You are on page 1of 133

CHỦ ĐỀ 1: CÁC PHÉP ĐO

Bài 4  : ĐO CHIỀU DÀI


Môn học : Khoa học tự nhiên lớp 6
Thời gian thực hiện : 02 tiết
I. MỤC TIÊU
1.  Về kiến thức
- Lấy được ví dụ chúng tỏ giác quan của chúng ta có thể cảm nhận sai về kích thước
các vật;
- Nêu được cách đo, đơn vị đo và dụng cụ thường dùng để đo chiều dài một vật . Xác
định được tầm quan trọng của việc ước lượng chiều dài trước khi đo, ước lượng
được chiều dài của vật trong một sô trường hợp đơn giản;
- Chỉ ra được một số thao tác sai khi đo chiều dài bằng thước và nêu được cách khắc
phục thao tác sai đó;
- Đo được chiều dài một vật bằng thước.
2. Về năng lực
a) Năng lực chung
- Tự học theo hướng dẫn của GV các nội dung về đo chiều dài;thành lập nhóm theo
đúng yêu cầu, nhanh và đảm bảo trật tự;
- Thảo luận với các thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập; khiêm
tốn học hỏi các thành viên trong nhóm.
-  Phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong đo chiều dài của vật.
b) Năng lực chuyên biệt
-  Nêu được cách đo, đon vị đo và dụng cụ thường dùng để đo chiều dài của một vật;
-  Nêu được tầm quan trọng của việc ước lượng trước khi đo chiều dài trong một số
trường hợp đơn giản;
- Chỉ ra được một số thao tác sai khi đo chiều dài và nêu được cách khắc phục thao
tác sai đó; Lấy được ví dụ chứng tỏ giác quan của chúng ta có thể cảm nhận sai một
số hiện tượng về chiều dài của các vật;
-  Đo được chiều dài của một vật bằng thước.
3. Về phẩm chất
- Khách quan, trung thực trong thu thập và xử lí só liệu, viết và nói đúng với kết quả
thu thập khi thực hiện phép đo chiều dài;
- Kiên trì, tỉ mỉ, cẩn thận trong quá trình quan sát, thu thập và xử lí số liệu, có ý chí
vượt qua khó khăn khi thực hiện các nhiệm vụ học tập vận dụng, mở rộng.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
- Dụng cụ đo độ dài : thước cuộn , dây , thẳng ….
- Máy chiếu, laptop
- Dụng cụ học sinh : bút , viết ….
- Phiếu học tập.
Phiếu học tập số 1  đo độ dài
Vật cần đo Chiều Các dụng cụ đo chiều dài Kết quả đo ( cm)
dài ước Tên dụng GHĐ ĐCNN Lần 1 Lần Lần Giá trị
lượng cụ đo 2 3 3 lần
cm đo (Giá
trị TB)
Chiếu dài
bàn học
Chiều dài
quyển sách
Phiếu học tập số 2  đo chiều cao
Vật cần đo Chiều Các dụng cụ đo chiều cao Kết quả đo ( cm)
cao  ước Tên dụng GHĐ ĐCNN Lần 1 Lần Lần Giá trị
lượng cụ đo 2 3 3 lần
(m)   đo
( Giá
trị TB)
Bạn A  
Bạn B
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: Chơi trò chơi “ Quan sát nhanh – kết luận nhanh”
a) Mục tiêu : Tạo cho học sinh hứng thú để cho học sinh bài tỏa quan điểm cá nhân
về đo độ dài
b) Nội dung : GV tổ chức cho học sinh quan sát nhanh về hình 4.1 SGK
c) Sản phẩm : HS trả lời theo quan điểm riêng của mình
d) Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV Hoạt động của học sinh
Thông báo luật chơi : Ai đoán đúng sẽ nhận Ghi nhớ luật chơi
phần thưởng
Giao nhiệm vụ  : HS quan sát hình ảnh trả lời Nhận nhiệm vụ
câu hỏi theo quan điểm riêng của mình
Hướng dẫn HS thực hiện: Chiếu clip HS HS hoàn thành yêu cầu của GV
quan sát, hỗ trợ cần thiết  
Chốt lại và đặt vấn đề vào bài Chuẩn bi sách vở học bài mới
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 2:  Cảm  nhận và ước lương chiều dài của vật  
a)Mục tiêu : Tạo cho học sinh hứng thú để cho học sinh bài tỏa quan điểm cá nhân về
dụng cụ, đơn vị đo độ dài.
b)Nội dung : Cảm nhận và ước lượng học sinh về chiều dài của vật .  
c)Sản phẩm : HS trả lời các câu hỏi SGK.
d)Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV Hoạt động của học sinh
Giao nhiệm vụ :  HS quan sát hình 4.1  về Nhận nhiệm vụ  
chiều dài hai đoạn thẳng AB và CD,  HS
nêu được cảm nhận của mình vể kích
thước các vật bằng giác quan.
Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ Đưa ra ý kiến của mình  trả lời  nội
: HS quan sát  hình 4,1 trên máy chiếu , dung 1 và 2 SGK  
thảo luận nội dung 1 và 2 SGK  
Báo cáo kết quả: HS phát biểu cảm nhận HS  được chọn trình bày kết quả
của bản thân về chiều dài của các đoạn HS khác nhận xét trình bày của bạn  
thẳng: có thể là đoạn CD dài hơn đoạn
AB.HS nêu ước lượng của bản thân về
chiều dài của các đoạn thẳng. Có thể các
HS khác nhau sẽ có các kết quả ước
lượng khác nhau.
Tổng kết  : Dẫn đến kết luận muốn biết Kết luận về đơn vị và dụng cụ đo độ
kết quả ước lượng đó có chính xác hay dài
không, ta cân phải thực hiện phép đo Ghi kết luận vào vở  
chiều dài của các đoạn thẳng.
Hoạt động 3:  Tìm hiểu đơn vị đo độ dài
a) Mục tiêu : Tạo cho học sinh hứng thú để cho học sinh bài tỏa quan điểm cá nhân
về đơn vị đo độ dài
b) Nội dung : GV tổ chức cho học sinh quan sát  hình  ảnh 4.1   SGK
c) Sản phẩm : HS trả lời hoàn thành nội dung SGK
d) Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV Hoạt động của học sinh
Giao nhiệm vụ :  GV hướng dẫn HS nhắc Nhận nhiệm vụ  
lại được đơn vị chiều dài trong hệ thống
đo lường chính thức của nước ta hiện
nay là metre, kí hiệu là m. Qua đó, HS
nêu được các ước số và bội số thập phân
của đơn vị metre mà ta thường gặp.
Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm Thảo luận  nhóm đưa ra đơn vị đo độ
vụ: Sử dụng kĩ thuật động não. Yêu cẩu dài  
HS nêu đơn vị đo độ dài đã được học
Báo cáo kết quả : HS phát biểu cảm nhận HS  được chọn trình bày kết quả
của bản thân về đơn vị đo chiều dài HS khác nhận xét trình bày của bạn  
Tổng kết : Đơn vị đo chiều dài trong hệ Kết luận về đơn vị và đơn vị  đo độ dài
thống đo lường chính thức của nước ta Ghi kết luận vào vở  
hiện nay là metre, kí hiệu là m. Các ước
số và bội số thập phân của đơn vị metre
ta thường gặp là kilometre (km),
decimetre (dm), centimetre (cm) và
milimetre (mm),...
Hoạt động 4 :  Tìm hiểu dụng cụ đo độ dài
a) Mục tiêu : Tạo cho học sinh hứng thú để cho học sinh bài tỏa quan điểm cá nhân
về dụng cụ đo độ dài
b) Nội dung : GV tổ chức cho học sinh quan sát  hình  ảnh  4.2  SGK.
c) Sản phẩm : HS trả lời hoàn thành nội dung SGK.
d) Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV Hoạt động của học sinh
Giao nhiệm vụ :  GV chuẩn bị các loại Nhận nhiệm vụ  
thước như gợi ý trong GK, hướng dẫn HS
quan sát, từ đó giúp các em nhận ra
được các dụng cụ đo chiều dài thường
gặp.
Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm Thảo luận 4 HS nhóm hoàn thành
vụ : GV chia lớp thành các nhóm theo phiếu học tập .  
bàn ngồi, HS thảo luận nhóm với nhau
rổi đai diên nhóm trả lời câu hỏi 3.
Báo cáo kết quả : HS phát biểu cảm nhận Nhóm được chọn trình bày kết quả
của bản thân về dụng cụ đo chiều dài Nhóm khác nhận xét trình bày của
nhóm bạn  
Tổng kết: Những dụng cụ đo chiều dài Kết luận về đơn vị và dụng  đo độ dài
thông dụng: Thước dây, thước cuộn, Ghi kết luận vào vở  
thước mét,... Người ta sản xuất ra nhiều
loại thước khác nhau để thực hiện phép
đo chiều dài của các vật được chính xác.
Dựa vào chiều dài của vật cần đo để lựa
chọn thước đo phù hợp. Ví dụ thước kẻ
thường dùng để đo chiều dài của quyển
sách, thước dây để đo chiều dài cánh
cửa, thước kẹp đo đường kính của viên
bi,...
Hoạt động 5 :  Thực hành đo chiều dài
a) Mục tiêu : Giúp Hs đo chiều dài bằng thước
b) Nội dung : Lựa chọn thước đo, tìm hiểu thao tac khi đo , đo ciều dài bằng thước .
c) Sản phẩm : HS trả lời hoàn thành phiếu hoc tập số 1.
d) Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV Hoạt động của học sinh
Giao nhiệm vụ :  GV hướng dẫn để HS Nhận nhiệm vụ  
biết được ước lượng chiều dài cần đo để
lựa chọn thước đo phù hợp, thực hành
phép đo chiều dài của bàn học và của
quyển sách Khoa học tự nhiên 6, từ đó
rút ra các bước đo chiều  dài .
Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm Thảo luận 4 HS nhóm hoàn thành
vụ : GV chia lớp thành các nhóm theo phiếu học tập .  
bàn ngồi, hướng dẫn các nhóm HS thực
hành phép đo và thảo luận nội dung 4
trong SGK.
Hs dùng thước đo chiều dài quyển sách
KHTN 6 , đo 3 lần sau đó hoàn thảnh
phiếu học tập
Báo cáo kết quả : Đai diện nhóm lên Nhóm được chọn trình bày kết quả
trình  bày kết quả đo  chiều dài và nêu Nhóm khác nhận xét trình bày của
các bước đo chiều dài nhóm bạn  
Kết luận về đơn vị và dụng  đo độ dài
Ghi kết luận vào vở  
Hoạt động 6  :  Luyện tập  
a) Mục tiêu : Giúp Hs củng cố các kiến thức đã học.
b) Nội dung : GV tổ chức cho học sinh quan sát  hình  ảnh  4.2  SGK
c) Sản phẩm : HS trả lời hoàn thành nội dung SGK
d) Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV Hoạt động của học sinh
Giao nhiệm vụ :  Hãy đo chiều dài đoạn Nhận nhiệm vụ  
thẳng AB và CD trong hình 4.1. Từ kết
quả đo được em rút ra nhận xét gì? Lấy
ví dụ chứng tỏ giác quan của chúng ta có
thể cảm nhận sai về kích thước các vật.
Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm Hãy đo chiều dài đoạn thẳng AB và CD
vụ: Thực hiện phép đo và đo được chiều trong hình 4.1. Từ kết quả đo được em
dài đoạn thẳng AB và CD là bằng nhau và rút ra nhận xét gì?
bằng 2,2 cm. TU đó cho thấy rằng cảm
nhận bằng giác quan của chúng ta về
kích thước các vật có thể sai. Khi quan
sát các cột đèn đường tại một ví trí nào
đó trên đường ta thấy chiều cao của các
cột đèn đường khác nhau, cột gần nhất
cao nhất, cột xa nhất ngắn nhất. Trong
thực tế, chiều cao của các cột đèn đường
là như nhau. Như vậy khi cảm nhận kích
thước của một vật bằng giác quan thì có
thể cảm nhận sai
Báo cáo kết quả : Đại diện học sinh  lên
trình  bày kết quả
Tổng kết: chiều dài đoạn thẳng AB và CD
là bằng nhau và bằng 2,2 cm.
 Hoạt động 7  :  Vận dụng
a) Mục tiêu : Giúp Hs đo được chiều cao của mình và bạn trong  lớp.
b) Nội dung : Hãy mô tả cách đo và tiến hành đo chiều cao của hai bạn trong lớp em
c) Sản phẩm : Phiếu học tập số 2
d) Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV Hoạt động của học sinh
Giao nhiệm vụ :  Đo chiều cao hai bạn A Nhận nhiệm vụ  
và B trong lớp
Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm
vụ : Đo lần lượt chiều cao của từng bạn
theo các bước sau:
+ Bạn cẩn đứng thẳng.
+ Ước lượng chiều cao của bạn.
+ Chọn thước đo phù hợp (thước dây
hoặc thước cuộn).
+ Đặt thước đo đúng cách: đặt đầu số 0
sát mặt đất, căng dây thẳng theo phưong
vuông góc với đất.
+ Đặt mắt đúng cách.
+ Đọc và ghi kết quả đo vào bảng
Báo cáo kết quả :  Hòan thành phiếu học
tập
Tổng kết: GV yêu càu học 1 sinh nhắc lại
quá trình đo chiều cao của bạn học.
C. DẶN DÒ
- HS về nhà học bài, làm bt SGK;
- Chuẩn bị bài tiếp theo: đọc bài trước ở nhà.
D. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THƯỜNG XUYÊN
Bảng kiểm số 1
Nhiệm vụ 1: Đọc GHĐ và ĐCNN của thước
GHĐ ĐCNN
……cm ……cm
Nhiệm vụ 2: Ước lượng và đo độ dài của cây viết chì (viết bi)
Độ dài ước lượng Độ dài đo được
……cm ……cm
Nhiệm vụ 3: Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống để nêu được cách đo
độ dài.
Muốn đo độ dài, ta cần tuân thủ theo các bước sau:
Bước 1: Ước lượng độ dài cần đo.
- Bước 2: Chọn thước có……………………và…………………………………
Bước 3: Đặt thước dọc theo ……………………cần đo. (Sao cho vạch số 0 ngang với một
đầu của vật).
Bước 4: Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia……………………với đầu
kia của vật.

Bảng kiểm số 2
Nội dung Câu hỏi đánh giá Kết quả
đánh giá Có Không
NL KHTN 1. Học sinh trả lời câu hỏi (dự đoán) về độ dài của
cây viết
không?
2. HS có kể tên đơn vị đo độ dài không?
3. HS có chỉ ra được dụng cụ để đo độ dài không?
4. HS có đọc được chính xác độ dài lớn nhất và độ
dài giữa
hai vạch chia trên thước không?
5. HS có trình bày được khái niệm GHĐ và ĐCNN
của
thước không?
6. HS có nêu được các bước đo độ dài không?
7. HS có tiến hành đo và đọc kết quả đo chính xác
không?
NL tự 8. Học sinh có tích cực chủ động thực hiện nhiệm vụ
được
Bài 5: ĐO KHỐI LƯỢNG
Môn học: Khoa học tự nhiên lớp 6
Thời gian thực hiện: 02 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
- Nêu được cách đo, đơn vị đo và dụng cụ thường dùng để đo khối lượng của một
vật;
- Xác định được tầm quan trọng của việc ước lượng khối lượng trước khi đo; Ước
lượng được khối lượng của vật trong một số trường hợp đơn giản;
- Dùng cân để chỉ ra được một số thao tác sai khi đo khối lượng và nêu được cách
khắc phục thao tác sai đó.
2. Về năng lực
a) Năng lực chung
- Tự chủ và tự học: Chủ động nhớ lại, ôn lại các đơn vị đo khối khượng đã biết;
- Giao tiếp và hợp tác: Thành lập nhóm theo đúng yêu cầu, nhanh và đảm bảo trật tự;
- Biết phân công nhiệm vụ phù hợp cho các thành viên tham gia hoạt động;
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Lựa chọn được phương án thực hiện đo khối lượng
của một vật.
b) Năng lực chuyên biệt
- Nhận thức khoa học tự nhiên: Nêu được cách đo, đơn vị đo và dụng cụ thường dùng
để đo khối lượng của một vật; Nêu được tầm quan trọng của việc ước lượng trước
khi đo khối lượng trong một số trường hợp đơn giản;
- Tìm hiểu tự nhiên: Chỉ ra được một số thao tác sai khi đo khối lượng và nêu được
cách khắc phục thao tác sai đó;
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Đo được khối lượng của một vật bằng cân.
3. Về phẩm chất
- Có ý thức tôn trọng ý kiến của các thành viên trong nhóm khi hợp tác;
- Khách quan, trung thực trong thu thập và xử lí số liệu, viết và nói đúng với kết quả
thu thập;
- Kiên trì, tỉ mỉ, cẩn thận trong quá trình quan sát, thu thập và xử lí số liệu, có ý chí
vượt qua khó khăn khi thực hiện các nhiệm vụ học tập vận dụng, mở rộng.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Các hình ảnh theo sách giáo khoa;
- Máy chiếu, laptop, video.
- Giấy A3, bút dạ nhiều màu.
- Cân đồng hồ, cân y tế,...
- Phiếu học tập.
Phiếu học tập 1
Nhiệm vụ : Hãy kể tên những đơn vị đo khối lượng mà em biết? Đơn vị đo khối
lượng hợp pháp của nước ta là gì ?
Phiếu học tập 2
Nhiệm vụ :
Ngoài những loại cân được liệt kê ở các hình 5.2a, b, c, d hãy nêu thêm một số loại
cân mà em biết và nêu ưu thế của từng loại cân đó.
Phiếu học tập 3
Nhiệm vụ : xác đinh GHĐ và ĐCNN của cân 
Loại cân GHĐ ĐCNN
1. Cân Rôbecvan
2. Cân đồng hồ
3. Cân điện tử
Phiếu học tập 4
Nhiệm vụ : Có các cân như hình 5.3, để đo khối lượng cơ thể ta nên dùng loại cân
nào? Đo khối lượng hộp đựng bút ta nên dùng loại cân nào? Tại sao?
Phiếu học tập 5
Nhiệm vụ : 1.Em hãy quan sát hình 5.4 và nhận xét về cách hiệu chỉnh cân ở hình
nào thì thuận tiện hơn cho việc đo khối lượng của vật.
2.Quan sát hình 5.5 và cho biết cách đặt mắt để đọc khối lượng như thế nào là
đúng.
3.Hãy cho biết khối lượng mỗi thùng hàng trong hình 5.6 là bao nhiêu kilôgam? (Biết
ĐCNN của cân này là 1 kg).
Phiếu học tập 6
Nhiệm vụ: Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống để nêu được cách đo khối lượng
bằng cân đồng hồ.
Muốn đo khối lượng, ta cần tuân thủ theo các bước sau:
- Bước 1: Ước lượng ………………… cần đo.
- Bước 2: Chọn cân có……………………..và……………………………
- Bước 3: Điều chỉnh kim chỉ thị về vạch …………………….
- Bước 4: Đặt vật lên………………và đọc kết quả.
Bảng 5.2. Kết quả đo khối lượng
Vật cán Khối Chọn dụng cụ đo
Kết quả đo (g)
đo lượng khối lượng
ước Tên GHĐ ĐCNN Lẩn 1: Lán 2: Lấn 3:
lương dụng mì m, H
(g) 3
cụ đo
Viên bi
sắt

Cặp sách
Bảng kiểm số 1
Nội dung Kết quả
Câu hỏi đánh giá
đánh giá Có Không
Năng lực 1. HS có kể tên đơn vị đo khối lượng không?
thành 2. HS có chỉ ra được dụng cụ để đo khối lượng không?
3. HS có đọc được chính xác GHĐ và ĐCNN của cân
không?
phần
4. HS có đọc kết quả đo chính xác không?
NL tự 1. Học sinh có tích cực chủ động thực hiện nhiệm vụ
chủ tự được giao không?
học 2. HS có hỗ trợ bạn học trong hoạt động nhóm không?
Phẩm 1. HS có báo cáo đúng kết quả thí nghiệm đo khối
chất lượng không?
trung
thực
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A.KHỞI ĐỘNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: Khởi động
a) Mục tiêu: Tạo được hứng thú cho HS.
b) Nội dung: GV cho HS xem video để làm rõ mục tiêu trên.
c) Sản phẩm: Sự hứng thú vào bài học.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Giao nhiệm vụ: GV cho HS xem video: Có HS nhận nhiệm vụ.
hai cốc nước giống nhau chứa cùng một
thể tích chất lỏng: Một cốc chứa nước và
một cốc chứa dầu ăn.
Sau khi xem xong, hỏi HS khối lượng của
hai chất lỏng trong hai cốc có bằng nhau
không? Làm sao để biết chính xác được
điều đó?
Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: Cá HS thực hiện nhiệm vụ.
nhân HS suy nghĩ trả lời.
Chốt lại và đặt vấn đề vào bài: Để biết Chuẩn bị sách vở vào bài học mới.
được khối lượng của hai cốc có bằng nhau
hay không chúng ta đi vào tìm hiểu bài
mới.
B.HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 2: Tìm hiểu về đơn vị đo khối lượng
a) Mục tiêu: HS nêu được đơn vị đo khối lượng.
b) Nội dung: GV tổ chức cho HS hoạt động cặp đôi để làm rõ mục tiêu trên.
c) Sản phẩm: phiếu học tập số 1
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Giao nhiệm vụ: Các em hãy nhớ lại kiến HS nhận nhiệm vụ.
thức đã học ở tiểu học để hoàn thành
phiếu học tập số 1.
1. Hãy kể tên những đơn vị đo khối lượng
mà em biết? Đơn vị đo khối lượng hợp
pháp của nước ta là gì ?
Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: HS HS thực hiện nhiệm vụ: Hoàn thành
thảo luận nhóm đôi, sau đó trả lời vào phiếu học tập 1.
phiếu học tập số 1.
Báo cáo kết quả: - Nhóm được chọn trình bày kết quả
- Chọn 1 cặp đôi lên bảng trình bày kết ở phiếu học tập.
quả. - Nhóm khác nhận xét phần trình
- Mời nhóm khác nhận xét. bày của nhóm bạn.
- GV nhận xét khi các nhóm đã có ý kiến bổ
sung.
Tổng kết: Chốt lại kiến thức : Ghi bài vào vở
- Đơn vị đo khối lượng trong hệ thống đo
lường chính thức của nước ta hiện nay là
kilôgam (kilogram), kí hiệu là kg.
- Các đơn vị đo khối lượng phổ biến: g, kg,
yến, tạ, tấn,...
Hoạt động 3: Tìm hiểu về dụng cụ đo khối lượng
a) Mục tiêu: HS nêu được các dụng cụ đo khối lượng thường gặp.
b) Nội dung: GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm theo bàn ngồi để làm rõ mục tiêu
trên.
c) Sản phẩm: phiếu học tập số 2,3
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Giao nhiệm vụ: Học sinh quan sát hình 5.2 HS nhận nhiệm vụ.
a,b,c,d để hoàn thành phiếu học tập số 2,3.
2. Ngoài những loại cân được liệt kê ở các
hình 5.2a, b, c, hãy nêu thêm một số loại
cân mà em biết và nêu ưu thế của từng
loại cân đó.
3. Em hãy đọc tên loại cân dưới đây và cho
biết GHĐ và ĐCNN của cân.
Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: GV HS thực hiện nhiệm vụ : Hoàn thành
chia lớp thành các nhóm theo bàn ngồi, HS phiếu học tập 2,3.
thảo luận nhóm với nhau rồi trả lời câu hỏi
vào phiếu học tập 2,3.
Báo cáo kết quả:  - Nhóm được chọn trình bày kết quả
- Chọn 1 nhóm lên bảng trình bày kết quả. ở phiếu học tập.
- Mời nhóm khác nhận xét. - Nhóm khác nhận xét phần trình
- GV nhận xét khi các nhóm đã có ý kiến bổ bày của nhóm bạn.
sung.
Tổng kết: Chốt lại kiến thức : Ghi bài vào vở.
Để đo khối lượng người ta dùng cân.
Trên một số loại cân thông thường có ghi
GHĐ và ĐCNN:
GHĐ của cân là số lớn nhất ghi trên cân.
ĐCNN của cân là hiệu hai số ghi trên hai
vạch chia liên tiếp.
Có nhiều loại cân khác nhau: Cân
Robecvan, cân đòn, cân đồng hổ, cân y tế,
cân điện tử, cân tiểu li,...
Hoạt động 4: Ước lượng khối lượng của vật và lựa chọn cân phù hợp
a) Mục tiêu: HS rút ra được việc cần thiết ước lượng khối lượng của vật trước khi đo
từ đó lựa chọn loại cân phù hợp.
b) Nội dung: GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm theo bàn ngồi để làm rõ mục tiêu
trên.
c) Sản phẩm: phiếu học tập số 4
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Giao nhiệm vụ: HS quan sát hình 5.3 để HS nhận nhiệm vụ.
hoàn thành phiếu học tập số 4.
4.Có các cân như hình 5.3, để đo khối
lượng cơ thể ta nên dùng loại cân nào? Đo
khối lượng hộp đựng bút ta nên dùng loại
cân nào? Tại sao?
Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: GV HS thực hiện nhiệm vụ: Hoàn thành
chia lớp thành các nhóm theo bàn ngồi, phiếu học tập 4.
hướng dẫn các nhóm HS quan sát hình ảnh
5.3 và trả lời câu hỏi vào phiếu học tập 4.
Báo cáo kết quả: - Nhóm được chọn trình bày kết quả
- Chọn 1 nhóm lên bảng trình bày kết quả. ở phiếu học tập.
- Mời nhóm khác nhận xét. - Nhóm khác nhận xét phần trình
- GV nhận xét khi các nhóm đã có ý kiến bổ bày của nhóm bạn.
sung.
Hoạt động 5: Các thao tác khi đo khối lượng
a) Mục tiêu: HS rút ra được các thao tác khi sử dụng cân.
b) Nội dung: GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm theo bàn ngồi để làm rõ mục tiêu
trên.
c) Sản phẩm: phiếu học tập số 5,6
d) Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Giao nhiệm vụ: HS quan sát hình 5.4, 5.5, HS nhận nhiệm vụ.
5.6 để hoàn thành phiếu học tập số 5,6.
5.Em hãy quan sát hình 5.4 và nhận xét về
cách hiệu chỉnh cân ở hình nào thì thuận
tiện hơn cho việc đo khối lượng của vật.
6.Quan sát hình 5.5 và cho biết cách đặt
mắt để đọc khối lượng nhưthê nào là
đúng.
7.Hãy cho biết khối lượng mỗi thùng hàng
trong hình 5.6 là bao nhiêu kilôgam? (Biết
ĐCNN của cân này là 1 kg).
Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: GV HS thực hiện nhiệm vụ: Hoàn thành
chia lớp thành các nhóm theo bàn ngồi, phiếu học tập 5,6.
hướng dẫn từng nhóm HS quan sát hình
5.4, 5.5, 5.6 và trả lời câu hỏi vào phiếu
học tập 5,6.
Báo cáo kết quả: - Nhóm được chọn trình bày kết quả
- Chọn 1 nhóm lên bảng trình bày kết quả. ở phiếu học tập.
- Mời nhóm khác nhận xét. - Nhóm khác nhận xét phần trình
- GV nhận xét khi các nhóm đã có ý kiến bổ bày của nhóm bạn.
sung.
Tổng kết: Chốt lại kiến thức : Ghi bài vào vở.
Khi sử dụng cân đồng hồ để đo khối lượng
của một vật cẩn lưu ý:
Hiệu chỉnh cân về vạch số 0 trước khi đo.
Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với
mặt cân.
Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gẩn
nhất với đẩu kim của cân.
Hoạt động 6: Đo khối lượng bằng cân
a) Mục tiêu: HS thực hiện được phép đo khối lượng của một vật bằng cân.
b) Nội dung: GV tổ chức cho HS làm thực hành theo nhóm để làm rõ mục tiêu trên.
c) Sản phẩm: Bảng 5.2, Bảng kiểm số 1
d) Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Giao nhiệm vụ: HS thực hành đo khối HS nhận nhiệm vụ.
lượng của viên bi sắt và cặp sách. Hoàn
thành theo mẫu bảng 5.2.
8.Thực hiện lần lượt đo khối lượng của
viên bi sắt và cặp sách. Hoàn thành vào vở
theo mẫu bảng 5.2.
Mô tả cách đo, tiến hành đo khối lượng
hộp dựng bút của em và so sánh kết quả
đo được với kết quả ước lượng của em.
Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: GV HS thực hiện nhiệm vụ: thực hành
chia lớp thành các nhóm HS (thực hiện để hoàn thành bảng 5.2, bảng kiểm.
trong phòng thực hành). Bàn giao các dụng
cụ thực hành cho từng nhóm. Các nhóm
HS kiểm tra dụng cụ được giao và tiến
hành thực hiện các bước trong phép đo
khối lượng. Cụ thể là trả lời câu hỏi.
Báo cáo kết quả: - Nhóm được chọn trình bày kết quả
- Chọn 1 nhóm lên bảng trình bày kết quả. ở phiếu học tập.
- Mời nhóm khác nhận xét. - Nhóm khác nhận xét phần trình
- GV nhận xét khi các nhóm đã có ý kiến bổ bày của nhóm bạn.
sung.
Hoạt động 7: Vận dụng
a) Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi thực tế.
b) Nội dung: Dùng phiếu học tập để trả lời câu hỏi liên quan đến khối lượng trong
SGK.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Giao nhiệm vụ: Làm bài tập trong SGK HS nhận nhiệm vụ.
1.Nêu đơn vị đo khối lượng trong hệ thống đo
lường của nước ta và các ước số, bội số thường
dùng của đơn vị này.
2.Khi mua trái cây ở chợ, loại cân thích hợp là
A. cân tạ.        B. cân Roberval        C. cân đổng
hổ.        D. cân tiểu li.
3.Loại cân thích hợp để sử dụng cân vàng, bạc ở
các tiệm vàng là
A. cân tạ.        B. cân đòn.        C. cân đổng
hổ.        D. cân tiểu li.
4. Người bán hàng sử dụng cân đồng hồ như hình
bên để cân hoa quả. Hãy cho biết GHĐ, ĐCNN của
cân này và đọc giá trị khối lượng của lượng hoa
quả được đặt trên đĩa cân

Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: Thực hiện tại Thực hiện nhiệm vụ ở nhà.
nhà.
Báo cáo kết quả:Tiết học sau nộp lại cho GV. HS nộp lại phiếu trả lời cho
GV.
C. DẶN DÒ
- HS về nhà học bài, làm bài tập SGK.
- Chuẩn bị bài tiếp theo: đọc bài trước ở nhà.
D. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THƯỜNG XUYÊN
Yêu cầu HS về nhà tiến hành đo khối lượng của các vật trong nhà theo mẫu:
 Họ và tên:.............................................................................lớp:.............................
Thực hành đo khối lượng của các vật trong nhà.
TIẾN HÀNH ĐO
Loại cân GHĐ ĐCNN Tên vật Khối lượng
Bài 6: ĐO THỜI GIAN
Môn học: Khoa học tự nhiên lớp 6
Thời gian thực hiện: 02 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
- Lấy được ví dụ chứng tỏ giác quan của chúng ta có thể cảm nhận sai về thời gian của
một hoạt động.
- Nêu được cách đo, đơn vị đo và dụng cụ thường dung để đo thời gian.
- Xác định được tầm quan trọng của việc ước lượng thời gian trước khi đo; ước lượng
được thời gian trong một số trường hợp đơn giản.
- Chỉ ra được một số thao tác sai khi đo thời gian bằng đồng hồ và nêu được cách
khắc phục thao tác sai đó.
- Đo được thời gian của một hoạt động bằng đồng hồ.
2. Về năng lực
a) Năng lực chung
- Tự chủ và tự học: Tự phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm khi hợp
tác, tự quyết định cách thức thực hiện nhiệm vụ hợp tác;
- Giao tiếp và hợp tác: Tương tác tích cực giữa các thành viên trong nhóm khi thực
hiện nhiệm vụ hợp tác;
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải quyết các vấn đề xảy ra trong quá trình thảo luận
nội dung liên quan đến phép đo thời gian.
b) Năng lực chuyên biệt
- Nhận thức khoa học tự nhiên: Nêu được cách đo, đơn vị và dụng cụ thường dung để
đo thời gian của một hoạt động; Nêu được tầm quan trọng của việc ước lượng thời
gian trong một số trường hợp đơn giản;
- Tìm hiểu tự nhiên: Chỉ ra được một số thao tác sai khi đo thời gian và nêu được cách
khắc phục thao tác sai đó;
- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Đo được thời gian của một hoạt động bằng
đồng hồ.
3. Về phẩm chất
- Khách quan, Trung thực trong thu thập và xử lí số liệu, viết và nói đúng với kết quả
thu thập;
- Có ý thức tôn trọng ý kiến của các thành viên trong nhóm khi hợp tác;
- Chủ động thực hiện nhiệm vụ thu thập các dữ liệu để khám phá vấn đề.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Các hình ảnh theo sách giáo khoa.
- Phiếu trả lời câu hỏi của nhóm.
- Máy chiếu.
- Phiếu học tập 1 và 2.
- Phiếu hoạt động nhóm.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Nhiệm vụ 1: Nối Tên gọi – Hình ảnh thích hợp
Tên
Hình ảnh
gọi
Đồng
hồ
bấm ● ●
giây

Đồng
hồ
treo ● ●
tườn
g

Đồng
hồ ● ●
cát
Đồng
hồ
● ●
đeo
tay

Đồng
hồ
● ●
để
bàn
Đồng
điện ● ●
tử

Nhiệm vụ 2: Đồng hồ bấm giây cơ học có:


- Giới hạn đo (GHĐ)
là: ...........................................................................................................
- Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN)
là: ................................................................................................
- Giá trị hiển thị trên đồng hồ là: ....................(s)
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Tên thành viên: ............................................................
                            ............................................................
Nhiệm vụ 1: Sắp xếp các bước đo thời gian thích hợp
- Bước ...: Thực hiện đo thời gian bằng đồng hồ.
- Bước ...: Chọn đồng hồ phù hợp.
- Bước ...: Ước lượng thời gian cần đo.
- Bước ...: Hiệu chỉnh đồng hồ trước khi đo.
- Bước ...: Đọc và ghi kết quả mỗi lần đo.
Nhiệm vụ 2: Đo thời gian 2 bạn đi từ đầu đến cuối lớp học
- Thời gian ước
lượng: ........................................................................................................
- Chọn dụng cụ
đo: .............................................................................................................
-
GHĐ: ..............................................................................................................................
.
-
ĐCNN: ............................................................................................................................
.
- Tiến hành đo:
Kết quả đo
Đối tượng
Lần 1 Lần 2 Lần 3
cần đo

Bạn 1
Bạn 2
PHIẾU HOẠT ĐỘNG NHÓM
Nhó
m 1:
Nhó
m 2:
Nhó
m 3:
Nhó
m 4:

Hình 1 (GHĐ – ĐCNN – Giá trị)


Nhó
m 1:
Nhó
m 2:
Nhó
m 3:
Nhó
m 4:

Hình 2 (GHĐ – ĐCNN – Giá trị)


Nhó
m 1:
Nhó
m 2:
Nhó
m 3:
Nhó
m 4:

Hình 3 (Giá trị)


Nhó
m 1:
Nhó
m 2:
Nhó
m 3:
Nhó
m 4:

Hình 4 (Giá trị)


III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
TIẾT 1
A. KHỞI ĐỘNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: Đặt vấn đề (15 phút)
a) Mục tiêu:  Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài thực hành.
b) Nội dung: HS dưới sự hướng dẫn của GV, HS trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của
GV.
+ Giác quan ta có thể cảm nhận sai về thời gian.
+ Để xác định được thời gian một cách chính xác, các em cần phải sử dụng dụng cụ đo
phù hợp.
c) Sản phẩm: Sự hứng thú với bài học.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Giao nhiệm vụ:
Nhiệm vụ 1: Chơi trò chơi đếm giây
- Cách chơi:
  + GV chọn ngẫu nhiên 3-5 HS tham gia trò
chơi.
  + Khi GV ra hiệu lệnh, HS sẽ tiến hành ước
lượng thời gian là 30s bằng cách đếm. Sau khi
đếm xong, HS ra hiệu bằng cách giơ tay.
  + GV dùng đồng hồ bấm giây để đánh dấu lại
các mốc mà HS giơ tay.
  + HS thắng cuộc là HS ước lượng đúng hoặc
gần với 30s nhất.
Nhiệm vụ 2: HS quan sát đồng hồ bấm giây và
xem 1 clip về cuộc thi điền kinh (Link: 1), trả
lời các câu hỏi sau:
- Đơn vị đo thời gian trong đồng hồ bấm giây
là gì?
- Vì sao phải sử dụng đồng hồ bấm giây để đo
thời gian trong các cuộc thi đấu thể thao?
Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ HS tham gia thực hiện 2 nhiệm vụ.
GV hướng dẫn HS thực hiện 2 nhiệm vụ.

