You are on page 1of 4

ĐỀ KHẢO SÁT HỌC KỲ 1 NĂM 2019-2020

Môn thi thành phần: HÓA HỌC


ĐỀ 001 Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề
(Đề thi có 40 câu / 4 trang)

Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P =
31; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108; Ba = 137.

Câu 1: Trong số các tơ sau: tơ tằm, tơ visco, tơ nilon–6,6, tơ axetat, tơ capron, tơ olon, những tơ nào thuộc
loại tơ nhân tạo?
A. Tơ nilon–6,6 và tơ capron. B. Tơ visco và tơ nilon–6,6.
C. Tơ tằm và tơ olon. D. Tơ visco và tơ axetat.
Câu 2: Chất X (C4H8O2) tác dụng với dung dịch NaOH, thu được hai chất hữu cơ Y và Z. Oxi hóa Z bằng
CuO, thu được anđehit E. Cho E phản ứng hết với lượng dư dung dịch AgNO 3 trong NH3 đun nóng, sản
phẩm của phản ứng chỉ là các chất vô cơ. Công thức cấu tạo của X là
A. CH3CH2COOCH3. B. CH3COOC2H5. C. HCOOCH(CH3)2. D. HCOOCH2CH2CH3.
Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm glucozơ và saccarozơ thu được 0,32 mol CO 2 và 0,3 mol
H2O. Giá trị của m là
A. 9,24. B. 14,68. C. 19,48. D. 4,44.
Câu 4: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Khi cho Cu(OH)2 vào dung dịch lòng trắng trứng thấy xuất hiện kết tủa màu vàng. (tím)
B. Toluen được dùng để sản xuất thuốc nổ TNT (2,4,6-trinitrotoluen).
C. Amilozơ là polisaccarit có cấu trúc mạch không phân nhánh.
D. Liên kết -CO-NH- giữa hai đơn vị α-aminoaxit được gọi là liên kết peptit.
Câu 5: Trong các chất dưới đây, chất nào là amin bậc hai?
A. C6H5NH2. B. CH3NHCH3. C. H2N[CH2]6NH2. D. CH3CH(CH3)NH2.
Câu 6: Hợp chất hữu cơ luôn chứa nguyên tố nào sau đây?
A. Lưu huỳnh. B. Hiđro. C. Cacbon. D. Oxi.
Câu 7: Cacbohiđrat X dạng sợi màu trắng, không tan trong nước. Tên gọi của X là
A. saccarozơ. B. xenlulozơ. C. amilopectin. D. fructozơ.
Câu 8: Este nào sau đây có công thức phân tử C4H8O2?
A. Vinyl axetat. B. Etyl axetat. C. Phenyl axetat. D. Propyl axetat.
Câu 9: Trong các chất sau, chất có nhiệt độ nóng chảy cao nhất là
A. CH3NH2. B. H2NCH2COOH. C. HCOOCH3. D. CH3CH2NH2.
Câu 10: Cho 0,1 mol Ala-Gly tác dụng hết với 300 ml dung dịch KOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng
được m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 24,0. B. 22,3. C. 31,4. D. 29,6.
Câu 11: Bộ dụng cụ chiết được mô tả như hình vẽ sau đây:

Dụng cụ trên dùng để tách hai chất lỏng nào sau đây?
A. Triolein và nước cất. B. Nước cất và etanol.
C. Anilin và dung dịch HCl. D. Axit axetic và etanol.
Page | 1
Câu 12: Hợp chất nào sau đây có phản ứng thủy phân trong môi trường axit?
A. Saccarozơ. B. Glucozơ. C. Fructozơ. D. Sobitol.
Câu 13: Dung dịch nào sau đây tác dụng với Cu(OH)2 tạo hợp chất màu tím?
A. Gly-Gly-Ala. B. Gly-Gly. C. Alanin. D. Gly-Ala.
Câu 14: Polime nào sau đây được tổng hợp bằng phản ứng trùng hợp?
A. Poliacrilonitrin. B. Poli(hexametylen ađipamit).
C. Poli(etylen terephtalat). D. Poli(phenol fomanđehit)
Câu 15: Polime nào sau đây thuộc loại polime thiên nhiên?
A. Polietilen. B. Tơ olon. C. Tơ tằm. D. Tơ axetat.
Câu 16: Biết rằng mùi tanh của cá (đặc biệt cá mè) là hỗn hợp các amin (nhiều nhất là trimetylamin) và một
số chất khác. Để khử mùi tanh của cá trước khi nấu ta có thể dùng dung dịch nào sau đây?
A. Nước vôi trong. B. Giấm ăn. C. Soda. D. Xút.
Câu 17: Cho 13,50 gam một amin đơn chức X tác dụng hết với dung dịch axit HCl, thu được 24,45 gam
muối. Số công thức cấu tạo của X thỏa mãn tính chất trên là
A. 3. B. 1. C. 4. D. 2.
Câu 18: Cho các phát biểu sau:
(a) Axetilen và etilen là đồng đẳng của nhau;
(b) Axit fomic có phản ứng tráng bạc;
(c) Phenol là chất rắn, ít tan trong nước lạnh;
(d) Axit axetic được tổng hợp trực tiếp từ metanol.
Số phát biểu đúng là
A. 4. B. 1. C. 2. D. 3.
Câu 19: Cho các chất: triolein, glucozơ, etyl axetat, Gly-Ala. Số chất bị thủy phân trong môi trường axit, đun
nóng là
A. 2. B. 4. C. 1. D. 3.
Câu 20: Vinyl axetat có công thức cấu tạo là
A. CH3COOCH=CH2. B. CH3COOCH3. C. HCOOCH=CH2. D. CH2=CHCOOCH3.
Câu 21: Đốt cháy hoàn toàn một lượng xenlulozơ cần dùng vừa đủ 2,24 lít khí O 2 và thu được V lít khí CO 2. Các
khí đo ở đktc. Giá trị của V là
A. 1,12. B. 2,24. C. 3,36. D. 4,48.
Câu 22: Metanol là chất rất độc, chỉ một lượng nhỏ vào cơ thể cũng có thể gây mù lòa, lượng lớn hơn có
thể gây tử vong. Công thức của metanol là
A. CH3OH. B. C2H5OH. C. HCHO. D. CH3CHO.
Câu 23: Kết quả thí nghiệm của các chất X, Y, Z, T với một số thuốc thử được ghi ở bảng sau:
Chất X Y Z T
Dung dịch Dung dịch mất
- Dung dịch mất màu Kết tủa trắng
nước brom màu
Kim loại Na Có khí thoát ra - Có khí thoát ra Có khí thoát ra
Các chất X, Y, Z, T lần lượt là
A. Ancol etylic, stiren, axit axetic, axit acrylic. B. Axit axetic, benzen, phenol, stiren.
C. Ancol etylic, stiren, phenol, axit acrylic. D. Axit axetic, axit fomic, stiren, axit acrylic.
Câu 24: Cho các phát biểu sau:
(a) Dầu chuối (chất tạo hương liệu mùi chuối chín) có chứa isoamyl axetat.
(b) Thủy tinh hữu cơ được ứng dụng làm cửa kính phương tiện giao thông.
(c) Glucozơ có vị ngọt thấy đầu lưỡi mát lạnh do xảy ra phản ứng lên men rượu.
(d) Nhỏ dung dịch I2 vào lát cắt của củ khoai lang thì xuất hiện màu xanh tím.
(e) Nicotin là một amin độc, có trong thuốc lá.
(f) Sau khi lưu hóa cao su chịu nhiệt và đàn hồi tốt hơn.
Số phát biểu đúng là
Page | 2
A. 3. B. 5. C. 4. D. 6.
Câu 25: Đốt cháy hoàn toàn m gam một triglixerit X cần vừa đủ 1,54 mol O2, thu được CO2 và 1 mol H2O.
Nếu thủy phân hoàn toàn m gam X trong dung dịch KOH đun nóng thu được dung dịch chứa 18,64 gam
muối. Để chuyển hóa a mol X thành chất béo no cần vừa đủ 0,06 mol H2 (Ni, t°). Giá trị của a là
A. 0,06. B. 0,02. C. 0,01. D. 0,03.
Câu 26: Hỗn hợp X gồm C2H4, C2H2, C3H8, C4H10. Lấy 6,32 gam X cho qua bình đựng dung dịch nước Br2
(dư) thấy có 0,12 mol Br2 tham gia phản ứng. Mặt khác, đốt cháy hết 2,24 lít X (đktc) cần dùng V lít khí O2
(đktc), sau phản ứng thu được 9,68 gam CO2. Biết các phản ứng hoàn toàn. Giá trị của V là
A. 5,60. B. 6,72. C. 7,84. D. 8,96.
Câu 27: Cho các sơ đồ phản ứng sau:
X  C8 H14 O 4   2NaOH 
0
t
 X1  X 2  H 2 O X1  H 2SO4 
 X3  Na 2SO 4
xt ,t 
nX5  nX3   poli(hexametylen ađipamit) + 2nH 2O
H SO ,t 0

