You are on page 1of 53

LỜI CẢM ƠN


Đầu tiên, em xin cảm ơn chân thành đến toàn thể thầy cô trong trường Học viện
công nghệ bưu chính viễn thông – Cơ sở tại TP. Hồ Chí Minh nói chung và các
Thầy/Cô trong khoa Viễn Thông II nói riêng, những người đã tận tình hướng dẫn, dạy
dỗ và trang bị cho em những kiến thức bổ ích trong những năm vừa qua.
Để thực hiện và hoàn thành báo cáo luận văn tốt nghiệp này, em xin chân thành
gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Thầy Phạm Thanh Đàm, người đã tận tình hướng dẫn, trực
tiếp chỉ bảo và tạo mọi điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình làm đồ án tốt nghiệp.
Cuối cùng, em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến Anh Nguyễn Dũng Minh –
Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng Phú Mỹ, đã tạo điều kiện và hỗ trợ thiết bị trong quá
trình thực hiện đề tài.
Em chân thành cảm ơn!
TP. Hồ Chí Minh, ngày 02 tháng 12 năm 2017

Bùi Hữu Nhân

i
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................1
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ RFID ........................................................................2
1.1. Công nghệ RFID: ..................................................................................................2
1.2. Đặc trưng của hệ thống RFID: .............................................................................3
1.2.1. Đặc trưng dựa vào tần số làm việc:................................................................ 3
1.2.1.1. Tần số thấp (LF): .....................................................................................4
1.2.1.2. Tần số cao (HF) .......................................................................................4
1.2.1.3. Tần số siêu cao (UHF) .............................................................................4
1.2.1.4. Tần số sóng viba: .....................................................................................4
1.3. Ưu điểm và hạn chế: ............................................................................................. 4
1.3.1. Ưu điểm RFID: .............................................................................................. 4
1.3.2. Hạn chế RFID: ............................................................................................... 6
1.4. So sánh với công nghệ mã vạch: ..........................................................................7
1.4.1. Những lợi thế của RFID so với mã vạch như sau: .........................................7
1.4.2. Những lợi thế của mã vạch so với RFID như sau: .........................................8
CHƢƠNG II: NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG RFID .................................................10
2.1. Thẻ Tag: ..............................................................................................................10
2.1.1. Thẻ thụ động: ............................................................................................... 11
2.1.1.1. Vi mạch .................................................................................................12
2.1.1.2. Antenna: ................................................................................................ 13
2.1.2. Thẻ tích cực: .................................................................................................13
2.1.3. Thẻ bán tích cực: .......................................................................................... 14
2.1.4. Thẻ chỉ đọc ( RO): .......................................................................................14
2.1.5. Thẻ ghi một lần, đọc nhiều lần (Write once – Read many): ........................ 15
2.1.6. Thẻ Đọc- Ghi ( Read- Write): ......................................................................15
2.2. Reader: ................................................................................................................15
2.2.1. Máy phát: .....................................................................................................17
2.2.2. Máy thu: .......................................................................................................17
2.2.3. Vi xử lý: .......................................................................................................17
2.2.4. Bộ nhớ: .........................................................................................................17

ii
2.2.5. Các kênh nhập/xuất của cảm biến, cơ cấu chấp hành và bảng tín hiệu điện
báo bên ngoài: .........................................................................................................17
2.2.6. Bộ điều khiển: .............................................................................................. 18
2.2.7. Giao diện truyền thông:................................................................................18
2.2.8. Nguồn năng lượng:.......................................................................................18
2.3. Trung tâm quản lí: .............................................................................................. 18
CHƢƠNG 3: ỨNG DỤNG CỦA RFID .....................................................................20
3.1. Các ứng dụng phổ biến: ......................................................................................20
3.1.1. Theo dõi và truy tìm đối tượng: ...................................................................20
3.1.2. Giám sát và kiểm soát hàng tồn kho: ........................................................... 21
3.1.3. Ứng dụng trong thư viện: .............................................................................22
3.1.4. Giám sát và quản lí đoàn xe: ........................................................................24
3.1.5. Chống trộm: .................................................................................................25
3.2. Ứng dụng vào mô hình quản lí xe: .....................................................................27
3.2.1. Thiết kế phần cứng: ......................................................................................28
3.2.2. Thiết kế phần mềm:......................................................................................30
KẾT LUẬN ..................................................................................................................33
PHỤ LỤC .....................................................................................................................34
TỪ VIẾT TẮT .............................................................................................................48
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 49

iii
MỤC LỤC HÌNH

Hình 1.1: Công nghệ RFID ............................................................................................. 2


Hình 1.2: Tần số hoạt động RFID ..................................................................................3
Hình 2.1: Các thành phần chính trong hệ thống RFID ..................................................10
Hình 2.2: Các loại thẻ RFID .......................................................................................... 11
Hình 2.3: Các thành phần cơ bản của một vi mạch .......................................................12
Hình 2.4: Thiết bị đọc thẻ RFID ....................................................................................16
Hình 3.1: Dùng thẻ Ear tag theo dõi vật nuôi ................................................................ 20
Hình 3.2: Ứng dụng RFID quản lý kho .........................................................................21
Hình 3.3: RFID trong quản lý thư viện .........................................................................22
Hình 3.4: RFID giám sát xe ........................................................................................... 24
Hình 3.5: Hệ thống RFID gắn vào xe chống trộm ........................................................ 25
Hình 3.6: Ứng dụng vào hệ thống khóa cửa ..................................................................26
Hình 3.7: Mô hình kiểm soát vé xe ...............................................................................27
Hình 3.8: Thiết bị đọc thẻ RFID 125KHz .....................................................................28
Hình 3.9: Thẻ nhựa RFID 125Khz ................................................................................29
Hình 3.10: Card ghi hình camera FXVD4.....................................................................29
Hình 3.11: Camera quan sát .......................................................................................... 30
Hình 3.12: Giao diện chính của phần mềm quản lí .......................................................31
Hình 3.13: Thống kê lượt xe có tại bãi ..........................................................................32
Hình 3.14: Lập bảng kê doanh thu ................................................................................32

iv
LỜI MỞ ĐẦU

LỜI MỞ ĐẦU
Thế giới ta trong giai đoạn đổi mới và phát triển mà trong đó nền công nghiệp hóa,
tự động hóa ngày càng được ứng dụng nhiều và đặc biệt nền công nghệ tự động hóa
nhận dạng ( Auto –ID) đang trở nên rất phổ biến trong nhiều ngành công nghiệp dịch
vụ, công nghiệp thương mại và trong nhiều nhà máy sản xuất, kể cả trong sinh hoạt
hằng ngày của chúng ta.
Các công nghệ nhận dạng tự động như: các mã vạch, các thẻ thông minh, công
nghệ sinh trắc học, nhận dạng đặc trưng quang học và nhận dạng tần số vô tuyến
RFID,…Trong đó, RFID được coi là một cuộc cách mạng của hệ thống nhúng và môi
trường tương tác hiện nay. Công nghệ này đã và đang được phát triển mạnh ở nhiều
nước trên thế giới với những ứng dụng rất đa dạng trong các lĩnh vực: trong sản xuất
kinh doanh, an ninh, y tế, quân sự, giáo dục,…Việt Nam cũng không ngoại lệ, Việt
Nam cũng đang nghiên cứu và từng bước triển khai công nghệ này vào cuộc sống để
phục vụ nhu cầu của người dân trong nước.
Với mục đích tìm hiểu về công nghệ mới này, đồ án “ Ứng dụng RFID vào hệ
thống quản lí xe” sẽ giúp người đọc hiểu rõ hơn về khái niệm, thành phần, phương
thức hoạt động cũng như các ứng dụng cụ thể mà RFID mang lại. Đồ án này gồm 3
chương:
Chƣơng I: Tổng quan về RFID
Chƣơng II: Nguyên lý hoạt động RFID
Chƣơng III: Ứng dụng của RFID
Đồ án này cũng chỉ bước đầu tìm hiểu về công nghệ RFID, nên trong quá trình
thực hiện, tuy được sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn và có tham khảo tài liệu
nhưng kiến thức còn hạn chế nên có thể còn nhiều sai sót, em rất mong được các
Thầy/Cô và bạn bè góp ý để đồ án được tốt hơn.
TP. Hồ Chí Minh, Ngày 02/12/2017

Bùi Hữu Nhân

SVTH: BÙI HỮU NHÂN LỚP: L15CQVT01-N 1


CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ RFID

CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ RFID


1.1.Công nghệ RFID:
Sự ra đời của thẻ RFID là một ý tưởng rất hay. Thay thế các mã vạch, RFID có thể
làm việc trên các sản phẩm trong siêu thị, thay thế công nghệ tìm dấu vết bằng các
máy phát radio nhỏ… Thông tin có thể truyền được qua những khoảng cách nhỏ mà
không cần một tiếp xúc vật lý nào. Công nghệ này cho ta phương pháp truyền, nhận dữ
liệu từ điểm này đến điểm khác.
Kỹ thuật RFID đã có trong thương mại trong một số hình thức từ những năm
1970. Bây giờ, RFID là một phần trong cuộc sống hằng ngày. Ta có thể thấy RFID
xuất hiện khắp nơi, ví dụ như chìa khóa xe, thẻ lệ phí quốc lộ và quản lí khách sạn, các
văn phòng công ty ( quản lý nhân viên, chấm công)…
Một hệ thống RFID được thông thường gồm các thành phần sau: thiết bị đọc (
reader) và thiết bị phát mã RFID có gắn chip hay còn gọi là thẻ Tag. Thiết bị đọc được
gắn antenna để thu, phát sóng điện từ, thiết bị phát mã RFID tag được gắn với vật cần
nhận dạng, mỗi thiết bị RFID tag chứa một mã số nhất định và không trùng lặp nhau.
Thiết bị RFID reader phát ra sóng điện từ ở một tần số nhất định, khi thiết bị RFID
tag nằm trong vùng hoạt động sẽ cảm nhận được sóng điện từ này và thu nhận năng
lượng từ đó phát lại cho thiết bị RFID reader biết mã số của mình. Từ đó, thiết bị
RFID reader nhận biết được tag nào đang trong vùng hoạt động.

Hình 1.1: Công nghệ RFID

SVTH: BÙI HỮU NHÂN LỚP: L15CQVT01-N 2


CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ RFID

1.2.Đặc trƣng của hệ thống RFID:


Một hệ thống RFID có các đặc trưng sau đây:
Tần số làm việc
Phạm vi đọc
Phương pháp ghép nối vật lý
Các đặc trưng này có liên hệ với nhau. Đặc biệt là hai đặc trưng tần số và phạm vi
đọc.
1.2.1. Đặc trƣng dựa vào tần số làm việc:
Tần số làm việc là thuộc tính quan trọng nhất của hệ thống RFID. Đó là tần số mà
Reader truyền tín hiệu của nó. Nó gần với đặc tính khoảng cách đọc điển hình. Trong
đa số những trường hợp, tần số của một hệ thống RFID được xác định bởi yêu cầu về
khoảng cách đọc của nó.

