You are on page 1of 11

BÁO CÁO THỰC HÀNH DƯỢC LÝ LÂM SÀNG

Tên ca lâm sàng: Hen suyễn


Thông tin bệnh nhân
Thông tin chủ quan (S_Subjective)
Họ  Tên  Ngày sinh/ Phòng bệnh/ Chiều cao Cân nặng Giới tính
tuổi giường
 Nguyễn  Thị A  21 tuổi    55kg  152cm  Nữ
 
Lời khai bệnh/lý do nhập viện (CC_Chief Complaint)
 Bệnh nhân đến bệnh viện vì vì thấy mệt mỏi. 
Cô cho biết: “ khi chơi bóng chuyền, cô thấy khó thở tăng lên, khi có triệu chứng đầu tiên cô dùng
Ventolin như thường lệ nhưng hiệu quả không như mong muốn”.
Bệnh sử hiện tại (HPI_History of Present Illness)
 Mấy tháng gần đây do lên cơn hen thường xuyên nên thỉnh thoảng cô phải nghỉ học mặc dù đang dùng
thuốc đều đặn.
- Bệnh nhân bắt đầu cảm thấy khó thở tăng dần trong 5 ngày nay nhất là sau khi ngủ dậy vào buổi sáng
- Một tháng nay, BN bị thức giấc vào ban đêm 3 lần vì ho
- Bệnh nhân đặc biệt cảm thấy khó thở khi hoạt động, tuy nhiên bệnh nhân cũng có thể bị khó thở ngay
cả khi không hoạt động nặng.
- Bệnh nhân lo lắng, trầm tính, mệt mỏi
Tiền sử bệnh (PMH_Past Medical History)
Hen suyễn từ nhỏ, chẩn đoán cách đây 15 năm.  Năm ngoái phải vào viện 2 lần do cơn hen suyễn. Trong
vòng 6 tháng gần đây phải đi cấp cứu 3 lần; 
- Đau nửa đầu (được chẩn đoán năm19 tuổi); hiện nay đang uống thuốc phòng ngừa; chỉ bị duy nhất
một cơn đau nửa đầu vào năm ngoái 
Tiền sử sản khoa (OBH_ Obstetric history)
 Không mang thai.

Tiền sử ngoại khoa (Surgical History)


 
Tiền sử gia đình (FH_Family History)
 Mẹ (52t): tăng huyết áp, thoái hóa khớp
Cha (54 tuổi): hút thuốc lá, COPD và đái tháo đường type 2
Anh trai: hút thuốc lá.
Tiền sử xã hội (SH_Social History)
 Không uống rượu và không hút thuốc, nuôi 2 con mèo

Tiền sử dùng thuốc (Medication History)


 * trong 2 tháng gần đây có xịt ventolin 3-4 lần/ tuần, nhưng hơn 1 tuần nay bệnh nhân đã phải dùng
Ventolin hàng ngày
* xịt Fluticason 2 lần trong ngày đều đặn.
* được điều trị bằng corticosteroid toàn thân mỗi lần nhập viện và cấp cứu.
Tiền sử dị ứng/dung nạp thuốc/tác động có hại của thuốc (Allergies/Intolerances/ADRs)
 Sulfamid, nổi ban đỏ.
Thông tin khách quan (O_Objective)
Các thuốc đang được chỉ định
Biệt dược Hoạt chất Liều/Đường Ghi chú
dùng
 …Flovent HFA®  Fluticasol  125 ug, 2  
nhát/lần, 2
lần/ngày
 Ventolin  Albuterol  100 ug, 2 nhát  
khi cần
 Dorocardyl  Propranolol  40 mg, 2  
lần/ngày
       
       
       
