You are on page 1of 10

CASE 4

ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2


Thông tin bệnh nhân:
Nguyễn Văn A, 64 tuổi, nam giới, cao 1m7 nặng 82kg
Đến khám tại phòng khám đa khoa do không kiểm soát được mức đường huyết trong máu:
- Bệnh nhân thường dùng máy đo đường huyết đói mỗi sáng và thấy đường huyết tăng trong 2 tuần nay.
- Một tháng trước mức đường huyết đói trung bình là 100 mg/dl và tăng lên khoảng 200 mg/dl trong tuần qua. Bệnh nhân
không thấy tăng khát nước hay đi tiểu nhiều lần, nhưng cảm thấy mệt mỏi từ 2 tuần nay và rất thất vọng khi mức đường
tăng cao mặc dù theo đúng như lời khuyên thay đôi lối sống.
- Một tháng trước bệnh nhân đã cố giảm cân và cải thiện đường trong máu bằng đi bộ mỗi ngày 15 phút, tuy nhiên bệnh
nhân không thẻ bước nhanh vì viêm đau khớp, triệu chứng này giảm khi dùng prednisolon.
Tiền sử bệnh:
• Đái tháo đường type 2
• Viêm khớp
• Tăng huyết áp
• Rối loạn lipid huyết
Tiền sử gia đình: Cha và anh bị đái tháo đường type II, mẹ chết khi bệnh nhân 8 tuổi
Tiền sử xã hội: Hút thuốc là khoảng 1 gói/ ngày từ khi 20 tuổi. Thỉnh thoảng uống l ly rượu vào bữa ăn.
Tiền sử dị ứng: không ghi nhận
Các thuốc đang sử dụng
Biệt dược Liều Ghi chú
Apo-glyburide 5mg 2 lần/ ngày Đã dùng hơn 3 tháng
Lipistad 10 1 lần/ngày Mới dùng 3 tháng gần đây, không ghi nhận đau cơ hay tác
dụng phụ nào của thuốc
Amlor 5mg l lần/ ngày Đã dùng hơn 1 năm
Medrol 16mg 1 lần/ngày 2 tuần gần đây vì bệnh viêm khớp bộc phát
Aspirin 81mg 1 lần/ngày Bệnh nhân tự ý dùng

Khám thể chất: Bệnh nhân tỉnh nhưng mệt mỏi, lo lắng, thân nhiệt = 37°C, HA=145/90 mmHg, Nhịp tim=80 lần/ phút,
Nhịp thở = 18 lần/ phút
Xét nghiệm:
Test Units Results
Na mEq/l 135
K mEq/l 4
BUN mg/dl 19
SCr mg/dl 0.9
Glucose mg/dl 230
HbA1C % 7.8
Cholesterol toàn phần mg/dl 212
LDL-C mg/dl 130
HDL-C mg/dl 58
Triglyceride mg/dl 100
Microalbumin niệu μg/mg creatinin 10

Kết luận lâm sàng của bác sĩ:


• Đái tháo đưởng type 2 chưa kiểm soát
• Tăng huyết áp
• RLLH
• Thoái hóa khớp
ĐTĐ TYPE 2

Thông tin bệnh nhân

Thông tin chủ quan (S_Subjective)

Họ Tên Ngày sinh/ Tuổi Phòng bệnh/giường Chiều cao Cân nặng Giới tính

Nguyễn A 64 1m70 82 kg Nam

Lời khai bệnh/lý do nhập viện (CC_Chief Complaint)

- Lý Do: Không kiểm soát được mức đường huyết trong máu.
- Lời Khai: Bệnh nhân không thấy tăng khát nước hay đi tiểu nhiều lần, nhưng cảm thấy mệt mỏi từ 2
tuần nay và rất thất vọng khi mức đường tăng cao mặc dù theo đúng như lời khuyên thay đổi lối sống
của bác sĩ.