Báo cáo kết quả hoạt động: HS xung phong trả lời các câu hỏi.
- Nhiệm vụ 1: GV yêu cầu HS đưa ra ý kiến về
việc cảm nhận thời gian trong trò chơi.
(Gợi ý kết quả: Ta có thể cảm nhận sai về thời
gian nếu không sử dụng dụng cụ đo).
- Nhiệm vụ 2: Chọn ngẫu nhiên 1 số HS trả lời
các câu hỏi
(Gợi ý kết quả:
  + Đơn vị đo thời gian: giây (s).
  + Vì độ chia nhỏ để và giới hạn đo phù hợp
với thời gian vận động viên chạy.)
=> Tùy vào từng trường hợp, chúng ta cần
phải sử dụng dụng cụ đo phù hợp.
Chốt lại và đặt vấn đề vào bài: Để xác định HS lắng nghe, chuẩn bị sách vở học
được thời gian một cách chính xác, các em bài mới.
cần phải sử dụng dụng cụ đo phù hợp.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 2: Tìm hiểu về đơn vị và dụng cụ đo thời gian
a) Mục tiêu:  HS nêu được đơn vị đo thời gian.
b) Nội dung: HS dựa vào kiến thức có sẵn nhắc lại đơn vị đo thời gian.
c) Sản phẩm: HS nêu được:
- Đơn vị đo thời gian: giây (s), phút, giờ, tuần, ...
- Đơn vị đo thời gian trong hệ thống đo lượng nước ta là giấy, kí hiệu: s.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Giao nhiệm vụ:  HS nhận nhiệm vụ.
GV yêu cầu HS nhắn lại đơn vị và dụng cụ đo thời
gian đã biết.
Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: HS dựa vào kiến thức sẵn có
để viết ra.
Báo cáo kết quả: - HS xung phong trình bày.
- Chọn ngẫu nhiên 1 số HS báo cáo kết quả thực hiện - HS đưa ra ý kiến lựa chọn.
nhiệm vụ.
- GV nhận xét và bổ sung.
- Đặt câu hỏi: Vậy trong các đơn vị trên, đơn vị bào
được chọn làm đơn vị đo thời gian chính thức của
nước ta?
(Gợi ý câu trả lời đúng
- Đơn vị đo thời gian: giây (s), phút, giờ, tuần, ...
- Đơn vị đo thời gian trong hệ thống đo lượng nước
ta là giấy, kí hiệu: s.)
Tổng kết: GV cho HS ghi lại nội dung của câu trả lời. Ghi vào vở.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về dụng cụ đo thời gian 
a) Mục tiêu:  HS nhận biết được dụng cụ đo thời gian là đồng hồ và nhận biết được
tên gọi các loại đồng hồ.
b) Nội dung: HS tham gia trò chơi nối cột: Hình ảnh – Tên gọi của các loại đồng hồ.
c) Sản phẩm: Phiếu học tập số 1.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV Ho
ạt
độ
ng
của
HS
Giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm nhận 1 phiếu học tập. HS
nh
ận
nhi
ệm
vụ.
Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: GV yêu câu HS thực hiện nhiệm vụ 1 HS
- Nhiệm vụ 1: Yêu cầu các nhóm nối cột A và và cột B thích hợp. thự
c
hiệ
n
nhi
ệm
vụ.
Báo cáo kết quả: GV xem mỗi đội đã ghép đúng chưa. -
(Gợi ý kết quả HS
xu
ng
ph
on
g
trìn
h
bày
.
-
Các
HS
lắn
g
ng
he,
đư
a
ra
nh
ận
xét
.

Đồng hồ bấm giờ cơ Đồng hồ điện tử

Đồng hồ cát Đồng hồ treo tường


Đồng hồ để bàn Đồng hồ đeo tay
GV đặt câu hỏi:
- Tên gọi chung các dụng cụ đo thời gian là gì?
- GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ 2.
Gợi ý trả lời:
- Giới hạn đo (GHĐ) là: 60s
- Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) là: 1s
- Giá trị hiển thị trên đồng hồ là: 3s
Tổng kết: GV cho HS ghi lại nội dung của câu trả lời. Ghi
vào
vở.
Hoạt động 4: Luyện tập củng cố tiết học
a) Mục tiêu: HS đọc giá trị của một số loại đồng hồ.
b) Nội dung: Quan sát hình ảnh và độc giá trị hiển thị trên đồng hồ.
c) Sản phẩm: Phiếu hoạt động nhóm.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi Nhận nhiệm vụ
nhóm nhận 1 hình ảnh.
Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ
- Mỗi nhóm ghi lại kết quả vào vị trí tên nhóm của
mình, sau khi ghi xong, nhóm sẽ chuyền tờ giấy cho
các nhóm còn lại.
- GV quan sát, hỗ trợ học sinh khi cần thiết.
Báo cáo kết quả HS theo dõi và ghi nhận.
- GV thu lại hình ảnh, chia lại cho nhóm bất kì.
Tiến hành sửa bài.
Gợi ý kết quả:
- Hình 1: GHĐ: 99 phút 99 giây 99, ĐCNN, 0,01s
Giá trị đo: 10 phút 53 giấy 23.
- Hình 2: GHĐ: 60 phút, ĐCNN: 1s,
Giá trị đo: 8 – 9s.
- Hình 3: Giá trị: 1 giờ 50 phút 30 giây.
- Hình 4: Giá trị: 2 giờ 10 phút.
Tổng kết: GV nhắc lại kiến thức của bài. HS hệ thống lại kiến thức.
TIẾT 2
Hoạt động 5: Ước lượng thời gian và lựa chọn đồng hồ
a) Mục tiêu: Xác định được tầm quan trọng của việc ước lượng thời gian trước khi
đo; ước lượng được thời gian trong một số trường hợp đơn giản.
b) Nội dung: Ước lượng đúng thời gian và chọn đúng đồng hồ để đo.
c) Sản phẩm: Câu trả lời câu hỏi của học sinh.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Giao nhiệm vụ: Yêu cầu học sinh đọc và trả lời câu Nhận nhiệm vụ
hỏi 3, 4 trong SGK.
Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: HS dựa vào kiến thức có sẵn
- GV quan sát, hỗ trợ học sinh khi cần thiết. về các loại đồng hồ để trả lời
câu 3.
HS dựa vào phán đoan, trả
lời câu 4.
Báo cáo kết quả: HS xung phong trả lời câu
- GV chọn ngẫu nhiên  một số HS trả lời câu hỏi. hỏi.
- GV nhận xét, bổ sung. Các HS còn lại lắng nghe,
Gợi ý kết quả nhận xét.
- Câu 3: Đồng hồ bấm giây. Vì độ chia nhỏ để và giới
hạn đo phù hợp với thời gian vận động viên chạy.
- Câu 4: từ 3-10 giây.
Tổng kết: GV cho HS ghi bài. HS ghi bài vào vở.
Hoạt động 6: Tìm hiểu cách sử dụng đồng hồ đúng cách (10 phút)
a) Mục tiêu: 
- HS biết cách sử dụng đồng hồ đúng cách.
- Chỉ ra được một số thao tác sai khi đo thời gian bằng đồng hồ và nêu được cách
khắc phục thao tác sai đó.
b) Nội dung: Các thao tác đúng khi sử dụng đồng hồ.
c) Sản phẩm: Câu trả lời câu hỏi của học sinh.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Giao nhiệm vụ: Yêu cầu học sinh quan sát hình ảnh Nhận nhiệm vụ.
6.4; 6.5; 6.6 trong SGK và cho biết trong 2 trường
hợp a và b, trường hợp nào sử dụng đồng hồ đúng
cách
Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát hình ảnh, thảo
- GV quan sát, hỗ trợ học sinh khi cần thiết. luận.
Báo cáo kết quả: HS xung phong trả lời câu
- GV chọn ngẫu nhiên  một số HS trả lời câu hỏi. hỏi.
- GV nhận xét, bổ sung. Các HS còn lại lắng nghe,
Gợi ý kết quả: các trường hợp sử dụng đồng hồ nhận xét.
đúng cách:
- Hình 6.4_b: Hiệu chỉnh đồng hồ về 0 trước khi đo.
- Hình 6.5_a: Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc
với đồng hồ.
- Hình 6.6_a: Đọc và ghi kết qua đo theo vạch chia
gần nhất với đầu kim của đồng hồ.
Tổng kết: GV cho HS ghi lại câu trả lời. HS ghi bài vào vở.
Hoạt động 7: Đo thời gian bằng đồng hồ (25 phút)
a) Mục tiêu: Đo chính xác thời gian của một hoạt động bằng đồng hồ.
b) Nội dung: Sử dụng các bước để đo thời gian.
c) Sản phẩm: Phiếu học tập số 2.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Giao nhiệm vụ: GV chia nhóm, mỗi nhóm gồm 2 Nhận nhiệm vụ.
bạn, mỗi nhóm nhận 1 phiếu học tập.
Chọn ra 2 bạn thực hiện nhiệm vụ đi từ đầu đến
cuối lớp học để các nhóm đo thời gian.
Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: Các nhóm tiến hành các
- GV quan sát, hỗ trợ học sinh khi cần thiết. nhiệm vụ
Báo cáo kết quả: Các nhóm xung phong trả lời
- GV chọn ngẫu nhiên  một số nhóm trình bày kết câu hỏi.
quả. Các nhóm còn lại lắng nghe,
- GV nhận xét, bổ sung. nhận xét.
Tổng kết: GV cho HS ghi lại các bước đo thời gian. HS ghi bài vào vở.
C. DẶN DÒ
- HS về nhà học bài, làm bài tập 1, 2, 3 trong SGK;
- Chuẩn bị bài tiếp theo: đọc bài trước ở nhà.
D. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THƯỜNG XUYÊN
Yêu cầu HS về nhà tiến hành đo thời gian đi từ nhà đến trường và ngược lại của mình
theo mẫu:
 Họ và tên:.............................................................................lớp:.............................
Thực hành đo thời gian di chuyển từ nhà đến trường – từ trường về nhà.
- Thời gian ước lượng:
+ Từ nhà đến
trường:...........................................................................................................
+ Từ trường về
nhà:.............................................................................................................
- Chọn dụng cụ
đo: .............................................................................................................
-
GHĐ: ............................................................................................................................
...
-
ĐCNN: ..........................................................................................................................
...
TIẾN HÀNH ĐO
Kết quả đo
Đối tượng
Lần 1 Lần 2 Lần 3
cần đo

Từ nhà đến
trường
Từ trường về nhà
Bài 7: THANG NHIỆT ĐỘ CELSIUS. ĐO NHIỆT ĐỘ
Môn học: Khoa học tự nhiên lớp 6
Thời gian thực hiện : 03 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
- Lấy được ví dụ chứng tỏ giác quan của chúng ta có thể cảm nhận sai vế nhiệt độ các
vật.
- Phát biểu được nhiệt độ là số đo độ "nóng", "lạnh" của vật
- Nêu được cách xác định nhiệt độ trong thang nhiệt độ Celsius.
- Nêu được sự nở vì nhiệt của chất lỏng được dùng làm cơ sở để đo nhiệt độ.
- Xác định được tám quan trọng của việc ước lượng nhiệt độ trước khi đo; Ước lượng
được nhiệt độ trong một số trường hợp đơn giản.
- Đo được nhiệt độ bằng nhiệt kế
2. Về năng lực
a) Năng lực chung
-Tự chủ và tự học: Tự quyết định cách thức giải quyết vấn đề, tự đánh giá về quá
trình và kết quả giải quyết vấn để;
- Giao tiếp và hợp tác: Thảo luận với các thành viên trong nhóm để hoàn thành các
nhiệm vụ học tập của nhóm theo yêu cẩu;
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Chủ động đề ra kế hoạch, cách thức giải quyết vấn
đề, cách thức xử lí các vấn đề phát sinh một cách sáng tạo khi giải quyết vấn đề
nhằm đạt được kết quả tốt nhất.
b) Năng lực chuyên biệt
- Nhận thức khoa học tự nhiên: Phát biểu được nhiệt độ là số đo độ "nóng","lạnh"
của vật; Nêu được cách xác định nhiệt độ trong thang nhiệt độ Celsius; Nêu được
sự nở vì nhiệt của chất lỏng được dùng làm cơ sở để đo nhiệt độ; Nêu được tầm
quan trọng của việc ước lượng trước khi đo nhiệt độ trong một số trường hợp đơn
giản;
- Tìm hiểu tự nhiên: Lấy được ví dụ chứng tỏ giác quan của chúng ta có thể cảm
nhận sai về nhiệt độ các vật;
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Đo được nhiệt độ các vật bằng nhiệt kế.
3. Về phẩm chất
- Khách quan, trung thực trong thu thập và xử lí số liệu, viết và nói đúng với kết quả
thu thập;
- Chăm chỉ trong học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Các hình 7.1; 7.2; 7.3; 7.4; 7.5; 7.6
 - Phiếu trả lời câu hỏi của nhóm;
 - Ti vi, bảng nhóm;  
 - Bảng 7.1 kết quả đo nhiệt độ

Nhiệt độ Chọn dụng cụ đo nhiệt độ Kết quả đo (°C)


Đối tượng
ước lượng
cần đo Tên dụng Lần 1: Lần 2: Lần 3: (tn +12 +tj)
(°C) GHĐ ĐCNN
cụ đo t1 t2 t3 3
Cốc 1
Cốc 2
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: GV đặt vấn đề theo gợi ý trong SGK
a) Mục tiêu: Tạo ra cho HS sự hứng thú để HS bày tỏ quan điểm cá nhân về khoa học
tự nhiên, vai trò của khoa học tự nhiên trong việc giúp HS tìm hiểu về nhiệt độ.
b) Nội dung: GV tổ chức cho HS xác định nhiệt độ cơ thể của các bạn bên cạnh bằng
cách cho HS sờ trán một số bạn, rồi đưa ra nhận xét về nhiệt độ cơ thể của các bạn. 
c) Sản phẩm: Sự hứng thú với bài học.
d) Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Thông báo luật chơi: Thực hiện sờ trán Ghi nhớ sự hướng dẫn của GV.
bạn kế bên để trả lời câu hỏi.
Giao nhiệm vụ: HS xác định nhiệt độ cơ Nhận nhiệm vụ.
thể của các bạn bên cạnh bằng cách cho
HS sờ trán một số bạn.
Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: GV Thực hiện nhiệm vụ.
hướng dẫn HS thực hiện, hỗ trợ khi cần
thiết.
Chốt lại và đặt vấn đề vào bài: Các em Chuẩn bị sách vở học bài mới.
đã đưa ra nhận xét về nhiệt độ cơ thể
của các bạn. Bài học hôm nay chúng ta
sẽ làm rõ các vấn đề trên.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 2: Tìm hiểu về nhiệt độ và nhiệt kế
a) Mục tiêu:  Nêu được nhiệt độ là số đo độ "nóng","lạnh"của vật; Nêu được nhiệt
kế là dụng cụ đo nhiệt độ của vật; Nhớ được cấu tạo của nhiệt kế gồm bầu đựng
chất lỏng, ống quản, thang chia độ; Nguyên tắc hoạt động của nhiệt kế dựa trên
hiện tượng dãn nở vì nhiệt của các chất lỏng khác nhau.
b) Nội dung: GV chia lớp thành các nhóm theo bàn ngồi, Thực hiện thí nghiệm 1
như mô tả ở SGK và cho biết cảm nhận của em về độ "nóng","lạnh"ở các ngón tay
khi nhúng vào cốc 2 có như nhau không. Từ đó em có thể rút ra nhận xét gì? Để so
sánh độ "nóng", "lạnh" của các vật, người ta dùng đại lượng nào? Kể tên một sổ
loại dụng cụ đo nhiệt độ mà em biết.
c) Sản phẩm: HS trả lời các nội dung 1,2, 3 trong SGK.
d) Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Giao nhiệm vụ: Thực hiện thí nghiệm 1 như mô tả Nhận nhiệm vụ.
ở SGK. Cho biết GHĐ và ĐCNN của mỗi nhiệt kế ở
các hình 7.3, 7.4, 7.5.
Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: 2 bạn ngồi Thảo luận cặp đôi hoàn thành.
cạnh nhau sẽ ghép thành một cặp đôi, thảo luận và
hoàn thành các nội dung 1,2, 3 và bài luyện
tập trong SGK.  Sau khi thảo luận xong, nhóm nào
xung phong trình bày và chất lượng tốt sẽ có điểm
cộng.
Báo cáo kết quả: - Nhóm được chọn trình bày
- Chọn 1 cặp đôi lên bảng trình bày kết quả. kết quả.
- Mời nhóm khác nhận xét. - Nhóm khác nhận xét phần
- GV nhận xét sau khi các nhóm đã có ý kiến bổ trình bày của nhóm bạn.
sung.
Tổng kết: - Kết luận về khái niệm, đơn vị
- Tổng hợp để đi đến kết luận về nhiệt độ. Để so đo nhiệt độ.
sánh độ "nóng", "lạnh" của các vật, người ta dùng - Ghi kết luận vào vở.
đại lượng nào? Kể tên một số loại dụng cụ đo
nhiệt độ mà em biết. GV nhận xét bài luyện tập
của các nhóm.  
- Yêu cầu HS chốt lại kết luận về khái niệm nhiệt độ,
đơn vị đo nhiệt độ.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về thang nhiệt độ Celsius
a) Mục tiêu:   GV giới thiệu cho HS về thang  nhiệt độ Celsius.
b) Nội dung: GV tổ chức cho HS hoạt động cặp đôi để làm rõ mục tiêu trên
c) Sản phẩm: Bài thuyết trình về thang  nhiệt độ Celsius.
d) Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Giao nhiệm vụ: GV sử dụng phương pháp thuyết Nhận nhiệm vụ.
trình để giới thiệu về nhà vật lí Celsius và thang
nhiệt độ Celsius.
Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: Sau khi HS Thảo luận cặp đôi hoàn
nghe GV trình bày, GV hướng dẫn HS tìm hiểu thêm thành.
ở phần "Đọc thêm". Nhóm nào xung phong trình
bày và chất lượng tốt sẽ có điểm cộng.
Báo cáo kết quả: - Nhóm được chọn trình bày
- Chọn 1 cặp đôi lên bảng trình bày kết quả. kết quả.
- Mời nhóm khác nhận xét. - Nhóm khác nhận xét phần
- GV nhận xét sau khi các nhóm đã có ý kiến bổ trình bày của nhóm bạn.
sung.
Tổng kết: - HS lắng nghe
- Tổng hợp ý kiến của các nhóm sau khi GV nhận
xét.
Hoạt động 4: Thực hành đo nhiệt độ
a) Mục tiêu: Ước lượng nhiệt độ của vật và lựa chọn nhiệt kế phù hợp.
b) Nội dung: GV hướng dẫn để HS biết được sự cần thiết phải ước lượng nhiệt độ
của vật cần đo từ đó lựa chọn loại nhiệt kế phù hợp.
c) Sản phẩm: Điền kết quả bảng 7.1.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành các nhóm theo Nhận nhiệm vụ.
bàn ngồi, hướng dẫn các nhóm HS thực hành phép
đo theo hướng dẫn trong SGK.
Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: GV hướng dẫn Thực hiện đo nhiệt độ hai cốc
để HS thực hành phép đo nhiệt độ hai cốc nước nước bằng nhiệt kế.
bằng nhiệt kế.
GV quan sát hỗ trợ HS khi cần thiết.
Báo cáo kết quả: Điền kết quả vào vở học theo mẫu Theo dõi đánh giá của GV.
bảng 7.1. GV sẽ đánh giá một số nhóm.
Tổng kết: GV hướng dẫn HS rút ra kết luận theo - Ghi kết luận vào vở.
SGK.
Khen ngợi HS. Yêu cầu HS chốt lại các bước cần
thực hiện khi đo nhiệt độ.
Hoạt động 5: Vận dụng
a) Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi thực tế.
b) Nội dung: Dùng phiếu học tập để trả lời câu hỏi về các loại nhiệt kế trong SGK.
c) Sản phẩm: Phiếu trả lời câu hỏi của học sinh.
d) Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Giao nhiệm vụ: Trả lời câu hỏi: Tại sao chỉ có nhiệt Nhận nhiệm vụ.
kế thuỷ ngân, nhiệt kế rượu mà không có nhiệt kế
nước? Mô tả cách đo và thực hành đo nhiệt độ của
cơ thể em.
Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: Thực hiện tại Thực hiện nhiệm vụ ở nhà.
nhà, GV đưa ra hướng dẫn cần thiết.
Báo cáo kết quả:  Tiết học sau nộp lại cho GV.
C. DẶN DÒ
- HS về nhà học bài, làm BT SGK, SBT;
- Chuẩn bị bài tiếp theo: Đọc bài trước ở nhà.
D. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THƯỜNG XUYÊN
    Kết thúc bài học, GV cho HS tự đánh giá theo bảng sau:
Họ tên HS:…………………………………….
Các tiêu chí Tốt Khá Trung Chưa
bình đạt
Chuẩn bị bài trước khi đến lớp
Tham gia các hoạt động nhóm theo yêu cầu của
GV
Nêu được khái niệm nhiệt độ, đơn vị đo nhiệt
độ, các bước cần thực hiện khi đo nhiệt độ.
Lấy được ví dụ một số loại dụng cụ đo nhiệt độ
mà em biết trong đời sống
 ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 1
Môn học: Khoa học tự nhiên lớp 6
Thời gian thực hiện: 01 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Hệ thống hoá được kiến thức về các phép đo: đo các đại lượng và các bước đo các
đại lượng
2. Về năng lực
a) Năng lực chung
-Tự chủ và tự học:Thực hiện các nhiệm vụ của bản thân trong chủ đề ôn tập;
- Giao tiếp và hợp tác: Chủ động, gương mẫu, phối hợp các thành viên trong nhóm
hoàn thành các nội dung ôn tập chủ để;
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải quyết vấn đề thông qua việc giải bài tập.
b) Năng lực chuyên biệt 
Hệ thống hoá được kiến thức về các phép đo.
3. Về phẩm chất
- Có ý thức tìm hiểu về chủ đề học tập, say mê và có niềm tin vào khoa học;
- Quan tâm đến bài tổng kết của cả nhóm, có ý chí vượt qua khó khăn khi thực hiện
các nhiệm vụ học tập vận dụng, mở rộng.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
- Máy chiếu, bảng nhóm
-  Phiếu học tập, thang đo
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HỆ THỐNG HÓA KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Vẽ sơ đồ tư duy
a) Mục tiêu: Hệ thống hoá được kiến thức về các phép đo cơ bản như: Đo chiều dài,
đo khối lượng, đo thời gian, đo nhiệt độ.o
b) Nội dung: GV định hướng cho HS hệ thống hoá được kiến thức về đo chiều dài,
đo  khối lượng, đo thời gian, đo nhiệt độ.
c) Sản phẩm: sơ đồ tư duy hoàn thiện
d) Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Giao nhiệm vụ: GV trình chiếu sơ đồ tư duy Nhận nhiệm vụ
bị khuyết chữ để học sinh hoàn thiện nội
dung

Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ:  Các nhóm tiến hành vẽ sơ đồ tư duy.
Giáo: GV chia lớp thành các nhóm như trò
chơi trước, các nhóm có 3 phút để chỉnh
sửa lại sơ đồ tư duy của mình và 2 phút để
trình bày ý tưởng và 5 phút để phản biện,
nhận xét các nhóm khác. Nhóm nào thắng
trong trò chơi trước sẽ được quyền quyết
định thứ tự nhóm nào lên trình bày
Hướng dẫn HS thiết kế sơ đồ tư duy để
tổng kết những kiến thức cơ bản của chủ
đề
Báo cáo kết quả: - Nhóm được chọn lên trình bày ý
- Các nhóm lên trình bày sơ đồ tuy duy của tưởng
mình - Các nhóm khác nhận xét phần trình
- Mời các nhóm khác nhận xét bày của nhóm bạn
- Giáo viên nhận xét sau khi các nhóm khác
đã có ý kiến bổ sung
Tổng kết: Vẽ sơ đồ tư duy vào vở
-Tổng hợp lại kiến thức từ sơ đồ tư duy của
các em
B. BÀI TẬP
Hoạt động 2: Hướng dẫn giải bài tập
a) Mục tiêu: Định hướng cho HS giải một số bài tập phát triển năng lực khoa học tự
nhiên cho cả chủ đề.
b) Nội dung: GV hướng dẫn cho HS giải bài tập trong SGK.
c) Sản phẩm: Hoàn thành bài tập SKG.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Giao nhiệm vụ: GVchia lớp thành các nhóm. Nhận nhiệm vụ
Phổ biến luật chơi “cuộc đua kì thú”, có 3
vòng chơi:
Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ Lắng nghe, ghi nhớ.
Vòng 1: GV trình chiếu câu hỏi, trong 1 phút
các nhóm phải hoàn thành câu trả lời vào
bảng chính. Nhóm hoàn thành nhanh và chính
xác nhất được 20 điểm, các nhóm còn lại
được 15, 10, 5 điểm
Vòng 2: GV trình chiếu câu hỏi, trong 1 phút
các nhóm phải hoàn thành câu trả lời vào
bảng chính. Nhóm hoàn thành nhanh và chính
xác nhất được 20 điểm, các nhóm còn lại
được 15, 10, 5 điểm
Vòng 3: GV đưa ra câu hỏi, các nhóm thảo
luận đưa ra đáp án,  đội nào có câu trả lời
nhanh và chính xác nhất được 20 điểm, các
đội còn lại lần lượt là  15, 10, 5 điểm
Báo cáo kết quả -Một nhóm trình bày câu trả lời
-Các nhóm lần lượt giơ bảng - Các nhóm khác nhận xét câu trả
-GV chọn 1 nhóm trình bày câu trả lời lời của nhóm bạn
- Giáo viên nhận xét sau khi các nhóm khác đã
có ý kiến bổ sung
Tổng kết: Giáo viên đưa ra câu trả lời đúng HS lắng nghe so sánh với câu trả lời
nhất và cho điểm các nhóm của mình.
C. DẶN DÒ
Ôn tập, hoàn thành các bài tập chủ đề 1.
Đọc, chuẩn bị chủ đề 2: “Các thể của chất”.
D. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THƯỜNG XUYÊN
Gv quan sát , Thang đo về hoạt động nhóm.
 Nội dung quan sát Hoàn toàn Đồng ý Phân Không Hoàn toàn
đồng ý vân đồng ý không đồng
ý
Thảo luận sôi nổi
Các HS trong nhóm
đều tham gia hoạt
động
Kết quả sản phẩm tốt
PHIẾU HỌC TẬP VÒNG 1
Câu 1: Có hai nhiệt kế là nhiệt kế rượu và nhiệt kế thuỷ ngân. Cho biết nhiệt độ sôi
của rượu và thuỷ ngân lần lượt là 78 °c và 357 °c. Dùng nhiệt kế nào có thể đo được
nhiệt độ của nước đang sôi?
A. Dùng được cả hai nhiệt kế.        B. Không dùng được cả hai nhiệt kế.
C. Chỉ dùng được nhiệt kế rượu.        D. Chỉ dùng được nhiệt kế thuỷ ngân.