Hình 1.2: Tần số hoạt động RFID


RFID sử dụng sóng radio có tần số từ 30KHz đến 5.8GHz.
Các dãy tần số của RFID bao gồm:
 Tần số thấp ( LF)
 Tần số cao (HF)
 Tần số siêu cao ( UHF)
 Tần số sóng viba ( sóng cực ngắn)

SVTH: BÙI HỮU NHÂN LỚP: L15CQVT01-N 3


CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ RFID

1.2.1.1. Tần số thấp (LF):


Có giá trị từ 30KHz đến 300KHz. Hệ thống RFID thông thường sử dụng dãy tần
số từ 125KHz đến 134KHz. Hệ thống LF RFID hoạt động từ tần số 125KHz đến
134.2KHz. Hệ thống RFID hoạt động tại LF thường dùng loại tag thụ động. Loại tag
này có tốc độ truyền chậm, nhưng lại rất tốt trong môi trường có chứa kim loại, chất
lỏng, chất bán dẫn, tuyết bùn, và đây là đặc trưng cơ bản quan trọng để ứng dụng
RFID LF. Thẻ RFID tích cực cũng được cung cấp từ nhà sản xuất.
1.2.1.2. Tần số cao (HF)
Có dãy tần từ 3MHz đến 30MHz, với tần số 13.56MHz là tần số tiêu biểu được sử
dụng trong hệ thống RFID tần số cao ( HF RFID). Hệ thống HF RFID thường sử dụng
là thẻ thụ động vì tuy có tốc độ truyền tải chậm nhưng lại rất tốt trong môi trường kim
loại và chất lỏng.
1.2.1.3. Tần số siêu cao (UHF)
Có dãy tần từ 300MHz đến 1GHz. Hệ thống UHF RFID thụ động điển hình hoạt
động tại 915MHz tại Mỹ, 868MHz tại Châu Âu. Hệ thống UHF RFID tích cực hoạt
động tại 315MHz và 433MHz. Hệ thống UHF có thể dùng cả 2 loại thẻ(tag) thụ động
và tích cực, có tốc độ truyền nhanh nhưng lại hoạt động kém khi môi trường có kim
loại và chất lỏng.
1.2.1.4. Tần số sóng viba:
Có tần số trên 1GHz. Hệ thống RFID sử dụng sóng viba hoạt động tại 2.45GHz
hoặc 5.8GHz. Có thể sử dụng cả thẻ bán tích cực và thẻ thụ động. Có tốc độ truyền
nhanh nhất nhưng lại hoạt động kém khi môi trường có kim loại và chất lỏng. Bởi vì
chiều dài của antenna tỉ lệ ngược với tần số nên antenna của tag thụ động trong tần số
sóng viba có chiều dài nhỏ nhất. Điều này, giúp chế tạo ra các tag rất nhỏ vì các vi
mạch trong tag cũng được làm rất nhỏ. Dãy tần số 2.4Ghz được ứng dụng trong công
nghiệp, khoa học, y học và được chấp nhận trên toàn cầu.
1.3. Ƣu điểm và hạn chế:
1.3.1. Ƣu điểm RFID:
Về ưu điểm của FRID, ta có thể phân tích bằng nhiều cách khác nhau để hiểu sâu
hơn về công nghệ RFID.

SVTH: BÙI HỮU NHÂN LỚP: L15CQVT01-N 4


CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ RFID

Một thẻ tag RFID có thể đọc mà không cần bất cứ một tiếp xúc vật lý nào giữa thẻ
tag và đầu đọc Reader RFID. RFID mang lại cho chúng ta các ưu điểm sau:
 Không hao mòn và hỏng hóc: không có sự tiếp xúc vật lý nghĩa là không có sự
hao mòn trên đầu đọc và thẻ tag RFID trong quá trình đọc ghi dữ liệu.
 Không làm chậm hoạt động của hệ thống: hoạt động của hệ thống không cần
phải chậm lại để đầu đọc và thẻ tag tiếp xúc với nhau. Việc thiết lập một mối liên hệ
vật lý như vậy đôi khi là không thể. Ví dụ như khi đối tượng được gắn thẻ tag di
chuyển với tốc độ cao trên băng truyền, nếu sử dụng tiếp xúc vật lý sẽ rất khó và khả
năng đọc sai dữ liệu là điều không tránh khỏi. Do đó, RFID ra đời là một giải pháp
hữu hiệu trong thời đại ngày nay.
 Khả năng ghi dữ liệu: Tag RFID RW có thể đọc hoặc ghi khoảng 10.000 đến
100.000 lần hoặc nhiều hơn. Tuy nhiên, các tag ngày nay chỉ dừng lại ở mức ghi 1 lần
và đọc nhiều lần (WORM). Những tag này được sử dụng ở mọi nơi, ví dụ như: ứng
dụng trong việc cấp giấy CMND. Các tag có thể được tái chế, dữ liệu mới ghi đè lên
dữ liệu cũ và chúng ta có thể sử dụng lại các tag này. Tuy các tag cho phép ghi lại ưu
việt hơn nhưng ngày nay chúng cũng không được sử dụng phổ biến vì những lý do
sau:
Giá trị thương mại của tag tái chế: Tag tái chế ảnh hưởng, thúc đẩy mạnh mẽ các
hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, cũng cần phải tính đến các yếu tố sau: làm thế nào
để thu hồi các tag đã sử dụng, khi thu hồi xong làm sao để tái sản xuất và đưa vào sử
dụng.
Vấn đề an ninh: Làm thế nào để có thể bảo vệ tag một cách an toàn và việc ghi đè
dữ liệu mới lên tag phải được cho phép. Khi triển khai tag RW rộng rãi bên ngoài
doanh nghiệp, đòi hỏi phải đầu tư cơ sở phần cứng, phần mềm,…. Chi phí tăng lên rất
nhiều. Vì vậy, cho đến ngày nay tag RW vẫn tiếp tục sử dụng trong phạm vi bảo vệ
của một doanh nghiệp.
Giữa thẻ tag và reader không cần nhìn thấy nhau: Đầu đọc có thể xuyên qua
những vật liệu cho sóng RF qua. Ví dụ như, một thẻ tag được đặt bên trong thùng các-
tông kín thì đầu đọc vẫncó thể nhân biết, phát hiện ra tag này. Điều này rất hữu ích khi
kiểm tra một container hàng.

SVTH: BÙI HỮU NHÂN LỚP: L15CQVT01-N 5


CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ RFID

Không phải sắp xếp: lưu dấu, kiểm soát các đối tượng mà không cần phải sắp xếp.
Điều này, tiết kiệm thời gian xử lý dữ liệu hệ thống RFID rất nhiều.
1.3.2. Hạn chế RFID:
Công nghệ RFID không phải không có hạn chế. Những hạn chế của RFID bao
gồm:
 Kém hiệu quả với những vật chắn sóng RF và những vật hấp thụ sóng RF:
công nghệ ngày nay làm việc không hiệu quả với những vật liệu này, trong một số
trường hợp còn trở nên nguy hiểm.
 Ảnh hƣởng bởi các yếu tố môi trƣờng: điều kiện môi trường xung quanh tác
động mạnh đến ứng dụng RFID. Nếu môi trường hoạt động có nhiều kim loại, chất
lỏng, như vậy sẽ ảnh hưởng đến khả năng đọc chính xác reader, tùy thuộc vào tần số.
Mặc dù khoảng cách đọc tag, năng lượng reader và cấu hình antenna của reader là các
thông số chính cần được hiệu chỉnh giảm tác động của môi trường xung quanh.
 Giới hạn đọc thẻ tag: một hạn chế thực tế là có bao nhiêu thẻ tag được đọc
cùng một lúc. Số lượng tag mà reader có thể truy xuất trên một đơn vị thời gian có giới
hạn. Ví dụ, ngày nay một reader có thể nhận dạng một đến vài tag trong một giây.
 Ảnh hƣởng nhiễu phần cứng: một giải pháp RFID có thể bị ảnh hưởng tiêu
cực nếu phần cứng không được lắp đặt đúng cách ( vị trí và hướng anten). Một xung
đột reader sẽ xảy ra một cách ngẫu nhiên khi vùng phủ sóng của hai reader chồng chéo
nhau và tín hiệu của reader này xen vào vùng làm việc của reader kia. Cần phải thảo
luận kỹ khi thiết kế hệ thống RFID.
 Hạn chế khả năng chi phối năng lƣợng sóng RF: mặc dù RFID không cần
nhìn thấy, có một giới hạn là năng lượng RF có thể tiếp cận ở độ sâu bao nhiêu, mặc
dù nó có thể xuyên qua vật cho sóng RF qua.
Nếu sử dụng tần số VHF và tần số viba, nếu đối tượng gắn tag được làm bằng vật
liệu chắn sóng RF như kim loại, một số loại hấp thụ sóng RF như nước hoặc đối tượng
được đóng gói trong vật liệu chắn sóng RF, như vậy reader có thể đọc dữ liệu bị lỗi
một phần hoặc hoàn toàn. Một số tag tùy chỉnh có thể giảm bớt một số vấn đề của vật
liệu chắn hoặc hấp thụ sóng RF. Ngoài ra, việc đóng gói cũng gây phát sinh các vấn đề
khi nó được làm bằng cách vật liệu chắn sóng RF như kim loại.

SVTH: BÙI HỮU NHÂN LỚP: L15CQVT01-N 6


CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ RFID

1.4. So sánh với công nghệ mã vạch:


1.4.1. Những lợi thế của RFID so với mã vạch nhƣ sau:
Hỗ trợ cho dữ liệu không cố định: một thẻ dữ liệu RFID có thể được ghi lại
nhiều lần( với thẻ RFID là thẻ RW). Khả năng ghi lại đã chứng minh sự hưu ích nếu
như bạn sử dụng thẻ để ghi dữ liệu mà khi mới được tạo ra dữ liệu này chứ có trong
thẻ. Một thẻ được tạo ra khi một số dữ liệu ban đầu được đưa vào thẻ làm cho thẻ đó
có thể sử dụng được. Dữ liệu này có thể là một dữ liệu nhận dạng để xác định thẻ này
là duy nhất trong tập hợp các thẻ được tạo ra. Cũng có những thông tin loại khác được
thêm vào.
Các dữ liệu trên một mã vạch là tĩnh và không thể thay đổi ( có nghĩa là dữ liệu
không thể ghi lại bằng các dữ liệu mới). Một mã vạch phải được tạo mới mỗi lần lưu
trữ dữ liệu mới.
Không cần đƣờng ngắm: Nói chung, một đầu đọc RFID không cần một đường
ngắm để đọc dữ liệu của thẻ RFID. Ví dụ như một thẻ RFID được gắn vào một đối
tượng mà đối tượng đó được đặt trong một container được làm bởi một số vật liệu cho
phép sóng RF đi qua. Thì một đầu đọc RFID có thể đọc thẻ này xuyên qua container
mà không cần phải mở nó.
Một đầu đọc mã vạch thì luôn luôn cần có 1 đường ngắm để đọc mã vạch.
Đọc xa hơn: một thẻ RFID có thể có khoảng cách đọc xa hơn một mã vạch. Tùy
thuộc vào nhiều yếu tố, khoảng cách này có thể từ vài feet đến vài tram feet. Một thẻ
RFID thụ động hoạt động trong vùng tần số UHF có phạm vi đọc khoảng 30 feet(
khoảng 9 mét) trong điều kiện lý tưởng. Một thẻ tích cực trong vùng tần số UHF(
433MHz) có phạm vi đọc khoảng 300 feet( khoảng 91 mét). Một thẻ tích cực hoạt
động trong vùng tần số khoảng 2.45GHz có một phạm vi đọc trên 100feet (khoảng
30.5 mét). Còn mã vạch, nguyên tắc bị ràng buộc với quang học, phạm vi đọc của một
đầu đọc mã vạch phụ thuộc vào phạm vi trọng tâm của thiết bị đọc.
Thẻ RFID chứa đƣợc nhiều dữ liệu hơn mã vạch:
Một mã vạch hai chiều như Aztec có thể mã hóa lên đến 3.750 ký tự của dữ liệu từ
toàn bộ 256 ký tự ASCII,đó thực sự là đáng kể.Ngày nay,khả năng này tương tự như
một thẻ RFID thụ động nhưng trong tương lai điều này sẽ thay đổi.Trên lý thuyết các
thẻ tích cực theo yêu cầu khách hàng có khả năng lưu trữ dữ liệu là không giới hạn.

