐ 10

I. Đọc thầm và làm bài tập


Bốn mùa của mẹ cây
Vườn của Gấu Bà có rất nhiều cây. Mùa thu tới, lá cây chuyển sang màu vàng. Gấu
Bự thấy vậy hỏi bà: “Bà ơi! Tại sao lá cây lại biến thành màu vàng?”. Gấu Bà nói: “ Đó
là vì mẹ cây sắp thay lá đấy cháu. Lá cây chính là áo của mẹ cây. Mùa xuân, khi ông
mặt trời chiếu sáng khắp nơi, các cành của mẹ cây nhú lên những chiếc lá non mơn
mởn. Mẹ cây lúc ấy khoác lên mình chiếc áo màu xanh non. Mùa hè tới lá cây cũng đủ
lớn, chúng kết lại thành tán lá. Áo của mẹ cây chuyển sang xanh lục. Mùa thu sang, lá
cây bắt đầu chuyển sang màu vàng, mẹ cây cũng thay cho mình chiếc áo vàng rực rỡ.
Mỗi khi chị gió đi qua, lá vàng lại rơi. Đông đến, mẹ cây sẽ thay lá và đi ngủ đông”.
Dựa theo - BÁCH KHOA THIÊN NHIÊN VUI NHỘN
Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
1. Áo của mẹ cây chính là bộ phận nào của cây?
A. Cành cây. B. Hoa. C. Lá cây
21
Đề cương ôn tập HKII – 2A7 Môn: Tiếng Việt Năm học: 2020 - 2021

2. Vì sao vào mùa xuân, áo của mẹ cây lại chuyển sang màu xanh non?
A. Vì vào mùa xuân, ông mặt trời chiếu sáng khắp nơi, thân cây chuyển sang màu
xanh.
B. Vì vào mùa xuân, các cành của mẹ cây nhú lên những lá non mơn mởn.
C. Vì vào mùa xuân, ông mặt trời chiếu sáng khắp nơi, những bông hoa màu xanh
non bắt đầu nở.
3. Từ mùa hè sang mùa thu, áo của mẹ cây chuyển màu như thế nào?
A. Màu xanh lục sang màu vàng.
B. Màu vàng sang màu xanh lục.
C. Màu xanh non sang màu xanh lục.
4 . Theo em lá cây có những ích lợi gì?

5. Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào từng chỗ trống trong đoạn văn sau:
Không gì đẹp bằng cảnh vật khi …………………… đến. Đất trời
…………………….. hương hoa. Những hạt ……………………… li ti, nhẹ nhàng sắc
màu …………………… xuống khắp nhân gian. Những cành …………………… đâm
ra …………………… Trên trời, từng đàn chim đi tránh rét trở về, liệng
bay……………………………..
( mùa xuân, mưa xuân, lộc non, tua tủa, ríu rít, dịu ngát, phấn bạc)
7. Gạch dưới các từ chỉ đặc điểm trong các câu sau:
Gà Trống Non có bộ lông đẹp tuyệt vời. Lông đuôi của nó óng mượt, nhiều màu sắc.
Còn tiếng gáy của Gà Trống Non thì vừa dõng dạc, vừa âm vang. Gà Trống Non hãnh
diện về bộ lông và tiếng gáy của nó lắm, vì thế nó trở nên kiêu căng, cao ngạo.
8. Đặt câu hỏi chô bộ phận được in đậm: Mỗi khi chị gió đi qua, lá vàng lại rơi.

9. Em thích mùa nào của mẹ cây? Vì sao?

10. Đặt một câu theo mẫu Ai thế nào? để tả đặc điểm của một loài cây.