PHIẾU HỌC TẬP VÒNG 2


Hãy lập bảng theo mẫu sau và chọn thước đo phù hợp nhất với các đối tượng cần đo:

                 Loại thước Thước kẻ dài


Thước cuộn Thước dây Thước kẹp
Đối tượng 30 cm

Chiều dài lớp học

Chiểu cao của người

Đường kính ruột bút chì


Đường kính miệng cốc
uống nước
PHIẾU HỌC TẬP VÒNG 3
1. Có một cái cân đổng hổ đã cũ và không còn chính xác, làm thế nào có thể cân chính
xác khói lượng của một vật nếu cho phép dùng thêm một hộp chứa nhiều loại quả
cân khác nhau?
2. Để thực hiện đo thời gian khi đi từ cổng trường vào lớp học em dùng loại đồng hồ
nào? Giải thích sự lựa chọn và trình bày các bước đo

CHỦ ĐỀ 9: LỰC
Bài 35: LỰC VÀ BIỂU DIỄN LỰC
Môn học: Khoa học tự nhiên lớp 6
Thời gian thực hiện: 02 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
- Lấy được ví dụ để chứng tỏ lực là sự đẩy hoặc sự kéo.
- Biểu diễn được một lực bằng một mũi tên có điểm đặt tại vật chịu tác dụng lực, có
độ lớn và theo hướng của sự kéo hoặc đẩy.
2. Về năng lực
a) Năng lực chung
- Tự chủ và tự học: Tự học có hướng dẫn của GV để tìm hiểu về lực và cách biểu diễn
lực bằng mũi tên;
- Giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn đạt về khái niệm, phân
loại và cách biểu diễn lực;
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận hiệu quả với các thành viên trong nhóm để
hoàn thành các phương án tìm hiểu lực và biểu diễn lực.
b) Năng lực chuyên biệt
Hình thành cho học sinh năng lực khoa học tự nhiên:
- Nhận thức khoa học tự nhiên: Biểu diễn được một lực bằng một mũi tên có điểm
đặt tại vật chịu tác dụng lực, có độ lớn và theo hướng của sự kéo hoặc đẩy;
- Tìm hiểu tự nhiên: Lấy được ví dụ để chứng tỏ lực là sự đẩy hoặc sự kéo;
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Xác định được sự đẩy và kéo ở các trường hợp
cụ thể trong cuộc sống và biểu diễn được một lực lên hình vẽ.
3. Về phẩm chất
- Kiên trì, tỉ mỉ, cẩn thận trong quá trình quan sát, thu thập và xử lí số liệu, có ý chí
vượt qua khó khăn khi thực hiện các nhiệm vụ học tập vận dụng, mở rộng;
- Trách nhiệm trong hoạt động nhóm;
- Biết chủ động và gưong mẫu hoàn thành phần việc được giao, góp ý điều chỉnh thúc
đẩy hoạt động chung; Khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Các hình ảnh theo sách giáo khoa;
- Phiếu trả lời câu hỏi của nhóm;
- Máy chiếu, bảng nhóm;
- Phiếu học tập.
NHÓM:…………
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Các nhóm quan sát video và trả lời câu hỏi sau:
Tại sao xe và người chuyển động được?
………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

NHÓM:…………
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Các nhóm quan sát hoạt động trong các hình từ 1.1 đến 1.6 sách giáo khoa để trả
lời vào bảng sau:
Hình Hoạt động nghiên
cứu khoa học
Hình 1.1
Hình 1.2

Hình 1.3

Hình 1.4

Hình 1.5
Hình 1.6

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC


A. KHỞI ĐỘNG BÀI HỌC
Cho học sinh quan sát hình ảnh xe bò kéo. Hỏi tại sao xe và người chuyển động được?
Hoạt động 1: Quan sát  video về hoạt động  xe bò kéo, đặt câu hỏi gợi mở, gây tò mò
cho học sinh.
a) Mục tiêu: Tạo được hứng thú cho học sinh, để học sinh bày tỏ được quan điểm cá
nhân về khoa học tự nhiên và vai trò của khoa học tự nhiên.
b) Nội dung: GV tổ chức cho HS quan sát video,  học sinh xem video và hoàn thành
phiếu học tập.
c) Sản phẩm: Phiếu học tập số 1.
d) Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Thông báo luật chơi: Quan sát chip để Ghi nhớ luật chơi
trả lời câu hỏi, hết thúc clip sẽ kết thúc
trả lời câu hỏi
Giao nhiệm vụ: Theo dõi clip để trả Nhận nhiệm vụ
lời tại sao xe và người chuyển động
được?
Thời gian thực hiện là đúng 2p kể từ khi
kết thúc clip.
Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm Thực hiện nhiệm vụ: Hoàn thành phiếu
vụ: Chiếu clip để học sinh quan sát, hỗ học tập số 1.
trợ HS khi cần thiết.
Thu phiếu học tập của các nhóm. Nạp phiếp học tập.
Chốt lại và đặt vấn đề vào bài: Các em Chuẩn bị sach vở học bài mới.
đã đưa ra nhận định của mình về lực.
Bài học hôm nay chúng ta sẽ làm rõ vấn
đề trên.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm về lực.
a) Mục tiêu:  HS nêu được khái niệm về lực.
b) Nội dung: GV cho học sinh thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu học tập.
c) Sản phẩm: Phiếu học tập số 2.
d) Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS quan sát các hoạt HS nhận nhiệm vụ.
động ứng với các hình ảnh 35.1,35.2,35.3,35.4 SGK.
Hoạt động nhóm để hoàn thành phiếu học tập số 2.
Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: Mỗi nhóm 2 Thảo luận nhóm, hoàn thành
bạn, thảo luận nhóm đôi và hoàn thành phiếu học phếu học tấp số 2.
tập số 2.
Sau khi thảo luận xong, nhóm nào xung phong trình
bày, sẽ có điểm cộng.
Báo cáo kết quả - Nhóm xung phong trình bày
- Chọn nhóm xung phong đầu tiên lên trình bày; kết quả ở phiếu học tập;
- Mời nhóm khác nhận xét; - Nhóm khác nhận xét phần
- GV nhận xét sau khi các nhóm đã có ý kiến bổ trình bày của nhóm bạn.
xung.
1. Để đóng cánh cửa, bạn nhỏ trong hình 35.1
đã làm như thê nào?
Bạn nhỏ dùng tay đẩy cánh cửa.
2. Em hãy cho biết tác dụng của vật nặng lên lò
xo trong hình 35.2?
Vật nặng kéo lò xo giãn ra.
Tổng kết - Kết luận về lực
- Tổng hợp để đi đến kết luận về lực là sự đẩy hoặc - Ghi vào vở.
sự kéo của vật này lên vật khác.
- Yêu cầu học sinh chốt lại kết luận
Hoạt động 3: Tìm hiểu về độ lớn và hướng của lực
a) Mục tiêu:  Giúp HS xác định được độ lớn và hướng của lực
b) Nội dung: Hướng dẫn cho học sinh làm việc theo nhóm trả lời các câu hỏi 3,4.  
c) Sản phẩm: Rút ra được kết luận mỗi lực có độ lớn và hướng xác định.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Giao nhiệm vụ: Các nhóm hãy trả lời nội dung câu HS nhận nhiệm vụ.
hỏi 3 và 4 trong SGK và rút ra kết luận về độ lớn và
hướng của lực.
Thời gian thực hiện sau 3 phút khi nhận nhiệm vụ.
Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: Mỗi nhóm 2 Phân công nhiệm vụ và tiến
bạn, thảo luận nhóm đôi và hoàn thành câu hỏi 3 và hành thực hiện nhiệm vụ.
4 trong SGK và rút ra kết luận về độ lớn và hướng
của lực.
Sau khi thảo luận xong, nhóm nào xung phong trình
bày, sẽ có điểm cộng.
Báo cáo kết quả: - Nhóm xung phong trình bày
- Mời một nhóm lên trình bày, các nhóm còn lại kết quả ở phiếu học tập;
lắng nghe và nhận xét - Nhóm khác nhận xét, bổ
- GV phân tích và đưa ra nhận xét, đáp án. sung phần trình bày của nhóm
3. Bạn A thực hiện bóp lần lượt một quả bóng cao bạn;
su như hình 35.5. Em hãy cho biết lực tác dụng lên
quả bóng cao su trong trường hợp nào mạnh hơn.
Giải thích.
Lực tác dụng lên quả bóng cao su ở hình b mạnh
hơn vì quả bóng ở hình b biến dạng nhiều hơn quả
bóng ở hình a.
4. Quan sát hình 35.2, 35.3 và cho biết: Khi gắn vật
vào lò xo treo thẳng đứng thì lò xo dãn ra theo
hướng nào? Kéo khối gỗ trượt trên mặt bàn thì khối
gỗ trượt theo hướng nào?
Gắn vật vào lò xo treo thẳng đứng (hình 35.2) thì lò
xo dãn ra theo hướng thẳng đứng đi xuống.
Khi kéo khối gỗ trượt trên mặt bàn nằm ngang
(hình 35.3) thì khối gỗ trượt theo hướng từ phải
qua trái của lực kéo.
Tổng kết: - Kết luận về độ lớn và hướng
- Yêu cầu học sinh kết luận về độ lớn và hướng của của lực.
lực. - Ghi vào vở.
🡪 Mỗi lực có một độ lớn và hướng nhất định, độ
lớn của lực diễn tả độ mạnh, yếu của lực đó.
Hoạt động 4: Tìm hiểu về cách biểu diễn lực
a) Mục tiêu:  GV giới thiệu cho HS về cách biểu diễn lực
b) Nội dung: Mỗi lực có một độ lớn và hướng xác định, để thể hiện lực trên hình vẽ
người ta dùng cách biểu diễn lực, GV giới thiệu cho HS đưa ra cách biểu diễn lực
như trong SGK.
c) Sản phẩm: Biểu diễn được các lực trên hình vẽ.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV Hoạt
độn
g
của
HS
GV giới thiệu cho HS về cách biểu diễn lực HS
lắng
nghe
.
Khi biểu diễn lực trên hình vẽ ta dùng một mũi tên. HS
Mỗi lực được biểu diễn bằng mũi tên có: viết
Gốc là điểm mà lực tác dụng lên vật (còn gọi là điểm đặt của lực). bài
Hướng (phương và chiều) cùng hướng với sự kéo hoặc đẩy. vào
vở
Chiều dài biểu diễn độ lớn của lực theo một tỉ xích cho trước.
Luyện tập -
* Độ lớn lực kéo khối gỗ ở hình 35.3 là 3 N; lực đẩy ở hình 35.4 là 200 Từn
N. Hãy biểu diễn các lực đó trên hình vẽ. g cá
  nhâ
n
biểu
diễn
trên
hình
vẽ
- Hai
HS
lên
bảng
trình
bày

1 cm ứng với 1 N                                      1 cm ứng với 100 N


Tổng kết: - Kết
- Yêu cầu học sinh kết luận về cách biểu diễn lực trên hình vẽ. luận
🡪 Biểu diễn lực trên hình vẽ bằng một mũi tên về
biểu
diễn
lực
trên
hình
vẽ.
- Ghi
vào
vở.
Hoạt động 4: Luyện tập
a) Mục tiêu: Sử dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi trong SGK.
b) Nội dung: HS làm poster để trả lời câu hỏi: Em hãy nêu hai ví dụ về vật này đẩy hay
kéo vật kia.
c) Sản phẩm: Bảng poster.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Giao nhiệm vụ: Mỗi nhóm vẽ 1 poster trả lời câu HS nhận nhiệm vụ.
hỏi: Em hãy nêu hai ví dụ về vật này đẩy hay kéo vật
kia
Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: GV quan sát, Làm Poster.
hỗ trợ các nhóm khi cần thiết.
Báo cáo kết quả:  Các nhóm treo poster lên bảng. Theo dõi đánh giá của GV.
GV sẽ đánh giá một số nhóm.
Tổng kết:  Đánh giá nhóm làm được nhiều hoạt
động, khen ngợi học sinh.
Hoạt động 5: Vận dụng
a) Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức biểu diễn được lực.
b) Nội dung: Kéo một vật bằng một lực theo hướng nằm ngang từ trái sang phải, độ
lớn 1 500N. Hãy biểu diễn lực đó trên hình vẽ (tỉ xích 1cm ứng với 500N).
c) Sản phẩm: Phiếu trả lời câu hỏi của học sinh.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Giao nhiệm vụ: Kéo một vật bằng một lực theo HS nhận nhiệm vụ.
hướng nằm ngang từ trái sang phải, độ lớn 1 500N.
Hãy biểu diễn lực đó trên hình vẽ (tỉ xích 1cm ứng
với 500N).
Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: Thực hiện tại Thực hiện nhiệm vụ ở nhà.
nhà, GV đưa ra hướng dẫn cần thiết.
Báo cáo kết quả:  Tiết học sau nạp lại cho GV.
C. DẶN DÒ
- HS về nhà học bài; làm bài tập trong sách bài tập từ 35.1 đến 35.8 trang 111, 112
- Chuẩn bị bài tiếp theo: đọc bài trước ở nhà.
D. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THƯỜNG XUYÊN
Kết thức bài học, Gv cho học sinh đánh bàn ngồi kế bên theo bảng sau:
Họ và tên HS:.........................................................lớp 6/1............
Các tiêu chí Tốt Khá Trung bình Chưa đạt
Chuẩn bị bài trước khi lên lớp
Tham gia hoạt động nhóm theo yêu cầu
của GV
Lấy được ví dụ để chứng tỏ lực là sự
đẩy hoặc sự kéo.
Biểu diễn được một lực bằng một mũi
tên có điểm đặt tại vật chịu tác dụng
lực, có độ lớn và theo hướng của sự
kéo hoặc đẩy.
BÀI 36: TÁC DỤNG CỦA LỰC
Môn học: Khoa học tự nhiên lớp 6
Thời gian thực hiện: 02 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
- Nhận biết được lực tác dụng lên một vật có thể làm biến đổi chuyển động của vật,
có thể làm biến dạng vật hoặc cả hai biến đổi trên.
- Lấy được ví dụ về tác dụng của lực làm thay đổi tốc độ chuyển động, thay đổi hướng
chuyển động, thay đổi hình dạng của vật.
- Mô tả được các hiện tượng trong đời sống có liên quan đến lực bằng các thuật ngữ
vật lí.
2. Về năng lực
a) Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh
ảnh để tìm hiểu về kết quả tác dụng của lực.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm để tìm ra kết quả tác dụng của lực
trong hoạt động học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: GQVĐ và chế tạo thành công sản phẩm “BÀN
BÓNG ĐÁ TAY QUAY”
b) Năng lực chuyên biệt
- Nhận biết được lực tác dụng lên một vật có thể làm biến đổi chuyển động của vật,
có thể làm biến dạng vật hoặc cả hai biến đổi trên.
- Lấy được ví dụ về tác dụng của lực làm thay đổi tốc độ chuyển động, thay đổi hướng
chuyển động, thay đổi hình dạng của vật.
- Mô tả được các hiện tượng trong đời sống có liên quan đến lực bằng các thuật ngữ
vật lí.
- Tính toán khoa học được số lượng nguyên vật liệu cần sử dụng khi chế tạo sản
phẩm.
3. Về phẩm chất
Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:
Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu
về tác dụng của lực.
Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ thảo
luận về tác dụng của lực và chế tạo sản phẩm.
Trung thực, cẩn thận trong hoạt động, ghi chép kết quả thảo luận trong các nội dung
học trên lớp và trong quá trình thực hiện sản phẩm theo nhóm ở nhà.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Bài giảng powerpoint.
- Hình ảnh có liên quan về kết quả tác dụng của lực.
- Các phiếu học tập cá nhân và nhóm Bài 36: Tác dụng của lực (đính kèm).
- Dụng cụ thí nghiệm: giá đỡ, lò xo, quả nặng…
- Chuẩn bị cho mỗi nhóm học sinh: bút dạ (xanh, đỏ), nam châm gắn bảng…
Phiếu học tập 1
Nhóm:……….
Nhiệm vụ: Lấy ví dụ về sự thay đổi tốc độ, thay đổi hướng chuyển động khi tác
dụng lực vào vật.
Vật đang đứng yên, bắt đầu chuyển
động.
Vật đang chuyển động, bị dừng lại.
Vật đang chuyển động nhanh lên.
Vật chuyển động chậm lại.
Vật đang chuyển động theo hướng
này bỗng chuyển động theo hướng
khác.
Phiếu học tập số 2:
Phiếu học tập số 2
Tên/Nhóm:………
Nhiệm vụ: Quan sát hình ảnh nêu ra được các sự thay đổi chuyển động cũng như
hình dạng của các vật khi có lực tác dụng vào.
Hình Sự biến đổi chuyển động Sự biến đổi hình dạng
Hình 1
Hình 2
Hình 3
Hình 4
Phiếu học tập số 3:
Phiếu học tập số 3
Tên/Nhóm:………
Nhiệm vụ: Khoanh vào chữ cái đầu tiên của đáp án đúng các câu hỏi 1,2,3 và điền
vào chỗ trống câu 4:
Câu 1. Khi quả bóng cao su đập vào một bức tường, lực do tường tác dụng lên
bóng………….
A. chỉ làm biến đổi chuyển động của quả bóng.
B. chỉ làm biến dạng quả bóng.
C. vừa làm biến đổi chuyển động, vừa làm biến dạng quả bóng.
D. không làm biến đổi và không làm biến dạng quả bóng.
Câu 2. Khi hai viên bi sắt va chạm, lực do viên bi 1 tác dụng lên viên bi 2……
A. chỉ làm biến đổi chuyển động của viên bi 2.
B. chỉ làm biến dạng viên bi 2.
C. vừa làm biến đổi chuyển động, vừa làm biến dạng viên bi 2.
D. không làm biến đổi và không làm biến dạng viên bi 2.
Câu 3. Khi đang chuyển động, nếu không còn lực tác dụng lên vật thì:
A. vật dừng lại.
B. vật chuyển động chậm dần rồi dừng lại.
C. vật không dừng lại.
D. vật tiếp tục chuyển động thẳng với tốc độ không đổi.
Câu 4. Cho các từ:  chuyển động, thay đổi, nhanh hơn, chậm lại, dừng lại, biển dạng.
đứng yên.
Hãy chọn từ thích hợp điền vào chỗ trồng:
a) Khi câu thủ đá vào quả bóng đang nằm yên thì chân cầu thủ đã tác dụng lực lên
quả bóng khiến cho quả bóng đang (1) …………….... bắt đầu (2)……….………...
b) Khi thủ môn dùng tay bắt quả bóng đang bay vào khung thành thì tay thủ môn đã
tác dụng một lực lên quả bóng khiến cho quá bóng đang (3)…..……………….... bị (4)….
…….............................
c) Khi quả bóng bay ngang trước khung thành, cầu thủ nhảy lên dùng đầu đập bóng
vào khung thành tức là cầu thủ đã dùng đầu tác dụng một lực lên quả bóng khiến cho
quả bóng (5)…………….... hướng chuyển động.
d) Không khí tác dụng lực lên cái dù làm cho vận động viên nhảy dù chuyển động (6)
……………………..
e) Dùng tay đè lên tấm nệm cao su làm cho tấm nệm bị (7)………………...
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: Xác định vấn đề học tập là tác dụng của lực là gì?
a) Mục tiêu: Giúp học sinh xác định được vấn đề cần học tập là tác dụng của lực là gì?
b) Nội dung: Học sinh quan sát hình ảnh trên màn chiếu và chỉ ra dấu hiệu nhận biết
có lực xuất hiện trong mỗi hình ảnh.
c) Sản phẩm: HS mô tả được dấu hiệu nhận biết có lực xuất hiện trong mỗi hình ảnh
quan sát được theo quan điểm của cá nhân.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV Hoạt
động
của
HS
Giao nhiệm vụ: GV cho HS quan sát 3 hình ảnh trên màn chiếu và yêu cầu HS HS
chỉ ra có lực xuất hiện trong mỗi hình. nhận
nhiệ
m vụ

Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: Dẫn dắt HS trả lời có lực xuất hiện trong HS
các hình GV đưa ra. Cá nhân HS suy nghĩ trả lời. thực
- Hình 1: Chiếc bàn di chuyển từ vị trí A đến vị trí B. hiện
- Hình 2: Quả bóng giữ nguyên không bị rơi xuống. nhiệ
- Hình 3: Quả bóng bị móp lại. m vụ.
Chốt lại và đặt vấn đề vào bài: Tóm lại, khi vật chịu tác dụng của lực thì có Chuẩ
thể có những kết quả nào => Bài mới n bị
sách
vở
vào
bài
học
mới
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 2: Tìm hiểu về sự thay đổi tốc độ và thay đổi hướng chuyển động.
a) Mục tiêu:
- Nhận biết được lực tác dụng lên một vật có thể làm biến đổi chuyển động của vật.
- Lấy được ví dụ về tác dụng của lực làm thay đổi tốc độ chuyển động, thay đổi hướng
chuyển động..
b) Nội dung:  HS thảo luận theo nhóm, căn cứ vào nội dung sách giáo khoa và trả lời
câu hỏi: (?) Khi có lực tác dụng lên một vật có thể gây ra những sự thay đổi nào? Lấy
ví dụ minh họa cho sự thay đổi đó.
c) Sản phẩm: Phiếu học tập số 1.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV Hoạt động của
HS
Giao nhiệm vụ:  HS nhận nhiệm
1. GV cho HS quan sát hình ảnh và cho biết hướng chuyển động và vụ
tốc độ của quả bóng thay đổi như thế nào? Nguyên nhân của sự thay
đổi đó là gì?
2. Ngoài những biến đổi chuyển động trên, lực còn gây ra nhiều biến
đổi chuyển động khác. Yêu cầu HS thảo luận nhóm hoàn thành phiếu
học tập số 1.
Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện
Cá nhân HS suy nghĩ trả lời. nhiệm vụ và
GV chia lớp thành 4 nhóm, HS trong các nhóm thảo luận với nhau để hoàn thành
hoàn thành phiếu học tập số 1. phiếu học tập số
1.
Báo cáo kết quả: - Cá nhân HS trả
- GV gọi một số HS trả lời câu hỏi của gv, HS khác nhận xét và chốt lời câu hỏi.
kiến thức. - Các nhóm kiểm
- GV yêu cầu các nhóm gắn phiếu học tập lên bảng, các nhóm khác tra và nhận xét
nhận xét chéo và chốt các đáp án đúng. chéo các đáp
trong phiếu học
tập.
Tổng kết: Chốt kiến thức: Ghi bài vào vở
Lực tác dụng lên một vật có thể làm thay đổi tốc độ, thay đổi hướng
chuyển động của vật.
Hoạt động 3: Tìm hiểu sự biến dạng của các vật.
a) Mục tiêu:
Nhận biết được lực tác dụng lên một vật có thể làm biến dạng vật hoặc cả biến đổi
chuyển động và biến dạng.
Lấy được ví dụ về tác dụng của lực làm thay đổi hình dạng của vật.
Mô tả được các hiện tượng trong đời sống có liên quan đến lực bằng các thuật ngữ
vật lí.
b) Nội dung
- HS quan sát thí nghiệm biểu diễn của GV với lò xo và mô tả được tác dụng của lực
trong trong trường hợp này.
- HS quan sát một số hình ảnh và hoàn thiện phiếu học tập số 2.
c) Sản phẩm: Phiếu học tập số 2.
d) Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV Hoạt
động
của
HS
Giao nhiệm vụ: HS
- GV yêu cầu HS quan sát hành động của GV khi tiến hành thí nghiệm với lò xo, nhận
trả lời các câu hỏi: nhiệ
(?) Chiều dài của lò xo thay đổi như thế nào khi treo quả nặng vào lò xo? m vụ
(?) Có lực tác dụng vào lò xo khi treo quả nặng không? Đó là lực nào?
- GV yêu cầu HS đọc SGK và quan sát tranh thảo luận nhóm hoàn thành Phiếu
học tập số 2.
Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: - Cá
Cá nhân HS suy nghĩ trả lời. nhân
HS suy nghĩ thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập số 2. HS
trả
lời
câu
hỏi.
- HS
thảo
luận
nhóm
hoàn
thành
phiếu
học
tập.
Báo cáo kết quả: - Cá
- GV gọi một số HS trả lời câu hỏi của gv, HS khác nhận xét và chốt kiến thức. nhân
- Yêu cầu một HS lên trình bày phiếu học tập của nhóm mình, các nhóm khác HS
nhận xét, bổ xung. trả
lời
câu
hỏi.
- 1 HS
lên
trình
bày,
nhóm
khác
nhận
xét,
bổ
xung.
Tổng kết: Chốt kiến thức: HS
Lực tác dụng lên một vật có thể làm thay đổi tốc độ, thay đổi hướng chuyển ghi
động của vật, làm biến dạng vật, hoặc đồng thời làm thay đổi tốc độ, thay đổi bài
hướng chuyển động và làm biến dạng vật. vào
vở
Hoạt động 4: Luyện tập
a) Mục tiêu: Hệ thống được một số kiến thức đã học.
b) Nội dung: Cá nhân HS trả lời các câu hỏi trắc nghiệm.
c) Sản phẩm: Phiếu học tập số 3
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Giao nhiệm vụ: GV yêu cầu cá nhân HS hoàn thành các câu HS nhận nhiệm vụ
hỏi trắc nghiệm và điền khuyết trong phiếu học tập số 3.
Hướng dẫn thực hiện: Cá nhân HS suy nghĩ trả lời. - Cá nhân HS hoàn
thành phiếu học tập.
Báo cáo kết quả: - HS nộp lại phiếu học
- GV thu bài của HS sau đó tiến hành cho các em HS chấm tập và chấm chéo.
chéo bài nhau. - Trả lời câu hỏi.
- Lần lượt gọi các HS trả lời các câu hỏi, HS khác nhận xét,
Gv chốt đáp án.
Tổng kết: GV thu lại phiếu học tập của HS để lấy điểm - HS nộp lại phiếu.
thường xuyên.
Hoạt động 5: Vận dụng
a) Mục tiêu: Phát triển năng lực tự học và năng lực tìm hiểu đời sống.
b) Nội dung
- Lấy ví dụ minh họa về tác dụng của lực làm thay đổi tốc độ chuyển động, thay đổi
hướng chuyển động, thay đổi hình dạng của vật.
- Chế tạo sản phẩm “BÀN BÓNG ĐÁ TAY QUAY” theo nhóm 6HS trong thời gian 1
tuần.
Gợi ý dụng cụ có thể sử dụng: hộp giấy, que xiên dài, quả bóng bàn, kẹp gỗ, màu vẽ,
giấy màu….
Yêu cầu sản phẩm: sản phẩm hoạt động được thông qua 1 trận đấu đôi.
c) Sản phẩm: HS thực hiện các nội dung trên trong phần vở bài tập và tạo sản phẩm
hoàn chỉnh theo yêu cầu.
d) Tổ chức thực hiện: Giao cho học sinh thực hiện ngoài giờ học trên lớp và nộp sản
phẩm vào tiết sau.
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Giao nhiệm vụ: Mỗi nhóm hoàn thành một sản Nhận nhiệm vụ
phẩm “Bàn bóng đá tay quay”
Hướng dẫn thực hiện:  Chia lớp thành 4 nhóm, HS phân công công công việc
mỗi nhám cử một nhóm trưởng. Nhóm trưởng có cho các thành viên trong nhóm
nhiệm vụ phân công công việc cho các thành viên và hoàn thành sản phẩm của
trong nhóm. nhóm trong 1 tuần.
- Sử dụng bìa cacton làm bàn (sân đá bóng).
- Dùng tăm tre làm các tay quay (8 tay quay).
- Trên tay quay có thể cố định kẹp giấy, kẹp đồ…
để làm cầu thủ.
- Trang trí sân bóng, khung thành….
Báo cáo kết quả: - Trưng bày sản phẩm của
- Trưng bày các sản phẩm của nhóm trước lớp. nhóm mình.
- GV tổ chức thi đấu giữa các đội nhau trên sản - Mỗi nhóm lựa chọn 2 thành
phẩm của các nhóm. viên để thi đấu.
Tổng kết: - Tham gia bình chọn.
- Bình chọn sản phẩm đẹp nhất.
- Đội thi đấu tốt nhất.
DẶN DÒ:
HS về nhà học bài và hoàn thành phần bài tập trong SGK.
Chuẩn bị bài tiếp theo: Đọc bài trước ở nhà.
KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THƯỜNG XUYÊN
Rubic 1:
PHIẾU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG 4 CỦA NHÓM
Tên nhóm đánh giá: ………………
Mức độ
Tiêu chí Điểm
Mức 3 Mức 2 Mức 1
3.KHTN.1.1 Lấy đúng 5 ví dụ Lấy đúng từ 3 Lấy đúng từ
Lấy ví dụ về sự về sự thay đổi đến 4 ví dụ 1 đến 2 ví
thay đổi tốc độ, tốc độ, thay đổi về sự thay dụ về sự
thay đổi hướng hướng chuyển đổi tốc độ, thay đổi tốc
chuyển động khi động khi tác thay đổi độ, thay đổi
tác dụng lực vào dụng lực vào hướng hướng
vật. vật. (4 điểm) chuyển động chuyển
khi tác dụng động khi tác
lực vào dụng lực
vật.  (3 điểm) vào vật.  (2
điểm)
5.GTHT.1.1 Thuyết trình đủ Thuyết trình Thuyết trình
Thuyết trình cho ý  trong 3 phút. đủ ý hơn 3 chưa đủ ý
nội dung thảo (3 điểm) phút. (1 điểm)
luận. (2 điểm)
Tổng điểm
Bảng kiểm 2:
Nội dung Kết quả
Câu hỏi đánh giá
đánh giá Có Không
1.KHTN.1.2 1. HS có chỉ ra được trạng thái của lò xo khi ta
Lấy được ví treo quả nặng vào không?
dụ về tác
dụng lực 2. HS có chỉ ra được lực tác dụng vào lò xo làm lò
làm biến xo bị biến dạng không?
dạng vật .
Nêu được 3. HS có lấy được ví dụ về tác dụng lực làm vật
lực tác biến dạng không?
dụng làm
biến dạng 3. HS có mô tả được hình ảnh và chỉ ra được lực
vật hoặc tác dụng lên vật đã gây ra sự biến đổi gì không ?
vừa biến
dạng, vừa
thay đổi
chuyển
động vật
4.TC.1.1 1. Học sinh có tích cực chủ động thực hiện nhiệm
vụ được giao không?
2. HS có hỗ trợ bạn học trong hoạt động nhóm
không?
5.GTHT.1.1 1. HS có cùng các bạn trong nhóm thảo luận, đưa
ra ý kiến của mình không?
Bài 37: LỰC HẤP DẪN VÀ TRỌNG LỰC
Môn học: Khoa học tự nhiên lớp 6
Thời gian thực hiện: 02 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
- Nêu được khái niệm về khối lượng (số đo lượng chất của một vật), lực hấp dẫn (lực
hút giữa các vật có khối lượng), trọng lượng của vật (độ lớn lực hút của Trái đất tác
dụng lên vật)
2. Về năng lực
a) Năng lực chung
- Tự chủ, tự học: Tự học có hướng dẫn của GV để tìm hiểu về lực hấp dẫn và trọng
lượng.
- Giao tiếp và hợp tác: Tổ chức hoạt động nhóm hiệu quả; Thảo luận với các thành
viên trong nhóm để tìm hiểu về lực hấp dẫn và trọng lượng.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận hiệu quả với các thành viên trong nhóm để
tìm hiểu về lực hấp dẫn và trọng lượng.
b) Năng lực chuyên biệt
- Nhận thức khoa học tự nhiên: Nêu được các khái niệm: khối lượng (số đo lượng
chất của một vật), lực hấp dẫn (lực hút giữa các vật có khối lượng), trọng lượng của
vật (độ lớn lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật)
- Tìm hiểu tự nhiên: Lấy được ví dụ về lực hấp dẫn giữa các vật trong thực tiễn.
- Vận dụng các kiến thức, kỹ năng đã học: Xác định được trọng lượng của một vật khi
biết khối lượng của chúng trong thực tiễn.
3. Về phẩm chất
- Khách quan, trung thực trong thu thập thông tin.
- Kiên trì, tỉ mỉ, cẩn thận trong quá trình quan sát, thu thập và xử lý thông tin, có ý chí
vượt qua khó khăn khi thực hiện các nhiệm vụ học tập, vận dụng và mở rộng.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Các hình ảnh theo sách giáo khoa;
- Phiếu trả lời câu hỏi của nhóm;
- Máy chiếu, bảng nhóm;
- Phiếu học tập.
PHIẾU HỌC TẬP 1
Trên bao bì mỗi sản phẩm có ghi khối lượng tịnh (khối lượng). Hãy chọn những con số
thích hợp: 300g, 454g, 25kg, 380g điền vào mỗi sản phẩm.
PHIẾU HỌC TẬP 2
Câu 1: (Khoanh tròn đáp án đúng) Trên vỏ hộp sữa có ghi “Khối lượng tịnh: 380g”. Số
đó chỉ:
Sức nặng của hộp sữa
Lượng sữa chứa trong hộp
Câu 2: Trên một bao gạo có ghi 25kg. Số ghi đó cho biết gì?
Câu 3: Khối lượng là:
PHIẾU HỌC TẬP 3
Câu 3: Khi treo quả nặng vào lò xo thì quả nặng chịu tác dụng của những lực nào?
Câu 4: Khi thả viên phấn ở độ cao nào đó thì viên phấn sẽ chuyển động như thế nào?
Tại sao?
Câu 5: Từ nội dung thảo luận 3 và 4, ta rút ra nhận xét gì về chuyển động của quả
nặng và viên phấn?
PHIẾU HỌC TẬP 4 (Hoàn thành bảng)
Khối lượng Trọng lượng
100g 1N
150g ………….
380g ………….
45kg ………….
…………. 40N
5 tấn ………….
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: Chơi trò chơi “hãy chọn số đúng”.
a) Mục tiêu: Thông qua trò chơi tạo được hứng thú tìm hiểu ý nghĩa của số ghi khối
lượng tịnh trên mỗi bao bì sản phẩm.
b) Nội dung: GV cho HS quan sát clip hình ảnh và tổ chức cho HS tham gia trò chơi
“Hãy chọn số đúng”, HS thảo luận và hoàn thành phiếu học tập.
c) Sản phẩm: Phiếu học tập số 1.
d) Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Thông báo luật chơi: Trên bao bì mỗi sản Ghi nhớ luật chơi
phẩm có ghi khối lượng tịnh (khối lượng).
Quan sát clip hình ảnh và lựa chọn con số
phù hợp cho mỗi sản phẩm. Kết thúc clip sẽ
có 2 phút hoàn thành câu trả lời.
Giao nhiệm vụ: Theo dõi hình ảnh clip để lựa Nhận nhiệm vụ
chọn con số về khối lượng phù hợp cho từng
sản phẩm?
Thời gian thực hiện là đúng 2p kể từ khi kết
thúc clip.
Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: Chiếu Thực hiện nhiệm vụ: Hoàn thành
clip hình ảnh để học sinh quan sát, hỗ trợ HS phiếu học tập số 1.
khi cần thiết.
Báo cáo kết quả: Thu phiếu học tập của các Nạp phiếu học tập.
nhóm.
Chốt lại và đặt vấn đề vào bài: Mọi vật đều Chuẩn bị sách vở học bài mới.
có khối lượng. Trên bao bì mỗi sản phẩm có
ghi khối lượng tịnh (khối lượng). Con số này
cho biết thông tin gì? Bài học hôm nay chúng
ta sẽ làm rõ vấn đề trên.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 2: Tìm hiểu về khái niệm khối lượng
a) Mục tiêu:  HS nêu được khái niệm khối lượng.
b) Nội dung: GV cho học sinh thảo luận nhóm (cặp đôi) để hoàn thành phiếu học tập.
c) Sản phẩm: Phiếu học tập số 2.
d) Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS quan sát hình HS nhận nhiệm vụ.
37.1a và 37.1b SGK. Hoạt động nhóm để hoàn
thành phiếu học tập số 2.
Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: Mỗi nhóm Thảo luận nhóm, hoàn thành phiếu
2 bạn, thảo luận nhóm đôi và hoàn thành học tập số 2.
phiếu học tập số 2.
Sau khi thảo luận xong, nhóm nào xung phong
trình bày, sẽ có điểm cộng.
Báo cáo kết quả: - Nhóm được chọn lên trình bày
- Chọn một cặp đôi lên bảng trình bày. kết quả ở phiếu học tập;
- Mời nhóm khác nhận xét; - Nhóm khác nhận xét phần trình
- GV nhận xét sau khi các nhóm đã có ý kiến bổ bày của nhóm bạn.
xung.
Tổng kết: - Kết luận về khái niệm khối lượng.
- Tổng hợp để đi đến kết luận về khái niệm -Ghi vào vở.
khối lượng.
- Yêu cầu học sinh chốt lại kết luận về khái
niệm khối lượng.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về lực hấp dẫn
a) Mục tiêu:  Giúp HS nêu được lực hấp dẫn là gì?
b) Nội dung: Tổ chức cho học sinh xem video về Quả táo rơi, dùng kĩ thuật công đoạn
yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi SGK.
c) Sản phẩm: Bảng phụ của các nhóm.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Giao nhiệm vụ: Các nhóm thảo luận trả lời câu HS nhận nhiệm vụ.
hỏi 2 trong SGK.
Thời gian thực hiện sau 3 phút khi nhận nhiệm
vụ. Sau khi làm xong, các nhóm trao đổi chéo
chấm bài cho nhóm bạn (nhóm 1 – nhóm 2,
nhóm 2 – nhóm 3, nhóm 3 – nhóm 4, nhóm 4 –
nhóm 1).
Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: Phân công nhiệm vụ và tiến hành
-GV chiếu clip. thực hiện nhiệm vụ.
-GV quan sát, hỗ trợ các nhóm khi cần thiết.
Báo cáo kết quả: - Các nhóm treo bảng phụ.
- Treo bảng phụ của các nhóm lên bảng. - Nhóm được chọn trình bày.
- Mời một nhóm trình bày. - Nhóm khác nhận xét phần trình
- Mời nhóm khác nhận xét. bày của nhóm bạn.
- GV công bố đáp án và nhận xét phần chấm
điểm của các nhóm.
Tổng kết: - Kết luận về lực hấp dẫn.
- Yêu cầu học sinh kết luận về lực hấp dẫn. - Ghi vào vở.
Hoạt động 4: Tìm hiểu về trọng lượng của vật
a) Mục tiêu:  Giúp HS nêu được khái niệm trọng lượng của một vật.
b) Nội dung: GV trình chiếu thí nghiệm về Treo quả nặng vào lò xo và Thả viên phấn
rơi. Sử dụng kĩ thuật Băng chuyền HS hoàn thành trả lời câu hỏi 3,4,5 vào phiếu học
tập.
c) Sản phẩm: Phiếu học tập số 3.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Giao nhiệm vụ: Cá nhân HS hoàn thành các câu HS nhận nhiệm vụ.
hỏi 3,4,5 trong phiếu học tập số 3.
Thời gian thực hiện sau 3 phút khi nhận nhiệm
vụ. Sau khi làm xong, HS thực hiện kĩ thuật băng
chuyền thảo luận câu trả lời với bạn gần nhất
Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: Phân công nhiệm vụ và tiến hành
-GV chiếu clip. thực hiện nhiệm vụ.
-GV quan sát, hỗ trợ các nhóm khi cần thiết.
Báo cáo kết quả: - HS được chọn trình bày kết quả
-Gọi một cá nhân trình bày. ở phiếu học tập.
-Mời cá nhân khác nhận xét và chấm điểm. - Cá nhân khác nhận xét, bổ sung
-GV nhận xét. phần trình bày của bạn và chấm
điểm.
Tổng kết: - Kết luận về trọng lực và trọng
- Yêu cầu học sinh kết luận về trọng lực và trọng lượng.
lượng. - Ghi vào vở.
Hoạt động 5: Luyện tập
a) Mục tiêu: Sử dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi trong SGK.
b) Nội dung: HS hoạt động nhóm thảo luận hoàn thành phiếu học tập.
c) Sản phẩm: Phiếu học tập 4.
d) Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Giao nhiệm vụ: Các nhóm thảo luận, hoàn HS nhận nhiệm vụ.
thành phiếu học tập 4.
Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: GV quan Phân công nhiệm vụ và tiến hành
sát, hỗ trợ các nhóm khi cần thiết. thực hiện nhiệm vụ.
Báo cáo kết quả: - Các nhóm treo bảng phụ.
- Treo bảng phụ của các nhóm lên bảng. - Nhóm được chọn trình bày.
- Mời một nhóm trình bày. - Nhóm khác nhận xét phần kết
- Mời nhóm khác nhận xét. quả của nhóm bạn.
- GV công bố đáp án và nhận.
Tổng kết:
- Đánh giá nhóm hoàn thành phiếu học tập
trong thời gian nhanh nhất với kết quả chính
xác nhất.
Hoạt động 6: Vận dụng
a) Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi thực tế.
b) Nội dung: Dùng phiếu học tập để trả lời ví dụ về lực hấp dẫn giữa các vật trong đời
sống
c) Sản phẩm: Phiếu trả lời câu hỏi của học sinh.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Giao nhiệm vụ: Trả lời câu hỏi: Nêu ví dụ về HS nhận nhiệm vụ.
lực hấp dẫn giữa các vật trong đời sống? Vào
phiếu học tập, tiết sau nạp lại cho GV.
Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: Thực hiện Thực hiện nhiệm vụ ở nhà.
tại nhà, GV đưa ra hướng dẫn cần thiết.
Báo cáo kết quả:  Tiết học sau nạp lại cho GV.
C. DẶN DÒ
- HS về nhà học bài;
- Chuẩn bị bài tiếp theo: đọc bài trước ở nhà.
D. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THƯỜNG XUYÊN
Kết thức bài học, GV cho học sinh đánh bạn ngồi kế bên theo bảng sau:
Họ và tên HS:.........................................................lớp 6A............
Các tiêu chí Tốt Khá Trung bình Chưa đạt
Chuẩn bị bài trước khi lên lớp
Tham gia hoạt động nhóm theo yêu
cầu của GV
Nêu được khái niệm khối lượng
Nêu được lực hấp dẫn là gì?
Nêu được khái niệm trọng lượng
BÀI 44: TÁC DỤNG CỦA LỰC
Thời gian thực hiện: 2 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
- Nhận biết được lực tác dụng lên một vật có thể làm biến đổi chuyển động của vật,
có thể làm biến dạng vật hoặc cả hai biến đổi trên.
- Lấy được ví dụ về tác dụng của lực làm thay đổi tốc độ chuyển động, thay đổi hướng
chuyển động, thay đổi hình dạng của vật.
- Mô tả được các hiện tượng trong đời sống có liên quan đến lực bằng các thuật ngữ
vật lí.
2. Về năng lực
a) Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh
ảnh để tìm hiểu về kết quả tác dụng của lực.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm để tìm ra kết quả tác dụng của lực
trong hoạt động học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: GQVĐ và chế tạo thành công sản phẩm “BÀN
BÓNG ĐÁ TAY QUAY”
b) Năng lực chuyên biệt
- Nhận biết được lực tác dụng lên một vật có thể làm biến đổi chuyển động của vật,
có thể làm biến dạng vật hoặc cả hai biến đổi trên.
- Lấy được ví dụ về tác dụng của lực làm thay đổi tốc độ chuyển động, thay đổi hướng
chuyển động, thay đổi hình dạng của vật.
- Mô tả được các hiện tượng trong đời sống có liên quan đến lực bằng các thuật ngữ
vật lí.
- Tính toán khoa học được số lượng nguyên vật liệu cần sử dụng khi chế tạo sản
phẩm.
3. Về phẩm chất
Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:
Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu
về tác dụng của lực.
Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ thảo
luận về tác dụng của lực và chế tạo sản phẩm.
Trung thực, cẩn thận trong hoạt động, ghi chép kết quả thảo luận trong các nội dung
học trên lớp và trong quá trình thực hiện sản phẩm theo nhóm ở nhà.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Bài giảng powerpoint.
- Hình ảnh có liên quan về kết quả tác dụng của lực.
- Các phiếu học tập cá nhân và nhóm Bài 36: Tác dụng của lực (đính kèm).
- Dụng cụ thí nghiệm: giá đỡ, lò xo, quả nặng…
- Chuẩn bị cho mỗi nhóm học sinh: bút dạ (xanh, đỏ), nam châm gắn bảng…
Phiếu học tập 1
Nhóm:……….
Nhiệm vụ: Lấy ví dụ về sự thay đổi tốc độ, thay đổi hướng chuyển động khi tác
dụng lực vào vật.
Vật đang đứng yên, bắt đầu chuyển
động.
Vật đang chuyển động, bị dừng lại.
Vật đang chuyển động nhanh lên.
Vật chuyển động chậm lại.
Vật đang chuyển động theo hướng
này bỗng chuyển động theo hướng
khác.
Phiếu học tập số 2:
Phiếu học tập số 2
Tên/Nhóm:………
Nhiệm vụ: Quan sát hình ảnh nêu ra được các sự thay đổi chuyển động cũng như
hình dạng của các vật khi có lực tác dụng vào.
Hình Sự biến đổi chuyển động Sự biến đổi hình dạng
Hình 1
Hình 2
Hình 3
Hình 4
Phiếu học tập số 3:
Phiếu học tập số 3
Tên/Nhóm:………
Nhiệm vụ: Khoanh vào chữ cái đầu tiên của đáp án đúng các câu hỏi 1,2,3 và điền
vào chỗ trống câu 4:
Câu 1. Khi quả bóng cao su đập vào một bức tường, lực do tường tác dụng lên
bóng………….
A. chỉ làm biến đổi chuyển động của quả bóng.
B. chỉ làm biến dạng quả bóng.
C. vừa làm biến đổi chuyển động, vừa làm biến dạng quả bóng.
D. không làm biến đổi và không làm biến dạng quả bóng.
Câu 2. Khi hai viên bi sắt va chạm, lực do viên bi 1 tác dụng lên viên bi 2……
A. chỉ làm biến đổi chuyển động của viên bi 2.
B. chỉ làm biến dạng viên bi 2.
C. vừa làm biến đổi chuyển động, vừa làm biến dạng viên bi 2.
D. không làm biến đổi và không làm biến dạng viên bi 2.
Câu 3. Khi đang chuyển động, nếu không còn lực tác dụng lên vật thì:
A. vật dừng lại.
B. vật chuyển động chậm dần rồi dừng lại.
C. vật không dừng lại.
D. vật tiếp tục chuyển động thẳng với tốc độ không đổi.
Câu 4. Cho các từ:  chuyển động, thay đổi, nhanh hơn, chậm lại, dừng lại, biển dạng.
đứng yên.
Hãy chọn từ thích hợp điền vào chỗ trồng:
a) Khi câu thủ đá vào quả bóng đang nằm yên thì chân cầu thủ đã tác dụng lực lên
quả bóng khiến cho quả bóng đang (1) …………….... bắt đầu (2)……….………...
b) Khi thủ môn dùng tay bắt quả bóng đang bay vào khung thành thì tay thủ môn đã
tác dụng một lực lên quả bóng khiến cho quá bóng đang (3)…..……………….... bị (4)….
…….............................
c) Khi quả bóng bay ngang trước khung thành, cầu thủ nhảy lên dùng đầu đập bóng
vào khung thành tức là cầu thủ đã dùng đầu tác dụng một lực lên quả bóng khiến cho
quả bóng (5)…………….... hướng chuyển động.
d) Không khí tác dụng lực lên cái dù làm cho vận động viên nhảy dù chuyển động (6)
……………………..
e) Dùng tay đè lên tấm nệm cao su làm cho tấm nệm bị (7)………………...
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: Xác định vấn đề học tập là tác dụng của lực là gì?
a) Mục tiêu: Giúp học sinh xác định được vấn đề cần học tập là tác dụng của lực là gì?
b) Nội dung: Học sinh quan sát hình ảnh trên màn chiếu và chỉ ra dấu hiệu nhận biết
có lực xuất hiện trong mỗi hình ảnh.
c) Sản phẩm: HS mô tả được dấu hiệu nhận biết có lực xuất hiện trong mỗi hình ảnh
quan sát được theo quan điểm của cá nhân.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV Hoạt
động
của
HS
Giao nhiệm vụ: GV cho HS quan sát 3 hình ảnh trên màn chiếu và yêu cầu HS HS
chỉ ra có lực xuất hiện trong mỗi hình. nhận
nhiệ
m vụ

Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: Dẫn dắt HS trả lời có lực xuất hiện trong HS
các hình GV đưa ra. Cá nhân HS suy nghĩ trả lời. thực
- Hình 1: Chiếc bàn di chuyển từ vị trí A đến vị trí B. hiện
- Hình 2: Quả bóng giữ nguyên không bị rơi xuống. nhiệ
- Hình 3: Quả bóng bị móp lại. m vụ.
Chốt lại và đặt vấn đề vào bài: Tóm lại, khi vật chịu tác dụng của lực thì có Chuẩ
thể có những kết quả nào => Bài mới n bị
sách
vở
vào
bài
học
mới
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 2: Tìm hiểu về sự thay đổi tốc độ và thay đổi hướng chuyển động.
a) Mục tiêu:
- Nhận biết được lực tác dụng lên một vật có thể làm biến đổi chuyển động của vật.
- Lấy được ví dụ về tác dụng của lực làm thay đổi tốc độ chuyển động, thay đổi hướng
chuyển động..
b) Nội dung:  HS thảo luận theo nhóm, căn cứ vào nội dung sách giáo khoa và trả lời
câu hỏi: (?) Khi có lực tác dụng lên một vật có thể gây ra những sự thay đổi nào? Lấy
ví dụ minh họa cho sự thay đổi đó.
c) Sản phẩm: Phiếu học tập số 1.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV Hoạt động của
HS
Giao nhiệm vụ:  HS nhận nhiệm
1. GV cho HS quan sát hình ảnh và cho biết hướng chuyển động và vụ
tốc độ của quả bóng thay đổi như thế nào? Nguyên nhân của sự thay
đổi đó là gì?
2. Ngoài những biến đổi chuyển động trên, lực còn gây ra nhiều biến
đổi chuyển động khác. Yêu cầu HS thảo luận nhóm hoàn thành phiếu
học tập số 1.
Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện
Cá nhân HS suy nghĩ trả lời. nhiệm vụ và
GV chia lớp thành 4 nhóm, HS trong các nhóm thảo luận với nhau để hoàn thành
hoàn thành phiếu học tập số 1. phiếu học tập số
1.
Báo cáo kết quả: - Cá nhân HS trả
- GV gọi một số HS trả lời câu hỏi của gv, HS khác nhận xét và chốt lời câu hỏi.
kiến thức. - Các nhóm kiểm
- GV yêu cầu các nhóm gắn phiếu học tập lên bảng, các nhóm khác tra và nhận xét
nhận xét chéo và chốt các đáp án đúng. chéo các đáp
trong phiếu học
tập.
Tổng kết: Chốt kiến thức: Ghi bài vào vở
Lực tác dụng lên một vật có thể làm thay đổi tốc độ, thay đổi hướng
chuyển động của vật.
Hoạt động 3: Tìm hiểu sự biến dạng của các vật.
a) Mục tiêu:
Nhận biết được lực tác dụng lên một vật có thể làm biến dạng vật hoặc cả biến đổi
chuyển động và biến dạng.
Lấy được ví dụ về tác dụng của lực làm thay đổi hình dạng của vật.
Mô tả được các hiện tượng trong đời sống có liên quan đến lực bằng các thuật ngữ
vật lí.
b) Nội dung
- HS quan sát thí nghiệm biểu diễn của GV với lò xo và mô tả được tác dụng của lực
trong trong trường hợp này.
- HS quan sát một số hình ảnh và hoàn thiện phiếu học tập số 2.
c) Sản phẩm: Phiếu học tập số 2.
d) Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV Hoạt
động
của
HS
Giao nhiệm vụ: HS
- GV yêu cầu HS quan sát hành động của GV khi tiến hành thí nghiệm với lò xo, nhận
trả lời các câu hỏi: nhiệ
(?) Chiều dài của lò xo thay đổi như thế nào khi treo quả nặng vào lò xo? m vụ
(?) Có lực tác dụng vào lò xo khi treo quả nặng không? Đó là lực nào?
- GV yêu cầu HS đọc SGK và quan sát tranh thảo luận nhóm hoàn thành Phiếu
học tập số 2.
Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: - Cá
Cá nhân HS suy nghĩ trả lời. nhân
HS suy nghĩ thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập số 2. HS
trả
lời
câu
hỏi.
- HS
thảo
luận
nhóm
hoàn
thành
phiếu
học
tập.
Báo cáo kết quả: - Cá
- GV gọi một số HS trả lời câu hỏi của gv, HS khác nhận xét và chốt kiến thức. nhân
- Yêu cầu một HS lên trình bày phiếu học tập của nhóm mình, các nhóm khác HS
nhận xét, bổ xung. trả
lời
câu
hỏi.
- 1 HS
lên
trình
bày,
nhóm
khác
nhận
xét,
bổ
xung.
Tổng kết: Chốt kiến thức: HS
Lực tác dụng lên một vật có thể làm thay đổi tốc độ, thay đổi hướng chuyển ghi
động của vật, làm biến dạng vật, hoặc đồng thời làm thay đổi tốc độ, thay đổi bài
hướng chuyển động và làm biến dạng vật. vào
vở
Hoạt động 4: Luyện tập
a) Mục tiêu: Hệ thống được một số kiến thức đã học.
b) Nội dung: Cá nhân HS trả lời các câu hỏi trắc nghiệm.
c) Sản phẩm: Phiếu học tập số 3
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Giao nhiệm vụ: GV yêu cầu cá nhân HS hoàn thành các câu HS nhận nhiệm vụ
hỏi trắc nghiệm và điền khuyết trong phiếu học tập số 3.
Hướng dẫn thực hiện: Cá nhân HS suy nghĩ trả lời. - Cá nhân HS hoàn
thành phiếu học tập.
Báo cáo kết quả: - HS nộp lại phiếu học
- GV thu bài của HS sau đó tiến hành cho các em HS chấm tập và chấm chéo.
chéo bài nhau. - Trả lời câu hỏi.
- Lần lượt gọi các HS trả lời các câu hỏi, HS khác nhận xét,
Gv chốt đáp án.
Tổng kết: GV thu lại phiếu học tập của HS để lấy điểm - HS nộp lại phiếu.
thường xuyên.
Hoạt động 5: Vận dụng
a) Mục tiêu: Phát triển năng lực tự học và năng lực tìm hiểu đời sống.
b) Nội dung
- Lấy ví dụ minh họa về tác dụng của lực làm thay đổi tốc độ chuyển động, thay đổi
hướng chuyển động, thay đổi hình dạng của vật.
- Chế tạo sản phẩm “BÀN BÓNG ĐÁ TAY QUAY” theo nhóm 6HS trong thời gian 1
tuần.
Gợi ý dụng cụ có thể sử dụng: hộp giấy, que xiên dài, quả bóng bàn, kẹp gỗ, màu vẽ,
giấy màu….
Yêu cầu sản phẩm: sản phẩm hoạt động được thông qua 1 trận đấu đôi.
c) Sản phẩm: HS thực hiện các nội dung trên trong phần vở bài tập và tạo sản phẩm
hoàn chỉnh theo yêu cầu.
d) Tổ chức thực hiện: Giao cho học sinh thực hiện ngoài giờ học trên lớp và nộp sản
phẩm vào tiết sau.
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Giao nhiệm vụ: Mỗi nhóm hoàn thành một sản Nhận nhiệm vụ
phẩm “Bàn bóng đá tay quay”
Hướng dẫn thực hiện:  Chia lớp thành 4 nhóm, HS phân công công công việc
mỗi nhám cử một nhóm trưởng. Nhóm trưởng có cho các thành viên trong nhóm
nhiệm vụ phân công công việc cho các thành viên và hoàn thành sản phẩm của
trong nhóm. nhóm trong 1 tuần.
- Sử dụng bìa cacton làm bàn (sân đá bóng).
- Dùng tăm tre làm các tay quay (8 tay quay).
- Trên tay quay có thể cố định kẹp giấy, kẹp đồ…
để làm cầu thủ.
- Trang trí sân bóng, khung thành….
Báo cáo kết quả: - Trưng bày sản phẩm của
- Trưng bày các sản phẩm của nhóm trước lớp. nhóm mình.
- GV tổ chức thi đấu giữa các đội nhau trên sản - Mỗi nhóm lựa chọn 2 thành
phẩm của các nhóm. viên để thi đấu.
Tổng kết: - Tham gia bình chọn.
- Bình chọn sản phẩm đẹp nhất.
- Đội thi đấu tốt nhất.
DẶN DÒ:
HS về nhà học bài và hoàn thành phần bài tập trong SGK.
Chuẩn bị bài tiếp theo: Đọc bài trước ở nhà.
KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THƯỜNG XUYÊN
Rubic 1:
PHIẾU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG 4 CỦA NHÓM
Tên nhóm đánh giá: ………………
Mức độ
Tiêu chí Điểm
Mức 3 Mức 2 Mức 1
3.KHTN.1.1 Lấy đúng 5 ví dụ Lấy đúng từ 3 Lấy đúng từ
Lấy ví dụ về sự về sự thay đổi đến 4 ví dụ 1 đến 2 ví
thay đổi tốc độ, tốc độ, thay đổi về sự thay dụ về sự
thay đổi hướng hướng chuyển đổi tốc độ, thay đổi tốc
chuyển động khi động khi tác thay đổi độ, thay đổi
tác dụng lực vào dụng lực vào hướng hướng
vật. vật. (4 điểm) chuyển động chuyển
khi tác dụng động khi tác
lực vào dụng lực
vật.  (3 điểm) vào vật.  (2
điểm)
5.GTHT.1.1 Thuyết trình đủ Thuyết trình Thuyết trình
Thuyết trình cho ý  trong 3 phút. đủ ý hơn 3 chưa đủ ý
nội dung thảo (3 điểm) phút. (1 điểm)
luận. (2 điểm)
Tổng điểm
Bảng kiểm 2:
Nội dung Kết quả
Câu hỏi đánh giá
đánh giá Có Không
1.KHTN.1.2 1. HS có chỉ ra được trạng thái của lò xo khi ta
Lấy được ví treo quả nặng vào không?
dụ về tác
dụng lực 2. HS có chỉ ra được lực tác dụng vào lò xo làm lò
làm biến xo bị biến dạng không?
dạng vật .
Nêu được 3. HS có lấy được ví dụ về tác dụng lực làm vật
lực tác biến dạng không?
dụng làm
biến dạng 3. HS có mô tả được hình ảnh và chỉ ra được lực
vật hoặc tác dụng lên vật đã gây ra sự biến đổi gì không ?
vừa biến
dạng, vừa
thay đổi
chuyển
động vật
4.TC.1.1 1. Học sinh có tích cực chủ động thực hiện nhiệm
vụ được giao không?
2. HS có hỗ trợ bạn học trong hoạt động nhóm
không?
5.GTHT.1.1 1. HS có cùng các bạn trong nhóm thảo luận, đưa
ra ý kiến của mình không?
Bài 38: LỰC TIẾP XÚC VÀ LỰC KHÔNG TIẾP XÚC
Môn học: Khoa học tự nhiên lớp 6
Thời gian thực hiện: 01 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
 - Nêu được lực tiếp xúc xuất hiện khi vật (hoặc đối tượng) gây ra lực có sự tiếp xúc
với vật (hoặc đối tượng) chịu được tác dụng của lực, lấy được ví dụ về lực tiếp xúc;
 - Nêu được lực không tiếp xúc xuất hiện khi vật (hoặc đối tượng) gây ra lực không có
sự tiếp xúc với vật (hoặc đối tượng) chịu tác dụng của lực, lấy được ví dụ về lực không
tiếp xúc.
2. Về năng lực
a) Năng lực chung
 - Tự chủ và tự học: Biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến lực tiếp xúc và không
tiếp xúc từ các sự vật hiện tượng, các hoạt động trong cuốc sống;
 - Giao tiếp và hợp tác: Phân công nhiệm vụ phù hợp cho các thành viên tham gia
hoạt động;
 - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận hiệu quả với các thành viên trong nhóm để
tìm hiểu về lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc.
b) Năng lực chuyên biệt
 - Nhận thức khoa học tự nhiên: Nêu được lực tiếp xúc xuất hiện khi vật (hoặc đối
tượng) gây ra lực có sự tiếp xúc với vật (hoặc đối tượng) chịu tác dụng của lực; Nêu
được lực không tiếp xúc xuất hiện khi vật (hoặc đối tượng) gây ra lực không có sự tiếp
xúc với vật (hoặc đối tượng) chịu tác dụng của lực;
 - Tìm hiểu tự nhiên: Giải thích được các trường hợp xuất hiện lực tiếp xúc và không
tiếp xúc;
 - Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Lấy được ví dụ về lực tiếp xúc, lực không tiếp
xúc trong đời sống.
3. Về phẩm chất
 - Trách nhiệm trong nhiệm vụ của nhóm;
 - Chăm chỉ trong học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Các hình 46.1a; 46.1b; 46.2;
 - Phiếu trả lời câu hỏi của nhóm;
 - Ti vi, bảng nhóm;  
 - Phiếu học tập số 1,2.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Nhóm:…………
Lực tiếp xúc Lực không tiếp xúc
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Nhóm:…………
Các hoạt động Lực tiếp xúc Lực không tiếp xúc
Hình 46.1a
Hình 46.1B
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: Chơi trò chơi “Quan sát nhanh, kết luận nhanh”
a) Mục tiêu: Tạo ra cho HS sự hứng thú để HS bày tỏ quan điểm các nhân về khoa học
tự nhiên, vai trò của khoa học tự nhiên trong việc giúp HS tìm hiểu về lực tiếp xúc và
lực không tiếp xúc.
b) Nội dung: GV tổ chức cho HS xem clip giới thiệu về đưa thanh nam châm lại gần
một viên bi sắt đang nằm yên trên mặt bàn; HS xem và hoàn thành phiếu học tập.
c) Sản phẩm: Phiếu học tập số 1
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Thông báo luật chơi: Quan sát clip để Ghi nhớ luật chơi.
trả lời câu hỏi. Kết thúc clip sẽ kết thúc
trả lời câu hỏi. Cuối buổi học, các nhóm
đánh giá lẫn nhau để cho điểm từng
nhóm.
Giao nhiệm vụ: Quan sát clip đưa thanh Nhận nhiệm vụ.
nam châm lại gần một viên bi sắt đang
nằm yên trên mặt bàn, ta thấy viên bi
sắt lăn lại gần phía nam châm. Tại sao lại
như vậy?
Thời gian hoàn thành nhiệm vụ là đúng
1 phút sau khi kết thúc clip.
Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm Thực hiện nhiệm vụ: Hoàn thành phiếu
vụ: Chiếu clip để HS quan sát, hỗ trợ khi học tập số 1.
cần thiết.
Thu phiếu học tập của các nhóm. Nạp phiếu học tập.
Chốt lại và đặt vấn đề vào bài: Các em Chuẩn bị sách vở học bài mới.
đã đưa ra nhận định về khái niệm lực
tác dụng vào vật, vai trò của các lực đó.
Bài học hôm nay chúng ta sẽ làm rõ các
vấn đề trên.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 2: Tìm hiểu về lực tiếp xúc
a) Mục tiêu:   Quan sát 1 số hình ảnh ví dụ về lực tiếp xúc trong đời sống. Phân biệt
được lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc. Từ đó nêu được khái niệm lực tiếp xúc.
b) Nội dung: GV tổ chức cho HS hoạt động cặp đôi để làm rõ mục tiêu trên.
c) Sản phẩm: Phiếu học tập của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Giao nhiệm vụ: Quan sát hình 46.1a; 46.1b trong Nhận nhiệm vụ.
SGK, hoạt động cặp đôi hoàn thành phiếu học tập
số 2.
Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: 2 bạn ngồi Thảo luận cặp đôi hoàn thành
cạnh nhau sẽ ghép thành một cặp đôi, thảo luận và phiếu học tập số 2.
hoàn thành phiếu học tập số 2. Sau khi thảo luận
xong, nhóm nào xung phong trình bày và chất
lượng tốt sẽ có điểm cộng.
Báo cáo kết quả: - Nhóm được chọn trình bày
- Chọn 1 cặp đôi lên bảng trình bày kết quả. kết quả ở phiếu học tập.
- Mời nhóm khác nhận xét. - Nhóm khác nhận xét phần
- GV nhận xét sau khi các nhóm đã có ý kiến bổ trình bày của nhóm bạn.
sung.
Tổng kết: - Kết luận về khái niệm lực
- Tổng hợp để đi đến kết luận lực tiếp xúc. tiếp xúc.
- Yêu cầu HS chốt lại kết luận về khái niệm lực tiếp - Ghi kết luận vào vở.
xúc.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về lực không tiếp xúc
a) Mục tiêu:   Quan sát 1 số hình ảnh ví dụ về lực không tiếp xúc trong đời sống. Phân
biệt được lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc. Từ đó nêu được khái niệm lực không
tiếp xúc.
b) Nội dung: GV tổ chức cho HS hoạt động cặp đôi để làm rõ mục tiêu trên.
c) Sản phẩm: Phiếu học tập của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Giao nhiệm vụ: Quan sát hình 46.2 trong SGK , hoạt Nhận nhiệm vụ.
động cặp đôi hoàn thành phiếu học tập số 2.
Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: 2 bạn ngồi Thảo luận cặp đôi hoàn thành
cạnh nhau sẽ ghép thành một cặp đôi, thảo luận và phiếu học tập số 2.
hoàn thành phiếu học tập số 2. Sau khi thảo luận
xong, nhóm nào xung phong trình bày và chất
lượng tốt sẽ có điểm cộng.
Báo cáo kết quả: - Nhóm được chọn trình bày
- Chọn 1 cặp đôi lên bảng trình bày kết quả. kết quả ở phiếu học tập.
- Mời nhóm khác nhận xét. - Nhóm khác nhận xét phần
- GV nhận xét sau khi các nhóm đã có ý kiến bổ trình bày của nhóm bạn.
sung.
Tổng kết: - Kết luận về khái niệm lực
- Tổng hợp để đi đến kết luận lực không tiếp xúc. không tiếp xúc.
- Yêu cầu HS chốt lại kết luận về khái niệm lực - Ghi kết luận vào vở.
không tiếp xúc.
Hoạt động 4: Luyện tập 
a) Mục tiêu: HS sử dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi trong SGK.
b) Nội dung: HS làm poster trả lời câu hỏi: Em hãy lấy một số ví dụ về lực tiếp xúc và
lực không tiếp xúc trong đời sống.
c) Sản phẩm: Bằng poster.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Giao nhiệm vụ: Mỗi nhóm gồm 4 bạn, vẽ poster và Nhận nhiệm vụ.
trả lời câu hỏi: Em hãy lấy một số ví dụ về lực tiếp
xúc và lực không tiếp xúc trong đời sống.
Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: GV quan sát hỗ Làm poster.
trợ HS khi cần thiết.
Báo cáo kết quả: Các nhóm treo poster lên bảng. Theo dõi đánh giá của GV.
GV sẽ đánh gia một số nhóm.
Tổng kết: Đánh giá nhóm nào nêu được nhiều ví dụ
về lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc trong đời sống.
Khen ngợi HS.
Hoạt động 5: Vận dụng
a) Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi thực tế.
b) Nội dung: Dùng phiếu học tập để trả lời câu hỏi về lực tiếp xúc và lực không tiếp
xúc trong SGK.
c) Sản phẩm: Phiếu trả lời câu hỏi của học sinh.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Giao nhiệm vụ: Trả lời câu hỏi: Trong các hình sau Nhận nhiệm vụ.
đây, hình ảnh nào cho thấy sự xuất hiện lực tiếp
xúc, lực không tiếp xúc?
Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: Thực hiện tại Thực hiện nhiệm vụ ở nhà.
nhà, GV đưa ra hướng dẫn cần thiết.
Báo cáo kết quả:  Tiết học sau nạp lại cho GV.
C. DẶN DÒ
- HS về nhà học bài, làm BT SGK, SBT;
- Chuẩn bị bài tiếp theo: Đọc bài trước ở nhà.
D. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THƯỜNG XUYÊN
    Kết thúc bài học, GV cho HS tự đánh giá theo bảng sau:
Họ tên HS:…………………………………….
Các tiêu chí Tốt Khá Trung Chưa
bình đạt
Chuẩn bị bài trước khi đến lớp
Tham gia các hoạt động nhóm theo yêu cầu của
GV
Nêu được khái niệm lực tiếp xúc, lực không tiếp
xúc
Lấy được ví dụ lực tiếp xúc, lực không tiếp xúc
trong đời sống
Bài 39. BIẾN DẠNG CỦA LÒ XO. PHÉP ĐO LỰC
Môn học: Khoa học tự nhiên. Lớp 6
Thời gian thực hiện: 03 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
- Thực hiện thí nghiệm chứng minh được độ dãn của lò xo treo thẳng đứng tỉ lệ với
khối lượng của vật treo.
- Đo được lực bằng lực kế lò xo.
2. Về năng lực
a) Năng lực chung
- Tự chủ và tự học: Biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến biến dạng của lò xo và
phép đo lực;
- Giao tiếp và hợp tác: Tổ chức hoạt động nhóm hiệu quả; báo cáo trình bày kết quả
thảo luận rõ ràng;
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đề xuất được phương án thí nghiệm và thực hiện
được thí nghiệm để chứng minh độ dãn của lò xo treo thẳng đứng tỉ lệ với khối lượng
của vật;Thảo luận với các thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
b) Năng lực chuyên biệt
- Nhận thức khoa học tự nhiên: Nêu được độ dãn của lò xo treo thẳng đứng tỉ lệ với
khối lượng của vật treo;
- Tìm hiểu tự nhiên: Thực hiện thí nghiệm chứng minh được độ dãn của lò xo treo
thẳng đứng tỉ lệ với khối lượng của vật treo;
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Đo được lực bằng lực kê lò xo.
3. Về phẩm chất
- Khách quan, trung thực trong quan sát, thu thập thông tin khi thực hiện thí nghiệm;
- Có ý chí vượt qua khó khăn khi thực hiện các nhiệm vụ học tập vận dụng, mở rộng;
- Khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Các hình ảnh theo sách giáo khoa;
- Phiếu trả lời câu hỏi của nhóm;
- Máy chiếu;
- Phiếu học tập.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Sô quả nặng 50 g Tổng khối lượng Chiều dài của lò xo Độ biến dạng của lò
móc vào lò xo các quả nặng (g) (cm) xo (cm)
0 0 0
1
2
3
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Hãy quan sát một lực kế lò xo và cho biết các thao tác sử dụng đúng khi thực hiện các
phép đo lực.
…………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Lần đo Lực kéo
1
2
3
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4
Một lò xo có chiều dài tự nhiên 12 cm được treo thẳng đứng, đầu dưới của lò
xo gắn một quả nặng có khối lượng 50 g. Khi quả nặng cân bằng thì lò xo có chiều dài
15 cm. Cho rằng độ dãn của lò xo tỉ lệ thuận với khối lượng vật treo. Khi treo quả
nặng có khối lượng 100 g vào lò xo thì chiều dài của lò xo là bao nhiêu?
…………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: Quan sát chiếc cân xách tay trong SGK, đặt câu hỏi gợi mở, gây tò mò
cho học sinh.
a) Mục tiêu: Tạo cảm hứng học tập cho HS, kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá
kiến thức mới của HS.
b) Nội dung: HS lắng nghe GV đặt vấn đề, ghi tên bài học mới vào vở.
c) Sản phẩm: Thái độ học tập của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
- GV đặt vấn đề: Để thuận lợi trong việc xác định khối lượng của vật, các nhà sản xuất
đã chế tạo ra những chiếc cân xách tay gọn nhẹ. Những chiếc cân này hoạt động dựa
trên nguyêntắc nào? Để giải đáp cho câu trả lời này, chúng ta sẽ cùng đến với bài học
ngày hôm nay, bài 47. Biến dạng của lò xo. Phép đo lực
- HS lắng nghe, ghi tên bài học vào vở.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 2: Thực hiện thí nghiệm
a) Mục tiêu:  HS thực hiện các thí nghiệm như hình 39.1 trong SGK
b) Nội dung: GV cho học sinh thảo luận theo nhóm để hoàn thành phiếu học tập số 1.
c) Sản phẩm: Phiếu học tập số 1.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS quan sát hình 47.1 HS nhận nhiệm vụ.
SGK và hướng dẫn của giáo viên. Hoạt động nhóm
để hoàn thành phiếu học tập số 1.
Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ Thảo luận nhóm, hoàn thành
- GV chia nhóm HS; phát dụng cụ cho các nhóm HS. phiếu học tấp số 1.
GV hướng dẫn tổ chức cho HS thực hiện các thí
nghiệm như hình 39.1 trong SGK, trả lời câu hỏi 2.
- Mỗi nhóm thảo luận và hoàn thành phiếu học tập
số 1.
- Sau khi thảo luận xong, nhóm nào xung phong
trình bày, sẽ có điểm cộng.
Báo cáo kết quả - Nhóm xung phong trình bày
- Chọn nhóm xung phong đầu tiên lên trình bày; kết quả ở phiếu học tập;
- Mời nhóm khác nhận xét; - Nhóm khác nhận xét phần
- GV nhận xét sau khi các nhóm đã có ý kiến bổ trình bày của nhóm bạn.
sung.
Tổng kết: - Kết luận
- Tổng hợp để đi đến kết luận về sự thay đổi chiều - Ghi vào vở.
dài của lò xo trong quá trình làm thí nghiệm.
- Yêu cầu học sinh chốt lại kết luận về mối quan hệ
giữa độ dãn của lò xo và khối lượng vật treo.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về lực kế
a) Mục tiêu:  Giúp HS nêu được cấu tạo và cách sử dụng của lực kế.
b) Nội dung: Sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn GV gợi ý HS thảo luận nội dung 3 trong
SGK theo nhóm.
c) Sản phẩm: Phiếu học tập số 2.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Giao nhiệm vụ: GV cho HS quan sát một lực kê lò HS nhận nhiệm vụ.
xo kết hợp với nội dung SGK cho HS thảo luận cấu
tạo và các thao tác sử dụng đúng khi thực hiện
phép đo lực.
Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: GV hướng dẫn Phân công nhiệm vụ và tiến
để HS làm việc theo nhóm thực hiện các nội dung 3 hành thực hiện nhiệm vụ.
trong SGK và rút ra được cấu tạo của lực kế, cách
sử dụng lực kế.
Báo cáo kết quả - Nhóm xung phong trình bày
- Mời một nhóm lên trình bày, các nhóm còn lại đổi kết quả ở phiếu học tập;
chéo cho nhau và chấm điểm (sau khi giáo viên đã - Nhóm khác nhận xét, bổ
công bố đáp án); sung phần trình bày của nhóm
- GV phân tích và đưa ra nhận xét, đáp án. bạn;
- Để đo lực người ta dùng lực kế. Có nhiều loại lực - Các nhóm chấm điểm và báo
kế, loại lực kế thường sử dụng là lực kế lò xo có đơn điểm cho nhóm bạn;
vị đo là niutơn, kí hiệu là N. Một lực kế lò xo đơn - Các nhóm nộp phiếu học
giản gồm các phần: tập.
   + Vỏ lực kế có gắn một bảng chia độ.
   + Một lò xo có một đẩu gắn vào vỏ lực kế, đẩu kia
gắn một cái móc và một kim chỉ thị. Kim chỉ thị di
chuyên được trên mặt bảng chia độ.
- Khi đo lực bằng lực kế, cẩn lưu ý:
   + Hiệu chỉnh lực kế.
   + Cho lực cẩn đo tác dụng vào đẩu có gắn móc
của lò xo lực kế.
   + Cẩm vỏ của lực kế sao cho lò xo của lực kế nằm
dọc theo phương của lực cần đo.
   + Đọc và ghi kết quả đo, kết quả đo là số chỉ gần
nhất với kim chỉ thị.
Đánh giá
- Yêu cầu các nhóm chấm điểm;
- GV thu phiếu học tập xem các nhóm chấm đúng
hay không.
Tổng kết: Yêu cầu học sinh nêu cấu tạo và cách sử - Kết luận cấu tạo, cách sử
dụng lực kế. dụng lực kế.
- Ghi vào vở.
Hoạt động 4: Đo lực bằng lực kế
a) Mục tiêu:  Giúp HS đo lực kéo khối gỗ trên mặt bàn bằng lực kế như nội dung 4
trong SGK.
b) Nội dung: Tổ chức HS hoạt động nhóm để thực hiện nội dung 4.
c) Sản phẩm: Phiếu học tập số 3.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Giao nhiệm vụ: GV hướng dẫn HS tiến hành phép HS nhận nhiệm vụ.
đo như SGK và ghi kết quả vào bảng 47.2
Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: GV phát dụng Phân công nhiệm vụ và tiến
cụ và hướng dẫn để HS làm việc theo nhóm thực hành thực hiện nhiệm vụ.
hiện các nội dung 4 trong SGK và hoàn thành phiếu
học tập số 3
Báo cáo kết quả - Nhóm xung phong trình bày
- Mời một nhóm lên trình bày, các nhóm còn lại đổi kết quả ở phiếu học tập;
chéo cho nhau và chấm điểm (sau khi giáo viên đã - Nhóm khác nhận xét, bổ
công bố đáp án); sung phần trình bày của nhóm
- GV phân tích và đưa ra nhận xét, đáp án. bạn;
Đánh giá - Các nhóm chấm điểm và báo
- Yêu cầu các nhóm chấm điểm; điểm cho nhóm bạn;
- GV thu phiếu học tập xem các nhóm chấm đúng - Các nhóm nộp phiếu học
hay không. tập.
Tổng kết: Yêu cầu học sinh nêu được các bước đo - HS nêu các bước đo lực bằng
lực bằng lực kế. lực kế.
Các bước đo lực bằng lực kế: - Ghi vào vở.
   + Ước lượng giá trị lực cẩn đo;
   + Lựa chọn lực kế phù hợp;
   + Hiệu chỉnh lực kế;
   + Thực hiện phép đo;
   + Đọc và ghi kết quả đo
Hoạt động 5: Luyện tập
a) Mục tiêu: Sử dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi trong phiếu học tập.
b) Nội dung: HS thảo luận theo nhóm hoàn thành phiếu học tập.
c) Sản phẩm: Phiếu học tập số 4.
d) Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Giao nhiệm vụ: GV phát phiếu học tập cho từng HS nhận nhiệm vụ.
nhóm và yêu cầu HS thảo luận hoàn thành phiếu
học tập.
Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: GV quan sát, HS thảo luận hoàn thành
hỗ trợ các nhóm khi cần thiết. phiếu học tập
Báo cáo kết quả Theo dõi đánh giá của GV.
- Mời một nhóm lên trình bày, các nhóm còn lại đổi
chéo cho nhau và chấm điểm (sau khi giáo viên đã
công bố đáp án);
- GV phân tích và đưa ra nhận xét, đáp án.
Tổng kết HS ghi bài
- Độ dãn của lò xo khi treo quả nặng có khối lượng
50 g là: 15 - 12 = 3 cm.
- Do độ dãn của lò xo tỉ lệ thuận với khối lượng vật
treo, mà khối lượng quả nặng sau nặng gấp đôi khối
lượng quả nặng đầu nên độ dãn lò xo lúc sau cũng
gấp đôi độ dãn lò xo lúc đẩu.
Vậy, độ dãn lò xo khi treo quả nặng có khối lượng
100 g là: 2.3 = 6 cm.
 Suy ra, chiều dài lò xo khi treo quả nặng có khối
lượng 100 g là: 12 + 6 = 18 cm.
- Khen ngợi nhóm trả lời đúng đáp án.
Hoạt động 6: Vận dụng
a) Mục tiêu: HS trả lời 3 bài tập trong SGK
b) Nội dung: HS vận dụng kiến thức để trả lời 3 bài tập trong SGK
c) Sản phẩm: Phiếu trả lời câu hỏi của học sinh.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Giao nhiệm vụ: Trả lời 3 bài tập trong SGK. HS nhận nhiệm vụ.
Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: Thực hiện tại Thực hiện nhiệm vụ ở nhà.
nhà, GV đưa ra hướng dẫn cần thiết.
Báo cáo kết quả:  Tiết học sau nộp lại cho GV.
C. DẶN DÒ
- HS về nhà học bài; làm bài tập SGK, SBT.
- Chuẩn bị bài mới trước khi lên lớp.
D. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THƯỜNG XUYÊN
Kết thức bài học, GV cho học sinh đánh bàn ngồi kế bên theo bảng sau:
Họ và tên HS:.........................................................lớp 6A............
Các tiêu chí Tốt Khá Trung bình Chưa đạt
Chuẩn bị bài trước khi lên lớp
Tham gia hoạt động nhóm theo yêu cầu
của GV
Thực hiện được thí nghiệm
Đo được lực bằng lực kế lò xo
Bài 40: LỰC MA SÁT
Môn học: Khoa học tự nhiên lớp 6
Thời gian thực hiện: 04 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
- Nêu được khái niệm vế lực ma sát, lực ma sát trượt, lực ma sát nghỉ.
- Sử dụng tranh, ảnh (hình vẽ, học liệu điện tử) để nêu được nguyên nhân xuất hiện
lực ma sát giữa các vật
-Nêu được tác dụng cản trờ và tác dụng thúc đẩy chuyển động của lực ma sát.
- Lấy được ví dụ vế một số ảnh hưởng của lực ma sát trong an toàn giao thông
đường bộ.
- Thực hiện được thí nghiệm chứng tỏ vật chịu tác dụng của lực cản khi chuyển
động trong nước (hoặc không khi').
2. Về năng lực
a) Năng lực chung
- Tự chủ và tự học:Tự học có hướng dẫn của GV để tìm hiểu về lực ma sát;
- Giao tiếp và hợp tác: Tổ chức hoạt động nhóm hiệu quả; Báo cáo trình bày kết quả
thảo luận rõ ràng;
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm để hoàn
thành nhiệm vụ học tập.
b) Năng lực chuyên biệt
- Nhận thức khoa học tự nhiên: Nêu được khái niệm lực ma sát, lực ma sát trượt,
lực ma sát nghỉ; Nêu được tác dụng cản trở và tác dụng thúc đẩy chuyển động của
lực ma sát; Sử dụng tranh, ảnh (hình vẽ, học liệu điện tử) để nêu được: Sựtưong
tác giữa bề mặt của hai vật tạo ra lực ma sát giữa chúng;
- Tìm hiểu tự nhiên: Thực hiện được thí nghiệm chUng tỏ vật chịu tác dụng của lực
cản khi chuyển động trong nước (hoặc không khí);
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Lấy được ví dụ về một số ảnh hưởng của lực
ma sát trong an toàn giao thông đường bộ.
3. Về phẩm chất
- Khách quan, trung thực trong quan sát, thu thập thông tin;
- Chăm chỉ trong học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Các hình ảnh theo sách giáo khoa 48.1,2,4,5,6,7,8,9
- Máy chiếu, bảng nhóm;
- Phiếu học tập1, 2, 3, 4, 5. 6
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: Hoạt động khởi động
a) Mục tiêu:  Tạo được hứng thú cho học sinh
b) Nội dung: Hoạt động cá nhân tìm hiểu tranh và trả lời các câu hỏi liên quan
c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh, sự hứng thú với bài học,…
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV Hoạt
động của
HS
Thông báo luật chơi: Yêu cầu học sinh quan sát các bức tranh để trả lời Học sinh
câu hỏi quan sát
các bức
tranh về
việc đẩy
vật trên
mặt sàn
và thấy
được sự
khó khăn
trong
việc đẩy
thùng đồ