       
Khám thể trạng (Physical Exam)
Tổng trạng Bình thường trừ những gì được ghi chú ở trên. Bệnh nhân lo lắng, trầm tính, mệt mỏi.
Cân nặng  55kg Huyết áp  134/78 mmHg  
Chiều cao  152cm Mạch  130 lần/phút
Thân nhiệt  37 độ C Nhịp thở  26 lần/phút
Khác Phổi/lồng ngực: Có tiếng thở khò khè hai bên phổi. Lưu lượng thở đỉnh thở ra (PEF)
150 lít/phút 
HEENT:
Đồng tử đều, tròn, phản ứng với ánh sáng và điều tiết bình thường
Tưa miệng nhẹ -> tdp do ICS, cần tư vấn cách dùng thuốc, cho dùng thuốc kháng nấm
Màng nhĩ còn nguyên vẹn
Cổ/hạch lympho: mềm, không có bệnh hạch bạch huyết hay bướu giáp
Tim: Nhịp tim nhanh, đều, không có tiếng thổi/tiếng ngựa phi 
Tứ chi: Vận động bình thường, không tái nhợt, không phù
Bụng: mềm, không trướng, có nhu động
Thần kinh:Bình thường.
Xét nghiệm cận lâm sàng
Xét nghiệm đơn vị Khoảng giá Kết quả
trị BT Ngày:  Ngày:  Ngày:  Ngày:  Ngày: 
Na  mEq/ L 135-145 134        
K  mEq/ L 3.5-5 3.0        
Cl  mEq/ L 95-105 99        
Bạch K/µL 4-10 8
cầuphosphate
HCO3Tiểu K/µL 150-400 192
cầu
BUN Hồng M/µL 3,5-5 5        
cầu
Hct % 33-43 36
MCV Fl 80-100 90
MCHC g/dL  29-37 34        
MCH Pg  24-30 28        
Hb g/dL 12-15 12
SCr  mg/ dL 0,3-1,2 0,7        
SpO2CrCl % 95-100 88        
Glucose  mg/ dL 65-110 107        
HbA1C
 …              
               

Xét nghiệm nước tiểu Kết quả


Xét nghiệm Đơn vị Khoảng giá Ngày: Ngày: Ngày: Ngày: Ngày:
trị BT
Cảm quan        
Bili              
Glucose              
pH          
Trọng lượng          
WBC          
RBC          

             
Điện tâm đồ

Chẩn đoán hình ảnh


Chụp X-quang lồng ngực: Lồng ngực căng phồng, ứ phế nang lan tỏa 2 bên
Các xét nghiệm khác
 
Kết luận lâm sàng của bác sĩ
 Nữ bệnh nhân 21 tuổi có các dấu hiệu, triệu chứng và xét nghiệm chẩn đoán phù hợp với bệnh hen mạn
tính không kiểm soát.
Đánh giá (A_Assessment)
Khám thể trạng: 
Huyết áp tăng, nhịp thở nhanh, mạch nhanh, thân nhiệt bình thường
Chỉ số BMI =23,8, bình thường.  
Lưu lượng đỉnh PEF 150l/phút ~ 34%. -> vùng đỏ: đường dẫn khí bị hẹp nghiêm trọng cần điều trị ngay
Xét nghiệm cận lâm sàng: Công thức máu bình thường, glucose máu bình thường, các chỉ số điện giải
và chức năng thận bình thường
Sp02 88% -> rất thấp
Các xét nghiệm khác
Các vấn đề về bệnh
Vấn đề (theo thứ tự ưu tiên)  Đánh giá Hướng xử trí
Hen suyễn -PEF <50% (34%), Sp02<90% (88%), -> Chuyển đến đơn vị chăm
nhịp tim >120 lần/phút, lo lắng sóc cấp cứu, trong khi chờ đợi
=> BN đang có cơn kịch phát dạng nặng cho hít SABA, ipratropium
bromide, thở oxy, dùng
corticosteroid toàn thân*
- Đánh giá mức độ kiểm soát triệu Sắp xếp sau khi xuất viện:
chứng hen ở BN (trong 4 tuần qua): - Bắt đầu điều trị ngắn hạn vs
* Khó thở tăng dần trong 5 ngày nay OCS (5-7 ngày), duy trì kiểm
nhất là sau khi ngủ dậy vào buổi sáng soát đều đặn với ICS/LABA
-> triệu chứng ban ngày >2 lần/tuần  liều trung bình, cắt cơn bằng
-> có SABA khi cần.
* Thức giấc vào ban đêm 3 lần vì ho ->
thức giấc do hen -> có
* Hơn 1 tuần nay bệnh nhân đã phải
dùng Ventolin hàng ngày -> cần thuốc
giảm triệu chứng trên 2 lần/tuần -> có
* Bệnh nhân đặc biệt cảm thấy khó thở
khi hoạt động, tuy nhiên bệnh nhân cũng
có thể bị khó thở ngay cả khi không hoạt
động nặng  -> giới hạn hoạt động do
hen -> có 
 => 4 yếu tố “có”: Hen không
kiểm soát

