You are on page 1of 9

KẾ HOẠCH BÀI DẠY KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 NĂM HỌC: 2021-2022

PHẦN 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN

CHỦ ĐỀ 2: CÁC PHÉP ĐO

BÀI 3: ĐO CHIỀU DÀI, KHỐI LƯỢNG VÀ THỜI GIAN


I. MỤC TIÊU
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
- Lấy được ví dụ chứng tỏ giác quan của chúng ta có thể cảm nhận sai một số hiện
tượng
-Nêu được cách đo, đơn vị đo và dụng cụ thường dùng để đo khối lượng, chiều dài,
thời gian
-Dùng thước, cân, đồng hồ chỉ ra được một số thao tác sai khi đo và nêu được cách
khắc phục một số thao tác sai đó
-Hiểu được tầm quan trọng của việc ước lượng trước khi đo, ước lượng được khối
lượng, chiều dài, thời gian trong 1 số trường hợp đơn giản
-Đo được chiều dài, khối lượng, thời gian bằng thước, cân, đồng hồ ( thực hiện
đúng thao tác, không yêu cầu tìm sai số)
2. Năng lực
+Năng lực chung:
+Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học
tập.
-Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng
vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
+Năng lực riêng :
-Nhận thức và tư duy về khoa học tự nhiên: bước đầu hiểu được các dụng cụ đo
chiều dài, khối lượng, thời gian, cách đo và an toàn trong thực hành.
Vận dụng: biết vận dụng được kiến thức đã học để sử dụng an toàn trong
học tập và lao động.
3. Phẩm chất:Bồi dưỡng các phẩm chất cẩn thận, tỉ mỉ, an toàn khi tìm hiểu,
khám phá thế giới tự nhiên.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
-Giáo án. Một số tranh ảnh được phóng to gắn với nội dung bài học.
-Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
-SGK.
-Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập
theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.

GIÁO VIÊN: ĐẶNG THỊ NGỌC – THCS ĐOÀN THỊ ĐIỂM


KẾ HOẠCH BÀI DẠY KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 NĂM HỌC: 2021-2022
c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV cho HS đọc và thảo luận trả lời câu hỏi 1, 2, 3.
- GV đặt vần đề: có rất nhiều hiện tượng xảy ra xung quanh chúng ta, ví dụ: mưa,
nắng,…là những hiện tượng thiên nhiên, tên lửa rời bệ phóng, đoàn tàu chạy trên
đệm từ, là những hiện tượng do con người tạo ra. Chúng ta có thể cảm nhận được
các hiện tượng xung quanh bằng các giác quan của mình, nhưng có phải lúc nào
chúng ta cũng cảm nhận đúng hiện tượng dang xảy ra không?
HS: xung phong trả lời
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: SỰ CẢM NHẬN HIỆN TƯỢNG
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết được sự cảm nhận hiện tượng
b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận,
trao đổi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ I. Sự cảm nhận hiện tượng
học tập
GV yêu cầu HS:Nhìn vào hình 3.1, liệu
em có thể khẳng định được hình tròn màu
đỏ ở hình a) và hình b) to bằng nhau Sản phẩm là khẳng định, cách kiểm tra
không? -2 hình tròn màu đỏ to bằng nhau,

-HS: kiểm tra lấy thước đo (nêu nhiều


cách đo)

-HS thảo luận, tìm hiểu


-HS: cá nhân dự kiến, nêu P/A kiểm tra

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập


GV: yêu cầu hs hoạt động cặp đôi
Dựa vào quan sát, hãy sắp xếp các đoạn
thẳng (nằm ngang) trên mỗi hình 3.2a) và
3.2b) theo thứ tự từ ngắn đến dài. Kiểm

GIÁO VIÊN: ĐẶNG THỊ NGỌC – THCS ĐOÀN THỊ ĐIỂM


KẾ HOẠCH BÀI DẠY KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 NĂM HỌC: 2021-2022
tra kết quả của em.
Sản phẩm là khẳng định, cách kiểm tra

a)1-3-2

b)2-3-1

P/a: đo chiều dài các đoạn để kiểm tra

GV: nêu vấn đề : đôi khi, các giác quan


có thể khiến chúng ta cảm nhận sai hiện
tượng đang diễn ra. Vì thế, đối với những
hiện tượng cần sự chính xác, thay vì chỉ
tin vào giác quan thì ta cần thực hiện
thêm các phép đo. Kết quả đo gồm số đo
và đơn vị đo
GV: yêu cầu nhóm hs thảo luận
Hãy lấy ví dụ chứng tỏ các giác quan có
thể cảm nhận sai một số hiện tượng.