Giao nhiệm vụ:  Học sinh


yêu cầu học sinh quan sát tranh và  thảo luận cho biết việc đẩy, kéo vật
thảo luận
mặt sàn như thế nào?(dễ dàng hay  khó khăn). nguyên nhân việc găp theo yêu
khó khăn trong việc đẩy vật trên mặt sàn cầu của
giáo viên
Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ - Đại diện
- Cho học sinh quan sát tranh trình bày
- Yêu cầu đại diện hs cho biết nguyên nhân ý kiến
của mình
Chốt lại và đặt vấn đề vào bài:  - Lắng
- Chốt lại các nguyên nhân. nghe ý
- Vậy nguyên nhân nào làm việc đẩy vật gặp khó khăn bây giờ chúng ta kiến của
cùng nhau tìm hiểu học giáo
viên
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 2: Tim hiểu khái niệm lực ma sát
a) Mục tiêu
-  Biết được khái niệm về lực ma sát
- Sử dụng tranh, ảnh (hình vẽ, học liệu điện tử) để nêu được nguyên nhân xuất hiện
lực ma sát giữa các vật
b) Nội dung: Hoạt động nhóm quan sát tranh 48.1, 48.2 trả lời các câu 1,2,3, và qua
đó rút ra khái niêm về lực ma sát  vào phiếu học tập 1.
c) Sản phẩm: phiếu học tập 1.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Giao nhiệm vụ:  - HS lắng nghe giáo viên giao
- Thông báo về lực cản trở này chính là lực ma sát nhiệm vụ
-  YC học sinh quan sát các hình 48.1 và 48.2 và thảo
luận trả lời các câu hỏi 1,2,3 ở SGK và tìm hiểu khái
niệm lực ma sát vào phiếu học tập
Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: - HS trao đổi thảo luận hoàn
- Chiếu các hình 48.1, 48.2 cho học sinh quan sát thành các câu trả lời của giáo
- Hai bàn gần nhau (trên dưới: 4 bạn) thảo luận viên
caau1, 2, 3 hoàn thành phiếu học tập 1
 - Qua đó yêu câu học sinh thảo luật tìm hiểu khái
niệm lực ma sát
- Quan sát hướng dẫn thêm nếu học sinh gặp khó
khăn
Báo cáo kết quả: - Đại diện nhóm trình bày câu
- YC đại diện nhóm trính bày kết quả trả lời trình tự trả lời
từng câu - Các nhóm khác nhận xét, bổ
- YC mỗi nhóm trả lời một câu, các nhóm khác lắng sung cho câu trả lời của nhóm
nghe nhận xét. bạn
Tổng kết: - Học sinh lắng nghe nhận xét
- Nhận xét các câu trả lời của các  nhóm của giáo viên
- Chốt lại khái niệm lực ma sát - Ghi vở
Hoạt động 3: Tìm hiểu lực ma sát trượt
a) Mục tiêu:   Biết được khái niệm về lực ma sát trượt.
b) Nội dung: Dạy học hợp tác Hoạt động nhóm làm thí nghiệm 1, trả lời câu 4 (SGK)
và qua đó rút ra khái niệm về lực ma sát trượt vào phiếu học tập 2.
c) Sản phẩm: phiếu học tập 2.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Giao nhiệm vụ:  - HS lắng nghe giáo viên giao
Tiến hành làm thí nghiệm 1 thảo luận trả lời câu 4 nhiệm vụ
qua đó tìm hiểu về khái niệm lực ma sát trượt
Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: - Lắng nghe hướng dẫn của
- Hai bàn gần nhau (trên dưới: 4 bạn) tạo thành giáo viên
môt nhóm - Tiến hành thí nghiệm 1 theo
- Nhóm trưởng nhận dụng cụ và cùng nhóm tiến nhóm
hành thí nghiệm 1 - Thảo luận theo nhóm hoàn
- Thảo luận trong nhóm hoàn thành câu 4 ở phiếu thành phiếu học tập 2
học tập 2
- Từ đó rút ra khái niệm lực ma sát trượt
Báo cáo kết quả: - Đại diện nhóm trình bày câu
- YC đại diện nhóm trính bày kết quả trả lời
- YC các nhóm khác lắng nghe nhận xét. - Các nhóm khác nhận xét, bổ
sung cho câu trả lời của nhóm
bạn
Tổng kết: - Học sinh lắng nghe nhận xét
- Nhận xét các câu trả lời của các  nhóm của giáo viên
- Chốt lại khái niệm lực ma sát trượt - Ghi vở
Hoạt động 4: Tìm hiểu lực ma sát nghỉ
a) Mục tiêu:   Biết được khái niệm về lực ma sát nghỉ
b) Nội dung: Dạy học hợp tác Hoạt động nhóm làm thí nghiệm 2, trả lời câu 5 (SGK)
và qua đó rút ra khái niêm lực ma sát nghỉ vào phiếu học tập 3
c) Sản phẩm: phiếu học tập 3
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Giao nhiệm vụ:  HS lắng nghe giáo viên giao
Tiến hành làm thí nghiệm 3 thảo luận trả lời câu 5 nhiệm vụ.
qua đó tìm hiểu về khái niệm lực ma sát nghỉ
Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: - Lắng nghe hướng dẫn của
- Hai bàn gần nhau (trên dưới: 4 bạn) tạo thành giáo viên;
môt nhóm - Tiến hành thí nghiệm 2 theo
- Nhóm trưởng nhận dụng cụ và cùng nhóm tiến nhóm;
hành thí nghiệm 2. - Thảo luận theo nhóm hoàn
- Thảo luận trong nhóm hoàn thành câu 5 ở phiếu thành phiếu học tập 3.
học tập 2.
- Từ đó thảo luận tìm hiểu khái niệm lực ma sát
nghỉ
Báo cáo kết quả: - Đại diện nhóm trình bày câu
- YC đại diện nhóm trính bày kết quả. trả lời
- YC các nhóm khác lắng nghe nhận xét.. - Các nhóm khác nhận xét, bổ
sung cho câu trả lời của nhóm
bạn
Tổng kết: - Học sinh lắng nghe nhận xét
- Nhận xét các câu trả lời của các  nhóm của giáo viên;
- Chốt lại khái niệm lực ma sát nghỉ - Ghi vở.
Hoạt động 5 : Tim hiểu tác dụng cản trở và thúc đẩy chuyển động của lực ma sát
a) Mục tiêu:  Nêu được tác dụng cản trờ và tác dụng thúc đẩy chuyển động của lực
ma sát.
b) Nội dung: Dạy học hợp tác Hoạt động nhóm quan sát tranh 48.5, 48.6 và thảo luận
trả lời câu 6, 7, 8 (SGK)  và qua đó rút ra được tác dụng cản trở và thúc đẩy chuyển
động của lực ma sát vào phiếu học tập 4
c) Sản phẩm: phiếu học tập 4
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Giao nhiệm vụ:  - HS lắng nghe giáo viên giao
- Quan sát tranh 48.5, 48.6 và thảo luận trả lời câu nhiệm vụ
6, 7, 8 (SGK)
Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: - Lắng nghe hướng dẫn của
- Hai bàn gần nhau (trên dưới: 4 bạn) tạo thành môt giáo viên
nhóm - Tiến hành quan sát tranh
- Quan sát tranh 48.5, 48.6 48.5, 48.6 theo nhóm
- Thảo luận trong nhóm hoàn thành câu 6,7,8 ở - Thảo luận theo nhóm hoàn
phiếu học tập 4 thành phiếu học tập 4
Báo cáo kết quả: - Đại diện nhóm trình bày câu
- YC đại diện nhóm trính bày kết quả trả lời
- YC các nhóm khác lắng nghe nhận xét. - Các nhóm khác nhận xét, bổ
sung cho câu trả lời của nhóm
bạn
Tổng kết: - Học sinh lắng nghe nhận xét
- Nhận xét các câu trả lời của các  nhóm của giáo viên

Hoạt động 6 : Tim hiểu ảnh hưởng của lực ma sát trong an toàn giao thông đường
bộ
a) Mục tiêu:  Biết được ảnh hưởng của lực ma sát trong an toàn giao thông đường bộ.
b) Nội dung: Dạy học hợp tác Hoạt động nhóm quan sát hình 40.7 trong SGK và thảo
luận các nội dung 9,10 trong SGK.  và qua đó rút ra được tác dụng và ảnh hưởng của
lực ma sát vào phiếu học tập 5.
c) Sản phẩm: phiếu học tập 5.
d) Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Giao nhiệm vụ - HS lắng nghe giáo viên giao
- Quan sát tranh 48.7 và thảo luận trả lời câu 9,10 nhiệm vụ
(SGK)
- Qua các câu trả lời 6,7,8,9,10 rút ra tác dụng và
ảnh hưởng của lực ma sát
Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ - Lắng nghe hướng dẫn của
- Hai bàn gần nhau (trên dưới: 4 bạn) tạo thành môt giáo viên
nhóm - Tiến hành quan sát tranh
- Quan sát tranh 48.7 48.7 theo nhóm
- Thảo luận trong nhóm hoàn thành câu 9,10  ở - Thảo luận theo nhóm hoàn
phiếu học tập 5 thành phiếu học tập 5
Báo cáo kết quả - Đại diện nhóm trình bày câu
- YC đại diện nhóm trính bày kết quả; trả lời
- YC các nhóm khác lắng nghe nhận xét. - Các nhóm khác nhận xét, bổ
sung cho câu trả lời của nhóm
bạn
Tổng kết:  Nhận xét các câu trả lời của các  nhóm. - Học sinh lắng nghe nhận xét
của giáo viên

Hoạt động 7 : Tim hiểu về lực cản của không khí


a) Mục tiêu:  Không khí gây ra lực cản lên các vật chuyển động.
b) Nội dung: Dạy học hợp tác Hoạt động nhóm quan sát hình 48.8 trong SGK và thảo
luận các nội dung 11 trong SGK.  
c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
d) Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Giao nhiệm vụ:  - HS lắng nghe giáo viên giao
- Quan sát tranh 48.8 và thảo luận trả lời câu 11 nhiệm vụ
(SGK)
Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: - Lắng nghe hướng dẫn của
- Hai bàn gần nhau (trên dưới: 4 bạn) tạo thành môt giáo viên
nhóm - Tiến hành quan sát tranh
- Quan sát tranh 48.8 48.8
- Thảo luận trong nhóm hoàn thành câu 11 SGK - Thảo luận theo nhóm hoàn
thành câu 11
Báo cáo kết quả - Đại diện nhóm trình bày câu
- YC đại diện nhóm trính bày kết quả trả lời
- YC các nhóm khác lắng nghe nhận xét. - Các nhóm khác nhận xét, bổ
sung cho câu trả lời của nhóm
bạn
Tổng kết: - Học sinh lắng nghe nhận xét
- Nhận xét các câu trả lời của các  nhóm của giáo viên

Hoạt động 8 : Thí nghiệm về lực cản của không khí


a) Mục tiêu: Làm được thí nghiệm để chứng tỏ được Không khí gây ra lực cản lên các
vật chuyển động trong không khí.
b) Nội dung: Dạy học hợp tác Hoạt động nhóm làm thí nghiệm 3 trong SGK và thảo
luận các nội dung 12 trong SGK.  
c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
d) Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Giao nhiệm vụ:  - HS lắng nghe giáo viên giao
- Làm thí nghiệm 3 và thảo luận trả lời câu 12 (SGK) nhiệm vụ
- Rút ra được tác dụng của không khí lên vật chuyển
động trong không khí
Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: - Lắng nghe hướng dẫn của
- Hai bàn gần nhau (trên dưới: 4 bạn) tạo thành giáo viên
môt nhóm - Tiến hành làm thí nghiệm 3
- Làm thí nghiệm 3 theo nhóm - Thảo luận theo nhóm hoàn
- Thảo luận trong nhóm hoàn thành câu 12 SGK thành câu 12 và rút ra được
- Rút ra được tác dụng của không khí lên vật chuyển tác dụng của không khí lên vật
động trong không khí. chuyển động trong không khí.
Báo cáo kết quả: - Đại diện nhóm trình bày câu
- YC đại diện nhóm trính bày kết quả trả lời
- YC các nhóm khác lắng nghe nhận xét. - Các nhóm khác nhận xét, bổ
sung cho câu trả lời của nhóm
bạn
Tổng kết: - Học sinh lắng nghe nhận xét
- Nhận xét các câu trả lời của các  nhóm của giáo viên
- Chốt lại tác dụng của không khí lên vật chuyển - Ghi vở
động trong không khí
Hoạt động 9: Luyện tập 
a) Mục tiêu: Sử dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi trong SGK
b) Nội dung: Dùng kĩ  thuật khăn trải bàn cho học sinh tìm ví dụ về lực ma sát, lực ma
sát trượt, lực ma sát lăn, lực ma sát nghỉ, tác dụng làm cản trở và thúc đẩy chuyển
động của lực ma sát
c) Sản phẩm: Các ví dụ ở bảng nhóm của học sinh.
d) Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Giao nhiệm vụ: Tìm ví dụ về lực ma sát, lực ma sát - Học sinh lắng nghe nhiệm vụ
trượt, lực ma sát lăn, lực ma sát nghỉ, tác dụng làm từ giáo viên
cản trở và thúc đẩy chuyển động của học sinh
Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: - Các nhóm lắng nghe hướng
- Hai bàn gần nhau (trên dưới: 4 bạn) tạo thành dẫn của giáo viên
môt nhóm - Thực hiện nhiệm vụ mà giáo
- Thực hiện lần lược các nhiệm vụ (3’ mỗi nhiệm vụ) viên giao theo nhóm
+ Mỗi học sinh cho ví dụ về lực ma sát (viết vào
giấy, bảng nhóm)
+ Mỗi học sinh cho ví dụ về lực ma sát trượt (viết
vào giấy, bảng nhóm)
+ Mỗi học sinh cho ví dụ về lực ma sát nghỉ (viết
vào giấy, bảng nhóm)
+ Mỗi học sinh cho ví dụ về tác dụng cản trở và thúc
đẩy chuyển động của lực ma sát (viết vào giấy, bảng
nhóm)
Báo cáo kết quả - Đại diện nhóm trả lời các
- YC các nhóm lần lượt trả lời các yêu cầu yêu cầu của giáo viên
- YC các nhóm khác nhận xét - Các nhóm khác nhận xét bổ
sung
Tổng kết
- Nhận xét các câu trả lời của các nhóm
Hoạt động 5: Vận dụng
a) Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi thực tế.
b) Nội dung: Hoạt động cá nhân để trả lời câu hỏi ở phiếu học tập 6
c) Sản phẩm: Câu trả lời câu hỏi của học sinh phiếu học tập 6
d) Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Giao nhiệm vụ: Trả lời câu hỏi: (câu hỏi trong phần HS nhận nhiệm vụ.
vận dụng ở phiếu học tập 6)
Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ - Lắng nghe hướng dẫn của
- Hoạt dộng cá nhân trả lời câu hỏi giáo viên
- Dựa vào kiến thức đã học ở phần trên lực ma sát - Suy nghĩ trả lời câu hỏi hoàn
để trả lời các câu hỏi thành phiếu học tập 6
- Thực hiện tại nhà (nếu thiếu thời gian) - (thực hiện tại nhà)
Báo cáo kết quả - Học sinh lần lược trả lời câu
- YC các hs lần lượt trả lời các yêu cầu hỏi
- YC các hs khác nhận xét - Học sinh khác nhận xét
Tổng kết - Lắng nghe nhận xét của giáo
- Nhận xét các câu trả lời của các học sinh viên
- Chốt lại kết quả đúng, có thể khen thưởng, biểu
điểm động viên
C. DẶN DÒ
- HS về nhà học bài, làm bt SGK, SBT;
- Chuẩn bị bài tiếp theo: ôn lại chủ đề lực.
D. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THƯỜNG XUYÊN
- Đánh giá phần hình thánh kiến thức (giao cho học sinh của nhóm tự  đánh giá)
Họ và tên học Tích cực tiếp Tích cực thảo Tích cực Tích cực làm
sinh nhận nhiệm vụ luận cùng các làm thí thí nghiệm 2
của giáo viên bạn nghiệm 1
Họ và tên học Tham gia đầy Tham gia đẩy Tham gia Tham gia đẩy
sinh đủ các hoạt đủ các hoạt đẩy đủ các đủ các hoạt
đông và đóng động và đóng hoạt động động và đóng
góp dưới 3 góp 3 – 5 ý và đóng góp góp từ 9 ý kiến
kiến 6- 8 ý kiến trở lên
- Đánh giá phần luyện tập (giao cho học sinh của nhóm tự  đánh giá)
Họ và tên học Có được 4 loại Có được 3 loại Có được 2 Có được dưới
sinh ví dụ ví dụ loại ví dụ 2 loại ví dụ

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 9
Môn học: Khoa học tự nhiên lớp 6
Thời gian thực hiện: 01 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Học sinh hiểu, nắm rõ và làm được các bài tập về:
- Lực và biểu diễn Lực;
- Tác dụng của lực;
- Lực hấp dẫn và trọng lượng;
- Lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc;
- Biến dạng của lò xo. phép đo lực;
- Lực ma sát.
2. Về năng lực
a) Năng lực chung
- Tích cực thực hiện các nhiệm vụ của bản thân trong chủ đề ôn tập;
- Chủ động, gương mẫu, phối hợp các thành viên trong nhóm hoàn thành các nội
dung ôn tập chủ đề;
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua việc giải bài tập.
b) Năng lực chuyên biệt
- Hệ thống hoá được kiên thức về lực.
3. Về phẩm chất
- Có ý thức tìm hiểu về chủ đề học tập, có giải pháp phù hợp ứng dụng trong thực tế;
- Quan tâm đến bài tổng kết của cả nhóm, có ư chí vượt qua khó khăn khi thực hiện
các nhiệm vụ học tập vận dụng, mở rộng.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Sách giáo khoa;
- Giấy A3 và các loại bút màu;
- Phiếu học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HỆ THỐNG HÓA KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Hệ thống hóa lại kiến thức
a) Mục tiêu:   
- Nắm rõ được các kiến thức về lực, cách biểu diễn, tác dụng của lực.
- Phân biệt được các loại lực.
- Biết được dụng cụ đo lực và đơn vị của lực.
b) Nội dung: GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm vẽ sơ đồ tư duy về kiến thức đã học
ở chủ đề 9 : “Lực”.
c) Sản phẩm: Sơ đồ tư duy.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV Hoạt
động
của
HS
Giao nhiệm vụ: Quan sát, nhớ lại kiến thức đã học từ bài 43 đến bài 49. Nhận
nhiệ
m vụ.
Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: 5 bạn ghép lại thành 1 nhóm. Thảo luận Thảo
và hệ thống lại kiến thức bằng hình ảnh thông qua sơ đồ tư duy. Sau khi luận
hoàn thành xong các nhóm nộp sản phẩm cho GV, nhóm nào xung phong nhó
lên trình bày và sẽ thưởng điểm dựa trên chất lượng của bài. m
hoàn
thàn
h sơ
đồ tư
duy.
Báo cáo kết quả:  Nhó
Một nhóm lên trình bày kết quả. m
Mời nhóm khác nhận xét. được
GV nhận xét sau khi nhóm đã trình bày. chọn
lên
trình
bày
sản
phẩ
m.
Các
nhó
m
khác
nhận
xét
phần
trình
bày
của
nhó
m
bạn.
Tổng kết: Quan
Tổng hợp lại sản phẩm của các nhóm và hệ thống hóa lại kiến thức của chủ sát
đề 9: “Lực” cho học sinh. sản
phẩ
m
của
các
nhó
m
còn
lại.
Vẽ sơ
đồ
vào
tập
để
Yêu cầu học sinh hệ thống lại kiến thức của chủ đề và vẽ sơ vào trong tập. ghi
nhớ
kiến
thức.
B. BÀI TẬP
Hoạt động 2: Hướng dẫn giải bài tập
a) Mục tiêu: Sử dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi trong SGK để làm một số bài
tập.
b) Nội dung: Học sinh làm bài trên phiếu học tập.
c) Sản phẩm: Phiếu học tập.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Giao nhiệm vụ: Mỗi nhóm 5 bạn, thảo luận và  thực Nhận nhiệm vụ.
hiện trả lời các câu hỏi trên phiếu học tập.
Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: GV quan sát và Làm bài tập trên phiếu học
hỗ trợ các nhóm khi cần thiết. tập.
Báo cáo kết quả: Các nhóm hoàn thành và lên bảng Theo dõi và nhận xét bài làm
làm bài tập GV quy định: của các nhóm còn lại.
Nhóm 1: câu 1,2,4
Nhóm 2: câu 3a
Nhóm 3: câu 3b
Nhóm 4: câu 5a
Nhóm 5: câu 5b
Mời các nhóm khác nhận xét và so sánh kết quả bài
làm.
GV nhận xét, đánh giá và cho điểm bài làm của các
nhóm.
Tổng kết: Các nhóm tự chấm điểm cho bài làm dựa HS thực hiện và ghi kết quả
vào kết quả bài làm của các nhóm khác đã trình bày vào vở.
được giáo viên sửa chữa và nộp lại cho giáo viên.
Câu 1: Đáp án D.
Câu 2: Đáp án B.
Câu 3:
a) Lực F tác dụng lên vật A có hướng nằm ngang từ
trái sang phải và có độ lớn 30 N.
b) Lực F tác dụng lên vật B có hướng thẳng đứng từ
dưới lên và có độ lớn 20 N.
Câu 4: Đáp án C.
Câu 5:
a) Ô tô đi trên bùn dễ bị sa lầy vì lực ma sát giữa
bánh xe và mặt đường dính bùn nhỏ, làm cho bánh
xe không bám vào mặt đường được. Trường hợp
này lực ma sát có lợi vì nhờ có nó mà xe mới di
chuyển được và không bị sa lầy.
b) Khi ta đi trên sàn đá hoa mới lau dễ bị ngã vì khi
đó lực ma sát giữa chân ta và sàn nhà bị giảm do có
nước dính trên sàn nhà. Trường hợp này ma sát có
lợi vì nó giúp ta đi lại không bị trơn và tránh bị ngã.
Yêu cầu HS hoàn thành bài vào vở.
C. DẶN DÒ
- HS về nhà học bài, làm bt SGK;
- Chuẩn bị bài tiếp theo: đọc bài trước ở nhà.
D. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THƯỜNG XUYÊN
 Kết thúc bài học, GV cho HS tự đánh giá theo bảng sau
Họ tên HS:…………………………………….
Các tiêu chí Tốt Khá Trung Chưa
bình đạt
Chuẩn bị bài trước khi đến lớp
Tham gia các hoạt động nhóm theo yêu cầu của
GV
Nêu được khái niệm khoa học tự nhiên
Trình bày được khái niệm khoa học tự nhiên
HỒ SƠ KHÁC
Phiếu học tập
Nhiệm vụ: Trả lời các câu hỏi sau:
Trên vỏ một hộp sữa có ghi 450g. Số ghi đó cho biết điều gì?
A. Khối lượng của hộp sữa.        B.Trọng lượng của sữa trong hộp.
C. Trọng lượng của hộp sữa.        D. Khối lượng của sữa trong hộp.
Một vật có khói lượng 100 g sẽ có trọng lượng bao nhiêu?
A.100N.        B. 1 N.        C. 10 N.        D.0,1 N.
Diễn tả bằng lời các yếu tố của các lực được vẽ ở hình dưới đây:

….
…………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………
Bạn An đá vào quả bóng đang nằm yên trên mặt đất. Điều gì sẽ xảy ra ngay sau đó?
Quả bóng chỉ biến đổi chuyển động.
Quả bóng chỉ biến dạng.
Quả bóng vừa biến đổi chuyển động vừa biến dạng.
Quả bóng vẫn đứng yên.
Hăy giải thích các hiện tượng sau:
Ô tô đi vào bùn dễ bị sa lẩy.
Khi đi trên sàn nhà đá hoa mới lau dễ bị ngã.
….
…………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
CHỦ ĐỀ 10: NĂNG LƯỢNG VÀ CUỘC SỐNG
Bài 41: NĂNG LƯỢNG
Môn học: Khoa học tự nhiên lớp 6
Thời gian thực hiện: 04 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
- Lấy được ví dụ chứng tỏ năng lượng đặc trưng cho khả năng tác dụng lực;
- Phân loại được năng lượng theo tiêu chí;
- Nêu được vật liệu giải phóng năng lượng, tạo ra nhiệt và ánh sáng khi bị đốt cháy gọi
là nhiên liệu;
- Lấy được ví dụ về một số loại năng lượng tái tạo thông dụng.
2. Về năng lực
a) Năng lực chung
-Tự chủ và tự học: Tự học có hướng dẫn của GV để tìm hiểu về năng lượng;
- Giao tiếp và hợp tác: Tổ chức hoạt động nhóm hiệu quả; Sử dụng ngôn ngữ khoa học
để diễn đạt về các dạng năng lượng, đặc trưng cho khả năng tác dụng lực của năng
lượng và khái niệm nhiên liệu;
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Chủ động, tích cực thực hiện các nhiệm vụ của bản
thân khi tìm hiểu về các loại năng lượng; Vận dụng linh hoạt các kiến thức, kĩ năng để
giải quyết vấn đề đặt ra khi phân biệt các loại năng lượng dựa trên các tiêu chí khác
nhau.
b) Năng lực chuyên biệt
- Nhận thức khoa học tự nhiên: Nêu được khái niệm nhiên liệu;
- Tìm hiểu khoa học tự nhiên: Lấy được ví dụ để chứng tỏ năng lượng đặc trưng cho
khả năng tác dụng lực; Phân loại được năng lượng theo tiêu chí; Lấy được ví dụ về
một số loại năng lượng tái tạo thông dụng;
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng năng lượng đặc trưng cho khả năng
tác dụng lực để giải thích một số hiện tượng.
3. Về phẩm chất
- Kiên trì, tỉ mỉ, cẩn thận trong quá trình quan sát và phân tích, có ý chí vượt qua khó
khăn khi thực hiện các nhiệm vụ học tập vận dụng, mở rộng;
- Khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm;
- Tạo hứng thú và khám phá học tập khoa học tự nhiên.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Các hình ảnh theo sách giáo khoa;
- Máy chiếu, laptop, bảng nhóm;
- Phiếu học tập.
Phiếu học tập số 1
Các Các dạng năng Ví dụ
hoạt lượng
động
(Hìn
h
41.1
SGK
)
a) …………………… ………………………………
Ngườ …. ………………………………
i
chạy
bộ
b) …………………… ………………………………
Em …. ………………………………

chơi
cầu
trượt
c) Lò …………………… ………………………………………………………
xo bị …. ………
nén
d) …………………… …………………………..….
Bóng …. …………………………..….
đèn
điện
đang
sáng
e) …………………… ………………………………………………………
Rót …. …..….
nước
nóng
vào
cốc
f) …………………… …………………………..….
Trạm …. ………………………………
phát
điện
gió
g) …………………… …………………………..….
Pin …. ………………………………
và ắc
quy
Phiếu học tập số 2
1. Nêu một số nguồn tạo ra các loại năng lượng như cơ năng, nhiệt năng, điện năng,
quang năng, hoá năng,...?
Cơ năng Nhiệt năng Điện năng Quang năng Hóa năng
Nguồn tạo …………… ………… …………… ………… ……………
ra năng …………… … …………… … ……………
lượng …………… ………… …………… ………… ……………
… …
………… …………
… …
2. Nêu một số dạng năng lượng mà nguồn sản sinh ra nó là liên tục, được coi là vô
hạn và một số dạng năng lượng mà nguồn sản sinh ra nó là hữu hạn.
Vô hạn Hữu hạn
- ……………………………………… - ………………………………………
- ………………………………………. - ……………………………………….
- ………………………………………. - ……………………………………….
- ………………………………………. - ……………………………………….
- ………………………………………. - ……………………………………….