SVTH: BÙI HỮU NHÂN LỚP: L15CQVT01-N 7


CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ RFID

Một thẻ với bộ nhớ lớn làm được gì cho người sử dụng nó? Đây là một câu hỏi
được đặt ra mà không dễ trả lời. Rõ ràng đối với thẻ tích cực mà cần một dung lượng
bộ nhớ lớn để làm những việc chuyên biệt,thì một bộ nhớ lớn là một lợi thế. Cùng với
sự gia tăng kích cỡ dữ liệu truyền là sự gia tăng khối lượng dữ liệu chuyển giao,thời
gian truyền và tỷ lệ lỗi của việc đọc .Vì vậy, một thẻ với một dung lượng bộ nhớ lưu
trữ lớn và việc chuyển một lượng lớn dữ liệu tới đầu đọc có thể chứng minh là một bất
lợi!
Đọc nhiều hơn trong 1 thời điểm: một đầu đọc thích hợp có thể đọc một số
lượng thẻ RFID trong 1 thời gian rất ngắn một cách tự động, sử dụng một tính năng
gọi là chống xung đột. Tuy nhiên, một đầu đọc mã vạch chỉ có thể quét một mã vạch
tại một thời điểm.
Độ bền: một thẻ RFID thường được tôi rèn và có khả năng chịu đựng được điều
kiện môi trường hoạt động khắc nghiêt. Một mã vạch có thể dễ dàng bị hư hại ( do độ
ẩm hoặc bụi bẩn…).
Đặc tính thông minh: ngoài việc đơn giản là một vật lưu trữ và vận chuyển dữ
liệu, một thẻ RFID có thể được sử dụng để làm các nhiệm vụ khác.
1.4.2. Những lợi thế của mã vạch so với RFID nhƣ sau:
Chi phí thấp hơn: Chi phí cho giải pháp sử dụng mã vạch nói chung là thấp hơn
so với sử dụng RFID.
Có thể cạnh tranh đƣợc về độ chính xác: Trong vài trường hợp, tính chính xác
của việc dùng mã vạch là bằng hoặc tốt hơn tương đương so với khi dùng RFID.
Những hệ thống mã vạch hiện hành được đặt trong hệ thống sản xuất thường có độ
chính xác cao.Thông thường tỉ lệ đọc chính xác trong khoảng 90 %, và độ chính xác
lên tới 98% cũng không phải là hiếm.Vì vậy đối với những loại ứng dụng đó , RFID
cũng không thể mang lại độ chính xác tăng cao thêm hơn 10%, nhưng tất nhiên, một
hệ thống RFID tương đương thực sự sẽ làm việc tốt hơn.Tuỳ thuộc vào môi trường
hoạt động và các yếu tố khác như được loại vật liệu của đối tượng được gắn thẻ và khả
năng lưu trữ thì một giải pháp RFID thực sự có thể kém hơn so với giải pháp mã vạch
tương đương.
Không bị ảnh hƣởng bởi loại vật liệu: Một hệ thống mã vạch có thể được sử
dụng tốt đối với gần như tất cả các loại vật liệu, bất kể đó là loại cho sóng RF hay cản

SVTH: BÙI HỮU NHÂN LỚP: L15CQVT01-N 8


CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ RFID

sóng RF ứng với tần số RFID được sử dụng. Thẻ RFID có thể được đọc một cách khó
khăn nếu như chúng nằm trên kim loại và một số chất lỏng vùng tần số UHF và sóng
viba. Do đó nếu một môi trường có quá nhiều kim loại trong đó một hệ thống RFID có
thể không làm việc tốt khi hoạt động tại các tần số đó.
Công nghệ lâu đời đƣợc ứng dụng rộng rãi: Công nghệ mã vạch có lẽ là công
nghệ được triển khai rộng rãi nhất trên thế giới.
Mã vạch đã tồn tại trong 30 năm qua.Trong những năm này công nghệ này đã
trưởng thành rất nhiều.Nhiều hơn 50 tiêu chuẩn về mã vạch đang sử dụng rộng rãi
ngày nay, và một số các tiêu chuẩn này (ví dụ, UPC và EAN) nhận được sự ủng hộ
rộng rãi trên thế giới. Ngày nay, mã vạch có mặt trong mọi khía cạnh của nền kinh
tế.Hiện nay ước tính rằng mỗi ngày, khoảng năm tỷ mã vạch được quét.Trong thực tế,
mã vạch rất phổ biến,chúng dư ng như trở nên quá bình thường với khách hàng và gần
như giá cả của nó bằng 0 đ là dấu hiệu thành công của công nghệ này.

SVTH: BÙI HỮU NHÂN LỚP: L15CQVT01-N 9


CHƢƠNG II: NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG RFID

CHƢƠNG II: NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG RFID


Một hệ thống gồm đầu đọc thẻ và thẻ RFID kết hợp với phần lưu trữ thông tin như
mô tả sản phẩm, vị trí, thời điểm được quét… Sau khi thẻ được đọc thì thông tin được
chuyển tiếp đến phần phụ trợ ( các phụ trợ nói chung bao gồm một cơ sỡ dữ liệu và
một giao diện ứng dụng). Khi phụ trợ nhận được thông tin mới, nó sẽ thêm vào cơ sở
dữ liệu và tính toán trên các lĩnh vực có liên quan nếu cần thiết

Hình 2.1: Các thành phần chính trong hệ thống RFID


2.1. Thẻ Tag:
Các thẻ tag được phân chia làm 3 loại như sau:
- Thẻ thụ động
- Thẻ tích cực
- Thẻ bán tích cực

SVTH: BÙI HỮU NHÂN LỚP: L15CQVT01-N 10


CHƢƠNG II: NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG RFID

Hình 2.2: Các loại thẻ RFID


2.1.1. Thẻ thụ động:
Loại tag này không có nguồn bên trong, sử dụng nguồn nhận được từ reader để
kích hoạt và truyền dữ liệu được lưu trữ trong nó cho reader. Tag thụ động có cấu trúc
đơn giản và không có các thành phần động. Tag có thời gian sống dài và thường có
sức chịu đựng với điều kiện môi trường khắc nghiệt. Chẳng hạn, một số tag thụ động
có thể chịu đựng các hóa chất ăn mòn như acid, nhiệt độ lên tới 2040C và nhiệt độ cao
hơn nữa.
Đối với loại tag này, khi tag và reader truyền thông với nhau thì reader luôn truyền
trước rồi mới đến tag. Cho nên, bắt buộc phải có reader để tag có thể truyền dữ liệu
của nó.
Tag thụ động nhỏ hơn tag tích cực hoặc bán tích cực và tag thụ động cũng rẻ hơn
tag tích cực hoặc bán tích cực.
Tag thụ động bao gồm những thành phần chính sau:
- Vi mạch
- Antenna

SVTH: BÙI HỮU NHÂN LỚP: L15CQVT01-N 11


CHƢƠNG II: NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG RFID

2.1.1.1. Vi mạch

Anten Connection Modulator

Power Logic
Control/Rectifier

Anten Connection

Clock Extractor

Memory

Hình 2.3: Các thành phần cơ bản của một vi mạch


Thành phần cơ bản của 1 vi mạch:
- Bộ chỉnh lưu(power control/rectifier): chuyển nguồn AC từ tín hiệu của reader
thành nguồn DC. Nó cung cấp nguồn đến các thành phần khác của vi mạch.
- Bộ tách xung( Clock extractor): tách tín hiệu xung từ tín hiệu anten của reader.
- Bộ điều chế (Modulator): điều chế tín hiệu nhận được từ reader. Đáp ứng của
tag được nhúng trong tín hiệu đã điều chế sau đó nó được truyền trở lại reader.
- Đơn vị luận lý (Logic unit): chịu trách nhiệm cung cấp giao thức truyền giữa tag
và reader.
- Bộ nhớ của vi mạch: có thế chứa tới 96 bit đến 512 bit dữ liệu gấp 64 lần so với
mã vạch, lưu trữ một số thứ tự duy nhất hoặc thông tin khác dựa trên loại thẻ: read-
only, read-write, hoặc write-once-read-many.

SVTH: BÙI HỮU NHÂN LỚP: L15CQVT01-N 12


CHƢƠNG II: NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG RFID

2.1.1.2. Antenna:
Anten của tag được dùng để lấy năng lượng từ tín hiệu của reader để làm năng
lượng cho tag hoạt động, gửi hoặc nhận dữ liệu từ reader. Anten này được gắn vào vi
mạch. Anten là trung tâm đối với hoạt động của tag.
Thông thường mỗi thẻ RFID có một cuộn đây hoặc anten nhưng không phải tất cả
RFID đều có vi chip và nguồn năng lượng riêng.
Chiều dài anten của tag thường lớn hơn nhiều so với vi mạch của tag vì vậy nó
quyết định kích cỡ vật lý của tag. Một anten có thể được thiết kế dựa trên một số yếu
tố sau đây:
- Khoảng cách đọc của tag với reader.
- Hướng cố định của tag đối với reader.
- Hướng tùy ý của tag đối với reader.
- Loại sản phẩm riêng biệt.
- Vận tốc của đối tượng được gắn tag.
- Độ phân cực anten của reader.
2.1.2. Thẻ tích cực:
Hệ thống thẻ RFID tích cực sử dụng loại thẻ Tag mà bản thân nó tự tạo ra nguồn
năng lượng riêng để phát sóng tín hiệu liên tục. Nó không cần nguồn năng lượng từ
reader để truyền dữ liệu. Thành phần bên trong gồm bộ vi mạch, cảm biến và các cổng
vào/ra được cấp nguồn bởi nguồn năng lượng bên trong nó. Thẻ RFID tích cực cho
phép khoảng cách đọc xa hơn loại thẻ RFID bị động và nó cũng là loại thẻ với chi phí
cao hơn thẻ bị động. Phạm vi đọc của tag tích cực là 100 feet( xấp xỉ 30.5 m) hoặc
hơn nữa.
Đối với loại tag này, trong quá trình truyền giữa tag và reader, tag luôn truyền
trước, rồi mới đến reader. Vì sự hiện diện của reader không cần thiết cho việc truyền
dữ liệu nên tag tích cực có thể phát dữ liệu của nó cho những vùng lân cận nó thậm chí
trong cả trường hợp reader không có ở nơi đó . Loại tag tích cực này (truyền dữ liệu
liên tục khi có cũng như không có reader hiện diện) nên cũng được gọi là máy phát
(transmitter).
Tất cả các tag tích cực đều mang một nguồn năng lượng bên trong để cung cấp
nguồn cho các thành phần điện tử và truyền dữ liệu. Nếu sử dụng pin thì tag tích cực

SVTH: BÙI HỮU NHÂN LỚP: L15CQVT01-N 13


CHƢƠNG II: NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG RFID

thường kéo dài tuổi thọ từ 2 đến 7 năm tùy thuộc vào tuổi thọ của pin. Một trong
những nhân tố quyết định thời gian sống của pin là tốc độ truyền dữ liệu của tag. Nếu
khoảng thời gian giữa hai lần truyền dữ liệu càng rộng thì pin càng tồn tại lâu và vì thế
thời gian sống của tag cũng dài hơn. Chẳng hạn, tag tích cực truyền mỗi lần vài giây.
Nếu tăng thời gian này để tag có thể truyền mỗi lần vài phút hoặc vài giờ thì thời gian
sống của pin được kéo dài. Cảm biến và bộ xử lý bên trong sử dụng nguồn năng lượng
có thể làm giảm thời gian sống của bộ pin.
2.1.3. Thẻ bán tích cực:
Thẻ bán tích cực RFID là rất giống với thẻ thụ động trừ phần thêm một pin nhỏ.
Pin này cho phép IC của thẻ được cấp nguồn liên tục, giảm bớt sự cần thiết trong thiết
kế anten thu năng lượng từ tín hiệu quay lại. Các thẻ này không tích cực truyền một tín
hiệu đến bộ đọc. Nó không chịu hoạt động (mà nó bảo tồn pin) cho tới khi chúng nhận
tín hiệu từ bộ đọc. Thẻ bán tích cực RFID nhanh hơn trong sự phản hồi lại. Vì vậy, nếu
đối tượng được gắn tag đang di chuyển ở tốc độ cao, dữ liệu tag có thể vẫn được đọc
nếu sử dụng tag bán tích cực. Tag bán tích cực cũng cho phép đọc tốt hơn ngay cả khi
gắn tag bằng những vật liệu chắn tần số vô tuyến.
Phạm vi đọc của tag bán tích cực có thể lên đến 100 feet (xấp x 30.5 m) với điều
kiện lý tưởng bằng cách sử dụng mô hình tán xạ đã được điều chế (modulated
backscatter) trong UHF và sóng vi ba.
Ngoài ra, việc phân loại thẻ còn dựa trên khả năng hỗ trợ ghi chép dữ liệu:
- Chỉ đọc ( RO)
- Ghi một lần, đọc nhiều lần (WORM)
- Đọc- ghi (RW)
2.1.4. Thẻ chỉ đọc ( RO):
Thẻ chỉ đọc ( Read only) có thể được lập trình (tức là ghi dữ liệu lên tag RO) chỉ
một lần. Dữ liệu có thể được lưu vào tag trong lúc sản xuất. Việc này được thực hiện
như sau: các fuse riêng lẻ trên vi mạch của tag được lưu cố định bằng cách sử dụng
chùm tia laser. Sau khi thực hiện xong, không thể ghi đè dữ liệu lên tag được nữa. Tag
này được gọi là factory programmed (lập trình tại nhà máy). Nhà sản xuất loại tag này
sẽ đưa dữ liệu lên tag và người sử dụng tag không thể điều chỉnh được. Loại tag này
chỉ tốt đối với những ứng dụng nhỏ mà không thực tế đối với quy mô sản xuất lớn