Bệnh sử hiện tại (HPI_History of Present Illness)

- BN thường dùng máy đo huyết đói mỗi sáng và thấy đường huyết tăng trong 2 tuần nay.
- 1 tháng trước mức đường huyết đói trung bình là 100mg/dl và tăng lên khoảng 200mg/dl trong tuần
qua.
- BN không thấy tăng khát nước hay đi tiểu nhiều lần.
- BN cảm thấy mệt mỏi từ 2 tuần, đường vẫn tăng cao cho dù đã thay đổi lối sống theo như lời khuyên.
- 1 tháng trước bệnh nhân đã cố giảm cân và cải thiện đường trong máu bằng cách đi bộ mỗi ngày 15
phút, tuy nhiên bệnh nhân không thể bước nhanh vì viêm đau khớp, triệu chứng này giảm khi dùng
Prednisolon

Tiền sử bệnh (PMH_Past Medical History)

- Đái tháo đường type 2


- Viêm khớp
- Tăng huyết áp
- Rối loạn lipid huyết

Tiền sử sản khoa (OBH_ Obstetric history)

Không có

Tiền sử ngoại khoa (Surgical History)

Tiền sử gia đình (FH_Family History)

Cha và anh bị đái tháo đường type 2

Tiền sử xã hội (SH_Social History)

Hút thuốc khoảng 1 gói/ ngày


Thỉnh thoảng uống 1 ly rượu vào bữa ăn

Tiền sử dùng thuốc (Medication History)

- Apo-glyburide 5mg: 2 lần/ ngày


- Lipistad 10: 1 lần/ ngày
- Amlor 5mg: 1 lần/ ngày
- Medrol 16mg: 1 lần/ ngày
- Aspirin 81mg: 1 lần/ ngày
Tiền sử dị ứng/dung nạp thuốc/tác động có hại của thuốc (Allergies/Intolerances/ADRs)

Không có ghi nhận

Thông tin khách quan (O_Objective)

Các thuốc đang được chỉ định

Biệt dược Hoạt chất Liều/Đường dùng Ghi chú

Apo-glyburide  Glyburide  2 lần/ ngày  Đã dùng hơn 3 tháng


5mg

 Lipistad 10  Atorvastatin  1 lần/ngày  Mới dùng 3 tháng gần đây, không ghi
nhận đau cơ hay tác dụng phụ nào của
thuốc

 Amlor 5mg  Amlodipine  1 lần/ ngày  Đã dùng hơn 1 năm

 Medrol 16mg  Methylprednisolon  1 lần/ ngày  2 tuần gần đây vì bệnh viêm khớp bộc
phát

 Aspirin 81mg  Acid acetylsalicylic  1 lần/ ngày  Bệnh nhân tự ý dùng

Khám thể trạng (Physical Exam)

Tổng Khi mắc bệnh ĐTĐ, cơ thể không thể sử dụng nguồn năng lượng hiệu quả, dẫn tới tình trạng
trạng mệt mỏi của BN. Ngoài ra, việc mất nước do ĐTĐ cũng có thể gây mệt mỏi.

Cân  82 kg Huyết áp  145/90 mmHg


nặng

Chiều  1m70 Mạch  80 lần/ phút


cao

Thân  37 C Nhịp thở  18 lần/ phút


nhiệt

Khác Bệnh nhân tỉnh táo nhưng mệt mỏi

Xét nghiệm cận lâm sàng [1]

Xét nghiệm đơn vị Khoảng giá Kết quả


trị BT
Ngày: Ngày: Ngày: Ngày: Ngày:

Na mEq/L 135-145 135        

K mEq/L 3,5-5.5 4        

BUN mg/dL 14 – 23 19        

SCr mg/dL 0.5 – 1.1 0.9        

HbA1C % =< 6.5 7.8        

Glucose mg/dL 65-100 230

Cholestero mg/dL <200 212


l
LDL-C  mg/dL 85-125 130

 HDL- C  mg/dL 40-80 58

Triglycerid mg/dL 50-150 100


e

Microalbu μg/mg 30–300 10


min niệu creatinin
[2]

Điện tâm đồ:

Không có ghi nhận

Chẩn đoán hình ảnh

Không có ghi nhận

Các xét nghiệm khác

Không có ghi nhận

Kết luận lâm sàng của bác sĩ

- Đái tháo đường type 2 chưa kiểm soát


- Tăng huyết áp
- RLLH
- Thoái hóa khớp

Đánh giá (A_Assessment)

Khám thề trạng:


- Khi mắc bệnh ĐTĐ, cơ thể không thể sử dụng nguồn năng lượng hiệu quả, dẫn tới tình trạng mệt mỏi
của Bệnh Nhân. Ngoài ra, việc mất nước do ĐTĐ cũng có thể gây mệt mỏi.
- Nhịp tim của bênh nhân đang ở mức bình thường (80 lần/ phút) chỉ số bình thường thường là 60 –
100 nhịp [3]
- Nhịp thở của bệnh nhân ở mức bình thường ( 18 lần/ phút) [4]

