You are on page 1of 4

1000 CÂU HỎI MỆNH ĐỀ ĐÚNG – SAI

ÔN TẬP LÝ THUYẾT HÓA HỌC


(101 – 300)
101) Trong dung dịch, H2N-CH2-COOH còn tồn tại ở dạng ion lưỡng cực H3N+-CH2-COO–.
102) Aminoaxit là những chất rắn, kết tinh, tan tốt trong nước và có vị ngọt.
103) Aminoaxit là hợp chất hữu cơ tạp chức, phân tử chứa đồng thời nhóm amino và nhóm
cacboxyl.
104) Hợp chất H2N-CH2-COOH3N-CH3 là este của glyxin.
105) Axit glutamic là thành phần chính của bột ngọt.
106) Amino axit thuộc loại hợp chất hữu cơ tạp chức.
107) Tất cả các amino axit đều lưỡng tính.
108) Hợp chất H2N-CH2-COOH3N-CH3 là este của glyxin (hay glixin).
109) Axit glutamic là thành phần chính của bột ngọt.
110) Các amino axit thiên nhiên hầu hết là các β -amino axit.
111) Ở nhiệt độ thường, các amino axit đều là những chất lỏng.
112) Dung dịch anilin tác dụng với nước brom tạo thành kết tủa trắng.
113) Dung dịch lysin làm xanh quỳ tím.
114) Dung dịch glyxin không làm đổi màu quỳ tím.
115) Cho Cu(OH)2 vào dung dịch lòng trắng trứng thấy xuất hiện màu vàng.
116) Tripeptit Gly-Ala-Gly có phản ứng màu biure.
117) Liên kết peptit là liên kết –CO–NH– giữa hai đơn vị  -amino axit.
118) Các dung dịch Glyxin, Alanin, Lysin đều không làm đổi màu quỳ tím.
119) Polipeptit bị thủy phân trong môi trường axit hoặc kiềm.
120) Các peptit mà phân tử chỉ chứa từ 11 đến 50 gốc α-aminoaxit được gọi là polipeptit.
121) Các protein đều là chất rắn, nhiệt độ nóng chảy cao và dễ tan trong nước.
122) Peptit mạch hở phân tử chứa hai gốc α-aminoaxit được gọi là đipeptit.
123) Peptit mạch hở phân tử chứa hai liên kết peptit –CO–NH– được gọi là đipeptit.
124) Các peptit đều cho phản ứng màu biure.
125) Các peptit đều bị thủy phân trong môi trường axit hoặc môi trường kiềm.
126) Các peptit thường ở thể rắn, có nhiệt độ nóng chảy cao và dễ tan trong nước.
127) HOOC-[CH2]2-CH(NH2)-COOH có tên bán hệ thống là axit -aminoglutamic.
128) (CH3)2CH-NH-CH3 có tên thay thế là N-meyl-propan-2-amin.
129) Các peptit đều tác dụng với Cu(OH)2 cho hợp chất có màu tím đặc trưng
130) Các hợp chất peptit kém bền trong môi trường bazơ nhưng bền trong môi trường axit.
131) Trong môi trường kiềm, đipeptit mạch hở tác dụng được với Cu(OH) 2 cho hợp chất màu tím.
132) Trong 1 phân tử tetrapeptit mạch hở có 4 liên kết peptit.
133) Đipeptit mạch hở có phản ứng màu biure với Cu(OH)2
134) Tơ nilon –6,6 được tạo ra do phản ứng trùng hợp
135) Amino axit là hợp chất hữu cơ tạp chức, phân tử chứa đồng thời nhóm amino và cacboxyl.
136) Hợp chất H2N-COOH là amino axit đơn giản nhất
137) Amino axit ngoài dạng phân tử (H2NRCOOH) còn có dạng ion lưỡng cực (H3N+RCOO-).
138) Anilin phản ứng với nước brom dư tạo thành p-bromanilin
139) Muối phenylamoni clorua không tan trong nước.
140) Tất cả các peptit đều có phản ứng màu biure.
141) H2N-CH2-CH2-CO-NH-CH2-COOH là một đipeptit.
142) Ở điều kiện thường, metylamin và đimetylamin là những chất khí có mùi khai
143) Teflon, thủy tinh hữu cơ, polipropilen và tơ capron được điều chế từ phản ứng trùng hợp các
monome tương ứng.
144) Polietilen được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.
145) Tất cả các polime tổng hợp đều được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.
146) Tơ visco, tơ axetat là tơ tổng hợp
147) Tơ nitron (hay olon) được dùng để dệt vải may quần áo ấm hoặc bện thành sợi “len” đan áo rét
148) Tơ nilon, tơ capron, tơ enang đều điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.