Đau nửa đầu Bệnh đau nửa đầu của BN chỉ xuất hiện 1 Hiện bệnh đau nửa đầu của
lần 1 năm, nếu không kiểm soát tốt dễ gây BN đang được kiểm soát tốt, có
stress, trầm cảm, bên cạnh đó các thuốc thể chuyển sang phòng ngừa
cắt cơn đau nửa đầu như NSAID đều dễ bằng biện pháp không dùng
làm nặng thêm tình trạng hen thuốc hoặc ngừa bằng nhóm
thuốc khác như TCAs

Các vấn đề về thuốc


Tên thuốc Chỉ định Đánh giá Hướng xử trí
Dorocardyl - Ðau nửa đầu.  Thuốc chẹn beta làm Cân nhắc ngưng dùng thuốc
-Tăng HA, đau giảm tác dụng của SABA này, thực hiện biện pháp
thắt ngực, loạn phòng ngừa đau nửa đầu như
nhịp tim, hẹp thay đổi lối sống ( tránh thiếu
động mạch chủ ngủ, stress, thuốc giãn
dưới do phì đại, mạch,..), nếu xảy ra cơn đau
tủy thượng nửa đầu có thể chọn những
thận,.. biện pháp không dùng thuốc

Tương tác thuốc Mức độ/hậu hướng xử trí nguồn tra cứu
quả
Dorocardyl - Ventolin Cần theo dõi Cân nhắc ngưng dùng Medscape
chặt chẽ, ngưng dùng dorocardyl
propranolol làm do bệnh đau nửa đầu của
giảm tác dụng BN chỉ xuất hiện 1 lần 1
của albuterol do năm, hoặc phòng ngừa
đối kháng về đau nửa đầu bằng biện
dược lực. pháp không dùng thuốc
Cả hai thuốc
đều làm giảm
kali máu

Các vấn đề khác


- Bệnh nhân còn trẻ, không béo phì, không có thai, chức năng thận bình thường, trình độ học vấn tốt ->
dễ lựa chọn thuốc, dễ giáo dục bệnh nhân khi điều trị
- Yếu tố nguy cơ làm xuất hiện đợt kịch phát:
* Tuy được chỉ định sử dụng ICS (+ SABA khi cần), và tuân thủ dùng thuốc, nhưng có thể kỹ thuật hít của
BN không đúng cách
* Người nhà BN hút thuốc lá (bố và anh trai) -> phơi nhiễm với khói thuốc lá
* BN là sinh viên khoa hóa, có thể phải tiếp xúc với hóa chất nhiều -> dễ làm xấu đi tình trạng bệnh
* BN nuôi mèo -> lông mèo có thể gây dị ứng, làm bệnh hen xấu đi
* Trong vòng 6 tháng phải đi cấp cứu 3 lần vì hen suyễn -> trên 1 lần kịch phát nặng trong 1 năm
-  Bệnh nhân đang dùng ICS liều thấp hàng ngày + SABA khi cần -> đang được điều trị ở bậc 2 nhưng
không kiểm soát được hen dẫn đến cơn kịch phát phải cấp cứu -> nếu loại trừ đi những yếu tố nguy cơ có
thể khắc phục được mà vẫn không kiểm soát được hen thì cần tăng bậc điều trị.