Xét nghiệm cận lâm sàng:


- Lượng Cholesterol của bệnh nhân ( 212 mg/dl ) > 200 => Mức Cholesterol của bệnh nhân nhằm
trong khoảng giới hạn cao ( Theo Bảng Đánh giá mức độ lipid máu theo NCEP_ATP III) [5]
nguyên nhân có thể do BN thừa cân, hút thuốc lá hoặc theo tuổi tác (đàn ông trên 45 tuổi). Ngoài ra
bệnh tăng huyết áp, bệnh ĐTĐ cũng dẫn tới làm tăng cholesterol.
- LDL-C: 130 mg/dL => Chỉ số cao
- Huyết áp: 145/90 => Theo ACC/AHA 2017 thì Bệnh nhân thuộc nhóm THA độ 2. [6]
- Glucose cao: 230 mg/dl (chứng tỏ lượng đường trong máu của bệnh nhân đã mất kiểm soát)
- HbA1C: 7.8% (Đái tháo đường: HbA1C>6.5%)

Các xét nghiệm khác :


Các thông số khác đều bình thường chỉ có các thông số trên cần lưu ý

Các vấn đề về bệnh:


- Đường huyết tăng cao
- Tăng huyết áp
- Béo phì cấp độ 1
- Rối loạn lipid máu
- Tiền sử gia đình mắc đái tháo đường, lớn tuổi
- Hút thuốc +Uống rượu +Tâm lí
- Thoái hóa khớp

Vấn đề  Đánh giá Hướng xử trí

1. Đường - Đường huyết tăng cao trên 180mg/dL - Không cách phòng tránh nào hiệu quả hơn
huyết tăng gây ra các biến chứng ở mắt, thận, thần việc kiểm soát tốt đường huyết.
cao kinh, mạch máu, tim, não… - Có một kế hoạch tập thể dục nhẹ, đều đặn
- Đường huyết quá cao gây ra các biến hàng ngày.
chứng cấp như hôn mê nhiễm toan - Tránh thức khuya, hạn chế căng thẳng,
ceton, hôn mê tăng áp lực thẩm thấu… stress.
- Đến bác sĩ chuyên khoa điều trị đái tháo
đường để được tư vấn và thay đổi thuốc.

2.Tăng huyết Tăng huyết áp kéo dài sẽ làm tổn - Nên ăn lạt, không ăn quá mặn.
áp thương các mạch máu nhỏ và các mạch - Ngừng hoặc hạn chế uống nhiều rượu. Bỏ
máu lớn, nếu không được điều trị sẽ hẳn hút thuốc lá.
gây ra các bệnh lý ở mắt, thận, tim
- Tránh trạng thái căng thẳng, xúc động, lo
mạch và có thể dẫn đến tai biến mạch
âu. Rèn luyện thân thể thường xuyên nhưng
máu não.
không nên gắng sức.

3. Béo phì -Bệnh lí liên quan đến quản lí bệnh đái - Thay đổi lối sống, chế độ ăn hợp lý
cấp độ 1 tháo đường - Vận động dưới nhiều hình thức,chọn cho
(BMI = 28,4) -Khi béo phì lượng đường trong máu sẽ mình loại hình thể thao thích hợp
[7] rất cao - Kiểm soát cân nặng.
-Béo phì thường đi kèm với tình trạng
kháng insulin, một yếu tố liên quan chặt
chẽ với bệnh đái tháo đường.

4. Rối loạn Bệnh lí liên quan đến quản lí bệnh đái Kết hợp chế độ ăn+ Luyện tập và sử dụng
lipid máu tháo đường thuốc

5. Tiền sử Đây đều là yếu tố nguy cơ của đái tháo - Thay đổi lối sống: giảm 7% so với cân
gia đình mắc đường type 2 [8] nặng ban đầu
ĐTĐ (cha và - Tăng hoạt động thể
anh) chất cường độ vửa phải như đi bộ nhanh) ít
nhất
150p/tuần
- Chế độ ăn kiểu Điạ Trung Hải