149) Sợi bông, tơ tằm thuộc loại polime thiên nhiên.
150) Trùng ngưng buta-1,3-đien với acrilonitrin có xúc tác Na được cao su buna-N.
151) Tơ visco, tơ xenlulozơ axetat đều thuộc loại tơ tổng hợp.
152) Polietilen và poli(vinyl clorua) là sản phẩm của phản ứng trùng ngưng.
153) Tơ nilon–6,6 được điều chế từ hexametylenđiamin và axit axetic.
154) Poli(metyl metacrylat) được dùng để chế tạo thủy tinh hữu cơ.
155) Cao su buna−N thuộc loại cao su thiên nhiên.
156) Trong dung dịch, glucozơ tồn tại chủ yếu ở dạng mạch vòng và một phần nhỏ ở dạng mạch hở.
157) Crom là kim loại chuyển tiếp, thuộc nhóm VIB, chu kì 4, có số hiệu nguyên tử là 24.
158) Oxit của crom dường như không bị oxi hóa ở nhiệt độ thường do crom có lớp màng oxit bảo
vệ.
159) Trong công nghiệp người ta sản xuất crom chủ yếu từ quặng cromic.
160) Hợp chất CrO thuộc tính bazơ, là chất rắn màu vàng, có tính khử mạnh.
161) Hợp chất Cr2O3 lưỡng tính, tan dễ dàng trong dung dịch axit hay kiềm ở mọi nồng độ.
162) Khi nhỏ vài giọt dung dịch axit vào muối cromat màu da cam ta được một dung dịch mới màu
vàng.
163) Theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân, các kim loại kiềm thổ (từ Be đến Ba) có nhiệt độ nóng
chảy giảm dần.
164) Kim loại Cs được dùng để chế tạo tế bào quang điện.
165) Kim loại Mg có kiểu mạng tinh thể lập phương tâm diện.
166) Các kim loại Na, Ba, Be đều tác dụng với nước ở nhiệt độ thường.
167) Kim loại Mg tác dụng với hơi nước ở nhiệt độ cao.
168) Tất cả các phản ứng của lưu huỳnh với kim loại đều cần đun nóng.
169) Na2CO3 là nguyên liệu quan trọng trong công nghiệp sản xuất thủy tinh.
170) Nhôm bền trong môi trường không khí và nước là do có màng oxit Al2O3 bền vững bảo vệ.
171) Theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, nhiệt độ nóng chảy của kim loại kiềm giảm dần.
172) Glucozơ và saccarozơ đều là chất rắn có vị ngọt, dễ tan trong nước.
173) Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit
174) Trong dung dịch, glucozơ và saccarozơ đều hòa tan Cu(OH)2, tạo phức màu xanh lam.
175)
176) Khi đun nóng glucozơ (hoặc fructozơ) với dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được Ag.
177) Có thể phân biệt glucozơ và fructozơ bằng nước brom.
178) Glucozơ và saccarozơ đều tác dụng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) tạo sobitol.
179) Protein có phản ứng màu biure với Cu(OH)2.
180) Thủy phân hoàn toàn protein đơn giản thu được các α-amino axit.
181) Liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa hai đơn vị α-amino axit được gọi là liên kết peptit.
182) Tất cả các protein đều tan trong nước tạo thành dung dịch keo.
183) Metylamin tan trong nước cho dung dịch có môi trường bazơ
184) Đipeptit glyxylalanin (mạch hở) tác dụng với Cu(OH)2 tạo thành màu tím.
185) Protein là những polipeptit cao phân tử có phân tử khối từ vài chục nghìn đến vài chục triệu.
186) Tính khử của các chất tăng dần: HF < HCl < HBr < HI.
187) Trong các hợp chất: Flo có số oxi hoá là (-1); còn nguyên tố clo có số oxi hoá là -1, +1, +3, +5,
+7
188) Tính axit của các dung dịch HX giảm dần theo thứ tự: HF > HCl > HBr > HI
189) Tính axit của các chất tăng dần: HClO < HClO2 < HClO3 < HClO4
190) Nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy của các halogen tăng dần theo thứ tự F2, Cl2, Br2, I2.
191) Các anion Cl-, Br-, I- đều tạo kết tủa màu trắng với Ag+, còn F- thì không.
192) Khi cho F2 tác dụng với dung dịch NaOH loãng lạnh, xảy ra phản ứng tự oxi hóa, tự khử.
193) Freon là một chất dẻo chứa flo có tính bền cao với các dung môi và hóa chất, được dùng làm
chất tráng phủ lên chảo hoặc nồi để chống dính.
194) Dung dịch NaF loãng được dùng làm thuốc chống sâu răng.