2
2X 2  X 3 
4
 X 6  2H 2 O

Phân tử khối của X6 là
A. 194. B. 136. C. 202. D. 184.
Câu 28: Hợp chất X (CnH14O5) có chứa vòng benzen và nhóm chức este trong phân tử. Trong X, phần trăm
khối lượng của oxi lớn hơn 26%. Lấy 1 mol X tác dụng hết với dung dịch NaOH dư, sản phẩm hữu cơ thu
được chỉ là 2 mol chất Y. Cho các phát biểu sau:
(a) Chất X có ba loại nhóm chức.
(b) Có ba cấu tạo thỏa mãn tính chất của chất Y.
(c) Số mol NaOH đã tham gia phản ứng là 2 mol.
(d) Khi cho 1 mol X tác dụng hết với NaHCO3 (trong dung dịch) hoặc Na đều thu được 1 mol khí.
(e) Cứ 1 mol chất Y tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 1 mol HCl trong dung dịch loãng.
(g) Khối lượng chất Y thu được ở thí nghiệm trên là 348 gam.
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 5. C. 6. D. 4.
Câu 29: Cho X, Y là hai axit cacboxylic đơn chức mạch hở (MX < MY); T là este hai chức tạo bởi X, Y và
một ancol no mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn 12,38 gam hỗn hợp E gồm X, Y, T bằng một lượng vừa đủ O2,
thu được 0,47 mol CO2 (đktc) và 0,33 mol H2O. Mặt khác 12,38 gam E tác dụng với dung dịch AgNO3 trong
NH3 dư, thu được 17,28 gam Ag. Phần trăm khối lượng của X trong E gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 18,8%. B. 18,2%. C. 18,0%. D. 18,6%.
Câu 30: Đốt cháy hoàn toàn 0,33 mol hỗn hợp X gồm metyl propionat, metyl axetat và hiđrocacbon mạch hở
cần vừa đủ 1,27 mol O2, tạo ra 14,4 gam H2O. Nếu cho 0,33 mol X vào dung dịch Br2 dư thì số mol Br2 phản
ứng tối đa là
A. 0,40. B. 0,33. C. 0,30. D. 0,26.
Câu 31: Cho hỗn hợp E gồm 0,15 mol chất hữu cơ mạch hở X (C6H13O4N) và 0,2 mol este hai chức Y
(C4H6O4) tác dụng hết với dung dịch NaOH vừa đủ, đun nóng. Kết thúc phản ứng, cô cạn dung dịch, thu được
hỗn hợp Z gồm hai ancol đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng và a gam hỗn hợp ba muối khan (đều
có cùng số cacbon trong phân tử, trong đó có hai muối cacboxylic). Giá trị của a là
A. 64,18. B. 46,29. C. 55,73. D. 53,65.
Câu 32: Este X có công thức phân tử C8H12O4, Xà phòng hóa hoàn toàn X bằng dung dịch NaOH, thu được
hỗn hợp hai muối của hai axit hữu cơ mạch hở X1, X2 đều đơn chức và một ancol X3. Biết X3 tác dụng với
Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam; X1 có phản ứng tráng bạc; X2 không no, phân tử chỉ chứa một liên kết
đôi (C=C), có mạch cacbon phân nhánh. Số đồng phân cấu tạo thỏa mãn của X là
A. 7. B. 4. C. 5. D. 6.
Câu 33: Chất X có công thức phân tử C 2H7O3N. Khi cho X tác dụng với dung dịch HCl hoặc dung dịch