22
Đề cương ôn tập HKII – 2A7 Môn: Tiếng Việt Năm học: 2020 - 2021

II. Tập làm văn


Đề bài: Hãy viết một đoạn văn ngắn tả một loài cây mà em thích.
Bài làm

_________________________________________
ĐỀ SỐ 11
I. Đọc thầm và làm bài tập:

Cây vú sữa
Nghỉ hè, tôi thích nhất là được về quê, được chơi trong khu vườn xanh mát và
ngắm cây vú sữa thân quen mà ông tôi đã trồng từ ngày tôi còn đi lẫm chẫm.
Thân cây vú sữa thẳng, da sần sùi. Từ thân mọc ra rất nhiều cành dài. Lá của nó
mới thật đặc biệt. Nó có một mặt thì xanh mơn mởn, một mặt lại có màu nâu đỏ. Vào
độ cuối xuân, khi tiết trời còn mát mẻ thì cũng là lúc những mầm non hé nở. Rồi hoa
trổ lúc nào chẳng hay, chỉ biết có mùi thơm nhẹ thoảng phảng phất quanh vườn. Sang
hè, những quả vú sữa nhỏ như đầu ngón tay út chòi ra. Khi cái nắng tháng bảy gay gắt
là lúc quả vú sữa trở nên căng tròn, bóng mịn như chứa nắng ở bên trong, còn bên
ngoài được phủ một lớp áo màu xanh ngọc bích. Cứ đến mùa quả là ông tôi lại hái cho
cả nhà cùng ăn. Trước khi ăn, tôi nặn nhè nhẹ cho quả mềm ra, rồi mới lấy dao khoét
một lỗ to, tròn trên núm. Ôi, còn gì thích thú hơn khi được thưởng thức dòng sữa trắng
23
đục mát lạnh, thấm vào đầu lưỡi như dòng sữa mẹ. Tách đôi quả vú sữa thấy một lớp
Đề cương ôn tập HKII – 2A7 Môn: Tiếng Việt Năm học: 2020 - 2021

Dựa vào nội dung bài “Cây vú sữa”, em hãy khoanh vào chữ trước đáp án
đúng hoặc làm theo yêu cầu sau :
Câu 1. Nghỉ hè bạn nhỏ trong bài văn thích được làm gì?
A. Đi du lịch tắm biển.
B. Về quê chơi trong khu vườn xanh mát và ngắm cây vú sữa thân quen.
C. Về quê thả diều trên đê.
Câu 2. Nối những tên gọi bộ phận cây ở bên trái với hình ảnh miêu tả ở bên phải
cho thích hợp để tả cây vú sữa?
Thân của cây vú sữa có mùi thơm nhẹ thoảng phảng phất quanh vườn.
Lá vú sữa thẳng, da sần sùi, có nhiều cành dài.
căng tròn, bóng mịn như chứa nắng ở bên trong,
Hoa vú sữa còn bên ngoài được phủ một lớp áo màu xanh
ngọc bích.
có một mặt thì xanh mơn mởn, một mặt lại có
Quả vú sữa
màu nâu đỏ.
Câu 3. Những từ ngữ: trắng đục, mát lạnh, trắng xốp, thơm ngậy, giòn, béo miêu tả cái gì?
A. Vẻ đẹp và vị ngon của quả vú sữa.
B. Vẻ đẹp và vị ngon của quả trứng gà.
C. Vẻ đẹp của cây vú sữa.
Câu 4. Vì sao bạn nhỏ lại đặc biệt yêu thích cây vú sữa?
A. Vì cây cho bóng mát vào những ngày hè nóng nực.
B. Vì đó là một loại cây quý hiếm chỉ trồng được ở quê nhà bạn nhỏ.
C. Vì đó là cây đẹp, có quả ngon và thấm đậm tình yêu thương của ông.
Câu 5. Vì sao cây vú sữa lại có tên gọi như vậy?

Câu 6. Gạch chân dưới 2 từ chỉ đặc điểm trong câu :


Thân cây vú sữa thẳng, da sần sùi.
Câu 7. Em hãy đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm trong câu:
“Vào độ cuối xuân, khi tiết trời còn mát mẻ, những mầm non hé nở.”

24
Đề cương ôn tập HKII – 2A7 Môn: Tiếng Việt Năm học: 2020 - 2021

Câu 8: Ông hái quả vú sữa để làm gì?


A.Ông hái quả vú sữa để cây mau lớn.
B. Ông hái quả vú sữa để cả nhà cùng ăn.
C. Ông hái quả vú sữa vì ông biết tôi thích ăn.

Câu 9: Câu: “Những quả vú sữa nhỏ như đầu ngón tay út chòi ra.” viết theo mẫu câu nào?
A. Ai là gì? B. Ai làm gì? C. Ai thế nào?