Bước 3: báo cáo kết quả và hoạt động


thảo luận
HS: thảo luận trả lời
-HS: trình bày sp

Sản phẩm là câu trả lời


-GV: chốt kiến thức
-Các giác quan có thể làm cho chúng ta
Các giác quan có thể làm cho chúng ta cảm nhậ sai hiện tượng đang quan sát
cảm nhậ sai hiện tượng đang quan sát
-Khi bắt đầu đo, việc ước lượng các
Bước 4: đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến giá trị cần đo là cần thiết. Chúng ta sẽ
thức, chuyển sang nội dung mới. thấy rõ điều đó trong các nội dung bài
học.
Hoạt động 2: ĐO CHIỀU DÀI
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết được biết đo chiều dài, có kĩ năng đo
chiều dài.
b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao
đổi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM

GIÁO VIÊN: ĐẶNG THỊ NGỌC – THCS ĐOÀN THỊ ĐIỂM


KẾ HOẠCH BÀI DẠY KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 NĂM HỌC: 2021-2022
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học II. Đo chiều dài
tập 1.Đơn vị đo chiều dài
GV: đặt vấn đề: nhu cầu đo chiều dài đã
xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử loài          
người. Từ cổ xưa, con người đã biết đo
chiều dài bằng gang tay, bước chân,… Dự kiến sp:

GV: Dựa vào bảng 3.1 hãy cho biết đơn vị Đơn vị đo chiều dài là mét (metre), kí
đo chiều dài ? hiệu: m. Ngoài m người ta còn dùng
những đơn vị đo chiều dài nhỏ hơn
mét và lớn hơn mét.

-GV: yêu cầu hs tìm hiểu đơn vị đo chiều


dài ở Anh
-GV:Đơn vị đo chiều dài ở Anh là gì?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

-HS: thu thập các kiến thức về đơn vị đo độ


dài
-GV: yêu cầu hs tìm hiểu cách đo chiều dài,
cá nhân trình bày
Để đo chiều dài, người ta dùng thước. Có
nhiều loại thước đo chiều dài khác nhau
như: thước thẳng, thước dây, thước cuộn,…
Với từng trường hợp cụ thể, người ta lựa
chọn loại thước đo phù hợp. Mỗi thước đo
đều có giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất.
-GHĐ của thước là gì?
2.Cách đo chiều dài
-ĐCNN của thước là gì?
Sản phẩm là câu trả lời

-Giới hạn đo của thước là độ dài lớn


nhất ghi trên thước.
-Độ chia nhỏ nhất của thước là độ dài
giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.
-GV: Em đã thấy người ta dùng thước dây,
thước cuộn trong những trường hợp nào?

GIÁO VIÊN: ĐẶNG THỊ NGỌC – THCS ĐOÀN THỊ ĐIỂM


KẾ HOẠCH BÀI DẠY KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 NĂM HỌC: 2021-2022
-GV: yêu cầu cặp đôi hoàn thành câu hỏi
Để đo chiều dài lớp học, em chọn thước đo
ở hình 3.3 có thuận tiện không? Vì sao?

GV: yêu cầu nhóm hoàn thành câu hỏi


Dựa vào hình 3.4, thảo luận về cách đo
chiều dài bằng thước.

Sản phẩm là vở ghi


GV: yêu cầu cá nhân hoàn thành yêu cầu
Khi đặt mắt nhìn như hình 3.6a hoặc hình
3.6b thì ảnh hưởng thế nào đến kết quả đo?
Dùng thước và bút chì, kiểm tra lại câu trả
lời của em

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và


thảo luận
- GV gọi HS đại diện đứng trả lời.
- GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện


nhiệm vụ học tập
-GV: đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến
thức, chuyển sang nội dung mới.