3. Theo em, những dạng năng lượng nào trong quá trình khai thác - sử dụng sẽ gây
ảnh hưởng xấu tới môi trường? Nêu một số ví dụ.
Những dạng năng lượng mà trong quá trình khai thác - sử dụng sẽ gây ảnh hưởng xấu
tới môi trường là ………………………………….
……………………………………….
………………………………….………………………………….
………………………
Ví dụ: ………………………….……….………………………….…………………
………………………………….………………………………….
………………………
Hoàn thành sơ đồ sau:

Phiếu học tập số 3


Nhóm: ……
Nội dung Câu hỏi Câu trả lời
Thí nghiệm + Vật 1 đang có năng lượng dạng
va chạm nào?
+ Vật  1 trong hai trường hợp, trường
hợp nào có năng lượng lớn hơn? Vì
sao?
 + Khi vật 1 va chạm vật 2, hiện
giữa hai vật tượng gì xảy ra?
 + Lực trong trường hợp nào lớn
hơn? Vì sao?

+ Năng lượng gió trong hình nào lớn


hơn?
Mối liên hệ
giữa năng + Lực tác dụng của gió trong hình
lượng và nào mạnh hơn?
lực + Mối liên hệ giữa năng lượng và lực
như thế nào?
- Dụng cụ thí nghiệm: Viên bi và các vật có thể di chuyển dễ dàng (xe đồ chơi)
- Phiếu đánh giá.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: Đặt vấn đề 
a) Mục tiêu: Tạo cho HS sự hứng thú để HS trình bày được kiến thức liên quan năng
lượng, các dạng năng lượng trong cuộc sống.
b) Nội dung: GV tổ chức cho HS xem hình ảnh như kéo đẩy đồ vật, đi bộ, đi xe đạp,..
HS xem ảnh và trả lời các câu hỏi.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Thông báo luật chơi: Quan sát hình ảnh Ghi nhớ luật chơi
để trả lời câu hỏi.
Giao nhiệm vụ:  Nhận nhiệm vụ
- Quan sát hình ảnh và trả lời các câu hỏi
để đưa ra nhận định nhanh về năng
lượng, các dạng năng lượng.
- Thời gian hoàn thành nhiệm vụ là 2
phút sau khi hình ảnh được trình chiếu.
Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm Thực hiện nhiệm vụ: Hoàn thành các câu
vụ: Chiếu hình ảnh để HS quan sát, hỗ hỏi
trợ khi cần thiết.
Câu hỏi:
+ Hằng ngày để hoạt động thì cơ thể cần
yếu tố gì?
+ Năng lượng được cung cấp từ đâu?
+ Năng lượng dùng trong những trường
hợp nào?
+ Kể tên một số dạng năng lượng mà em
biết?
Chốt lại và đặt vấn đề vào bài:  Chuẩn bị sách vở học bài mới.
Các em đã nhận biết được tất cả các hoạt
động đều cần có năng lượng. Mặt khác,
khi thực hiện các hoạt động em đã tác
dụng lực lên các vật. Vậy, giữa năng
lượng và lực tác dụng lên các vật có liên
hệ với nhau như thế nào? Bài học ngày
hôm nay chúng ta sẽ làm rõ các vấn đề
trên.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 2: Tìm hiểu một số dạng năng lượng 
a) Mục tiêu:  Quan sát hình ảnh, kể tên và nhận biết được một số dạng năng lượng.
b) Nội dung: GV tổ chức cho HS hoạt động cặp đôi để làm rõ mục tiêu trên
c) Sản phẩm: Phiếu học tập số 1
Dự kiến sản phẩm của HS:
Phiếu học tập số 1
Các hoạt động Các dạng năng Ví dụ
(Hình 41.1 SGK) lượng
a) Người chạy bộ Động năng Đi bộ
b) Em bé chơi cầu trượt Thế năng hấp dẫn Máy bay bay trên trời
c) Lò xo bị nén Thế năng đàn hồi Bắn cung
d) Bóng đèn điện đang Quang năng Bật đèn điện
sáng
e) Rót nước nóng vào cốc Nhiệt năng Nấu cơm
f) Trạm phát điện gió Điện năng Bật đèn điện
g) Pin và ắc quy Hóa năng Xăng dầu
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Giao nhiệm vụ:  Nhận nhiệm vụ
- Quan sát hình ảnh 41.1 a đến 41.1b SGK,
hoạt động cặp đôi ghi tên dạng năng lượng
tương ứng vào từng hoạt động trong hình
41.1 SGK và hãy cho thêm ví dụ các hoạt
động trong cuộc sống hằng ngày của em có
sử dụng các dạng năng lượng đó để hoàn
thành phiếu học tập số 1.
- Thời gian hoàn thành nhiệm vụ là 5 phút
sau khi nhận phiếu học tập số 1.
Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: Mỗi Thảo luận cặp đôi hoàn thành phiếu
bàn có 2 bạn sẽ ghép thành một cặp đôi, học tập số 1.
thảo luận và hoàn thành phiếu học tập số 1.
Báo cáo kết quả:  - Nhóm được chọn trình bày kết quả ở
- Chọn 1 cặp đôi lên bảng trình bày kết phiếu học tập;
quả; - Nhóm khác nhận xét phần trình bày
- Mời nhóm khác nhận xét; của nhóm bạn.
- GV nhận xét sau khi các nhóm đã có ý
kiến bổ sung.
Tổng kết: - Kết luận về các dạng năng lượng.
- Tổng hợp để đi đến kết luận về các dạng - Ghi kết luận vào vở.
năng lượng; - HS đọc phần đọc thêm
- Yêu cầu HS chốt lại kết luận.
- Yêu cầu HS đọc phần đọc thêm về năng
lượng mặt trời và năng lượng hạt nhân để
biết thêm thông tin về hai loại năng lượng
này.
Hoạt động 3: Phân loại năng lượng theo tiêu chí
a) Mục tiêu:  Tham khảo tài liệu SGK phân loại được các dạng năng lượng theo tiêu
chí.
b) Nội dung: GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm để làm rõ mục tiêu trên.
c) Sản phẩm: Phiếu học tập số 2
Dự kiến sản phẩm của HS:
Phiếu học tập số 2
1. Nêu một số nguồn tạo ra các loại năng lượng như cơ năng, nhiệt năng, điện năng,
quang năng, hoá năng,...?
Cơ năng Nhiệt năng Điện năng Quang năng Hóa năng
Nguồn tạo Chuyển Nhiệt độ Điện, gió, Ánh sáng Biến đổi
ra năng động, độ sức nước của hóa học
lượng cao, biến
dạng
2. Nêu một số dạng năng lượng mà nguồn sản sinh ra nó là liên tục, được coi là vô
hạn và một số dạng năng lượng mà nguồn sản sinh ra nó là hữu hạn.
Vô hạn Hữu hạn
- Than đá - Năng lượng mặt trời
- Dầu mỏ - Năng lượng gió
- Khí tự nhiên - ….

3. Theo em, những dạng năng lượng nào trong quá trình khai thác - sử dụng sẽ gây
ảnh hưởng xấu tới môi trường? Nêu một số ví dụ.
Những dạng năng lượng mà trong quá trình khai thác - sử dụng sẽ gây ảnh hưởng xấu
tới môi trường là than đá, dầu mỏ,...
Ví dụ: Khai thác than đá, dầu mỏ tạo ra lượng lớn khói, bụi làm ô nhiễm không khí,
gây ô nhiễm nguồn nước, làm phá huỷ hệ sinh thái và đa dạng sinh vật, ...
Hoàn thành sơ đồ sau:
d) Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Giao nhiệm vụ Nhận nhiệm vụ
- Yêu cầu HS tìm hiểu SGK và thảo luận
nhóm  để phân loại được năng lượng theo
các tiêu chí khác nhau hoàn thành phiếu
học tập số 2.
- Thời gian hoàn thành nhiệm vụ là 10
phút.
Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ Thảo luận nhóm phân công nhiệm vụ
- Hai bàn có 4 bạn sẽ ghép thành một của các thành viên trong nhóm và hoàn
nhóm, thảo luận và hoàn thành phiếu học thành phiếu học tập số 2.
tập số 2;
- GV quan sát hỗ trợ các nhóm khi cần
thiết.
Báo cáo kết quả  - Nhóm được chọn trình bày kết quả ở
- Mời 1 nhóm lên bảng trình bày kết quả; phiếu học tập;
- Mời nhóm khác nhận xét; - Nhóm khác nhận xét phần trình bày
- GV nhận xét sau khi các nhóm đã có ý của nhóm bạn.
kiến bổ sung.
Tổng kết: - Kết luận về phân loại năng lượng theo
- Tổng hợp để đi đến kết luận về phân loại tiêu chí;
năng lượng theo tiêu chí; - Ghi kết luận vào vở.
- Yêu cầu HS chốt lại kết luận.
Hoạt động 4: Tìm hiểu đặc trưng của năng lượng
a) Mục tiêu:  
- Phân tích thí nghiệm, thực hiện thí nghiệm, đưa ra đặc trưng của năng lượng;
- Lấy được ví dụ chứng tỏ năng lượng đặc trưng cho khả năng tác dụng lực;
- Vận dụng kiến thức giải thích hiện tượng thường gặp trong tự nhiên và đời sống 
b) Nội dung: GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm thực hiện thí nghiệm và quan sát
hình ảnh SGK liên hệ được giữa năng lượng mà các vật có và khả năng tác dụng lực
của nó lên các vật khác thể hiện ở sự thay đổi chuyển động hoặc sự biến dạng, từ đó
hiểu được năng lượng đặc trưng cho khả năng tác dụng của lực.
c) Sản phẩm: Phiếu học tập số 3
Phiếu học tập số 3
Nhóm: ……
Nội dung Câu hỏi Câu trả lời
+ Vật 1 đang có năng lượng dạng nào? Thế năng hấp dẫn
+ Vật  1 trong hai trường hợp, trường Năng lượng ban đẩu của
hợp nào có năng lượng lớn hơn? Vì vật 1 trong trường hợp
sao? hình 41.2a lớn hơn vì nó
ở độ cao lớn hơn.
 + Khi vật 1 va chạm vật 2, hiện tượng Đẩy vật 2 chuyển động.
Thí nghiệm
gì xảy ra?
va chạm
giữa hai vật  + Lực trong trường hợp nào lớn hơn? Lực do vật 1 tác dụng lên
Vì sao? vật 2 khi va chạm trong
trường hợp hình 41.2a
lớn hơn, thể hiện ở quãng
đường vật 2 đi được sau
va chạm tới lúc dừng lớn
hơn.
+ Năng lượng gió trong hình nào lớn Năng lượng gió trong
hơn? hình 41.3b lớn hơn.
+ Lực tác dụng của gió trong hình nào Lực tác dụng của gió
Mối liên hệ mạnh hơn? trong hình 41.3b mạnh
giữa năng hơn.
lượng và lực + Mối liên hệ giữa năng lượng và lực Năng lượng của vật càng
như thế nào? lớn thì nó có khả năng
gây ra tác dụng lực càng
lớn lên các vật khác.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Giao nhiệm vụ:  Nhận nhiệm vụ
- Quan sát mô hình thí nghiệm (như hình
41.2) và hình 41.3 SGK.
- Tiến hành thí nghiệm, thảo luận và hoàn
thành phiếu học tập số 3.
- Thời gian hoàn thành nhiệm vụ là 10
phút.
Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: - Cá nhân học sinh quan sát mô hình thí
- Yêu cầu HS làm việc nhóm quan sát hình nghiệm;
ảnh mô hình thí nghiệm, nắm hai trường - Các nhóm tiến hành thí nghiệm, quan
hợp cụ thể; sát hiện tượng;
- Mỗi nhóm hoàn thành các câu hỏi vào - Học sinh hoạt động nhóm phân tích
phiếu học tập số 3. thảo luận trả lời các câu hỏi trong thí
nghiệm. Ghi nhận kết quả;
- Mỗi nhóm tiếp tục phân tích hình ảnh
và thảo luận vấn đề và hoàn thành
phiếu học tập số 3.
Báo cáo kết quả:  - Nhóm được chọn trình bày kết quả ở
- Mời 1 nhóm lên bảng trình bày kết quả; phiếu học tập;
- Mời nhóm khác nhận xét; - Nhóm khác nhận xét phần trình bày
- GV nhận xét sau khi các nhóm đã có ý của nhóm bạn.
kiến bổ sung.
Tổng kết: - Kết luận về đặc trưng của năng
- Tổng hợp để đi đến kết luận về đặc trưng lượng ;
của năng lượng; - Ghi kết luận vào vở.
- Yêu cầu HS chốt lại kết luận.
Hoạt động 5: Tìm hiểu về nhiên liệu 
a) Mục tiêu: Nêu được vật liệu giải phóng năng lượng, tạo ra nhiệt và ánh sáng khi bị
đốt cháy gọi là nhiên liệu.
b) Nội dung: GV tổ chức cho HS hoạt động cặp đôi để tìm hiểu nhiên liệu khi bị đốt
cháy sẽ giải phóng năng lượng và trả lời các câu hỏi.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Giao nhiệm vụ: Nhận nhiệm vụ
- Yêu cầu HS nhắc lại các kiến thức đã
học về nhiên liệu. Thảo luận  và  trả lời
câu hỏi để biết được nhiên liệu khi đốt
cháy sẽ giải phóng năng lượng dưới
dạng nhiệt và ánh sáng.
- Thời gian hoàn thành nhiệm vụ là 5
phút sau khi hình ảnh được trình chiếu.
Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm Thực hiện nhiệm vụ: Hoàn thành các câu
vụ: GV tổ chức hoạt động cặp đôi cho hỏi
HS thảo luận.
Câu hỏi:
+ Kể tên một số nhiên liệu và nêu tính
chất của chúng?
+ Khi bị đốt cháy, nhiên liệu giải phóng
năng lượng dưới dạng nào? Biểu hiện
nào thể hiện các dạng năng lượng đó?
Báo cáo kết quả:  - Đại diện nhóm trả lời, bổ sung
- Mời đại diện nhóm xung phong trả lời,
các nhóm khác bổ sung;
- GV nhận xét sau khi các nhóm đã có ý
kiến bổ sung.
Tổng kết: - Kết luận về nhiên liệu;
- Tổng hợp để đi đến kết luận về nhiên - Ghi kết luận vào vở.
liệu;
- Yêu cầu HS chốt lại kết luận.
Hoạt động 6: Tìm hiểu về năng lượng tái tạo 
a) Mục tiêu: Lấy được ví dụ về 1 số loại năng lượng tái tạo thông dụng.
b) Nội dung: GV tổ chức cho HS hoạt động cặp đôi, quan sát hình từ 41.4a đến 41.4c
và thảo luận để làm rõ mục tiêu trên.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Giao nhiệm vụ: Nhận nhiệm vụ
- Giới thiệu lần lượt các tranh hình từ
41.4a đến 41.4c. Thảo luận  và  trả lời
câu hỏi để nêu được các loại năng lượng
sử dụng trong đó và cho biết loại năng
lượng đó là hữu hạn hay vô hạn;
- Thời gian hoàn thành nhiệm vụ là 5
phút sau khi hình ảnh được trình chiếu.
Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm Thực hiện nhiệm vụ: Hoàn thành các câu
vụ: GV tổ chức hoạt động cặp đôi cho hỏi
HS thảo luận.
Câu hỏi:
+ Các nhà máy điện ở hình 41.4 sử dụng
năng lượng gì?
+ Nguồn cung cấp những năng lượng đó
có đặc điểm gì chung?
+ Theo nguồn gốc vật chất của năng
lượng, chúng thuộc dạng năng lượng
nào?
Báo cáo kết quả:  Đại diện nhóm trả lời, bổ sung.
- Mời đại diện nhóm xung phong trả lời,
các nhóm khác bổ sung;
- GV nhận xét sau khi các nhóm đã có ý
kiến bổ sung.
Tổng kết: - Kết luận về năng lượng tái tạo;
- Tổng hợp để đi đến kết luận về năng - Ghi kết luận vào vở.
lượng tái tạo, sau đó GV nêu nguyên tắc
sử dụng năng lượng tái tạo và một số
lĩnh vực ứng dụng năng lượng tái tạo.
- Yêu cầu HS chốt lại kết luận.
Hoạt động 7: Luyện tập 
a) Mục tiêu: Sử dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi trong SGK.
b) Nội dung: HS thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Giao nhiệm vụ: Nhận nhiệm vụ
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đọc các câu hỏi
luyện tập trong SGK và trả lời các câu hỏi
- Thời gian hoàn thành nhiệm vụ là 5 phút.
Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: GV tổ Thực hiện nhiệm vụ: Hoàn thành
chức hoạt động nhóm và trả lời các câu hỏi
Câu hỏi:
+ Kể tên dạng năng lượng có liên quan đến hoạt
động được mô tả ở hình bên dưới:

+ Trong hình 41.1c, khi lò xo bị nén nhiều hơn


thì năng lượng của nó sẽ tăng hay giảm? Lực lò
xo tác dụng lên tay sẽ thay đổi như thế nào?
+ Em hãy cho biết những ứng dụng trong đời
sống khi đốt cháy nhiên liệu;
+ Kể tên một số năng lượng tái tạo mà em biết?
Báo cáo kết quả:  - Đại diện nhóm trả lời, bổ sung;
- Mời đại diện nhóm xung phong trả lời, các - Theo dõi nhận xét của GV
nhóm khác bổ sung;.
- GV nhận xét sau khi các nhóm đã có ý kiến bổ
sung.
Tổng kết:
- Đánh giá nhóm nào nêu được nhiều đáp án
đúng. Khen ngợi HS.
Hoạt động 8: Vận dụng 
a) Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi thực tế.
b) Nội dung: Dùng phiếu học tập để trả lời câu hỏi: Khi bắn cung, mũi tên nhận được
năng lượng và bay đi. Mũi tên có năng lượng ở dạng nào? trong SGK.
c) Sản phẩm: Phiếu trả lời câu hỏi của học sinh.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Giao nhiệm vụ: Trả lời câu hỏi: Khi bắn cung, mũi HS nhận nhiệm vụ.
tên nhận được năng lượng và bay đi. Mũi tên có
năng lượng ở dạng nào?
Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: Thực hiện tại Thực hiện nhiệm vụ ở nhà.
nhà, GV đưa ra hướng dẫn cần thiết.
Báo cáo kết quả:  Tiết học sau nộp lại cho GV
Hoạt động 9: Mở rộng   
a) Mục tiêu: HS biết được tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam.
b) Nội dung: Hs tìm hiểu SGK để làm rõ mục tiêu trên.
c) Sản phẩm: Kiến thức về tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam.
d) Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Giao nhiệm vụ: HS tự đọc SGK để biết được tiềm HS nhận nhiệm vụ.
năng phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam.
Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: HS tìm hiểu Thực hiện nhiệm vụ.
SGK, GV đưa ra hướng dẫn cần thiết.
Báo cáo kết quả:   HS biết thêm kiến thức về
tiềm năng phát triển năng
lượng tái tạo ở Việt Nam.
C. DẶN DÒ
- HS về nhà học bài, làm bài tập 1, 2, 3, 4 SGK trang 182;
- Chuẩn bị bài tiếp theo: đọc bài trước ở nhà.
D. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THƯỜNG XUYÊN
Kết thúc tiết học, GV cho HS đánh giá theo bảng sau:
Họ và tên HS: ………………………………………
Bảng 1
Các tiêu chí Tốt Khá Trung bình Chưa đạt
Chuẩn bị bài trước khi đến lớp
Tham gia hoạt động nhóm theo yêu
cầu của GV
Tìm hiểu một số dạng năng lượng
Phân loại năng lượng theo tiêu chí
Tìm hiểu đặc trưng của năng lượng
Tìm hiểu về nhiên liệu
Tìm hiểu về năng lượng tái tạo
BÀI 42: BẢO TOÀN NĂNG LƯỢNG VÀ SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG.
Môn học: Khoa học tự nhiên 6.
Thời lượng: 5 tiết.
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
- Nêu được sự truyền năng lượng trong một số trường hợp đơn giản trong thực tiễn.
- Lấy được ví dụ chứng tỏ năng lượng có thể chuyển từ dạng này sang dạng khác hoặc
truyền từ vật này sang vật khác.
- Nêu được định luật bảo toàn năng lượng và lấy được ví dụ minh họa.
- Nêu được năng lượng hao phí luôn xuất hiện khi năng lượng được chuyển từ dạng
này sang dạng khác hoặc truyền từ vật này sang vật khác.
- Đề xuất được biện pháp để tiết kiệm năng lượng trong các hoạt động hằng ngày.
2. Về năng lực
a) Năng lực chung
- Tự chủ và tự  học: Tự học có hướng dẫn của GV để tìm hiểu về sự truyền năng
lượng giữa các vật và sự chuyển hoá năng lượng giữa các dạng.
- Giao tiếp và hợp tác: Tổ chức hoạt động nhóm hiệu quả; sử dụng ngôn ngữ khoa
học để diễn đạt về sự truyền năng lượng giữa các vật và sự chuyển hoá năng lượng
giữa các dạng.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Dự đoán và đưa ra các kết luận về bảo toàn năng
lượng và xác định dạng năng lượng hao phí trong các trường hợp; vận dụng được các
kinh nghiệm và hiểu biết trong cuộc sống hằng ngày để nêu ra các biện pháp tiết kiệm
năng lượng.
b) Năng lực chuyên biệt
- Nhận thức khoa học tự nhiên: Nêu được sự truyền năng lượng, sự chuyển hoá
năng lượng trong một số trường hợp đơn giản trong thực tiễn và định luật bảo toàn
năng lượng; nêu được khái niệm về năng lượng có ích và năng lượng nào là hao phí.
- Tìm hiểu tự nhiên: Nêu được năng lượng hao phí luôn xuất hiện khi chuyển từ
dạng này sang dạng khác, từ vật này sang vật khác.
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Lấy được ví dụ chứng tỏ năng lượng có thể
chuyển từ dạng này sang dạng khác, từ vật này sang vật khác; nhận biết được phần
năng lượng nào là có ích, phẩn năng lượng nào là hao phí trong các trường hợp sử
dụng năng lượng; đề xuất được biện pháp để tiết kiệm năng lượng trong các hoạt động
hằng ngày.
3. Về phẩm chất
- Kiên trì, cẩn thận trong quá trình quan sát, thu thập và xử lí thông tin, tổng hợp và
dự đoán các quy luật; có ý chí vượt qua khó khăn khi thực hiện các nhiệm vụ học tập
vận dụng, mở rộng.
- Trách nhiệm trong hoạt động nhóm.
- Nhiệt tình và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, góp ý điều chỉnh thúc
đẩy hoạt động chung; khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Bài soạn Powerpoint, bảng phụ.
- Tranh ảnh hình 42.1; hình 42.2; hình 42.3; hình 42.4.
- Phiếu học tập.
Phiếu học tập  ( sử dụng cho hoạt động 2)
1. Vào lúc trời lạnh, người ta thường xoa hai bàn tay vào nhau, khi đó dạng
năng lượng nào đã chuyển thành nhiệt để làm ấm bàn tay?
        
        
2. Khi ô tô động cơ nhiệt chạy, dạng năng lượng nào chuyển thành năng lượng
cho ô tô hoạt động ?
        
        
3. Khi đèn đường được thắp sáng, dạng năng lượng nào đã chuyển thành quang
năng ?
        
Phiếu bài tập trắc nghiệm ( sử dụng cho hoạt động 6)
1. Khi sử dụng lò sưởi điện, năng lượng nào đã biến thành
nhiệt năng ?
1. Cơ năng                 B. Điện năng         C. Hóa
năng                D. Quang năng
2. Phát biểu nào sau đây là đúng ? Khi quạt điện hoạt động.
1. phần lớn điện năng tiêu thụ chuyển hóa thành nhiệt năng.
2. phần lớn điện năng tiêu thụ chuyển hóa thành thế năng.
C. phần năng lượng hữu ích thu được cuối cùng bao giờ cũng lớn hơn phần năng
lượng ban đầu cung cấp cho quạt.
D.Phần năng lượng hao hụt biến đổi thành dạng năng lượng khác.
3. Hiện tượng nào dưới đây đi kèm theo sự biến đổi từ cơ
năng thành điện năng ?
1. Núm của đinamô quay, đèn bật sáng.
2. Pin mặt trời dùng để đun nước nóng.
3.  Vật giảm tốc độ khi bị cản trở.
4. Vật nóng lên khi bị cọ xát.
4. Thả một quả bóng bàn rơi từ một độ cao nhất định, sau khi
chạm đất quả bóng không nảy lên đến độ cao ban đẩu vì:
1. quả bóng bị Trái Đất hút.
B. quả bóng đã bị biến dạng.
C. thế năng của quả bóng đã chuyển thành động năng.
D. một phần cơ năng chuyển đã hoá thành nhiệt năng.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: Đặt vấn đề
a) Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm
thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. 
b) Nội dung: Giáo viên giới thiệu thông tin liên quan đến bài học.
c) Sản phẩm: HS giới thiệu được các nội dung chính sẽ học trong bài.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Giao nhiệm vụ - HS cả lớp làm việc cá nhân.
- Có những dạng năng lượng nào?
- Kể tên một số năng lượng tái tạo mà em biết ?

Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ - Học sinh: làm việc cá nhân
- GV theo dõi câu trả lời của HS để giúp đỡ khi để trả lời yêu cầu của GV.
cần. - HS trình bày trước lớp.
- GV gọi HS trả lời. - HS nhận xét câu trả lời của
- Giáo viên nhận xét, đánh giá. bạn, bổ sung, đánh giá.

Chốt lại vấn đề vào bài Chuẩn bị sách vở học bài mới
- Giáo viên nêu vấn đề cần tìm hiểu trong bài
học: Dựa vào phần mở đầu trong SGK/183.
- Giáo viên nêu mục tiêu bài học.
A. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu sự truyền năng lượng giữa các vật.
a) Mục tiêu:
- Nêu được sự truyền năng lượng trong một số trường hợp đơn giản trong thực tiễn.
- Lấy được ví dụ chứng tỏ năng lượng có thể truyền từ vật này sang vật khác.
b) Nội dung:  HS quan sát hình 42.1, 42.2, hoạt động cặp đôi trả lời câu hỏi, rút ra
kết luận về sự truyền năng lượng giữa các vật.
c) Sản phẩm:  Trả lời câu hỏi và yêu cầu của GV, rút ra kết luận.
d) Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV Hoạt động  của HS
Giao nhiệm vụ: - HS chú ý lắng nghe
- GV cho HS quan sát hình 42.1, 42.2, trả
lời câu hỏi: Trong mỗi trường hợp có sự
truyền năng lượng từ vật nào sang vật
nào? 
Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: - Hoạt động cặp đôi thảo luận trả
- GV tổ chức hoạt động nhóm cặp đôi cho lời câu hỏi.
HS thảo luận:
1. Khi phơi thóc, hạt thóc nhận năng lượng
từ đâu để có thể khô được? (Hình 42.2 a)
2. Rót nước vào trong cốc có chứa nước đá
thì trong cốc có sự truyền năng lượng như
thế nào ? (Hình 42.2b)
- GV theo dõi, giúp đỡ HS khi cần thiết.