195) Protein phản ứng với HNO3 đặc, tạo kết tủa màu vàng
196) Khi đun nóng dung dịch protein, protein đông tụ.
197) Các protein đều tan trong nước
198) Protein phản ứng với Cu(OH)2, tạo ra sản phẩm có màu tím.
199) Chất béo là trieste của glixerol với axit béo.
200) Xenlulozo là một polisaccarit do nhiều gốc  -glucozơ liên kết với nhau tạo thành.
201) Trùng hợp đivinyl có xúc tác thích hợp thu được caosubuna.
202) Nitro benzen phản ứng với HNO3 đặc (xúc tác H2SO4 đặc, đun nóng) tạo thành m-
đinitrobenzen.
203) Anilin phản ứng với nước brom dư tạo thành p-brom anilin.
204) Các halogen (F, Cl, Br, I) có số oxi hóa từ +1, +3, +5, +7
205) Flo chỉ có tính oxi hóa
206) F2 đẩy được Cl2 ra khỏi dung dịch muối NaCl
207) Tính axit của các dung dich halogenua hiđric tăng theo thứ tự HF; HCl, HBr, HI
208) Các muối AgF, AgCl, AgBr, AgI đều không tan trong nước
209) Tính khử của hiđro halogenua: HF, HCl, HBr, HI giảm dần
210) Photpho trắng có cấu trúc tinh thể phân tử
211) Nung hỗn hợp quặng photphorit, cát trắng và than để điều chế photpho trong công nghiệp
212) Axit H3PO4 có tính oxi hóa mạnh giống HNO3.
213) Amophot là hỗn hợp các muối NH4H2PO4 và (NH4)2HPO4
214) Hàm lượng dinh dưỡng của phân lân được đánh giá qua hàm lượng P2O5
215) trong lân
216) Bón lân cho cây trồng thường làm cho đất bị chua
217) Photpho chỉ thể hiện tính khử
218) Tất cả các kim loại kiềm thổ đều tan vô hạn trong nước
219) Các kim loại kiềm có thể đẩy các kim loại yếu hơn ra khỏi dung dịch muối.
220) Na+, Mg2+, Al3+ có cùng cấu hình electron và đều có tính oxi hoá yếu.
221) K, Rb, Cs có thể tự bốc cháy khi tiếp xúc với nước
222) Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch AlCl3, sau phản ứng thu được dung dịch trong suốt.
223) Nước cứng là nước chứa nhiều ion Ca2+ và Mg2+
224) Amilozơ và amilopectin đều có cấu trúc mạch phân nhánh.
225) Tinh bột và xenlulozơ là đồng phân cấu tạo.
226) Fructozơ và glucozơ đều có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
227) Saccarozơ có khả năng hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường
228) Mantozơ và saccaarozơ đều có thể bị thủy phân trong môi trường axit .
229) Glucozơ có thể lên men tạo ra ancol etylic nên có thể bị thủy phân .
230) Có thể phân biệt glucozơ và fructozơ bằng dung dịch brom.
231) Độ dinh dưỡng trong phân lân được đánh giá bằng hàm lượng nguyên tố photpho.
232) Công thức chung của oleum là H2SO4.nSO3.
233) SiO2 có thể tan được trong các dung dịch axit thông thường như H2SO4, HCl, HNO3.
234) Au, Ag, Pt là các kim loại không tác dụng với oxi.’
235) Dẫn H2S qua dung dịch Pb(NO3)2 có kết tủa xuất hiện.
236) Khí CO có thể khử được các oxit như CuO, Fe3O4 đốt nóng.
237) Trong phòng thí nghiệm, nitơ được điều chế bằng cách đun nóng dung dịch
238) NH4NO2 bão hòa.
239) Photpho trắng rất độc, có thể gây bỏng nặng khi rơi vào da.
240) Đám cháy Mg có thể dập tắt bằng CO2.
241) Khí CO2 là một khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
242) Trong công nghiệp, kim loại Al được điều chế bằng phương pháp điện phân Al2O3 nóng chảy.
243) Al(OH)3 phản ứng được với dung dịch HCl và dung dịch KOH.
244) Kim loại Al tan được trong dung dịch HNO3 đặc, nguội.
245) Trong các phản ứng hóa học, kim loại Al chỉ đóng vai trò chất khử.
246) Kim loại Fe phản ứng với dung dịch HCl tạo ra muối sắt(II).
247) Dung dịch FeCl3 phản ứng được với kim loại Fe.
248) Kim loại Fe không tan trong dung dịch H2SO4 đặc, nguội.
249) Trong các phản ứng hóa học, ion Fe2+ chỉ thể hiện tính khử.
250) Hiđro hóa hoàn toàn glucozơ (xúc tác Ni, đun nóng) tạo ra sobitol
251) Xenlulozơ tan tốt trong nước và etanol.