Sản phẩm là thực hành nhóm nhỏ


(hoặc cặp đôi)

GIÁO VIÊN: ĐẶNG THỊ NGỌC – THCS ĐOÀN THỊ ĐIỂM


KẾ HOẠCH BÀI DẠY KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 NĂM HỌC: 2021-2022

HOẠT ĐỘNG 3: ĐO KHỐI LƯỢNG


a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết được biết đo khối lượng, có kĩ năng đo
khối lượng.
b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao
đổi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM


Bước 1:Chuyển giao nhiệm vụ học tập III. ĐO KHỐI LƯỢNG
-GV: Việc đo khối lượng thường đưuọc 1.Đơn vị đo khối lượng
thực hiện trong cuộc sống hằng ngày
cũng như trong khoa học.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

-GV: hãy kể tên các đơnvị đo khối lượng


mà em biết?
-GV: em có biết, cân Kíp- bơm? Sản phẩm là ghi chép ra nháp
(hoặc bảng nhóm)

GV:thông tin về cách đo khối lượng

Sản phẩm là thông tin tìm hiểu được


GIÁO VIÊN: ĐẶNG THỊ NGỌC – THCS ĐOÀN THỊ ĐIỂM
KẾ HOẠCH BÀI DẠY KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 NĂM HỌC: 2021-2022
GV: hãy lấy ví dụ về các loại cân mà em
biết ?

GV:hãy cho biết vị trí nhìn cân như bạn


A và bạn C (hình 3.8) thì kết quả thay đổi
thế nào. Hãy cho biết cách đặt mắt nhìn
đúng và đọc đúng chỉ số của cân?

2. Cách đo khối lượng

GV: ước lượng khối lượng chiếc cặp sách


của em, rồi dùng cân để kiểm tra lại kết Sản phẩm là vở ghi
quả
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và -Tìm hiểu cách đo khối lượng
thảo luận
- GV gọi HS đại diện đứng trả lời.
- GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện


nhiệm vụ học tập
-GV: đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến
thức, chuyển sang nội dung mới.

GIÁO VIÊN: ĐẶNG THỊ NGỌC – THCS ĐOÀN THỊ ĐIỂM


KẾ HOẠCH BÀI DẠY KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 NĂM HỌC: 2021-2022
HOẠT ĐỘNG 4: ĐO THỜI GIAN
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết được biết đo thời gian, có kĩ năng đo
thời gian.
b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao
đổi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM


Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập IV.Đo thời gian
1.Đơn vị đo thời gian
GV: việc xác định chính xác thời gian có
vai trò đặc biệt quan trọng trong khoa học
và đời sống.
GV:Tìm hiểu sgk xem bảng 3.3 và cho Sản phẩm là câu trả lời, kết hợp vở ghi
biết đơn vị đo thời gian là gì?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập


GV:hãy kể tên các đơn vị đo thời gian mà
em biết ?

GV: người ta đo thời gian bằng dụng cụ


gì?
Hãy kể tên một số dụng cụ đo thời gian
mà em biết?

GIÁO VIÊN: ĐẶNG THỊ NGỌC – THCS ĐOÀN THỊ ĐIỂM


KẾ HOẠCH BÀI DẠY KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 NĂM HỌC: 2021-2022

GV:hãy ước lượng thời gian một nhịp tim


của em. Kiểm tra lại bằng cách đo.

GV: nêu đơn vị đo thời gian, dụng cụ đo Sản phẩm là thông tin nhóm (trên nháp)
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và
thảo luận
- GV gọi HS đại diện đứng trả lời.
- GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện
nhiệm vụ học tập
-GV: đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến
thức, chuyển sang nội dung mới.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP


a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua bài tập.
b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Câu 1: Thế nào là khoa học tự nhiên?
Câu 2: Khoa học tự nhiên có vai trò thế nào trong cuộc sống?
Câu 3: Vì sao em phải thực hiện đúng các quy định về an toàn trong phòng thực
hành?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời:
- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Các sản phẩm sau đây thường được đo theo
đơn vị nào khi bán? Vải may quần áo, nước uống đóng chai, xăng, gạo.

GIÁO VIÊN: ĐẶNG THỊ NGỌC – THCS ĐOÀN THỊ ĐIỂM

You might also like