II. Tập làm văn:


Hãy viết một đoạn văn ngắn kể về một việc làm tốt của em theo gợi ý:
Bài làm

ĐỀ SỐ 12
I. Đọc thầm và làm bài tập:
Sự tích sông hồ ở Tây Nguyên
Ngày xưa, muông thú còn sống thành buôn làng, quanh một cái hồ lớn. Cuộc
sống thật là tươi vui, đầm ấm.
Rồi một hôm, Cá Sấu mò đến, chiếm luôn cái hồ. Cảnh hồ trở nên vắng lặng.
Già làng Voi tức lắm, liền bảo dân làng cùng đánh đuổi Cá Sấu.
Trong một trận đánh, già làng Voi nhử được Cá Sấu ra xa hồ nước. Cá Sấu khát
quá, cố chạy trở lại hồ. Nhưng đã muộn, lúc này cả làng xúm lại, vây kín mặt hồ.
Muông thú các nơi cũng kéo gỗ lát đường, băng qua bãi lầy, đến bên hồ trợ giúp. Cá
sấu không được uống nước để lấy thêm sức mạnh, nó bị già làng Voi đánh quỵ.
Ngày nay, khắp núi rừng Tây Nguyên đâu đâu cũng có sông hồ. Dân làng bảo:

25
Đề cương ôn tập HKII – 2A7 Môn: Tiếng Việt Năm học: 2020 - 2021

những dấu chân của già làng Voi đánh nhau với Cá sấu tạo thành hồ. Còn những dấu
vết kéo gỗ ngang dọc hóa thành sông suối.
Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng.
Câu 1. Già làng Voi tức giận điều gì?
A. Cá Sấu đến phá cuộc sống của buôn làng.
B. Cá Sấu đến chiếm hồ nước của buôn làng.
C. Cá Sấu đến uống nước ở hồ nước.
D. Cá Sấu đến sống ở hồ nước.
Câu 2. Già làng Voi làm gì để đánh Cá Sấu?
A. Gọi Cá Sấu đến nhà chơi.
B. Nhử Cá Sấu lên bờ để dân làng dễ dàng đánh bại.
C. Nhử Cá Sấu ra xa hồ nước để dễ dàng đánh bại.
D. Nhử Cá Sấu ra đến bãi lầy để dễ dàng đánh bại.
Câu 3. Theo dân làng, sông hồ ở Tây Nguyên do đâu mà có?
A. Do dấu chân của người dân ở đó.
B. Do dấu chân già làng Voi và vết kéo gỗ tạo thành.
C. Do dấu chân Cá Sấu và dấu vết trận đánh tạo thành.
D. Do dấu chân dân làng và chân muông thú tạo thành.
Câu 4. Câu chuyện này kể về điều gì?

Câu 5. Câu: “Cá Sấu mò đến, chiếm luôn cái hồ.” thuộc kiểu câu gì?
A. Ai làm gì? B. Ai là gì? C. Ai thế nào? D. Ai ở đâu?
Câu 6. Nhân vật già làng Voi và muông thú hợp sức lại để chiến thắng Cá Sấu trong
câu chuyện thể hiện tinh thần gì của người dân ở Tây Nguyên?

Câu 7. Ngày nay khắp núi rừng Tây Nguyên đâu đâu cũng có cái gì?
A. Sông hồ. C. Kênh rạch
B. Ao hồ. D. Mương máng
Câu 8. Kể tên một số loài thú sống hoang dã.

Câu 9. Điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu sau.
Muông thú các nơi cùng kéo gỗ lát đường băng qua bãi lầy đến bên hồ trợ giúp.

Phần II. Tập làm văn:

26
Đề cương ôn tập HKII – 2A7 Môn: Tiếng Việt Năm học: 2020 - 2021

Hãy viết một đoạn văn ngắn kể về một loại quả mà em thích theo gợi ý:
Bài làm

ĐỀ SỐ 13

Đêm trăng quê hương


Mặt trăng tròn vành vạnh từ từ nhô lên sau lũy tre. Trăng đêm nay sáng quá! Bầu
trời điểm xuyết một vài ngôi sao lấp lánh như những con đom đóm. Ánh trăng vàng dịu
mát tỏa xuống, chảy tràn lan trên mặt đất, trên cành cây, ngọn cỏ ... Không gian mới
yên tĩnh làm sao! Chỉ còn tiếng sương đêm rơi lốp bốp trên lá cây và tiếng côn trùng ra
rả trong đất ẩm. Chị Gió chuyên cần nhẹ nhàng bay làm rung rung mấy ngọn xà cừ
trồng ven đường. Thoang thoảng đâu đây mùi hoa thiên lí dịu dàng lan tỏa. Đêm quê
thật đẹp và êm đềm.
Đào Thu Phong
Dựa vào nội dung bài đọc trên, em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả
lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây.
1. Trên bầu trời có những sự vật nào phát sáng?
A. Mặt trăng, đám mây và một vài ngôi sao.
B. Mặt trăng và những con đom đóm.

27
Đề cương ôn tập HKII – 2A7 Môn: Tiếng Việt Năm học: 2020 - 2021

C. Mặt trăng, một vài ngôi sao và những con đom đóm.
2. Tác giả tả những âm thanh, mùi vị gì trong đêm trăng?
A. Tiếng côn trùng, tiếng gió thổi, mùi hoa thiên lí.
B. Tiếng sương rơi, tiếng gió thổi, mùi lá cây xà cừ.
C. Tiếng sương rơi, tiếng côn trùng, mùi hoa thiên lí.
3. Gạch chân dưới từ chỉ sự vật trong câu:
"Bầu trời điểm xuyết một vài ngôi sao lấp lánh như những con đom đóm.”
4 . Câu: "Không gian mới yên tĩnh làm sao!" thuộc kiểu câu nào em đã học?
A. Ai là gì? B. Ai làm gì? C. Ai thế nào?
5. Bộ phận câu được in đậm trong câu: “Đêm quê thật đẹp và êm đềm.” trả lời cho
câu hỏi nào?
A. Làm gì? B. Thế nào? C. Là gì?
6. Câu: “Mặt trăng tròn vành vạnh từ từ nhô lên sau lũy tre.” từ nào là từ chỉ hoạt
động trong câu trên?
A. nhô lên. B. mặt trăng. C. tròn vành vạnh.
7. Câu: “Trăng đêm nay sáng quá!” bộ phận gạch chân trong câu trên trả lời câu
hỏi nào?
A. Vì sao? B. Ở đâu? C. Khi nào?
8. Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm:
Đêm quê thật đẹp và êm đềm.

ĐỀ SỐ 14
I. Bài đọc:
Sư Tử và Kiến Càng
Tự xem mình là chúa tể rừng xanh, Sư Tử chỉ kết bạn với những loài vật to, khỏe.
Nó cho rằng những con vật bé nhỏ chẳng mang lại lợi lộc gì. Một lần Kiến Càng đến,
xin kết bạn, Sư Tử khinh thường, đuổi Kiến đi.
Một hôm, tai Sư Tử như có trăm ngàn mũi kim châm chích. Nó nằm bẹp một chỗ,
không thể ra khỏi hang kiếm ăn. Voi, Hổ, Báo, Gấu,... đến thăm nhưng đành bỏ về, vì
không thể làm được gì để giúp Sư Tử khỏi đau đớn. Nghe tin, Kiến Càng không để
bụng chuyện cũ. Nó lặn lội vào tận hang thăm Sư Tử. Sau khi nghe Sư Tử kể bệnh
tình, Kiến Càng bèn bò vào tai Sư Tử và lôi ra một con rệp. Lập tức, Sư Tử hết đau.
Sư Tử hối hận và rối rít xin lỗi Kiến Càng. Từ đó, Sư Tử coi Kiến Càng là người
bạn thân thiết nhất.
Theo Truyện cổ dân tộc Lào
Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời
đúng hoặc trả lời theo nội dung câu hỏi dưới đây:

28
Đề cương ôn tập HKII – 2A7 Môn: Tiếng Việt Năm học: 2020 - 2021

1. Tại sao Sư Tử không kết bạn với Kiến Càng?


A. Vì nó rất ghét Kiến Càng và những con vật bé nhỏ.
B. Vì nó cho rằng Kiến Càng nhỏ bé, chẳng đem lại lợi lộc gì cho nó.
C. Vì nó cho rằng Kiến Càng bé nhỏ chỉ biết cắn người khác.
2. Tại sao Voi, Hổ, Báo, Gấu, ... đành bỏ về?
A. Vì chúng không thể bò vào tai Sư Tử.
B. Vì chúng không biết Sư Tử bị bệnh gì.
C. Vì chúng không thể giúp Sư Tử hết nhức tai.
3. Vì sao Sư Tử hối hận và xin lỗi Kiến Càng?
A. Vì nó đã hiểu sai, đã khinh thường Kiến Càng.
B. Vì Kiến Càng đã chữa cho nó khỏi bệnh.
C. Vì Kiến Càng đã bắt rệp giúp nó.
4. Dòng nào dưới đây gồm các cặp từ trái nghĩa?
A. to – nhỏ, đau – nhức, cũ – mới.
B. to – nhỏ, khỏe – yếu, còn – hết.
C. Xem thường - kính trọng, bò – đi.
5. Dòng nào dưới đây có hình ảnh so sánh?
A. Sư Tử hối hận và rối rít xin lỗi Kiến Càng.
B. Sư Tử coi Kiến Càng là người bạn thân thiết nhất.
C. Tai Sư Tử như bị ngàn mũi kim châm chích.
6. Câu: “Kiến Càng bò vào tai Sư Tử và lôi ra một con rệp.” thuô ̣c mẫu câu nào?
A. Ai là gì? B. Ai thế nào? C. Ai làm gì?
7. Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm trong câu văn sau: “Kiến Càng bò vào tai
Sư Tử và lôi ra một con rệp.”

8. Hãy kể tên các loài vật có trong bài đọc trên.

II. Tập làm văn:


Tả một loại cây ăn quả mà em thích.
Bài làm

29
Đề cương ôn tập HKII – 2A7 Môn: Tiếng Việt Năm học: 2020 - 2021

ĐỀ SỐ 15
Cô gái đẹp và hạt gạo
Ngày xưa, ở một làng Ê- đê có cô Hơ Bia xinh đẹp nhưng rất lười biếng. Cô lại
không biết yêu quý cơm gạo.
Một hôm, Hơ Bia ăn cơm để cơm đổ vãi lung tung. Thấy vậy, cơm hỏi:
- Cô đẹp là nhờ cơm gạo, sao cô khinh rẻ chúng tôi thế?
Hơ Bia giận dữ quát:
- Tao đẹp là do công mẹ công cha chứ đâu thèm nhờ đến các người.
Nghe nói vậy, thóc gạo tức lắm. Đêm khuya, chúng rủ nhau bỏ cả vào rừng.
Hôm sau biết thóc gạo giận mình bỏ đi, Hơ Bia ân hận lắm. Không có cái ăn, Hơ
Bia phải đi đào củ, trồng bắp cải từ mùa này qua mùa khác, da đen sạm. Thấy Hơ Bia đã
nhận ra lỗi của mình và biết chăm làm, thóc gạo lại rủ nhau kéo về. Từ đó, Hơ Bia càng
biết quý thóc gạo, càng chăm làm và xinh đẹp hơn xưa.
Theo TRUYỆN CỔ Ê- ĐÊ
Dựa vào nội dung bài đọc trên, em hãy khoanh vào đáp án đúng:
1. Vì sao thóc gạo bỏ Hơ Bia để đi vào rừng?
A. Vì thóc gạo thích đi chơi
B. Vì Hơ Bia đuổi thóc gạo đi.
C. Vì Hơ Bia khinh rẻ thóc gạo.
2. Vì sao thóc gạo lại rủ nhau về với Hơ Bia?
A. Vì Hơ Bia không có gì để ăn.
B. Vì Hơ Bia đã biết nhận lỗi và chăm làm.
C. Vì thóc gạo nhớ Hơ Bia quá.
3. Từ nào trái nghĩa với từ “lười biếng”?
A. lười nhác. B. nhanh nhẹn. C. chăm chỉ.
4. Bộ phận in đậm trong câu “ Đêm khuya, chúng cùng nhau bỏ cả vào rừng.” trả lời
cho câu hỏi nào?