Báo cáo kết quả: - Cá nhân HS trả lời. HS khác


- GV cho cá nhân HS trả lời câu hỏi. HS nhận xét bổ sung.
khác nhận xét, bổ sung…
Tổng kết: - Kết luận kiến thức: Năng lượng
- GV yêu cầu HS rút ra kết luận về sự có thể truyền từ vật này sang vật
truyền năng lượng giữa các vật. khác.
- GV yêu cầu HS nêu một số ứng dụng - Cá nhân HS lấy ví dụ, HS nhận
trong thực tế. xét, bổ sung.
- GV nhận xét, đánh giá.
Hoạt động 2: Tìm hiểu sự chuyển hoá giữa các dạng năng lượng.
a) Mục tiêu: Lấy được ví dụ chứng tỏ năng lượng có thể chuyển từ dạng này
sang dạng khác.
b) Nội dung: HS quan sát hình 42.3, thảo luận các nội dung trong SGK, với
mỗi trường hợp, HS nêu được đã có sựchuỵển hoá năng lượng từ dạng nào sang dạng
nào.
c) Sản phẩm: Hoàn thành phiếu học tập, rút ra kết luận.
d) Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Giao nhiệm vụ: - HS chú ý lắng nghe.
- GV giới thiệu lần  lượt các tranh hình
trong hình 42.3, thảo luận các nội dung
:
1. Vào lúc trời lạnh, người ta thường
xoa hai bàn tay vào nhau, khi đó dạng
năng lượng nào đã chuyển thành nhiệt
để làm ấm bàn taỵ?
2. Khi ô tô động cơ nhiệt chạy, dạng
năng lượng nào chuyển thành năng
lượng cho ô tô hoạt động?
3. Khi đèn đường được thắp sáng,
dạng năng lượng nào đã chuyển thành
quang năng ?
Hướng dẫn học sinh thực hiện - HS các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi
nhiệm vụ: vào phiếu học tập
- GV chia nhóm, phát phiếu học tập
cho mỗi nhóm, yêu cầu các nhóm quan
sát hình 42.3 thảo luận trả lời câu hỏi.
- GV quan sát trong quá trình HS thảo
luận, giúp đỡ khi cần.
Báo cáo kết quả: - HS đại diện 1 nhóm trả lời. Các
- GV gọi các nhóm trình bày câu trả nhóm khác nhận xét, bổ sung
lời. HS các nhóm khác thảo luận, bổ 1.Vào lúc trời lạnh, người ta thường
sung. xoa hai bàn tay vào nhau để nhanh làm
  ấm bàn tay. Khi đó, năng lượng do sự
? Khi bình nóng lạnh hoạt động, đã có chuyển động của hai bàn tay đã chuyển
sự chuyển hoá năng lượng từ dạng nào thành nhiệt để làm ấm bàn tay.
sang dạng nào? 2.Khi ô tô động cơ nhiệt chạy, hoá
năng giải phóng do đốt cháy nhiên liệu
đã chuyển thành năng lượng cho ô tô
hoạt động.
3.Khi đèn đường được thắp sáng, năng
lượng điện đã chuyển thành quang
năng.
- HS cá nhân trả lời: Khi bình nóng
lạnh hoạt động, đã có sự chuyển hoá
năng lượng từ điện năng thành nhiệt
năng.
Tổng kết: - HS rút ra kết luận: Năng lượng có thể
- GV yêu cầu HS rút ra kết luận về sự chuyển hóa từ dạng này sang dạng
chuyển hoá giữa các dạng năng lượng. khác.
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Hãy - HS cá nhân trả lời, nhận xét, đánh
phân tích sự chuyển hoá năng lượng giá.
trong hoạt động của đèn tín hiệu giao
thông dùng năng lượng mặt trời?
Hoạt động 3: Tìm hiểu định luật bảo toàn năng lượng.
a) Mục tiêu: Nêu được định luật bảo toàn năng lượng và lấy được ví dụ minh họa.
b) Nội dung: HS hoạt động cặp đôi, thảo luận các nội dung trong SGK, với mỗi
trường hợp, HS nêu được sự liên hệ giữa năng lượng cung cấp ban đầu và tổng năng
lượng sau khi được truyền hoặc chuyển hoá.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS, rút ra kết luận
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Giao nhiệm vụ: - HS chú ý lắng nghe.
- GV yêu cầu HS quan sát hình 42.4,
thảo luận cặp đôi trả lời các câu hỏi:
1. Hãy mô tả sự thay đổi động năng và
thế năng của viên bi khi viên bi
chuyển động từ vị trí A tới vị trí B, từ
vị trí B tới vị trí C. So sánh năng
lượng của viên bi khi ở vị trí A và khi
viên bi ở vị trí C.
2. Trong quá trình viên bi chuyển
động, ngoài động năng và thế năng
còn có dạng năng lượng nào xuất
hiện?
Hướng dẫn học sinh thực hiện  
nhiệm vụ: - HS thảo luận cặp đôi, trả lời câu hỏi.
-  GV tổ chức hoạt động nhóm cặp đôi
cho HS thảo luận nội dung câu hỏi.
- Quan sát, gợi ý cho HS  trong quá
trình thảo luận.
Báo cáo kết quả: - 1 HS trả lời. Các HS khác thảo luận,
- Gv điều khiển HS trả lời câu hỏi. nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét sau khi HS thảo luận trả 1. Khi viên bi chuyển động từ vị trí A
lời. tới vị trí B, thế năng của viên bi giảm
dần còn động năng của nó tăng dần.
Khi viên bi chuyển động từ vị trí B tới
vị trí C, thế năng của viên bi tăng dần
còn động năng của nó giảm dần. Năng
lượng của viên bi khi ở vị trí A lớn hơn
khi nó ở vị trí C do ở A bi có độ cao
lớn hơn độ cao của nó khi ở C.
2. Trong quá trình viên bi chuyển
động, ngoài động năng và thế năng còn
có nhiệt năng xuất hiện.
 Tổng kết: - HS rút ra kết luận: Định luật bảo
- GV gợi ý HS rút ra định luật bảo toàn năng lượng: Năng lượng không
toàn năng lượng: tự nhiên sinh ra cũng không tự nhiên
Luyện tập mất đi, nó chỉ chuyển từ dạng này
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: sang dạng khác hoặc từ vật này sang
? Khi quạt điện hoạt động, điện năng vật khác.
cung cấp cho quạt chuyển hoá thành - Hs cá nhân trả lời. HS khác nhận xét,
những dạng năng lượng nào? Theo em đánh giá.
tổng các dạng năng lượng đó có bằng Khi quạt điện hoạt động, điện năng
phần điện năng ban đầu cung cấp cho cung cấp cho quạt điện chuyển hoá
quạt không? thành cơ năng làm cho quạt quay và
-GV nhận xét, sửa sai nếu cần. nhiệt năng làm nóng quạt.Tổng hai
dạng năng lượng này bằng điện năng
đã cung cấp cho quạt.
Hoạt động 4: Tìm hiểu năng lượng hao phí.
         a) Mục tiêu:  Nêu được năng lượng hao phí luôn xuất hiện khi năng lượng được
chuyển từ dạng này sang dạng khác hoặc truyền từ vật này sang vật khác.
         b) Nội dung: Hoạt động cặp đôi thảo luận câu hỏi, rút ra kết luận
c) Sản phẩm:  Câu trả lời của HS, kết luận rút ra
         d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Giao nhiệm vụ: - HS chú ý lắng nghe.
- GV giới thiệu lần lượt các tranh
hình từ 42.5 đến 42.7, yêu cầu HS
thảo luận cặp đôi trả lời câu hỏi:
Quan sát hình 42.5,42.6,42.7 và cho
biết trong các hoạt động, năng
lượng ban đầu đã chuyển hoá thành
những dạng năng lượng nào? Hãy
chỉ ra phần năng lượng nào là có
ích, phần năng lượng nào là hao
phí. 
Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ:  
- GV tổ chức cho các nhóm hoạt - Hoạt động cặp đôi, thảo luận trả lời câu
động cặp đôi trả lời câu hỏi. hỏi.
- Theo dõi HS thảo luận.
Báo cáo kết quả: - HS trả lời theo yêu cầu của GV
 - GV điều khiển HS trả lời câu hỏi. + Khi đun nước sôi, năng lượng nhiệt từ
- GV nhận xét sau khi HS thảo luận ngọn lửa đã làm nóng nước, ấm và môi
trả lời. trường xung quanh, trong đó chỉ có phần
  làm nóng nước là có ích.
+ Khi ô tô chuyển động, xăng được đốt
cháy đã cung cấp năng lượng chuyển
thành cơ năng cho ô tô chạy và nhiệt
năng làm nóng ô tô và toả ra môi trường.
Phần chuyển hoá thành cơ năng cung cấp
cho ô tô chạy là có ích, phần nhiệt năng là
hao phí.
+ Khi quạt điện đang quay, năng lượng
điện đã chuyển hoá thành cơ năng làm
quạt quay và nhiệt năng làm nóng quạt.
Phần có ích là phần chuyển hoá thành cơ
năng làm quạt quay, phần hao phí là phần
chuyển hoá thành nhiệt năng.
Tồng kết: - Cá nhân HS lấy ví dụ. HS khác nhận
- GV yêu cầu HS lấy ví dụ về sử xét.
dụng năng lượng trong cuộc sống - HS rút ra kết luận: Khi năng lượng
hằng ngày, phân tích để đưa ra khái truyền từ vật này sang vật khác hoặc
niệm về năng lượng có ích và năng chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác
lượng hao phí. luôn xuất hiện năng lượng hao phí.
- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận. - Cá nhân HS trả lời. HS khác nhận xét,
Luyện tập đánh giá.
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Khi bóng đèn sợi đốt đang sáng, điện
? Quan sát hình 42.8 và cho biết khi năng đã chuyển hoá thành nhiệt năng làm
bóng đèn sợi đốt đang sáng, điện nóng dây tóc bóng đèn, dây tóc bóng đèn
năng cung cấp cho bóng đèn đã nóng lên phát ra ánh sáng và làm nóng
chuyển hoá thành những dạng năng môi trường xung quanh. Phần có ích là
lượng nào? Dạng năng lượng nào là phẩn năng lượng chuyển thành ánh sáng,
có ích, dạng năng lượng nào là hao phần hao phí là phẩn làm nóng môi
phí ? trường xung quanh.
Hoạt động 5: Tìm hiểu về các hoạt động sử dụng năng lượng và các biện pháp tiết
kiệm năng lượng.
a) Mục tiêu: Đề xuất được biện pháp để tiết kiệm năng lượng trong các hoạt động
hằng ngày.
b) Nội dung:  Hoạt động nhóm thảo luận nội dung dựa trên bảng 42.1, nêu được
các biện pháp để tiết kiệm năng lượng.
c) Sản phẩm:  Câu trả lời của HS, rút ra kết luận.
d) Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Giao nhiệm vụ:  
- GV giới thiệu bảng 42.1, yêu cầu - HS chú ý lắng nghe.
HS thảo luận :
1. Những hoạt động nào ở bảng
42.1 là sử dụng năng lượng hiệu
quả và không hiệu quả? Vì sao?
 2. Em hãy nêu một số lợi ích của
việc thực hiện tiết kiệm năng lượng.
Hướng dẫn thực hiện nhiệm  
vụ:  GV hướng dẫn HS trả lời câu - HS  cá nhân đọc câu hỏi suy nghĩ trả lời
hỏi 1,2. câu 1,2.
Báo cáo kết quả: GV điều khiển -  HS trả lời câu hỏi 1, 2  theo yêu cầu của
HS trả lời câu 1,2 nhận xét, thảo GV
luận + Những hoạt động sử dụng năng lượng
- GV chiếu đáp án. hiệu quả: Tắt các thiết bị điện khi không
- GV nhận xét câu trả lời của HS sử dụng, để điều hoà ở mức trên 20°C, chỉ
dùng máy giặt khi có đủ lượng quần áo để
giặt, sử dụng nước với một lượng vừa đủ
nhu cẩu, sử dụng điện mặt trời trong
trường học.
+ Những hoạt động sử dụng năng lượng
không hiệu quả: Để các thực phẩm có
nhiệt độ cao (còn nóng) vào tủ lạnh, ngắt
tủ lạnh ra khỏi nguồn điện khi nhiệt độ ổn
định, bật lò vi sóng trong phòng có máy
lạnh, sử dụng bóng đèn dây tóc thay vì
bóng đèn LED, khi không sử dụng các
thiết bị như máy tính, ti vi,... nên để ở chế
độ chờ.
Tổng kết: - HS vẽ sơ đồ tư duy các biện pháp tiết
- GV cho các nhóm thảo luận, trả kiệm năng lượng.
lời câu hỏi : Hãy nêu các biện pháp - HS rút ra kết luận: Tiết kiệm năng lượng
tiết kiệm năng lượng trong cuộc là một yêu cầu cấp thiết đối với tất cả mọi
sống hằng ngày, dưới dạng sơ đồ tư lĩnh vực, mọi cá nhân nhằm đảm bảo an
duy vào bảng phụ. ninh năng lượng.
- GV hướng dẫn HS rút ra được một - HS cá nhân trả lời, nhận xét.
số kết luận về sự cần thiết cấn phải
tiết kiệm năng lượng. GV bổ sung
về đảm bảo an ninh năng lượng là
sự đảm bảo đầy đủ năng lượng dưới
nhiều dạng khác nhau, sạch và rẻ để
phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
? Liên hệ bản thân đã làm gì để góp
phần tiết kiệm năng lượng trong
trường học ?
Hoạt động 6: Luyện tập.
a) Mục tiêu:  Hệ thống hóa kiến thức và làm một số bài tập.
b) Nội dung: HS làm bài tập trắc nghiệm.
c) Sản phẩm:  Phiếu câu hỏi trắc nhiệm và các yêu cầu của GV.
d) Tổ chức thực hiện
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Giao nhiệm vụ: GV phát phiếu bài tập Nhận phiếu bài tập
trắc nghiệm cho HS
Hướng dẫn học sinh thực hiện  HS làm bài trắc nghiệm trên phiếu học
nhiệm vụ:   tập.
- Yêu cầu cá nhân HS làm bài trắc
nghiệm.
Báo cáo kết quả: - HS trả lời câu hỏi theo yêu cầu của
- GV gọi HS trả lời từng câu hỏi GV
- GV chiếu đáp án đúng - HS đổi bài chấm chéo
- HS chấm chéo bài của bạn.

 Tổng kết: GV nhận xét, thu phiếu học  HS nộp phiếu học tập cho GV
tập của HS
Hoạt động 7: Vận dụng.
a) Mục tiêu:  Vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn.Yêu thích môn học hơn.
b) Nội dung: Câu hỏi vận dụng.
c) Sản phẩm:  Học sinh hoàn thành các nhiệm vụ giáo viên giao vào tiết học sau.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Giao nhiệm vụ: HS chú ý lắng nghe
GV chiếu câu hỏi: Em hãy nêu một số
biện pháp tiết kiệm năng lượng khi sử
dụng điện ở nhà, khi sử dụng các
phương tiện giao thông?
Hướng dẫn học sinh thực hiện  
nhiệm vụ: GV hướng dẫn tìm hiểu HS ghi câu hỏi vào vở bài tập.
trên Internet, tài liệu sách báo, hỏi ý
kiến phụ huynh, người lớn hoặc tự
nghiên cứu nội dung bài học để trả lời.
Rút ra bài học cho bản thân.
Báo cáo kết quả: Giáo viên nhận xét, Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
đánh giá khi kiểm tra vở BT vào tiết vào tiết học sau.
học sau.
C. DẶN DÒ
- Học sinh làm bài tập sách giáo khoa, sách bài tập
- Chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp.
D. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THƯỜNG XUYÊN
GV kiểm tra thông qua các phiếu học tập.
ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 10 “NĂNG LƯỢNG VÀ CUỘC SỐNG”
Môn học: Khoa học tự nhiên. Lớp 6
Thời gian thực hiện: 01 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
- Hệ thống hóa được kiến thức về năng lượng và cuộc sống
2. Về năng lực
a) Năng lực chung
- Tự chủ và tự học: tích cực thực hiện các nhiệm vụ của bản than trong chủ đề ôn tập
- Giao tiếp và hợp tác: Chủ động, gương mẫu, phối hợp các thành viên trong nhóm
hoàn thành các nội dung ôn tập chủ đề.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua việc giải bài
tập.
b) Năng lực chuyên biệt
Hình thành cho học sinh năng lực khoa học tự nhiên:
- Nhận thức khoa học tự nhiên: Nêu được khái niệm về khoa học tự nhiên;
- Tìm hiểu tự nhiên: Nhận ra các hoạt động nghiên cứu khoa học tự nhiên, đối tượng
nghiên cứu;
- Vận dụng các kiến thức, kỹ năng đã học: Trình bày được vai trò của khoa học tự
nhiên trong đời sống.
3. Về phẩm chất
- Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân;
- Quan tâm đến bài tổng kết của cả nhóm, có ý chí vượt qua khó khăn khi thực hiện
các nhiệm vụ học tập vận dụng, mở rộng.
- Trung thực, trách nhiệm trong nghiên cứu và học tập khoa học tự nhiên;
- Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Phiếu trả lời câu hỏi của nhóm;
- Máy chiếu, bảng nhóm;
- Phiếu học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HỆ THỐNG HÓA KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Hệ thống hóa kiến thức về năng lượng và cuộc sống.
a) Mục tiêu:  HS hệ thống hóa được kiến thức về năng lượng.
b) Nội dung: GV cho học sinh thảo luận nhóm để hoàn thành sơ đồ tư duy.
c) Sản phẩm: Sơ đồ tư duy.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Giao nhiệm vụ: GV yêu cầu nhóm HS hoàn thành sơ HS nhận nhiệm vụ.
đồ tư duy hệ thống hóa kiến thức chủ đề 10 “Năng
lượng và cuộc sống”
Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: Mỗi nhóm 6 Thảo luận nhóm, hoàn thành.
bạn, thảo luận nhóm và hoàn thành sơ đồ tư duy.
Sau khi thảo luận xong, nhóm nào xung phong trình
bày, sẽ có điểm cộng.
Báo cáo kết quả:  - Nhóm xung phong trình bày
- Chọn nhóm xung phong đầu tiên lên trình bày; kết quả ở phiếu học tập;
- Mời nhóm khác nhận xét; - Nhóm khác nhận xét phần
- GV nhận xét sau khi các nhóm đã có ý kiến bổ trình bày của nhóm bạn.
xung.
Tổng kết: - Mỗi hs sẽ ghi vào vỡ sơ đồ
- GV hệ thống hóa lại phần kiến thức trọng tâm chủ tư duy của nhóm mình sau khi
đề 10 “ Năng lượng và cuộc sống” sản phẩm đã được nhận xét
chỉnh sửa.
B. BÀI TẬP
Hoạt động 2: Luyện tập
a) Mục tiêu: Học sinh giải một số bài tập phát triển năng lực phát triển tự nhiên cho
cả chủ đề.
b) Nội dung: HS hoàn thành bài tập 1,2,3 sách giáo khoa.
c) Sản phẩm: Bài tập 1,2,3
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Giao nhiệm vụ: Hoàn thành bài tập 1,2,3 có hướng HS nhận nhiệm vụ.
dẫn định hướng
Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: Hướng dẫn Thực hiện nhiệm vụ tại lớp.
giải:
1. Con người có thể sử dụng năng
lượng mặt trời, năng lượng gió và năng
lượng dòng nước vào những việc như phát
điện, đun nước nóng, nhiên liệu động cơ và
hệ thống điện độc lập nông thôn.
2. Khi đi xe đạp tới trường, năng lượng cung
cấp cho xe chuyển động được truyền từ chân của
người đạp xe. Trong quá trình đạp xe, có năng
lượng hao phí do lực ma sát ở các ổ trục. Để làm
giảm sự hao phí đó, người ta chế tạo ra các ổ bi,
bôi trơn các ổ trục.
3. Những ưu thế của xăng sinh học so với xăng
thông thường.
Xăng sinh học sử dụng cho động cơ khi đốt cháy sẽ
ít thải ra các chất độc giảm thiểu sự hao mòn cho
động cơ và ô nhiễm môi trường. Một điểm mạnh
khá thú vị khác khi sử dụng xăng sinh học là giúp
thúc đẩy, tạo công việc và thu nhập cho người nông
dân. Ngoài ra, phát triển nhiên liệu sinh học giúp các
quốc gia chủ động, không bị lệ thuộc vào vấn đề
nhập khẩu nhiên liệu, đặc biệt với những quốc gia
không có nguồn dầu mỏ và than đá. Đồng thời kiềm
chế sự gia tăng giá dầu, ổn định tình hình năng
lượng cho thế giới.
Báo cáo kết quả: HS nộp tập cá nhân, GV chấm Thuyết trình kết quả trước
điểm. lớp.
Tổng kết: Một học sinh báo cáo và các
- Nhận xét hoạt động nhóm. Tóm tắt nội dung ôn em còn lại nhận xét và bổ
tập sung.
C. DẶN DÒ
- HS về nhà học bài;
- Chuẩn bị bài tiếp theo: đọc bài trước ở nhà.
D. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THƯỜNG XUYÊN
Kết thức bài học, Gv cho học sinh đánh bàn ngồi kế bên theo bảng sau:
Họ và tên HS:.........................................................lớp 6A............
Các tiêu chí Tốt Khá Trung bình Chưa đạt
Chuẩn bị bài trước khi lên lớp
Tham gia hoạt động nhóm theo yêu
cầu của GV
Thực hiện được sơ đồ tư duy
Thực hiện được bài tập 1,2,3
CHỦ ĐỀ 11: TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜI
BÀI 43: CHUYỂN ĐỘNG NHÌN THẤY CỦA MẶT TRỜI
Môn học: KHTN- Lớp: 6
Thời gian thực hiện:   tiết
I. Mục tiêu:
1. Mục tiêu về kiến thức:
- Giải thích được một cách định tính và sơ lược: từ Trái Đất thấy được Mặt Trời
mọc và lặn hàng ngày. Chuyển động của Mặt Trời nhìn từ Trái Đất thấy Mặt Trời mọc
ở hướng Đông, lặn ở hướng Tây là do Trái Đất quay quanh trục của nó từ Tây sang
Đông.
- Trái Đất quay một vòng quanh trục của nó hết 24 giờ (một ngày đêm).
2. Mục tiêu về năng lực:
2.1. Năng lực khoa học tự nhiên:
- Tìm hiểu được chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời.
- Mô phỏng chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất.
- Giải thích được hiện tượng ngày, đêm trên Trái Đất và nguyên nhân dẫn đến sự
luân phiên ngày và đêm.
2.2. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Mô phỏng được chuyển động nhìn thấy hằng ngày
của Mặt Trời.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm để tìm hiểu về chuyển động tự
quay quanh trục của Trái Đất, nguyên nhân dẫn đến sự luân phiên ngày và đêm.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: giải quyết vấn đề tìm hiểu chuyển động
nhìn thấy của Mặt Trời.
3. Phẩm chất:
Thông qua bài học, tạo điều kiện cho học sinh:
- Chăm học, chịu khó tìm hiểu tài liệu và thực hành các nhiệm vụ cá nhân nhằm
tìm hiểu chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời.
- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ
tìm hiểu thí nghiệm mô hình Mặt Trời chiếu sáng Trái Đất.
- Trung thực, cẩn thận, tỉ mỉ trong thực hành trong các thí nghiệm: Tìm hiểu
chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời, thực hành quan sát Mặt Trời mọc và lặn, chế tạo
đồng hồ mặt trời.
II. Thiết bị dạy học và học liệu:
- Đối với mỗi nhóm:
+ Quả Địa cầu
+ Đèn học để bàn.
+ Bút dạ để đánh dấu.
+ Khăn lau.
+ Phiếu học tập KWL và phiếu bài tập bài 43: Chuyển động nhìn thấy của Mặt
Trời.
- Đối với cả lớp:
+ Phiếu học tập Hoạt động tiếp sức.
III. Tiến trình dạy học:
1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề học tập là tìm hiểu chuyển động nhìn thấy của
Mặt Trời.
a) Mục tiêu: Giúp học sinh xác định vấn đề cân học tập là tìm hiểu chuyển động
nhìn thấy của Mặt Trời bằng mô hình mô phỏng.
b) Nội dung: Học sinh thực hiện nhiệm vụ cá nhân trả lời phiếu KWL
PHIẾU HỌC TẬP KWL
Con hãy viết ít nhất hai điều con đã biết và 2 điều con chưa biết (con muốn được
học) về chuyển động của Mặt Trời vào các mục dưới đây:
Con chưa biết/ Con Con đã học được trong
Con chưa biết
muốn được học giờ học
c) Sản phẩm: Học sinh có thể trả lời: về những điều đã biết như: Mặt Trời mọc
đằng đông, lặn đằng tây; Trong 24 giờ/ 1 ngày Mặt Trời chuyển động lặp lại luân
phiên.
d) Tổ chức:
- GV phát phiếu học tập và yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân điền vào phiếu
học tập KWL.
- GV gọi ngẫu nhiên học sinh trình bày cá nhân một nội dung có trong phiếu, ý
kiến sau không trùng với ý kiên trước. GV liệt kê đáp án trên bảng.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới:
2.1. Tìm hiểu chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời:
a) Mục tiêu:
- Học sinh mô tả sự “chuyển động” của Mặt Trời hằng ngày.
- Biết được hoạt động tự quay của Trái Đất quanh trục của nó, khi đó người đứng
trên Trái Đất sẽ quan sát thấy Mặt Trời “chuyển động” như thế nào?
b) Nội dung:
Cho HS quan sát chuyển động nhìn thấy của mặt trời qua phần mềm galatic
Explorer for merge cubic:
https://www.google.com/url?
sa=t&rct=j&q=&esrc=s&source=web&cd=&ved=2ahUKEwinlp2Yxe3vAhWWP3AK
HcfGB1oQFjAAegQIAhAD&url=https%3A%2F%2Fdownload.com.vn%2Fgalactic-
explorer-cho-android-139234&usg=AOvVaw0mwpo7vNd_b8euHth6blu8
- GV: Khi tự quay quanh mình, ta nhìn thấy các vật xung quanh quay theo chiều
ngược lại. Chuyển động quay của các vật quanh ta chỉ là chuyển động “nhìn thấy”,
không phải là chuyển động thực. Chuyển động quay của ta mới là chuyển động thực.
Tương tự như vậy chúng ta hãy tìm hiểu chuyển động của Mặt Trời trên bầu trời.
- GV đặt câu hỏi:
Câu1) Em hãy mô tả sự “chuyển động” của Mặt Trời hằng ngày trên bầu trời.
Câu 2) Quan sát hình 43.2, em hãy cho biết Trái Đất tự quay quanh trục của nó
theo chiều nào và mỗi thời điểm, ánh sáng Mặt Trời chiếu tới Trái Đất sẽ làm bao
nhiêu phần diện tích mặt đất được chiếu sáng?
Câu 3) Người tại vị trí B (hình 43.2a) khi ánh sáng mặt trời vừa chiếu tới sẽ quan
sát thấy hiện tượng gì? Sau đó, người tại vị trí B sẽ tiếp tục thấy Mặt Trời “chuyển
động” như thế nào? Vì sao?
Câu 4) Hình 43.2b: Người ở tại vị trí C khi ánh sáng Mặt Trời vừa khuất sẽ quan
sát thấy hiện tượng gì?
c) Sản phẩm:
Câu 1: Hình 43.1: Hằng ngày, trên bầu trời: Mặt Trời mọc đằng Đông, lặn đằng
Tây.
Câu 2: Hình 43.2: Trái Đất tự quay quanh trục của nó theo chiều từ Đông sang
Tây. Mỗi thời điểm, ánh sáng Mặt Trời chiếu tới Trái Đất sẽ làm một nửa Trái Đất
được chiếu sáng.
Câu 3: Hình 43.2a: Người tại vị trí B khi ánh sáng mặt trời vừa chiếu tới sẽ quan
sát thấy Mặt Trời mọc đằng Đông, Sau đó, người tại vị trí B sẽ tiếp tục thấy Mặt Trời
“chuyển động” về phía Tây. Vì coi vật mốc là Trái Đất và các vật trên Trái Đất thì Mặt
Trời sẽ đang chuyển động.
Câu 4: Hình 43.2b: Khi ánh sáng Mặt Trời vừa khuất sẽ quan sát thấy Mặt Trời
lặn đằng Tây.
d) Tổ chức:
- Hoạt động nhóm trả lời các câu hỏi.
PHIẾU HỌC TẬP 2 (chung cho các nhóm)
HOẠT ĐỘNG TIẾP SỨC
Từ các hình vẽ, các em hãy quan sát và điền các thông tin vào phiếu sau:
H43.1: Em hãy mô tả sự “chuyển động” của Mặt Trời hằng ngày trên bầu trời:
……………………………………………………………………………………
H. 43.2: Em hãy cho biết Trái Đất tự quay quanh trục của nó theo chiều nào và
mỗi thời điểm, ánh sáng Mặt Trời chiếu tới Trái Đất sẽ làm bao nhiêu phần diện tích
mặt đất được chiếu sáng?
……………………………………………………………………………………

H 43.2a: Khi ánh sáng mặt trời vừa chiếu tới sẽ quan sát thấy hiện tượng gì? Sau
đó, người tại vị trí B sẽ tiếp tục thấy Mặt Trời “chuyển động” như thế nào? Vì sao?
H 43.2b: Người ở tại vị trí C khi ánh sáng Mặt Trời vừa khuất sẽ quan sát thấy
hiện tượng gì?
……………………………………………………………………………………

- Sau hoạt động tiếp sức, GV chốt lại: Hằng ngày, chúng ta thấy Mặt Trời mọc ở
hướng đông và “chuyển động” trên bầu trời dần về hướng tây rồi lặn. Nguyên nhân
của hiện tượng này là do Trái Đất chuyển động tự quay quanh trục của nó theo chiều
từ Tây sang Đông.Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời không phải là chuyển động
thực. Chuyển động tự quay của Trái Đất quanh trục của nó mới là chuyển động thực.
2.2. Tìm hiểu mặt trời mọc và lặn
a) Mục tiêu:Giúp học sinh giải thích được hiện tượng ngày và đêm trên Trái Đất
và nguyên nhân dẫn đến sự luân phiên ngày và đêm.
b) Nội dung:
- Học sinh làm thí nghiệm mô hình Mặt Trời chiếu sáng Trái Đất theo các hướng
dẫn sau:
Câu 4: Giữ quả địa cầu tại một vị trí bất kì. Em hãy xác định các vị trí trên quả
địa cầu mà ánh sáng sẽ chiếu tới và các vị trí trên quả địa cầu mà ánh sáng sẽ khuất
ngay khi ta quay tiếp quả địa cầu.
Câu 5: Em hãy quay quả địa cầu để tại vị trí của Việt Nam trên quả địa cầu sẽ có
ánh sáng chiếu tới ngay khi ta quay tiếp quả địa cầu.
Câu 6: Từ nội dung thảo luận 4 và 5, em hãy liên hệ với hiện tượng ngày và đêm
trên Trái Đất, Mặt Trời mọc và Mặt Trời lặn khi quan sát từ Trái Đất.
c) Sản phẩm:
Tùy theo hướng chiếu của ánh sáng trên quả địa cầu mà các nhóm học sinh có
các vị trí đánh dấu khác nhau trên quả địa cầu.
d) Tổ chức:
- Học sinh làm thí nghiệm và các nhóm hoàn thiện phiếu học tập sau:
PHIẾU HỌC TẬP 3
Khi quan sát trên Trái Đất thấy Mặt Trời mọc và lặn
vì……………………………, đó chính là nguyên nhân dẫn đến sự luân phiên ngày và
đêm.
- GV nói về thuyết Nhật tâm.
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a) Mục tiêu: Học sinh luyện tập lại các kiến thức đã học được.
b) Nội dung:
Trò chơi cặp đôi:  một em đóng vai là Trái Đất, một em đóng vai là Mặt Trời.
Hai em hãy thể hiện chuyển động của Mặt Trời và Trái Đất.
Trò chơi tiếp sức:
 Câu 1: Khi Mặt Trời lặn nghĩa là ở bất kì đâu trên Trái Đất đều không thể nhìn
thấy Mặt Trời. Kết luận này đúng hay sai? Tại sao?
Câu 2: Theo em, hằng ngày người sinh sống ở Hà Nội hay ở Điện Biên sẽ quan
sát thấy Mặt Trời mọc trước? Tại sao?
Câu 3: Khoảng thời gian mỗi ngày đêm trên Trái Đất là bao lâu? Em hãy cho biết
khoảng thời gian đó thể hiện điều gì?
c) Sản phẩm:
Câu 1: Kết luận trên là sai. Vì Mặt Trời luôn chiếu sáng một phần Trái Đất, nơi
được Mặt Trời chiếu sáng là ban ngày.
Câu 2: Vì Điện Biên nằm ở Tây Bắc so với Hà Nội, mà Trái Đất quay từ Tây
sang Đông nên Người sinh sống ởHà Nội sẽ quan sát thấy Mặt Trời trước.
Câu 3: Khoảng thời gian mỗi ngày đêm trên Trái Đất là 24h. Khoảng thời gian đó
là một chu kì chuyển động của Trái Đất.
d) Tổ chức:
Học sinh hoạt động cặp đôi trả lời câu hỏi.
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu: Học sinh vận dụng các kiến thức đã học vào các tình huống cụ thể
trong thực tế.
b) Nội dung:GV có thể gợi ý học sinh làm một chiếc đồng hồ Mặt Trời đơn
giản
Vì Trái Đất quay quanh trục của nó nên độ dài bóng của các vật trên mặt đất do
ánh năng mặt trời tạo ra theo thời gian. Người xưa đã biết ứng dụng hiện tượng này để
chế tạo ra đồng hồ mặt trời dùng để xác định thời gian vào ban ngày.
+ Có thể làm mặt đồng hồ bằng một tấm bìa cứng hình tròn, có chia 24 vạch (mỗi
giờ ứng với một góc 15 độ)
+ Dây kim loại (nan hoa xe đạp) xuyên qua tâm của mặt đồng hồ nhô lên khỏi
mặt đồng hồ 5cm, đầu còn lại có độ dài sao cho góc giữa dây kim loại và mặt đất bằng
vĩ độ nơi em sống (Hà Nội là 21o, Thành phố Hồ Chí Mnh là 11o).
+ Đặt đồng hồ hướng về phía Bắc, dùng đồng hồ để chỉnh hướng của mặt đồng
hồ mặt trời sao cho bóng kim chỉ đúng thời gian.
c) Sản phẩm: sẽ thu vào tiết học lần sau.
d) Tổ chức:HS hoạt động dự án theo nhóm.
BÀI 44: CHUYỂN ĐỘNG NHÌN THẤY CỦA MẶT TRĂNG
Môn học: KHTN- Lớp: 6
Thời gian thực hiện:2 tiết
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
 Nêu được Mặt Trăng phản xạ ánh sáng Mặt Trời
 Thiết kế mô hình thực tế ( hoặc vẽ hình) để giải thích được một số hình dạng
nhìn thấy của Mặt Trăng trong Tuần Trăng
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung
 Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin trên Internet, đọc sách giáo khoa,
quan sát tranh ảnh, video để tìm hiểu về sự chuyển động của Mặt Trăng
 Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm để tìm ra các hình dạng nhìn
thấy của Mặt Trăng trong Tuần Trăng
 Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tạo được mô hình Mặt Trăng trong
chiếc hộp để quan sát và giải thích các hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên
 Nêu được các hình ảnh của Mặt Trăng quan sát được trong thực tế
 Trình bày và phân loại được các pha của Mặt Trăng
 Xác định được Mặt Trăng không phải là vật tự phát ra ánh sáng ,
 Làm được mô hình Mặt Trăng trong chiếc hộp, dựa vào mô hình quan sát và
giải thích được các pha của Mặt Trăng
3. Phẩm chất:
Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:
 Chăm học: đọc và nghiên cứu SGK , tham khảo các thông tin về chuyển động
mặt trăng trên Internet
 Có trách nhiệm trong quá trình chuẩn bị, tham gia các hoạt động của nhóm và
cả lớp
 Trung thực trong qua sát, ghi chép, vẽ hình dạng mặt trăng;  cẩn thận trong khi
thiết kế mô hình
II. Thiết bị dạy học và học liệu
 Hình ảnh : Các hình dạng quan sát được của Mặt Trăng
 Video :
+ Sự chuyển động của Mặt Trăng và Trái Đất quanh Mặt Trời
+ Các pha của Mặt Trăng
+ Hướng dẫn làm mô hình Mặt Trăng trong chiếc hộp
 Phiếu học tập, tờ A1 hoặc A0
 Chuẩn bị cho mỗi nhóm học sinh: Hộp cỡ nhỏ hoặc vừa, 1 đèn pin / nhóm,
Bóng xốp, giấy cứng, băng keo trong, keo dán, giấy đen hoặc nỉ, chốt, kéo, dao dọc
giấy.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Mở đầu(7 phút) - Khởi động : “Mặt Trăng trong mắt em”
1. Mục tiêu: Nêu được tên và các hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng vào
ban đêm
2. Nội dung: HS mô tả bằng hình ảnh và kể tên cáchình dạng của Mặt
Trăng mà HS đã quan sát được
3. Sản phẩm:
 Câu trả lời của HS: Hình vẽ Mặt Trăng trên tờ A0
 Dự kiến câu trả lời
 Các hình dạng của Mặt Trăng vào ban đêm: Trăng tròn, Trăng khuyết, Trăng
bán nguyệt, Trăng lưỡi liềm, Không trăng.
4. Tổ chức thực hiện:
- Mỗi nhóm tổthảo luận :vẽ các hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng trên tờ A1
theo  “Kĩ thuật Phòng Tranh” trong thời gian bài hát “Trăng sáng”.
- Đại diện nhóm treo tranh tại vị trí nhóm và trình bày . Yêu cầunhóm sau không
cần trình bày hình ảnh đã có ở nhóm trước mà bổ sung hình ảnh được cho là còn thiếu.
- GVĐVĐ chuyển tiếp: Tại sao Mặt Trăng có nhiều hình dạng khác? Ánh sáng từ
Mặt Trăng chiếu xuống Trái Đất do đâu mà có?
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về Ánh sáng của Mặt Trăng (8 phút)
1. Mục tiêu:
- Nêu được ánh sáng từ Mặt Trăng chiếu xuống Trái Đất là do sự phản xạ ánh
sáng từ Mặt Trời chiếu tới
2. Nội dung: HS tìm hiểu và trả lời các câu hỏi liên quan tới ánh sáng Mặt
Trăng trong PHT số 1
3. Sản phẩm: Đáp án của HS
 Câu 1 : B
 Câu 2: C
 Câu 3 : không có , phản xạ
4. Tổ chức thực hiện:
 HS hoạt động cá nhân hoàn thành PHT 1 trong 3 phút
 Yêu cầu 1 vài HS trả lời, nhận xét và rút ra kết luậnGV thống nhất câu trả lời
 Em có nhận xét gì về ánh sáng của Mặt Trăng so với ánh sáng của Mặt Trời
GV chuyển tiếp : Nhờ có sự phản xạ ánh sáng Mặt Trời mà ta quan sát được các
hình dạng của Mặt Trăng.
Hoạt động 2.2: Tìm hiểu hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng (15 phút)
1. Mục tiêu:
 Nêu tên và phân biệt được một số hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng trong 1
tuần trăng.
 Nắm được quy luật biến đổi hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng
2. Nội dung:
- HS sắp xếp đúng thứ tự tên gọi và hình ảnh thể hiện sự biến đổi hình dạng nhìn
thấy của Mặt Trăng trong 1 tuần Trăng
- Thảo luận mô tả quy luật thay đổi hình dạng Mặt Trăng
- Hoàn thành các kết luận trên PHT số 2
Câu 1 : Emhãy dùng các tấm thẻ có in hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng để sắp
xếp đúng thứ tự từ trái sang phải theo tên gọi và hình ảnh thể hiện sự biến đổi hình
dạng nhìn thấy của Mặt Trăng trong 1 tuần Trăng ( Từ ngày đầu tháng đến ngày cuối
tháng Âm lịch)
Từ đó em rút ra được kết luận gì về hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng?
Trăng Trăng Trăng Trăng
Trăng Trăng
lưỡi bán bán lưỡi
Không khuyết Trăng khuyết
liềm nguyệt nguyệt liễm
trăng đầu tròn cuối
đầu đầu cuối cuối
tháng tháng
tháng tháng tháng tháng
Kết luận :
 Hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng là phần bề mặt của Mặt Trăng được
……………… khi quan sát từ ……………..
 Hình dạng Mặt Trăng ta nhìn thấy trên bầu trời ………… mỗi ngày. Người ta
nói đó là các pha của Mặt Trăng

