You are on page 1of 4

Phiếu bài tập: Đường thẳng song song đường thẳng 2

Phần 1: Các câu hỏi trắc nghiệm (làm trên lớp)

Câu 1: Cho hình chóp S . ABCD có đáy ABCD là hình bình hành. Gọi d là giao tuyến của hai mặt phẳng ( SAD )
và ( SBC ) . Khẳng định nào sau đây đúng?
A. d qua S và song song với BC . B. d qua S và song song với DC .
C. d qua S và song song với AB . D. d qua S và song song với BD .
Câu 2: Cho tứ diện ABCD . I và J theo thứ tự là trung điểm của AD và AC , G là trọng tâm tam giác BCD .
Giao tuyến của hai mặt phẳng ( GIJ ) và ( BCD ) là đường thẳng:
A. qua I và song song với AB. B. qua J và song song với BD.
C. qua G và song song với CD. D. qua G và song song với BC .
Câu 3: Cho hình chóp S . ABCD . Gọi M , N , P, Q, R, T lần lượt là trung điểm AC , BD , BC , CD , SA , SD .
Bốn điểm nào sau đây đồng phẳng?
A. M , P, R, T . B. M , Q, T , R. C. M , N , R, T . D. P, Q, R, T .
Câu 4: Cho hình chóp S . ABCD có đáy ABCD là hình bình hành. Gọi I là trung điểm SA . Thiết diện của hình
chóp S . ABCD cắt bởi mặt phẳng ( IBC ) là:
A. Tam giác IBC . B. Hình thang IJCB ( J là trung điểm SD ).
C. Hình thang IGBC ( G là trung điểm SB ). D. Tứ giác IBCD .
Câu 5: Cho tứ diện ABCD . M , N , P , Q lần lượt là trung điểm AC , BC , BD , AD . Tìm điều kiện để
MNPQ là hình thoi.
A. AB = BC . B. BC = AD . C. AC = BD . D. AB = CD .
Câu 6: Chọn mệnh đề đúng trong các mệnh đề sau:
A. Hai đường thẳng không có điểm chung thì chéo nhau.
B. Hai đường thẳng phân biệt không có điểm chung thì chéo nhau.
C. Hai đường thẳng chéo nhau thì không có điểm chung.
D. Hai đường thẳng lần lượt nằm trên hai mặt phẳng phân biệt thì chéo nhau.
Câu 7: Trong không gian, cho ba đường thẳng phân biệt a, b, c trong đó a //b . Khẳng định nào không đúng?

A. Nếu a //c thì b //c . B. Nếu c cắt a thì c cắt b .


C. Nếu A  a và B  b thì ba đường thẳng a, b, AB cùng ở trên một mặt phẳng.
D. Tồn tại duy nhất một mặt phẳng qua a và b .
Câu 8: Trong không gian cho hai đường thẳng a và b cắt nhau. Đường thẳng c cắt cả hai đường thẳng a và b.
Có bao nhiêu mệnh đề sai trong các mệnh đề sau
(I) a , b , c luôn đồng phẳng.
(II) a , b đồng phẳng.
(III) a , c đồng phẳng.
A. 0 . B. 1 . C. 2 . D. 3 .

Phần 2: Luyện tập bài toán tìm thiết diện của hình chóp có sử dụng yếu tố song song

1
Bài 1 [B]. Cho S . ABCD có đáy là hình bình hành. Gọi M , N là trung điểm của SA, SD, P  BD mà DP = DB .
4
Tìm thiết diện của hình chóp tạo bởi ( MNP )

Bài 2 [B]. Cho S . ABCD ( AD // CB, AD  CB ) và M  SA

a) Tìm thiết diện của hình chóp tạo bởi ( BCM )


b) Gọi  I  = BN  CM . Tìm tập hợp I khi M di động trên SA
Bài 3 [B]. Cho tứ diện ABCD . Gọi M , N lần lượt là trung điểm của AB, BC và G là trọng tâm ACD

a) Tìm thiết diện của ABCD tạo bởi ( MNG )


EF
b) Biết ( MNG ) giao ( ACD ) theo đoạn giao tuyến EF ( E thuộc AD và F thuộc CD ). Tính tỉ lệ .
MN

Bài 4 [B]. Cho chóp S . ABCD ( AB // CD, AB  CD ) . Gọi M , N là trung điểm của SA, SC . Tìm thiết diện của hình
chóp tạo bởi ( DMN ) .