SVTH: BÙI HỮU NHÂN LỚP: L15CQVT01-N 14


CHƢƠNG II: NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG RFID

hoặc khi dữ liệu của tag cần được làm theo yêu cầu của khách hàng dựa trên ứng dụng.
Loại tag này được sử dụng trong các ứng dụng kinh doanh…
2.1.5. Thẻ ghi một lần, đọc nhiều lần (Write once – Read many):
Tag Write Once, Read Many (WORM) có thể được ghi dữ liệu một lần mà thường
thì không phải được ghi bởi nhà sản xuất mà bởi người sử dụng tag ngay lúc tag cần
được ghi. Tuy nhiên trong thực tế thì có thể ghi được vài lần (khoảng 100 lần). Nếu
ghi quá số lần cho phép, tag có thể bị phá hỏng vĩnh viễn. Tag WORM được gọi là
field programmable (lập trình theo trường).
Loại tag này có giá cả và hiệu suất tốt, có an toàn dữ liệu và là loại tag phổ biến
nhất trong lĩnh vực kinh doanh ngày nay.
2.1.6. Thẻ Đọc- Ghi ( Read- Write):
Tag RW có thể ghi dữ liệu lại được nhiều lần, khoảng từ 10.000 đến 100.000 lần
hoặc có thể hơn nữa. Việc này đem lại lợi ích rất lớn vì dữ liệu có thể được ghi bởi
reader hoặc bởi tag (nếu là tag tích cực). Tag RW gồm thiết bị nhớ Flash và FRAM để
lưu dữ liệu. Tag RW được gọi là field programmable hoặc reprogrammable (có thể lập
trình lại). Sự an toàn dữ liệu là một thách thức đối với tag RW, thêm vào nữa là loại
tag này thường đắt nhất. Tag RW không được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng
ngày nay trong tương lai có thể công nghệ tag phát triển thì chi phí tag giảm xuống.
2.2. Reader:
Reader RFID là một thiết bị đọc và ghi dữ liệu lên tag RFID tương thích. Reader
RFID là bộ phận chính trong toàn hệ thống phần cứng RFID, việc thiết lập truyền
thông, điều khiển reader là một yêu cầu quan trọng nhất khi muốn tìm hiểu hệ thống
RFID.
Đầu đọc có nhiệm vụ kích hoạt thẻ, truyền nhận dữ liệu bằng sóng vô tuyến với
thẻ, thực hiện giải điều chế và giải mã tín hiệu nhận được từ thẻ ra dạng tín hiệu cần
thiết để truyền về máy chủ, đồng thời cũng nhận được lệnh từ máy chủ để thực hiện
các yêu cầu truy vấn hay đọc/ ghi thẻ.
Dựa vào tính cơ động của Reader ta có thể chia Reader RFID theo 2 cách sau:
- Reader RFID cố định
- Reader RFID cầm tay

SVTH: BÙI HỮU NHÂN LỚP: L15CQVT01-N 15


CHƢƠNG II: NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG RFID

(a) (b)
Hình 2.4: Thiết bị đọc thẻ RFID
(a) Reader RFID cố định (b) Reader RFID cầm tay
Reader RFID cố định:
Loại này được lắp trên tường, trên cổng hoặc vài nơi thích hợp nằm trong phạm vi
đọc. Từ những đặc tính trên, reader loai này có thể không được đứng yên. Chẳng hạn,
có một số reader cố định được gắn trên các xe nâng hạ, hoặc bên trong xe chở hàng.
Trái ngược với tag, reader không chịu được môi trường khắc nghiệt. Vì vậy, nếu đặt
reader ngoài cửa hoặc trên những đối tượng chuyển động, phải gắn đúng cách. Reader
cố định thường cần anten bên ngoài để đọc tag.
Reader RFID cầm tay:
Reader cầm tay là dạng reader di động thường có anten bên trong. Mặc dù những
reader này thông thường là loại đắt nhất (và ít có ) nhưng những cải tiến hiện nay trong
kỹ thuật reader cho phép các reader cầm tay phức tạp có giá thấp hơn.
Một reader có các thành phần chính sau:
1. Máy phát (Transmitter)
2. Máy thu ( Receiver)
3. Vi xử lý ( Microprocessor)
4. Bộ nhớ
5. Kênh vào/ra tương tác với các cảm biến, cơ cấu chấp hành, bảng tín hiệu điện
báo bên ngoài
6. Mạch điều khiển
7. Mạch truyền thông
8. Nguồn năng lượng

SVTH: BÙI HỮU NHÂN LỚP: L15CQVT01-N 16


CHƢƠNG II: NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG RFID

2.2.1. Máy phát:


Máy phát của reader truyền nguồn AC và chu kỳ xung đồng hồ qua anten của nó
đến tag trong phạm vi được cho phép. Đây là một phần của máy thu phát, thành phần
chịu trách nhiệm gửi tín hiệu của reader đến môi trường xung quanh và nhận lại đáp
ứng của tag qua anten của reader. Anten của reader được kết nối với thành phần thu
phát của nó. Anten của reader có thể được gắn với mỗi cổng anten. Hiện tại thì một số
reader có thể hỗ trợ đến 4 cổng anten.
2.2.2. Máy thu:
Thành phần này cũng là một phần của máy thu phát. Nó nhận tín hiệu tương tự từ
tag qua anten của reader. Sau đó nó gởi những tín hiệu này cho vi xử lý của reader, tại
nơi này nó được chuyển thành tín hiệu số tương ứng (có nghĩa là dữ liệu mà tag đã
truyền cho reader được biểu diễn ở dạng số).
2.2.3. Vi xử lý:
Thành phần này chịu trách nhiệm cung cấp giao thức cho reader để nó truyền
thông với tag tương thích với nó. Nó thực hiện việc giải mã và kiểm tra lỗi tín hiệu
tương tự nhận từ máy thu. Hơn nữa, vi xử lý có thể chứa luận lý để thực hiện việc lọc
và xử lý dữ liệu đọc được từ tag.
2.2.4. Bộ nhớ:
Bộ nhớ dùng lưu trữ dữ liệu như các tham số cấu hình reader và một bản kê khai
các tag đọc được. Vì vậy nếu việc kết nối giữa reader và hệ thống mạch điều
khiển/phần mềm bị hỏng thì tất cả dữ liệu tag đã được đọc không bị mất. Tuy nhiên
dung lượng của bộ nhớ sẽ giới hạn số lượng tag đọc được trong một khoảng thời gian.
Nếu trong quá trình đọc mà việc kết nối bị hỏng thì một phần dữ liệu đã lưu sẽ bị mất
(có nghĩa là bị ghi đè bởi các tag khác được đọc sau đó).
2.2.5. Các kênh nhập/xuất của cảm biến, cơ cấu chấp hành và bảng tín hiệu
điện báo bên ngoài:
Các reader không cần bật suốt. Các tag có thể chỉ xuất hiện lúc nào đó và rời khỏi
reader mãi mãi cho nên việc bật reader suốt sẽ gây lãng phí năng lượng. Thêm nữa là
giới hạn vừa đề cập ở trên cũng ảnh hưởng đến chu kỳ làm việc của reader. Thành
phần này cung cấp một cơ chế bật và tắt reader tùy thuộc vào các sự kiện bên ngoài.
Có một số loại cảm biến như cảm biến về ánh sáng hoặc chuyển động để phát hiện các

SVTH: BÙI HỮU NHÂN LỚP: L15CQVT01-N 17


CHƢƠNG II: NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG RFID

đối tượng được gắn tag trong phạm vi đọc của reader. Cảm biến này cho phép reader
bật lên để đọc tag. Thành phần cảm biến này cũng cho phép reader xuất tín hiệu điều
khiển cục bộ tùy thuộc vào một số điều kiện qua một bảng tín hiệu điện báo (chẳng
hạn báo bằng âm thanh) hoặc cơ cấu chấp hành.
2.2.6. Bộ điều khiển:
Bộ điều khiển là một thực thể cho phép thành phần bên ngoài là con người hoặc
chương trình máy tính giao tiếp điều khiển các chức năng của reader điều khiển bảng
tín hiệu điện báo và cơ cấu chấp hành kết hợp với reader này. Thường thì các nhà sản
xuất hợp nhất thành phần này vào reader (như phần mềm hệ thống firmware chẳng
hạn). Tuy nhiên, có thể đóng gói nó thành một thành phần phần cứng/phần mềm riêng
phải mua chung với reader.
2.2.7. Giao diện truyền thông:
Thành phần giao diện truyền thông cung cấp các lệnh truyền đến reader, nó cho
phép tương tác với các thành phần bên ngoài qua mạch điều khiển để truyền dữ liệu
của nó, nhận lệnh và gửi lại các đáp ứng. Thành phần giao diện này cũng có thể xem là
một phần của mạch điều khiển hoặc là phương tiện truyền giữa mạch điều khiển và các
thực thể bên ngoài. Thực thể này có những đặc điểm quan trọng cần xem nó như một
thành phần độc lập. Reader có thể có một giao diện nối tiếp tốt như giao diện mạng
trong truyền thông. Giao diện nối tiếp là loại giao diện phổ biến nhất nhưng các reader
thế hệ sau đang được phát triển giao diện mạng thành một tính năng chuẩn. Các reader
phức tạp có các tính năng như tự phát hiện bằng chương trình ứng dụng, có gắn các
Web server cho phép reader nhận lệnh và trình bày kết quả dùng một trình duyệt Web
chuẩn v.v…
2.2.8. Nguồn năng lƣợng:
Thành phần này cung cấp nguồn năng lượng cho các thành phần của reader.
Nguồn năng lượng được cung cấp cho các thành phần bên ngoài qua một dây dẫn điện
được kết nối với một ngõ ra bên ngoài thích hợp.
2.3. Trung tâm quản lí:
Bộ phận quản lý đầu đọc và phần mềm hỗ trợ ứng dụng, được coi như một bộ
phận trung gian, giúp kết nối đầu đọc RFID với các ứng dụng cần tương tác. Các phần

SVTH: BÙI HỮU NHÂN LỚP: L15CQVT01-N 18


CHƢƠNG II: NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG RFID

sụn ( thuật ngữ trong lĩnh vực toán-tin) sẽ gửi lệnh điều khiển đến đầu đọc RFID và
tiếp tục nhận dữ liệu mà đầu đọc thẻ tải về.
Thành phần này có thể dùng để tương tác với bất kỳ bộ điều khiển reader nào được
hỗ trợ trong hệ thống RFID, ngoài ra bộ phận này còn làm được các chức năng sau:
- Lọc ra việc đọc bản sao từ những reader khác nhau
- Quản lý từ xa các reader
- Cung cấp những thông tin thông minh như việc tập hợp lại và chọn lọc đưa ra
dữ liệu của tag đến máy chủ và hệ thống phần mềm.
Phần mềm có thể cung cấp các chức năng cốt lõi của hệ thống:
- Chia sẽ dữ liệu cả bên trong và bên ngoài doanh nghiệp
- Quản lý hiệu quả khối lượng dữ liệu đã được phát sinh bởi hệ thống RFID
- Tiêu chuẩn để tương thích với các phần mềm khác
Đây là phần quan trọng và phức tạp nhất của hệ thống phần mềm và máy chủ.