Kế hoạch điều trị (P_Plan)


Vấn đề 1. 
Tóm tắt vấn đề  Cơn hen kịch phát
 
Mục tiêu điều Ngăn đợt hen kịch phát, ngăn ngừa tử vong do hen
trị
Lựa chọn điều Chuyển đến đơn vị chăm sóc cấp cứu, trong khi chờ đợi cho hít SABA, ipratropium
trị  bromide, thở oxy, dùng corticosteroid toàn thân*
SABA: 4-10 nhát xịt+buồng đệm, lặp lại mỗi 20p trong 1 giờ
Predisolone: 50mg, hoặc hydrocortisone 200mg 
Cân nhắc cho bệnh nhận nhập viện.
Lý do PEF <50% (34%), Sp02<90% (88%), nhịp tim >120 lần/phút, lo lắng
(Rationale),  => BN đang có cơn hen kịch phát dạng nặng
nguồn tra cứu Nguồn tra cứu: GINA 2019
Lựa chọn thay
thế (optional)
Theo dõi Theo dõi đáp ứng của BN nếu tình trạng xấu đi hoặc không đáp ứng 
-> Chuyển bệnh nhân đến cơ sở chăm sóc mức độ cao hơn.
Đánh giá cho xuất viện khi:
- Các triệu chứng được cải thiện, không cần SABA
- PEF cải thiện > 60-80% số đo cá nhân tốt nhất hoặc dự đoán
- SaO2 > 94% khí phòng
- Nguồn lực ở nhà đầy đủ

Vấn đề 2. 
Tóm tắt vấn đề  Hen không kiểm soát
 
Mục tiêu điều - Kiểm soát triệu chứng
trị - Duy trì mức độ hoạt động bình thường kể cả vận động
- Duy trì chức năng phổi càng gần mức bình thường càng tốt, giảm tổn thương đường
dẫn khí
- Ngừa đợt hen kịch phát, ngăn ngừa tử vong do hen 
- Hạn chế các tác dụng phụ cua thuốc
Lựa chọn điều - Bắt đầu điều trị ngắn hạn vs OCS (5-7 ngày), 
trị  - Duy trì kiểm soát đều đặn với ICS-LABA liều trung bình
- Căt cơn bằng ICS-formoterol liều thấp
OCS: Prednisolone 50mg/ngày hoặc hydrocortisone 200mg/ngày
ICS-LABA: Symbicort Turbuhaler DPI (budesonide/formoterol 160/4,5mg) 
Lý do *Khó thở tăng dần trong 5 ngày nay nhất là sau khi ngủ dậy vào buổi sáng => triệu
(Rationale),  chứng ban ngày >2 lần/tuần  
nguồn tra cứu * Thức giấc vào ban đêm 3 lần vì ho => thức giấc do hen 
* Hơn 1 tuần nay bệnh nhân đã phải dùng Ventolin hàng ngày => cần thuốc giảm triệu
chứng trên 2 lần/tuần -> có
* Bệnh nhân đặc biệt cảm thấy khó thở khi hoạt động, tuy nhiên bệnh nhân cũng có thể
bị khó thở ngay cả khi không hoạt động nặng => giới hạn hoạt động do hen 
=> Hen không kiểm soát
Nguồn tra cứu: GINA 2019
Lựa chọn thay Duy trì kiểm soát đều đặn với: ICS liều cao +  tiotropium hoặc LTRA
thế (optional) Cắt cơn bằng ICS-formoterol liều thấp