252) Thủy phân hoàn toàn tinh bột trong dung dịch H2SO4, đun nóng, tạo ra fructozơ.
253) Saccarozơ có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
254) Thành phần chính của supephotphat kép gồm hai muối Ca(H2PO4)2 và CaSO4.
255) Urê có công thức là (NH2)2CO.
256) Supephotphat đơn chỉ có Ca(H2PO4)2.
257) Phân lân cung cấp nitơ cho cây trồng.
258) Axit flohiđric là axit yếu.
261) Triolein có khả năng tham gia phản ứng cộng hiđro khi đun nóng có xúc tác Ni.
262) Các chất béo thường không tan trong nước và nhẹ hơn nước.
263) Chất béo bị thủy phân khi đun nóng trong dung dịch kiềm.
264) Chất béo là trieste của etylen glicol với các axit béo.
265) Các chất CH3NH2, C2H5OH, NaHCO3 đều có khả năng phản ứng với HCOOH.
266) Phản ứng thế brom vào vòng benzen của phenol (C6H5OH) dễ hơn của benzen.
267) Oxi hóa không hoàn toàn etilen là phương pháp hiện đại để sản xuất anđehit axetic.
268) Phenol (C6H5OH) tan ít trong etanol.
269) Hiđro hóa hoàn toàn glucozơ tạo ra axit gluconic.
270) Ở điều kiện thường, glucozơ và saccarozơ đều là những chất rắn, dễ tan trong nước.
271) Xenlulozơ trinitrat là nguyên liệu để sản xuất tơ nhân tạo và chế tạo thuốc súng không khói.
272) Amilopectin trong tinh bột chỉ có các liên kết -1,4-glicozit.
273) Sacarozơ bị hóa đen trong H2SO4 đặc.
274) Trong công nghiệp dược phẩm, saccarozơ được dùng để pha chế thuốc.
275) Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, crom thuộc chu kì 4, nhóm VIB.
276) Các oxit của crom đều là oxit bazơ.
277) Trong các hợp chất, số oxi hóa cao nhất của crom là +6.
278) Trong các phản ứng hóa học, hợp chất crom (III) chỉ đóng vai trò chất oxi hóa.
279) Khi phản ứng với khí Cl2 dư, crom tạo ra hợp chất crom (III).
280) Để xử lí thủy ngân rơi vãi, người ta có thể dùng bột lưu huỳnh.
281) Khi thoát vào khí quyển, freon phá hủy tầng ozon.
282) Trong khí quyển, nồng độ CO2 vượt quá tiêu chuẩn cho phép gây ra hiệu ứng nhà kính.
283) Trong khí quyển, nồng độ NO2 và SO2 vượt quá tiêu chuẩn cho phép gây ra hiện tượng mưa
axit.
284) Trong công nghiệp, nhôm được sản xuất từ quặng đolomit.
285) Ca(OH)2 được dùng làm mất tính cứng vĩnh cửu của nước.
286) CrO3 tác dụng với nước tạo ra hỗn hợp axit.
287) Hỗn hợp gồm FeS và CuS có thể tan hết trong dung dịch HCl.
288) Hỗn hợp gồm Ag và Cu có thể tan hết trong dung dịch HNO3 đặc.
289) Hỗn hợp gồm BaO và Al2O3 có thể tan hết trong H2O.
290) Hỗn hợp gồm Fe3O4 và Cu có thể tan hết trong dung dịch HCl.
291) Dung dịch NaF phản ứng với dung dịch AgNO3 sinh ra AgF kết tủa.
292) Axit HBr có tính axit yếu hơn axit HCl.
293) Phân hỗn hợp chứa nitơ, photpho, kali được gọi chung là phân NPK.
294) Phân lân cung cấp nitơ hoá hợp cho cây dưới dạng ion nitrat (NO3- ) và ion amoni (NH4+).
295) Do Pb2+/Pb đứng trước 2H+/H2 trong dãy điện hoá nên Pb dễ dàng phản ứng với dung dịch
HCl loãng nguội, giải phóng khí H2.
296) CuO nung nóng khi tác dụng với NH3 hoặc CO, đều thu được Cu.
297) Ag không phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng nhưng phản ứng với dung dịch H2SO4 đặc
nóng.
298) Nhôm và crom đều bị thụ động hóa trong dung dịch H2SO4 đặc nguội.
299) Nhôm và crom đều phản ứng với dung dịch HCl theo cùng tỉ lệ về số mol.
300) Trong các dung dịch: HCl, H2SO4, H2S có cùng nồng độ 0,01M, dung dịch H2S có pH lớn
nhất.

You might also like