6. Hút thuốc + Hút thuốc cũng hạn chế tuyến tụy sản - Khuyên bệnh nhân nên cai thuốc lá và hạn
+ uống rượu xuất insulin và hoạt động điều hòa của chế ở gần nơi có khói thuốc.
+ tâm lí insulin, dẫn đến thiếu hụt insulin. Sự - Có thể sử dụng rượu vang nhưng không
thiếu hụt insulin sẽ làm bệnh đái tháo được uống quá nhiều,tốt nhất uống loại
đường thêm trầm trọng. rượu vang nguyên chất.
+ Người bệnh tiểu đường cần hạn chế - Tìm hiểu để đối phó với stress trong cuộc
uống rượu, bia vì có thể gây tăng hoặc sống. Có một số cách đơn giản giúp thay
hạ đường huyết do ngăn cản quá trình đổi lối sống như đi bộ và tập trung thư giãn,
tổng hợp glycogen và ảnh hưởng đến …
chức năng gan, gây rối loạn chuyển
hóa.
+ Khi stress xảy ra sẽ làm tăng sản xuất
các hormon stress như cortisol và
epinephrine dẫn đến tăng lượng đường
trong máu

Các vấn đề về thuốc:

Tên thuốc Chỉ định Đánh giá Hướng xử trí

Medrol [9] Chống viêm và Thuốc thuộc nhóm Đổi sang NSAIDs
(methylpredni giảm miễn dịch glucocorticoid, gây tác dụng
solone) trong viêm khớp phụ tăng đường huyết =>
dạng thấp, lupus chống chỉ định cho người bị
ban đỏ toàn thân,… đái tháo đường

Apo-glyburide Đái tháo đường Thuốc chống chỉ định dùng Dựa trên ADA 2018, bệnh nhân
type 2 với rượu do tương tác, do thuộc nhóm cần hạn chế tăng cân
bệnh nhân đôi lúc có sử dụng hoặc ưu tiên giảm cân. Và nên sử
rượu trong bữa ăn. Thuốc dụng thuốc đầu tay là metformin +
gây tăng cân quản lí thói quen sinh hoạt

Lipistad 10 Rối loạn lipid huyết Dựa trên hướng dẫn của Yêu cầu bệnh nhân tuân thủ
(Atorvastatin AHA/ACC chỉ định đúng
10mg)

Aspirin 81mg Dự phòng tiên phát Do bệnh nhân có trên 1 yếu Sử dụng thận trọng ở bệnh nhân,
tim mạch tố nguy cơ (hút thuốc, RLLH) tư vấn cho bệnh nhân ngưng thuốc
và không có nguy cơ xuất khi có các dấu hiệu xuất huyết
huyết cao. Nên sử dụng để
dự phòng theo ADA

Amlor Tăng huyết áp Được ACC/AHA khuyến cáo Có thể đổi sang các nhóm thuốc
(amlodipine) ở bệnh nhân đái tháo đường như: ACEI, ARB, lợi tiểu thiazide
có mức huyết áp trên khuyến theo như ACC/AHA khuyến cáo
cáo. Tuy nhiên do bệnh nhân
sử dụng thuốc từ 1 năm
trước và thường xuyên sử
dụng nên thuốc có thể đã gây
ra tác dụng phụ là đau khớp
ở bệnh nhân

Tương tác thuốc Mức độ/hậu quả Hướng xử trí

Methylprednisolone +Methylprednisolone sẽ làm giảm mức độ Đổi methylprednisolone sang


+ hoặc tác dụng của atorvastatin bằng cách NSAIDs ( có thể kết hợp với PPI
ảnh hưởng đến chuyển hóa CYP3A4 của để làm giảm tác dụng phụ do
Atorvastatin
gan / ruột. NSAIDs gây ra)
+Atorvastatin sẽ làm tăng mức độ hoặc tác => Sử dụng Thận trọng / Giám
dụng của methylprednisolone sát.

Aspirin + Glyburide Aspirin làm tăng tác dụng của glyburide, tuy => Sử dụng Thận trọng / Giám
nhiên chưa rõ cơ chế chưa biết sát.

Aspirin + Tăng nguy cơ loét đường tiêu hóa và nồng => Sử dụng Thận trọng / Giám
Methylprednisolone độ aspirin /huyết thanh dưới ngưỡng điều trị sát.

Glyburide Glyburide làm tăng độc tính của atorvastatin => Sử dụng Thận trọng / Giám
+Atorvastatin bằng cách khác sát.