Theo dõi - Theo dõi BN trong 2-7 ngày, cho đến khi các triệu chứng và chức năng hô hấp trở lại
bình thường, thuốc cắt cơn giảm dần đến chỉ dùng khi cần thiết
- Tận dụng cơ hội để xem xét lại: hiểu biết của BN, các yếu tố nguy cơ cho đợt kịch
phát, xem và chỉnh sửa lại bảng kế hoạch hành động hen.
- Thảo luận về việc sử dụng thuốc, việc tuân thủ với ICS và OCS có thể giảm xuống
50% trong vòng 1 tuần sau xuất vện
- Cần được đánh giá lại sau 1-3 tháng
Lưu ý khác  Cân nhắc xuống bậc điều trị khi: 
- Hen được kiểm soát tốt và duy trì trong 3 tháng
- Chọn thời gian thích hợp để giảm bậc ( Không có nhiễm trùng hô hấp, không đi du
lịch, mang thai)
- Giảm bậc thông qua các phương thức có sẵn để giảm liều ICS từ 25-50% cách mỗi 2-
3 tháng
- Không được ngưng ICS trừ khi cần được yêu cầu tạm thời để xác định chuẩn đoán
hen
Cân nhắc tâng bậc điều trị khi:
- BN tuân thủ điều trị, kỹ thuật dùng thuốc đúng, các yếu tố nguy cơ đều chỉnh được đã
được xử lý nhưng vẫn có các triệu chứng hen
Vấn đề 3. 
Tóm tắt vấn đề  Các yếu tố nguy cơ độc lập thay đổi được đợt kịch phát, điều trị không dùng thuốc
 
Mục tiêu điều Ngừa đợt hen kịch phát
trị
Lựa chọn điều -Hương dẫn BN kỹ thuật hít đúng cách, kiểm tra kỹ thuật hít của BN khi có cơ hội, nếu
trị  BN thực hiện sai thì nên mô tả trực tiếp lại cho BN, chú ý các bước không đúng, kiểm
tra lại lần nữa (2-3 lần nếu cần thiết)
- Lưu ý BN và gia đình BN không nên hút thuốc lá nhất là trong nhà khi BN có mặt vì
khói thuốc sẽ làm nặng hơn tình trạng bệnh, BN cũng nên tránh những nơi có khói
thuốc (quán net, tiệm cà phê lề đường,..)
- Cần xác định xem BN có dị ứng với lông mèo hay không, nếu có,nên tránh tiếp xúc
với lông mèo, không nên tiếp tục nuôi mèo
- Tránh dùng NSAID bao gồm aspirin
- BN nên tham gia hoạt động thể chất thường xuyên để tăng cường sức khỏe, cung cấp
lời khuyên giúp ngăn ngừa cơn co thắt cơ trơn phê quản:
* Khởi động trước khi tập luyện
* Dùng SABA trước khi tập luyện
* Dùng ICS – formoterol trước khi tập luyện
Lý do * Tuy được chỉ định sử dụng ICS và tuân thủ dùng thuốc, nhưng có thể kỹ thuật hít của
(Rationale),  BN không đúng cách
nguồn tra cứu * Người nhà BN hút thuốc lá (bố và anh trai) -> phơi nhiễm với khói thuốc lá
* BN là sinh viên khoa hóa, có thể phải tiếp xúc với hóa chất nhiều -> dễ làm xấu đi
tình trạng bệnh
* BN nuôi mèo -> lông mèo có thể gây dị ứng, làm bệnh hen xấu đi
Nguồn tra cứu: GINA 2019
Lựa chọn thay
thế (optional)
Theo dõi Sau khi loại bỏ các yếu tô nguy cơ và đảm bảo tuân thủ điều trị cũng như kỹ thuật hít
của BN, cần quan sát xem tình trạng bệnh như thế nào để đánh giá hen hiện tại không
kiểm soát được là do yêu tố nguy cơ hay do hen nặng khó điều trị.
Lưu ý khác  