Bài 5 [B]. Cho chóp S . ABCD có đáy là hình bình hành. Gọi G là trọng tâm tam giác SCD , I là trung điểm AD
2
và P là điểm trên cạnh SB mà SP = SB . Tìm thiết diện của chóp tạo bởi ( PIG ) .
3
Bài 6 [B]. Cho S . ABCD có ABCD hình bình hành. Gọi M , N là trung điểm của AB, SC

a) Tìm thiết diện của hình chóp tạo bởi ( ABN )


b) Tìm  K  = MN  ( SBD )
KM
c) Tính tỉ số
KN

Bài 7. Cho S . ABCD . Gọi M , N là trọng tâm ∆ SAB , ∆ SAD và E là trung điểm BC

a) Tìm thiết diện của hình chóp tạo bởi ( MNE )


b) Gọi  H  = ( MNE )  SB và  K  = ( MNE )  SD . CMR: HK // BD

Bài 8 [B]. Cho chóp S . ABCD có đáy là hình bình hành. Lấy M , N là trung điểm AB, SC . Gọi P là giao điểm của
AC và MD . Gọi G là trọng tâm tam giác SAB .
a) CMR: PG // SD .
b) Tìm thiết diện của chóp tạo bởi ( PGN ) .

Bài 9. Cho S . ABCD ( AD // CB, AD = 4, BC = 6) . Gọi I , J là trung điểm SA, SC .

a) Tìm giao tuyến của ( ADJ ) và ( SBC )


b) Tìm giao tuyến của ( BCI ) và ( SAD )
c) Tìm độ dài đoạn giao tuyến của ( ADJ ) và ( BCI ) giới hạn bởi ( SAB ) và ( SCD )

Bài 10. Cho chóp S . ABCD có đáy là hình bình hành tâm O . Lấy M trung điểm SC và N là trung điểm OB .
a) [B] Tìm giao điểm I của ( AMN ) và SD .
SI
b) [A] Tính tỉ lệ ?
ID
Bài 11 [B]. Cho tứ diện S . ABC có M , N là trung điểm AB, SB và lấy điểm P di động trên cạnh SC
( P  S, P  C ) .
a) Tìm thiết diện của hình chóp tạo bởi ( MNP )
b) Tìm vị trí của P để thiết diện là hình bình hành.
c) Tứ diện SABC phải có thêm điều kiện gì để thiết diện ở câu (b) là hình thoi?
Bài 12: Cho hình chóp S . ABCD có đáy ABCD là hình thang với các cạnh đáy là AB và CD . Gọi I , J lần lượt là
trung điểm của các cạnh AD và BC và G là trọng tâm của tam giác SAB . Tìm điều kiện của AB và CD để thiết
diện của ( IJG ) và hình chóp là một hình bình hành.

Phần 3: Bài toán chứng minh ba đường đồng quy trong không gian.

Bài 13 [B]: Cho hình chóp S . ABCD có O là giao điềm của AC và BD . Gọi M là trug điểm của SC và AM cắt
SO tại I . Chứng minh 3 đường thẳng SI , AC , BD đồng quy.