30
Đề cương ôn tập HKII – 2A7 Môn: Tiếng Việt Năm học: 2020 - 2021

A. là gì? B. làm gì? C. như thế nào?


5. Từ nào không phải là tên gọi một dân tộc trên đất nước ta?
A. Kinh. B. Mường Thanh. C. Ê - đê.
6. Những từ nào không chỉ nghề nghiệp trong dãy từ sau?
A. nông dân, thợ may. B. chăm chỉ, cần cù. C. thợ điện, bác sĩ.
7 . Những cặp từ nào trái nghĩa với nhau?
A. mệt - mỏi. B. lạnh cóng - lạnh giá. C. nóng – lạnh.
8. Bộ phận in đâm trong câu: “Một hôm, Hơ Bia ăn cơm để cơm đổ vãi lung
tung.” trả lời cho câu hỏi nào?
A. Ở đâu? B. Khi nào? C. Vì sao?
ĐỀ SỐ 16
I. Bài đọc:
Chiếc ba lô
Trong những ngày sống ở Việt Bắc, một lần đi công tác, Bác đi với hai đồng chí.
Mỗi người mang một chiếc ba lô. Qua một chặng, mọi người dừng chân, Bác đến chỗ
đồng chí bên cạnh, xách chiếc ba lô lên, rồi Bác nói:
- Tại sao ba lô của chú nặng mà của Bác lại nhẹ?
Sau đó, Bác mở cả ba chiếc ba lô ra xem thì thấy ba lô của Bác nhẹ nhất, chỉ có chăn,
màn. Bác không đồng ý và nói:
- Chỉ có lao động thực sự mới đem lại hạnh phúc cho con người.
Hai đồng chí kia phải san đều các thứ vào ba chiếc ba lô.
Theo 117 CHUYỆN KỂ VỀ TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH
Dựa vào nội dung của bài văn trên, em hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả
lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi hoặc thực hiện theo yêu cầu của câu hỏi.
1. Khi mọi người dừng chân, Bác đã làm gì?
A. Xách thử ba lô của đồng chí bên cạnh và mở ba chiếc ba lô ra xem.
B. Xách thử ba lô của đồng chí bên cạnh và mở ra xem.
C. Mở ba lô của hai đồng chí đi cùng ra xem.
2. Bác nhận thấy ba lô của Bác có gì khác so với ba lô của hai đồng chí kia?
A. Ba lô của Bác có thêm chăn, màn.
B. Ba lô của Bác không có chăn, màn như ba lô của hai chú đi cùng.
C. Ba lô của Bác nhẹ nhất chỉ có chăn, màn.
3. Tại sao Bác lại muốn hai đồng chí san đều các thứ vào ba chiếc ba lô?
A. Vì như thế sẽ tiện lợi hơn cho mỗi người khi dùng.
B. Vì Bác muốn mình cũng lao động thực sự như các đồng chí khác.
C. Vì Bác sợ các đồng chí đi cùng sẽ không vác nổi ba lô.
4*. Câu chuyện cho em biết điều gì?

31
Đề cương ôn tập HKII – 2A7 Môn: Tiếng Việt Năm học: 2020 - 2021

5. Bộ phận được gạch chân trong câu: “Chiếc ba lô của Bác nhẹ nhất vì chỉ có chăn,
màn.” trả lời cho câu hỏi nào?
A. Khi nào? B. Ở đâu? C. Vì sao?
6. Chọn từ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trồng cho thích hợp:
Bác Hồ luôn ………………………… (chăm sóc, săn sóc) cho tương lai của thiếu nhi.
Khi còn sống, Trung thu năm nào Bác cũng gửi thư cho các cháu thiếu nhi
…………………….(kính yêu, yêu quý)
7. Gạch chân dưới cặp từ trái nghĩa trong câu sau:
“Tại sao ba lô của chú nặng mà của Bác lại nhẹ?”
8. Hãy viết một câu theo mẫu: Ai thế nào? để ca ngợi Bác Hồ.

9. Theo lời Bác Hồ dạy thiếu niên và nhi đồng, em đã làm được những việc gì có ích
để thể hiện mình “lao động tốt”? Hãy kể 2 việc tốt em đã làm.

II. Tập làm văn


Đề bài: Quan sát ảnh Bác Hồ được treo trong lớp học, hãy viết một đoạn văn tả
ảnh Bác.
Bài làm

32
Đề cương ôn tập HKII – 2A7 Môn: Tiếng Việt Năm học: 2020 - 2021

33

You might also like