SVTH: BÙI HỮU NHÂN LỚP: L15CQVT01-N 19


CHƢƠNG 3: ỨNG DỤNG CỦA RFID

CHƢƠNG 3: ỨNG DỤNG CỦA RFID


3.1. Các ứng dụng phổ biến:
Hiện nay, một số ứng dụng RFID nổi bật nhất là:
- Bảo mật, an ninh:
 Điều khiển truy nhập
 Qui trình quản lí
 Chống trộm
 RFID trong việc xử phạt
- Giám sát:
 Dây chuyền cung cấp: điều khiển, kiểm soát trong các nhà kho
 Người hoặc con vật: trẻ em, bệnh nhân, vận động viên, gia súc, thú nuôi,…
 Tài sản: hành lý trên máy bay, hàng hóa, thiết bị
- Hệ thống thanh toán điện tử:
 Lưu thông: hệ thống thu phí tự động
 Vé vào cổng
 Thẻ tín dụng
3.1.1. Theo dõi và truy tìm đối tƣợng:

Hình 3.1: Dùng thẻ Ear tag theo dõi vật nuôi
Loại ứng dụng theo dõi và truy tìm đối tượng có đặc điểm sau đây:
- Gắn một thẻ chứa một đặc điểm nhận dạng riêng biệt vào đối tượng được theo
dõi.
- Đọc các thẻ định dạng này tại các địa điểm cụ thể trong khi các đối tượng di
chuyển.

SVTH: BÙI HỮU NHÂN LỚP: L15CQVT01-N 20


CHƢƠNG 3: ỨNG DỤNG CỦA RFID

Từ thẻ định dạng, khi kết hợp với thời gian đọc và thông tin vị trí, có thể cung cấp
gần chính xác thông tin về vị trí hiện tại của đối tượng này. Bạn có thể sử dụng một
danh sách các thông tin địa điểm như vậy để theo dõi chuyển động của đối tượng trong
vòng đời của nó. Bạn cũng có thể nắm bắt được thông tin bổ sung, chẳng hạn như có
người di chuyển đối tượng đến một địa điểm khác. Thông tin này có thể chứng minh
hữu ích, ví dụ để xác định người chịu trách nhiệm về sự thiếu hụt, nếu có. Bạn cũng có
thể kết hợp các hành động khác với nhiều hoạt động theo dõi này, chẳng hạn như kích
hoạt cảnh báo nếu một đối tượng không được đặt đúng vị trí tại một thời điểm nào đó .
3.1.2. Giám sát và kiểm soát hàng tồn kho:

Hình 3.2: Ứng dụng RFID quản lý kho


Quản lý kho và quản lý tài sản đã trở thành những yêu cầu bắt buộc thực hiện
thường xuyên tại các công ty, tổ chức và doanh nghiệp. Đặc biệt, với những doanh
nghiệp có quy mô tài sản nhiều, lượng luân chuyển thường xuyên lớn và cho nhiều
mục đích sử dụng khác nhau, nhiều cách phân loại, chủng loại đa dạng với các chế độ
sử dụng và quản lý của từng loại tải sản khác nhau, những tài sản có giá trị lớn...thì
nhu cầu phải quản lý tốt tồn kho, quản lý tài sản công cụ chuẩn mực chính xác, kịp
thời và thường xuyên trở nên rất cần thiết.

SVTH: BÙI HỮU NHÂN LỚP: L15CQVT01-N 21


CHƢƠNG 3: ỨNG DỤNG CỦA RFID

Với sự phát triển của công nghệ nhận dạng dữ liệu tự động, nhiều công nghệ nhận
dạng mới và tiên tiến hơn đã ra đời và đang phát huy hiệu quả thiết thực như công
nghệ nhận dạng qua sóng radio (RFID: Radio Frequency Identification). RFID đã trải
qua mấy chục năm nghiên cứu áp dụng thành công trong những lĩnh vực khác nhau,
ngày này đang được phổ cập hóa vào thực tiễn nhằm nâng cao hơn nữa sự tiện ích,
giảm thiểu chi phí, nhân công và thời gian, gia tăng năng suất lao động và quản lý tối
ưu hơn nữa mà các công nghệ nhận dạng truyền thống chưa giải quyết được hoặc chưa
tối ưu.
3.1.3. Ứng dụng trong thƣ viện:

Hình 3.3: RFID trong quản lý thư viện


Trước đây, trong mô hình thư viện kho đóng truyền thống, cả thư viện và người
dùng gặp nhiều bất cập trong việc tra cứu tài liệu, tìm tài liệu hay quản lý lưu thông
mượn trả tài liệu. Bạn đọc thường mất thời gian vào việc tra cứu, đăng ký mượn/trả,
trong khi thư viện tốn nhiều nhân công trong việc quản lý, vận hành hệ thống.
Với mô hình kho mở nơi mà bạn đọc được tự do tiếp cận tài liệu hơn, người ta
thường dùng công nghệ điện từ (Electro-Magnetic, viết tắt là EM), thường được gọi là
hệ thống cổng từ, bao gồm cổng từ, máy nạp khử, và dây từ. Công nghệ này thuần túy
chỉ giúp quản lý về an ninh, chống trộm cho tài liệu. Để định danh được tài liệu,
người ta dùng các máy mã vạch (barcode), gồm máy in và đầu đọc barcode. Một hệ

SVTH: BÙI HỮU NHÂN LỚP: L15CQVT01-N 22


CHƢƠNG 3: ỨNG DỤNG CỦA RFID

thống cổng từ và barcode thuần túy có thể nói là đã đáp ứng được các nhu cầu cơ bản
của thư viện, bao gồm các quy trình nghiệp vụ mượn/trả tài liệu, kiểm kê tài liệu. Tuy
nhiên hạn chế của giải pháp này là chức năng an ninh (EM) và định danh (barcode)
tách rời nhau, điều này dẫn tới tốc độ xử lý tài liệu, tính tiện nghi và khả năng phục vụ
hướng người dùng thấp. Vì vậy công nghệ EM và barcode được cho là không bắt kịp
được yêu cầu của các thư viện hiện đại đang ngày càng hướng tới người dùng.
Công nghệ RFID bắt đầu được áp dụng rộng rãi vào quản lý thư viện từ khoảng
những năm 2000 trong các mô hình thư viện hiện đại, thân thiện, luôn hướng tới việc
tạo sự tiện nghi và chủ động cho người dùng. Ngay từ thời điểm mới được áp dụng,
RFID đã chứng minh được tính tiện lợi và ưu thế vượt trội so với các công nghệ quản
lý tài liệu trước đây. Đã có hàng trăm thư viện tiến hành chuyển đổi sang RFID ngay
tại thời điểm đó. Tuy nhiên rào cản lớn nhất lúc đó chính là giá thành của các thiết bị
và vật tư cho RFID là quá cao, vượt ngoài tầm với của đa số các thư viện. Tại Việt
Nam, cho tới thời điểm trước năm 2015, vẫn chưa có nhiều thư viện đã đầu tư và vận
hành thành công hệ thống này, một số thư viện điển hình có thể kể đến là thư viện của
các trường như ĐH Quốc Gia TP HCM, ĐH Quốc Gia Hà Nội, ĐH Nha Trang, ĐH
Giao thông Vận tải, ĐH Ngoại thương. Tuy nhiên, với sự phát triển vượt bậc của khoa
học kỹ thuật ngày nay, giá thành của một hệ thống RFID đã thay đổi rất nhiều. Thay
đổi đến mức nếu làm một phép so sánh ngang từng hạng mục, giá thành RFID không
còn quá “đắt” so với cổng từ (EM). Điều này dẫn tới hàng chục ngàn thư viện trên thế
giới đã áp dụng RFID và tại Việt Nam đang có một làn sóng các thư viện xây dựng kế
hoạch với RFID.
Cụ thể hơn,chi tiết về các ưu điểm RFID mang lại cho thư viện như sau:
 Kết hợp giữa chức năng an ninh và chức năng nhận dạng tài liệu: đối với công
nghệ barcode, mỗi nhãn mã vạch chỉ cho phép nhận dạng tài liệu, còn để chống trộm
tài liệu thì người ta phải sử dụng dây từ. Trong khi đó, đối với các hệ thống RFID, mỗi
thẻ RFID đã đảm nhiệm được cả 2 chức năng này: chức năng an ninh và nhận dạng tài
liệu.
 Mượn/Trả nhanh chóng cùng lúc nhiều tài liệu: RFID có khả năng đọc cùng lúc
nhiều tài liệu do nó không yêu cầu “line-of-sight” (sắp xếp thẳng hàng) để xử lý từng
quyển một như công nghệ barcode. Do vậy sử dụng RFID cho phép bạn đọc xử lý theo

SVTH: BÙI HỮU NHÂN LỚP: L15CQVT01-N 23


CHƢƠNG 3: ỨNG DỤNG CỦA RFID

lô, chứ không phải từng quyển một như barcode, qua đó làm tăng tốc độ lưu thông tài
liệu.
 Kiểm kê nhanh chóng: thiết bị kiểm kê RFID cho phép việc quét và nhận thông
tin từ các quyển sách một cách nhanh chóng mà không cần phải dịch chuyển sách ra
khỏi giá. Chỉ việc sử dụng ăng ten quét qua giá sách theo từng tầng, các tài liệu trên
giá đã được ghi lại để làm cơ sở kiểm kê. Điều này tiết kiệm được rất nhiều nhân công
kiểm kê và tăng hiệu quả sử dụng của tài liệu.
 Hỗ trợ tối đa việc tự động hóa mượn/trả tài liệu: RFID cho phép tối đa hóa tính
tự phục vụ (self-service) của bạn đọc mà không yêu cầu sự can thiệp của thủ thư. Bạn
đọc có thể tự thực hiện các thủ tục mượn sách, trả sách mà không cần thông qua bất cứ
một người nào khác. Điều này được đánh giá cao do đã tạo ra sự riêng tư và sự chủ
động cho bạn đọc.
 Không cần tiếp xúc trực tiếp với tài liệu: khác với công nghệ EM và barcode, để
nhận dạng tài liệu cần phải tiếp xúc trực tiếp giữa tài liệu và thiết bị đọc. Đối với công
nghệ RFID, cho phép máy đọc có thể nhận dạng được tài liệu ở khoảng cách từ xa.
3.1.4. Giám sát và quản lí đoàn xe:

Hình 3.4: RFID giám sát xe


Trong loại ứng dụng này, thẻ RFID được gắn vào các đối tượng như các đơn vị
vận tải điện, xe rơ-móc, container và các phương tiện khác. Các thẻ chứa dữ liệu cần
thiết về đối tượng được xác định và quản lý. Đầu đọc, cả đứng yên và di động được đặt
tại các vị trí mà qua đó những đối tượng được gắn thẻ đi qua (ví dụ, kiểm soát truy cập
vào cổng bơm nhiên liệu, cửa ra vào cảng, và các khu vực bảo dưỡng). Các đều được
tự động đọc dữ liệu từ các thẻ và truyền tải nó để phân phối đến các trung tâm tập
trung dữ liệu cũng như hệ thống quản lý tài sản.