Methylprednisolone Tương tác ít có ý nghĩa:


+ Glyburide methylprednisolone làm giảm tác dụng của
glyburide bởi sự đối kháng dược lực học

Methylprednisolone Tương tác ít có ý nghĩa:


+ Aspirin methylprednisolone làm giảm nồng độ
aspirin bằng cách tăng thanh thải
thận. Nhỏ / Ý nghĩa không xác định

Aspirin+ Glyburide Tương tác ít có ý nghĩa: Aspirin làm tăng


tác dụng của glyburide khi cạnh tranh liên
kết với protein huyết tương. 
Kế hoạch điều trị (P_Plan)

Vấn đề 1. Đái Tháo Đường


Tóm tắt - Đường huyết của bệnh nhân tăng cao trong 2 tuần gần đây khi bắt đầu điều trị viêm
vấn đề khớp với Prednisolone 16 mg → Corticoid gây tăng đường huyết
- Ngoài ra, atorvastatin sẽ làm tăng nồng độ của Corticoid thông qua chất vận chuyển P-
glycoprotein→ Tăng đường huyết
- Bệnh nhân đã điều trị đái tháo đường với Glyburide hơn 3 tháng và có tình trạng thừa
cân, huyết áp tăng→Ngưng sử dụng Glyburide vì có thể gây tăng cân
- Bệnh nhân có biểu hiện rối loạn lipid huyết nhưng không có tiền sử bệnh tim mạch do xơ
vữa trên lâm sàng→xem xét đơn trị liệu
- Bệnh nhân có chức năng gan, thận bình thường, HbA1c = 7,8 % < 9 %, không chống chỉ
định với Metformin→Khởi đầu đơn trị liệu với Metformin được [12]

Mục 1. Ngăn ngừa biến chứng, hạn chế tác dụng phụ của thuốc, cải thiện chất lượng cuộc
tiêu đ/trị sống.
2. Kiểm soát HbA1c trong khoảng 6,5 – 7 %
3. Giảm nguy cơ bệnh tim mạch và cao huyết áp

Lựa 1. Ngưng sử dụng Glyburide và Corticoid


chọn
điều trị 2. Thay đổi lối sống + Metformin [13]
3. Glucophage 500 (Metformin 500 mg) x 2 lần/ngày [13]
4. Giảm cân + hoạt động thể chất + thói quen sinh hoạt => giảm 5% cân nặng so với ban
đầu.
5. Cần phải tiêu hao 500-750 kcal/ngày.
6. Bổ sung vitamin B12 khi cần ( sử dụng Metformin trong thời gian dài có thể gây thiếu
Vitamin B12)

Lý do, 1. Metformin nên là thuốc khởi đầu được ưu tiên trong điều trị ĐTĐ tuýp nếu bệnh nhân
nguồn dung nạp và không chống chỉ định
tra cứu 2. Giảm nguy cơ tăng cân và hạ đường huyết từ Glyburide [14]
Nguồn: Guideline ADA 2018

Lựa Trong trường hợp chỉ số A1C theo dõi sau 3 tháng không đạt mục tiêu, ta nên chuyển
chọn sang đánh giá lại các vấn đề sau
thay
+ Bệnh nhân đã tuân thủ hay chưa
+ Xem xét và sử dụng liệu pháp kép cho bệnh nhân [15]
(Liệu pháp kép được hiểu như là Kết hợp metformin với 1 thuốc khác: GLP-1, DPP4,..)

Theo - Đánh giá mức HbA1c sau 3 tháng trị liệu đơn:
dõi + Nếu đạt bậc trị liệu kép này → theo dõi mức HbA1c mỗi 3 – 6 tháng
+ Nếu không đạt → đánh giá sự tuân thủ, cân nhắc chuyển sang trị liệu bậc ba ( cao hơn )
- Đánh giá nồng độ vitamin B12 định kỳ
- Ngừng điều trị bằng Metformin nếu nghi ngờ nhiễm toan chuyển hóa

Vấn đề 2. Tăng Huyết Áp


Tóm tắt - Huyết áp bệnh nhân 145/90 → Tăng huyết áp độ 2 theo ACC/AHA 2017
vấn đề - Huyết áp bệnh nhân tăng lên do sử dụng Corticoid dài ngày
- Bệnh nhân dùng Amlodipin hơn 1 năm nhưng mức huyết áp vẫn chưa kiểm soát tốt
- Ngoài ra, bệnh sử đái tháo đường không kiểm soát và rối loạn lipid huyết cũng làm tăng
nguy cơ THA
Mục 1. Huyết áp mục tiêu < 130/80 mmHg
tiêu
2. Giảm biến cố tim mạch và biến chứng mạch máu nhỏ do đái tháo đường