Câu 2:  Quan sát hình ảnh sau và cho biết mỗi thời điểm ánh sáng Mặt Trời
chiếu tới Mặt Trăng sẽ làm bao nhiêu phần diện tích Mặt Trăng được chiếu sáng ? Hãy
chỉ ra phần bề mặt của Mặt Trăng mà ở Trái Đất có thể quan sát thấy ?
Hoàn thành kết luận sau:
 Mặt Trăng có dạng …………….. nên bất cứ lúc nào và ở bất kì vị trí nào cũng
chỉ có …………. Mặt Trăng được Mặt Trời chiếu sáng, ………... còn lại nằm trong
bóng tối ta không nhìn thấy được.
 Mỗi thời điểm, phần bề mặt Mặt Trăng hướng về Trái Đất được Mặt Trời chiếu
sáng có …………… khác nhau nên ta thấy hình dạng của Mặt Trăng là ……….
Câu 3:Phân tích và xác định các vị trí của Mặt Trăng trong tuần trăng bằng cách
gắn các hình ảnh câu 1 vào các vị trí trên hình sau để thấy rõquy luật biến đổi hình
dạng nhìn thấy của Mặt Trăng.
Kết luận : Hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng thay đổi một cách …………….
khi Mặt Trăng …………… Trái Đất, tuỳ thuộc vào ………… tương đối của ba thiên
thể Trái Đất, Mặt Trăng và Mặt Trời.
3. Sản phẩm:
Câu trả lời trên PHT số 2
Câu 1: HS sắp xếp trên A0

Kết luận :
 chiếu sáng ; Trái Đất
 thay đổi
Câu 2 :
Kết luận
 hình cầu; một nửa ; nửa
 diện tích ; khác nhau
Câu 3 :

Kết luận : tuần hoàn ; quay quanh ; vị trí  


d) Tổ chức thực hiện:
- Giao nhiệm vụ học tập:
+ GV yêu cầu HS dựa vào hình ảnh đã vẽ của nhóm trong khi khởi động và 8
hình ảnh chụp để hoàn thiện theo nhóm câu 1 trong nội dung Phiếu học tập số 2 trên tờ
A0 hoặc A1 theo hình thức “ Tiếp sức” , trong thời gian 2 phút
+GV tổ chức HS hoàn thành câu 2 và câu 3 trong Phiếu học tập số 3 theo kĩ thuật
“Khăn phủ bàn”
- Thực hiện nhiệm vụ:
+ HS tìm tòi tài liệu, thảo luận và đi đến thống nhất về hình dạng, vị trí  tương
ứng tên gọi và rút ra kết luận
+ HS thực hiện nhiệm vụ, ghi chép kết quả và trình bày kết quả của nhóm.
- Báo cáo, thảo luận: Yêu cầu HS các nhóm đổi và chấm chéo PHT số 2, GV gọi
ngẫu nhiên nhóm trình bày đáp án trong Phiếu học tập số 2, các nhóm còn lại theo dõi
và nhận xét bổ sung (nếu có).
- Kết luận: GV nhận xét kết quả hoạt động của các nhóm về tìm hiểu hình dạng
nhìn thấy của Mặt Trăng.
- HS Quan sát video 1 : Sự chuyển động của Mặt Trăng, GV chốt bảng các kết
luận.
Hoạt động 2.3: Giải thích các hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng (10 phút)
1. Mục tiêu: Giải thích được một số hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng
trong tuần trăng
2. Nội dung:  Dựa vào câu 3 ở PHT 2, quan sát video về các pha của Mặt
Trăng. Giải thích vì sao ta lại quan sát được các hình dạng khác nhau của Mặt Trăng
3. Sản

phẩm: 
- Câu trả lời của HS:
Khi Mặt Trăng quay quanh Trái Đất, phía Mặt Trăng hướng về Mặt Trời lúc nào
cũng sáng. Chúng ta thấy các hình dạng khác nhau của Mặt Trăng là do ta nhìn Mặt
Trăng ở các góc nhìn khác nhau.
4. Tổ chức thực hiện
 GV hướng dẫn hs quan sát video về các pha của Mặt Trăng , HS hoạt động cá
nhân phân tích quy luật chuyển động của Mặt Trăng, sự phản xạ ánh sáng Mặt Trời
của Mặt Trăng và góc nhìn của người quan sát trên Trái Đất để giải thích sự thay đổi
hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng
Hoạt động 2.4: Trải nghiệm quan sát các hình dạng nhìn thấy của Mặt
Trăng (25 phút)
1. Mục tiêu: Thiết kế được mô hình thực tế để giải thích được một số hình
dạng nhìn thấy của Mặt Trăng trong tuần trăng
2. Nội dung:
- Làm việc nhóm tạo được mô hình Mặt Trăng trong chiếc hộp
- Dùng mô hình để quan sát và giải thích các hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng
Trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập số 3
+ Nêu vai trò của các thiết bị có trong mô hình ?
+ Hãy quan sát, đánh dấu vị trí và cho biết hình ảnh nhìn thấy được của Mặt
Trăng mô hình tương ứng với hình dạng nhìn thấy nào của Mặt Trăng?
+ Giải thích tại sao khi thay đổi vị trí quan sát ( nhìn qua các lỗ khác nhau) thì
hình ảnh nhìn thấy của Mặt Trăng mô hình lại khác nhau?
+ Từ mô hình, em hãy phát triển để có thể quan sát được các hình dạng nhìn thấy
khác của Mặt Trăng.
+ Vẽ một sơ đồ cho thấy vị trí của Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất khi ta quan
sát thấy Trăng bán nguyệt?
3. Sản phẩm:
- Mô hình Mặt Trăng trong chiếc hộp kèm lời giới thiệu và thuyết minh
- Câu trả lời của HS trên phiếu học tập
4. Tổ chức thực hiện
- Giao nhiệm vụ học tập:
+ GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK phần hướng dẫn thiết kế , làm việc nhóm tại
nhà tạo được mô hình Mặt Trăng trong chiếc hộp , thảo luận hoàn thành PHT số 3
+GV tổ chức HS giới thiệu và thuyết minh về mô hình. Hoàn thành các câu hỏi
trong Phiếu học tập số 3 theo kĩ thuật “Lẩu băng chuyền”.
- Thực hiện nhiệm vụ:
+ HS đọc SGK , tham khảo cách làm mô hình trên mạng, làm việc nhóm chuẩn
bị các dụng cụ , thiết kế mô hình tại nhà
+ HS thực hiện nhiệm vụ PHT 3, ghi chép kết quả và trình bày kết quả của nhóm.
- Báo cáo, thảo luận:
+ GV gọi đại diện nhóm thuyết trình về mô hình , HS các nhóm còn lại quan sát,
đánh giá mô hình từng nhóm về tính khoa học, tính thẩm mĩ, tính sáng tạo.
+ GV cho HS các nhóm trao đổi mô hình và quan sát , nêu nhận xét về tính hiệu
quả, ưu điểm, nhược điểm
+ GV gọi HS trình bày đáp án trong Phiếu học tập số 3, các nhóm còn lại theo
dõi và nhận xét bổ sung (nếu có).
- Kết luận: GVđánh giá sự chuẩn bị mô hình, cách khắc phục lỗi mô hình (nếu
có). Chuẩn kiến thức PHT 3 và cho điểm các nhóm .
3. Hoạt động 3: Luyện tập
1. Mục tiêu: Hệ thống được một số kiến thức đã học về hình dạng nhìn
thấy của Mặt Trăng thông qua câu hỏi luyện tập
2. Nội dung: Làm một số bài tập cơ bản
1. Vào đêm không Trăng, chúng ta không nhìn thấy Mặt Trăng vì
A. Mặt Trời không chiếu sáng Mặt Trăng.
B. Mặt Trăng không phản xạ ánh sáng mặt trời.
C. ánh sáng phản xạ từ Mặt trăng không chiếu tới Trái Đất.
D. Mặt Trăng bị che khuất bởi Mặt Trời.
2. Chúng ta nhìn thấy Trăng tròn khi
A. một nửa phần được chiếu sáng của Mặt Trăng hướng về Trái Đất.
B. toàn bộ phần được chiếu sáng của Mặt Trăng hướng về Trái Đất.
C. toàn bộ Mặt Trăng được Mặt Trời chiếu sáng.
D. Mặt Trăng ở khoảng giữa Trái Đất và Mặt Trời.
3. Chỉ ra sự giống nhau và khác nhau giữa Trăng bán nguyệt đầu tháng và trăng
bán nguyệt cuối tháng:
4. Em hãy vẽ hình để giải thích hình dạng nhìn thấy Trăng bán nguyệt cuối
tháng.
3. Sản phẩm:
1. C
2. B
3. Trả lời
 Giống nhau: Hình dạng đều là Trăng bán nguyệt
 Khác nhau: Trên hành trình đến trăng tròn, chúng ta sẽ thấy tỷ lệ lớn dần lên từ
trăng bán nguyệt đầu tháng ở nửa được chiếu sáng của mặt trăng, và hiện tượng này
được gọi là trăng tròn dần. Khi chuyển từ trăng tròn đến trăng bán nguyệt cuối tháng,
chúng ta sẽ nhìn thấy tỷ lệ nhỏ dần đi ở phần được chiếu sáng của mặt trăng; hiện
tượng này được gọi là trăng khuyết dần.
4. HS vẽ hình và giải thích
4. Tổ chức thực hiện:
- GV phát vấn câu hỏi 1 và 2, cá nhân HS trình bày.
 GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân trả lời, HS khác nhận xét và bổ sung. GV
chốt câu trả lời
4. Hoạt động 4: Vận dụng
1. Mục tiêu: Phát triển năng lực tự học và năng lực tìm hiểu đời sống.
2. Nội dung: Vận dụng quy luận thay đổi tuần hoàn hình dạng nhìn thấy
của Mặt Trăng trong tuần trăng để tính các ngày trong tháng Âm Lịch?
3. Sản phẩm: HS ước tính ngày của tháng âm lịch theo tuần trăng

1. Ứng với ngày không trăng


2. Ứng với 4 ngày sau (Trăng lưỡi liềm đầu tháng)
3. Ứng với 8 ngày sau (Trăng bán nguyệt đầu tháng)
4. Ứng với 12 ngày sau (Trăng khuyết đầu tháng)
5. Ứng với 15 ngày sau (Trăng Tròn)
6. Ứng với 19 ngày sau (Trăng khuyết cuối tháng)
7. Ứng với 23 ngày sau (Trăng bán nguyệt cuối tháng)
8. Ứng với 27 ngày sau (Trăng lưỡi liềm cuối tháng )
4. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS chia khoảng chuyển động của Mặt Trăng
- Dự đoán ngày theo vị trí của Mặt Trăng
- GV giới thiệu Lịch Mặt Trăng (Âm lịch)
BÀI 45. HỆ MẶT TRỜI VÀ NGÂN HÀ
Môn học: KHTN - Lớp: 6
Thời gian thực hiện: 02 tiết
I. Mục tiêu
 1. Kiến thức
- Mô tả được sơ lược cấu trúc của Hệ mặt trời (HMT), nêu được các hành tinh
cách Mặt Trời các khoảng cách khác nhau và có chu kỳ quay khác nhau. Thiết kế được
mô hình mô phỏng hệ Mặt Trời.
- Nêu được Mặt Trời và sao là các thiên thể phát sáng; Mặt Trăng, các hành tinh
và sao chổi phản xạ ánh sáng Mặt Trời.
- Sử dụng tranh ảnh (hình vẽ hoặc học liệu điện tử) chỉ ra được HMT là một phần
nhỏ của Ngân Hà.
2. Năng lực
- Năng lực khoa học tự nhiên: Tìm hiểu tự nhiên
- NL tự học và tự chủ: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh
ảnh, thực tế để tìm hiểu về hệ MT và ngân hà.
- NL giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm, thảo luận để tìm hiểu về khoảng
cách, chu kỳ các hành tinh. Trình bày kết quả.
- NL GQVĐ và sáng tạo: thiết kế mô hình hệ MT
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ: sử dụng ngôn ngữ khoa học diễn tả về hệ mặt trời
và ngân hà.
- Năng lực tính toán: Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để lập luận có căn cứ
và giải được các bài tập đơn giản.
3. Phẩm chất
- Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân.
- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm..
- Trung thực, cẩn thận trong tính toán, ghi chép.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Giáo viên:
+ Cho mỗi nhóm HS:  01 giấy A2 đã vẽ sẵn các quỹ đạo của các hành tinh trong
HMT, 1 bộ hình các hành tinh trong HMT
+ Video về dải HMT, Ngân Hà.
https://www.youtube.com/watch?v=Cbei3VZjZ48&t=51s
https://www.youtube.com/watch?v=948Of8BUcTk
https://youtu.be/LXgdx7V7KHQ
https://youtu.be/YMN-5XmgLyU
+ Máy tính, máy chiếu, phần mềm quan sát HMT.
+ Phiếu học tập
+  Mỗi học sinh: thẻ trắc nghiệm A,B,C,D
2. Học sinh:
- Chuẩn bị của HS: Nghiên cứu ở nhà về Trái Đất và HMT (qua sách, internet),
ghi kết quả tìm hiểu được ra giấy.
III. Tiến trình dạy học                                
1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề học tập
a) Mục tiêu: Giúp học sinh xác định được vấn đề cần học tập là hiểu biết của
bản thân bề Trái Đất và bầu trời
b) Nội dung:
Cuộc thi “Hiểu biết”, thời gian 3 phút, kỹ thuật động não
Nhóm học sinh thực hiện nhiệm.
c) Sản phẩm:
Phần trả lời của nhóm học sinh trên phiếu nhóm
d) Tổ chức thực hiện:
- Nghe 1 bài hát về các hành tinh của hệ mặt trời.
https://www.youtube.com/watch?v=Cbei3VZjZ48&t=51s
- Chia nhóm 7-8HS/nhóm, trong nhóm cử 01 bạn làm nhóm trưởng.
- Mỗi nhóm thảo luận, đưa ra những sự hiểu biết của cá nhân về HMT và ngân
hà. (yêu cầu viết các câu ngắn lên giấy A2, không quá 10 từ, không trùng lặp, thời gian
3’. Các từ viết ra phải có nghĩa. tất cả các thành viên có thể đồng thời viết..)
- Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV cùng với lớp tổng kết phần kết quả các nhóm; Nếu có nhiều kiến thức mới
thì để cuối giờ tổng kết lại
- Giới thiệu vào bài mới. Tìm hiểu về hệ MT và ngân hà.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu cấu trúc HMT .
a) Mục tiêu:
Mô tả được sơ lược cấu trúc của HMT.
b) Nội dung:
- Đọc sách giáo khoa và tư liệu tham khảo
- Cắt dán mô hình
- Làm phiếu học tập.
PHIẾU 1: TÌM HIỂU CẤU TRÚC HỆ MẶT TRỜI
1.1. ĐẶC ĐIỂM HỆ MẶT TRỜI
Hướng dẫn
1. Đọc thông tin mục 1 trang 195và hoàn thành phiếu 1.1
2. Sử dụng một bộ cắt dán mô hình hệ mặt trời. (trên giấy A2 đã vẽ sẵn các quỹ
đạo của các hành tinh trong HMT + bộ hình các hành tinh trong HMT)  hãy dán các
hành tinh vào quỹ đạo của chúng.
Trả lời:
Hệ mặt trời gồm:
        
        
        
Các hành tinh trong hệ MT gồm:
                
                        
Các hành tinh có chuyển động không?         
Nếu có, hãy nhận xét hình dạng quỹ đạo chuyển động của chúng?        
                        
So sánh chiều chuyển động của chúng?        
                c) Sản phẩm:
- Đáp án phiếu
+ HMT gồm
Mặt Trời là trung tâm của hệ;
Nhóm có 8 hành tinh và các vệ tinh
Nhóm 2 gồm các tiểu hành tinh, sao chổi, các khối bụi thiên thạch
+Các thành viên của HMT theo thứ tự từ Mặt Trời ra ngoài lần lượt là: Sao Thủy,
sao Kim, Trái Đất, sao Hỏa, sao Mộc, sao Thổ, sao Thiên vương, sao Hải Vương.
+ Quỹ đạo của các hành tinh là quỹ đạo hình elip.
+ Các hành tinh chuyển động trên những quỹ đạo gần như nằm trong một mặt
phẳng.
+ Các hành tinh chuyển động gần như cùng chiều xung quanh Mặt Trời.
d) Tổ chức thực hiện:
- Giao cho mỗi nhóm bộ cắt dán mô hình hệ mặt trời. (trên giấy A2 đã vẽ sẵn các
quỹ đạo của các hành tinh trong HMT + bộ hình các hành tinh trong HMT)
- Yêu cầu: trong vòng 5 phút
HS đọc thông tin mục 1 trang 195và hoàn thành phiếu 1.1
Kết hợp với SGK và phần đã chuẩn bị, dán các hành tinh vào quỹ đạo của chúng.
- Nhóm HS hoàn thành nhiệm vụ được giao
- Đại diện các nhóm treo kết quả của nhóm mình lên bảng.
- Nhóm cử đại diện trình bày kết quả của nhóm mình.
- GV chiếu mô hình HMT cho HS quan sát. HS xem, đối chiếu và điều chỉnh kết
quả của nhóm.
Hoạt động 2.2: Tìm hiểu Quỹ đạo và đặc điểm các hành tinh trong HMT.
a) Mục tiêu:
+ Nêu được các hành tinh cách Mặt Trời các khoảng cách khác nhau và có chu
kỳ quay khác nhau.
+ Nêu được 1 đặc điểm đặc trưng với mỗi hành tinh trong hệ MT
b) Nội dung:
- Đọc sách giáo khoa và tư liệu tham khảo
- Quan sát clip
- Thảo luận làm phiếu học tập.
PHIẾU 1: TÌM HIỂU CẤU TRÚC HỆ MẶT TRỜI
1.2: Quỹ đạo và đặc điểm các hành tinh trong HMT.
1.2.1.
*Đọc thông tin mục 1 trang 196 và “tư liệu tham khảo hoạt động 2”, thảo luận
nhómvà hoàn thành nội dung bên dưới
- Nhận xét về khoảng cách của các hành tinh so với mặt trời         
                        
- Hành tinh gần mặt trời nhất         
- Hành tinh xa mặt trời nhất         
- Hành tinh gần trái đất nhất         
        nó cách trái đất ………………………………………….………………..
(km)
- Nhận xét sự liên hệ giữa chu kì chuyển động quanh Mặt trời của các hành tinh
và khoảng cách từ các hành tinh tới Mặt Trời?        
                        
- Chu kì quay quanh Mặt trời của Hỏa tinh được gọi là một năm hỏa tinh. Một
năm hỏa tinh = ………………………. (ngày trên trái đất)
1.2.2. Đặc trưng các hành tinh trong HMT .
1. Quan sát clip về các hành tinh trong HMT, hoạt động cá nhân ghi một đặc
điểm khác biệt nhất ứng với mỗi hành tinh vào các cạnh của khăn trải bàn.
Hành tinh Điểm đặc trưng
Thủy tinh
Kim tinh
Trái Đất
Hỏa tinh
Mộc tinh
Thổ tinh
Thiên vương tinh
Hải vương tinh
2. Thảo luận nhóm, nhóm trưởng ghi nội dung thống nhất vào giữa khăn trải bàn.
c) Sản phẩm:
- Kết quả thảo luận
1.2: Quỹ đạo và đặc điểm các hành tinh trong HMT.
+ Các hành tinh cách Mặt Trời các khoảng cách khác nhau
Hành tinh gần Mặt Trời nhất là Thủy tinh, xa nhất là Hải Vương tinh
Hành tinh gần Trái Đất nhất là Kim tinh, cách 0,28 (AU) = 41,888 triệu km
+ Các hành tinh chuyển động nhanh chậm khác nhau.
- Các hành tinh cách Mặt Trời khoảng cách khác nhau thì có chu kỳ quay khác
nhau.
- Sao Thủy có chu kỳ quay ngắn nhất. Sao thiên Vương có chu kỳ quay dài nhất.
1.2.2. Đặc trưng các hành tinh trong HMT .
Thủy tinh nhỏ nhất,
gần MT nhất, biến đổi nhiệt độ lớn
Kim tinh hành tinh sáng nhất quan sát thấy trên bầu trời, nóng nhất
Trái Đất hành tinh xanh
Hỏa tinh màu đỏ = nhiều sắt
núi Olympus cao nhất (22km)
Mộc tinh kích thước và khối lượng lớn nhất
Thổ tinh màu nâu, nhẹ
Thiên vương tinh lạnh nhất, màu xanh
Hải vương tinh xa nhất, nhiều bão
d) Tổ chức thực hiện:
- Hoạt động nhóm nhỏ tìm hiểu SGK và tư liệu tham khảo,
https://www.youtube.com/watch?v=948Of8BUcTk, hoàn thành phiếu 1.2.1
- GV chỉ định 1 vài HS phát biểu. Thông qua câu trả lời của HS, GV chuẩn xác
hóa cho HS.
- GV trình chiếu clip về các hành tinh trong HMT.
https://youtu.be/LXgdx7V7KHQ
- HS làm việc cá nhân, viết kết quả vào góc của tờ giấy của nhóm (kỹ thuật khăn
trải bàn);
- Làm việc nhóm: Nhóm trưởng tổ chức cho các thành viên thảo luận, thống nhất
ý kiến của cả nhóm ghi vào giữa tờ giấy của nhóm.
- Mỗi nhóm cử một đại diện trình bày kết quả;
- Không nhắc lại những gì nhóm trước đã trình bày;
- GV thống nhất, chuẩn xác hóa cho HS
Hoạt động 2.3: Tìm hiểu về ÁNH SÁNG CỦA CÁC THIÊN THỂ.
a) Mục tiêu:
+ Nêu được Mặt Trời và sao là các thiên thể phát sáng; Mặt Trăng, các hành tinh
và sao chổi phản xạ ánh sáng Mặt Trời.
+ Giải thích được vì sao chúng phát sáng được.
b) Nội dung:
- Đọc sách giáo khoa và tư liệu tham khảo
- Làm phiếu học tập.
PHIẾU 3: Ánh sáng của các thiên thể.
* Đọc thông tin mục 2 trang 196 và 197, thảo luận và trả lời nội dung sau:
1. Đánh dấu X vào cột tương ứng
Các thiên thể thiên thể tự phát sáng thiên thể không tự phát sáng
Mặt trời
Các ngôi sao
Các hành tinh
Sao chổi
2. Giải thích tại sao các thiên thể như ……………….………………có thể  tự
phát sáng?                        
3. Với các thiên thể không tự phát sáng như …………………………………, vào
ban đêm, ta có thể thấy ánh sáng từ chúng, ánh sáng đó có được là do đâu?
                        
        
c) Sản phẩm:
- Đáp án phiếu
- Mặt Trời và các sao là thiên thể phát sáng. (nhiệt độ bề mặt cao)
- Mặt Trăng, các hành tinh và sao chổi phản xạ ánh sáng Mặt Trời. (phản xạ ánh
sáng)
d) Tổ chức thực hiện:
- Hoạt động nhóm nhỏ tìm hiểu SGK hoàn thành phiếu 1.3
- GV chỉ định 1 vài HS phát biểu.
- Một số HS đại diện trình bày kết quả;
- Không nhắc lại những gì nhóm trước đã trình bày;
- GV thống nhất, chuẩn xác hóa cho HS
Hoạt động 2.4: Tìm hiểu về Ngân Hà và vị trí của Mặt trời trong Ngân hà.
a) Mục tiêu:
- Nêu được HMT là một phần nhỏ của Ngân Hà..
b) Nội dung:
- Xem clip
- Đọc sách giáo khoa
- Thảo luận.
c) Sản phẩm:
- Nội dung thảo luận
- Dải Ngân Hà là một tập hợp gồm vô số các sao.
- HMT là một phần nhỏ của Ngân Hà.
- Trái Đất của chúng ta cách tâm dải Ngân Hà khoảng 26.000 - 28.000 năm ánh
sáng.
- HMT  phải mất khoảng 226 triệu năm để hoàn thành một chu kỳ quay xung
quanh tâm của dải Ngân Hà (“năm thiên hà”).
- Vận tốc quỹ đạo của HMT là 217 km/s, tương đương với 1.400 năm theo một 
năm ánh sáng, hay 1 đvtv (đơn vị thiên văn) trong 8 ngày.
d) Tổ chức thực hiện:
- Quan sát dải Ngân Hà qua video;
https://youtu.be/YMN-5XmgLyU
- Ghi những lại những đặc điểm mà em quan sát được (tối thiểu 2 đặc điểm);
- Hoàn thiện kết quả quan sát được vào giấy.
- GV chỉ định 1 vài HS phát biểu.
- Một số HS đại diện trình bày kết quả;
- Không nhắc lại những gì nhóm trước đã trình bày;
- GV thống nhất, chuẩn xác hóa cho HS
(có thể cho làm việc nhóm bằng kỹ thuật khăn trải bàn tùy theo điều kiện thời
gian.)
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a) Mục tiêu:
- Vận dụng kiến thức, giải thích được các hiện tượng liên quan trong thực tế.
b) Nội dung:
HS trả lời các câu hỏi sau:
1. Ngân Hà là
A. Thiên Hà trong đó có chứa hệ Mặt Trời.
B. một tập hợp nhiều Thiên Hà trong vũ trụ.
C. tên gọi khác của hệ Mặt Trời.
D. Dải sáng trong vũ trụ.
2. Hành tinh trong hệ Mặt Trời xa Trái Đất nhất là……….,nó cách Trái Đất
….. (AU)?
A. Thủy tinh, cách 39AU                        B.  Hải Vương tinh, cách 29,06 AU
C.  Hải Vương tinh, cách 30,06 AU        D.  Thiên Vương tinh, cách 19,19 AU
3. Nhận xét nào không đúng?
A. Thủy tinh là hành tinh gần mặt trời nhất
B. Thủy tinh là hành tinh gần trái nhất
C. Kim tinh là hành tinh gần trái nhất
D. Trái đất là hành tinh thứ 3 tính từ mặt trời
4. Trong hệ Mặt Trời, hành tinh có nhiệt độ trung bình bề mặt cao nhất?
Thấp nhất?
A. Kim tinh, Thiên vương tinh                B. Kim tinh, Hải vương tinh
C. Thủy tinh, Hải vương tinh                D. Hỏa tinh, Thiên vương tinh
5. Thiên thể tự phát sáng?
A. Sao Bắc Cực                                B. Sao Bắc Cực, Sao chổi
C. Sao Hỏa, Sao Mộc                        D. Sao Hỏa, Sao Mộc, Sao chổi
6. Thiên thể thuộc hệ mặt trời?
A. Sao Bắc Cực                                B. Sao Bắc Cực, Sao chổi
C. Sao Hỏa, Sao Mộc                        D. Sao Hỏa, Sao Mộc, Sao chổi
7. Hành tinh nào lớn nhất trong hệ Mặt Trời?
A. Thủy tinh                B. Trái đất                C. Mộc tinh                D. Thổ tinh
8. Hành tinh nhỏ nhất trong hệ Mật Trời?
A. Mặt trăng                B. Các vệ tinh nhân tạo        C. Kim tinh                D. Thủy
tinh
9. Nhận xét nào không đúng?
A. Thành ngữ “sao Hôm, sao Mai” trong văn học chỉ sự chia cách, nói lên sự xa
xôi cách trở, khó có thể gặp mặt.  
B. Sao Hôm được nhìn ở hướng tây vào chiều tối, sao Mai được nhìn thấy ở phía
Đông lặn rất muộn sau các sao khác.
C. “Sao Hôm”, “sao Mai”, sao Kim hay Vệ nữ đều là các cách gọi dân gian cho
Kim tinh
D. “Sao Hôm” và “sao Mai” làhai ngôi sao khác nhau không bao giờ xuất hiện
trên bầu trời cùng một thời gian.
10. Có hành tinh nào trong hệ Mặt Trời không được đặt tên theo tên các vị
thần La Mã?
A. Trái đất                B. Trái đất và Thiên vương tinh                
C. Thiên vương tinh và Hải vương tinh                D. Không có.
c) Sản phẩm:
- Đáp án, lời giải của các câu hỏi, bài tập
1. Ngân Hà là
A. Thiên Hà trong đó có chứa hệ Mặt Trời.
2. Hành tinh trong hệ Mặt Trời xa Trái Đất nhất là………., nó cách Trái
Đất ….. (AU)?
B.  Hải Vương tinh, cách 29,06 AU
3. Nhận xét nào không đúng?
B. Thủy tinh là hành tinh gần trái nhất
4. Trong hệ Mặt Trời, hành tinh có nhiệt độ trung bình bề mặt cao nhất?
Thấp nhất?
A. Kim tinh, Thiên vương tinh                Giải thích thêm:
Hành tinh có nhiệt độ trung bình bề mặt cao nhất là Kim tinh, hơn 462 độ C
Hành tinh có nhiệt độ trung bình bề mặt thấp nhất là sao Thiên Vương, - 224 độ
C
5. Thiên thể tự phát sáng?
A. Sao Bắc Cực
6. Thiên thể thuộc hệ mặt trời?
D. Sao Hỏa, Sao Mộc, Sao chổi
7. Hành tinh nào lớn nhất trong hệ Mặt Trời?
C. Mộc tinh                
8. Hành tinh nhỏ nhất trong hệ Mật Trời?
D. Thủy tinh
Giải thích thêm: Mặt Trăng là vệ tinh trong hệ Mặt Trời, không phải là hành tinh.
Bởi vì hành tinh quay quanh Mặt Trời, vệ tinh quay quanh các hành tinh, mà Mặt
Trăng quay quanh Trái Đất nên nó là vệ tinh
9. Nhận xét nào không đúng?
D. “Sao Hôm” và “sao Mai” làhai ngôi sao khác nhau không bao giờ xuất hiện
trên bầu trời cùng một thời gian.
Giải thích thêm.
Từ trái đất nhìn lên bầu trời, độ sáng của Sao Hôm, Sao Mai chỉ đứng sau Mặt
trăng.
Ngoài sao Kim thì hiện tượng một hành tinh xuất hiện luân phiên vài tháng lúc
rạng sáng, biến mất một thời gian rồi lại xuất hiện còn xảy ra với cả sao Thủy, hành
tinh gần Mặt trời nhất. Tuy nhiên do sao Thủy cách xa Trái đất hơn, nhỏ hơn sao Kim
và bị ánh sáng Mặt Trời che khuất nên khó quan sát hơn và ít được chú ý hơn.
10. Có hành tinh nào trong hệ Mặt Trời không được đặt tên theo tên các vị
thần La Mã?
B. Trái đất và Thiên vương tinh                
Giải thích thêm:
Earth: Trái đất, không phải tên thần, nghĩa là đất nền
Uranus Thiên vương tinh: thần bầu trời Hy lạp
d) Tổ chức thực hiện:
- HS làm bài tập SGK T199 trong 3’.
- GV tổ chức trò chơi “Chinh phục hoa điểm 10” với các câu hỏi trắc nghiệm
- Cử thư kí, học sinh trả lời sai sẽ thu lại thẻ trắc nghiệm. Học sinh còn thẻ đến
câu cuối là chinh phục được điểm 10.
- Câu hỏi tự luận, tổ chức hỏi đáp, thảo luận.
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu:
- Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh thông qua nhiệm
vụ: thiết kế mô hình HMT.
b.Nội dung:
- Nêu nhiệm vụ.
- HS phát hiện các vấn đề cần giải quyết:
Các hành tinh có kích thước, màu sắc khác nhau
Các hành tinh có khoảng cách đến mặt trời khác nhau, có quỹ đạo hình elip
- Đề xuất được biện pháp giải quyết vần đề: ví dụ dùng các quả bóng kích thước
màu sắc khác nhau, dùng xốp….
c) Sản phẩm:
+ Bản thiết kế.
+ Mô hình hoặc ảnh minh chứng .
d) Tổ chức thực hiện:
Giao cho học sinh thực hiện ở nhà và nộp báo cáo để trao đổi, chia sẻ và đánh giá
vào buổi sau.

You might also like