SVTH: BÙI HỮU NHÂN LỚP: L15CQVT01-N 24


CHƢƠNG 3: ỨNG DỤNG CỦA RFID

Hệ thống này sau đó có thể cho phép hoặc từ chối một phương tiện truy cập vào
cửa, bơm nhiên liệu, các cơ sở bảo dưỡng,… Vì thế, bằng cách sử dụng dữ liệu từ các
đối tượng được gắn thẻ và phương tiện, mà hệ thống quản lý tài sản có thể xác định,
kiểm soát, và quản lý các nguồn lực để tối ưu hóa việc sử dụng một cách liên tục trong
thời gian thực tế. Các dữ liệu có được từ các đối tượng gắn thẻ là nhanh và chính xác,
dẫn đến loại bỏ các phương pháp hướng dẫn thủ công, làm giảm thời gian chờ đợi
trong làn xe và thời gian tồn đọng cho việc điều khiển các thiết bị.
Lợi ích:
 Sử dụng tài sản tốt hơn: Khả năng xác định vị trí điều khiển và sử dụng tài sản
khi cần thiết cho phép sử dụng tối ưu các tài sản trong một đoàn xe.
 Cải thiện hoạt động: Dữ liệu chính xác và tự động với kiểm soát thông minh
dẫn đến an ninh tốt hơn ở các khu vực kiểm soát, chủ động cung cấp bảo dưỡng xe, và
nâng cao vòng đời sử dụng đoàn xe.
 Cải thiện giao tiếp: Thời gian thực, dữ liệu chính xác đoàn xe để cung cấp kết
nối tốt hơn cho khách hàng quản lý và nhân sự hoạt động.
3.1.5. Chống trộm:

Hình 3.5: Hệ thống RFID gắn vào xe chống trộm


RFID có thể cung cấp biện pháp ngăn chặn chống trộm cắp. Sau đây là một số ví
dụ ứng dụng RFID trong chống trộm sử dụng hiện nay:
 Chống trộm không cho ô tô di chuyển: Trong giải pháp có tính thương mại này
đầu đọc gắn một vị trí bên trong xe hơi (ví dụ trong tay lái) sẽ kích hoạt khi điều khiển
một bộ phận đánh lửa. Đầu đọc này sau đó cố gắng để đọc mã hợp lệ duy nhất từ một

SVTH: BÙI HỮU NHÂN LỚP: L15CQVT01-N 25


CHƢƠNG 3: ỨNG DỤNG CỦA RFID

thẻ trong khu vực của nó. Nói chung, các thẻ nhỏ và có thể được gắn trong một chìa
khóa(ví dụ, trong phần đầu của chìa khóa). Nếu phát hiện một thẻ hợp lệ thì đánh lửa
bắt đầu. Nói chung, thẻ thụ động 134.2 KHz LF được sử dụng. Tuy nhiên, kẻ trộm xe
hiện nay có thể tác động các hệ thống này theo những cách khác nhau (ví dụ, bằng
cách xác định vị trí và tháo rời bộ phận bảo vệ RFID, hoặc bằng cách sử dụng một
thiết bị có thể bắt chước tag để gởi những mã truyền giống như vậy). Để chống lại
những phương pháp này, ứng dụng thẻ RFID chống trộm thế hệ mới sử dụng kết hợp
của các thẻ tích cực và thụ động có liên quan đến nhiều bước xác nhận. Các ô tô không
thể đề máy cho đến khi tất cả các bước xác nhận đã thành công. Vì vậy, ngay cả khi
một tên trộm xe hơi tiềm năng ghi đè một hoặc một vài trong số các bước này, các
bước khác sẽ ngăn cấm kẻ trộm khởi động chiếc xe và lái xe đi.
 Ứng dụng vào hệ thống Access Control: Hệ thống được thiết lập để kiểm soát,
quản lý ra vào tại các cửa, đồng thời hạn chế sự ra vào không cần thiết của những
người không phận sự hay ngăn chặn sự xâm nhập từ bên ngoài.

Hình 3.6: Ứng dụng vào hệ thống khóa cửa


Về nguyên tắc hoạt động: thiết bị kiểm soát ra vào được lắp đặt tại các cửa, bộ
điều khiển được kết nối với khóa cửa để điều khiển khóa cửa, đầu đọc thẻ được kết nối
với bộ điều khiển để xác định thông tin mỗi cá nhân. Khi có 1 người có thẻ hợp lệ quẹt
qua đầu đọc, đầu đọc sẽ đọc và truyền tín hiệu đến bộ điều khiển để xác thực và mở
cửa. Tương tự, người có thẻ không phù hợp lệ hoặc không có thẻ sẽ không mở được

SVTH: BÙI HỮU NHÂN LỚP: L15CQVT01-N 26


CHƢƠNG 3: ỨNG DỤNG CỦA RFID

cửa. Ngoài ra, hệ thống Access Control sẽ được tích hợp camera, các camera sẽ được
lắp đặt vị trí phù hợp tại cửa ra vào. Khi người sử dụng quẹt thẻ thì camera sẽ chụp
ảnh ngay tại thời điểm và đồng bộ với phần mềm.
3.2. Ứng dụng vào mô hình quản lí xe:
Hệ thống máy giữ xe thông minh lựa chọn hàng đầu dành cho giải pháp quản
lý bãi giữ xe. Hệ thống giữ xe thông minh là một giải pháp quản lý thông tin xe vào ra
tại các bãi giữ xe trong siêu thị, bệnh viện, chung cư,... bằng thiết bị công nghệ hiện
đại. Giúp việc soát vé tại cổng ra / vào hiệu quả, tiết kiệm thời gian, tránh ùn tắc xe và
tạo nét văn minh, hiện đại cho các khu trung tâm.
Tổng quan:
- Nhân viên giữ xe không phải ghi phiếu xe như thông thường: Thời gian thoát xe
nhanh và không có rủi ro sai xót.
- Thu phí theo công thức tính tiền do chủ bãi xe yêu cầu. Máy tính tiền tự động,
không có trường hợp sai xót do nhân viên tính tiền sai.
- Mỗi lượt xe vào ra được chụp hình sự kiện, ghi mọi thông tin liên quan: An ninh,
chống mất cấp, cung cấp bằng chứng xác minh cụ thể khi có nhu cầu.
- Báo cao doanh thu kịp thời, chính xác.

Hình 3.7: Mô hình kiểm soát vé xe

SVTH: BÙI HỮU NHÂN LỚP: L15CQVT01-N 27


CHƢƠNG 3: ỨNG DỤNG CỦA RFID

3.2.1. Thiết kế phần cứng:


Các thiết bị được sử dụng:
 Sử dụng bộ đọc thẻ RFID tần số 125KHz và gửi dữ liệu qua cổng USB giao tiếp
máy tính. Có thông số kỹ thuật như sau:
Tần số hoạt động: 125KHz
Khoảng cách đọc: 8 – 15 cm
Chuẩn giao tiếp: USB
Chuẩn chống nước: IP54
Nhiệt độ hoạt động: - 400C đến 800C
Độ ẩm hoạt động: 5% - 95%
Hệ điều hành hỗ trợ: Win7 32bit/64 bit, Win8, Win XP, Win2000, Win98, Win95.
Nguyên lý: Khi cắm vào máy tính lần đầu sẽ tự động nhận Driver. Sau khi nhận
driver, ta có thể xem ID của thẻ bằng Word hoặc notepad, đưa thẻ RFID 125 Khz vào
thì nghe tiếng bip cùng với ID của thẻ hiện lên trang Word hoặc notepad.

Hình 3.8: Thiết bị đọc thẻ RFID 125KHz


 Thẻ RFID tần số 125Khz thường được dùng trong các hệ thống gửi xe, chống
trộm xe máy,… Thông số kỹ thuật như sau:
Tần số 125Khz
Độ dài mã ID: 10 số
Khoảng cách đọc: <10cm
Thời gian lưu dữ liệu: 10 năm
Kích thước: 85.5 x 54 x 0.8cm
Vật liệu: PVC

SVTH: BÙI HỮU NHÂN LỚP: L15CQVT01-N 28


CHƢƠNG 3: ỨNG DỤNG CỦA RFID

Hình 3.9: Thẻ nhựa RFID 125Khz


 Card ghi hình camera FXVD4:

Hình 3.10: Card ghi hình camera FXVD4


Thông số hoạt động:
Ghi hình 4 kênh video theo chuẩn nén H.264 cho chất lượng hình ảnh rõ nét.
Tốc độ ghi hình: 25fps
Định dạng video: PAL/ NTSC
Kết nối với camera qua cổng BNC
Giao tiếp với máy tính qua cổng PCI 2.1
Lưu hình ảnh theo định dạng JPG hoặc BMP
Sử dụng trên các hệ điều hành: Win XP, Window 2003, Linux
Hỗ trợ ngôn ngữ lập trình: visual C/C++, Visual Basic, Java, Borland Delphi,
Visual Basic.NET, C#, GCC và Java under Linux
 Camera quan sát: số lượng 02 camera. Đặc tính kỹ thuật:
Cảm biến hình ảnh: ¼ inch 1.0 Megapixel CMOS

SVTH: BÙI HỮU NHÂN LỚP: L15CQVT01-N 29


CHƢƠNG 3: ỨNG DỤNG CỦA RFID

Chuẩn nén hình ảnh: H.264


Ống kính: 3.6mm
Kết nối cổng BNC
Nguồn điện : 12V – 2A

Hình 3.11: Camera quan sát


 Máy vi tính:
Cấu hình sử dụng:
Processor: Intel(R) Core 2 CPU 6700 @ 2.66GHz
RAM: 2GB
System type: 32-bit
Hệ điều hành: Window 7 Ultimate
Sử dụng cơ sở dữ liệu SQL Server 2008 R2
Sử dụng lập trình Microsoft Visual Basic 6.0 32-bit
3.2.2. Thiết kế phần mềm:
Phần mềm có thể thực hiện các chức năng cơ bản như:
 Kết nối máy tính với Reader RFID
 Đọc mã thẻ hiển thị thông tin xe ( hình) ứng với mã thẻ
 Thêm mới, xóa thẻ
 Thống kê số lượng xe có trong bãi
 Lập bảng kê doanh thu
Giao diện của phần mềm quản lí như sau:

SVTH: BÙI HỮU NHÂN LỚP: L15CQVT01-N 30


CHƢƠNG 3: ỨNG DỤNG CỦA RFID

Hình 3.12: Giao diện chính của phần mềm quản lí


Với giao diện trên. Ta có thể kiểm soát:
 Kiểm soát xe vào: Khách hàng vào bãi sẽ nhận 1 thẻ RFID từ nhân viên giữ xe.
Đồng thời camera sẽ chụp hình lưu trữ hình ảnh sự kiện để đối chiếu khi vào/ ra cổng.
Trên đó thể hiện các thông tin ngày, giờ vào bãi có hình ảnh sự kiện của xe vào. Các
thông tin trên được máy tính lưu trữ để kiểm tra và đối chiếu khi cần thiết.
 Kiểm soát xe ra: Khách hàng đưa thẻ cho nhân viên giữ xe, thẻ được đọc bằng
Card Reader RFID để kiểm tra, đối chiếu các thông tin lúc vào bao gồm tính phù hợp
của thẻ, hình ảnh, ngày giờ vào bãi. Các thông tin phù hợp hệ thống sẽ thông báo số
tiền cần thu của khách.
Các tính năng mở rộng của phần mềm:
 Thống kê lượt xe có tại bãi: hiển thị thời gian xe vào bãi, cổng vào, loại xe đang
có tại bãi. Tư đó, ta có thể biết chính xác được số lượng chỗ trống trong bãi còn lại.

SVTH: BÙI HỮU NHÂN LỚP: L15CQVT01-N 31


CHƢƠNG 3: ỨNG DỤNG CỦA RFID

Hình 3.13: Thống kê lượt xe có tại bãi


 Lập bảng kê doanh thu: Lập bảng với các tùy chọn theo thời gian và nhân viên
kiểm soát

Hình 3.14: Lập bảng kê doanh thu

SVTH: BÙI HỮU NHÂN LỚP: L15CQVT01-N 32


KẾT LUẬN

KẾT LUẬN
Sau thời gian nghiên cứu và làm đồ án, cùng với sự giúp đỡ tận tình của các thầy
cô giáo và các bạn. Đặc biệt là Thầy Phạm Thanh Đàm, em đã hoàn thành nhiệm vụ đồ
án của mình.
Qua đồ án em thấy được ứng dụng quan trọng của công nghệ RFID trong kiểm tra
và điều khiển, sử dụng công nghệ RFID chúng ta thiết kế được những hệ thống tự
động, xử lý và đưa ra các kết quả mong muốn. Hiện nay công nghệ RFID rất đa năng,
nhỏ gọn, do đó áp dụng công nghệ RFID và trong cuộc sống là rất cần thiết.
Mặc dù rất cố gắng nhưng trong quá trình làm đồ án tốt nghiệp, do sự hạn chế về
thời gian, tài liệu và trình độ có hạn nên không tránh khỏi có thiếu sót. Em rất mong
được sự góp ý, chỉ bảo của thầy cô và các bạn để giúp em nâng cao kiến thức, chuyên
môn phục vụ cho công việc sau này.
Em xin chân thành cám ơn!