NaOH đun nóng nhẹ đều thấy khí thoát ra. Lấy 0,1 mol X cho vào dung dịch chứa 0,25 mol KOH. Sau phản
Page | 3
ứng cô cạn dung dịch được chất rắn Y, nung nóng Y đến khối lượng không đổi được m gam chất rắn. Giá
trị của m là
A. 17,25. B. 18,85. C. 16,9. D. 16,6.
Câu 34: Cho hỗn hợp X gồm amino axit Y (H2NCxHyCOOH) và 0,01 mol H 2NC3H5(COOH)2 tác dụng với
50 ml dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch Z. Dung dịch Z tác dụng tối đa với dung dịch chứa 0,04 mol
NaOH và 0,05 mol KOH, thu được dung dịch chứa 8,135 gam muối. Phân tử khối của Y là
A. 117. B. 89. C. 103. D. 75.
Câu 35: Cho 38,1 gam hỗn hợp X gồm CH3COOC6H5 (phenyl axetat) và Val-Gly-Ala (tỉ lệ mol 1 : 1) tác dụng
với lượng dư dung dịch NaOH, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
A. 58,1. B. 52,3. C. 56,3. D. 54,5.
Câu 36: Đốt cháy hoàn toàn 9,1 gam hỗn hợp E gồm hai axit cacboxylic X, Y (MX < MY), thu được 4,48 lít khí
CO2 (đktc) và 2,7 gam H2O. Phần trăm khối lượng oxi trong phân tử Y là
A. 53,33%. B. 71,11%. C. 49,45%. D. 69,57%.
Câu 37: Este X có công thức phân tử là C 9H10O2. Cho a mol X tác dụng vừa đủ với 2a mol NaOH, thu được
dung dịch Y không tham gia phản ứng tráng bạc. Số công thức cấu tạo của X thỏa mãn tính chất trên là
A. 9. B. 4. C. 5. D. 6.
Câu 38: Hỗn hợp E chứa ba peptit đều mạch hở gồm peptit X (C4H8O3N2), peptit Y (C7HxOyNz) và peptit Z
(C11HnOmNt). Đun nóng 28,42 gam E với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp T gồm 3 muối của
glyxin, alanin và valin. Đốt cháy toàn bộ T cần dùng 1,155 mol O2, thu được CO2, H2O, N2 và 23,32 gam
Na2CO3. Phần trăm khối lượng của X trong hỗn hợp E là
A. 6,97%. B. 9,29%. C. 4,64%. D. 13,93%.
Câu 39: Cho X, Y là hai chất thuộc dãy đồng đẳng của axit acrylic và M X < MY; Z là ancol có cùng số
nguyên tử cacbon với X; T là este hai chức tạo bởi X, Y và Z. Đốt cháy hoàn toàn 11,16 gam hỗn hợp E gồm
X, Y, Z, T cần vừa đủ 13,216 lít khí O 2 (đktc), thu được khí CO2 và 9,36 gam nước. Mặt khác 11,16 gam E tác
dụng tối đa với 0,04 mol Br2 trong dung dịch. Khối lượng muối thu được khi cho 11,16 gam E tác dụng hoàn
toàn với lượng dư dung dịch KOH là
A. 4,68 gam. B. 5,04 gam. C. 5,80 gam. D. 5,44 gam.
Câu 40: Cho dãy các chất: CH3COOH3NCH3, H2NCH2COONa, H2NCH2CONHCH2-COOH, saccarozơ,
ClH3NCH2COOH và glyxin. Số chất trong dãy vừa tác dụng với dung dịch NaOH, vừa tác dụng với dung
dịch HCl là
A. 3. B. 2. C. 5. D. 4.
----------HẾT----------

Page | 4

You might also like