Lưu ý khác  

Vấn đề 4. 
Tóm tắt vấn đề  Hướng dẫn và tư vấn dùng thuốc, giáo dục bệnh nhân
 
Mục tiêu điều BN dùng thuốc đúng liều, đúng cách để tối ưu hóa điều trị
trị Nhận thức các tác dụng không mong muốn để tránh hoảng loạn, cũng như kịp thời xử
lý khi có vấn đề nghiêm trọng xảy ra
Lựa chọn điều - Cung cấp thông tin về bệnh hen
trị  - Hướng dẫn tự giám sát triệu chứng, chức năng hô hấp
- Kiểm tra y tế định kì
- Giải thích cho BN hiệu quả của thuốc, nguy cơ gặp ADR, cách phòng ngừa ADR,
nhấn mạnh lợi ích của việc hoàn thành kế hoạch điều trị bằng thuốc và tuân thủ điều trị
- Tư vấn về cách xử trí co thắt phế quản khi vận động thể lực
- Prednisolone:
* Nên được uống 1 lần vào buổi sáng, việc giảm liều từ từ là không cần thiết vì điều trị
dưới 2 tuần (5-7 ngày) 
* Chế độ ăn: nhiều protein, calci và kali; hạn chế muối, đường và lipid. Bổ sung thêm
vitamin D
- ICS/LABA:
Hướng dẫn để dùng Turbuhaler đúng cách
Turbuhaler là một dụng cụ được vận hành bởi dòng khí hít vào, điều này có nghĩa là
khi bệnh nhân hít qua đầu ngậm thì thuốc sẽ theo không khí được hít vào trong đường
hô hấp.
*Đọc kỹ chỉ dẫn sử dụng ở phần cuối của toa thuốc.
* Hít mạnh và sâu qua đầu ngậm để đảm bảo liều tối ưu sẽ được phóng thích vào phổi.
*Không được thở ra qua đầu ngậm.
* Đậy nắp Symbicort Turbuhaler sau khi sử dụng.
* Súc miệng sau khi hít liều duy trì để giảm thiểu nguy cơ nhiễm nấm ở hầu-họng. Nếu
có nấm ở hầu họng, bệnh nhân cũng phải súc miệng bằng nước sau khi hít các liều khi
cần thiết.
*Bệnh nhân có thể không cảm nhận vị thuốc hoặc không cảm thấy có thuốc sau khi hít
bằng Turbuhaler vì lượng thuốc trong mỗi liều rất nhỏ.
*Liều lượng nên được giảm dần khi ngưng điều trị và không nên ngưng thuốc đột ngột.
- SABA: 
*Dùng khi cần thiết (lựa chọn thay thế)
* Bước 1: Kiểm tra ống hít
1. Trước khi sử dụng lần đầu tiên, tháo nắp ống hít, lắc kỹ ống hít, ấn 2 nhát vào không
khí để chắc chắn ống hít hoạt động. Nếu ống hít không được sử dụng trong một vài
ngày, lắc kỹ ống hít và ấn 1 nhát vào không khí để chắc chắn ống hít hoạt động.
*Bước 2: Sử dụng ống hít
2. Tháo nắp ống hít bằng cách bóp nhẹ 2 bên cửa nắp.
3. Kiểm tra ống hít cả bên trong và bên ngoài, kể cả chỗ ngậm vào miệng để xem có
chỗ nào bị long ra hay không.
4. Lắc kỹ ống hít để đảm bảo các vật lạ bị long ra đã được loại bỏ và các thành phần
thuốc trong ống hít được trộn đều.
5. Giữ ống hít thẳng đứng giữa ngón cái và các ngón khác, với vị trí ngón tay cái ở đáy
bình, phía dưới của chỗ ngậm.
6. Ngồi thẳng lưng. Thở ra hết cỡ đến chừng nào còn cảm thấy dễ chịu và sau đó đưa
chỗ ngậm vào miệng giữa 2 hàm răng và khép môi xung quanh nhưng không cắn miệng
bình.
7. Ấn 1 nhát vào phần đỉnh của ống hít (ống đựng thuốc) để phóng thích thuốc đồng
thời hít vào một cách đều đặn và sâu (hít chậm và sâu)
8. Nín thở và lấy ống hít ra khỏi miệng. Tiếp tục nín thở cho đến khi còn cảm thấy dễ
chịu. Thở ra nhẹ nhàng (không thở vào bình xịt)
9. Nếu cần tiếp tục hít thêm liều khác, giữ ống thẳng đứng và đợi khoảng nửa phút
trước khi lặp lại các bước từ 4 đến 8.
10. Đậy nắp ống hít.
- Tác dụng ngoại ý có thể gặp: 
Prednisolone: tăng đường huyết, thèm ăn, trào ngược dạ dày, thay đổi cảm xúc, rối
loạn giấc ngủ, loãng xương,..
Symbicort Turbuhaler (Budesonide/Formoterol): Hầu hết không gặp tác dụng phụ,
thường là tác dụng phụ tại chỗ như nhiễm Candida ở hầu họng, kích ứng nhẹ tại họng,
ho, khan tiếng, liều cao tăng nguy cơ tác dụng phụ toàn thân.
Thành phần LABA có thể gây, nhức đầu, hồi hộp, run rẩy,..Khuyến cáo hiện tại là
LABA và ICS là an toàn cho bệnh hen khi dùng phối hợp. Sử dụng LABA không kèm
ICS trong hen có liên quan với tăng nguy cơ biến chứng xấu
Leukotriene: ít tác dụng phụ ngoại trừ tăng men gan do dùng zileuton và zafirlukast.
Kháng cholinergic tác dụng dài: tdp không thường gặp nhưng gây khô miệng