SVTH: BÙI HỮU NHÂN LỚP: L15CQVT01-N 33


PHỤ LỤC

PHỤ LỤC
Đoạn code chƣơng trình chính:
Private Type ThongTinXeVao
RecID As String
CardID As String
CardType As Integer
DateIn As Date
TimeIn As Double
PlateNumberIn As String
GateIn As Integer
PathImageIn As String
PathPlateIn As String
End Type
Private Type ThongTinXeRa
RecID As String
CardID As String
CardType As Integer
DateOut As Date
TimeOut As Double
PlateNumberOut As String
GateOut As Integer
PathImageOut As String
PathPlateOut As String
End Type
Private Stt_tmVideo As Integer
Private xv As ThongTinXeVao
Private xr As ThongTinXeRa
Const NoPlate = "NO PLATE"
Private Sub Form_Load()
If App.PrevInstance = True Then End
Me.Move (Screen.Width - Me.Width) / 2, (Screen.Height -
Me.Height) / 2
Dim kq As Boolean
'Load tieu de phan mem
LoadTieuDe
'Cai dat cac thong tin mac dinh
Call SetDefault

SVTH: BÙI HỮU NHÂN LỚP: L15CQVT01-N 34


PHỤ LỤC

'Kiem tra file cau hinh


kq = KiemTraFileCauHinh
If (kq = False) Then
MsgBox "Ch-a cÊu h×nh phÇn mÒm!", vbInformation, "Th«ng bao!"
GoTo ChuaCauHinh
End If
'Tai cau hinh phan mem
kq = LoadCauHinh
If (kq = False) Then
MsgBox "Kh«ng më ®-îc file cÊu h×nh!", vbInformation, "Th«ng
b¸o!"
GoTo XayRaLoi
End If
'Ket noi CSDL
kq = ConnectSql
If (kq = False) Then
MsgBox "Kh«ng thÓ kÕt nèi csdl!", vbInformation, "Th«ng b¸o!"
GoTo XayRaLoi
End If
'Thiet lap cac thong so cho camera
kq = LoadThongTinCamera
If (kq = False) Then
MsgBox "Kh«ng thÓ thiÕt lËp c¸c th«ng sè cho camera!",
vbInformation, "Th«ng b¸o!"
GoTo XayRaLoi
End If
'Thiet lap thong tin de nhan dang bien so
bRecognize = LoadThongTinNhanDangBienSo
If (bRecognize = False) Then
MsgBox "Kh«ng thiÕt lËp ®-îc th«ng tin ®Ó nhËn d¹ng biÓn
sè!", vbInformation, "Th«ng b¸o!"
End If
Load frmLogin
frmLogin.Show vbModal
KetThuc:
Exit Sub
XayRaLoi:

SVTH: BÙI HỮU NHÂN LỚP: L15CQVT01-N 35


PHỤ LỤC

GoTo KetThuc
ChuaCauHinh:
Load frmCauHinh
frmCauHinh.Show vbModal
End Sub
Private Sub LoadTieuDe()
Dim str As String
str = "HOÏC VIEÄN COÂNG NGHEÄ BÖU CHÍNH VIEÃN THOÂNG" &
vbCrLf & "ÑOÀ AÙN BAÕI GIÖÕ XE THOÂNG MINH"
Me.lblTieuDe.Caption = str
End Sub
Private Sub lblTieuDe_Click()
txtID.SetFocus
End Sub
Private Sub mnuActiveCard_Click()
Load frmActiveCard
frmActiveCard.Show vbModal
End Sub
Private Sub mnuCauHinh_Click()
Load frmCauHinh
frmCauHinh.Show vbModal
End Sub
Private Sub mnuDangNhap_Click()
Load frmLogin
frmLogin.Show vbModal
End Sub
Private Sub mnuDangXuat_Click()
If (MsgBox("B¹n muèn ®¨ng xuÊt phÇn mÒm!", vbYesNo, "X¸c
nhËn!") = vbNo) Then Exit Sub
Call Logout
End Sub
Private Sub mnuLapBangKe_Click()
Load frmLapBangKe
frmLapBangKe.Show
End Sub
Private Sub mnuThoat_Click()
End

SVTH: BÙI HỮU NHÂN LỚP: L15CQVT01-N 36


PHỤ LỤC

End Sub
Private Sub mnuThongKeLuotXe_Click()
Load frmThongKeLuotXeTon
frmThongKeLuotXeTon.Show
End Sub
Private Sub tmThoiGian_Timer()
Me.lblNgayThangThoiGian.Caption = Format(Now, "dd/mm/yyyy
hh:nn:ss")
End Sub
Private Sub tmVideo_Timer()
Stt_tmVideo = Stt_tmVideo + 1
If Stt_tmVideo = cf.TimerVideo Then
'Quay video tro lai: Phai thuc hien connect source va set dinh
dang lai de quay video
gxXeVao.AutoUpdateImage = True
gxBSVao.AutoUpdateImage = True
Call gxXeVao.Connect(fxHinhXe.GetImageSource,
fxHinhXe.GetSourceHandle) 'Hinh xe vao
Call gxBSVao.Connect(fxBienSo.GetImageSource,
fxBienSo.GetSourceHandle) 'Hinh bien so Vao
Call gxXeVao.SetIntProperty("format", GX_BGR)
Call gxBSVao.SetIntProperty("format", GX_BGR)
'Xoa thong tin hien thi
lblNgayVao.Caption = ""
lblGioVao.Caption = ""
lblCongVao.Caption = ""
lblBienSoVao.Caption = ""
lblNgayRa.Caption = ""
lblGioRa.Caption = ""
lblCongRa.Caption = ""
lblBienSoRa.Caption = ""
lblLoaiXe.Caption = ""
lblMenhGia.Caption = ""
lblTinhTrang.Caption = ""
'Xoa hinh anh thong tin xe ra
gxXeRa.ClearImage
gxBSRa.ClearImage

SVTH: BÙI HỮU NHÂN LỚP: L15CQVT01-N 37


PHỤ LỤC

'cai dat lai thong tin cho timer


Stt_tmVideo = 0
tmVideo.Enabled = False
End If
End Sub
Private Sub txtID_Change()
If Len(txtID.Text) = cf.LenIDCard Then
DoEvents
Dim Sql1, Sql2, Sql3, CardID, LoaiXe As String
Dim NgayThangFull As Date
Dim KetQua As Long
Dim IsUse As Boolean
'Lay CardID va kiem tra xem hop ly khong
CardID = GetCardID(txtID.Text)
If (CardID = "") Then
lblTinhTrang.Caption = "Not Activated"
GoTo KetThuc
End If
'Kiem tra xem Card co duoc su dung de cho xem vao chua
IsUse = CheckCardIsUse(CardID)
NgayThangFull = Format(Now, "yyyy/mm/dd hh:nn:ss")
If IsUse = True Then
'Quet the de lay xe ra, co ton tai RecID va nam trong table
CardIsUse
Dim Price As Integer
RecID = GetRecID(CardID)
'Lay thong tin xe vao bai
xv = LayThongTinXeVao(RecID)
'Gan cac thong tin chuan cua the va xe vao bai
xr.CardID = xv.CardID
xv.CardType = GetCardType(xv.CardID)
xr.CardType = xv.CardType
xr.DateOut = Format(NgayThangFull, "dd/mm/yyyy")
xr.TimeOut = ThoiGianSo(Hour(NgayThangFull),
Minute(NgayThangFull), Second(NgayThangFull))
xr.GateOut = cf.Gate
'Lay so tien

SVTH: BÙI HỮU NHÂN LỚP: L15CQVT01-N 38


PHỤ LỤC

Price = GetPrice(xr.CardType)
'Lay loai xe
If xv.CardType = 0 Then
LoaiXe = "Xe maùy"
Else
LoaiXe = "Xe oâtoâ"
End If
'Lay duong dan hinh anh xe va bien so vao
xv.PathImageIn = LayDuongDanXeFull(Format(xv.DateIn & " " &
SoThoiGian(xv.TimeIn), "yyyy/mm/dd hh:nn:ss"), xv.GateIn, xv.CardID)
xv.PathPlateIn = LayDuongDanBienSoFull(Format(xv.DateIn & "
" & SoThoiGian(xv.TimeIn), "yyyy/mm/dd hh:nn:ss"), xv.GateIn,
xv.CardID)
'Tam dung quay video
gxXeVao.AutoUpdateImage = False
gxBSVao.AutoUpdateImage = False
'Tao duong dan luu hinh xe va bien so ra
xr.PathImageOut = TaoDuongDanXeFull(NgayThangFull,
xr.GateOut, xr.CardID)
xr.PathPlateOut = TaoDuongDanBienSoFull(NgayThangFull,
xr.GateOut, xr.CardID)
'Chup va luu hinh xe ra
gxXeRa.UpdateImage
gxBSRa.UpdateImage
KetQua = gxXeRa.SaveImage(xr.PathImageOut, GX_BMP)
KetQua = gxBSRa.SaveImage(xr.PlateNumberOut, GX_JPEG)
'Phan tich bien so
xr.PlateNumberOut = ReadPlate(xr.PathPlateOut, gxPlate)
'Load hinh xe vao
KetQua = gxXeVao.LoadImage(xv.PathImageIn)
KetQua = gxBSVao.LoadImage(xv.PathPlateIn)
'Hien thong tin xe vao
lblNgayVao.Caption = Format(xv.DateIn, "dd/mm/yyyy")
lblGioVao.Caption = SoThoiGian(xv.TimeIn)
lblCongVao.Caption = xv.GateIn
lblBienSoVao.Caption = xv.PlateNumberIn
'Hien thong tin xe ra

SVTH: BÙI HỮU NHÂN LỚP: L15CQVT01-N 39


PHỤ LỤC

lblNgayRa.Caption = Format(xr.DateOut, "dd/mm/yyyy")


lblGioRa.Caption = SoThoiGian(xr.TimeOut)
lblCongRa.Caption = xr.GateOut
lblBienSoRa.Caption = xr.PlateNumberOut
'Hien Loai xe va so tien
lblLoaiXe.Caption = LoaiXe
lblMenhGia.Caption = CachSo(Price)
'Kiem tra tinh trang bien so xe vao - ra de hien tinh trang
If (xv.PlateNumberIn = xr.PlateNumberOut) Then
lblTinhTrang.Caption = "XE RA - OK"
Else
lblTinhTrang.Caption = "KHAÙC BIEÅN SOÁ"
End If
'Sau ? s se quay Video lai
tmVideo.Enabled = True
'Cap nhat thong tin xe ra
Sql1 = "Update RecOneWayList Set RecDateOut = '" &
Format(xr.DateOut, "yyyy/mm/dd") & "', RecTimeOut = " & xr.TimeOut &
", PlateNumberOut = '" & xr.PlateNumberOut & "', GateOut = " &
xr.GateOut & ", Price = " & Price & ", Status = 1 Where (RecID = '"
& RecID & "')"
cn.Execute (Sql1)
'Xoa CardID trong dach sach da su dung
Sql2 = "Delete from CardIsUse Where (RecID = '" & RecID &
"') And (CardID = '" & CardID & "')"
cn.Execute (Sql2)
Else 'Quet the de cho xe vao
xv.RecID = TaoChuoiNgayGio(NgayThangFull) & CStr(cf.Gate)
xv.CardType = GetCardType(CardID)
xv.CardID = CardID
xv.GateIn = cf.Gate
'Tam dung quay video de hien thi hinh anh
gxXeVao.AutoUpdateImage = False
gxBSVao.AutoUpdateImage = False
'Tao duong dan luu hinh xe va bien so vao
xv.PathImageIn = TaoDuongDanXeFull(NgayThangFull,
xv.GateIn, xv.CardID)

SVTH: BÙI HỮU NHÂN LỚP: L15CQVT01-N 40


PHỤ LỤC

xv.PathPlateIn = TaoDuongDanBienSoFull(NgayThangFull,
xv.GateIn, xv.CardID)
'Chup va luu hinh anh
gxXeVao.UpdateImage
gxBSVao.UpdateImage
KetQua = gxXeVao.SaveImage(xv.PathImageIn, GX_JPEG)
KetQua = gxBSVao.SaveImage(xv.PathPlateIn, GX_JPEG)
'Phan tich bien so
xv.PlateNumberIn = ReadPlate(xv.PathPlateIn, gxPlate)
'Hien thi thong tin ra man hinh
xv.DateIn = Format(NgayThangFull, "dd/mm/yyyy")
xv.TimeIn = ThoiGianSo(Hour(NgayThangFull),
Minute(NgayThangFull), Second(NgayThangFull))
xv.GateIn = cf.Gate
lblNgayVao.Caption = xv.DateIn
lblGioVao.Caption = Format(NgayThangFull, "hh:nn:ss")
lblCongVao.Caption = xv.GateIn
lblBienSoVao.Caption = xv.PlateNumberIn
lblTinhTrang.Caption = "XE VAØO"
'Sau ?s se quay Video lai
tmVideo.Enabled = True
'Ghi nhan du lieu
Sql1 = "Insert into RecOneWayList(RecID, CardID, CardType,
Login, RecDateIn, RecTimeIn, PlateNumberIn, GateIn)"
Sql1 = Sql1 & " Values('" & xv.RecID & "', '" & xv.CardID &
"', " & xv.CardType & ", " & nv.ID & ", '" & Format(xv.DateIn,
"yyyy/mm/dd") & "', " & xv.TimeIn & ", '" & xv.PlateNumberIn & "', "
& xv.GateIn & ")"
cn.Execute (Sql1)
'Ghi nhan Card da duoc su dung cho xe vao
Sql2 = "Insert into CardIsUse (CardID, CardType, RecID)
Values('" & xv.CardID & "', " & xv.CardType & ", '" & xv.RecID &
"')"
cn.Execute (Sql2)
End If
KetThuc:
txtID.Text = ""