Bài 14 [B]. Cho tứ giác S . ABCD có đáy là một tứ giác lồi. Gọi M , N , E , F làn lượt là trung điểm của các cạnh bên
SA, SB, SC , SD . Chứng minh rằng ba đường thẳng ME , NF , SO đồng quy với O = AC  BD

Bài 15. Cho S . ABCD có ABCD là hình chữ nhật. Gọi M , N , E , F lần lượt là trọng tâm ∆ SAB, ∆ SBC , ∆ SCD,
∆ SAD

a) CMR: M , N , E , F đồng phẳng


b) CMR: ME , NF , SO đồng quy với O = AC  BD

Bài 16 [B]. Cho hai hinh bình hành ABCD và ABEF nằm trong hai mặt phẳng khác nhau. Trên đoạn EC lấy điểm
M , trên đoạn DF lấy điểm N sao cho các đường thẳng AM và BN cắt nhau. Gọi I , K là tâm của hai hình bình
hành. Chứng minh rằng các đường thẳng IK , AM , BN đồng quy.
Bài 17. Cho ∆ ABC nằm trong ( P ) . Gọi Bx, Cy là 2 nửa đường thẳng song song nhau và nằm cùng phía với ( P ) .
Gọi M  Bx và N  Cy mà CN = 2 BM

a) CMR: MN luôn đi qua 1 điểm cố định I khi M , N di động


b) Gọi E  AM mà AE = 3EM , EI  AN =  F  , BE  CF = Q . CMR: AQ // Bx và ( MNQ ) chứa 1
đường thẳng cố định khi M , N di động

Phần 4: Bài tập thêm.

Bài 18 [A]: Cho tứ diện ABCD . Chứng minh rằng: Các đoạn thẳng đi qua mỗi đỉnh và trọng tâm của mặt đối diện
đồng quy tại một điểm G cố định và điểm G chia đoạn thẳng đó ra thành hai phần với tỉ lệ 1:3 kể từ đỉnh tới trọng
tâm mặt đối diện.

Note: Điểm G đó được gọi là trọng tâm của tứ diện, là một điểm quan trọng của một tứ diện (tựa như trọng tâm của
tam giác) và có nhiều ứng dụng sau này.

Bài 19 [A]: Cho tứ diện đều ABCD cạnh a . Gọi M , N lần lượt là trung điểm của CD, AB .

a) Hãy xác định I thuộc đường AC và J thuộc đường DN mà IJ // BM .


b) Tính độ dài đoạn IJ khi đó.

Note: Tứ diện đều là tứ diện có tất cả các cạnh đều bằng a . Khi học chương vuông góc, ta sẽ có cách vẽ hình
chuẩn cho tứ diện đều. Bây giờ, học sinh chỉ cần vẽ hình như tứ diện thông thường và kí hiệu cả 6 cạnh đều bằng
nhau vào là được.

Bài 20 [A]: Cho tứ diện ABCD và bốn điểm M , N , E , F lần lượt nằm trên các cạnh AB, BC , CD, DA . Chứng minh
rằng:

MA NB EC FD
a) Nếu bốn điểm M , N , E , F đồng phẳng thì . . . =1.
MB NC ED FA
MA NB EC FD
b) Nếu . . . = 1 thì bốn điểm M , N , E , F đồng phẳng.
MB NC ED FA
Note: Ta còn gọi kết quả trên là Định lý Menelaus trong không gian.
Note 2: Các câu 18,19,20 đều là các bài tập trong SBT Hình học 11 nâng cao, bài “Đường thẳng song song đường
thẳng”. Học sinh tham khảo hướng giải trong đó. Các kết quả có được từ các câu này tương đối thú vị, sẽ gặp lại trong
tương lai.

Bài 21 [A]: Cho hình chóp S . ABCD có đáy ABCD là một hình thang với đáy AD và BC . Biết AD = a, BC = b .
Gọi I và J lần lượt là trọng tâm các tam giác SAD và SBC . Mặt phẳng ( ADJ ) cắt SB, SC lần lượt tại M , N .
Mặt phẳng ( BCI ) cắt SA, SD tại P, Q . Giả sử AM cắt BP tại E ; CQ cắt DN tại F . Chứng minh EF song
song với MN và PQ . Tính EF theo a, b .

You might also like