Lý do Nguồn tra cứu: GINA 2019, medscape, …


(Rationale), 
nguồn tra cứu
Lựa chọn thay
thế (optional)
Theo dõi

Lưu ý khác  

Vấn đề 5. 
Tóm tắt vấn đề  
 

Mục tiêu điều


trị

Lựa chọn điều


trị 

Lý do
(Rationale), 
nguồn tra cứu

Lựa chọn thay


thế (optional)

Theo dõi

Lưu ý khác  

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. MAYO CLINIC, Disease Conditions, Mayo Clinic Staff , Blood pressure chart: What your reading
means, updated 19/1/19, accessed 31/8/19, link
2. Jonhs Hopkins Medicine, conditions and diseases, Vital Signs (Body Temperature, Pulse Rate,
Respiration Rate, Blood Pressure), accessed 31/8/19, link
3. Flegal, Katherine M., et al. "Excess deaths associated with underweight, overweight, and obesity."
Jama 293.15 (2005): 1861-1867.
4. Medscape, drugs and diseases, Abimbola Farinde (PharmD, PhD), Lab Values - Normal Adult,
Updated: 14/5/19, accessed 31/8/19, link
5. Uptodate, Lawrence LK Leung - MD, Approach to the adult with anemia, updated 14/8/19, accessed
31/8/19, link
6. Saathoff, Elmar, et al. "Laboratory reference values for healthy adults from southern Tanzania."
Tropical Medicine & International Health 13.5 (2008): 612-625.
7. Reddel, Helen K., et al. "GINA 2019: a fundamental change in asthma management: Treatment of
asthma with short-acting bronchodilators alone is no longer recommended for adults and adolescents."
(2019): 1901046.
8. MDCalc, Estimated/Expected Peak Expiratory Flow (Peak Flow), Dr. John L. Hankison, accessed
31/8/19 link
9. Brinkman, Joshua E., and Sandeep Sharma. "Physiology, Respiratory Drive." StatPearls [Internet].
StatPearls Publishing, 2018.
PHẦN TRẢ LỜI CÂU HỎI
1. Liệt kê các yếu tố nguy cơ làm cho bệnh hen của bệnh nhân nặng lên
- Tuy được chỉ định sử dụng ICS và tuân thủ dùng thuốc, nhưng có thể kỹ thuật hít của BN không đúng
cách
- Người nhà BN hút thuốc lá (bố và anh trai) -> phơi nhiễm với khói thuốc lá
- BN là sinh viên khoa hóa, có thể phải tiếp xúc với hóa chất nhiều -> dễ làm xấu đi tình trạng bệnh
- BN nuôi mèo -> lông mèo có thể gây dị ứng, làm bệnh hen xấu đi
- BN dùng Dorocardyl (propranolol) là thuốc chẹn beta không chọn lọc để ngừa đau nửa đầu -> giảm tác
dụng của ventolin
- Trong vòng 6 tháng phải đi cấp cứu 3 lần vì hen suyễn -> trên 1 lần kịch phát nặng trong 1 năm