SVTH: BÙI HỮU NHÂN LỚP: L15CQVT01-N 41


PHỤ LỤC

End If
End Sub
Private Function ReadPlate(ByVal PathPicture As String, gxImg As
GxImage) As String
ReadPlate = NoPlate
End Function
Private Sub ShowError(AnprS As CmanprOCX)
Dim ec As Long, emsg As String
Call Anpr.GetError(ec, emsg)
If (ec <> 0) Then
MsgBox ("Error (" & Hex(ec) & "): " & emsg)
End If
End Sub
Private Function LayThongTinXeVao(ByVal RecID As String) As
ThongTinXeVao
On Error GoTo KetThuc
Dim ttx As ThongTinXeVao
Dim rs As New ADODB.Recordset
DoEvents
rs.Open "Select * from RecOneWayList Where (RecID = '" & RecID
& "')", cn, adOpenStatic, adLockReadOnly
With ttx
.RecID = rs!RecID
.CardID = rs!CardID
.CardType = rs!CardType
.DateIn = rs!RecDateIn
.TimeIn = rs!RecTimeIn
.GateIn = rs!GateIn
.PlateNumberIn = rs!PlateNumberIn
End With
KetThuc:
If rs.State = 1 Then rs.Close
Set rs = Nothing
LayThongTinXeVao = ttx
End Function
Private Function TaoDuongDanXeFull(ByVal NgayThangFull As Date,
ByVal Gate As Integer, ByVal CardID As String) As String

SVTH: BÙI HỮU NHÂN LỚP: L15CQVT01-N 42


PHỤ LỤC

On Error Resume Next


Dim kq, sThang, sNam As String
Dim Thang, Nam As Integer
kq = ""
Thang = Month(NgayThangFull): Nam = Year(NgayThangFull)
sThang = CStr(Thang): sNam = CStr(Nam)
If Thang < 10 Then sThang = "0" & sThang
kq = cf.PathVehicle & sNam
If Dir(kq) = "" Then MkDir (kq)
kq = kq & "\" & sThang
If Dir(kq) = "" Then MkDir (kq)
kq = kq & "\" & TaoChuoiNgayGio(NgayThangFull) & "_" &
CStr(Gate) & "_" & CardID & ".JPG"
TaoDuongDanXeFull = kq
End Function
Private Function LayDuongDanXeFull(ByVal NgayThangFull As Date,
ByVal Gate As Integer, ByVal CardID As String) As String
Dim kq, sThang, sNam As String
Dim Thang, Nam As Integer
kq = ""
Thang = Month(NgayThangFull): Nam = Year(NgayThangFull)
sThang = CStr(Thang): sNam = CStr(Nam)
If Thang < 10 Then sThang = "0" & sThang
kq = cf.PathVehicle & sNam & "\" & sThang & "\" &
TaoChuoiNgayGio(NgayThangFull) & "_" & CStr(Gate) & "_" & CardID &
".JPG"
LayDuongDanXeFull = kq
End Function
Private Function TaoDuongDanBienSoFull(ByVal NgayThangFull As
Date, ByVal Gate As Integer, ByVal CardID As String) As String
On Error Resume Next
Dim kq, sThang, sNam As String
Dim Thang, Nam As Integer
kq = ""
Thang = Month(NgayThangFull): Nam = Year(NgayThangFull)
sThang = CStr(Thang): sNam = CStr(Nam)
If Thang < 10 Then sThang = "0" & sThang

SVTH: BÙI HỮU NHÂN LỚP: L15CQVT01-N 43


PHỤ LỤC

kq = cf.PathPlate & sNam


If Dir(kq) = "" Then MkDir (kq)
kq = kq & "\" & sThang
If Dir(kq) = "" Then MkDir (kq)
kq = kq & "\" & TaoChuoiNgayGio(NgayThangFull) & "_" &
CStr(Gate) & "_" & CardID & ".JPG"
TaoDuongDanBienSoFull = kq
End Function
Private Function LayDuongDanBienSoFull(ByVal NgayThangFull As
Date, ByVal Gate As Integer, ByVal CardID As String) As String
Dim kq, sThang, sNam As String
Dim Thang, Nam As Integer
kq = ""
Thang = Month(NgayThangFull): Nam = Year(NgayThangFull)
sThang = CStr(Thang): sNam = CStr(Nam)
If Thang < 10 Then sThang = "0" & sThang
kq = cf.PathPlate & sNam & "\" & sThang & "\" &
TaoChuoiNgayGio(NgayThangFull) & "_" & CStr(Gate) & "_" & CardID &
".JPG"
LayDuongDanBienSoFull = kq
End Function
Private Function KiemTraFileCauHinh() As Boolean
If (Dir(LocalPath & FileConFig) = "") Then
KiemTraFileCauHinh = False
Else
KiemTraFileCauHinh = True
End If
End Function
Private Function LoadCauHinh() As Boolean
On Error GoTo Err_Handl
Dim FileNo As Integer
Dim kq As Boolean
kq = True
FileNo = FreeFile
Open LocalPath & FileConFig For Binary As #FileNo
Get #FileNo, 1, cf
Close #FileNo

SVTH: BÙI HỮU NHÂN LỚP: L15CQVT01-N 44


PHỤ LỤC

'Hoan thien 2 duong dan luu hinh 1 lan


If (Right(cf.PathVehicle, 1) <> "\") Then cf.PathVehicle =
cf.PathVehicle & "\"
If (Right(cf.PathPlate, 1) <> "\") Then cf.PathPlate =
cf.PathPlate & "\"
KetThuc:
LoadCauHinh = kq
Exit Function
Err_Handl:
MsgBox Err.Description
Err.Clear
kq = False
GoTo KetThuc
End Function
Private Function ConnectSql() As Boolean
On Error GoTo Err_Handl
Dim sql As String
Dim kq As Boolean
DoEvents
kq = True
sql = "Provider=SQLOLEDB.1;Password=" & cf.Password & ";Persist
Security Info=True;User ID=" & cf.Username & ";Initial Catalog=" &
cf.Database & ";Data Source=" & cf.Server & ";Connect Timeout=45;"
cn.ConnectionString = sql
cn.CommandTimeout = 120
cn.Open
KetThuc:
ConnectSql = kq
Exit Function
Err_Handl:
MsgBox Err.Description
Err.Clear
kq = False
GoTo KetThuc
End Function
Private Function LoadThongTinCamera() As Boolean
On Error GoTo Err_Handl

SVTH: BÙI HỮU NHÂN LỚP: L15CQVT01-N 45


PHỤ LỤC

Dim kq As Boolean
DoEvents
kq = True
'Gan thong tin de capture hinh anh va quay camera
Call gxXeVao.Connect(fxHinhXe.GetImageSource,
fxHinhXe.GetSourceHandle) 'Hinh xe vao
Call gxBSVao.Connect(fxBienSo.GetImageSource,
fxBienSo.GetSourceHandle) 'Hinh bien so Vao
Call gxXeRa.Connect(fxHinhXe.GetImageSource,
fxHinhXe.GetSourceHandle) 'Hinh xe ra
Call gxBSRa.Connect(fxBienSo.GetImageSource,
fxBienSo.GetSourceHandle) 'Hinh bien so ra
'Set channel de chup hinh
Call fxHinhXe.SetIntProperty("channel", cf.CameraVehicle)
Call fxBienSo.SetIntProperty("channel", cf.CameraPlate)
'Set dinh dang mau cho hinh chup
Call gxXeVao.SetIntProperty("format", GX_BGR)
Call gxBSVao.SetIntProperty("format", GX_BGR)
Call gxXeRa.SetIntProperty("format", GX_BGR)
Call gxBSRa.SetIntProperty("format", GX_BGR)
'Set full frame khi capture video
Call fxHinhXe.SetIntProperty("xres", 100)
Call fxHinhXe.SetIntProperty("yres", 100)
Call fxBienSo.SetIntProperty("xres", 100)
Call fxBienSo.SetIntProperty("yres", 100)
'Set thuoc tinh cho tung loai khi bat dau vao hoat dong
gxXeVao.AutoUpdateImage = True
gxBSVao.AutoUpdateImage = True
gxXeRa.AutoUpdateImage = False
gxBSRa.AutoUpdateImage = False
'Cho phep capture hinh anh
fxHinhXe.LiveStream (25)
fxBienSo.LiveStream (25)
KetThuc:
LoadThongTinCamera = kq
Exit Function
Err_Handl:

SVTH: BÙI HỮU NHÂN LỚP: L15CQVT01-N 46


PHỤ LỤC

MsgBox Err.Description
Err.Clear
kq = False
GoTo KetThuc
End Function
Private Function LoadThongTinNhanDangBienSo() As Boolean
On Error GoTo KetThuc
Dim kq As Boolean
DoEvents
kq = True
'Khong cau hinh Engine Name de nhan dang
If cf.EngineName = "" Then
kq = False
GoTo KetThuc
End If
Anpr.ModuleName = cf.EngineName
KetThuc:
LoadThongTinNhanDangBienSo = kq End Function

SVTH: BÙI HỮU NHÂN LỚP: L15CQVT01-N 47


TỪ VIẾT TẮT

TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Giải nghĩa tiếng Anh Giải nghĩa tiếng Việt
RFID Radio Frequency Identification Nhận dạng đối tượng bằng
sóng vô tuyến
LF Low Frequency Tần số thấp
HF High Frequency Tần số cao
UHF Ultra High Frequency Tần số siêu cao
WORM Write once- Read many Ghi 1 lần - đọc nhiều lần
RW Read – Write Đọc – Ghi
RO Read only Chỉ đọc
UPC Universal Product Code Mã sản phẩm chung
EAN The European Article Numbering Hệ thống đánh số sản phẩm
system châu Âu
AC Alternating Current Điện xoay chiều
DC Direct Current Điên một chiều
EM Electro – Magnetic Công nghệ điện từ
PAL Phase Alternating Line Hệ Video được dùng phần
lớn ở Châu Âu, châu Á
NTSC National Teltevision System Committee Hệ video được sử dụng hầu
hết ở Bắc Mỹ và Nam Mỹ

SVTH: BÙI HỮU NHÂN LỚP: L15CQVT01-N 48


TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1] Lê Ngô Minh Đức, “Một cách nhìn cẩn trọng về RFID trong thư viện”, BẢN
TIN THƯ VIỆN - CÔNG NGHỆ THÔNG TIN, Tháng 12/2008.
[2] Office of the Privacy Commissioner of Canada, “Radio Frequency
Identification (RFID) in the Workplace: Recommendations for Good Practices”,
March 2008
[3] Nguyễn Văn Hiệp, “ Công nghệ nhận dạng bằng sóng vô tuyến RFID”, Tháng
06/2010.
[4] Roy Want,“An Introduction to RFID Technology”, January-March 2006.
[5] CCP members Emily Sopensky and Peter Kuzma, “The State of RFID
Implementation and Its Policy Implications: An IEEE-USA White Paper”, 15 April
2009.
[6] Kamran Ahsan, “ RFID Components, Applications and System Integration
with Healthcare Perspective”, Staffordshire University UK, 2011.

SVTH: BÙI HỮU NHÂN LỚP: L15CQVT01-N 49

You might also like