Lựa - Ngưng sử dụng Corticoid ( thay qua NSAIDs)


chọn
điều trị - Thay đổi lối sống
- Phối hợp 2 thuốc: Captopril + Amlodipine
+ Captopril 25mg x 2 lần/ ngày [16]
+ Amlodipine 5mg x 1 lần/ ngày

Lý do, Chức năng thận của bệnh nhân bình thường :


nguồn + ACEI, ARB, CCB và lợi tiểu Thiazid đã được chứng minh là giảm biến cố tim mạch ở
tra cứu bệnh nhân mắc đái tháo đường [17] [18]
+ACEI và ARB được chứng minh giảm đạm niệu,giảm tiến triển bệnh thận ở bệnh nhân
ĐTĐ
Lựa - Nếu bệnh nhân có triệu chứng ho khan, xem xét đổi thuốc ACEI thành ARB để giảm tác
chọn dụng phụ ( ACEI có tác dụngphụ là ho khan)
thay thế
 - Phối hợp 2 thuốc: Losartan + Amlodipine
 - Losartan 50 mg x 2 lần/ ngày [19]
 - Amlodipine 5 mg x 1 lần / ngày
Theo Tăng huyết áp giai đoạn 2 ( theo ACC/AHA) nên được đánh giá lại trong vòng 1 tháng sau
dõi khi điều trị ban đầu với 2 thuốc chống tăng huyết áp của 2 nhóm khác nhau

Vấn đề 3. Rối Loạn Lipid Huyết


Tóm tắt - Bệnh nhân tăng Cholesterol toàn phần và LDL-C mặc dù vẫn đang điều trị với
vấn đề Atorvastatin có liên quan đến việc sử dụng Corticoid dài ngày
- Bệnh nhân có tiền sử đái tháo đường và tăng huyết áp, đang hút thuốc mỗi ngày → bệnh
nhân thuộc nhóm nguy cơ cao mắc các biến cố bệnh tim mạch do xơ vữa trong tương lai.

Mục 1. Giảm Cholesterol toàn phần < 200 mg/dl


tiêu
2. Giảm 30 – 50 % LDL-C

Lựa - Ngưng sử dụng Corticoid + Thay đổi lối sống


chọn
đ/trị - Liệu pháp Statin cường độ trung bình:
 Atorvastatin 10 mg x 1 lần/ngày

Lý do + Bệnh nhân 40 – 75 tuổi mắc đái tháo đường và có LDL-C > 70 mg/dl →Khởi đầu liệu pháp
nguồn statin cường độ trung bình – cao mà không cần đánh giá nguy cơ BTMDXV 10 năm
Điều trị bằng statin giảm càng nhiều LDL-C, nguy cơ tim mạch giảm càng nhiều [20]

Thay Liệu pháp Statin cường độ trung bình:


thế
 Rosuvastatin 5 mg x 1 lần/ngày

Theo Đánh giá tuân thủ và tỷ lệ đáp ứng với thuốc bằng cách đo các chỉ số lipid lặp lại 4 – 12
dõi tuần sau khi khởi đầu liệu pháp statin hoặc chỉnh liều, lặp lại mỗi 3 – 12 tháng nếu cần.

Vấn đề 4. Viêm Khớp


Tóm tắt - Bệnh nhân dùng Corticoid để điều trị viêm khớp gây tương tác cao với các thuốc đang
v/đề dùng và ảnh hưởng xấu đến tình trạng bệnh hiện hữu
- Corticoid + aspirin làm tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hóa ở bệnh nhân đái tháo đường

Mục 1. Giảm triệu chứng viêm khớp ở bệnh nhân,


tiêu
điều trị 2. Cải thiện các hoạt động thể chất,
3. Nâng cao sự tuân thủ của bệnh nhân về liệu pháp thay đổi lối sống
4. Hạn chế và ngăn ngừa biến dạng khớp

Lựa 1. Thay thế Corticoid bằng NSAID + PPI( hạn chế việc gây hại đến dạ dày)
chọn
điều trị - Hagifen (Ibuprofen 400mg) 1 viên / lần x 2 lần/ ngày
- Omeprazole Domesco 20mg 1 viên/ lần x 1 ngày/ lần (trước ăn) [21]
2. Ngưng sử dụng aspirin dự phòng biến cố tim mạch

Lý do - Tránh được các tác dụng phụ của Corticoid


- Aspirin + NSAID tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hóa

You might also like