2. Phân độ hen theo mức độ kiểm soát hen với bệnh nhân này.
- Đánh giá mức độ kiểm soát triệu chứng hen ở BN (trong 4 tuần qua):
* Khó thở tăng dần trong 5 ngày nay nhất là sau khi ngủ dậy vào buổi sáng -> triệu chứng ban ngày >2
lần/tuần  -> có
* Thức giấc vào ban đêm 3 lần vì ho -> thức giấc do hen -> có
* Hơn 1 tuần nay bệnh nhân đã phải dùng Ventolin hàng ngày -> cần thuốc giảm triệu chứng trên 2
lần/tuần -> có
* Bệnh nhân đặc biệt cảm thấy khó thở khi hoạt động, tuy nhiên bệnh nhân cũng có thể bị khó thở ngay
cả khi không hoạt động nặng  -> giới hạn hoạt động do hen -> Có 
=> 4 yếu tố “có”: Hen không kiểm soát
3. Đánh giá mức độ nặng của BN theo GINA 2019 
Bệnh hen ở BN không được kiểm soát, dẫn đến xuất hiện cơn kịch phát phải nhập viện.
Dựa theo tình trạng của BN
•Nhịp thở tăng, lo lắng
•Nhịp tim >120 lần/phút (130 lần/phút)
•SpO2 <90% (88%)
•PEF < 50% (34%)
=> Hen kịch phát độ nặng 
4. Giải thích tại sao bệnh nhân lại có triệu chứng nhịp tim nhanh và nhịp thở nhanh? 
- Khi bệnh nhân lên cơn hen, bên cạnh phản ứng viêm gây phù niêm mạc, cơ trơn phế quản cũng co thắt
khiến việc thở trở nên khó khăn -> thiếu oxi trong máu, và khi oxi trong máu không đủ để cung cấp cho
các cơ quan sẽ dẫn đến thiếu oxi ở mô. 
Lúc này, sức cản ngoại biên giảm, các mô lại không được cung cấp đủ oxi -> Tim tăng co bóp để có thể
duy trì đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Bên cạnh đó việc thiếu oxi cũng kích thích mức độ thông khí -> tăng
nhịp thở.
5. Nêu mục tiêu điều trị
- Kiểm soát triệu chứng
- Duy trì mức độ hoạt động bình thường kể cả vận động
- Duy trì chức năng phổi càng gần mức bình thường càng tốt, giảm tổn thương đường dẫn khí
- Ngừa đợt hen kịch phát, ngăn ngừa tử vong do hen 
- Hạn chế các tác dụng phụ cua thuốc- SÁCH:
Tên tác giả 1, tên tác giả 2,... (năm xuất bản). Tên sách. Nhà xuất bản.
VD: Nguyễn Đức Lợi, Phạm Văn Tùy (1999). Máy và thiết bị lạnh. NXB Giáo dục.
- TẠP CHÍ:
Tên tác giả 1, tên tác giả 2,… (năm xuất bản). Tên bài báo. Tên tạp chí, số, từ trang - đến trang
Chú ý: Các tạp chí nước ngoài có số volume và issue thì ghi số volume trước, số issue để trong ngoặc.
VD:A. Kozma, M. Stones (1983). Re-validation of the Memorial University of Newfoundland scale of
happiness. Canadian Journal on Ageing, 2(1), 27-29

You might also like